Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán học sinh lớp 5 thông qua các bài tập trắc nghiệm khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.97 KB, 99 trang )

1

MỤC LỤC


2

BẢNG BIỂU DANH MỤC VIẾT TẮT
Viêt tắt
GV
HS
HSTH
TNKQ
TĐG
TĐGKQHT
TN
ĐC
SL

Viết đầy đủ
Giáo viên
Học sinh
Học sinh tiểu học
Trắc nghiệm khách quan
Tự đánh giá
Tự đánh giá kết quả học tập
Thực nghiệm
Đối chứng
Số lượng



3

DANH MỤC BẢNG


4

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ của hội nhập, của kinh tế tri thức. Đất
nước ta cũng đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bối cảnh đó
đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu của thời đại.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
đã xác định: “ Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ
quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; yêu gia đình; yêu tổ quốc; yêu đồng bào; sống tốt và làm việc
hiệu quả’’.
Bốn trụ cột của giáo dục của thế kỉ XXI, đã được xác định là: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”. Theo hướng đó mục
tiêu của giáo dục là đào tạo những con người có năng lực tự quyết định, mỗi
người học sẽ phải có đầy đủ các phẩm chất: Tự học, tự tổ chức, tự quyết định,
và sau cùng là tự phát triển.
Trong dạy học ở trường Tiểu học, điều quan trọng nhất là hình thành cho
học sinh những phẩm chất, năng lực cơ bản trong đó TĐG cũng đặc biệt được
chú trọng. Bởi chỉ khi HS biết TĐG thì quá trình học tập của các em mới có
thể thực sự diễn ra một cách tự giác, tích cực, chủ động và có hiệu quả cao.

Kĩ năng TĐGKQHT, sẽ giúp cho người học biết được khả năng kiến
thức của mình, khả năng và thái độ học tập của bản thân đã đáp ứng được yêu
cầu của quá trình học tập chưa, nhờ đó có thể điều chỉnh quá trình học tập


5

theo đúng hướng và nâng cao hiệu quả học tập. Nếu người học có được kĩ
năng TĐG thì họ sẽ tự giác, tự lực và tự tin hơn trong học tập và một phần
nào đó họ sẽ tự quyết định được cũng như định hướng được cho mình nghề
nghiệp tương lai sau này. Do đó kĩ năng TĐG là một kĩ năng quan trọng của
người học.
Ở trường Tiểu học môn toán có đặc điểm như sau: Sự rõ ràng cụ thể, tính
chính xác cao độ, lập luận logic khoa học…nên trong quá trình học tập thì HS
có thể dễ dàng hơn trong việc xác định tính đúng, sai của một thông tin nào
đó hay là ý kiến nào đó về vấn đề mà các em đang được học tập. Nhờ vậy mà
có thể điều chỉnh hoạt động học tập của mình đạt được hiệu quả hơn. Vì thế
việc hình thành, rèn luyện, và phát triển kĩ năng TĐG KQHT cho HS thông
qua môn toán ở lớp 5 được thuận lợi hơn.
Thực tế dạy học ở nước ta hiện nay cho thấy việc đánh giá kết quả học
tập chủ yếu vẫn dựa trên đánh giá của GV, trong kiểm tra có sử dụng câu hỏi
TNKQ nhưng chưa thật sự phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự nhạy
bén của HS.
Trên thế giới hình thức kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ được sử dụng
phổ biến vì nó giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian,..TNKQ giúp kiểm tra, đánh
giá một cách khá toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thậm chí cá tính,
sở trường của HS, đưa lại kết quả một cách chính xác và khách quan. TNKQ
là một trong những hình thức, công cụ kiểm tra đánh giá có nhiều ưu điểm, lợi
thế góp phần cùng với những hình thức kiểm tra đánh giá khác để đánh giá
toàn diện HS Tiểu học. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân

việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh là chưa có tính thường xuyên và phổ biến.


6

Đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến vấn đề TĐG, ý
nghĩa của TĐG trong học tập như TĐG sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi
chủ đề cho HS. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu hay tác giả nào đi
sâu vào nghiên cứu về vấn đề rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT môn toán HS lớp
5 thông qua các bài tập TNKQ.
Chính vì thế mà chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng tự
đánh giá kết quả học tập môn toán học sinh lớp 5 thông qua các bài tập
trắc nghiệm khách quan” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các biện pháp rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT môn Toán
cho HS lớp 5 thông qua các bài tập TNKQ nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn Toán lớp 5 nói riêng, dạy học ở tiểu học nói chung.
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động đánh giá trong dạy học môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Kĩ năng TĐGKQHT môn toán của học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện kĩ năng
TĐGKQHT cho học sinh lớp 5 thông qua các bài tập TNKQ môn Toán.
-

Địa bàn điều tra:

+ Khảo sát thực tế tại một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Việt
Trì như: Trường tiểu học Hy Cương, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng,
Trường tiểu học Tiên Cát.…
-Địa bàn thực nghiệm:


7

+ Thực nghiệm được tiến hành tại trường tiểu học Hy Cương –Thành
phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
1.5. Giả thuyết khoa học
Nếu quan niệm đúng về TĐG, chỉ ra được các nhóm kĩ năng cơ bản về
TĐGKQHT môn Toán, đồng thời xây dựng và thực hiện tốt một số biện
pháp sư phạm thì có thể hình thành và phát triển kĩ năng TĐGKQHT môn
toán của HS lớp 5 ở trường Tiểu học thông qua hệ thống bài tập TNKQ.


8

Phần II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu: Sách, báo, các công trình nghiên cứu, luận
văn, khóa luận, bài báo khoa học rồi tổng hợp, phân tích, khái quát hóa để xây
dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục: Khảo sát thực tế hoạt động dạy học của
giáo viên lớp 5 ở một số trường Tiểu học bằng cách sử dụng phiếu hỏi, phỏng
vấn và dự giờ.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Nhằm bước đầu kiểm tra tính khả

thi và hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất.
- Các phương pháp hỗ trợ khác:
+ Xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực đề tài
nghiên cứu.
+ Quan sát sư phạm: Quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh
lớp 5 trong quá trình dạy học môn toán.
+ Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu các sản
phẩm của GV và HS để góp phần đưa ra những đánh giá về việc rèn kĩ năng
TĐGKQHT cho HS lớp 5 Tiểu học
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết những kinh nghiệm của giáo
viên Tiểu học trong quá trình rèn luyện kĩ năng TĐG cho HS.
2.1.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra
khảo sát và thực nghiệm sư phạm.


9

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về kĩ năng TĐG, về câu hỏi, bài tập trắc
nghiệm khách quan.
- Làm rõ vai trò của bài tập trắc nghiệm khách quan đối với việc rèn luyện kĩ
năng tự đánh giá
- Nghiên cứu nội dung, mục tiêu chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 5
- Khảo sát thực trạng sử dụng câu hỏi, bài tập TNKQ trong việc rèn luyện kĩ
năng TĐGKQHT môn Toán cho HS lớp 5.
- Xác định các nguyên tắc sử dụng câu hỏi, bài tập TNKQ trong việc rèn
luyện kĩ năng TĐGKQHT môn Toán.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập TNKQ trong môn Toán
hướng vào rèn luyện kĩ năng TĐGKQHT của HS.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá độ tin cậy, tính khả thi của các biện
pháp đề xuất.
Các nội dung nghiên cứu trên được cụ thể hóa thành 3 chương cụ thể như sau:


10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ xa xưa cách đây hàng chục vạn năm con người cũng đã biết nghĩ về thiên
nhiên, về người khác, về mọi sự vật xung quanh và bản thân mình. Khi họ nghĩ
về bản thân mình tức là họ đã phần nào biết tự đánh giá chính mình.
Lewin người đầu tiên nêu ra TĐG hình thành dựa trên cơ sở lí thuyết về kinh
nghiệm học tập, sau đó được Kolb (1984) và

Schon

(1984) phát triển. Một tổ chức ở vùng Đông

Bắc

nước Anh ( AAIA ) chuyên nghiên cứu về

những

thành tựu và cải tiến việc đánh giá, đặc biệt
quan tâm nghiên cứu về vấn đề TĐG của HS

Hình 1.1


trong học tập. Tổ chức này đã xây dựng được

các

bước giúp HS TĐGKQHT, tìm cách khuyến

khích

và giúp GV điều khiển, định hướng quá trình học tập

theo hướng

phát huy năng lực của HS.
Vấn đề TĐG đã trở thành nề nếp, thói quen trong
học tập của học sinh, đã được rất nhiều người quan

quá

trình

tâm nghiên

cứu như ở ÚC .
TĐG được quan tâm, nghiên cứu đồng thời giữa lí thuyết và thực hành như ở
Canada. Các tác giả như Baron (1990), Shavelson (1992), Bellanca & Berman
(1994), Garcia & Pearson (1994), Wiggins(1993), Hargreaves & Fullan
(1998),...qua các công trình nghiên cứu đã cho thấy vai trò của GV thay đổi, do
đó đánh giá phải có sự thay đổi, chú trọng hơn đến TĐG. Tác giảRolheiser (1996)



11

đã đưa ra được mô hình lý thuyết TĐG, TĐG đóng một

Hình 1.2

vai trò quan trọng một chu kì học tập của HS (xem hình
1.2). Khi người học TĐG hiệu quả việc học, họ sẽ biết được mức độ đạt mục tiêu
học tập của bản thân. Vậy nên, TĐG sẽ khuyến khích HS đặt ra mục tiêu cao hơn
và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình.
1.1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Một vài công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề đánh giá và TĐG
như sau:
- “ Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc đã hệ thống khá đầy đủ về đánh giá
và các vấn đề liên quan. Một trong những đóng góp quan trọng của tác giả là
đã đưa ra được bảy nguyên tắc chung nhất về đánh giá, trong đó có nguyên
tắc thứ bảy là: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh
giá. Như vậy các tác giả đã phần nào thấy được vai trò cần thiết của người
học trong quá trình đánh giá, đặc biệt các ông còn nêu ra cơ sở tâm lí học và
giáo dục học của việc tự đánh giá của học sinh” (dẫn theo [18, tr. 6]).
- Nguyễn Thị Lan Phương, Dương Văn Hưng, Nguyễn Đức Minh,
Nguyễn Lê Thạch. Đã đưa ra các khái niệm đánh giá và tự đánh giá ngoài ra
cũng đã đưa ra được mục đích nội dung và các nguyên tắc cơ bản của đánh
giá giáo dục, các loại đánh giá, quy trình thực hiện đánh giá kết quả giáo dục
và vai trò của đánh giá trong việc cải thiện chất lượng giáo dục.
- “ Nghiêm Thị Phiến với bài báo về khả năng TĐG của học sinh lớp 4, 5
trường tiểu học. Có thể nói đây là công trình đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu
về vấn đề TĐG của HS. Mặc dù bước đầu tác giả mới chỉ điều tra thực trạng
TĐG của học sinh ở tiểu học nhưng cũng đã mang lại kết quả nghiên cứu có ý

nghĩa, là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề tự đánh giá.
Tác giả chưa nêu quan niệm về vấn đề tự đánh giá mà mới chỉ khẳng định vai trò
của tự đánh giá trong giáo dục và đánh giá. Qua nghiên cứu của tác giả cho thấy


12

khả năng TĐG của HS là có thể hình thành được từ cấp tiểu học” (dẫn theo [18,
tr. 6]).
- Nguyễn Thị Côi với bài “Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong
học tập lịch sử của học sinh trung học phổ thông”. Tác giả đã nhận thấy vai
trò của tự kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động học tập môn lịch sử của học
sinh và đã đề xuất được biện pháp giúp HS TĐG trong quá trình học tập môn
lịch sử thông qua trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa (dẫn theo [18, tr. 7]).
- Nguyễn Thị Lan Phương (Chủ biên), cũng đã nghiên cứu rất kĩ về vấn
đề đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông và cũng đưa ra được một
số vấn đề lý luận và thực tiễn. Trong tài liệu này tác giả đã đề cập đến một số
khái niệm cơ bản trong đánh giá giáo dục. Ngoài ra tác giả cũng đã đề cập đến
vấn đề TĐGKQHT của HS.
- Bùi Thị Hạnh Lâm nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá
kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông”, Tác giả đã
nghiên cứu về khái niệm đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập môn toán
của học sinh trung học phổ thông rất chi tiết, ngoài ra tác giả cũng đã đề xuất
được biện pháp giúp học sinh tự đánh giá trong quá trình học tập môn Toán
trung học phổ thông, thông qua trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, phiếu học
tập, phiếu hỏi,...
- Phạm Xuân Chung (2012), trong đó đề cập đến việc chuẩn bị cho sinh
viên ngành sư phạm toán bước đầu biết tập luyện cho HS TĐGKQHT.
Từ trên ta thấy đánh giá và TĐG cũng đã được nghiên cứu, vận dụng ở
nhiều phương diện và mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung mới chỉ ở những

bước đầu tiên, vấn đề TĐG trong giáo dục và dạy học đã được nhiều tổ chức,
nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên chưa có tác giả và công trình nào nghiên cứu về việc rèn luyện
kĩ năng TĐGKQHT môn Toán HS lớp 5 thông qua các bài tập TNKQ.
1.2. Một số vấn đề về đánh giá và TĐGKQHT


13

1.2.1. Đánh giá và đánh giá kết quả học tập
Đánh giá trong giáo dục được coi là khâu cuối cùng trong một giai đoạn
giáo dục nhất định. Nhưng cũng có quan điểm coi đánh giá là một quá trình dự
báo, điều khiển hoạt động giáo dục theo mục đích đã định, do đó nó sẽ tiến hành
trước, trong và sau một giai đoạn giáo dục. Với tư cách là một bộ phận của quá
trình giáo dục, đánh giá ra đời cùng với sự ra đời của quá trình giáo dục. Cho
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu thì đến nay khái niệm đánh giá vẫn
còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau giữa các tác giả. Tuy nhiên, các tác giả
đều cùng chung ý tưởng sau:
+ Đánh giá là một quá trình thu thập, phân tích, lí giải về hiện trạng chất
lượng, về hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của HS.
+ Đánh giá gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, chuẩn giáo dục.
+ Đánh giá tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
Kết quả đánh giá là bằng chứng sự thành công của học sinh về kiến thức, kĩ
năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục. Do đó, một trong
những vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học là kết quả học tập của
HS. Trong phạm vi của luận văn này chỉ tập trung, quan tâm nghiên cứu đến vấn
đề đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học.
Kết quả học tập thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau như

sau: là mức độ thành tích mà người học đã đạt, được xem xét trong mối quan
hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định; là mức độ thành
tích mà người học đã đạt được so với những bạn học khác (dẫn theo [18]).
Cho dù hiểu theo cách nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ
đạt được các mục tiêu dạy học, ở các phương diện: nhận thức, hành động, xúc
cảm. Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục


14

tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Vì vậy, có thể nói bản chất của việc đánh
giá kết quả học tập của học sinh chính là việc xác định mức độ đạt được về
kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học so với mục tiêu dạy học.
Từ những điều nói trên, có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là quá trình
thu thập, phân tích và xử lí thông tin về kết quả học tập của HS, trên cơ sở đó
đối chiếu với mục tiêu của môn học, lớp, của nhà trường tạo cơ sở cho những
quyết định sư phạm của GV, nhà trường và cho bản thân HS để họ học tập ngày
một tiến bộ hơn.
Để đánh giá kết quả học tập của HS, ngoài các công cụ như bài kiểm tra,
phiếu học tập, phiếu hỏi,... có thể sử dụng rubric. Rubric là một công cụ dùng
để đo lường kết quả học tập của người học, nó là một bản hướng dẫn chấm
điểm mà căn cứ vào đó có thể đánh giá được kết quả học tập của người học dựa
trên tính tổng kết quả đạt được của nhiều tiêu chí, do đó nó có ý nghĩa hơn việc
đơn thuần chỉ là cho điểm. Rubric còn là một bản hướng dẫn hoạt động đối với
người học, nó có thể giúp người học định hướng hoặc điều chỉnh hoạt động học
tập sao cho đạt được tiêu chí đó .
1.2.2.. Quan niệm về TĐG và TĐGKQHT.
Theo [19, tr. 42-43], thì TĐG là một hình thức đánh giá mà đối tượng tự
đánh giá kết quả của việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ học tập. Thông
thường người TĐG sử dụng các bộ công cụ đã được thiết kế trước để đo về

những nội dung họ muốn biết về bản thân. Việc đánh giá có thể được thực
hiện thông qua tự so sánh với các đối tượng khác đang có cùng chức năng,
mục tiêu hoặc nhiệm vụ..., để thấy được vị trí của mình so với những người
đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ tương xứng xung quanh.
TĐG về năng lực, sở thích, nhân cách và giá trị của bản thân sẽ giúp học
sinh có nhận xét đúng về các mặt mạnh hoặc hạn chế của mình. Hiện nay trên
các trang mạng có rất nhiều bộ công cụ giúp HS có thể TĐG các năng lực, sở


15

thích và giá trị của bản thân. Dựa vào kết quả TĐG, HS sẽ điều chỉnh hoặc
nhờ sự giúp đỡ bên ngoài để có thể phát huy thế mạnh hoặc khắc phục những
hạn chế của mình nhằm đạt được mục tiêu cá nhân trong lĩnh vực nào đó.
TĐG là một khâu hiệu quả và quan trọng đối với việc đánh giá cả quá
trình học. Một khi người học có thể TĐG chính việc học của mình và nền
tảng kiến thức của họ đang có thì họ có thể nhận ra những lỗ hổng trong
kiến thức của bản thân, nhờ đó mà quá trình học hiệu quả hơn, khuyến
khích sự tiến bộ của HS và góp phần vào việc tự điều chỉnh quá trình học.
Sự hiểu biết về bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi đánh
giá đúng về mình, người ta có thể xác định được phương hướng đúng cho
sự tự giáo dục bản thân. Nói khác đi, TĐG là tiền đề định hướng của tự
giáo dục.
Như vậy TĐG đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm qua nhưng
cho đến nay quan niệm về TĐG vẫn chưa có sự đồng nhất. Tuy nhiên, dù hiểu
theo cách nào thì TĐG cũng bao gồm: thu thập, xử lí các thông tin về bản
thân sau đó đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn do bản thân hoặc người khác
đề ra, trên cơ sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân rồi đề
xuất những quyết định để cải thiện thực trạng.
* Từ trên ta thấy :

- TĐGKQHT là một hoạt động tự phản ánh quá trình học của bản thân
người học về những vấn đề như: đã học được những gì, đã học như thế
nào và cần phải làm gì để học tốt hơn...
- TĐGKQHT là bộ phận của quá trình đánh giá và thuộc dạng đánh giá
quá trình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể mang tính chất
của đánh giá chuẩn đoán hoặc tổng kết.
Trong phạm vi luận văn này, TĐGKQHT được xem xét trong mối quan
hệ với đánh giá và với hoạt động dạy học, tức là nó vừa có tính chất đánh giá
để điều chỉnh quá trình học tập, vừa có tính chất của việc học, tự học. Như


16

vậy, TĐGKQHT có thể diễn ra trong toàn bộ quá trình học tập của HS, khi
học tập có sự hướng dẫn của GV và khi không có sự hướng dẫn của GV.
1.2.3. Mục đích, vai trò của TĐGKQHT của HS trong quá trình dạy học
a) Mục đích của TĐG
TĐGKQHT giúp HS thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân và do đó có thể tự tin hơn trong việc cải thiện học tập cũng như có những
định hướng, hoạch định cho tương lai.
TĐGKQHT cung cấp thông tin của HS giúp GV đánh giá HS sâu sắc và
chính xác hơn.
b) Ý nghĩa, vai trò của TĐG.
TĐG không chỉ không chỉ giúp người học nhìn nhận lại bản thân mà còn
giúp người học phát huy tính độc lập của họ, phát triển hứng thú trong quá trình
tự học.
TĐG giúp cho HS trở nên có trách nhiệm hơn đối với quá trình học của
bản thân giúp họ thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, trình độ
kiến thức, kĩ năng của bản thân để có được sự điều chỉnh và định hướng
hoạt động học tập tiếp theo cho phù hợp

TĐG có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động dạy của GV vì chúng
giúp cho: Các bài học trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn nhờ học sinh hoạt
động tích cực và độc lập hơn; cung cấp thông tin phản hồi giúp GV nhận ra sự
tiến bộ của HS; chia sẻ trách nhiệm đánh giá và kết quả đánh giá sẽ chính xác
hơn, việc xây dựng kế hoạch học tập cho HS của GV trở nên sát thực hơn;
giúp GV thấy được những việc tiếp theo họ phải làm đối với từng cá nhân và
các nhóm.


17

Như vậy TĐG có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong quá trình dạy học và trở
thành một thành phần của hoạt động học tập. Nó là “lực nắn” hữu hiệu cách
học, phát huy nội lực người học, là công cụ phản ánh năng lực, giúp nâng cao
hiệu quả học tập. Do đó, TĐG là một kĩ năng quan trọng trong quá trình học
giúp cho người học có thể học tập suốt đời. Hơn nữa, TĐG giúp HS có thể
đánh giá chính xác bản thân và chia sẻ trách nhiệm đánh giá với GV.
1.2.4. Đặc trưng của hoạt động TĐG và các hình thức của hoạt động TĐG
1.2.4.1. Đặc trưng của hoạt động TĐG của HS
- TĐG là hoạt động mang tính độc lập. Người học là chủ thể của hoạt
động nhận thức nên họ phải có trách nhiệm về sản phẩm của mình, tức là kết quả
học tập. Trong hoạt động TĐGKQHT, tính độc lập giữ vai trò rất quan trọng, nó
giúp cho người học chủ động xử lí thông tin phản hồi để tự điều chỉnh hoạt động
học tập trước khi họ, nhờ đó hoạt động học tập của họ trở nên tích cực, chủ động
và hiệu quả hơn.
- Hoạt động TĐG có tính tất yếu. Do bản chất của hoạt động của con
người là hoạt động có mục đích, hơn nữa con người có khả năng là sau một
hoạt động thường kiểm tra xem hoạt động đó đạt mục đích hay chưa nên hoạt
động tự đánh giá của HS là tất yếu. HS có thể tiến hành hoạt động này sau một
bài, một chương, một môn học, trong khi tự học hoặc sau khi đọc một tài liệu

nào đó,...nhằm xác định mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của bản thân.
- Hoạt động TĐG có tính mục đích. Khi người học xác định được mục
đích TĐG thì hoạt động này sẽ dựa trên trách nhiệm của cá nhân và sự điều
khiển của ý chí. TĐG lúc này là hoạt động tự giác, chủ động, có phương pháp,
mục tiêu và giải pháp cá nhân gắn với nhu cầu giá trị và khả năng cá nhân.
- Hoạt động TĐG mang dấu ấn cá nhân. TĐG sẽ mang dấu ấn của chủ
thể, chịu ảnh hưởng chủ quan của chính người tiến hành đánh giá. Hoạt động
TĐG của HS phải đảm bảo khách quan, trung thực với kết quả học tập và với


18

chính bản thân người học (chủ thể của hoạt động). Khi đó, hoạt động TĐG
mới trở thành động lực thúc đẩy quá trình học tập tiến bộ, trái lại nó sẽ làm cho
người học rơi vào trạng thái “tự mê” và cản trở tiến bộ của người học. Vì vậy, để
có thể giảm bớt ảnh hưởng của yếu tố chủ quan này, giáo viên nên giúp HS nắm
chắc mục tiêu, nhiệm vụ học tập đồng thời cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, chia
sẻ tiêu chí đánh giá với người học.
- Hoạt động TĐG mang tính xã hội. Mục tiêu của giáo dục là hình thành
nên những mô hình nhân cách đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Cùng với
sự phát triển của xã hội, giáo dục phải đổi mới thật sự để có thể đáp ứng được
các yêu cầu đặt ra của xã hội. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay theo
hướng tăng cường tính tích cực, tự lực và chủ động của người học thì tự đánh
giá là một không thể thiếu của quá trình đánh giá và cũng là hoạt động rất cần
thiết trong quá trình học tập của HS. Do đó, có thể nói TĐG cũng chịu ảnh
hưởng một cách gián tiếp của các yêu cầu của xã hội. Hơn nữa, các tiêu chí để
TĐG nó cũng phản ánh yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Vì vậy có thể nói
TĐG có mang đặc trưng xã hội.
- Hoạt động TĐG mang đặc trưng hoạt động trí tuệ: TĐG là một hoạt
động trí tuệ, TĐG hướng vào điều chỉnh hoạt động học tập. Để có thể TĐG

KQHT đòi hỏi HS phải thực hiện các hoạt động trí tuệ cơ bản như so sánh,
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,... Do đó, có thể nói TĐG nó chịu ảnh hưởng
khá lớn bởi đặc điểm trí tuệ của chủ thể, HS học khá giỏi thường thực hiện các
hoạt động trí tuệ tốt hơn nên thường tự đánh giá mình chính xác hơn so với học
sinh trung bình, yếu kém.
1.2.4.2. Các hình thức của hoạt động TĐG của HS
Có nhiều cách tiếp cận hoạt động TĐGKQHT của HS. Trong luận văn
này tiếp cận hai hình thức cơ bản đó là:
- HS TĐG dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Hình thức này diễn
ra trong quá trình dạy học, thầy trò giáp mặt nhau trên lớp. Trong quá trình
truyền thụ kiến thức, thầy khéo léo cài đặt những hoạt động để HS có thể


19

TĐG. Chẳng hạn, thông qua trả lời các câu hỏi, qua nhận xét về bài làm của
mình, của bạn, hoặc qua nhận xét, phân tích, đánh giá của GV, qua các phiếu
học tập, qua trao đổi thảo luận trong nhóm,... Trong hình thức này, việc đánh
giá của thầy sẽ là mẫu, là chuẩn mực để HS TĐG.
- HS TĐG không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Hình thức này có
thể bao gồm hai kiểu cơ bản là: HS TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của
GV hoặc HS độc lập tiến hành hoạt động TĐG.
+ Trên cơ sở quá trình dạy học trên lớp, GV đưa ra các yêu cầu để HS tự
học và TĐGKQHT, đó là TĐG theo sự hướng dẫn (gián tiếp) của GV. Chẳng
hạn, sau giờ học GV đưa ra phiếu hướng dẫn học ở nhà hay câu hỏi yêu cầu
hiểu sâu, mở rộng vấn đề hoặc bài tập vận dụng,... HS tự học và đối chiếu kết
quả hoặc “bắt chước” GV tiến hành TĐGKQHT.
+ Khi TĐG trở thành nhu cầu, thói quen thì HS có thể tiến hành hoạt
động này một cách tự giác trong quá trình tự học của mình, đó là HS độc lập
tiến hành hoạt động TĐG. Các em có thể TĐG về mức độ lĩnh hội kiến thức

sau khi học xong một nội dung hay khi tham khảo xong một tài liệu...
1.2.4.3. Kĩ năng TĐGKQHT của HS lớp 5
Theo [18, tr. 27-29] thì có các kĩ năng TĐGKQHT môn toán của HS như
sau:
Nhóm 1: Kĩ năng TĐG tiềm năng bản thân. Đây là kĩ năng học tập cơ
bản, nó giúp HS hiểu được những ưu nhược điểm về tâm lí, trí tuệ, xu hướng,
tính cách... từ đó họ có được sự lựa chọn về nội dung, phương pháp, hình thức
học tập phù hợp giúp cho hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt. Trong nhóm kĩ
năng này, chúng tôi đề cập các kĩ năng sau:


20

+) Kĩ năng 1: Kĩ năng TĐG tiềm năng. Kĩ năng này nhằm giúp người
học TĐG xem mình có năng khiếu, thế mạnh hay thuộc dạng trí khôn nào,...từ
đó lựa chọn và đánh giá được hướng học tập nào thích hợp nhất. Chẳng hạn,
họ tự đánh giá xem mình có năng khiếu về âm nhạc hay toán,... khi đó tự xác
định sẽ theo thiên hướng nào, sẽ là nhạc sĩ, nhạc công hay sẽ là người học
toán và làm toán,...
+) Kĩ năng 2: Kĩ năng TĐG về phong cách học. Kĩ năng này nhằm giúp
người học xác định và đánh giá được cách thức học tập nào thích hợp nhất.
Tức là TĐG xem bản thân thích học theo hình thức đọc to hay nghiền ngẫm,
trầm tư, ồn ào hay yên lặng, học cá nhân hay học nhóm;... qua đó mà lựa chọn
được cách học thích hợp. Chẳng hạn, nếu người học là người thích yên tĩnh
khi học thì phải bố trí góc học tập riêng để khi học không bị ai quấy phá mới
có thể tập trung chú ý cao độ và có hiệu quả. Còn nếu với cách học tập đó mà
người học vừa học vừa có người xem tivi (xem phim chẳng hạn) thì họ sẽ bị
phân tán tư tưởng dẫn đến hiệu quả không cao,....
+) Kĩ năng 3: Kĩ năng TĐG về tiềm năng trí tuệ và tâm lí. Kĩ năng này
nhằm giúp người học lựa chọn và đánh giá, điều chỉnh được cách học tập sao

cho thích hợp nhất với khả năng mình. Chẳng hạn, tự đánh giá xem họ có trí
nhớ tốt không, đặc điểm tâm lí, tính cách của họ như thế nào, ảnh hưởng gì đến
việc học; TĐG xem họ tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm... qua đó họ tự xác
định, điều chỉnh việc học. Chẳng hạn, nếu người học tự biết mình thuộc loại
chưa phải là thông minh thì có thể tự đề ra phương châm là “cần cù bù thông
minh”,...
Nhóm 2: Kĩ năng TĐG về động cơ, thái độ, ý thức học tập. Theo tâm lí
học (trí tuệ xúc cảm), người học chỉ tích cực khi họ nhận thức được nhiệm vụ
học tập, khi đó họ tự tạo được động cơ, từ đó tạo ra hứng thú,... dẫn đến việc


21

học được tập trung cao độ và có hiệu quả cao. Do đó, kĩ năng này (gọi là kĩ
năng 4) nhằm giúp người học thấy được rõ hơn động cơ học tập của mình
(Học để làm gì? Học cho ai?), thái độ, ý thức học tập (Học tập đã tích cực
chưa? Tự giác chưa?),...
Nhóm 3: Kĩ năng TĐG về việc tổ chức việc học tập. Kĩ năng này giúp
HS thấy được rõ hơn việc tổ chức hoạt động học tập của họ đã khoa học, hợp
lí chưa, thấy được sự tuân thủ các kế hoạch học tập của họ như thế nào và họ
cần phải điều chỉnh như thế nào để hoạt động học tập thật sự có hiệu quả. Cụ
thể như sau:
+) Kĩ năng 5: Kĩ năng TĐG việc xây dựng và thực hiện kế hoạch.
+) Kĩ năng 6: Kĩ năng TĐG khâu tổ chức việc học ở nhà. Kĩ năng này
giúp HS xác định xem họ học tập có đúng giờ quy định không, sử dụng có
hiệu quả các phương tiện hỗ trợ việc học (máy vi tính, internet, máy tính cầm
tay, tivi, radio, ghi âm,...), sử dụng các tài liệu phục vụ học tập (như sách giáo
khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách tham khảo,..) như thế nào,...
Nhóm 4: Kĩ năng TĐG việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng kĩ năng. Kĩ
năng này giúp HS TĐG mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng so với mục

tiêu, nhiệm vụ học tập. Từ đó biết được họ đã đạt được kiến thức, kĩ năng gì,
mức độ đạt được như thế nào, cần phải bổ sung kiến thức, kĩ năng gì,... cụ thể
có các kĩ năng sau:
+) Kĩ năng 7: Kĩ năng TĐG việc học các nội dung khi giáp mặt với thầy.
Kĩ năng này nhằm TĐG kiến thức cũ, việc lĩnh hội khái niệm, định lí; TĐG
việc giải bài tập,...
+) Kĩ năng 8: Kĩ năng TĐG mức độ đạt được nội dung môn học khi
không giáp mặt với thầy. Kĩ năng này nhằm TĐG việc hoàn thành nhiệm vụ


22

học tập do GV giao cho; TĐG kiến thức, kĩ năng đã học; TĐG kiến thức, kĩ
năng bổ sung,... TĐG mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình
môn học; TĐG mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng đã học so với yêu cầu,
nhiệm vụ học tập do lớp, giáo viên và nhà trường đặt ra TĐG sự tiến bộ trong
học tập; TĐG kiến thức, kĩ năng của bản thân để định hướng việc tham gia
các kì thi, lựa chọn hướng học tập hoặc các trường học,...
1.2.4.4. Những biểu hiện của kĩ năng TĐGKQHT môn Toán của HS lớp 5
Như vậy HS có kĩ năng TĐG KQHT nếu có khả năng thu thập, phân
tích và lí giải thông tin về kiến thức, kĩ năng của mình; biết so sánh, đối chiếu
với mục tiêu, nhiệm vụ học tập; có khả năng ra quyết định và điều chỉnh hoạt
động học tập của bản thân sao cho đạt được mục tiêu, nhiệm vụ học tập đó.
Để có thể xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết
quả học tập môn toán cho học sinh lớp 5, cần phải xác định được kĩ năng tự
đánh giá kết quả học tập gồm có những kĩ năng nào và biểu hiện cụ thể trong
học tập môn Toán lớp 5.
Theo đó, kĩ năng TĐGKQHT môn toán của HS lớp 5 có thể được biểu
hiện như sau:
- Bước đầu tự nhận biết được đặc điểm về tâm lí, trí tuệ, tính cách và

phong cách học của bản thân phù hợp với môn Toán. (Ví dụ, mình thích học
yên tĩnh một mình, khi đọc to quy tắc lên mình sẽ nhanh thuộc hơn, mình tính
nhẩm thì nhanh hơn là giải toán có lời văn v.v…)
- Bước đầu có thể tự lựa chọn hình thức học tập phù hợp với đặc điểm
tâm lí, trí tuệ, tính cách và phong cách học của bản thân để học môn Toán tốt
hơn. (Ví dụ, mình dễ tìm ra được cách giải bài toán khi học cùng các bạn nên
mình sẽ rủ Lan cùng làm bài tập…)


23

- Có thể bước đầu tự điều chỉnh việc học để phát huy được tiềm năng
trí tuệ, tâm lí của bản thân trong học môn Toán. (Ví dụ, công thức hình thang
thật dễ nhầm lẫn, mình đã nhớ nhầm mấy lần rồi. Mình nên làm gì để dễ nhớ
được công thức này nhỉ? Có lẽ mình sẽ nhớ lâu hơn nếu mình tô màu công
thức này thật đẹp và dán ở cánh cửa ra vào).
- Bước đầu biết lập kế hoạch, sắp xếp thời gian biểu hợp lí để hoàn
thành các nhiệm vụ học tập nói chung, nhiệm vụ học toán nói riêng.
- Có thể tự điều chỉnh thái độ, ý thức học tập theo hướng tích cực hơn;
xác định được động cơ học tập đúng đắn để nâng cao hiệu quả học tập.
- Có thể tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh việc sử dụng các tài liệu, đồ
dùng học tập. (Ví dụ, mình nghĩ mình sẽ cắt, ghép hình đúng và nhanh hơn
nếu mình có một cái bút chì và cây kéo của mình sắc hơn. Lần sau mình sẽ
chú ý khi chuẩn bị đồ dùng học tập.)
- Có thể xác định được mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân so với
mục tiêu, nhiệm vụ học tập của bài học.
Ví dụ: Đạt được mục tiêu biết cách giải và trình bày được bài giải các dạng
toán:
+Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
+Tìm một số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết.

+Tìm một số biết một số khác và tỉ số phần trăm của số đã biết so với số đó.
+Tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường.
+ Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển
động.


24

+Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.
- Biết đánh giá được lời giải của bài toán: Lời giải đã phù hợp chưa? Có
đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, dễ hiểu không?
- Biết phát hiện ra những sai lầm về kiến thức, kĩ năng môn Toán.
Ví dụ, phát hiện ra những sai lầm liên quan đến các dạng toán:
+ Diện tích hình tam giác.
+Diện tích hình thang.
+ Chu vi, diện tích hình tròn.
+ Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập
phương.
+Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
như: tính toán khi chưa đưa về cùng đơn vị đo; nhầm lẫn công thức tính
chu vi và diện tích hình tròn v.v…
- Biết tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh để học tập môn Toán ngày càng
tiến bộ. Có thói quen tự hỏi và tự trả lời: Hôm nay mình đã làm tốt điều gì?
Điều gì mình còn làm chưa tốt? Mình nên làm gì để tốt hơn? V.v…
1.2.4.5. Các mức độ của kĩ năng TĐGKQHT của HS lớp 5
Mức độ 1: Bắt chước TĐGKQHT. Khi dạy học ở trên lớp GV nên tận
dụng các cơ hội để làm mẫu việc đánh giá kết quả học tậpcho HS, giúp HS
thấy được sự cần thiết phải đánh giá, TĐG và bắt chước. GV có thể cài đặt
hoạt động này thông qua việc dạy học giải bài tập,... GV cũng nên cố gắng
giúp HS thấy được các bước, các thao tác cần thiết để thực hiện hoạt động



25

đánh giá. Do đó, qua đây HS sẽ học được cách thức để đánh giá kết quả học
tập, tức là HS được trang bị kiến thức về đánh giá. Như vậy, ở mức độ này HS
đã nhận thức sự cần thiết tự đánh giá và có được kiến thức nhất định về đánh
giá và TĐG.
Ví dụ 1.1. Để giúp HS có cách đánh giá tiến tới TĐG việc hiểu một khái niệm
trong môn Toán, ở những thời điểm ban đầu, GV cần phải làm mẫu để HS có
thể quan sát tiến tới bắt chước.
Chẳng hạn, để hiểu việc HS nắm khái niệm về Cộng số đo thời gian.
GV có thể tìm kiếm thông tin phản hồi thông qua việc tiến hành như sau:
Hoạt động của GV
GV nêu đề bài:

Hoạt động của HS
Hiểu nhiệm vụ

Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35
phút, sau đó đi ô tô đến viện bảo tàng
Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi
từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết
bao nhiêu thời gian?
A. 2 giờ 50 phút

B.2 giờ 35 phút

C. 170 phút
D. 175 phút

Yêu cầu HS lên làm bài và gọi

Vận dụng kiến thức, kĩ năng được

hai HS lên bảng làm.

học, làm và TĐG từng phần.

Yêu cầu HS kiểm tra lại bài làm của

TĐG kết quả (cảm tính)

mình và chỉnh sửa nếu có.
Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS
nhận xét bài làm của bạn trên bảng

Đánh giá bài làm của bạn ( cảm tính)


×