Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

THUYẾT MINH SƠ BỘ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 70 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ XÂY DỰNG
*****

THUYẾT MINH SƠ BỘ
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Báo cáo kết quả Rà soát, đánh giá hiện trạng)

Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2019

0


1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................4
1. Căn cứ pháp lý............................................................................................4
2. Lý do và sự cần thiết..................................................................................5
3. Mục tiêu lập chương trình phát triển đô thị............................................6
4. Phạm vi lập chương trình phát triển đô thị.............................................6
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................6
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......7
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế..............7
I.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................................9
I.2.1. Vị trí địa lý..............................................................................................9
I.2.2. Đặc điểm khí hậu...................................................................................10
I.2.3. Đặc điểm địa chất, địa hình...................................................................10


I.2.4. Đặc điểm thủy văn.................................................................................13
I.2.5. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................15
I.3. Hiện trạng đơn vị hành chính, dân số, đất đai, lao động......................17
I.3.1. Đơn vị hành chính, hệ thống đô thị, hiện trạng đất đai.........................17
I.3.2. Dân số, lao động....................................................................................19
I.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội....................................................20
I.4.1. Về tăng trưởng kinh tế...........................................................................20
I.4.2. Về công nghiệp - xây dựng...................................................................21
I.4.3. Về thương mại - dịch vụ, du lịch...........................................................22
I.4.4. Về nông, lâm nghiệp, thủy sản..............................................................23
I.4.5. Về phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư.......................................24
I.4.6. Về thực hiện xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.................................25
I.4.7. Về công tác dân tộc, tôn giáo................................................................25
I.4.8. Về quản lý tài nguyên, môi trường, ứng phó với BĐKH......................26
I.4.9. Về an ninh, quốc phòng.........................................................................27
I.5. Về công tác lập quy hoạch đô thị............................................................27
I.6. Thực trạng phát triển các công trình hạ tầng xã hội............................29
I.6.1. Về nhà ở................................................................................................29
I.6.2. Về y tế...................................................................................................30
I.6.3. Về giáo dục - đào tạo.............................................................................32
I.6.4. Về văn hóa, thể thao..............................................................................35
I.6.5. Về công trình dịch vụ, thương mại........................................................38
I.6.6. Về công trình trụ sở hành chính............................................................39
I.7. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật.................................................40
I.7.1. Giao thông.............................................................................................40
I.7.2. Cấp điện và chiếu sáng công cộng........................................................46
I.7.3. Cấp nước...............................................................................................48
I.7.4. Hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin.........................................49
I.7.5. Thoát nước, xử lý nước thải..................................................................50
I.7.6. Thu gom, xử lý chất thải rắn và quản lý nghĩa trang.............................50


2


I.8. Đánh giá sơ bộ thực trạng các đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế (theo tiêu chí phân loại đô thị tại Nghị quyết số 1210/2016/NQUBTVQH13)..............................................................................................51
I.8.1. Đánh giá các đô thị hiện hữu theo tiêu chí phân loại đô thị..................51
I.8.2. Đánh giá sơ bộ thành phố Huế mở rộng theo tiêu chí đô thị loại I.......60
I.8.3. Đánh giá sơ bộ tỉnh Thừa Thiên Huế theo tiêu chí đô thị loại I............62
I.9. Một số định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
và Quy hoạch vùng tỉnh đã được phê duyệt..........................................62
I.9.1. Định hướng của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên
Huế
...............................................................................................................62
I.9.2. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.............................................................63
I.10. Đánh giá chung về tình hình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
....................................................................................................................65
I.10.1.Kết quả đạt được...................................................................................65
I.10.2.Tồn tại, hạn chế.....................................................................................66
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ 67
II.1. Quan điểm phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế...............67
II.2. Mục tiêu, lộ trình nâng loại đô thị..........................................................68
II.2.1.Mục tiêu.................................................................................................68
II.2.2.Lộ trình nâng loại đô thị........................................................................68
II.3. Định hướng cụ thể phát triển các đô thị.................................................69
II.3.1.Đô thị trung tâm....................................................................................69
II.3.2.Các đô thị vệ tinh, phụ trợ.....................................................................69
II.4. Các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt được giai đoạn 2020-2030.........69
II.4.1.Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh.......................................................................69

II.4.2.Về chất lượng đô thị..............................................................................70
3.1. DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KHUNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH......71
II.4.3.Các dự án Trung ương đầu tư................................................................71
II.4.4.Các dự án Tỉnh quản lý.........................................................................71
II.5. Khái toán kinh phí đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và công
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn
tỉnh.............................................................................................................71
II.6. Các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn, phân bổ
nguồn lực, sự tham gia phối hợp, hỗ trợ trong nước và quốc tế..........71
II.6.1.Giải pháp về nguồn vốn.........................................................................71
II.6.2.Gải pháp về thu hút đầu tư....................................................................71
II.6.3.Gải pháp về chính sách..........................................................................71
II.6.4.Giải pháp về phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai
71
II.6.5.Gải pháp về nguồn nhân lực..................................................................71
II.6.6.Gải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch........................71
II.7. Phân công tổ chức thực hiện......................................................................71

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của
Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày ngày 07 tháng 4 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Định hướng phát triển hệ thống đô
thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/10/2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên
Huế tại Hội nghị lần thứ 17 (Khóa XV) thông qua Đề án Xây dựng, phát triển đô
thị Huế đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 3 tháng 2 năm 2012 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn
2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2017 hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 3342/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm

4



2030;
Căn cứ Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2019 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
II. Lý do và sự cần thiết
Thừa Thiên Huế là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông Tây kế
nối Myanma, Thái Lan qua cửa khẩu Lao Bảo đến cảng Chân Mây. Với 86km
đường biên giới với Lào, khi cửa khẩu S3-S10 mở thông với các tỉnh
Savanakhe, Salavan, Sekong (Lào) cùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào Campuchia sẽ mang lại cho Thừa Thiên Huế nhiều lợi thế và thị trường phía Tây
sẽ năng động hơn.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính Bắc - Nam, có cảng biển
nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An, sân bay Phú Bài, tuyến đường sắt xuyên
Việt, bờ biển dài 120km đã tạo cho tỉnh những lợi thế về kinh tế biển, các lợi thế
về sự liên thông giữa hệ thống cửa khẩu với cảng biển nước sâu trên tuyến hành
lang kinh tế Đông Tây, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước
và nước ngoài.
Thừa Thiên Huế cùng với hệ thống di sản khu vực miền Trung, Asean và
Đông Á hình thành nên những tuyến văn hóa du lịch xuyên quốc gia. Đồng thời
hành lang kinh tế ven biển miền Trung sẽ kết nối các hoạt động kinh tế và du
lịch các đô thị ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế với các đô thị khác dọc ven
biển miền Trung và cả nước, tạo đà để Thừa Thiên Huế phát triển trở thành trung
tâm văn hóa, du lịch lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông Tây, Bắc Nam và
khu vực Đông Nam Châu Á.
Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các chiến lược
phát triển chung của quốc gia cũng như các định hướng phát triển của vùng kinh
tế trọng điểm Miền Trung và khẳng định được vị thế, vai trò là cực phát triển
quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Theo Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng

hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị, quy định:
“Căn cứ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt, UBND cấp tỉnh chỉ đạo
tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh phù
hợp với nội dung và khung thời gian quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Chương
trình phát triển đô thị toàn tỉnh phải được phê duyệt không quá 12 tháng kể từ
khi quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt”. “Chương trình phát triển đô
thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị”.
Ngày 10/7/2018, Tỉnh ủy đã có Thông báo số 95-KL/TU về Kết luận Hội
nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về nhiệm vụ trọng tâm 6
tháng cuối năm 2018; trong đó, thống nhất chủ trương nghiên cứu mở rộng
không gian đô thị Huế theo Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

5


Ngày 22/10/2019, Hội nghị lần thứ 17 (Khóa XV) của Tỉnh ủy Thừa Thiên
Huế đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU thông qua Đề án Xây dựng, phát
triển đô thị Huế đến năm 2030.
Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về
xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045; với mục tiêu:
-

Đến năm 2022: Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch.

Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế,
với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường.

-

Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc
sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong
những trung tâm lớn của cả nước về khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
-

Do đó, để có cơ sở triển khai các chương trình, đề án trọng điểm phát triển
đô thị trên địa bàn tỉnh theo đúng định hướng, quy hoạch và kế hoạch đề ra, việc
sớm thực hiện việc lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh là
cần thiết.
III.

Mục tiêu lập chương trình phát triển đô thị

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/10/2019 của Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế tại Hội nghị lần thứ 17 (Khóa XV) thông qua Đề án Xây dựng,
phát triển đô thị Huế đến năm 2030.
-

Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch xây
dựng vùng tỉnh và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt, phù hợp với chương
trình phát triển đô thị quốc gia, từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng
lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển.
-

Xây dựng kế hoạch, lộ trình huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát

triển hệ thống đô thị trên toàn tỉnh, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh
quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh phù họp với bản sắc văn hóa của mỗi
đô thị.
-

Làm cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị; thành lập các quận,
phường, thị trấn trong tương lai.
-

IV.Phạm vi lập chương trình phát triển đô thị
Phạm vi nghiên cứu bao gồm oàn bộ ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế.
V. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống đô thị gồm thành phố, thị xã, thị trấn và các khu vực dự kiến
hình thành đô thị mới.
-

6


Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình đầu mối kết nối các đô thị như:
Hệ thống giao thông, các công trình đầu mối về cấp điện, cấp nước, thoát nước
thải, nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn, viễn thông,…
-

Hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ toàn tỉnh hoặc vùng liên huyện như:
Hành chính, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục - thể thao, dịch vụ thương mại, cây
xanh công viên và công trình khác…
-

VI.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
VI.1. Lịch sử hình thành và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là vùng đất cổ xưa thuộc Vương quốc Chămpa. Trong
mối quan hệ giao lưu Đại Việt và Chămpa qua nhiều thế kỷ, đã dung họp
được văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt, góp phần tạo nên nét đặc trưng
của lịch sử và văn hóa Huế, đặc biệt là nền kiến trúc đô thị Huế.
Các thời kỳ hình thành và phát triển đô thị Huế được đánh dấu qua các
mốc thời gian như sau:
Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 1 (năm 1471), lúc này biên giới Đại Việt mở
rộng đến Phú Yên. Khoảng thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, thành Hóa Châu bắt
đầu phát triển theo dạng đô thị hóa tập trung dân cư phi nông nghiệp và tỏa
rộng ảnh hưởng từ ngã ba Sình dọc theo sông Bồ. Hóa Châu đã có sự phát
triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trung tâm của Hóa châu là phủ
Triệu Phong với lỵ sở là thành Hóa Châu, nơi đặt nha môn của Tam ty, với
phủ thự, trường học, binh xá của vệ sở làm cho cả một vùng làng mạc xung
quanh sầm uất, phồn thịnh. Các quần cư phi nông nghiệp sống bằng nghề
thủ công truyền thống tập trung thành từng làng, từng phường tồn tại đến
ngày nay.
Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 2 (năm 1636), Chúa Nguyễn dời phủ chúa
lên Kim Long và phát triển đô thành Phú Xuân tỏa rộng ảnh hưởng 2 bên bờ
sông Hương, nối với cảng Thanh Hà, đặt nền móng cho việc đô thị hóa ở
mức hoàn chỉnh hơn của Kinh đô triều Nguyễn sau này.
Đô thành Phú Xuân là nơi phồn hoa đô hội, quy tụ nhiều thợ giỏi và
nhân tài trong và ngoài nước đến sinh sống, đạt nhiều thành tựu về kinh tế,
xã hội, văn hoá, tư tưởng, nghệ thuật,... Phú Xuân có đủ hệ thống kiến trúc
đô thành, dân cư kinh thành gắn với các làng nghề, các phường buôn bán.
Sản xuất hàng hóa phát triển, mở rộng thị trường buôn bán với nước ngoài
(Nhật, Trung quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) thông qua cảng Thanh
Hà và phố cổ Bao Vinh. Quần cư đô thị phát triển theo hình thái nhà vườn

gắn liền với sông Hương.
Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 3 (năm 1804), Vua Gia Long lên ngôi và xây
dựng kinh thành “thương đô của đế vương” xứng với tầm vóc của một đất
nước thống nhất có lãnh thổ rộng lớn. Thành quả thời kỳ này là một cố đô
lịch sử với tổng thể di tích hoàn chỉnh, gồm hàng trăm công trình kiến trúc

7


thành trì, cung điện, dinh thự, lăng tẩm, phủ phòng, đền miếu, đình chùa,
phố thị... được sắp xếp theo một ý đồ quy hoạch thống nhất, chặt chẽ, cân
đối, hài hoà, thể hiện toàn cảnh, phản ánh trung thực cơ chế của triều đình
nhà Nguyễn, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Là kho sử liệu vật
chất phong phú về một giai đoạn lịch sử của đất nước, một di sản văn hóa
dân tộc đặc sắc và là tài nguyên quí báu để phát triển kinh tế, văn hóa và du
lịch. Ông M Baw nguyên tổng giám đốc UNESCO nhận định “Kinh thành
Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị...”.
Không gian kinh thành Huế không phải là không gian đô thị nội - ngoại
thành kiểu đô thị tập trung thời hiện đại, mà được trải rộng trên khung
phong cảnh đến tận Phá Tam Giang, đầm cầu Hai, núi Bạch Mã, cửa sông
Hương ra biển Đông. Hàng trăm phủ đệ, hệ thống lăng tẩm, các phường thủ
công, làng nghề dịch vụ nằm tại các khu vực Bao Vinh, Kim Long, Xuân
Hoà, Vĩ Dạ, Nam Phổ, Ngọc Anh, Lại Thế, Nguyệt Biều, An Cựu...
Vì thế, với Kinh thành Huế, bao gồm cả nội thành và vùng ven Huế
thực chất là một thành tố cấu trúc đô thị cổ và ranh giới đô thị cổ Huế được
mở rộng ngay từ thời này, vươn ra khỏi địa giới hành chính của thành phố.
Thời kỳ đô thị hoá lần thứ 4 (năm 1885), người Pháp hình thành thị xã
Huế năm 1898 và nâng lên thành phố Huế năm 1929, mở rộng đô thị phía
bờ Nam sông Hương "khu phố Tây" theo hình thái đô thị châu Âu. Các cơ
sở hạ tầng quan trọng của cấu trúc đô thị được hình thành, như: bệnh viện,

trường Quốc học Huế, các công sở, nhà máy rượu, nhà máy điện, đường sắt,
nhà ga,...
Khi xây dựng đô thị mới, người Pháp đã đặt Huế trong một không gian
khá rộng, nhiều công trình quan trọng để thành phố phát triển đều đặt xa
trung tâm, như: nhà máy nước Vạn Niên, sân bay Phú Bài, cảng Thuận An,
vùng nghỉ mát Cảnh Dương, Bạch Mã... Một loạt các tỉnh lộ được hình
thành nối liền Huế - Tây Thành- Sịa - Phong Lai (Tỉnh lộ 5 cũ), Huế - Long
Hồ - Ngọc Hồ (Tỉnh lộ 6 cũ), Huế - A Lưới (Tỉnh lộ 12), Huế - Khe Tre,
Huế - Chợ Mai - Phú Thứ - Phú Bài, Huế - Thuận An - Tư Hiền là các tuyến
đường huyết mạch nối thành phố với các cụm kinh tế - văn hoá thành một
thể thống nhất.
- Thời kỳ đô thị hóa lần thứ 5: Thời kỳ đất nước thống nhất
Từ 1975 - 1989: Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ). Theo
Quyết định số 64-HĐBT ngày 11/9/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
địa giới hành chính thành phố Huế được trải dài theo hướng Đông - Tây (từ
Thuận An, Hương Phong, Hải Dương lên đến Bình Điền); thành phố Huế là
đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Trị Thiên với tổng số 41 đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm: 19 phường, 22 xã; diện tích 470 km2.
Sau năm 1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên. Huế là thành
phố thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2005, thành phố Huế được nâng cấp lên đô thị loại 1 trực thuộc

8


tỉnh Thừa Thiên Huế (Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg).
Năm 2007, thành phố Huế được công nhận là thành phố Festival.
Năm 2009, thị trấn Phú Bài thuộc huyện Hương Thủy được công nhận
là đô thị loại IV. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 08/NQ-CP
thành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huê trên cơ sở toàn bộ

huyện Hương Thủy, đồng thời thành lập các phường thuộc thị xã Hương
Thủy.
Năm 2010, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương Trà được công nhận là
đô thị loại IV. Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP thành
lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế gồm toàn bộ huyện Hương
Trà.
Năm 2013, thị trấn Thuận An mở rộng thuộc huyện Phú Vang được Bộ
Xây dựng công nhận là đô thị loại IV.
Qua các giai đoạn phát triển, không gian đô thị Huế vẫn bao gồm, gắn
kết khu vực trung tâm và các khu vực sinh thái xung quanh. Với định hướng
phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp, Thừa Thiên Huế hoàn toàn
có thể trở thành thành phố hiện đại, đảm nhận được những thách thức mới
trong quá trình phát triển nhưng vẫn lưu giữ trong mình cố đô lịch sử, thành
phố có năm Di sản thế giới, thành phố Trung tâm văn hóa du lịch, thành phố
Festival, là Trung tâm quan trọng về nhiều mặt của đất nước.
VI.2. Điều kiện tự nhiên
VI.2.1.Vị trí địa lý
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh cực Nam của vùng duyên hải Bắc Trung
Bộ, có diện tích tự nhiên 5033,205km2; cách Hà Nội 660 km về phía Bắc và
cách thành phố Hồ Chí Minh 1060 km về phía Nam. Phía Tây và phía Nam
Thừa Thiên Huế được dãy núi Trường Sơn và Bạch Mã bao bọc, phía Đông
giáp với biển Đông.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Miền Trung, là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển: Nằm
trên trục giao thông chính Bắc Nam, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng
Thuận An, sân bay Phú Bài, tuyến đường sắt xuyên Việt, bờ biển dài 128km
và 86km đường biên giới với nước bạn Lào cùng với lợi thế về tiềm năng
du lịch. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển quan trọng của
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang
thương mại Đông Tây nối Myanma - Thái Lan - Lào với biển Đông. Với vị

trí thuận lợi này, Thừa Thiên Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng
hóa, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.

9


Hình 1:Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh

VI.2.2.Đặc điểm khí hậu
Toàn bộ lãnh thố tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài theo phương Tây Bắc Đông Nam, các dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường
bờ biển, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió
mùa Tây Nam trong mùa hè. Tác dụng chắn gió của dãy Trường sơn đã gây
ra thời tiết khô nóng trong mùa hè và mưa lũ lớn vào cuối mùa Thu đầu mùa
Đông.
Nằm ở giữa Việt Nam, Thừa Thiên Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp
giữa khí hậu miền Bắc (Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu Miền Nam, từ đồng
bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở đây có đặc tính
biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bão lũ. Đặc điểm nối bật của khí hậu
tỉnh Thừa Thiên-Huế là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp
thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn.
VI.2.3.Đặc điểm địa chất, địa hình
 Địa hình

10


Địa hình Thừa Thiên Huế thấp dần từ Tây sang Đông với chiều rộng từ
biên giới Việt - Lào ra biển trung bình khoảng 60 km, được chia thành 4
vùng: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá cồn cát ven
biển. Từ vùng núi cao 500-1000m ở phía Tây điạ hình chuyển đột ngột tới

vùng đồng bằng có độ cao từ 20m trở xuống với khoảng cách khoảng 50km
đã tạo cho địa hình Thừa Thiên Huế có độ dốc khá lớn. Diện tích có độ dốc
trên 25o chiếm tới 54% diện tích toàn tỉnh. Các con sông bắt nguồn từ dãy
Trường Sơn đều ngắn, dốc và nhiều ghềnh thác. Chính đặc điểm này đã
hình thành một chế độ thuỷ văn phức tạp: Lũ lụt trong mùa mưa và thiếu
nước trong mùa ít mưa. Do núi gần sát biển nên trong lưu vực không có
vùng đệm làm cho nước tập trung nhanh, lũ thường xảy ra đột ngột ở hạ
lưu.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở vùng có địa hình rất phức tạp, có nhiều
dãy núi cao hiểm trở, trong đó có những dãy núi cao trên 1000m so với mặt
biển, như dãy Bạch Mã cao 1700m, dãy Trường Sơn Đông chạy ra biển kết
thúc ở đèo Hải Vân. Mạng lưới sông suối phân bố đều trên các loại địa hình
khác nhau, độ dốc lớn làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.
- Địa hình đồng bằng hẹp ven biển: Gồm các huyện Phú Vang, Quảng
Điền, và một phần các huyện Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã
Hương Thuỷ và thành phố Huế chủ yếu là vùng đồng bằng lưu vực sông
Hương, sông Ô Lâu, đất đá ở đây thành tạo do trầm tích sông và biển bồi tụ
nên, có cao độ từ +1,0m đến +20,0m, các khu vực lòng chảo có cao độ từ
-1,0m đến 4m thường xuyên ngập nước. Vùng đồng bằng này là vựa lúa chủ
yếu của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên do diện tích đồng bằng hẹp lại
thấp nên thường chịu lũ lụt ở thượng nguồn đổ về.
Ngăn cách giữa hệ thống đầm phá và biển là cồn cát, đụn cát có chiều
dài 70 km với độ cao từ 3-30 km chạy song song với đường bờ biển như
một con đê chắn sóng tự nhiên đồng thời ngăn nước lũ thoát ra biển, làm
chậm quá trình tiêu thoát lũ.
- Địa hình mặt nước sông hồ đầm phá: bao gồm các sông, suối hồ, đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) và đầm Lập An, có diện tích mặt nước
lớn để nuôi trồng thuỷ hải sản, ngoài ra còn có 120km đường biển, có cao
độ từ - 2,0m đến10,0m.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất nước ta và vào loại lớn trên

thế giới chạy dài dọc bờ biển hơn 120 km. Thừa Thiên Huế có một hệ thống
đầm phá đặc sắc có chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước 216 km2
chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ, hay 17,2% diện tích đồng bằng toàn tỉnh.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với chiều dài 68 km, rộng từ 0,6-8
km, với tổng diện tích lưu vực 4.000 km2. Là nơi nhận nước hầu hết các
con sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm án ngữ ven biển phía Đông, hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hồ điều tiết hạn chế ngập lụt của vùng ven
bờ, đồng thời là vùng đệm trao đổi nước, cản trở xâm nhập mặn trực tiếp từ
biển, bảo vệ nông nghiệp, duy trì nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, canh tác,

11


bảo tồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng.
- Địa hình gò đồi, núi thấp: Gồm một phần các huyện Phong Điền, Phú
Lộc, thị xã Hương Thủy và một phần của thành phố Huế, có cốt từ 30m ÷
200m. Địa hình bị chia cắt nhiều thành khe suối và lòng vực, làm cho bị xói
mòn, rửa trôi, thoái hoá bề mặt, tạo ra nhiều đồi trọc. Đất đá ở đây do quá
trình phong hoá, rửa trôi tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và
vùng thấp, chủ yếu là đá mẹ xen lẫn sét, sét pha cát màu đỏ vàng lẫn sỏi
sạn. Diện tích 142.654ha. Đất đai khí hậu vùng này cho phép phát triển nền
nông nghiệp đa canh với nhiều loại cây trồng có giá trị như cam, quýt, ngô,
đậu tương, chăn nuôi đại gia súc bò dê.
Vùng này có nhiều đồi đất thoải, nguồn nước sông, suối dồi dào, tương
đối thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, nhưng
khi có mưa lớn thường xảy ra trượt lở ven các sườn đồi, ven các sông suối.
- Địa hình vùng núi cao: Chủ yếu tập trung ở ba huyện Phú Lộc, Nam
Đông, A Lưới, thuộc dãy Trường Sơn Đông, ở độ cao từ 300m ÷ 1.774m, có
diện tích 213.979 ha, bị phân cắt mạnh, khu vực này là đá tảng, sét pha lẫn
sỏi sạn. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ đốc cao (lớn hơn 250, lớn

hơn 30%). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi
quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên trong mùa mưa dễ bị
lở trượt. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như các loại cây
ăn quả, ngô, đậu tương, chăn nuôi đại gia súc và nuôi ong.
Vùng này có một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng
để xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi xây dựng phải
san ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở.
Địa chất
Địa chất Thừa Thiên Huế có cấu tạo khá phức tạp chia làm 4 vùng đặc
trưng chính như sau:
- Vùng núi cao: Phân bố ở các huyện Nam Đông, A Lưới, một phần
huyện Phú Lộc, chủ yếu là núi đá vôi và đá biến chất, tàn tích, sườn tích,
thành phần là dăm sạn lẫn đá tảng, đá gốc, sạn kết, cát kết lẫn sét pha bị
phong hoá mạnh. Các khu vực ven sông, ven suối có lớp nền là lũ tích, sườn
tích, đất đá có dạng bở rời liên kết không chặt nên khi có mưa lớn kéo dài
trong nhiều ngày dễ bị sạt lở, rửa trôi. Các khu vực sườn dốc thường xảy ra
lở núi như trong mùa lũ 1999 khu vực thị trấn Phú Lộc, đèo Phước Tượng
đã bị lở làm sập nhà, chết người. Vùng này không thuận lợi cho xây và phát
triển đô thị với quy mô lớn, quỹ đất ở độ dốc <10% rất hiếm, việc cung cấp
nước sinh hoạt cho các đô thị, các điểm dân cư tập trung rất khó khăn, thậm
chí có khu vực thiếu nước như một số trung tâm cụm xã thuộc huyện A
Lưới. Đây là vùng có khí hậu ẩm ướt, thích hợp với nhiều loại cây trồng có
nguồn gốc á nhiệt đới, chăn nuôi đại gia súc, phù hợp cho việc phát triển
kinh tế đồi rừng, trồng các loại cây ưa lạnh, cần ít nước như cây ngô, cây
đậu tương, một số cây dược liệu. Chăn nuôi bò thịt, dê để cung cấp thực

12


phẩm cho vùng đồng bằng.

Tuy nhiên vùng này lại không thuận lợi cho phát triển đô thị quy mô
mặt bằng lớn và các điểm dân cư nông thôn, độ dốc địa hình lớn gây khó
khăn cho xây dựng.
- Vùng gò đồi, núi trọc: Phân bố ở các huyện Phong Điền, Hương Trà,
Hương Thủy một phần khu vực thành phố Huế. Có lớp nền là sườn tích,
thành phần sét pha dăm sạn đôi chỗ lẫn đá tảng. Lớp dưới là sạn kết, cát kết
đá gốc phong hoá mạnh, chỉ thích hợp với các cây ăn quả, đậu tương, chăn
nuôi đại gia súc và ong.
Vùng này có một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng
để xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên đất ở đây có dạng
bở rời, khi xây dựng phải san ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở.
- Vùng đồng bằng: Khu vực đồng bằng ven biển là trầm tích sông và
biển, có cấu tạo nền là lớp đất màu, thành phần cát pha, sét pha lẫn cuội sỏi.
Lớp dưới là cát pha sỏi sạn lẫn xác động thực vật ven biển. Khu vực này
thuận lợi cho xây dựng và phát triển các đô thị và các điểm dân cư nông
thôn, tuy nhiên thường bị ngập lũ hàng năm trong mùa mưa.
- Vùng đầm phá, sông hồ, biển: Nền đất rất trũng gồm lớp bùn, lớp
dưới là cát pha lẫn sỏi sạn, xác động thực vật. Khu vực này thuận lợi cho
việc phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, phát triển cảng như khu
vực Chân Mây, phát triển du lịch, bãi tắm như cửa biển Thuận An, Lăng Cô.
VI.2.4.Đặc điểm thủy văn
Tỉnh Thừa thiên-Huế có nhiều sông ngòi, lượng nước ngọt rất dồi dào
tuy nhiên do điều kiện khí hậu nên lượng dòng chảy phân bố không đều
trong năm, mùa mưa lượng nước các sông dư thừa dòng chảy rất lớn trong
thời gian ngắn gây ra lũ lớn ở đồng bằng. Mùa khô lượng nước ở các sông
xuống thấp, gây ra thiếu nước ở các khu vực núi cao, nhất là các khu vực ít
công trình hồ chứa như khu vực A Lưới, Nam Đông. Hệ thống sông ở Thừa
Thiên Huế được phân bố đều trên lãnh thổ của tỉnh, trừ sông A Sáp chảy
sang đất Lào, còn lại đại bộ phận các sông chảy theo hướng Nam - Tây Nam
đến Bắc - Đông Bắc và đổ vào hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi

qua cửa Thuận An và Tư Hiền. Toàn tỉnh có 6 con sông chính là sông Ô
Lâu, sông Bồ, hệ thống sông Hương, sông Nong, sông Truồi. Sông Hương
lớn nhất gồm 3 nhánh hợp thành là sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả
Trạch. Các sông có diện tích lưu vực không lớn từ 20 ÷ 2.500 km2. Hệ
thống sông ngòi của tỉnh Thừa Thiên-Huế có tiềm năng nước ngọt phong
phú, trên các sông có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điên và thuỷ
lợi để tích nước cung cấp cho mùa khô và vùng cao, tuy nhiên các sông này
có chiều dài ngắn lòng dốc vì vậy mùa mưa thường gây lũ lụt cho đồng
bằng ven biển.
Sông A Sáp: Là nhánh nhỏ của sông Mê Kông, xuất phát từ dãy núi cao
huyện A Lưới, hướng chảy sang Lào. Diện tích lưu vực thuộc Việt Nam là

13


455km2, sông chảy hoàn thoàn trên vùng núi Thừa Thiên-Huế, sông có
nguồn nước khá dồi dào, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô
lượng nước kém nên cần phải phát triển nhiều hồ chứa nhỏ mới đủ khả năng
cung cấp cho nhu cầu dùng nước của vừng cao trong tỉnh. Hiện tại trên sông
đang triển khai xây dựng thuỷ điện A Lưới.
Sông Ô Lâu: Bắt nguồn từ vùng núi cao từ 900-1000 m ở phía Tây
huyện Phong Điền, chiều dài sông chính 66 km, diện tích lưu vực 900 km2,
độ cao bình quân đầu nguồn 900 m, ở cửa ra +0 m, độ cao bình quân lưu
vực 192 m; độ dốc bình quân lưu vực 13.1 o/oo, mật độ lưới sông 0.81
km/km 2, dòng sông được chia làm 3 phần chính như sau: Phần đầu nguồn
gồm 2 nhánh sông chính là sông Mỹ Chánh và sông Ô Lâu.
Hệ thống sông Hương: Là sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên-Huế có
diện tích lưu vực 2830 km2 chiếm 56% diện tích của tỉnh. Hệ thống sông
này có 3 sông nhánh lớn là sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, sông Bồ đều
bắt nguồn từ dãy Bạch Mã đổ vào vào đầm phá và ra biển bằng cửa Thuận

An và Tư Hiền. Hệ thống sông Hương có các thông số sau: L=104km, i =
28,5%, mật độ lưới sông = 0,6 km/km2. Lưu vực sông Hương có dạng hình
nan quạt, các sông chính ngắn và dốc, đoạn trung lưu hầu như không có.
Vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hương có độ cao +0,00 đến +10,00 m,
không bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch. Do thấp trũng nên vùng
đồng bằng hạ lưu sông Hương thường bị ngập lụt hàng năm. Mực nước lũ
sông Hương hàng năm có 2 mùa lũ: Lũ tiểu mãn xuất hiện tháng 5, 6 và lũ
chính vụ xuất hiện vào tháng 9, 10, 11.
Sông Truồi: Phát nguyên từ dãy núi Bạch Mã có độ cao từ 1186 đến
1444 m, sông Truồi chảy theo hướng Nam-Bắc đổ vào đầm Cầu Hai tại
Bàng Môn. Sông Truồi có diện tích lưu vực 149 km2, chiều dài sông 24 km,
độ cao bình quân đầu nguồn +820 m, độ cao bình quân lưu vực 253 m, độ
cao tại cửa ra là +0.00 m, độ dốc bình quân lưu vực 27.44 o/oo, chiều dài
lưu vực 20 km, chiều rộng bình quân lưu vực 7.4 km. Độ dốc lòng sông là
39 km/km2. Sông truồi chảy qua vùng đồi trọc cây thưa thớt, hạ lưu sông
Truồi là vùng đồng bằng rộng khoảng 2000 ha nối liền với đồng bằng sông
Hương.
Sông Nong: Là một con sông nhỏ xuất phát từ vùng đồi núi giữa sông
Tả Trạch và sông Truồi, chảy qua Quốc Lộ 1A đổ vào đầm Cầu Hai. Chiều
dài sông chính là 30 km, độ dốc lòng sông 37,4 m/km2, diện tích lưu vực là
99.0 km2, độ cao bình quân lưu vực đầu nguồn là +1000m. Lưu vực sông
Nông chảy qua chủ yếu là rừng trồng, còn lại là các bụi rậm. Lòng sông dốc
thường gây ra lũ quét dọc bờ sông.
Sông Cầu Hai: Là một con sông nhỏ ngắn và dốc. Chiều dài dòng
chính chỉ có 5 km, diện tích lưu vực 29 km2, xuất phát từ dãy Bạch Mã và
đổ vào đầm Cầu Hai. Vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Cầu Hai có diện
tích khoảng 700-800 ha.

14



VI.2.5.Tài nguyên thiên nhiên
VI.2.5.1 Khoáng sản
Tỉnh Thừa Thiên Huế có các loại khoáng sản như đá vôi, đá granít, cao
lanh phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng.
Mỏ nước khoáng ở Phong Điền đang khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.
Khoáng sản có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa
khoáng, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và
vật liệu xây dựng. Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng
là khoáng chất công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguyên liệu gốm
sứ, thuỷ tinh như Kao lin, sét gốm sứ, aplit, cát thuỷ tinh.
Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit.
Hiện nay trên diện tích tỉnh đã đăng ký 1 mỏ là Bản Gôn và 1 điểm khoáng
sản là Khe La Vân. Ngoài ra trong một số văn liệu còn ghi nhận nhiều điểm
khác song chúng thường nhỏ, ít có triển vọng.
Ngoài các khoáng sản, khoáng chất công nghiệp nêu trên, Thừa Thiên
Huế còn có than bùn, quặng sắt, vàng, khoáng sản thiếc và wolfram, đá ốp
lát.
Các thân quặng đá vôi chạy dọc dãy Trường Sơn, đến hết lãnh thổ tỉnh
Thừa Thiên Huế đã tạo ra cho tỉnh một lợi thế về nguồn nguyên liệu sản
xuất xi măng. Ngoài nguyên liệu chính là đá vôi, các nguyên liệu phụ như
đất sét và các loại phụ gia cần thiết cho sản xuất xi măng đều có mặt trên
lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nước nóng, nước khoáng là một trong những lợi thế đáng quan tâm của
tỉnh.
Nhìn chung Thừa Thiên-Huế có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng
trữ lượng không lớn. Hiện tại đã khai thác, nhưng chưa được tập trung đầu
tư lớn để khai thác hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
VI.2.5.2 Hệ sinh thái
Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ,

thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền
nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt
khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án
ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang
đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc tạo cho Thừa
Thiên Huế thành nhiều hệ sinh thái khác nhau, mỗi hệ này đều mang những
nét đặc trưng về khu hệ động vật, thực vật. Ở đây hội tụ đầy đủ các yếu tố
về đa dạng sinh học trên cả 3 mức: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa
dạng về di truyền. Nhờ vậy, tính đa dạng sinh học ở tỉnh Thừa Thiên Huế
được đánh giá cao về giá trị sử dụng và bảo tồn.
- Hệ sinh thái rừng

15


Giai đoạn 2010-2018, cơ cấu diện tích rừng có nhiều thay đổi, diện tích
rừng tự nhiên giảm gần 500 ha trong đó chủ yếu diện tích rừng giảm ở đối
tượng rừng nghèo, đây là các vùng diện tích giáp với rừng trồng sản xuất
người dân, một số diện tích chuyển đổi do xây dựng các công trình giao
thông, thủy điện,…trong khi đó, diện tích rừng trồng tăng hơn 10.000 ha,
đây là giai đoạn diện tích rừng trồng sản suất của người dân tăng lên do nhu
cầu gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh; đồng thời có sự hỗ trợ phát triển rừng
sản xuất của các dự án như Dự án WB3.
Rừng tự nhiên: Tổng diện tích đến năm 2018 có 195.107 ha, rừng tập
trung vùng núi cao phía Tây. Lượng tăng trưởng bình quân 2- 3m3/ha/năm.
Rừng tự nhiên thuộc kiểu rừng thường xanh, tổ thành loài cây phong phú,
đa dạng. Thực vật rừng có 120 họ và hơn 1.400 loài trong đó có những loại
gỗ quý hiếm như Lim, gõ, kiền, kim giao...
Rừng trồng: Tổng diện tích đến năm 2018 là 64.569,02ha bao gồm
rừng phòng hộ, đặc dụng với cơ cấu cây trồng lâm nghiệp gồm các loài:

Keo, Phi lao, Thông Caribeae, Sao đen, Dầu rái, Lát hoa, Lim xanh, Sến
trung và một số loài cây bản địa khác.
Rừng ở Thừa Thiên Huế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức
năng phòng hộ và điều hòa khí hậu khu vực và đặc biệt sự đa dạng sinh học
của rừng ở đây có giá trị rất cao, cả trong lĩnh vực khai thác sử dụng phục
vụ lợi ích cộng đồng cũng như bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt có
những loài thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Sao la, Mang Trường Sơn
và Mang lớn.
- Hệ sinh thái cồn cát
Ngoài hệ sinh thái rừng, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có diện tích khá lớn
của hệ sinh thái cồn cát (bao gồm cồn cát ven biển và cồn cát nội đồng) với
tổng diện tích khoảng 60.000 ha thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền
và Phú Vang với các dạng địa hình trũng tạo thành trằm, khe, địa hình bằng
phẳng hay địa hình nhấp nhô nhiều đồi cát. Hệ sinh thái này đóng vai trò
quan trọng trong bảo vệ đường bờ, và phát triển kinh tế rừng, kinh tế nông
nghiệp, trang trại của người dân.
- Hệ sinh thái đầm phá.
Đến nay, ở phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm Lăng Cô đã xác định
được gần 1.000 loài sinh vật phân bố. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là
hệ đầm phá lớn nhất Việt nam,với nhiều dạng môi trường sống khác nhau là
cơ sở hình thành nhiều phụ hệ sinh thái đất ngập nước điển hình. Đặc biệt
phụ hệ sinh thái đầm lầy với các thảm cỏ biển bao phủ đóng vai trò rất quan
trọng như nơi quần tụ của các loại chim nước, các loài thuỷ sinh vật phát
triển tạo ra năng suất sinh học cao cho thuỷ vực.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế hiện tại chỉ còn sót lại một vài diện

16



tích nhỏ. Ven phá Tam Giang - Cầu Hai, thuộc địa phận xã Hương Phong,
huyện Hương Trà có Rú Chá với diện tích khoảng trên 5 ha với 6 loài ngập
mặn điển hình, ưuthế là cây Giá (Chá). Hệ sinh thái này có cảnh quan đẹp
và là một trong những nơi trú ngụ của chim nước ven phá Tam Giang - Cầu
Hai, cây ngập mặn ở đây còn có tầm quan trọng trong bảo vệ cộng đồng dân
cư trước các tác động của bão hàng năm.
- Hệ sinh thái biển.
Với chiều dài hơn 120 km, bờ biển của tỉnh có hệ thống các bãi ngang,
cửa sông, cửa phá, vịnh với nhiều dãy núi nhô ra biển và đảo, có nguồn tài
nguyên sinh học biển đa dạng với nguồn thủy sinh phong phú, trong đó có
san hô, cỏ biển, rong biển, cùng nhiều loài tôm, cá và sinh vật đáy.
VI.3. Hiện trạng đơn vị hành chính, dân số, đất đai, lao động
VI.3.1.Đơn vị hành chính, hệ thống đô thị, hiện trạng đất đai
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 9 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1
thành phố, 2 thị xã, 6 huyện; 152 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 39 phường,
8 thị trấn, 105 xã.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 11 đô thị, 01 đô thị loại I (thành phố Huế), 03 đô
thị loại IV (Thị xã Hương Trà, Thị xã Hương Thủy, Thị trấn Thuận An); 07 đô
thị loại V là các thị trấn (Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, Thị trấn Phong
Điền huyện Phong Điền, Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, Thị trấn Phú Lộc,
huyện Phú Lộc, Thị trấn Lăng Cô, huyện, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, Thị
trấn Khe Tre, huyện Nam Đông).

17


Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1. Các đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế1

TT


Tên đơn vị
hành chính

Số đơn vị hành chính
Dân số
Diện tích thường
Chia ra
Tổng
(km2)
trú
Thị
số
Phường

(Người)
trấn
5.026,29 1.163.610

Mật độ
(Người/
km2)

Toàn tỉnh

152

39

8


105

231

1 Thành phố Huế

27

27

-

0

70,67

358.754

5.076

2 Huyện Phong Điền

16

-

1

15


948,23

93.624

99

3 Huyện Quảng Điền

11

-

1

10

163,05

84.281

517

4 Thị xã Hương Trà

16

7

-


9

517,10

117.308

227

5 Huyện Phú Vang

20

-

2

18

278,24

185.725

667

6 Thị xã Hương Thủy

12

5


-

7

454,66

105.541

232

7 Huyện Phú Lộc

18

-

2

16

720,36

141.673

197

8 Huyện Nam Đông

11


-

1

10

647,78

27.480

42

9 Huyện A Lưới
Khu vực chưa xác
định giữa TP.Huế và
TX Hương Thủy

21

-

1

20

1.225,21

49.224


40

0,99
Bảng 2: Hệ thống đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế

TT

Tên đô thị

1

Thành
Huế

2

Thị xã Hương
Thủy

3

Thị xã Hương
Trà

4

Thị trấn Thuận
An

5

6

phố

Thị trấn Phú
Đa, huyện Phú
Vang
Thị trấn Phong
Điền
huyện
Phong Điền

Loại đô thị và
Quyết định
công nhận loại
đô thị
I; 209/2005/QĐTTg ngày
24/8/2005
IV; 659/QĐBXD ngày
10/6/2009
IV; 775/QĐBXD ngày
11/8/2010
IV; 445/QĐBXD ngày
03/5/2013
V, 1514/QĐUBND ngày
19/8/2010
V; 122/QĐUBND ngày
15/01/2010

Đất đai đô thị các loại

Diện
tích tự
Diện tích
Diện tích
nhiên nội
đất xây
tự nhiên
thị/nội
dựng đô
đô thị (ha)
thành
thị (ha)
(ha)

Dân số đô thị
Dân số
toàn đô thị
2018
(nghìn
người)

Dân số
nội thị/nội
thành 2018
(nghìn
người)

7.168,5

7,168.50


3,980.00

356,159.00

356,159.00

45,602.07

8,321.27

1,240.00

104,474.00

61,301.00

51,853.40

15,873.40

2,088.53

116,328.00

57,080.00

5,626.80

981.00


2,536.10

31,298.00

31,298.00

5,626.80

296.57

296.57

12,989.00

12,989.00

396.34

6,776.00

6,776.00

1,882.23

1

Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018

18



TT

7
8
9
10
11

Tên đô thị

Thị trấn Sịa,
huyện Quảng
Điền
Thị trấn Phú
Lộc,
huyện
Phú Lộc
Thị trấn Lăng
Cô, huyện
Thị trấn A
Lưới, huyện A
Lưới
Thị trấn Khe
Tre,
huyện
Nam Đông

Loại đô thị và

Quyết định
công nhận loại
đô thị
V; 123/QĐUBND ngày
15/01/2010
V; 126/QĐUBND ngày
15/01/2010
V; 127/QĐUBND ngày
15/01/2010
V; 121/QĐUBND ngày
15/01/2010
V; 128/QĐUBND ngày
15/01/2010

Đất đai đô thị các loại
Diện
tích tự
Diện tích
Diện tích
nhiên nội
đất xây
tự nhiên
thị/nội
dựng đô
đô thị (ha)
thành
thị (ha)
(ha)

Dân số đô thị

Dân số
toàn đô thị
2018
(nghìn
người)

Dân số
nội thị/nội
thành 2018
(nghìn
người)

1,189.00

230.00

230.00

10,872.00

10,872.00

2,769.61

466.00

308.00

10,848.00


10,848.00

10,339.44

120.00

84.00

12,413.00

12,413.00

1,850.00

1,850.00

300.00

17,500.00

17,500.00

435.00

435.00

196.00

4,041.00


4,041.00

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 502.629,47 ha. Trong đó, đất tự nhiên
đô thị (nội thị và các thị xã, thị trấn) là 35.741,74 ha chiếm 7,11% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh; Đất xây dựng đô thị của các đô thị là 11.655,54ha - chiếm
32,61% đất tự nhiên đô thị, tương đương với 2,32% diện tích đất tự nhiên toàn
tỉnh. Đất sản xuất nông nghiệp là 411.264,8 ha chiếm 81,82% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh2.
VI.3.2.Dân số, lao động
Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh là 1.163.610 người, mật độ dân số
231 người/km2. Dân số thành thị (566.727 người) chiếm 48,7%, nông thôn
chiếm 51,3%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,8% trong đó khu vực thành thị là
10,16; khu vực nông thôn là 11,04%. Dân số của tỉnh phân bố không đều, tập
trung nhiều ở các khu trung tâm, thưa dân ở các xã. Mật độ dân số cao nhất tại
thành phố Thừa Thiên Huế với 5.076 người/km 2, gấp 22 lần mật độ chung của
tỉnh; thấp nhất là huyện A Lưới với 40 người/km2.

Năm
2014
2015
2016
2017
2018

Bảng 3: Dân số trung bình và cơ cấu dân số phân theo khu vực
Tỷ lệ tăng dân số TN (%)
Dân số trung bình (người)
Thành thị
Nông thôn
Thành thị

Nông thôn
10,5

11,2

551.656

583.912

10,4

11,14

556.056

587.516

10,27
10,2
10,16

11
11
11,04

559.451
563.404
566.727

590.420

590.906
596.883

Năm 2018, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 611.029
người, chiếm 52,51% dân số toàn tỉnh, tỷ lệ lao động trong khu vực nông lâm
2

Báo cáo tình hình phát triển đô thị năm 2018-Sở xây dựng

19


nghiệp, thủy sản (168.482 người) chiếm 27,57%, khu vực công nghiệp - xây
dựng (170.012 người) chiếm 27,82%, khu vực dịch vụ (272.535 người) chiếm
44,61% tổng số lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến năm 2018 là 2,25% giảm 2,55% so
với năm 2010 là 4,8%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt
80%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 25%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 37% năm 2009 lên 62,08% năm 2018 và
phấn đấu đạt 66-67% vào cuối năm 2020. Tổng số lao động được đào tạo giai
đoạn 2011 - 2015 khoảng 192 nghìn lao động, bình quân 38,4 nghìn lao
động/năm; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 144 nghìn lao động, bình quân 28,8
nghìn lao động/năm.
Năm 2018 toàn tỉnh có 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó: cơ sở
GDNN Trung ương có 09 trường đại học, 02 trường cao đẳng; cơ sở GDNN địa
phương có 03 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp chuyên nghiệp, 09 Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện; ngoài ra có 11
cơ sở có hoạt động GDNN. Vì vậy, tại Huế hàng năm có gần 15 ngàn lao động
qua đào tạo nghề. Đây là một thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đô thị và
khả năng phát triển đô thị.


Hình 3: Biểu đồ dân số và lao động qua các năm

VI.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
VI.4.1.Về tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2009 - 2018 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm.
Quy mô kinh tế tăng khá từ 17,923 tỷ đồng lên 33,513 tỷ đồng, gấp 1,9 lần
(theo giá so sánh 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm

20


tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm
2011: 47,43% - 28,73% - 16,30%- thuế SP trừ trợ cấp SP 7,54%; năm 2018:
49,33% - 30,86% - 11,37%- thuế SP trừ trợ cấp SP 8,45%. Ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao (chiếm gần 50% cơ cấu kinh tế), đóng vai trò chủ đạo
trong cơ cấu kinh tế. Phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng công
nghệ cao, chế biến sâu, có giá trị xuất khẩu; nông nghiệp phát triển theo
hướng phục vụ đô thị và du lịch.
Tỷ đồng

Hình 4: Cơ cấu GDP theo giá thực tế (%) 3

VI.4.2.Về công nghiệp - xây dựng
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2018 đạt
31.450 tỷ đồng (gấp 2,86 lần so với năm 2009); tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2009 - 2018 là 14%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến,
chế tạo từ 62,4% (2009) lên 75,4% (2018). Các dự án sản xuất công nghiệp
có quy mô lớn được triển khai, hoạt động sản xuất ổn định, góp phần thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tình hình phát triển công
nghiệp nông thôn chuyển biến tích cực; tăng trưởng bình quân giai đoạn là
15,9%/năm, đóng góp 13,1% vào cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh. Tạo công
ăn việc làm cho hơn 17.800 lao động.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng từ 4.487 tỷ đồng năm 2009 lên
7.500 tỷ đồng năm 2018 (giá so sánh 2010), tăng bình quân 6%/năm. Đặc
biệt, đã hình thành các dự án khu đô thị và nhà ở cao cấp. Khu đô thị Phú
Mỹ An, The Manor, Apecland, Đông Nam Thủy An,... thuộc khu đô thị mới
An Vân Dương (tổng diện tích 1.700ha). Lũy kế đến nay, địa bàn Khu đô thị
mới An Vân Dương đã thu hút 48 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn

3

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW và thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị về xây
dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến 2020; phương hướng phát triển Thừa Thiên Huế đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

21


13.000 tỷ đồng, diện tích đã cấp phép đầu tư là 300ha (chiếm 17% tổng diện
tích khu đô thị).
Toàn tỉnh có 02 khu kinh tế (KKT Chân Mây có diện tích 27.108 ha
được thành lập theo quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/1/2006 của
Thủ tướng Chính phủ và KKT cửa khẩu A Đớt có diện tích 10.184 ha thành
lập theo quyết định 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng chính
phủ) và 06 Khu công nghiệp (KCN) tập trung được thành lập và mở rộng
theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, diện tích là 2.168,46 ha.
Đã thu hút được 147 dự án đầu tư vào các KCN và KKT, với tổng số vốn
đăng ký là 95.192 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 26.610 lao động. Trong

đó có 33 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 61.904 tỷ đồng
(chiếm 65% tổng vốn đăng ký). Lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt
25.434 tỷ đồng, chiếm 27,58% vốn đăng ký. Giá trị sản xuất bình quân đạt
15.943 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 60% GTSXCN. Doanh thu đạt: 22.620
tỷ đồng/năm; Nộp ngân sách đạt hơn 2.020 tỷ đồng/năm, chiếm 61,6% tổng
thu ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn; Giá trị xuất khẩu 570 triệu
USD/năm; chiếm hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu.
Đến nay, tỷ lệ lấp đầy các KCN như sau: KCN Phú Bài bình quân các
giai đoạn đạt 30% (giai đoạn I và II đạt 98,5%, giai đoạn IV - đợt 1 đạt
8,9%); KCN Phong Điền bình quân đạt 17,23% (khu A 33%, khu B và khu
B mở rộng đạt 74%); KCN La Sơn đạt 20,9%; KCN Tứ Hạ đạt 1,2%; KCN
Phú Đa đạt 21,7% 4.
Các KCN đã thu hút 102 dự án với tổng vốn đăng ký 20.876 tỷ đồng,
trong đó 22 dự án FDI với tổng vốn 306 triệu USD, gấp gần 1,9 lần về số
dự án và 4,7 lần về số vốn đăng ký so với năm 2009, diện tích đất đã cho
thuê 345,52 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 27%; vốn thực hiện ước đạt 10.454 tỷ
đồng, bằng 57,4% so vốn đăng ký; Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có 45
dự án đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 74.316 tỷ đồng; trong
đó có 10 dự án của nhà đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 2.520
triệu USD. Đã cơ bản lấp đầy khu vực quy hoạch phát triển du lịch.
Ngoài ra, đã thành lập 9 CCN với tổng diện tích là 353 ha trong đó có
6 cụm đi vào hoạt động với 120 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu
tư đạt 1.171,49 tỷ đồng, trong đó có 98 dự án đã đưa vào hoạt động; diện
tích đất công nghiệp đã cho thuê là 105,85ha (tỷ lệ lấp đầy bình quân của
các CCN đi vào hoạt động khoảng 59,98%); giải quyết việc làm cho 7.920
lao động, thu nhập bình quân từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
VI.4.3.Về thương mại - dịch vụ, du lịch
Nhịp độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ trong giai đoạn 2009 2018 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 15,3%.
Năm 2018 doanh thu du lịch đạt 4.473 tỷ đồng, tăng bình quân
22%/năm. Tổng lượt khách đạt 4,33 triệu, tăng bình quân 11,6%/năm. Số

4

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018

22


lượng khách du lịch đến tỉnh năm 2018 đạt 4.332.673 lượt, trong đó khách
quốc tế đạt 1.951.461 lượt. Khách lưu trú đạt 2.094.581 lượt, trong đó
khách quốc tế đạt 989.405 lượt, gấp 1,7 lần so với năm 2009. Cơ sở vật chất
du lịch được đầu tư phát triển mạnh. Năm 2018, toàn tỉnh có 578 cơ sở lưu
trú, tổng số phòng đạt 10.663 phòng, gấp 2 lần về số cơ sở và 2,5 lần về số
phòng so với năm 2009: khách sạn từ 1- 5 sao: 111 cơ sở với 5.178 phòng,
8.864 giường, số khách sạn từ 3 - 5 sao: 27 cơ sở (trong đó có 6 khách sạn 5
sao) với 3.227 phòng, 5.439 giường (năm 2009 có 16 khách sạn 3-4 sao,
chưa có khách sạn 5 sao).
Giai đoạn 2009-2018, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội
tăng trưởng bình quân 15,52%/năm. Năm 2018 đạt 38.200 tỷ, tăng gấp 3 lần so
với năm 2009. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm tỷ trọng 77%.
Hạ tầng kỹ thuật thương mại từng bước phát triển bảo đảm lưu thông, phân
phối hàng hóa, phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của người dân, khách du
lịch. Đầu tư, nâng cấp, cải tạo mạng lưới chợ; hệ thống siêu thị, trung tâm
thương mại góp phần phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhiều trung tâm thương mại lớn, siêu thị, chợ tiếp tục đầu tư xây dựng và phát
triển như: siêu thị Big C, siêu thị Co-op Mart; Trung tâm thương mại Vincom
Plaza Huế với sự góp mặt của chuỗi siêu thị Vinmarrt, Vinpro,… Ngoài ra, một
số dự án đang tiến hành triển khai đầu tư như dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ - Giải trí - Văn phòng và Khách sạn Nguyễn Kim tại Khu quy hoạch
Hùng Vương - Bà Triệu (giai đoạn 01); dự án công trình nâng cấp, cải tạo chợ
Truồi-Lộc An (huyện Phú Lộc)...
Giai đoạn 2009-2018 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân là

24,79%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt 864 triệu USD, gấp 6 lần so với
năm 2009. Thị trường xuất khẩu đã có trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ cấu
thị trường tăng tỷ trọng sang những nước có ký Hiệp định thương mại tự do với
Việt Nam.
VI.4.4.Về nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009 - 2018 bình quân 3,51%/năm. Tỷ trọng
ngành trong cơ cấu GRDP giảm từ 16,5% (năm 2009) xuống 11,3% (năm 2018).
Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản và
lâm nghiệp. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hóa; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Từng bước
phát triển các mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đã
hình thành các vùng chuyên canh một số cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Diện tích trồng lúa ổn định gần 54.800 ha; năng suất lúa năm 2018 đạt 61,1 tạ/ha; đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô
hình cánh đồng lớn với diện tích 4.224 ha, liên kết sản xuất theo chuỗi; đang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, nông nghiệp
hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô trang trại, gia trại gắn với liên kết theo
chuỗi. Trồng rừng sản xuất gỗ lớn ngày càng phát triển, trong đó nhiều diện tích rừng đạt tiêu chuẩn FSC; độ che phủ rừng năm 2018 đạt
57,34%, tăng 1,14% so với năm 2009. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ổn định ở mức trên 7.000ha. Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn
định.

23


Hình 5: Cơ cấu nội ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 39% năm 2009 xuống
còn 31,2% năm 2018.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển
biến. Đến năm 2018, toàn tỉnh có 44/105 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ
42,3%. Hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, chương trình tái định cư dân thủy
diện trên sông Hương, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trên 2.000 hộ dân.

VI.4.5.Về phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư
Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 24 doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong
đó, có 14 doanh nghiệp trung ương và 10 doanh nghiệp địa phương. Giai đoạn
2010-2018 đã sắp xếp chuyển đổi được 27 doanh nghiệp nhà nước (gồm 03
doanh nghiệp trung ương và 24 doanh nghiệp địa phương).
Giai đoạn 2009-2018 có trên 5.500 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn
đăng ký đạt 28 nghìn tỷ đồng. Năm 2018 tỷ trọng nguồn thu NSNN từ doanh
nghiệp chiếm 52% trong tổng thu NSNN trên địa bàn, gấp 2,5 lần so với năm
2009. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 24,79%/năm; giá trị
xuất khẩu hàng hóa năm 2018 gấp gần 06 lần so với năm 2009. Đã thu hút được
387 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong
đó, khu vực kinh tế FDI phát triển mạnh, ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đã thu hút 74 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký 68.000 tỷ đồng, chiếm 19% về lượng và chiếm 68% về vốn so
với tổng dự án ngoài ngân sách, đóng góp 60% so với nguồn thu từ doanh
nghiệp và chiếm 32% so với nguồn thu NSNN trên địa bàn; giá trị xuất khẩu
chiếm 68% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh; thu hút lao động 5% so với lao động đang
làm việc trong nền kinh tế.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ năm 2009 - 2018 đạt trên 140 nghìn tỷ
đồng, tăng 11,5%/năm. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước có xu
hướng giảm dần từ 32,5% (năm 2009) xuống còn 17,9% (năm 2018); vốn đầu tư
doanh nghiệp giảm từ 18.56.% (2009) xuống 12,3.% (2018), trong đó vốn DN
nước ngoài giảm mạnh từ 11,3% xuống 4,11%; vốn tín dụng doanh nghiệp tăng từ
20,2% lên 24,3%; Vốn viện trợ tăng từ 5,58% (2011-2015) lên 8,12% (2016-2018),
trong đó chủ yếu là vốn viện trợ ODA tăng từ 4,1% lên 7,18%.

24



×