Tải bản đầy đủ (.pdf) (351 trang)

Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học rút ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.22 MB, 351 trang )

Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc:
Quá trình, Kết quả và Bài học rút ra


ISBN 979-11-952673-5-4
Copyright © 2015
Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
19F Jeongdong Building, 21-15 Jeongdong-gil, Jung-gu, Seoul, 100-784, Korea
Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu không bảo đảm cũng như không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về sự chính xác, toàn vẹn của
thông tin, việc sử dụng của bên thứ ba cũng như bất kỳ việc sử dụng nào khác liên quan đến các thông tin, kết quả sản phẩm hay quy
trình công bố thông tin trong tài liệu này hay việc sử dụng chúng không vi phạm bản quyền cá nhân. Nội dung của ấn phẩm này có thể
được sử dụng lại toàn bộ hoặc một phần cho mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận, miễn là phải ghi rõ nguồn của thông tin. Nghiêm cấm
kinh doanh thương mại ấn phẩm này nếu không có sự cho phép đặc biệt. Các quan điểm và ý kiến của các tác giả được trình bày ở đây
không nhất thiết đại diện cho hay phản ánh ý kiến của Viện Tăng trưởng xanh toàn cấu.
Cover Image © Freedom Man - Shutterstock, Inc.


Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của
Hàn Quốc:

Quá trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm


Mục lục
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
Các từ viết tắt

I
II
II



Tóm tắt báo cáo

1

CHƯƠNG 1: Giới thiệu
1. Giới thiệu7

1.1 Tổng quan
7

1.2 Tăng trưởng xanh Carbon thấp: Cách của Hàn Quốc
10

1.3 Khuôn khổ thể chế Tăng trưởng xanh Carbon thấp
12

1.4 Kế hoạch thực hiện Tăng trưởng xanh
14
Tài liệu tham khảo

20

CHƯƠNG 2: Xã hội Carbon thấp
1. Giới thiệu

1.1 Tổng quan

1.2 Đánh giá cơ sở


1.3 Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh

23
23
24
31

2. Mục tiêu và Chiến lược

2.1 Thiết lập mục tiêu giảm phát thải trung hạn

2.2 Thiết lập mục tiêu giảm phát thải theo ngành, loại doanh nghiệp, và theo Năm

32
33
37

3. Các chương trình và hành động chính sách
40

3.1 Thiết lập Viện nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kình (GIR) và Số liệu kiểm kê
khí nhà kính quốc gia
42

3.2 Chương trình giảm phát thải tự nguyện Hàn Quốc (KVER)
44

3.3 Chương trình quản lý mục tiêu (TMS)
49


3.4 TMS khu vực công
58

3.5 Chương trình mua bán tín chỉ phát thải Hàn QUốc (K-ETS)
62
4. Đánh giá

4.1 Đánh giá định lượng

4.2 Đánh giá định tính

71
71
71

5. Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị

76

Tài liệu tham khảo

78

CHƯƠNG 3: Hiệu quả năng lượng và Năng lượng tái tạo
1. Giới thiệu

1.1 Tổng quan

1.2 Đánh giá cơ sở


1.3 Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh

83
83
85
89

2. Mục tiêu và Chiến lược

2.1 Kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia lần thứ nhất (2008-2030)

2.2 Quản lý nhu cầu năng lượng

2.3 Quản lý nguồn cung năng lượng – Xúc tiến sử dụng năng lượng sạch

2.4 Thiết lập mục tiêu

91
92
93
96
99

3. Các chương trình và hành động chính sách

3.1 Chính sách và chương trình về Năng lượng tái tạo

3.1.1 Chính sách trợ giá điện

3.1.2 Tiêu chuẩn về tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS)


3.1.3 Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS)

3.2 Chính sách và chương trình về hiệu quả năng lượng

100
100
101
107
112
100









3.2.1 Tín dụng thuế đối với đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng
114
3.2.2 Các khoản vay của chính phủ cho các dự án hợp lý hóa sử dụng năng lượng 116
3.2.3 Hỗ trợ của chính phủ để Điều tra năng lượng của các DNNVV
3.2.4 Mua sắm công bắt buộc hàng hóa hiệu quả năng lượng
122
3.3 Hợp lý hóa giá năng lượng
123
3.4 Doanh thu của chính phủ để tài trợ cho các chương trình ngành năng lượng
128


4. Đánh giá

4.1 Đánh giá định lượng

4.2 Đánh giá định tính

129
130
132

5. Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị

135

Tài liệu tham khảo

137

CHƯƠNG 4: Công nghệ xanh và Đổi mới
1. Giới thiệu

1.1 Tổng quan

1.2 Đánh giá cơ sở

1.3 Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh

141
141

144
148

2. Mục tiêu và Chiến lược

2.1 Các nguyên tắc lựa chọn và tập trung

2.2 Chiến lược quốc gia và Thiết lập mục tiêu
2.3 Thiết lập mục tiêu công nghệ xanh (Kế hoạch 5 năm quốc gia về Tăng trưởng xanh)

148
148
150
156

3. Các chương trình và hành động chính sách

3.1 Kế hoạch đầu tư cho Nghiên cứu & Phát triển

3.2 Khuôn khổ thể chế

3.3 Chương trình Nghiên cứu & Phát triển và Bồi i dưỡng tài năng xanh

3.3.1 Mở rộng nghiên cứu cơ bản và thúc đẩy hội tụ công nghệ

3.3.2 Công nghệ xanh hóa các ngành công nghiệp chiến lược

3.3.3 Công nghệ thân thiện môi trường

3.3.4 Thiết lập cơ sở hạ tầng cho Nghiên cứu & Phát triển xanh


157
159
163
163
165
166

4. Đánh giá

4.1 Đánh giá định lượng

4.2 Đánh giá định tính

174
174
179

5. Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị

181

Tài liệu tham khảo

183

CHƯƠNG 5: Lối sống xanh
1. Giới thiệu

1.1 Tổng quan


1.2 Đánh giá cơ sở

1.3 Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh

187
187
188
191

2. Mục tiêu và Chiến lược

2.1 Ủy ban Tăng trưởng xanh địa phương (LGGC) và Phong trào Khởi đầu xanh

2.2 Kế hoạch và Chiến lược của Chính phủ

2.2.1 Kế hoạch mở rộng thực hành lối sống xanh carbon thấp (2009)

2.2.2 Các kế hoạch bổ sung tiếp theo của Bộ Môi trường

2.3 Thiết lập mục tiêu

194
195
197
197
199
199



3. Các hành động chính sách và các chương trình

3.1 Mua sắm và tiêu dùng xanh

3.1.1 Mua sắm công xanh bắt buộc

3.1.2 Chương trình chứng nhận cửa hàng xanh

3.1.3 Thỏa thuận Tự nguyện mua sắm xanh

3.1.4 Dán nhãn Carbon

3.1.5 Hệ thống tính điểm Carbon

3.2 Giáo dục xanh và nhận thức môi trường

3.2.1 Chương trình các lãnh đạo xanh

3.2.2 Sáng kiến khu trường xanh

3.2.3 Chiến dịch “Cool-Mapsy”

3.3 Quản lý chất thải

3.3.1 Hệ thống tính phí chất thải dựa trên khối lượng

3.3.2 Hệ thống tính phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng

202
202

202
204
207
208
210
212
213
216
218
219
220
224

4. Đánh giá

4.1 Đánh giá định lượng

4.2 Đánh giá định tính

228
228
236

5. Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị

237

Tài liệu tham khảo

239


CHƯƠNG 6: Công nghiệp xanh
1. Giới thiệu

1.1 Tổng quan

1.2 Đánh giá cơ sở

1.3 Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh

243
243
244
250

2. Mục tiêu và Chiến lược

2.1 Chuyển đổi xanh của các ngành công nghiệp

2.2 Phát triển các doanh nghiệp xanh nhỏ và vừa

2.3 Xây dựng cơ cấu công nghiệp dựa trên quay vòng tài nguyên

2.4 Thành lập tổ hợp và cụm công nghiệp xanh

2.5 Thiết lập mục tiêu

250
250
256

257
259
260

3. Các chương trình và hành động chính sách

3.1 Chứng nhận xanh và công cụ tài chính

3.1.1 Chương trình chứng nhận xanh

3.1.2 Các công cụ tài chính hỗ trợ công nghiệp xanh

3.2 Cụm công nghiệp xanh khu vực

261
261
261
263
267

4. Đánh giá

4.1 Đánh giá định lượng

4.2 Đánh giá định tính

269
269
274


5. Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị

276

Tài liệu tham khảo

278

CHƯƠNG 7: Đất nước xanh và Giao thông xanh
1. Giới thiệu

1.1 Tổng quan

1.2 Đánh giá cơ sở

1.3 Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh

281
281
282
288

2. Mục tiêu và chiến lược

2.1 Mục tiêu giảm khí nhà kính trong chương trình nghị sự đất nước xanh và
giao thông xanh

291
291







2.2 Chiến lược: Thành phố xanh và tòa nhà xanh
2.3 Chiến lược: Giao thông xanh
2.4 Thiết lập mục tiêu

291
293
296

3. Các chương trình và hành động chính sách
297

3.1 Giao thông xanh
297

3.1.1 Cải tổ giao thông ở Seoul và khu vực đô thị lớn
297

3.1.2 Cải thiện phát thải của các phương tiện và tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu

3.1.3 Chương trình trợ cấp thay thế xe cũ
304

3.2 Thành phố xanh
305


3
 .2.1 Xanh hóa các thành phố ở Hàn Quốc– Nghiên cứu điển hình của Incheon
và Seoul

3.2.2 Nông nghiệp đô thị
311

3.3 Tòa nhà xanh
313

3.3.1 Tiêu chí thiết kế tòa nhà để tiết kiệm năng lượng
313

3.3.2 Chương trình chứng nhận phẩm cấp hiệu quả năng lượng
315

3
 .3.3 Chương tình tiêu chuẩn xanh cho thiết kế năng lượng và
môi trường (G-SEED)

318
4. Đánh giá

4.1 Đánh giá định lượng

4.2 Đánh giá định tính

321
321
325


5. Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị

326

Tài liệu thamkhảo

329

CHƯƠNG 8: Kết luận
1. Kết luận

1.1 Các mốc thời gian chính

1.2 Những hạn chế chính

1.3 Kế hoạch 5 năm mới về Tăng trưởng xanh (2014-2018)

1.4 Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị

334
334
337
340
341

Tài liệu tham khảo

343



Lời nói đầu

Nhiều quốc gia rất ngưỡng mộ sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc (ROK) khi quốc gia này chuyển mình từ một
nước nghèo thành một nền kinh tế hùng mạnh. Sau những tàn dư của nhiều năm thuộc địa và chiến tranh, chính
phủ Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu làm cho nền kinh tế tăng trưởng
với quy mô và tốc độ chưa từng có. Sự ngưỡng mộ đối với hiện tượng kinh tế thành công của Hàn Quốc từ nước
nghèo trở thành nước giàu chủ yếu đến từ thực tế là quốc gia này hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, vì vậy
không có tài nguyên để áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa vào tài nguyên đã thực hiện thành công ở nhiều
nước giàu tài nguyên.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng theo hướng xuất khẩu và công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đã bộc lộ rõ những hạn chế
trong những năm gần đây. Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu ở thập kỷ 70 và khủng
hoảng nợ của các thị trường mới nổi trong thập kỷ 80, nền kinh tế của quốc gia này vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi sự biến động của thương mại toàn cầu và giá cả hàng hóa trong những năm 1990-2000. Ngày nay, quốc gia
này đang đứng trước ngã ba đường – phải giải quyết các nguy cơ ngày càng tăng về khan hiếm tài nguyên, biến
đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm.
Sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh toàn cầu đã thúc đẩy Hàn Quốc tự đặt mình vào vị trí dẫn đầu trong việc xúc
tiến tăng trưởng xanh như một mô hình phát triển mới. Trong khi nhiều quốc gia khác đã bắt đầu khai thác những
ưu điểm của tăng trưởng xanh trong các chính sách và chương trình của mình, thì Hàn Quốc lại đưa ra tiêu chuẩn
cao hơn bằng việc coi tăng trưởng xanh như một tầm nhìn quốc gia nằm trong hệ thống quản lý nhà nước. Sự tự
tin của quốc gia này trong việc khai thác hướng đi mới xứng đáng để được phân tích chuyên sâu và do từ trước tới
nay chưa có tài liệu tổng hợp nào được đưa ra để đánh giá quá trình phát triển chính sách tăng trưởng xanh của
Hàn Quốc, nên báo cáo này – Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc – được soạn thảo để lấp đầy khoảng
trống kiến thức đó.
Báo cáo này trình bày những quy trình, kết quả và bài học kinh nghiệm chính trong việc xúc tiến quy hoạch và thực
hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh ở Hàn Quốc. Được đúc kết từ kiến thức của nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh
vực, giá trị gia tăng của các kiến thức trong báo cáo này có thể làm cơ sở cho những cam kết mạnh mẽ hơn, dài
hạn và mang tầm quốc gia đối với tăng trưởng xanh. Đặc biệt, báo cáo này có thể cung cấp cho các nhà hoạch định
chính sách, các chuyên gia, cố vấn, học giả và cộng đồng phát triển những bằng chứng sinh động về tăng trưởng
xanh và hướng dẫn họ trong việc chuyển hướng từ việc đánh đổi sang phát triển tổng hòa dưới dạng các dự án có

tính khả thi về tài chính và các khoản đầu tư đôi bên cùng có lợi với những tác động rõ ràng trên thực tế. Với động
lực toàn cầu về tăng trưởng xanh, đây chính là thời điểm tốt để xem xét trường hợp điển hình của Hàn Quốc để rút
ra những bài học bổ ích và kinh nghiệm liên quan cho các nước khác.

Yvo de Boer
Tổng Giám đốc
Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu

I


Lời cảm ơn

Báo cáo này được tài trợ bởi nguồn vốn chương trình thường xuyên của Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI).
Các quan điểm và thông tin trình bày trong báo cáo này là kết quả nghiên cứu tập thể của các tác giả và không nhất
thiết được ủng hộ bởi các tổ chức của họ. Những tổ chức này được nhắc đến chỉ vì mục đích xác định danh tính.
Báo cáo này được viết bởi nhiều tác giả dưới sự chỉ đạo chung của Myung-Kyoon Lee, Giám đốc Dịch vụ tư vấn tri
thức của GGGI. Các tác giả chính bao gồm: Yong-Sung Kim (GGGI), Sung-Jin Kang (Đại học Hàn Quốc - Chương
2 và 5), Ji-Chul Ryu (Tư vấn cá nhân - Chương 3), Wang-Dong Kim (Viện Chính sách Khoa học và Công nghệChương 4), Ki-Ju Han (Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc - Chương 6), và Yong-Eun Shin (Đại
học Dong- Eui - Chương 7). Các đồng tác giả gồm: Chiden Balmes (GGGI), You-Hyun Lee (theo học tiến sỹ tại Đại
học Paris 1 Panthéon-Sorbonne), và Soo-Jung Kim (theo học Tiến sỹ tại Đại học Hàn Quốc; Chương 2 và 5).
Báo cáo này cũng nhận được sự xem xét đánh giá của Jason Lee (GGGI), James Kang (GGGI), Colin McCormick
(GGGI), Ho-Seok Kim (Viện Môi trường Hàn Quốc), Inhee Chung (GGGI), và Jung-Woo Lee (GGGI). Bản thảo cuối
cùng được hiệu chỉnh và thiết kế bởi Jimmy Carrillo (Tư vấn cá nhân), Da-Yeon Choi (GGGI), Yoolbee An (GGGI),
và Su-Jeung Hong (GGGI).

II


Các từ viết tắt

BAU
CCS
CDM
CPI
CSR
EEDI
EMS
ESI
EU
EUA
EU-ETS
EuPs
GBI
GCF
GDP
GGC
GGGI
GHG
GIR
GLCI
GR
GTC
GTC-K
IMO
IPCC
KCER
KDI
KECO
KEEI
KEI

KEITI
KEMCO
KEPCO
K-ETS
KIER
KIET
KIST
KISTEP
KOSTAT
KVER
LA21
LCEGS
LEDs
LGGC
MAFRA
GPP
MEST

III

Kịch bản cơ sở (khi không có sự can thiệp nào)
Bắt giữ và lưu trữ Carbon
Cơ chế phát triển sạch
Chỉ số năng suất sáng tạo
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng
Cơ chế mua bán khí phát thải
Chỉ số bền vững môi trường
Liên minh châu Âu
Tín chỉ khí hậu của EU

Hệ thống mua bán phát thải của EU
Sản phẩm sử dụng năng lượng
Chỉ số công trình xanh
Quỹ Khí hậu xanh
Tổng sản phẩm quốc nội
Ủy ban Tăng trưởng xanh
Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
Khí nhà kính
Trung tâm nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kính
Chỉ số năng lực đời sống xanh
Hàng hóa được tái chế
Ủy ban Công nghệ xanh
Trung tâm Công nghệ xanh Hàn Quốc
Tổ chức hàng hải quốc tế
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Giảm phát thải được chứng nhận của Hàn Quốc
Viện Phát triển Hàn Quốc
Tổng công ty môi trường Hàn Quốc
Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc
Viện Môi trường Hàn Quốc
Viện Công nghiệp Môi trường và Công nghệ Hàn Quốc
Hợp tác quản lý năng lượng Hàn Quốc
Tổng công ty điện lực Hàn Quốc
Cơ chế mua bán khí phát thải Hàn Quốc
Viện Nghiên cứu Năng lượng Hàn Quốc
Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc
Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
Viện Đánh giá Khoa học Công nghệ và Quy hoạch Hàn Quốc
Tổng cục thống kê Hàn Quốc
Chương trình giảm phát thải tình nguyện Hàn Quốc

Chương trình nghị sự 21
Hàng hóa và dịch vụ carbon thấp và môi trường
Diodes phát sáng (đèn LED)
Ủy ban Tăng trưởng xanh địa phương
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn
Mua sắm công xanh
Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ


MKE
MoE
MoFA
MOSF
MOTIE
MRV
MSIP
NAMA
NIR
NIRS
NSTC
ODA
OECD
PCGG
RFID
ROK
DNNVV
STEPI
TBT
TMS
TOE

UNESCAP
UNFCCC
VA
WTO

Bộ Kinh tế Tri thức
Bộ Môi trường
Bộ Ngoại giao
Bộ Chiến lược và Tài chính
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng
Đo lường, Báo cáo và Kiểm chứng
Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin truyền thông và Quy hoạch tương lai
Các hành động giảm nhẹ phù hợp mang tính quốc gia
Báo cáo kiểm kê quốc gia
Hệ thống báo cáo kiểm kê quốc gia
Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh
Nhận dạng tần số vô tuyến
Hàn Quốc
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Chương trình Quản lý mục tiêu
Tấn dầu quy đổi
Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á và Thái Bình Dương
Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
Thỏa thuận tình nguyện
Tổ chức thương mại thế giới


IV


Tóm tắt báo cáo
Tăng trưởng xanh đem lại nhiều cơ hội để giải quyết
những thách thức phát triển chưa từng có trong
thời đại chúng ta. Nó mang lại những giải pháp đổi
mới để tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường
bền vững, và hòa nhập xã hội. Được thúc giục bởi
động lực tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã
dũng cảm theo đuổi con đường này để giải quyết
các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng
trưởng kinh tế chậm, và biến đổi khí hậu. Thông
qua việc giảm thiểu sự đánh đổi và tối đa hóa sự
tổng hòa của quá trình xanh hóa nền kinh tế, Hàn
Quốc đã áp dụng tăng trưởng xanh như một chiến
lược phát triển quốc gia dưới thời Lee Myung-bak.
Là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng
trưởng xanh với quy mô và tốc độ chưa từng có,
nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
đáng để được phân tích một cách chuyên sâu.
Ngoài ra, một thực tế là con đường phát triển
của Hàn Quốc liên quan nhiều đến các nước
phát triển và đang phát triển, với sự thành công
của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến giàu,
khiến cho điều này càng đáng được xem xét.
Mô hình tăng trưởng xanh carbon
thấp của Hàn Quốc
Mô hình tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc

có đặc thù rất riêng bởi sự quản lý tập trung cao độ
và sự chỉ đạo mạnh mẽ từ trên xuống dưới, nâng
tầm tăng trưởng xanh thành ưu tiên quốc gia. Mặc
dù bảo tồn năng lượng và môi trường bền vững từ
lâu đã là một phần trong những nỗ lực phát triển của
Hàn Quốc, những vấn đề này đã được đặt lên hàng
đầu trong chương trình nghị sự quốc gia của chính
quyền Lee Myung-bak. Chính quyền này đã coi tăng
trưởng xanh như một tầm nhìn dài hạn, một mô hình
phát triển và mục tiêu chính sách quan trọng phải
được thực hiện không phải như một nỗ lực cải cách
chậm chạp mà như một quyết định chính trị nhanh
chóng và quyết đoán để phù hợp với sự tăng trưởng
kinh tế kỳ diệu của Hàn Quốc thời kỳ hậu chiến.
Con đường “tăng trưởng xanh carbon thấp” nhấn
mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tăng trưởng kinh tế
nhưng phải trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà
kính ở mức độ nhất định để giảm thiểu biến đổi khí
hậu và tạo ra những động cơ tăng trưởng mới như
công nghệ xanh, công nghiệp xanh, và việc làm
1

xanh. Vì vậy, mô hình này tạo ra một tiền đề là giảm
phát thải khí nhà kính nhưng không làm cản trở sự
tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra các cơ hội phát
triển mới. Trên thực tế, những cơ hội này là rất lớn
đối với những nền kinh tế như Hàn Quốc với độ
phức tạp về công nghệ và đổi mới công nghiệp.
Trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh carbon thấp
của Hàn Quốc, có bốn mốc quan trọng cần chú ý:

(1)Xây dựng khung quản trị vững chắc cho tăng trưởng
xanh bằng việc thành lập Ủy ban Tổng thống về Tăng
trưởng xanh (PCGG) vào năm 2009;
(2)Tăng cường môi trường pháp lý tạo điều kiện cho
tăng trưởng xanh bằng việc ban hành Luật khung
về Tăng trưởng xanh carbon thấp năm 2010;
(3)Huy động nhiều bộ ngành lập ra các kế hoạch tăng
trưởng xanh toàn diện ở các cấp – cấp ngành, quốc
gia, và địa phương – bao gồm cả Chiến lược quốc
gia về Tăng trưởng xanh (2009- 2050) và Kế hoạch
5 năm (2009-2013); và
(4)Thể hiện cam kết của Hàn Quốc trong chương
trình nghị sự về biến đổi khí hậu toàn cầu bằng
việc đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về giảm
30% phát thải khí nhà kính vào năm 2020, là
mục tiêu cao nhất cho một quốc gia không nằm
trong Phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto.
Sự kết hợp của bốn mốc này đã tạo ra một môi
trường thuận lợi cho tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc
vì nó tạo ra nền tảng thể chế, pháp lý và kế hoạch
cho tăng trưởng xanh. Luật khung về Tăng trưởng
xanh carbon thấp đã thành công trong việc thể chế
hóa tăng trưởng xanh như một chính sách nội địa
và đã tạo ra một hình mẫu tốt cho các quốc gia
khác trong việc hoạch định chính sách toàn diện
và năng động để tích hợp các mục tiêu kinh tế,
môi trường và xã hội vào một khung duy nhất.
Sự ra đời của PCGG là một đột phá lớn về tổ chức
vì tổ chức này có khả năng độc lập để huy động
các nguồn lực liên bộ và liên ngành về quy hoạch

tăng trưởng xanh. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận
tăng trưởng xanh theo hướng hành động và có sự
tham gia của toàn chính phủ của Hàn Quốc là một
thực hành chính sách tốt có thể được nhân rộng ở
các nước khác. Hình 1 tóm tắt các yếu tố chính.


Hình 1: Nền tảng vững chắc của chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc

CHUYỂN ĐỔI
TĂNG TRƯỞNG XANH
DÀI HẠN Ở HÀN QUỐC
CAM KẾT CỦA
CÁC BÊN LIÊN QUAN

THỂ CHẾ

TRIỂN KHAI

• PCGG
• Các cơ quan tham vấn
khu vực tư nhân
• Nhóm tham vấn
tăng trưởng xanh

QUẢN LÝ

• Chính sách & Chương trình
• Ngân sách & Tài chính
• Truyền thông

• Theo dõi & đánh giá

• Ban thư ký PCGG
• Các tiểu ban PCGG
• Các Bộ chủ quản
• Các Ủy ban tăng trưởng
xanh địa phương

Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của toàn chính phủ
[

[A]

Giảm thiểu biến đổi khí hậu
Safe
và tăng cường an
ninh
năng lượng Chemical

1. Giảm phát thảiManagement
GHG hiệu quả
2. Đa dạng hóa nguồn năng lượng
và tăng cường an ninh năng lượng
3. Tăng cường khả năng thích ứng
với khí hậu

CÁC ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHÍNH
3 chiến lược và 10 chính sách chỉ đạo ]

[B]


Tạo động cơ tăng trưởng mới

4. Phát triển công nghệ xanh
5. Xanh hóa các ngành công nghiệp
hiện tại và thúc đẩy các ngành
công nghiệp xanh
6. Đẩy mạnh cơ cấu công nghiệp
7. Tạo lập cấu trúc cơ sở cho nền
kinh tế xanh

[C]

Cải thiện chất lượng cuộc sống
và nâng cao vị thế quốc tế

8. Xanh hóa đất đai và nước, và xây dựng
hạ tầng giao thông xanh
9. Đưa cách mạng xanh vào đời sống
người dân
10. Trở thành hình mẫu cho cộng đồng
quốc tế làm quốc gia đi đầu trong tăng
trưởng xanh

SỰ LÃ NH ĐẠ O

S ự ủ n g h ộ củ a cá c B ộ
T ầ m n h ì n v à c h i ế n lư ợ c “ T ă n g t r ư ở n g xa n h ca r b o n t h ấ p ”
Luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp
C h i ế n l ư ợ c q u ố c g i a về t ă n g t r ư ở n g xa n h ( 2 0 0 9 - 2 0 5 0 )

Kế h o ạ c h 5 n ă m l ầ n t h ứ n h ấ t về T ă n g t r ư ở n g xa n h ( 2 0 0 9 - 2 0 1 3 )

VÌ SAO LỰA CHỌN TĂNG TRƯỞNG XANH CHO HÀN QUỐC
Phụ thuộc và nhiên liệu hóa thạch | Kinh tế tăng trưởng chậm | Biến đổi khí hậu
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN CẦU

Tiến độ theo từng lĩnh vực
Xã hội carbon thấp
Để đáp ứng được mục tiêu đầy tham vọng về giảm
30% khí phát thải so với mức BAU (mức hoạt động
thông thường khi không có sự can thiệp nào) vào
năm 2020 (mục tiêu cao nhất do IPCC đề xuất), chính
phủ đã áp dụng một chiến lược giảm nhẹ toàn diện.
Chính phủ đã thành công trong việc thành lập một
trung tâm chuyên nghiệp về kiểm kê khí nhà kính
(Trung tâm nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kính) và
huy động được sự tham gia của khu vực nhà nước
và tư nhân vào một số chương trình giảm phát thải.
Những hoạt động ban đầu này đã tạo ra một nền
tảng vững chắc cho việc triển khai Cơ chế mua

bán tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS) vào tháng
1 năm 2015 bất chấp sự phản đổi mạnh mẽ từ các
ngành công nghiệp về tác động của chính sách này
đến khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc.
Cơ chế KETS sẽ củng cố chính sách giảm nhẹ tác
động của biến đổi khí hậu của Hàn Quốc thông qua
việc nhắm vào các nguồn phát thải lớn nhất và từ
đó có thể đem lại những tác động trên diện rộng.
Hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo

Thông qua việc giới thiệu Kế hoạch năng lượng cơ
bản quốc gia lần thứ nhất như là một kế hoạch tổng
thể về năng lượng quốc gia, chiến lược tăng trưởng
xanh của Hàn Quốc đối với ngành năng lượng hướng
đến cả hai mặt cung và cầu của thị trường. Những
2


biện pháp làm giảm nhu cầu năng lượng, cải thiện
hiệu quả năng lượng, và triển khai năng lượng tái
tạo không chỉ nhằm giải quyết các tác động của
khủng hoảng dầu mỏ mà còn cải thiện môi trường
của Hàn Quốc và cải tổ một cách chiến lược cơ cấu
kinh tế dựa trên những động lực tăng trưởng mới.
Sự ra đời của Tiêu chuẩn về Tỷ lệ Năng lượng tái
tạo (RPS) năm 2013 đã đặt ra một yêu cầu lớn đối
với các nhà sản xuất năng lượng quốc gia là họ phải
đáp ứng được mục tiêu là một phần năng lượng của
họ phải được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Cho dù
có những nỗ lực như vậy, công cuộc xanh hóa nền
kinh tế vẫn còn là một nhiệm vụ cam go đối với Hàn
Quốc vì chưa có những cải thiện đáng kể nào về việc
giảm cường độ năng lượng trong số các ngành công
nghiệp lớn đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo.
Công nghệ xanh và Đổi mới
Bằng việc áp dụng công thức lựa chọn và tập trung
vốn đã từng là chiến lược hiệu quả đối với Hàn Quốc
kể từ giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế nhanh,
Hàn Quốc đã thành công trong việc thu hẹp khoảng
cách về công nghệ so với các đối tác toàn cầu và

điều này không thể thực hiện được nếu không có
sự gia tăng đầu tư đáng kể vào Nghiên cứu & Phát
triển (R&D) về cách mạng công nghệ xanh, đặc biệt
là việc thúc đẩy sự hội tụ giữa các công nghệ hiện
có và công nghệ mới nổi. Trong số 27 công nghệ
xanh chủ chốt được chọn làm lĩnh vực ưu tiên đầu
tư và thương mại hóa, thì pin thứ cấp và LED đã
cho thấy kết quả tốt nhất. Các hạng mục công nghệ
khác như hệ thống tích trữ năng lượng, hệ thống
năng lượng tái tạo và xe chạy điện đã có những
bước tiến đáng kể để trở nên có tính cạnh tranh
toàn cầu ttrong khi tiến độ ở các công nghệ khác sẽ
cần phải có thêm thời gian và nguồn lực để có thể
cạnh tranh toàn cầu. Những thành tựu trong lĩnh
vực này có tính chất rất quan trọng vì nó sẽ tạo nền
móng cho việc tạo ra các động cơ tăng trưởng mới.
Lối sống xanh
Làm xanh hóa lối sống của người dân đòi hỏi
sự thay đổi hành vi của toàn xã hội và Hàn
Quốc đã từng bước thực hiện nỗ lực này thông
qua việc kết hợp các chính sách ràng buộc và
khuyến khích hướng đến các nhóm và khu vực
cụ thể, đồng thời tích hợp cả hai phương pháp
truyền thông từ trên xuống và từ dưới lên.

3

Đất nước xanh và giao thông xanh
Để chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều
năng lượng của các thành phố, Kế hoạch 5 năm đã

tập trung vào ba điểm khởi đầu chính: quy hoạch
đô thị, công trình xây dựng và giao thông vận tải.
Nhiều dự án thí điểm về xanh hóa các hoạt động
vận hành của thành phố và tái tạo đô thị do các
bộ và chính quyền địa phương thực hiện đã góp
phần làm hạn chế sự gia tăng tiêu thụ năng lượng
của đô thị. Ngoài ra, hiệu quả của hệ thống giao
thông công cộng của Hàn Quốc đã được cải thiện
đáng kể qua nhiều năm, thông qua số lượng hành
khách và ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn cho
các nước khác chẳng hạn như đề án xe buýt bán
công và hệ thống tàu điện ngầm tích hợp. Hơn
nữa, việc áp dụng các quy định pháp luật về xây
dựng đã được tăng cường và chứng chỉ về hiệu
quả năng lượng trong xây dựng đã góp phần hạn
chế sự gia tăng phát thải khí nhà kính của ngành
xây dựng. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh
vực này nêu cao tầm quan trọng của việc giải
quyết các vấn đề đô thị phức tạp không phải theo
cách giải quyết từng vấn đề đơn lẻ mà phải lồng
ghép trong một hệ thống rộng lớn hơn, bao gồm
các yếu tố vật chất, kinh tế, xã hội và hành vi.
Công nghiệp xanh
Nhằm tạo động lực tăng trưởng mới để vượt qua
cuộc khủng hoảng năng lượng và môi trường, Hàn
Quốc dự định xanh hóa các ngành công nghiệp
hiện có và đồng thời cũng tạo ra những ngành công
nghiệp mới. Kế hoạch tổng thể của Hàn Quốc theo
đuổi “chuyển đổi xanh” ngành công nghiệp đã tập
trung vào đổi mới theo hướng xanh các ngành công

nghiệp cốt lõi, tái cơ cấu công nghiệp để phát triển
các bon thấp, và xanh hóa chuỗi giá trị. Thành công
của Hàn Quốc trong việc thúc ép các doanh nghiệp
đưa các yêu cầu về môi trường vào trong hoạt động
kinh doanh đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong
việc xanh hóa các ngành công nghiệp lớn như thép,
hóa chất, ô tô và điện tử, là những ngành tiêu thụ
nhiều năng lượng và phát thải nhiều khí nhà kính.
Để thúc đẩy cải cách cơ cấu, chính phủ đã lựa chọn
17 ngành công nghiệp có tiềm năng cao nhất để
tạo ra các thị trường mới và mang lại hiệu ứng lan
tỏa tích cực. Mặt khác, việc xanh hóa chuỗi giá trị
đòi hỏi sự hỗ trợ các doanh nghiệp xanh vừa và
nhỏ, thúc đẩy quá trình quay vòng tài nguyên trong
sản xuất công nghiệp, và thành lập các tổ hợp công
nghiệp xanh để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp
công nghệ cao và quan hệ đối tác công tư đổi mới.


Bảng 1: Một số chính sách và chương trình tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được nhắc đến trong nghiên cứu này
Tạo điều kiện


Toàn bộ nền
kinh tế










Toàn ngành







Nghĩa vụ

Thành lập Trung tâm nghiên
cứu và kiểm kê khí nhà kính
(CH-2)
Viện trợ của chính phủ cho
N.cứu& P.triển để phát triển
công nghệ xanh và xanh hóa
các ngành công nghiệp chiến
lược (CH-4)
Viện trợ của chính phủ để
nuôi dưỡng các tài năng xanh
(CH-4)



Vốn vay chính phủ cho các dự
án hợp lý hóa sử dụng năng

lượng (CH-3)
Công ty dịch vụ năng lượng do
chính phủ hỗ trợ hoặc các Dự
án ESCO (CH-3)
Viện trợ của chính phủ cho
Điều tra năng lượng tự nguyện
ở các DN vừa và nhỏ (CH-3)
Chương trình lãnh đạo xanh
(CH-5)
Sáng kiến khu trường xanh
(CH-5)
Chiến dịch “Cool-Mapsy”
(CH-5)
Các chinh sách xanh đối với
các chương trình Vốn vay, bảo
lãnh, Quỹ và bảo hiểm (CH-6)
Thành lập các cụm công
nghiệp xanh (CH-6)






Kế hoạch quản lý mục tiêu
(TMS; CH-2)
TMS khu vực công (CH-2)
Kế hoạch mua bán tín chỉ phát
thải Hàn Quốc (K-ETS; CH-2)


Khuyến khích














Tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái
tạo (RPS; CH-3)
Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo
(RFS; CH-3)
Đấu thầu bắt buộc với Hàng
hóa sử dụng hiệu quả năng
lượng (CH-3)
Đấu thầu xanh bắt buộc (CH-5)
Hệ thống tính phí chất thải dựa
trên khối lượng (CH-5)
Hệ thống tính phí chất thải thực
phẩm dựa trên trọng lượng
(CH-5)
Cải thiện tiêu chuẩn phát thải
của phương tiện giao thông và

Tiết kiệm nhiên liệu (CH-7)
Tiêu chí thiết kế công trình để
tiết kiệm năng lượng (CH-7)

Con đường phía trước
Khi thử nghiệm những giá trị của tăng trưởng xanh
như một mô hình phát triển, đóng góp lớn nhất của
Hàn Quốc là ở sự táo bạo và lạc quan để theo đuổi
tăng trưởng xanh ở quy mô quốc gia với các mục
tiêu và kế hoạch hành động cụ thể. Những nỗ lực
này không phải là vô ích khi nhìn vào những thành
tựu đã đạt được cho đến nay nhưng mô hình tăng
trưởng xanh này không phải là không có những hạn
chế. Mức độ “xanh hóa” vẫn là vấn đề gây tranh
cãi do sự tăng trưởng thiên về định hướng theo thị
trường, trong đó kinh tế được ưu tiên hơn so với
môi trường và bình đẳng xã hội. Những tiến bộ đạt
được cho đến nay đã bị chỉ trích vì tính chất không rõ
ràng và kết quả yếu kém do thiếu các tiêu chuẩn đo
lường và chỉ tiêu phù hợp. Do cách tiếp cận chủ yếu
là từ trên xuống, nên công tác truyền thông từ dưới
cơ sở lên chưa hiệu quả, vì vậy mà không thu hút
được sự tham gia tích cực của các bên liên quan.










Giảm phát thải tự nguyện Hàn
Quốc (KVER; CH-2)
Chương trình chứng nhận nhà
kho xanh (CH-5)
Thỏa thuận tự nguyện về mua
sắm xanh (CH-5)
Hệ thống dán nhãn Carbon
(CH-5)
Hệ thống tính điểm Carbon
(CH-5)
Chính sách trợ giá điện cho
năng lượng tái tạo (FIT; CH-3)
Ưu đãi thuế cho Đầu tư vào
các cơ sở tiết kiệm năng lượng
(CH-3)
Kế hoạch chứng chỉ xanh cho
các công nghệ, sản phẩm, dự
án và kinh doanh xanh,(CH-6)
Hệ thống vé tích hợp cho vận
tải công cộng ở các thành phố
(CH-7)
Chương trình trợ giá thay thế
xe cũ (CH-7)
Tiêu chuẩn xanh về năng lượng
và môi trường trong thiết kế
xây dựng (G-SEED, CH-7)
Kế hoạch chứng chỉ mức độ
hiệu quả năng lượng trong xây

dựng (CH-7)

Tăng trưởng xanh vẫn được coi là một chính sách
gắn liền với chiến lược phát triển của Hàn Quốc với
sự ra đời của Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về Tăng
trưởng xanh (2014-2018). Vì Kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất đã thành công trong việc thiết lập nền tảng
thể chế cho tăng trưởng xanh, Kế hoạch 5 năm
lần thứ hai dự kiến sẽ tập trung vào việc đạt được
những kết quả đáng kể trong việc thiết lập một cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội các bon thấp, đạt được
một nền kinh tế sáng tạo thông qua sự hội tụ của
công nghệ xanh và công nghệ thông tin, và xây dựng
một môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu. Khi
Hàn Quốc cố gắng theo đuổi tăng trưởng xanh ở
bên ngoài biên giới quốc gia, thì trước hết quốc gia
này phải đạt được kết quả ở trong nước và việc thể
hiện được những lợi ích hữu hình của tăng trưởng
xanh trên thực tế vẫn là một thử thách quan trọng

4


Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm

Chương 1: Giới thiệu

6
6



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

Tóm tắt
Hàn Quốc theo đuổi tăng trưởng xanh một cách toàn diện thông qua việc thành lập một cơ quan quản lý cấp trung
ương chuyên trách về tăng trưởng xanh, huy động nhiều bộ chuyên ngành, và có sự tham gia của nhiều bên liên quan
thuộc các khu vực xã hội khác nhau cùng thực hiện các sáng kiến theo một chiến lược ba mũi nhọn với mười định
hướng chính sách. Với sự lãnh đạo quyết liệt từ trên xuống nhằm đạt được tiềm năng to lớn về tăng trưởng xanh để
tạo ra một làn sóng kinh tế năng động mà không ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường, Hàn Quốc đã trao đủ
quyền hạn cho Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh (PCGG) để quy hoạch và triển khai tăng trưởng xanh trên
quy mô toàn quốc. PCGG khi đó đã lập ra các kế hoạch tăng trưởng xanh toàn diện – cả trung và dài hạn – lồng ghép
các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội vào trong cùng một khuôn khổ. Ngoài ra, tuyên bố của Hàn Quốc về việc
giảm phát thải khí nhà kính 30 % vào năm 2020 là mục tiêu đề xuất cao nhất đối với một quốc gia không thuộc Phụ
lục-1 của Nghị định thư Kyoto. Việc ban hành Luật khung về tăng trưởng carbon thấp là văn kiện toàn diện duy nhất
cho đến nay về hoạch định chính sách tăng trưởng xanh ở cấp quốc gia. Các mốc sự kiện này đã cùng hội tụ để tạo
nên một cơ sở thể chế, pháp lý và quy hoạch cho tăng trưởng xanh, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc ở Hàn Quốc.

1.Giới thiệu
1.1 Tổng quan
Là một chính sách đang nổi lên với mục tiêu đầy tham
vọng trong việc giải quyết các bế tắc lâu dài giữa tăng
trưởng kinh tế và môi trường bền vững, tăng trưởng
xanh đã đi một chặng đường dài từ một thuật ngữ
thông dụng tới một mô hình phát triển mới. Vì nó làm
sống lại các chương trình phát triển bền vững với một
cách tiếp cận tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn
đề biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả
và suy thoái kinh tế toàn cầu, động lực phát triển cho
tăng trưởng xanh xứng đáng được chú ý và được minh

chứng bởi vô số các nỗ lực liên quan trên toàn thế giới.
Trong nỗ lực toàn cầu hướng tới tăng trưởng xanh,
chưa một quốc gia nào dẫn đầu trong lĩnh vực này
với niềm đam mê vô song như Hàn Quốc. Quốc gia
này nhận thức tăng trưởng xanh như một cơ hội để
đạt được sự thịnh vượng cao hơn bằng cách thay
đổi cách thức theo đuổi phát triển trong quá khứ vì
các cách thức thông thường này đã tỏ ra là không có
tính bền vững. Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của
Hàn Quốc– có tính chất đặc thù bởi hành động nhanh
và bền vững trong việc chuyển đổi quan hệ từ đánh
7

đổi sang phối hợp giữa “tăng trưởng” và “xanh” – và
kinh nghiệm này xứng đáng nhận được sự quan tâm
lớn của các nước đang phát triển và đã phát triển vì
những lý do sau đây:


Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc là
một trong những trường hợp nổi tiếng nhất vì đây
là quốc gia duy nhất cho đến nay áp dụng tăng
trưởng xanh như một chiến lược phát triển mới
với quy mô, tốc độ và mức độ toàn diện chưa
từng có. Tóm lại, đây là một động lực nghiêm túc
để theo đuổi tăng trưởng xanh một cách có hệ
thống và chính quy.




Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
cung cấp các bài học quý giá cho những nước
đang tìm cách đưa tăng trưởng xanh thành một
chính sách quốc gia. Từng là một quốc gia đang
phát triển và trở thành quốc gia phát triển trong
một thời gian ngắn, các bài học phát triển của
Hàn Quốc có thể phù hợp cho cả các nước đang
phát triển và đã phát triển.




Sự chuyển giao sang một chính phủ mới của
Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Park
Geun- Hye năm 2013 là một cơ hội tốt để kiểm
tra các thành quả của các sáng kiến tăng trưởng
xanh và tính liên tục của nó trong bối cảnh chuyển
giao quyền lực.

Vì tăng trưởng xanh đang được xem như một giải
pháp chưa được chứng minh, bước quan trọng tiếp
theo là phải chứng minh được nó thực sự có hiệu
quả như thế nào. Làm thế nào để Hàn Quốc theo
đuổi chính sách tăng trưởng xanh và những kết quả,
những thách thức và bài học quan trọng cho đến nay
là gì? Trong khi vẫn còn quá sớm để đưa ra một đánh
giá toàn diện về kinh nghiệm tăng trưởng xanh của
Hàn Quốc, báo cáo này dự định cung cấp một tài liệu
khách quan về những gì đã đạt được cho đến nay
như một cách để làm phong phú thêm nguồn tài liệu

hiện có và tăng cường các bằng chứng thực nghiệm
về tính khả thi và tính chất chuyển đổi của tăng
trưởng xanh. Vì không có một giải pháp tăng trưởng
xanh đơn lẻ nào có thể phù hợp với mọi loại nhu cầu,
nên các sáng kiến được thảo luận ở đây không nhất
thiết phải được áp dụng bởi các nước khác, nhưng
những bài học và thực tiễn tốt có thể sẽ hữu ích đối
với các chính phủ trong việc xây dựng chính sách và
chương trình tăng trưởng xanh cho riêng mình.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự trì trệ kéo dài của
nền kinh tế toàn cầu đã chứng minh rằng các chiến
lược phát triển hiện tại không còn đáp ứng được với
bối cảnh kinh tế xã hội đang tiến triển. World Bank
(2012) thậm chí còn nhấn mạnh rằng “mô hình tăng
trưởng hiện nay của chúng ta không chỉ không bền
vững mà còn rất kém hiệu quả,” từ đó đề xuất các
nước nên rút khỏi chiến lược kiểu “tăng trưởng bẩnlàm sạch sau”. Báo cáo đánh giá của Stern Review
(2010) cảnh báo rằng “tăng trưởng carbon cao sẽ giết
chết chính sự tăng trưởng đó” do giá carbon cao và
môi trường vật chất không thuận lợi. Như vậy, thời
gian thử thách đã thúc ép nhiều chính phủ đi tìm kiếm
những nguồn cơ hội mới và tăng trưởng xanh được dự
báo là một giải pháp đôi bên cùng có lợi với sự đảm
bảo rằng phát triển kinh tế sẽ không làm ảnh hưởng
đến sự bền vững của môi trường.


Những bất cập trong phát triển bền vững. Lời
hứa khoa trương của phát triển bền vững về sắp

xếp một cách hiệu quả ba trụ cột có tầm quan
trọng ngang nhau là kinh tế, môi trường và xã hội,
vẫn còn mờ mịt. Tình hình kinh tế toàn cầu có
thể đã được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ
qua, nhưng nó phải trả một cái giá rất đắt về môi
trường và làm tồi tệ thêm sự chia rẽ giữa người
có lợi ích và người không được hưởng lợi ích.
Phát triển bền vững cần phải được tiếp tục thử
nghiệm theo thời gian, nhưng cho đến nay, nó
chưa đưa ra được những gì đã hứa hẹn. Là một
lựa chọn chính sách, tăng trưởng xanh dự kiến
sẽ đưa ra cách giải quyết tốt hơn, bằng việc dung
hòa các mục tiêu mâu thuẫn nhau và làm hài
hòa các các yêu cầu tăng trưởng kinh tế và môi
trường bền vững.



Như vậy, tăng trưởng xanh được coi là hy vọng
lớn nhất của cộng đồng quốc tế đối với sự bế
tắc trong 25 năm về sự tích hợp của các trụ cột
kinh tế và môi trường trong phát triển bền vững
(Samans, 2013).

Sự xuất hiện của tăng trưởng xanh như một Mô
hình mới của sự phát triển
Sự xuất hiện của tăng trưởng xanh như một chính
sách phát triển đã tiến triển nhanh chóng kể từ thời
điểm Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc
khu vực Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP)

đưa tăng trưởng xanh vào thảo luận tại Hội nghị
Bộ trưởng lần thứ năm về Môi trường và Phát triển
ở Châu Á Thái Bình Dương năm 2005, đưa ra một
tuyên bố chính thức rằng áp dụng tăng trưởng xanh
là một chiến lược hướng tới phát triển bền vững. Vậy
điều gì giải thích sự thay đổi từ một khẩu hiệu hấp
dẫn tuyệt đối (Schmalensee, 2012) đến một cách
tiếp cận chính sách mới thách thức các mô hình tăng
trưởng truyền thống?
Bất chấp mối quan hệ đối chọi truyền thống giữa
“xanh” và “tăng trưởng”, hai yếu tố chính sau đây
được xác định là đã gây được sự ủng hộ mạnh mẽ
của cộng đồng quốc tế đối với tăng trưởng xanh:
(1)Sự suy thoái kinh tế toàn cầu; và
(2) Bất cập trong phát triển bền vững để đáp ứng kỳ
vọng của xã hội. (Park, 2013):

Các giá trị của tăng trưởng xanh trở nên nổi bật hơn
khi đặt cạnh “tăng trưởng nâu” (xem Bảng 1). Sự khác
biệt rõ rệt là tăng trưởng nâu - đưa ra chiến lược “tăng
trưởng trước, làm sạch sau” – quá chú trọng vào GDP
trong khi tăng trưởng xanh kêu gọi các nước “tăng
trưởng và làm sạch cùng một lúc” – hướng tới chất
lượng nhiều hơn, vì nó cố gắng giải quyết sự mâu
thuẫn sâu sắc giữa các khía cạnh kinh tế, môi trường
và xã hội. Cũng có thể là công bằng khi cho rằng sự
thành công về kinh tế của các nước công nghiệp hiện
nay là xuất phát từ tăng trưởng nâu nhưng các nền
8



kinh tế đang phát triển ngày nay không thể chỉ đơn
giản là tiếp tục làm theo để bắt kịp với các nước giàu.

và xã hội), thì tăng trưởng xanh được phân biệt như
thế nào với phát triển bền vững?

Như báo The Economist (2012) đã nhận định: “Các
nước giàu đã trở nên thịnh vượng mà không lo lắng
nhiều về môi trường. Các nước nghèo và thu nhập
trung bình thì không có được thứ xa xỉ đó.”

OECD (2011) đã nhấn mạnh mối quan hệ rõ ràng giữa
hai khái niệm, nêu bật lên thực tế là tăng trưởng xanh
là một nhánh của phát triển bền vững chứ không phải
là phương án thay thế cho phát triển bền vững. Tăng
trưởng xanh hoàn toàn phù hợp với khái niệm khung
về phát triển bền vững nhưng có phạm vi hẹp hơn
hoặc chú trọng hơn vào các mối quan hệ giữa môi
trường và kinh tế (Cục thống kê Hà Lan, 2013) - qua
đó cho biết nhiều thông tin chi tiết hơn về môi trường
và tài nguyên - làm cho tăng trưởng xanh dễ thực thi
hơn, và có thể đo lường đánh giá được sự phát triển
của nó. Tương tự như vậy, tăng trưởng xanh đại diện
cho “sự tập trung tăng cường” vào phát triển bền
vững do cách tiếp cận liên ngành của nó đối với sự
phát triển được tăng cường bởi công tác quy hoạch
và chẩn đoán ở giai đoạn đầu (AfDB, 2013).

Là một chủ đề tương đối mới về học thuật và chính

sách, không có gì khó hiểu khi tăng trưởng xanh được
định nghĩa một cách mơ hồ, nhất là khi tham chiếu
đến phát triển bền vững. Mặc dù tài liệu tham khảo về
vấn đề này ngày càng có nhiều nhưng vẫn chưa có
một định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi (Jacobs,
2013) và vẫn còn nhiều mơ hồ xung quanh khái niệm
này, cụ thể là về vị trí thực tế của nó trong chương
trình nghị sự phát triển bền vững tổng thể. Nó được
hiểu như một khái niệm gần với khái niệm nền kinh
tế carbon thấp, một chương trình chính sách, một
phương tiện để hướng tới sự bền vững, một nhánh
của phát triển bền vững, và hiểu rộng hơn là một mô
hình phát triển mới thay đổi về bản chất và là phương
án thay thế khả thi cho các mô hình phát triển cũ.
Một số tổ chức quốc tế như Viện Tăng trưởng xanh
toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh
tế và Phát triển, Ngân hàng Phát triển Châu Á, và Liên
Hợp Quốc đã đưa ra một định nghĩa về tăng trưởng
xanh và điểm chung ở đây không chỉ là nhấn mạnh
vào mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường mà còn
nhấn mạnh vào sự hòa nhập xã hội.
Nếu tăng trưởng xanh cũng liên quan đến ba thành
phần liên kết chặt chẽ với nhau (kinh tế, môi trường

Khi chưa có một định nghĩa chính thức nào được
chấp nhận rộng rãi, thì cần lưu ý rằng những khác biệt
về ý nghĩa của tăng trưởng xanh chủ yếu là xuất phát
từ các lĩnh vực được chú trọng (Scott et al., 2013).
Tuy nhiên, các định nghĩa đều dựa trên những mục
tiêu cơ bản tương tự như nhau, xoay quanh các vấn

đề về hiệu quả của tài nguyên, bảo vệ môi trường,
tăng trưởng kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu,
và hòa nhập xã hội. Vì vậy, cho dù các bên liên quan
khác nhau có thể chưa nhất trí về một định nghĩa
chuẩn về tăng trưởng xanh, nhưng vẫn có sự đồng
thuận chung về mặt chính sách và học thuật liên
quan đến những việc mà tăng trưởng xanh giải quyết
(Bowen, 2012), và sự đồng thuận này dự kiến sẽ

Bảng 1: So sánh giữa tăng trưởng nâu và tăng trưởng xanh

9

Tăng trưởng nâu

Tăng trưởng xanh

Số lượng (chú trọng vào GDP/trọng tâm vào kinh tế)

Chất lượng (toàn diện – kinh tế, môi trường, xã hội)

Sử dụng nhiều tài nguyên (đầu vào nhiều = đầu ra nhiều)

Sử dụng tài nguyên hiệu quả (đầu vào ít = đầu ra nhiều)

Sử dụng nhiều yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài sản tự nhiên)

Công nghệ đổi mới, (gia tăng giá trị)

Phụ thuộc vào năng lượng (nhiên liệu hóa thạch)


Tự chủ năng lượng (năng lượng tái tạo)

Dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu (rủi ro cao, khả năng thích ứng thấp)

Thích ứng với biến đổi khí hậu (rủi ro cao, khả năng thích ứng cao)

Tăng trưởng không bền vững

Phát triển bền vững


được cải thiện thêm, căn cứ vào các thử nghiệm đang
được tiến hành trên toàn thế giới để tích lũy đầy đủ
bằng chứng nhằm chứng minh rằng tăng trưởng xanh
thực sự có hiệu quả.
1.2 Tăng trưởng xanh carbon thấp: Cách làm của
Hàn Quốc
Thành công kinh tế từ nước nghèo thành nước giàu
của Hàn Quốc được coi là một trong những điều kỳ
diệu về phát triển lớn nhất trong thời đại chúng ta. Sau
chiến tranh với Triều Tiên, quốc gia này nghèo gần
bằng Sudan với thu nhập bình quân đầu người chỉ 86$,
nhưng sau đó đã có sự phát triển vượt bậc, tăng 750 lần
so với chính nó và tăng 300 lần mức thu nhập bình quân
đầu người (Lee, 2008 ). Bằng cách gia nhập vào câu lạc
bộ chính thức của các nhà tài trợ nước ngoài (Ủy ban
Hỗ trợ Phát triển của OECD) năm 2010, Hàn Quốc là
quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay tự chuyển đổi
từ một nước nhận viện trợ thành một nhà tài trợ, và điều

này đã đạt được chỉ trong vòng nửa thế kỷ.
Sự tăng trưởng này thực sự là rất nhanh chóng
nhưng hệ quả là nước này đã rơi vào quỹ đạo tăng
trưởng phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch
nhập khẩu do thiếu các nguồn năng lượng tự nhiên.
Như vậy, lượng phát thải khí nhà kính gần như tăng
gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2005 (chủ yếu là từ
ngành sản xuất chế tạo khổng lồ của quốc gia này),
cao nhất trong số các nước OECD (Jones và Yoo,
2011). Tốc độ của các hoạt động kinh tế đã đạt đến
một mức độ bắt đầu đe dọa đến triển vọng tăng
trưởng và phúc lợi xã hội trong tương lai. Sau nhiều
thập kỷ tăng trưởng ổn định, Hàn Quốc đang phải
đối mặt với ba thách thức lớn hay còn gọi là “khủng
hoảng gấp ba” gồm suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu,
và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Đặc biệt là quốc gia này phải thoát khỏi sự phát triển
mờ nhạt bằng cách khám phá các động cơ tăng
trưởng mới. Đồng thời quốc gia này cũng phải giải
quyết sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch
nhập khẩu với chi phí xấp xỉ 100 tỷ US$ mỗi năm
(thậm chí tăng lên đến 140 tỷ US$ trong đợt khủng
hoảng giá dầu năm 2008), một khoản tiền lớn hơn thu
nhập từ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hơn nữa,
quốc gia này cũng không tránh khỏi những tác hại
của biến đổi khí hậu khi nhiệt độ và mực nước biển
dâng đều cao hơn so với mức trung bình của thế giới
(GGGI, 2011).
Trong bối cảnh của những thách thức này, Tổng thống
Lee Myung- Bak đã đưa ra khái niệm “tăng trưởng


xanh các-bon thấp” như một mô hình phát triển mới
của đất nước trong một bài phát biểu năm 2008 kỷ
niệm lần thứ 60 ngày thành lập Hàn Quốc. Tự nhận
thấy rằng Hàn Quốc mới chỉ đi được một nửa chặng
đường để trở thành quốc gia có thu nhập cao, ông
mạnh dạn đề xuất rằng việc chủ động theo đuổi mô
hình mới sẽ đem lại động cơ tăng trưởng kinh tế mới
và việc làm mới cần thiết để tiếp nối sự phát triển
thành công của đất nước. “Carbon thấp” nhấn mạnh
sự chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều carbon
sang nền kinh tế carbon thấp là trọng tâm của việc
hiện thực hóa tăng trưởng xanh. Thật vậy, “các-bon
thấp” đã là một đặc điểm nổi bật trong những mục
tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động tăng trưởng
xanh của Hàn Quốc.

Các mốc tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
Giữa những bất ổn định đang dần hiện ra, tăng trưởng
xanh đã đạt được sự ủng hộ đáng kể ở Hàn Quốc khi
nước này nhận thấy sự cần thiết phải chuyển hướng
sang con đường phát triển bền vững hơn. Chính sách
tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đã được thúc đẩy bởi
sự bộ máy hành chính tập trung cao độ và sự lãnh đạo
quyết liệt từ trên xuống để liên kết các mục tiêu phát
triển lâu dài với việc xanh hóa các hoạt động kinh tế.
Quỹ đạo tăng trưởng xanh của Hàn Quốc không giống
như kinh nghiệm của đa số các nước phát triển là đi
theo một quá trình tiến hóa. Hàn Quốc là trường hợp
ngoại lệ khi đưa tăng trưởng xanh lên thành tầm nhìn

quốc gia và điều này xuất phát từ việc lãnh đạo chủ
động đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho một
giai đoạn nhất định (Lee và Ahn, 2015).
Nó cũng thể hiện tinh thần “cuộc đua thần tốc” xác
định cách tiếp cận của quốc gia này đối với công cuộc
công nghiệp hóa nhanh chóng từ những năm 1960
(Kim và Thurbon, 2015). Trong hành trình của Hàn
Quốc hướng tới tăng trưởng xanh các-bon thấp, có
bốn cột mốc nổi bật cần được lưu ý. Mặc dù trong
quá khứ đã từng có những sáng kiến tương tự (ví dụ,
thành lập Ban chỉ đạo về Phát triển bền vững vào năm
2000 dưới sự lãnh đạo của Kim Dae-Jung), nhưng sự
hội tụ độc đáo của các mốc sự kiện quan trọng được
mô tả dưới đây là đủ mạnh để cho các chính sách có
ý nghĩa có thể được thực hiện trên thực tế.
1.Thành lập một tổ chức điều hành tăng trưởng
xanh: Trước khi tăng trưởng xanh được đưa thành
tầm nhìn quốc gia, chưa hề có một tổ chức nào về
tăng trưởng xanh có đủ quyền lực về phương diện
thể chế.

10


Vì vậy, Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh
(PCGG1) đã được thành lập năm 2009 như một cơ
quan liên bộ để xây dựng, triển khai và điều phối các
nỗ lực về tăng trưởng xanh của nhiều bộ ngành.
2.  Lập các kế hoạch toàn diện quốc gia về tăng
trưởng xanh: Hai kế hoạch lớn – Chiến lược quốc

gia về Tăng trưởng xanh (2009-2050) và Kế hoạch
5 năm (2009-2013) – đảm bảo rằng các hoạt
động tăng trưởng xanh được thực hiện một cách
có hệ thống và có tổ chức với sự hỗ trợ từ ngân
sách. Kế hoạch dài hạn hướng tới việc đạt được
ba mục tiêu chính được hỗ trợ bởi 10 chính sách
định hướng dựa trên sự đồng thuận của các bên
liên quan từ khu vực công, khu vực tư nhân và xã
hội. Mặt khác, Kế hoạch trung hạn bao gồm hàng
trăm dự án với tổng vốn vào khoảng 100 tỷ US$.
Giá trị của kế hoạch này chiếm 2% tổng GDP, cao
gấp hai lần so với mức đề xuất của UN cho đầu
tư xanh (UNEP, 2009) và có thể so sánh với ngân
sách quốc phòng hàng năm của nhiều nước.
3. Tuyên bố các mục tiêu quốc gia về giảm phát
thải khí nhà kính: Tháng 11 năm 2009, chính phủ
đã tuyên bố mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng

– giảm 30% lượng phát thải so với mức hoạt động
bình thường (BAU) vào năm 2020. Đây là mục
tiêu đề xuất cao nhất cho một quốc gia không nằm
trong Phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto. Việc hiện
thực hóa mục tiêu này là rất quan trọng vì nó tạo
ra một đường hướng rõ ràng cho Hàn Quốc trong
việc xây dựng một xã hội carbon thấp. Cam kết
này được hỗ trợ bởi việc thông qua quy định pháp
lý về kế hoạch mua bán phát thải khí nhà kính,
chương trình quản lý mục tiêu, lập hệ thống báo
cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia và các cải cách
có liên quan khác.

4. Ban hành Luật khung về Tăng trưởng xanh
carbon thấp. Đạo luật này được thông qua để
hỗ trợ cho tuyên bố về tăng trưởng xanh carbon
thấp được đưa ra năm 2008 như một chiến lược
phát triển mới. Khi thiết lập khuôn khổ pháp lý để
theo đuổi tăng trưởng xanh carbon thấp như một
chương trình nghị sự quốc gia, thì nội dung chính
của luật này chính là thể chế hóa tăng trưởng xanh
ở cấp quốc gia, đem lại cơ cấu quản lý và cơ chế
điều phối tốt cho các cơ quan nhà nước có liên
quan. Đạo luật này cũng thay thế các luật liên quác
như Đạo luật khung về năng lượng, Đạo luật biến

Hình 1: Các mốc chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc

1/2009

7/2009

Thành lập Ủy ban
Tổng thống về
Tăng trưởng xanh

KH hành động
5 năm lần thứ nhất
từ 2009 đến 2013

Tổ chức

Kế hoạch


11/2009

12/2009
Ban hành Đạo luật
khung ('09.12) và
Nghị định ('10.4)

Khuôn khổ
Pháp lý

Mục tiêu
giảm phát thải
khí nhà kính

Các mục tiêu
quốc gia cụ thể về
Giảm phát thải
khí nhà kính

1 | PCGG trước đây thuộc Văn phòng Tổng thống dưới thời chính quyền Tổng thống Lee và chính quyền kế nhiệm, Tổng thống Park tiếp tục hỗ trợ tăng
trưởng xanh thông qua việc thành lập Ủy ban Tăng trưởng xanh của VP Thủ tướng (GGC) vào tháng 10/ 2013 để kế tục nhiệm vụ của PCGG thuộc
Văn phòng Thủ tướng và phù hợp với Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp (đạo luật này yêu cầu lập ra một ủy ban mới sau khi PCGG hết
nhiệm kỳ vào tháng 2/ 2013). GGC cũng vẫn duy trì vị thế là cơ quan cao nhất của mạng lưới các cơ quan chính phủ tham gia vào quy hoạch và triển
khai tăng trưởng xanh. Theo Seung-Hoon Lee (nguyên Trưởng ban GGC), sự khác biệt chủ yếu giữa PCGG và GGC là PCGG trước đây tập trung vào
“xây dựng nền tảng” còn GGC thì chú trọng vào triển khai và mở rộng các chương trình hiện có (Kim và Thurbon, 2015).

11



đổi khí hậu, Đạo luật phát triển bền vững, Đạo luật
khung về phát triển đô thị, và các luật khác.
1.3 Khung thể chế về Tăng trưởng xanh Carbon
thấp

Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh
(PCGG)
Là một cơ quan hoạch định chính sách, PCGG đưa ra
chỉ đạo chung về các hoạt động tăng trưởng xanh ở
cấp quốc gia thông qua theo dõi việc thực hiện Chiến
lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch 5
năm. PCGG là sự sáp nhập của ba cơ quan: Ủy ban
Tổng thống về Phát triển bền vững, Ủy ban Tổng
thống về năng lượng, và Nhóm công tác đặc biệt về
Biến đổi khí hậu (Kim và Thurbon, 2015). Dựa trên đạo
luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp, PCGG
có nghĩa vụ thực hiện những vai trò sau:
(1)Thận trọng đưa ra những chính sách và kế hoạch
lớn của chính phủ liên quan đến tăng trưởng xanh
và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các
chính sách và kế hoạch đó;
(2)Phối hợp với các cơ quan quản lý trung ương và
chính quyền địa phương có liên quan;
(3)Thảo luận về nhiều dự án liên quan đến theo đuổi
tăng trưởng xanh; và
(4)Tham gia vào đối thoại tăng trưởng xanh toàn cầu
và đàm phán quốc tế.
Theo hệ thống đồng chủ tịch, Thủ tướng đại diện cho
các thành viên của Ủy ban, là các Bộ trưởng của các
bộ liên quan và người đứng đầu các viện nghiên cứu.

Mặt khác, chủ tịch từ khu vực tư nhân cũng được chọn
từ những “thành viên ủy ban,” là chuyên gia của các
viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức phi
chính phủ. Từ năm 2013 trở đi, có bốn tiểu ban thuộc
PCGG gồm:
(1)Chiến lược Tăng trưởng xanh
(2)Đối phó với biến đổi khí hậu
(3) Năng lượng
(4) Công nghệ và Công nghiệp xanh

Các tiểu ban của PCGG này được tổ chức lại theo thời
gian, bắt đầu từ ba tiểu ban trong giai đoạn thứ nhất
(năm 2009) và được tổ chức lại thành bốn tiểu ban
trong giai đoạn hai (năm 2010) và giai đoạn ba (năm
2011). Ban thư ký cũng được thành lập để thực hiện
các nhiệm vụ hành chính và hỗ trợ cho công việc của
PCGG.
Ban thư ký gồm ba nhóm sau đây:
(1)Quy hoạch và điều phối chính sách
(2)Chính sách biến đổi khí hậu
(3)Công nghệ và công nghiệp xanh
Mỗi nhóm gồm có các chuyên gia từ
nhiều cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu
và các doanh nghiêp khác nhau.
Kể từ khi được thành lập vào tháng 1/2009 đến
tháng 10/2012, PCGG đã tiến hành được tổng
cộng 21 cuộc họp thường kỳ và 11 cuộc họp đánh
giá tình hình hình thực hiện chính sách. Trong
các cuộc họp thường kỳ, tất cả các bộ có liên
quan phụ trách về 10 chính sách định hướng phải

báo cáo về từng chiến lược và kế hoạch hành
động trong chương trình nghị sự cho PCGG.
Mặt khác, các cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện
lại tập trung vào các kết quả thực thi chính sách cùng
với các biện pháp giải quyết những thiếu sót để theo
dõi việc thực hiện một cách liên tục. Trong quá trình
thúc đẩy tăng trưởng xanh, cần lưu ý rằng vai trò của
PCGG không chỉ giới hạn ở việc thực hiện và giám sát
chính sách mà còn có vai trò tổng hợp những phản
hồi sơ bộ thông qua các cuộc họp đánh giá tình hình
thực hiện. Điều này trái ngược với cách tiếp cận một
chiều từ trên xuống trong việc hoạch định chính sách
trước đây. Cách tiếp cận này cũng đã tạo điều kiện
cho PCGG tăng cường được quan hệ đối tác công
tư thông qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan.
Trong khi PCGG được coi là một trong những cải
cách thể chế đáng kể nhất về tăng trưởng xanh, có
khả năng tự huy động được các nỗ lực từ nhiều bộ và
nhiều bên liên quan về quy hoạch tăng trưởng xanh,
thì hạn chế lớn nhất của Ủy ban này chính là ở chỗ
thiếu quyền hạn đối với ngân sách quốc gia vì quy
trình lập ngân sách lại thuộc trách nhiệm của Bộ Chiến
lược và Tài chính.

12


Hình 2: Cơ cấu tổ chức của PCGG

Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh


Các tiểu ban
Ban thư ký
Chiến lược
Tăng trưởng xanh

Đối phó với
biến đổi khí hậu

Năng lượng

• Quy hoạch
tăng trưởng xanh

• Giảm phát thải
khí nhà kính

• Kiểm soát nhu cầu
năng lượng

• Điều phối liên bộ

• Thích nghi với
biến đổi khí hậu

• Phát triển năng lượng
mới và tái tạo

Công nghiệp
Công nghệ xanh


• Nghiên cứu và
phát triển công nghệ
xanh
• Thúc đẩy
công nghiệp xanh

Nguồn: PCGG, 2014

Như vậy, trong khi PCGG có đủ quyền hạn để soạn
thảo các kế hoạch trung hạn và dài hạn về tăng
trưởng xanh, thì năng lực của Ủy ban này trong việc
kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện lại bị hạn chế,
nhất là trong việc đưa ra những đề xuất có hiệu quả
cao. Điều này được thấy rõ khi đề xuất của PCGG về
việc dần dần chấm dứt trợ giá điện bị phản đối bởi
nhiều bộ có thể bị ảnh hưởng bất lợi từ đề xuất này
(Kim và Thurbon, 2015).

Hợp tác thể chế và Tham vấn các bên liên quan
Để đảm bảo thực hiện tăng trưởng xanh trên toàn
quốc, các chính quyền địa phương được khuyến
khích tổ chức các Ủy ban địa phương về Tăng trưởng
xanh (LGGC), có cơ cấu tổ chức tương tự như
PCGG. Việc thành lập các LGGC ở nhiều thành phố
và tỉnh tạo điều kiện cho việc đánh giá các chính sách
và kế hoạch tăng trưởng xanh ở cấp địa phương, từ
đó thúc đẩy tinh thần tự chủ của địa phương (Kim,
2013). Nó cũng bổ sung cho phương pháp tiếp cận
từ trên xuống trong việc quy hoạch và thực hiện tăng

trưởng xanh.
Nhận thức được vai trò cực kỳ quan trọng của khu
vực tư nhân trong việc đảm bảo sự thành công của
các sáng kiến tăng trưởng xanh, chính phủ không
chỉ đưa các công chức nhà nước mà còn đưa cả các
đại diện của khu vực tư nhân vào làm thành viên của
PCGG. Ngoài ra, 5 nhóm tham vấn khu vực tư nhân
13

được gọi là Nhóm tham vấn Tăng trưởng xanh đã
được thành lập, gồm: Công nghiệp, Tài chính, Khoa
học và Công nghệ, Lối sống xanh, và Công nghệ
thông tin xanh. Các nhóm này gồm có các thành viên
của chính quyền địa phương, các viện nghiên cứu,
công nghiệp, tài chính, các tổ chức xã hội, và dân
thường (Kim, 2013). PCGG tiếp nhận những phản
hồi hữu ích từ nhóm này để làm tăng tính khả thi và
thực tiễn cho các chính sách tăng trưởng xanh. Để
tận dụng tối đa vai trò của các nhóm tham vấn như
một kênh truyền thông hiệu quả, mỗi nhóm phải tổ
chức họp hàng quý bàn về chương trình nghị sự
chính sẽ được trao đổi trong các cuộc họp thường
kỳ của PCGG. Nếu cần, các nhóm có thể đồng tổ
chức các hội nghị với PCGG trong đó các thành viên
có thể tương tác với nhau để chia sẻ kinh nghiệm và
ý tưởng. Các tài liệu và ấn phẩm của hội nghị cũng
được phát hành qua e-mail một cách thường xuyên
để chia sẻ thông tin và kết nối các bên liên quan.
Ngoài PCGG, các bộ liên quan cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện chính sách tăng trưởng

xanh carbon thấp của Hàn Quốc. Chẳng hạn như, Bộ
Môi trường chủ trì việc thực hiện kế hoạch quản lý
mục tiêu (TMS) và kế hoạch mua bán tín chỉ phát thải
(ETS). Mặt khác, Bộ Kinh tế Tri thức chủ trì các lĩnh
vực liên quan đến hiệu quả năng lượng, năng lượng
mới và năng lượng tái tạo, mạng lưới điện thông
minh, và công nghệ xanh. Các cơ sở nhà nước thuộc
các bộ này, đặc biệt là Viện Công nghiệp và Công


nghệ môi trường Hàn Quốc (KEITI), Tổng công ty môi
trường Hàn Quốc, Tổng công ty quản lý năng lượng
Hàn Quốc (KEMCO), Hiệp hội doanh nghiệp xanh,
và Tổng công ty tài chính công nghệ Hàn Quốc cũng
đóng vai trò cầu nối giữa chính quyền trung ương
và địa phương, và phối hợp với PCGG và các Nhóm
tham vấn Tăng trưởng xanh để đảm bảo thực hiện
thành công các chính sách tăng trưởng xanh.
Về cơ cấu quản lý nhà nước trong việc thực hiện các
chương trình và dự án tăng trưởng xanh, các cơ quan
thực thi được chia làm hai loại: cơ quan quản lý trung
ương và cơ quan quản lý địa phương. Cơ quan quản
lý trung ương gồm có PCGG, các bộ liên quan, và
các tổ chức nhà nước, đảm nhận vai trò giám sát việc
thực hiện các chính sách và quản lý các Nhóm tham
vấn Tăng trưởng xanh. Mặt khác, cơ quan quản lý địa
phương – gồm các LGGC và Nhóm tham vấn Tăng
trưởng xanh – chịu trách nhiệm xúc tiến tăng trưởng
xanh ở cấp cộng đồng và tập hợp ý kiến phản hồi từ
các doanh nghiệp và người dân địa phương.


1.4Các kế hoạch thực hiện Tăng trưởng xanh

Tầm nhìn quốc gia, Chiến lược và Định hướng
chính sách
Cách tiếp cận toàn diện của Hàn Quốc đối với chính
sách tăng trưởng xanh được phản ánh trong các kế
hoạch trung và dài hạn, được xây dựng dựa trên tầm
nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh carbon thấp với ba
chiến lược và mười định hướng chính sách.
Ba chiến lược chính gồm:
(1) G
 iảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh
năng lượng
(2) Tạo động cơ tăng trưởng mới; và
(3) C
 ải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vị thế
quốc tế của Hàn Quốc.
Các chiến lược này được cụ thể hóa bởi mười định
hướng chính sách và mỗi định hướng chính sách lại
bao gồm nhiều chương trình và dự án về tăng trưởng
xanh.

Hình 3: Chiến lược và định hướng chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
Chiến lược và tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh
Hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế xanh lớn thứ 7 thế giới vào năm 2020, và lớn thứ 5 vào năm 2050
3 Chiến lược, 10 định hướng chính sách

energy self-sufficiency


Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và
tăng cường an ninh năng lượng

1) Giảm phát thải nhà kính một cách hiệu quả
2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch
3) Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Tạo động cơ tăng trưởng mới

4) Phát triển công nghệ xanh để tạo động cơ tăng trưởng mới
5) Xanh hóa các ngành công nghiệp hỗ trợ truyền thống và nuôi dưỡng công nghiệp xanh
6) Cải tiến cơ cấu công nghiệp
7) Tạo nền móng cho kinh tế xanh

Cải thiện chất lượng cuộc sống và
nâng cao vị thế quốc tế

8) Tạo ra đất nước xanh và vận tải xanh
9) Các mạng cuộc sống xanh
10) Trở thành hình mẫu cho cộng đồng quốc tế như một quốc gia đi đầu về
tăng trưởng xanh

Nguồn: Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, 2010

14


Các kế hoạch tăng trưởng xanh của Hàn Quốc có thể
được phân loại tổng quát thành kế hoạch toàn diện
và kế hoạch ngành. Kế hoạch toàn diện là những kế

hoạch đan chéo các nhiệm vụ của chính quyền trung
ương và địa phương cũng như của các bộ. Chiến
lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch 5
năm là những kế hoạch rất quan trọng, đưa ra định
hướng cho các kế hoạch tăng trưởng xanh toàn diện
khác ở cấp trung ương và khu vực.
Các bộ có nghĩa vụ đưa tăng trưởng xanh vào các kế
hoạch có liên quan (tức là các kế hoạch ngành), được
phân loại thành kế hoạch chủ chốt, kế hoạch liên
quan, và kế hoạch phụ trợ.




 ế hoạch chủ chốt là những kế hoạch được
K
coi là có sự liên quan nhiều nhất với chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh, chẳng hạn như Kế
hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia, Kế hoạch
cơ bản toàn diện để ứng phó với Biến đổi khí
hậu, và Kế hoạch cơ bản về Phát triển bền vững.
Những kế hoạch này thường có thời gian thực
hiện dài (20 năm) và được xem xét bởi PCGG
trước khi được Nội các thông qua.
Các kế hoạch liên quan là những kế hoạch được
lập theo khung pháp lý của quốc gia và có quan
hệ trực tiếp với chương trình nghị sự tăng trưởng
xanh của quốc gia; bao gồm Kế hoạch toàn diện
về lãnh thổ quốc gia và Kế hoạch cơ bản về Khoa


học công nghệ quốc gia.


Các Kế hoạch phụ trợ là những kế hoạch quản
lý được lập ra theo sáng kiến của các bộ, chẳng
hạn như Kế hoạch phát triển năng lượng mới và
năng lượng tái tạo của Bộ Kinh tế Tri thức (nay
là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng,
MOTIE).

Kế hoạch Tăng trưởng xanh trung và dài hạn
Một số đặc điểm nổi bật của Chiến lược quốc gia về
Tăng trưởng xanh là việc thiết lập các định hướng
chính sách cơ bản cho tăng trưởng xanh, đưa ra các
biện pháp cụ thể để đáp ứng các mục tiêu, và trao
quyền cho các cơ quan phù hợp. Chiến lược này
cũng coi tăng trưởng xanh như một sự hợp tác chặt
chẽ giữa khu vực nhà nước và tư nhân cũng như với
xã hội dân sự.
Thời gian đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng xanh của
Hàn Quốc, đặc biệt là trong kế hoạch dài hạn, trải dài
hơn bốn thập kỷ, cũng là một điều rất quan trọng để
đảm bảo tính liên tục của tăng trưởng xanh. Chu kỳ
dài hạn của chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia thể
hiện được tinh thần trách nhiệm và sự tin tưởng cao
vào bất kỳ vị lãnh tụ chính trị nào đang nắm quyền
trong thời gian đó. Hàn Quốc đã đặt ra một tầm nhìn
dài hạn để trở thành một trong bảy nền kinh tế “xanh”
hàng đầu thế giới vào năm 2020 và điều này đã được


Hình 4: Khung kế hoạch thực hiện về tăng trưởng xanh

Kế hoạch toàn diện

Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng
xanh (2009-2050)

Kế hoạch 5 Năm về Tăng trưởng xanh
(2009-2013)

Các kế hoạch khác của Trung ương,
Địa phương và các Bộ

Kế hoạch
ngành

Kế hoạch cấp trung ương

Kế hoạch chủ chốt

Kế hoạch cấp vùng

Kế hoạch liên quan

Kế hoạch phụ trợ

Nguồn: Kim và Choi, 2013

15



×