Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.26 MB, 118 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO TỔNG HỢP

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN
GIAO THÔNG VẬN TẢI

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HẢI PHÒNG

Hải Phòng - 12/2016


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT

An toàn giao thông

BTCT

Bê tông cốt thép

BTN



Bê tông nhựa

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BTXM

Bê tông xi măng

CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐH

Đường huyện

ĐT

Đường tỉnh


GDP

Thu nhập quốc dân

GTVT

Giao thông vận tải

GTNT

Giao thông nông thôn

HĐH

Hiện đại hóa

HK

Hành khách

HH

Hàng hóa

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCN


Khu công nghiệp

KT - XH

Kinh tế xã hội

KTTĐPB

Kinh tế trọng điểm phía Bắc

NGTK

Niên giám thống kê

PCU

Đơn vị xe con quy đổi

QL

Quốc lộ

VITRANSS

Nghiên cứu chiến lược GTVT Việt Nam

VTHK

Vận tải hành khách


VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

XD

Xây dựng

XHH

Xã hội học

TDSI

Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

TNGT

Tai nạn giao thông

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

WB


Ngân hàng thế giới


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................. 1
1.1. Tổng quan về sự cần thiết lập quy hoạch ................................................................. 1
1.2. Các căn cứ pháp lý .................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu................................................................................ 4
PHẦN II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG
VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ...................................................................... 5
2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng .................................................. 5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 5
2.1.2. Địa giới hành chính, dân số .................................................................................. 7
2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chính...................................................................... 8
2.1.4. Hiện trạng một số ngành kinh tế chủ yếu .............................................................. 9
2.1.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội.......................................................... 11
2.2. Hiện trạng phát triển giao thông vận tải thành phố Hải Phòng ......................... 12
2.2.1. Tổng quan về các phương thức vận tải ................................................................. 12
2.2.2. Hiện trạng các loại hình vận chuyển hành khách .................................................. 14
2.2.3. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng đô thị ................................................... 15
2.2.4. Đánh giá chung hiện trạng phát triển giao thông vận tải ....................................... 15
PHẦN III: HIỆN TRẠNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE
BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG............................................... 17

3.1. Tổng quan về hoạt động vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định ............... 17
3.1.1. Hiện trạng các bến xe khách ................................................................................. 17
3.1.2. Hiện trạng các tuyến vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định ......................... 17
3.1.3. Hiện trạng hoạt động vận tải của các tuyến cố định .............................................. 18
3.2. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ..................................... 18
3.2.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến .................................................................................. 18
3.2.2. Hiện trạng đoàn phương tiện và các đơn vị cung cấp dịch vụ xe buýt................... 22
3.2.3. Khối lượng vận chuyển hành khách, giá vé và trợ giá .......................................... 23
3.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ..... 25
3.2.5. Hiện trạng quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ........... 29
3.2.6. Đánh giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt .............................. 30
3.2.7. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch 2007 ........................................................ 31
3.2.8. Định hướng điều chỉnh Quy hoạch 2007 .............................................................. 32
3.3. Điều tra xã hội học hành khách đi xe buýt .......................................................... 34
3.3.1. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung điều tra xã hội học ............................. 34
3.3.2. Tóm tắt quá trình điều tra xã hội học .................................................................... 35

i


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

3.3.3. Phân tích kết quả điều tra xã hội học .................................................................... 36
3.4. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các đô thị lớn Việt Nam trong việc
phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ............................................. 39
3.4.1. Kinh nghiệm tại các nước trên thế giới ................................................................. 39
3.4.2. Kinh nghiệm tại các đô thị lớn trong nước............................................................ 40
PHẦN IV: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
BẰNG XE BUÝT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030 ... 41

4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020 .... 41
4.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 41
4.1.2. Một số định hướng lớn và các nhiệm vụ chủ yếu .................................................. 42
4.2. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa
bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020 .................................................................... 43
4.2.1. Định hướng phát triển VTHKCC trên cả nước ..................................................... 43
4.2.2. Định hướng phát triển VTHKCC trên địa bàn thành phố Hải Phòng .................... 45
4.3. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ............................. 45
4.3.1. Dự báo nhu cầu đi lại của người dân thành phố Hải Phòng đến năm 2020, 2030 .. 45
4.3.2. Mô hình dự báo vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ................................ 48
4.3.3. Phân tích nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt đến năm 2020, 2030 .......................................................................................... 51
PHẦN V: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG
CỘNG BẰNG XE BUÝT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 .......................................................................................... 53
5.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng chung về phát triển vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt thành phố Hải Phòng ........................................................... 53
5.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................................ 53
5.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................................... 53
5.1.3. Định hướng chung phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thành
phố Hải Phòng đến năm 2020, 2030 .............................................................................. 54
5.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt thành phố Hải Phòng đến năm
2020, định hướng 2030 ................................................................................................. 54
5.2.1. Nguyên lý và phương pháp quy hoạch mạng lưới tuyến buýt ............................... 54
5.2.2. Xác định hình dạng và phát triển cơ cấu mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng ..................................................................................................... 56
5.2.3. Các yêu cầu và chỉ tiêu xây dựng mạng lưới xe buýt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng ............................................................................................................................ 60
5.2.4. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến buýt thành phố Hải Phòng đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 .............................................................................................. 62


ii


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

5.2.5. Quy hoạch kết nối vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với các phương
tiện vận tải hành khách khác .......................................................................................... 78
5.3. Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ......................................................... 79
5.3.1. Các vị trí đầu cuối tuyến ...................................................................................... 79
5.3.2. Quy hoạch hệ thống điểm dừng, nhà chờ.............................................................. 83
5.3.3. Quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe buýt ...................................................................... 84
5.4. Lựa chọn phương tiện ........................................................................................... 87
5.4.1. Xác định tiêu chuẩn xe buýt thành phố Hải Phòng ............................................... 87
5.4.2. Phân tích khả năng khai thác ................................................................................ 87
5.4.3. Kết quả tính toán nhu cầu phương tiện ................................................................. 88
5.5. Giá vé và trợ giá .................................................................................................... 90
5.5.1. Giá vé .................................................................................................................. 90
5.5.2. Trợ giá ................................................................................................................. 91
5.6. Nhu cầu vốn, phân kỳ vốn đầu tư ........................................................................ 91
5.6.1. Vốn đầu tư ........................................................................................................... 91
5.6.2. Phân kỳ vốn đầu tư............................................................................................... 92
5.6.3. Nguồn vốn đầu tư................................................................................................. 92
5.7. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt ................................................................................................................. 93
PHẦN VI: GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY
HOẠCH........................................................................................................................ 94
6.1. Giải pháp, chính sách quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt................................................................................................ 94

6.2. Giải pháp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động
xe buýt .......................................................................................................................... 94
6.3. Giải pháp, chính sách thu hút hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt.................. 95
6.4. Giải pháp, chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực............................. 95
6.5. Tổ chức thực hiện quy hoạch................................................................................ 95
6.5.1. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải ................................................................ 95
6.5.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác có liên quan ......................................... 97
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 100
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ CÁC BIỂN BÁO, NHÀ CHỜ TẠI CÁC ĐIỂM
DỪNG ĐỖ TRONG MẠNG LƯỚI TUYẾN VTHKCC ................................................ 101
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN XÃ HỘI HỌC VỀ CHUYẾN
ĐI THƯỜNG XUYÊN VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG XE BUÝT ..................................... 105
PHỤ LỤC 3: CÁC ĐIỂM PHÁT SINH, THU HÚT CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .......................................................................................... 108

iii


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính ................. 8
Bảng 2.2.2: Khối lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2010 - 2015 ........................................................................................................... 14
Bảng 3.1.1: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn thành phố .................................... 17
Bảng 3.2.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng ....... 19
Bảng 3.2.2: Hiện trạng phương tiện trên các tuyến buýt ................................................. 22
Bảng 3.2.3-1: Khối lượng VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2010-2015........................ 24
Bảng 3.2.3-2: Chỉ tiêu khai thác HK/Km trên các tuyến buýt giai đoạn 2011-2015 ........ 24

Bảng 3.2.3-3: Kinh phí hỗ trợ hoạt động trên các tuyến buýt giai đoạn 2011 - 2015 ...... 25
Bảng 3.2.4-a: Hiện trạng bãi đỗ xe, gara BDSC của các doanh nghiệp vận tải buýt trên
địa bàn thành phố Hải Phòng ......................................................................................... 26
Bảng 3.2.4-b: Hiện trạng điểm đầu cuối các tuyến buýt trên địa bàn TP Hải Phòng ....... 28
Bảng 3.2.7: So sánh một số chỉ tiêu khai thác của mạng lưới xe buýt đã thực hiện trong
Quy hoạch 2007 ............................................................................................................. 31
Bảng 3.2.8: Rà soát mạng lưới tuyến buýt Quy hoạch năm 2007 ................................... 33
Bảng 3.3.2: Tổng hợp điều tra XHH hành khách sử dụng xe buýt TP Hải Phòng ........... 36
Bảng 3.3.3-a: Cơ cấu đối tượng phỏng vấn .................................................................... 36
Bảng 3.3.3-b. Phương tiện đi lại thường xuyên tới nơi làm việc ..................................... 36
Bảng 3.3.3-c: Cự ly đi lại thường xuyên ....................................................................... 37
Bảng 3.3.3-d. Thời gian đi lại thường xuyên .................................................................. 37
Bảng 3.3.3-e. Tổng chi phí cho chuyến đi thường xuyên hàng tháng.............................. 37
Bảng 3.3.3-f. Lý do sử dụng buýt................................................................................... 37
Bảng 3.3.3-g. Phương tiện đi từ nhà đến trạm dừng xe buýt ........................................... 38
Bảng 3.3.3-h. Khoảng cách từ nhà đến trạm dừng xe ..................................................... 38
Bảng 3.3.3-i. Lý do không sử dụng dịch vụ xe buýt ....................................................... 38
Bảng 3.3.3-j. Tiêu chí dịch vụ xe buýt tại Hải Phòng cần thay đổi ................................. 39
Bảng 3.3.3-k. Giá vé lượt mong muốn ........................................................................... 39
Bảng 3.3.3-m. Giá vé lượt mong muốn .......................................................................... 39
Bảng 3.3.3-n. Thời gian chờ chấp nhận được ................................................................. 39
Bảng 4.2.1-a: Dự báo dân số đến năm 2020, 2030.......................................................... 46
Bảng 4.2.1-b: Kết quả dự báo nhu cầu đi lại năm 2020 theo phương pháp hệ số đi lại ... 48
Bảng 4.2.1-c: Kết quả dự báo nhu cầu đi lại năm 2030 theo phương pháp hệ số đi lại.... 48
Bảng 4.2.1-d: Dự báo nhu cầu đi lại người dân Hải Phòng đến năm 2020 và 2030......... 48
Bảng 4.2.3-a: Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe buýt đến năm 2020, 2030 ......................... 52
Bảng 4.2.3-b: Dự báo số chuyến đi bằng xe buýt đến năm 2020, 2030 theo 3 kịch bản .. 52
Bảng 4.2.3-c: Dự báo nhu cầu VTHKCC bằng xe buýt đến năm 2020, 2030 theo kịch
bản chọn ........................................................................................................................ 52


iv


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

Bảng 5.2.3-a. Các chỉ tiêu mạng lưới xe buýt Hải Phòng cần đạt được........................... 61
Bảng5.2.3-b: Một số chỉ tiêu mạng lưới xe buýt tại các thành phố lớn năm 2016 ........... 62
Bảng 5.2.4-a: Mạng lưới các tuyến buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 ................................................................................ 65
Bảng 5.2.4-b: Định hướng phát triển các tuyến BRT trên địa bàn thành phố Hải Phòng
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 .................................................................. 72
Bảng 5.2.4-c: Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trên các tuyến buýt trên địa bàn thành
phố Hải Phòng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 .......................................... 74
Bảng 5.2.4-d: Tổng hợp các chỉ tiêu mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn TP Hải
Phòng sau Điều chỉnh Quy hoạch .................................................................................. 76
Bảng 5.2.4-e: Các điểm giao cắt tuyến chính trong mạng lưới tuyến xe buýt trên địa
bàn TP Hải Phòng đến năm 2020, 2030 ......................................................................... 77
Bảng 5.2.5: Quy hoạch kết nối VTHKCC bằng xe buýt với các phương tiện vận tải
hành khách trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2020, 2030 .......................................... 78
Bảng 5.3.1-a: Hệ thống các điểm đầu cuối của các tuyến buýt trên địa bàn thành phố
Hải Phòng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ................................................. 80
Bảng 5.3.1-b: Tổng hợp nhu cầu quỹ đất dành cho các điểm đầu cuối các tuyến buýt
trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, 2030 .................................................. 82
Bảng 5.3.2-a: Giá trị tối ưu của khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ, nhà chờ ............... 83
Bảng 5.3.2-b: Số lượng điểm dừng nhà chờ của mạng lưới tuyến buýt trên địa bàn TP
Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030 .................................................................. 83
Bảng 5.3.3-1: Quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm
2020, 2030 ..................................................................................................................... 84
Bảng 5.3.3-2: Tổng hợp quỹ đất quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt trên địa bàn

TP Hải Phòng đến năm 2020, 2030 ................................................................................ 85
Bảng 5.4.1: Các tiêu chuẩn cơ bản của xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng .................... 87
Bảng 5.4.2: Công suất và niên hạn sử dụng của các loại xe buýt .................................... 88
Bảng 5.4.3-b1: Tính toán nhu cầu phương tiện trong mạng lưới tuyến ........................... 89
Bảng 5.4.3-b2: Tổng hợp nhu cầu phương tiện trong mạng lưới tuyến đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 .............................................................................................. 90
Bảng 5.5.1: Dự kiến mức giá vé VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng ..... 91
Bảng 5.6.1-a: Nhu cầu vốn đầu tư mới phương tiện đến năm 2030 ................................ 91
Bảng 5.6.1-b: Nhu cầu vốn đầu tư điểm dừng, nhà chờ đến năm 2030 ........................... 92
Bảng 5.6.2: Phân kỳ vốn đầu tư đến năm 2030 .............................................................. 92

v


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.2.2: Khối lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2008 - 2014 .................................................................................................... 14
Hình 3.2.1: Hiện trạng mạng lưới xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng ............................ 21
Biểu đồ 3.2.2-1: Cơ cấu chủng loại phương tiện theo thời gian khai thác ....................... 23
Biểu đồ 3.2.2-2: Cơ cấu chủng loại phương tiện theo sức chứa ...................................... 23
Biểu đồ 3.2.3-1: Khối lượng VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2007 - 2014 .................. 24
Hình 3.2.4-a: Vị trí các bãi đỗ xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng năm 2015 ................. 27
Hình 5.2.2- a: Mạng lưới tuyến trực tiếp ........................................................................ 57
Hình 5.2.2 - b: Mạng lưới tuyến trục, tuyến nhánh ......................................................... 58
Hình 5.2.2 - c: Mạng lưới ô bàn cờ ................................................................................ 59
Hình 5.2.4: Vị trí các điểm thu hút phát sinh chính trên địa bàn TP Hải Phòng .............. 64
Hình 5.2.4-a: Quy hoạch mạng lưới xe buýt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 .............................................................................................. 71
Hình 5.2.4-b: Định hướng phát triển các tuyến BRT trên địa bàn TP Hải Phòng đến
năm 2020, 2030 ............................................................................................................. 73
Hình 5.3.3: Quy hoạch vị trí các bãi đỗ xe buýt địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 .............................................................................................. 86

vi


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tổng quan về sự cần thiết lập quy hoạch
Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I trực thuộc trung ương và giữ vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Trong Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 03/01/2012 của Thành ủy Hải Phòng
về phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
đã xác định mục tiêu cho thành phố đến năm 2015 cơ bản hoàn thiện các tiêu chí
của của đô thị loại I và phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị
đặc biệt.
Trong những năm qua, Thành phố Hải Phòng đã có sự quan tâm để phát
triển vận tải xe buýt như lập Quy hoạch mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên
địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (phê
duyệt tại Quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 25/6/2007). Tuy nhiên, hiện nay
mạng lưới các tuyến xe buýt được hình thành chủ yếu là chạy theo dạng nội tỉnh,
chưa phủ được khu vực nội thành, chưa có sự phối hợp, liên kết giữa các tuyến
buýt với nhau tạo thuận lợi cho người sử dụng; nguồn lực đầu tư cho hoạt động
xe buýt còn yếu; thiếu các cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động vận tải xe

buýt. Do đó mạng lưới vận tải xe buýt của Hải Phòng còn nhiều tồn tại, chậm
phát triển; chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân; chưa tương xứng
với vị thế của đô thị Hải Phòng.
Bên cạnh đó, năm 2010 đã triển khai lập Đề án phát triển VTHKCC bằng
xe buýt giai đoạn 2012-2016 để phát triển mạng lưới xe buýt, giảm phương tiện
cá nhân và giảm ùn tắc giao thông.
Ngày 10/10/2012, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 20/07/2012 của
Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV, kỳ họp thứ 04 về nhiệm vụ, giải pháp
phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2012-2016, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số
1703/QĐ-UBND; trong đó có nhiệm vụ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung mquy
hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa
bàn thành phố.
Do vậy, việc tiến hành lập “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030” là nhiệm vụ cấp thiết

1


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

phù hợp với chủ trương của Chính phủ, đồng thời để phát triển bền vững hệ
thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố trong thời gian tới.
1.2. Các căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng (Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014);
- Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008);
- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập,

phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006;
- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về
Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
thành phố Hải Phòng;
- Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn
từ năm 2012 đến năm 2020;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
- Văn bản số 148/TTg-KTN ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Thực hiện các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các
thành phố lớn;
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông
vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ;
- Quyết định số 3446/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày
04/11/2016 về phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt đến năm 2020;
- QCVN 10:2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố;

2



Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

- Quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 phê duyệt Quy hoạch
mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố
Hải Phòng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của Hội đồng nhân
dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016; định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND thành phố
Hải Phòng ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
04/2012/NQ-HĐND ngày 20/07/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa
XIV, kỳ họp thứ 04 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2016, định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 10/10/2012 của UBND thành phố
Hải Phòng ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
04/NQ/TU ngày 03/01/2012 của Thành ủy về phát triển và quản lý đô thị Hải
Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050;
- Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân
dân thành phố Hải Phòng về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh
phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại giai đoạn
2013-2015, định hướng 2025;
- Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị
quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành
phố;
- Nghị quyết số 32/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Ủy ban nhân dân

thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ
thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1395/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 của UBND thành phố Hải
Phòng về việc phê duyệt Đề cương, Dự toán, Kế hoạch đầu thầu Dự án “Rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Và một số văn bản pháp lý khác có liên quan.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

3


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

- Đẩy mạnh phát triển VTHKCC bằng xe buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại và
phát triển KT - XH của thành phố trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
- Kết hợp và khai thác tốt hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông đô
thị, đặc biệt là giao thông kết nối với các tỉnh lân cận và trong vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ.
- Phát triển mạng lưới xe buýt nội tỉnh và liền kề đảm bảo tính hệ thống và
đồng bộ, góp phần hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, đảm bảo an
toàn giao thông, giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.
- Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, các tuyến phải liên kết kết nối tốt, đảm
bảo thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận với mạng lưới VTHKCC bằng xe
buýt.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trong đó đặc biệt
quan tâm đến xây dựng đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ có trách nhiệm, có đạo

đức nghề nghiệp, có tinh thần độ phục vụ hành khách tốt nhằm thu hút đa số
người dân sử dụng.
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các đô thị thuộc các
tỉnh kế cận có điều kiện phát triển xe buýt theo quy định.
- Về thời gian: đến năm 2020, có định hướng cho năm 2030.
b. Đối tượng nghiên cứu
- Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
gồm: mạng lưới tuyến, bãi đỗ xe, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, phương
tiện và hệ thống trạm dừng, nhà chờ.

4


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

PHẦN II
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành
phố trực thuộc Trung
ương lớn thứ 3 của cả
nước sau thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ
Chí Minh.

Thành phố Hải
Phòng cách thủ đô Hà
Nội 102 km về phía
Đông Đông Bắc; phía
Bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía Tây giáp
tỉnh Hải Dương, phía
Nam giáp tỉnh Thái
Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông.
Thành phố Hải Phòng có vị trí giáp Vịnh Bắc bộ và biển Đông nên có lợi
thế về các ngành kinh tế biển, nhất là khai thác hệ thống cảng biển.
b. Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn
- Địa hình:
Phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và
ngả thấp dần về phía nam ra biển. Nhìn chung địa hình khá bằng phẳng thuận lợi
cho giao thông đường bộ.
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và bằng phẳng, có 5 cửa sông
chính đổ ra biển thuận lợi cho giao thông đường thủy.
- Khí hậu:
Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết 4 mùa: mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 °C,
mùa đông là 20,3 °C, cả năm là trên 23,9 °C. Lượng mưa trung bình năm là

5


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

khoảng 1600 - 1800 mm. Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%. Thấp

nhất vào tháng 12, đỉnh điểm vào tháng 2 (100% ).
Tuy nhiên, Hải Phòng có một chút khác biệt so với Hà Nội về mặt nhiệt độ
và thời tiết. Do cạnh biển, thành phố này ấm hơn 1 °C vào mùa đông và mát hơn
1 đến 2 độ vào mùa hè. Ngoài ra, thành phố trồng rất nhiều cây nên không khí ở
đây kể cả vào ngày trời nóng vẫn rất thoáng đãng và trong lành, các đường phố
có nhiều bóng cây râm mát.
- Thủy văn:
Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km².
Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là nơi tất
cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi
dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Các con sông chính ở Hải
Phòng gồm:
- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn
đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.
- Sông Cấm dài trên 30 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội
thành và đổ ra biển ở cửa Cấm.
- Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng
ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.
- Sông Văn Úc dài 35 km chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc
làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng.
- Sông Hóa là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình.
- Sông Bạch Đằng là dòng sông ranh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh.
- Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành
quận Hồng Bàng.
c. Điều kiện tài nguyên, đất đai
Hải Phòng nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên về cơ bản hạn chế về tài
nguyên đất nhưng lại có những lợi thế về tài nguyên khác như tài nguyên nước,
tài nguyên rừng, vật liệu xây dựng, quặng, khoáng sản, muối.
- Tài nguyên đất đai:
Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên là 1.527,4 km², trong đó diện tích đất

liền là 1.208,49 km². Do vị trí ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn,...gây
ảnh hưởng không tốt tới cây trồng.
- Tài nguyên rừng:

6


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi dự trữ sinh
quyển Thế giới. Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một trạng thái
rừng rất độc đáo.
- Tài nguyên nước:
Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có
mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước. Ngoài ra,
tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở Đồng bằng Sông
Hồng.
- Tài nguyên biển:
Bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng,
góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả nước.
Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với hình thức du lịch biển ở Đồ Sơn và
Cát Bà.
- Tài nguyên khoáng sản, vật liệu:
Mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng
nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại
(Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối
chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng
(Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập
trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên

Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
2.1.2. Địa giới hành chính, dân số
Hải Phòng là một thành phố cảng, thành phố công nghiệp của miền Bắc
được thành lập từ thời Pháp thuộc (năm 1888), là thành phố lớn thứ 3 sau thủ đô
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Hải Phòng là một trong 5 đô thị
loại I trực thuộc Trung ương.
Thế mạnh của Hải Phòng về kinh tế là các ngành công nghiệp, thủ công
nghiệp, du lịch - dịch vụ, kinh doanh cảng biển, kho bãi, vận tải hàng hóa, xuất
khẩu thủy sản, may mắc, da giày, linh kiện điện tử, ...
Thành phố Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên 1.527,4 km2, năm 2015
dân số đạt 1.963.315 người, mật độ dân số đạt 1.285 người/km2; có 15 đơn vị
hành chính cấp huyện (7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo).

7


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030
Bảng 2.1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị
Diện tích
Dân số
Mật độ
STT
Đơn vị hành chính
hành
2
( km )
(1000 người)
(người/km2)

chính
1
Quận Hồng Bàng
11
14,4
106,0
7.363
2

Quận Ngô Quyền

13

11,3

172,3

15.246

3

Quận Lê Chân

15

11,9

221,0

18.575


4

Quận Hải An

8

104,8

112,7

1.075

5

Quận Kiến An

10

29,5

110,4

3.742

6

Quận Đồ Sơn

7


46,5

48,1

1.034

7

Quận Dương Kinh

6

45,8

55,0

1.201

8

Huyện Thuỷ Nguyên

37

242,8

321,1

1.322


9

Huyện An Dương

16

97,6

174,4

1.787

10

Huyện An Lão

17

115,1

143,9

1.250

11

Huyện Kiến Thuỵ

18


107,5

137,4

1.278

12

Huyện Tiên Lãng

23

193,4

150,5

778

13

Huyện Vĩnh Bảo

30

180,5

177,3

982


14

Huyện Cát Hải

12

323,1

32,3

100

15

Huyện Bạch Long Vĩ

-

3,2

1,1

329

Tổng cộng
223
1.527,4
(Nguồn: Niên Giám thống kê Hải Phòng, năm 2015)


1.963,315

1.285

2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chính
Thành phố Hải Phòng là trung tâm đô thị cấp quốc gia, một cửa ngõ chính
ra biển; trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, thuỷ sản của miền
Bắc; có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
cơ sở hạ tầng phát triển.
Năm 2015, tổng GRDP (theo giá so sánh 2010) toàn thành phố đạt
88.468,3 tỷ, tăng 10,24% so với năm 2014; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân
giai đoạn 2010-2015 đạt 9,4%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt
2.946 USD (tương đương 65,573 triệu đồng), gấp khoảng 1,43 lần GDP bình
quân đầu người của cả nước. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực
sang ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; cụ thể tỷ trọng các ngành kinh tế
theo giá hiện hành: ngành dịch vụ chiếm 49,99% tổng GRDP; công nghiệp và
xây dựng chiếm 40,92% tổng GRDP; nông-lâm nghiệp-thuỷ sản chiếm 7,52%
tổng GRDP.
Đóng góp quan trọng vào những thành tựu về kinh tế - xã hội của thành
phố là sự đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn. Nhiều dự án

8


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

về kết cấu hạ tầng giao thông đã được Chính phủ, Bộ GTVT đầu tư mang lại
hiệu quả cao, điển hình là các dự án nâng cấp QL5, QL10; xây dựng cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long; nâng cấp sân bay Cát Bi; xây

dựng cảng biển quốc tế Lạch Huyện và các dự án hạ tầng khác, tạo ra sự đồng
bộ trong mạng lưới giao thông khu vực đồng bằng Bắc bộ và vùng Duyên hải,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố và khu vực.
2.1.4. Hiện trạng một số ngành kinh tế chủ yếu
a. Ngành công nghiệp - xây dựng
Năm 2015, quy mô công nghiệp của thành phố đứng thứ 7 về giá trị sản
xuất so với cả nước, đứng thứ 3 miền Bắc (sau Hà Nội, Bắc Ninh). Một trong
các mục tiêu phát triển của thành phố là trở thành “thành phố công nghiệp và
dịch vụ cảng văn minh, hiện đại”. Thành phố có mạng lưới các khu công nghiệp
được bố trí hợp lý với các khu, cụm công nghiệp lớn: Đình Vũ-Cát Hải; khu đô
thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP; Nomura; Đình Vũ; Đồ Sơn; Vinashin Shinec; Tân Liên và nhiều cụm công nghiệp nhỏ và vừa: Quán Toan; Đông Hải;
Vĩnh Niệm; Kiến An-An Tràng... Một số khu công nghiệp lớn của các nhà đầu
tư Singapore, Đài Loan, Đức đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng đồng bộ, hiện đại, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng (theo giá so sánh 2010)
đạt 151.752,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt
9,47%/năm. Công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, góp phần quan trọng
hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn.
Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm
nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi
măng, nhiệt điện, phân bón DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công
nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước. Một số ngành kỹ
thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ
y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính.
Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có chuyển biến tích cực;
đã cơ bản lấp đầy. Khu công nghiệp Nomura và các cụm công nghiệp Vĩnh
Niệm, Quán Trữ, các Khu công nghiệp Đình Vũ, Đồ Sơn thu hút được nhiều nhà
đầu tư; đang tích cực xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp mới (Tràng Duệ

tại huyện An Dương, VSIP tại huyện Thủy Nguyên...) tạo mặt bằng sạch cho các
dự án đầu tư. Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đã và đang

9


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh đó đã quan tâm quản lý và bước đầu kiểm
soát được nguồn ô nhiễm trong các khu công nghiệp.
b. Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản
Năm 2015, tổng giá trị sản xuất của ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản (theo
giá so sánh 2010) đạt 14.490,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trường giai đoạn 2010-2015
đạt 2,99%/năm. Trong đó:
- Nông nghiệp:
Đến nay đã hình thành và phát triển nhanh các vùng sản xuất nông sản tập
trung có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh rau, chuyên cây công nghiệp
truyền thống, cây thực phẩm, hoa, quả và cây cảnh tại các huyện An Dương,
Kiến Thụy, An Lão, Thủy Nguyên. Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình
liên kết Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.
- Thủy sản:
Trên địa bàn thành phố có 63 trang trại nuôi trồng thủy sản, với cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ. Phát triển
nuôi trồng ở cả ba khu vực; đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển
nuôi trên biển, nuôi nước ngọt. Tiếp tục khuyến khích khai thác đánh bắt hải sản
xa bờ; phát triển nhanh đội tàu với kỹ thuật, thiết bị được đầu tư mới, đủ năng
lực vươn khơi và mang lại hiệu quả. Mở rộng liên kết, hợp tác trong nuôi trồng,
khai thác, xuất hiện mô hình mới. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt kết quả tích cực, khẳng định vai trò là

trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc.
c. Các ngành dịch vụ
Năm 2014, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ (theo giá so sánh 2010) đạt
86.222,6 tỷ đồng,. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt
10,53%/năm.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại, nhất là
hạ tầng cảng, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, du lịch. Hệ
thống cảng biển được mở rộng, nâng cấp, phát triển hướng ra biển, hiện đại hóa
phương tiện, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Hoạt động
dịch vụ cảng biển phát triển khá mạnh. Dịch vụ kho bãi phát triển mạnh, đa
dạng; năng lực vận tải (đường bộ, đường biển) được nâng lên; vận tải biển tiếp
tục củng cố vai trò là trung tâm của cả nước.
Thành phố đã tâm đầu tư thêm một số trung tâm thương mại, siêu thị hiện
đại, đáp ứng yêu cầu để Hải Phòng giữ vai trò trung tâm phát luồng hàng hoá

10


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

của vùng và cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 4.222,58 triệu USD
tăng 18,17% so với năm trước, kim ngạch nhập khẩu đạt 4.317,1 triệu USD tăng
20,89% so với năm 2014.
Du lịch có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, tổng số lượt khách du lịch
đạt 5,5 triệu lượt hành khách, doanh thu từ hoạt động du lịch trong năm 2015 đạt
trên 2.000 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, có thêm nhiều
khách sạn, nhà hàng, tôn tạo nhiều công trình văn hoá lịch sử. Thành phố chú
trọng khai thác lợi thế về du lịch biển, các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn,... được
tập trung đầu tư cùng với khu du lịch vịnh Hạ Long trở thành một trong những

trung tâm du lịch quốc tế của cả nước.
2.1.5. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội
a. Những lợi thế
Lợi thế lớn nhất của thành phố Hải Phòng là lợi thế về vị trí thuận lợi cho
phát triển nhiều phương thức giao thông, đặc biệt là cảng biển và du lịch. Trong
xu thế "hướng ra biển" của "Thế kỷ của đại dương", lợi thế về không gian biển
của Hải Phòng có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế biển. Lợi thế về vị trí
thuận lợi đã kéo theo các lợi thế cho các ngành sản xuất và dịch vụ vận tải.
Lợi thế tiếp theo cũng là tất yếu có từ lợi thế vị trí, đó là 2 khu du lịch lớn
của đất nước là khu dữ trữ sinh quyển Cát Bà, khu bãi biển Đồ Sơn.
b. Những khó khăn
Hạn chế cơ bản đối với thành phố Hải Phòng là về chất lượng nguồn nhân
lực. Hạn chế này dẫn tới nhiều hệ quả là nguyên nhân thứ cấp của các hạn chế
như quy hoạch thiếu đồng bộ, không theo kịp sự phát triển, xuất hiện những tắc
nghẽn cản trở phát triển, năng lực cạnh tranh của kinh tế chưa cao, ô nhiễm môi
trường.
Ngoài ra, trong xu thế chung, Hải Phòng đang gặp một số hạn chế khó khăn
trước mắt khác như: những bất ổn về chính trị, xã hội trên thế giới làm giá
nguyên vật liệu chiến lược trên thị trường thế giới tăng cao; giá điện, giá xăng
dầu, lãi suất ngân hàng không ổn định; khó khăn về công tác giải phóng mặt
bằng; khó khăn do tắc nghẽn luồng ra vào cảng làm hạn chế năng lực hàng hóa
thông qua cảng.
c. Tác động đến VTHKCC bằng xe buýt
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng, các nhóm ngành kinh tế
ngày càng phát triển, do đó nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn, đặc biệt
là các đối tượng như công nhân, học sinh, sinh viên, khách du lịch...., trong khi
đó điều kiện kết cấu hạ tầng phát triển không theo kịp, cùng với các phương tiện

11



Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

cá nhân tăng nhanh, việc phát triển loại hình VTHKCC bằng xe buýt sẽ đáp ứng
một lượng lớn các chuyến đi của người dân, từ đó góp phần hạn chế phương tiện
cá nhân, tạo sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội và giao thông vận tải trên
địa bàn thành phố.
2.2. Hiện trạng phát triển giao thông vận tải thành phố Hải Phòng
2.2.1. Tổng quan về các phương thức vận tải
a. Các hành lang vận tải đối ngoại
Thành phố Hải Phòng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là
một trong 3 cực của tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; vị trí địa
lý của thành phố nằm trên 2 hành lang vận tải chính yếu của Vùng là hành lang
vận tải Hà Nội-Hải Phòng và hành lang vận tải Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng
Ninh.
- Hành lang Đông Tây (Hà Nội - Hải Phòng):
Là hàng lang chính kết nối cửa ngõ Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và các
tỉnh phía Bắc khác. Hành lang này hiện gồm 3 phương thức đường bộ (theo QL
5, cao tốc Hà Nội-Hải Phòng), đường sắt (theo tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội
- Hải Phòng), đường thủy nội địa (qua sông Cấm, sông Hàn, sông Đuống, ...).
- Hành lang duyên hải (Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh):
Là hành lang quan trọng thứ hai kết nối các tỉnh duyên hải phía Bắc và là
tuyến chính nối Hải Phòng với Quảng Ninh và đi qua Thái Bình, Ninh Bình ra
QL 1 về phía Nam. Hành lang này hiện gồm 2 phương thức đường bộ (theo QL
10) và đường thủy nội địa (qua sông Cấm, sông đào Hạ Lý, sông lạch Tray, ...).
Trong tương lai gần, hành lang này sẽ có thêm sự hỗ trợ từ hai dự án đầu tư
xây dựng đường bộ đang triển khai là dự án đường nối QL 5 với QL 10 và
đường nối thành phố Hạ Long với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
b. Hiện trạng các phương thức vận tải

Thành phố Hải Phòng với vai trò là trung tâm đô thị cấp quốc gia và vị trí
cửa ngõ chính ra biển, hệ thống giao thông vận tải của thành phố có đầy đủ 05
phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa và
đường biển.
- Phương thức đường bộ:
Phương thức vận tải đường bộ đảm nhận chính vận chuyển hàng hóa và
hành khách nội địa thông qua các tuyến quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
kết nối về thủ đô Hà Nội, quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải, quốc lộ 37 có vai
trò vành đai Bắc Bộ.

12


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

- Vận tải vận tải đường biển:
Phương thức vận tải đường biển đảm nhận chủ yếu hàng hóa xuất nhập
khẩu cho miền Bắc và chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống cảng biển Việt Nam.
Luồng tàu biển vào nội địa qua Lạch Huyện - Bạch Đằng - Sông Cấm dài tổng
cộng 70 km. Cảng Hải Phòng với 4 khu bến cảng chính là Vật Cách - Thượng
Lý, bến cảng chính - Chùa Vẽ, Đông Hải - Đình Vũ - Bạch Đằng, Cát Hải - Lan
Hạ trải dài khoảng 25 km với năng lực khu bến đáp ứng tối đa tàu 50.000 DWT
(bến cảng Đình Vũ).
Giai đoạn gần đây khối lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng tăng
trưởng rất nhanh và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao khi các bến của cảng Lạch
Huyện đi vào hoạt động; điều đó tạo ra áp lực rất lớn đối với các phương thức
vận tải kết nối tới cảng (đường bộ, đường thủy, đường sắt).
- Phương thức vận tải đường sắt
Phương thức giao thông đường sắt kết nối Hải Phòng đi Quảng Ninh, Hải

Phòng về Hà Nội và tiếp tục đi hướng Lào Cai, Lạng Sơn, và các tỉnh phía Nam.
Mặt hàng vận chuyển chủ yếu là xi măng, sắt thép - kim loại màu, xăng
dầu, phân bón, hóa chất, than, máy móc dụng cụ, quặng, ...
Đối với vận tải hành khách bằng đường sắt mới chỉ có tuyến Hải Phòng đi
Hải Dương và Hà Nội và mới đảm nhận được một tỷ lệ nhỏ so với đường bộ.
Do cự ly Hải Phòng - Hà Nội không xa và do kết cấu hạ tầng cũng như
năng lực xếp dỡ hạn chế và chưa thuận tiện nên đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
mới đảm nhận được một phần nhỏ vận chuyển hàng hóa và hành khách.
- Phương thức vận tải đường thủy nội địa
Phương thức vận tải đường thủy có 8 tuyến đường thủy nội địa khai thác
trên 12 tuyến sông do trung ương quản lý từ Hải Phòng đi các hướng Quảng
Ninh, Hà Nội - Việt Trì, Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình. Một số tuyến
đường thủy nội thành phố trên sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình,
sông Tam Bạc, sông Thải và tuyến vận tải khách thủy trên biển từ thành phố đi
Cát Bà, Hạ Long, Móng Cái.
Vận tải thủy nội địa đảm nhận một phần vai trò vận chuyển hàng từ cảng
Hải Phòng về các cảng sông ở Hà Nội, Việt Trì,…tuy nhiên hiện còn nhiều hạn
chế về kết nối tại cảng (luồng lạch, phao tiêu) tĩnh không cầu nên chưa phát huy
được lợi thế.
- Phương thức vận tải đường hàng không:

13


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

Phương thức vận tải đường hàng không thông qua Cảng HKQT Cát Bi với
2 đường bay Hải Phòng - TP HCM và Hải Phòng - Đà Nẵng, tiếp nhận tàu bay
cỡ trung bình loại A320, B737-400. Cảng HKQT Cát Bi mới được nâng cấp,

công suất thiết kế thông qua đạt 4 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng
hóa/năm.
2.2.2. Hiện trạng các loại hình vận chuyển hành khách
Năm 2015, khối lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố đạt
45,83 triệu lượt, tăng 10,2% so với năm 2014. Giai đoạn 2010-2015 khối lượng
vận chuyển tăng đều, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10,3%/năm.
Vận tải hành khách bằng đường bộ giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng
85,3% khối lượng vận chuyển hành khách toàn thành phố.
Bảng 2.2.2: Khối lượng vận chuyển hành khách
trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015
Đơn vị: Triệu lượt
TT

Phương thức vận tải

2010

2011

Đường bộ
25,3
31,12
Đường thủy, đường
2
3,53
3,11
biển
3
Đường hàng không
0,48

0,63
4
Đường sắt
0,9
1,05
Tổng
30,21
35,91
( Nguồn: Niên Giám thống kê Hải Phòng, năm 2015)
1

2012

2013

2014

2015

31,51

31,59

36,1

39,1

2,54

2,95


3,3

4,1

0,63
1,15
35,83

0,61
1,23
36,38

0,93
1,25
41,58

1,3
1,33
45,83

Biều đồ 2.2.2: Khối lượng vận chuyển hành khách
trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 – 2015

14


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030


2.2.3. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng đô thị
a. Vận tải xe buýt
Tính đến tháng 11/2016, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên
địa bàn thành phố có 13 tuyến, khối lượng vận chuyển năm 2015 đạt 6,1 triệu
lượt hành khách.
b. Vận tải xe taxi
Tính đến tháng 11/2016, vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên
địa bàn thành phố có 26 doanh nghiệp với 1.891 xe hoạt động; năm 2015 khối
lượng vận chuyển đạt khoảng 5,1 triệu lượt hành khách, tăng 7,13% so với năm
2014.
2.2.4. Đánh giá chung hiện trạng phát triển giao thông vận tải
a. Kết cấu hạ tầng giao thông
- Mạng lưới giao thông đường bộ: được phân bố đồng đều, kết cấu hạ tầng
đường tương đối tốt. Các tuyến giao thông đối ngoại, các tuyến vành đai, các
tuyến trục chính đô thị đảm nhận tốt vai trò vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Giao thông đường sắt: còn nhiều hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
tại các ga hiện đã xuống cấp, lạc hậu.
- Giao thông đường thủy nội địa: việc kết nối với mạng lưới đường bộ địa
phương tại một số cảng còn kém, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, cần đầu
tư mở rộng, xây dựng các tuyến đường bộ kết nối ra cảng; hệ thống kho bãi còn
thiếu, thiết bị xếp dỡ đã lạc hậu.
- Giao thông đường biển: cần tiến hành xây dựng các tuyến đường bộ
chuyên dụng kết nối từ cảng ra mạng lưới đường bộ địa phương để nâng cao
năng lực thông qua tại các cảng.
- Giao thông đường hàng không: các tuyến đường bộ kết nối vào sân bay
Cát Bi có năng lực thông qua cao (đường Lê Hồng Phong, đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm,...), chưa xảy ra ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, cần tiến hành phân luồng,
phân làn giao thông từ xa để giao thông vào khu vực sân bay được thông thoáng
hơn.
b. Đánh giá về điều kiện hoạt động của xe buýt

- Các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị: chất lượng mặt đường
(khoảng 90% có tình trạng tốt và trung bình); bề rộng đường (khoảng 70% có bề
rộng >7m) đảm bảo cho việc vận hành khai thác phương tiện xe buýt.

15


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030

- Hệ thống các điểm phát sinh thu hút: phần lớn các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp; bệnh viện; trường học; khu dân cư; cơ quan; khu du lịch… nằm
dọc trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị; thuận lợi cho việc đi lại
bằng xe buýt của nhân dân. Bên cạnh đó, cũng phát sinh tình trạng ùn tắc cục bộ
tại các khu vực này vào giờ cao điểm, đòi hỏi phải bố trí lộ trình tuyến xe buýt
với tần suất hợp lý.
- Khu vực nội đô thành phố: mạng lưới đường đô thị có dạng ô bàn cờ,
KCHT các tuyến đường tốt, tuy nhiên trong thời gian tới khi thành phố mở rộng
phát triển sẽ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại khu vực trung tâm
thành phố. Do đó, 1 số tuyến phố trục chính cần nâng cấp mở rộng để đáp ứng
tốt hơn cho việc lưu thông của phương tiện qua khu vực nội đô, đặc biệt là
phương tiện VTHKCC bằng xe buýt (Lạch Tray, Tô Hiệu, Trần Nguyên
Hãn,…).

16


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng 2030


PHẦN III
HIỆN TRẠNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Tổng quan về hoạt động vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định
3.1.1. Hiện trạng các bến xe khách
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 9 bến xe khách liên tỉnh, nội tỉnh với
tổng diện tích 65.943 m2. Trong có 4 bến xe tại khu vực đô thị trung tâm: bến xe
Thượng Lý, bến xe Lạc Long, bến xe Niệm Nghĩa, bến xe Cầu Rào và 5 bến xe
ở các quận, huyện khác: bến xe Vĩnh Bảo, bến xe phía Bắc, bến xe Đồ Sơn, bến
xe Kiến Thụy, bến xe Tiên Lãng.
Bảng 3.1.1: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn thành phố
Diện tích Cấp kỹ
TT
Tên bến xe
Vị trí
Đơn vị khai thác
(m2)
thuật
Đường Thiên Lôi, Ngô
Cty TNHH MTV
1 Bến xe Cầu Rào
10.634
2
Quyền, Hải Phòng
Bến xe Hải Phòng
Bến xe Niệm
273 Trần Nguyên Hãn,
Cty TNHH MTV
2
9.063

2
Nghĩa
Lê Chân, Hải Phòng
Bến xe Hải Phòng
Cty cổ phần và
52 đường Hà Nội,
3 Bến xe Thượng Lý
10.986
2
đầu tư phát triển
Hồng Bàng, Hải Phòng
kim khí Hải Phòng
22 Cù Chính Lan,
Xí nghiệp Bến xe
4 Bến xe Lạc Long
6.039
3
Hồng Bàng, Hải Phòng
khách Lạc Long
Cty CP bến xe
Kênh Giang, Thủy
5 Bến xe phía Bắc
17.857
1
phía Bắc Hải
Nguyên, Hải Phòng
Phòng
Thị trấn Vĩnh Bảo, Hải
Cty TNHH MTV
6 Bến xe Vĩnh Bảo

8.095
3
Phòng
Bến xe Hải Phòng
110 Lý Thánh Tông,
Ban quản lý bến
7 Bến xe Đồ Sơn
757,9
6
Đồ Sơn , Hải Phòng
xe Đồ Sơn
Hạt quản lý đường
Thị trấn Núi Đối, Kiến
8 Bến xe Kiến Thụy
990
6
bộ huyện Kiến
Thụy, Hải Phòng
Thụy
9 Bến xe Tiên Lãng
1.519
6
Tổng
65.943
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, tháng 11/2016)

3.1.2. Hiện trạng các tuyến vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định
Hiện nay, tổng số tuyến vận tải hành khách tuyến cố định (nội tỉnh, liên
tỉnh) trên địa bàn thành phố khoảng 152 tuyến; các tuyến vận tải liên tỉnh xuất
phát từ các bến xe khách liên tỉnh: bến xe Thượng Lý, bến xe Lạc Long, bến xe


17


×