Tải bản đầy đủ (.pdf) (441 trang)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 441 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Giai đoạn đánh giá: 2014 - 2018)

Bình Dương, tháng 10 – 2019


Trang 1


Trang 2


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................... 11
Phần I. HỒ SƠ VỀ CSGD ................................................................................................. 13
1. Khái quát về cơ sở giáo dục .................................................................................... 13
2. Bối cảnh triển khai các hoạt động của cơ sở giáo dục ............................................ 19
3. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (xem Phụ lục 1) ..................... 23
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ................................ 24
Mục 1: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ CHIẾN LƯỢC ................................................. 24
Tiêu chuẩn 1. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa ............................................................... 24
Tiêu chuẩn 2. Quản trị .................................................................................................... 35
Tiêu chuẩn 3. Lãnh đạo và Quản lý ............................................................................... 43


Tiêu chuẩn 4. Quản trị chiến lược .................................................................................. 52
Tiêu chuẩn 5. Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng 63
Tiêu chuẩn 6. Quản lý nguồn nhân lực .......................................................................... 77
Tiêu chuẩn 7. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất ......................................................... 93
Tiêu chuẩn 8. Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại ..................................................... 111
Mục 2: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ HỆ THỐNG ................................................... 129
Tiêu chuẩn 9. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong ............................................... 129
Tiêu chuẩn 10. Tự đánh giá và đánh giá ngoài ............................................................ 144
Tiêu chuẩn 11. Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong.............................. 155
Tiêu chuẩn 12. Nâng cao chất lượng............................................................................ 166
Mục 3. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG ......................... 181
Tiêu chuẩn 13. Tuyển sinh và nhập học....................................................................... 181
Tiêu chuẩn 14. Thiết kế và rà soát chương trình dạy học ............................................ 198
Tiêu chuẩn 15. Giảng dạy và học tập ........................................................................... 212
Trang 3


Tiêu chuẩn 16. Đánh giá người học ............................................................................. 226
Tiêu chuẩn 17. Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học ....................................... 238
Tiêu chuẩn 18. Quản lý nghiên cứu khoa học.............................................................. 256
Tiêu chuẩn 19. Quản lý tài sản trí tuệ .......................................................................... 269
Tiêu chuẩn 20. Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học ............................................. 278
Tiêu chuẩn 21. Kết nối và phục vụ cộng đồng............................................................. 303
Mục 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG................................................................................... 315
Tiêu chuẩn 22. Kết quả đào tạo.................................................................................... 315
Tiêu chuẩn 23. Kết quả nghiên cứu khoa học .............................................................. 331
Tiêu chuẩn 24. Kết quả phục vụ cộng đồng ................................................................. 359
Tiêu chuẩn 25. Kết quả tài chính và thị trường............................................................ 375
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CSGD ............................................... 385
Phần III: PHỤ LỤC ......................................................................................................... 390

Phụ lục 1: Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng CSGD ................................................ 390
Phụ lục 2: Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá ................................................ 427
Phụ lục 3: Quyết định điều chỉnh, bổ sung thành viên Hội đồng Tự đánh giá ............ 429
Phụ lục 4: Danh sách Ban thư ký và các nhóm chuyên trách ...................................... 431
Phụ lục 5: Kế hoạch tự đánh giá .................................................................................. 434

Trang 4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AUN-QA
BBI

:

Becamex
Becamex IDC
BGH
CB
CBCV
CBQL

CĐR
CGCN
CLB
CNTT
CSDL
CSGD
CSVC
CTĐT

CTGD
CTSV
CVHT
ĐBCL
ĐCCT
ĐGN
ĐH
ĐHQTMĐ
ĐT
ĐV
EIU

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

GD&ĐT
GDĐH
GS
GV
GVK
HB

:
:
:
:
:
:

:

ASEAN University Network – Quality Assurance
Vườn ươm doanh nghiệp Becamex
(Becamex Business Incubator)
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp –
CTCP (Becamex)

Ban Giám hiệu
Cán bộ
Cán bộ chuyên viên
Cán bộ quản lý
Cao đẳng
Chuẩn đầu ra
Chuyển giao công nghệ
Câu lạc bộ
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở giáo dục
Cơ sở vật chất
Chương trình đào tạo
Chương trình giáo dục
Công tác sinh viên
Cố vấn học tập
Đảm bảo chất lượng
Đề cương chi tiết
Đánh giá ngoài
Đại học
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Đào tạo
Đơn vị
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
(Eastern International University)
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục đại học
Giáo sư
Giảng viên
Giáo vụ khoa

Học bạ
Trang 5


HĐKH-ĐT
HĐQT
HTQT
KDTT
KĐCL
KHCL
KHCN
KPI
KT
KT&ĐBCLGD
KTTC
KTX
NCKH
Nhà trường
P.CNTT
P.CTSV
P.ĐT
P.HC
PGS
PTN
PVCĐ

QTKD
SHTT
SV
TCHC-QT

TĐG
THPTQG
ThS
TP.HCM
Trường
TS
TSKH
TSTT
TTKNCĐ
(OCC)

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Hội đồng quản trị
Hợp tác quốc tế
Kinh doanh tiếp thị
Kiểm định chất lượng
Kế hoạch chiến lược
Khoa học công nghệ
Key Performace Indicator
Kỹ thuật
Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng giáo dục
Kế toán – Tài chính
Ký túc xá
Nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Công tác sinh viên
Phòng Đào tạo
Phòng Hành chính
Phó giáo sư
Phòng thí nghiệm
Phục vụ cộng đồng
Quyết định
Quản trị kinh doanh
Sở hữu trí tuệ
Sinh viên
Tổ chức Hành chính – Quản trị
Tự đánh giá
Trung học phổ thông quốc gia
Thạc sĩ
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
Tiến sĩ
Tiến sĩ khoa học
Tài sản trí tuệ
Trung tâm kết nối cộng đồng
(Office of Community Connect)

Trang 6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ hệ thống xây dựng và ban hành chính sách tại Trường ĐHQTMĐ ............ 65
Hình 2. Hoạt động đối ngoại trường ĐHQTMĐ ............................................................. 111

Hình 3. Sơ đồ quản trị hệ thống chính sách về hoạt động đối ngoại ............................... 124
Hình 4. Sơ đồ tổ chức hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐHQTMĐ .............................. 129
Hình 5. Sơ đồ hệ thống ĐBCL bên trong ......................................................................... 130
Hình 6. Định hướng tự đánh giá và kiểm định chất lượng của Trường ĐHQTMĐ ......... 145

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Đối sánh tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020
............................................................................................................................................ 31
Bảng 2. Tóm tắt cơ cấu tổ chức Trường ĐHQT Miền Đông ............................................. 45
Bảng 3. Đối sánh các chỉ số phấn đấu từ năm học 2015-2016 đến 2018-2019 ................. 58
Bảng 4. Danh mục các quy chế, quy định về NCKH được rà soát và cập nhật ban hành
theo từng năm ..................................................................................................................... 71
Bảng 5. Thống kê tình hình mượn sách hàng năm ........................................................... 102
Bảng 6. Các hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng .................................................. 119
Bảng 7. Thống kê số lượng đối tác đối sánh của Trường................................................. 173
Bảng 8. Thống kê số lượng SV trúng tuyển và nhập học giai đoạn 2014 - 2018 ........... 188
Bảng 9. Thống kê loại học bổng và số lượng SV đạt học bổng ....................................... 190
Bảng 10. Thống kê số lượng SV đạt học bổng theo vùng ................................................ 192
Bảng 11. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo các ngành ................................... 203
Bảng 12. Thống kê các trường đã chọn để đối sánh CTĐT ............................................. 207
Bảng 13. Kết quả phúc khảo điểm thi, kiểm tra giai đoạn 2013 - 2018 ........................... 231
Bảng 14. Mức độ hài lòng của sinh viên về việc đánh giá môn học của giảng viên ....... 232
Bảng 15. Kết quả triển khai các hoạt động giai đoạn 2015 - 2018 .................................. 241
Trang 7


Bảng 16. Khảo sát ý kiến sinh viên đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ, phục vụ sinh viên
.......................................................................................................................................... 244
Bảng 17. Khảo sát ý kiến sinh viên đánh giá hiệu quả hoạt động của sinh viên .............. 245
Bảng 18. Thống kê những cải tiến mới qua các năm ....................................................... 248

Bảng 19. Thống kê tình hình ký túc xá phục vụ sinh viên qua các năm .......................... 249
Bảng 20. Thống kê CSVC phục vụ cho sinh viên ............................................................ 250
Bảng 21. Thống kê nguồn học liệu phục vụ cho sinh viên .............................................. 251
Bảng 22. Thống kê tình hình sinh viên tốt nghiệp có việc làm ........................................ 251
Bảng 23. Bảng đối sánh kết quả thực hiện các chỉ số hoạt động chính (KPI) giai đoạn
2016-2018 ......................................................................................................................... 263
Bảng 24. Số lượng đối tác doanh nghiệp và trường đại học có ký kết hợp tác với
ĐHQTMĐ giai đoạn 2013 - 2018 .................................................................................... 279
Bảng 25. Chỉ số đánh giá NCKH và chuyển giao công nghệ (2016-2020) ..................... 281
Bảng 26. Số lượng GV tham gia các đợt tham quan, các khoá huấn luyện ngắn hạn ở nước
ngoài (2014 – 2018).......................................................................................................... 283
Bảng 27. GV tham gia các chương trình đào tạo dài hạn ở nước ngoài .......................... 284
Bảng 28. Các báo cáo của giảng viên đồng tác giả với các nhà khoa học có bài tham gia
hội thảo khoa học (2013 - 2018)....................................................................................... 285
Bảng 29. Đồng tác giả bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế (2014 – 2018)
.......................................................................................................................................... 286
Bảng 30. Số lượng sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu tại Nhà trường ............ 287
Bảng 31. Hợp tác tổ chức Hội thảo doanh nghiệp............................................................ 288
Bảng 32. Hội thảo hội nghị đồng tổ chức ......................................................................... 288
Bảng 33. Đào tạo doanh nghiệp qua các năm .................................................................. 289
Bảng 34. Số công ty khởi nghiệp tại BBI và số lượng nhân sự ....................................... 290
Bảng 35. Thống kê số doanh nghiệp nhận SV thực tập ................................................... 291
Bảng 36. Thống kê số đại học đối tác có kiểm định chất lượng (2014-2018) ................. 295
Trang 8


Bảng 37. Thống kê số lượt sinh viên khoa QTKD và KT tham gia dự án doanh nghiệp và
cộng đồng ......................................................................................................................... 307
Bảng 38. Thống kê số lượt sinh viên thực tập tại doanh nghiệp và cơ sở y tế giai đoạn
2014 – 2018 ...................................................................................................................... 307

Bảng 39. Thống kê kiến tập tại doanh nghiệp của Khoa QTKD và Khoa KT giai đoạn
2013 - 2018 ....................................................................................................................... 307
Bảng 40. Tổng hợp doanh thu từ NCKH – CGCN và PVCĐ giai đoạn 2014 –2018 ...... 308
Bảng 41. Báo cáo sự tăng trưởng của Vườn ươm doanh nghiệp Becamex (BBI) ........... 309
Bảng 42. Thống kê số lượng và quy mô các buổi nói chuyện chuyên đề, hướng nghiệp,
giới thiệu việc làm ............................................................................................................ 309
Bảng 43. Thống kê số lượng các hoạt động của sinh viên ............................................... 310
Bảng 44. Tỉ lệ tốt nghiệp 3 khóa tốt nghiệp gần nhất tính đến 2018, bậc đại học - hệ chính
quy .................................................................................................................................... 317
Bảng 45. Tỉ lệ thôi học 3 khóa tốt nghiệp gần nhất tính đến 2018, bậc đại học - hệ chính
quy .................................................................................................................................... 318
Bảng 46. Thời gian tốt nghiệp trung bình bậc đại học và cao đẳng ................................. 321
Bảng 47. Tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp ..................................................... 325
Bảng 48. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng sinh viên tốt nghiệp .... 327
Bảng 49. Quy đổi giờ chuẩn ............................................................................................. 332
Bảng 50. Thống kê kết quả hoạt động của đội ngũ GV ................................................... 333
Bảng 51. Kết quả thực hiện chỉ tiêu về số đề tài NCKH và số lượng sách, bài báo, báo cáo
khoa học được công bố trong năm ................................................................................... 335
Bảng 52. Giải thưởng lập trình quốc tế ACM và Olympic tin học của Sinh viên ........... 338
Bảng 53. Kết quả về tài sản trí tuệ và sở hữu trí tuệ của Trường tính đến năm 2018 ...... 346
Bảng 54. Kết quả tổng hợp thu chi tài chính KHCN và phục vụ cộng đồng từ năm 2014
đến năm 2018.................................................................................................................... 349
Bảng 55. Kết quả triển khai các kết quả NCKH .............................................................. 352
Bảng 56. Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia dự án, thực tập, kiến tập ............... 360
Trang 9


Bảng 57. Chương trình diễn giả khách mời, hội thảo tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu
việc làm............................................................................................................................. 361
Bảng 58. Tổng hợp số lượng hội thảo/hội nghị quốc tế và trong nước được tổ chức tại

Trường ĐHQTMĐ............................................................................................................ 361
Bảng 59. Số lượng hợp đồng đào tạo cho doanh nghiệp và các sở ban ngành ................ 362
Bảng 60. Tổng hợp doanh thu từ NCKH – CGCN và PVCĐ giai đoạn 2014 – 2018 ..... 362
Bảng 61. Báo cáo tăng trưởng BBI trong năm 2018 ........................................................ 363
Bảng 62. Số lượng các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện và hoạt động khác và số lượt
sinh viên tham gia giai đoạn 2015 – 2018 ........................................................................ 364
Bảng 63. Giá trị đóng góp cho xã hội của các chương trình tình nguyện, thiện nguyện . 368
Bảng 64. Kết quả điểm rèn luyện bình quân giai đoạn 2013 – 2018 ............................... 370
Bảng 65. Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ......................................................... 371
Bảng 66. Bảng tổng hợp số liệu tổng thu, tổng chi và tỷ lệ phát triển của tổng thu, tổng chi
trong 5 năm giai đoạn 2014-2018 ..................................................................................... 376
Bảng 67. Bảng so sánh chi phí NCKH của Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) với
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) ............................................................... 377

Trang 10


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Mức độ hài lòng các bên liên quan về sứ mạng của Nhà trường ...................... 26
Biểu đồ 2. Mức độ hài lòng các bên liên quan về tầm nhìn của Nhà trường ..................... 26
Biểu đồ 3. Thống kê số lượt cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ......................................... 82
Biểu đồ 4. Thống kê tổng số MOUs còn hiệu lực ............................................................ 114
Biểu đồ 5. Thống kê Đoàn vào Đoàn ra ........................................................................... 115
Biểu đồ 6. Số lượng giảng viên đến làm việc hàng năm .................................................. 116
Biểu đồ 7. Số lượt sinh viên quốc tế đến trường .............................................................. 116
Biểu đồ 8. Tỉ lệ các doanh nghiệp đối tác ........................................................................ 117
Biểu đồ 9. Thống kê số lượng kiến tập............................................................................. 118
Biểu đồ 10. Thống kê hoạt động NCKH giai đoạn 2013 - 2018 ...................................... 119
Biểu đồ 11. Thống kê kết quả đào tạo của SV ................................................................. 194
Biểu đồ 12. Mức độ hài lòng của SV năm cuối về hoạt động đánh giá môn học của GV

.......................................................................................................................................... 233
Biểu đồ 13. Khảo sát sự hài lòng của SV về cố vấn học tập và giáo vụ Khoa................. 244
Biểu đồ 14. Khảo sát sự hài lòng về hoạt động sinh viên ................................................ 245
Biểu đồ 15. Thống kê các công trình NCKH của trường giai đoạn 2014-2018 ............... 261
Biểu đồ 16. Thống kê số lượng các hoạt động NCKH của sinh viên giai đoạn 2014 - 2018
.......................................................................................................................................... 266
Biểu đồ 17. Thống kê TSTT giai đoạn 2014 - 2018......................................................... 271
Biểu đồ 18. Số đối tác doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh ......................... 282
Biểu đồ 19. Thống kê số Đoàn vào Đoàn ra liên quan đến đến các dự án hợp tác nghiên
cứu và các CTĐT liên kết ................................................................................................. 283
Biểu đồ 20. Ngân sách dành cho NCKH, CGCN và PVCĐ ............................................ 292
Biểu đồ 21. Số lượng bài báo đăng tên tạp chí của giảng viên cơ hữu (2014-2018) ....... 297
Biểu đồ 22. Số lượng bài đăng trên tạp chí ISI, Scopus của từng Khoa (2014-2018) ..... 297
Biểu đồ 23. Số lượng bài báo cáo tại các hội nghị, hội thảo quốc tế ............................... 298
Trang 11


Biểu đồ 24. Thành tích NCKH của sinh viên ................................................................... 299
Biểu đồ 25. Thống kê tỉ lệ đạt môn học qua các năm ...................................................... 316
Biểu đồ 26. Thống kê kết quả thi IELTS của sinh viên các Khóa tại TTNN................... 319
Biểu đồ 27. Số lượng sinh viên hoàn thành CTĐT và sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 20162018 .................................................................................................................................. 320
Biểu đồ 28. Thời gian tốt nghiệp trung bình bậc đại học ................................................. 322
Biểu đồ 29. Thời gian tốt nghiệp trung bình bậc cao đẳng .............................................. 323
Biểu đồ 30. Tình hình việc làm của sinh viên hoàn thành CTĐT chưa tốt nghiệp .......... 326
Biểu đồ 31. Tổng hợp kết quả NCKH của GV ................................................................. 335
Biểu đồ 32. Đối sánh kết quả hoạt động NCKH của SV từ năm 2014 đến năm 2018 ..... 340
Biểu đồ 33. Kết quả công bố KH Trường ĐHQTMĐ từ năm 2014 đến năm 2018 ......... 343
Biểu đồ 34. Kết quả đối sánh các TSTT và SHTT từ năm 2014 đến năm 2018 .............. 346
Biểu đồ 35. Kết quả tổng hợp thu chi tài chính từ hoạt động KHCN từ năm 2014 đến 2018
.......................................................................................................................................... 350

Biểu đồ 36. Kết quả tổng hợp số lượng hợp đồng bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ,
bán bản quyền ................................................................................................................... 353
Biểu đồ 37. Kết quả tổng hợp giá trị hợp đồng bán sản phẩm, chuyển giao công nghệ, bán
bản quyền .......................................................................................................................... 354
Biểu đồ 38. Kết quả tổng hợp hoạt động khởi nghiệp ...................................................... 354

Trang 12


Phần I. HỒ SƠ VỀ CSGD
1. Khái quát về cơ sở giáo dục
a) Sự hình thành và phát triển
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư tại
Thành phố mới Bình Dương, được thành lập ngày 27/9/2010 tại Quyết định số 1789/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường bắt đầu tuyển sinh từ năm 2011, đến nay đã tuyển
sinh được 8 khóa với tổng số sinh viên hiện tại khoảng 2.652 sinh viên.
Tầm nhìn đến năm 2030: Đại học Quốc tế Miền Đông định hướng trở thành một
đại học đa ngành - đa lãnh vực được kiểm định, xếp hạng quốc tế; và là một trung tâm
văn hóa, một trung tâm nghiên cứu ứng dụng - chuyển giao công nghệ hàng đầu của Việt
Nam.
Sứ mạng: Trường Đại học Quốc tế Miền Đông là đại học của doanh nghiệp
(Becamex IDC), vận hành theo mô hình nhiều đại học trong một đại học; nơi thu hút và
tập trung giảng viên tốt nghiệp từ nhiều nước Âu - Mỹ; đào tạo sinh viên theo hướng
nghiên cứu - ứng dụng, giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ, theo tư tưởng chủ đạo là quan
hệ chặt chẽ - hỗ tương và phục vụ cộng đồng; đào tạo theo nhu cầu phát triển của thực
tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Giá trị cốt lõi: Tự hào phục vụ cộng đồng.
Triết lý giáo dục: Nhân bản – Cộng đồng – Sáng tạo – Bền vững.
Sau gần 9 năm phát triển, hiện nay, Trường có 7 chương trình đào tạo đại học đang
tuyển sinh gồm các ngành:
- Quản trị Kinh doanh;

- Kỹ thuật Điện;
- Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa;
- Kỹ thuật Phần mềm;
- Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu;
- Kỹ thuật Cơ Điện tử;
- Điều dưỡng.
Số sinh viên hệ Đại học trúng tuyển từ năm 2011 đến 2018 là 5.306 sinh viên.
Trang 13


Tổng số cán bộ, giảng viên, chuyên viên của Trường 295, trong đó có 187 giảng
viên cơ hữu với 158 giảng viên có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc
sĩ.
Trường hiện có các đơn vị gồm:
- 11 phòng (Đào tạo, Kế toán – Tài chính, Nhân sự, Hành chính, Quản trị, Đảm
bảo chất lượng, Công nghệ thông tin, Truyền thông, Công tác sinh viên, Nghiên cứu Khoa
học & sáng tạo (Thành lập tháng 02/2019), Hợp tác quốc tế (Thành lập tháng 02/2019));
- 5 khoa (Giáo dục đại cương, QTKD, Kỹ thuật, CNTT và Điều dưỡng), 4 trung
tâm (Ngoại ngữ, Nhật ngữ và Toán học, TT kết nối cộng đồng, Trung tâm Đào tạo liên
tục cán bộ y tế);
- 1 Thư viện, 1 Vườn ươm doanh nghiệp Becamex (BBI) và 1 PTN Fablab.
Tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu: 1.700 Tỷ đồng.
Trường được xây dựng theo bản quy hoạch đã trình Chính phủ trên khu đất rộng
260.044 m2, gồm 09 tòa nhà: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11; tất cả các toà nhà đều được nối
mạng bằng cáp quang và được trang bị máy lạnh. Tổng số phòng học là khoảng 180
phòng. Tất cả các phòng học, phòng họp và phòng chức năng của Trường đều trang bị hệ
thống máy chiếu, hệ thống âm thanh nội bộ. Toàn bộ khuôn viên của Nhà trường đều
được trang bị và kết nối mạng không dây (wireless) tốc độ cao.
Hiện nay, Trường có 27 phòng thí nghiệm, thực hành được trang thiết bị đầy đủ
với máy móc tối tân, hiện đại nhập từ các nhà cung cấp danh tiếng hàng đầu: Festo –

Germany, MTS – Germany, Lucas-nuelle – Germany, Mitsubishi – Japan, G.U.N.T –
Germany… nhằm phục vụ tốt cho việc học các môn thực hành của sinh viên.
Trường đang trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá và đánh giá chất lượng
cơ sở giáo dục đại học quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của
Bộ GD&ĐT (giống Bộ tiêu chuẩn 2.0 của AUN-QA). Các chương trình đào tạo của
Trường đều nhập khẩu từ nước ngoài, chương trình ngành QTKD xây dựng theo hướng
chuẩn AACSB, các ngành KT theo chuẩn ABET và chương trình Điều dưỡng theo chuẩn
Hội Điều dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ. Các ngành đều được giảng dạy bằng tiếng Việt, tăng
cường tiếng Anh. Riêng QTKD giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đòi hỏi SV phải đạt
chuẩn 6.0 IELTS trước khi vào học chuyên ngành.
Trang 14


Trường vận hành theo hệ thống đào tạo tín chỉ 3 học kỳ chính và thêm 1 học kỳ hè
trong 1 niên khóa - mô hình đào tạo phổ biến của các ĐH Hoa Kỳ. Cách làm này đã nhận
được sự cho phép và khuyến khích của Bộ GD&ĐT.
Ngoài việc giảng dạy cho sinh viên, Trường đã đào tạo 4.146 lượt học viên cho các
cơ quan, doanh nghiệp Bình Dương, trong đó phối hợp với Sở GD&ĐT Bình Dương tổ
chức đào tạo “chuẩn hóa trình độ tiếng Anh” cho 612 GV Tiểu học, THCS Bình Dương
giai đoạn 2011 - 2016 và 2012 - 2018; hợp tác dài hạn với Sở Nội Vụ về đào tạo 4 cán bộ
kế cận cho Tỉnh để gởi ra nước ngoài học tập; phối hợp với Trường Chính trị Tỉnh đào tạo
tiếng Anh cho 89 cán bộ nguồn…Trường cũng tổ chức dạy tiếng Anh và các lớp kỹ năng
quản lý cho VSIP, VNTT và các doanh nghiệp của Bình Dương tổng cộng 795 người.
Kết quả đạt được cụ thể như sau:
4 cán bộ nguồn của Tỉnh gồm 2 Thạc sĩ được đào tạo ở Hàn Quốc hiện tại đang
công tác tại Sở Giao thông vận tải Bình Dương, 2 Tiến sĩ được đào tạo Anh Quốc: 1
người phục vụ cho Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương, 1 người đang giảng dạy
cho Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2017 và 2018, số lượng thí sinh đăng ký dự
thi kỳ thi THPT quốc gia môn ngoại ngữ (tiếng Anh) của Tỉnh Bình Dương đạt số điểm

trung bình môn ngoại ngữ cao thứ hai và thứ ba trong cả nước, điều này Sở GD&ĐT Bình
Dương ghi nhận đóng góp của Trường Đại học Quốc tế Miền Đông trong việc đào tạo kỹ
năng giảng dạy tiếng Anh cho GV của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương giai đoạn
2011-2016 và 2012-2018.
Trường đã hợp tác với công ty Mitsubishi Setsuyo - Nhật Bản, đào tạo huấn luyện
cấp chứng chỉ Mitsubishi - EIU cho 8 kỹ sư của công ty liên doanh P&G của Hoa Kỳ.
Trường xác định việc đào tạo cho SV là mục tiêu phát triển lực lượng lao động
trình độ cao, góp phần vào công tác an sinh xã hội của Tỉnh Bình Dương và khu vực kinh
tế trọng điểm phía Nam, vừa làm tăng vị thế - vai trò và đóng góp của EIU, vào sự phát
triển ổn định, bền vững lâu dài cho Tỉnh và đặc biệt trong Đề án xây dựng TP thông minh
Bình Dương do UBND Tỉnh đang chỉ đạo thực hiện, trong đó EIU có nhiệm vụ hàng đầu.
Trường thực hiện triển khai chương trình giảng dạy gắn với thực tiễn, gồm 75%
giờ học ở Trường và 25% kiến tập - thực tập - thực hành bắt đầu từ năm #2.
Trang 15


Đại học Quốc tế Miền Đông là ĐH đầu tiên và duy nhất ở VN, yêu cầu chuẩn tốt
nghiệp là vừa hoàn thành CTĐT, vừa phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0. Để
thực hiện mục tiêu này, Trường có thành lập riêng một Trung tâm ngoại ngữ gồm 53 giáo
viên là người bản xứ đến từ các nước Anh, Mỹ, Canada…, tất cả giáo viên đều được đào
tạo bài bản và có kinh nghiệm giảng dạy.
Tính đến nay Trường đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp và trên 90% sinh viên ra
Trường có việc làm, trong đó đa số các Em làm việc tại các cơ quan, tập đoàn, công ty
liên doanh, công ty nước ngoài tại Bình Dương, tại TPHCM như: Cancham, Camso,
Citibank, HSBC, BIDV, P&G, Intel, Samsung, Becamex, VNTT, BIH… và cả ở nước
ngoài như: Citibank, Google Malaysia... Một phần các SV tốt nghiệp tiếp tục học nâng
cao trình độ ở nước ngoài: Mỹ, Anh, Canada, Đức, Australia…
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ các cấp, toàn trường có 78 đề tài NCKH cấp
trường và 2 đề tài doanh nghiệp; 37 hoạt động NCKH của sinh viên với 117 lượt sinh viên

tham gia.
EIU là đại học đầu tiên tại VN đã xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp với tên gọi
Vườn ươm doanh nghiệp Becamex (BBI) và Fablab để GV, SV vừa học tập vừa có môi
trường khởi nghiệp.
Tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Vườn ươm doanh nghiệp đầu tiên tại
Bình Dương có tổng diện tích 2.000 m2 , khu làm việc chia sẻ 400 m2, 30 văn phòng làm
việc và các Khu triển lãm, phòng tập huấn, phòng họp hiện đại, các công ty khởi nghiệp
sẽ tìm được một không gian làm việc chuyên nghiệp nơi các thành viên phát triển các ý
tưởng và văn hóa kinh doanh của riêng mình. BBI hướng đến một cộng đồng sáng tạo để
đưa ra các giải pháp kinh doanh tốt hơn và có giá trị cho thị trường thông qua việc đào tạo
sinh viên với chuyên ngành Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo, chương trình Ươm tạo
Khởi nghiệp tại Vườn ươm Doanh nghiệp Becamex (BBI), và đầu tư những Phòng Thiết
bị Thực hành để tạo ra những sản phẩm mẫu nhằm thúc đầy sự sáng tạo từ những công ty
khởi nghiệp.
EIU Fablab là một không gian mở, năng động để giảng viên, sinh viên EIU và các
bạn sinh viên, học sinh yêu thích kỹ thuật công nghệ các Trường Đại học, Trường THPT
Trang 16


lân cận có điều kiện học tập, trao đổi và hiện thực hóa ý tưởng của mình. Đặc biệt, đây
cũng là nơi các bạn sinh viên EIU có thể thực hành các lý thuyết được học trong chuyên
ngành, từ đó có động lực tìm tòi và sáng tạo để thực hiện nhiều đề tài và ý tưởng mới. Với
diện tích 800m2 bao gồm các khu Ý tưởng (Conceive), Thiết kế (Design), Thực hiện
(Implement) và Vận hành (Operate) được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại như máy in
3D, máy scan 3D, máy cắt laser, máy CNC, v.v....
EIU Fablab là thành viên của hệ thống Fablab thế giới gồm hơn 1.000 Fablab
( EIU Fablab sẽ chọn lọc và nuôi dưỡng các dự án có giá trị, kết
hợp với BBI (Becamex Business Incubator) để xây dựng các dự án khởi nghiệp.

Trang 17



b) Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Quốc tế Miền Đông giai đoạn 2016-2020

Trang 18


c) Cấu trúc tổ chức của Hội đồng quản trị/ Hội đồng Trường hoặc tương đương
của CSGD.
Ngay sau khi có Quyết định thành lập Trường ĐHQTMĐ, ngày 01/10/2010 Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định công nhận Hội đồng Quản trị Trường
Đại học Quốc tế Miền Đông nhiệm kỳ 2010-2015 theo quy định tại Quyết định số
61/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của trường đại học tư thục.
Căn cứ Luật Giáo dục đại học năm 2012, và Điều lệ trường đại học quy định tại
Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà
trường đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ký quyết định công
nhận Hội đồng Quản trị Trường ĐHQTMĐ nhiệm kỳ 2015-2020, gồm có 6 thành viên
như sau:

STT

Họ và tên

Năm
sinh

Chức vụ

Trình độ

chuyên môn

Chức vụ
HĐQT

Trợ lý Ban

Thạc sĩ

Chủ tịch

Tổng giám đốc

QTKD
Cử nhân

Chủ tịch

Hành chính

danh dự

Tiến sĩ Toán
Kinh tế

Thành viên
kiêm Hiệu
trưởng

Tiến sĩ


Thành viên

01

Ông Nguyễn Tấn Lợi

1981

02

Ông Đặng Minh Hưng

1960

Phó CT UBND
tỉnh Bình
Dương

03

Ông Nguyễn Văn Phúc

1957

Hiệu trưởng
Trường ĐHQT
Miền Đông

1981


Trưởng phòng
ĐT Trường ĐH
QT Miền Đông

04

05

06

Ông Ngô Minh Đức

Ông Huỳnh Quang Hải

Ông Đoàn Văn Thuận

1974

1967

Phó TGĐ
Công ty VSIP
Tổng giám đốc
TDC

Kỹ thuật
Thạc sĩ
QTKD
Cử nhân

QTKD và

Thành viên

Thành viên

Cử nhân Luật

2. Bối cảnh triển khai các hoạt động của cơ sở giáo dục
a) Mô tả quy định pháp lý của các hoạt động của CSGD và mức độ ảnh hưởng
đến hoạt động của CSGD.
Trang 19


Đảm bảo chất lượng là một quá trình liên tục duy trì chất lượng và liên tục cải
tiến chất lượng theo cấu trúc hệ thống. Tự đánh giá là một công cụ, một khâu quan
trọng trong hoạt động kiểm định chất lượng trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình
trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật
chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và
quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã hoàn thành Báo cáo Tự đánh giá năm
2016 theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành (10 tiêu chuẩn, với 61 tiêu chí) theo văn bản hợp nhất số
06/VBHN-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Năm 2018, Trường triển khai công tác tự đánh giá theo Thông tư số
12/2017/TT-BGDÐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là Thông tư

12/2017) với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí.
Các cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng CSGD:
1. Thông tư 12 ngày 19/5/2017: Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình
và chu kỳ KĐCL CSGD.
2. Công văn 766 ngày 20/4/2018 của Cục QLCL hướng dẫn TĐG CSGD đại
học (quy trình và các biểu mẫu)
3. Công văn 768 ngày 20/4/2018 của Cục QLCL hướng dẫn TĐG và ĐGN:
Yêu cầu, mốc chuẩn và nguồn minh chứng.
4. Hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp cơ sở đào tạo, phiên bản
2.0, bản dịch của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo,
ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
b) Mô tả những thách thức chính mà CSGD gặp phải và kế hoạch của CSGD để
khắc phục những thách thức đó.
Thứ nhất, vấn đề toàn cầu hóa trong lĩnh vực giáo dục làm gia tăng cạnh tranh
giữa các cơ sở đào tạo công lập và tư thục, trong nước và ngoài nước về nguồn nhân
Trang 20


lực cũng như các chuẩn mực về chất lượng đào tạo. Hiện nay chỉ riêng ở Bình Dương
đã có tổng cộng 7 trường đại học với đa dạng các loại hình đào tạo, mức độ cạnh tranh
ngày càng quyết liệt.
Do đó, Trường đã và đang tích cực triển khai công tác kiểm định chất lượng cấp
CSGD và CTĐT nhằm rà soát và nâng cao chất lượng các hoạt động của Trường. Tăng
cường thu hút tuyển sinh bằng nhiều hình thức: Tạo nhiều sân chơi khoa học (Các
Cuộc thi đấu trường về kiến thức dành cho đối tượng học sinh phổ thông, các Cuộc thi
về ý tưởng khởi nghiệp...), đầu tư CSVC (Thư viện, BBI, Fablab, Philips Lighting...),
trang thiết bị (Phòng thí nghiệm công nghệ 4.0), khuyến khích nhiều loại học bổng
khác nhau, truyền thông tuyển sinh bằng nhiều hình thức đa dạng...
Thứ hai, việc đáp ứng yêu cầu chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho giáo
dục đại học còn nhiều hạn chế. Vấn đề tuyển dụng giảng viên trình độ tiến sĩ trở lên rất

khó khăn do vị trí địa lý đặc thù của Trường, tuy nhiên, Trường cũng đã có những
chính sách thu hút nguồn giảng viên có chất lượng, đặc biệt số giảng viên nước ngoài
như: tiền lương hợp lý, nhà ở, xe đưa đón, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thoải
mái...
Bắt đầu từ năm 2018, Trường tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường tuyển dụng các
giảng viên người nước ngoài có trình độ Tiến sĩ trở lên về tham gia quản lý và giảng
dạy, NCKH tại Trường. Hiện Trường có 2 GS, TS là người nước ngoài làm Trưởng
khoa.
Thứ ba, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với sự thay đổi
nhanh của xã hội đang trở thành một thách thức đối với các trường đại học của Việt
Nam, không chỉ riêng trường Đại học Quốc tế Miền Đông.
Trường đã chủ động xây dựng CTĐT phù hợp với nhu cầu của xã hội, tuyển
dụng đội ngũ giảng viên trình độ, trang bị máy móc công nghệ hiện đại, theo sát nhu
cầu của doanh nghiệp để vừa cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho 31.548
doanh nghiệp, trong đó có khoảng 3.075 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại
28 khu công nghiệp Bình Dương: VSIP, Mỹ Phước, Sóng Thần, Việt Hương... vừa
huấn luyện, chuyển giao công nghệ cho các công ty có nhu cầu (*).
(*) Tham khảo: “Thu hút đầu tư FDI tỉnh Bình Dương đứng thứ hai cả nước”, Báo Công Thương, 12/3/2018

Trang 21


Thứ tư, trong thời gian đầu mới thành lập, Trường tập trung chủ yếu cho công
tác tuyển sinh, mảng nghiên cứu khoa học của Trường còn nhiều hạn chế chủ yếu do
đội ngũ giảng viên chuyên về nghiên cứu ban đầu chưa nhiều và nhân sự phụ trách
công tác NCKH còn mỏng. Từ năm 2017 trở đi, Trường chú trọng công tác nghiên cứu
khoa học và ưu tiên tuyển dụng giảng viên cơ hữu có khả năng nghiên cứu, tạo thành
một số nhóm nghiên cứu chủ đạo: Cơ điện tử, Công nghệ thông tin...
Năm 2019, Trường đã thành lập Phòng Nghiên cứu khoa học và sáng tạo, giao
trách nhiệm cho Phòng phối hợp với các Khoa, Phòng, Trung tâm, Thư viện đẩy mạnh

công tác NCKH cho giai đoạn 2020-2025, khuyến khích các Khoa hợp tác thực hiện
các đề tài NCKH có giá trị khoa học, phục vụ thực tiễn và hình thành các sản phẩm cụ
thể.
c) Mô tả các điểm mạnh và cơ hội của CSGD và cách mà CSGD tận dụng
những điểm mạnh và cơ hội đó.
Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng Công ty
Becamex, Trường luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong các hoạt động của mình.
Xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt việc hình thành cộng đồng ASEAN, tạo cơ hội
mở rộng thị trường lao động; tạo điều kiện trao đổi, hợp tác và huy động nguồn lực
cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Việc xác định chuẩn đầu ra IELTS 6.0 giờ đã trở
thành lợi thế của SV Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, các em không chỉ làm việc
cho các công ty trong và ngoài nước tại VN mà còn ở nước ngoài như: Singapore,
Malaysia...
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển giúp tiếp cận nhanh chóng thông tin
tri thức phong phú, đa dạng; nâng cao hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
quản trị đại học. Đề án xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương đã được UBND
Tỉnh Bình Dương phê duyệt từ tháng 11/2016 là một cơ hội để các trường đại học phát
huy sức sáng tạo và tham gia vào Đề án này bằng nhiều hình thức khác nhau.
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây
dựng Đề án với các hoạt động như: Các Cuộc thi về khởi nghiệp, các sản phẩm từ PTN
Fablab, các đề tài NCKH của GV và SV Trường trưng bày tại Hội chợ triển lãm của
Tỉnh, tháng 10 và 11/2018 vừa qua, Trường đã phối hợp cùng với Tổng Công ty

Trang 22


Becamex và các cơ quan ban ngành của Tình tổ chức thành công các chuỗi sự kiện
WTA 2018 và Horasis 2018.
Các địa phương, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bình
Dương, đang có những định hướng ưu tiên, đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, tạo

điều kiện để Trường Đại học Quốc tế Miền Đông hợp tác, liên kết với Đại học Quốc
gia-TP.HCM (ĐHQG-HCM) trong việc phát triển và mở rộng các chương trình đào
tạo. Cụ thể là: Khoa Y (ĐHQG HCM) và Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã ký
biên bản thỏa thuận về việc hợp tác trong đào tạo ngành Y Đa khoa, sớm triển khai
trong năm học 2019-2020.
3. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (xem Phụ lục 1)

Trang 23


Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC
Mục 1: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ CHIẾN LƯỢC
Tiêu chuẩn 1. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa
Tiêu chí 1.1. Lãnh đạo cơ sở giáo dục đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của cơ
sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông được thành lập từ năm 2010. Ngay từ khi
thành lập, Trường đã xây dựng và xác định rõ tầm nhìn, sứ mạng dựa trên nhu cầu và
sự hài lòng của các bên liên quan, cụ thể như sau:
Dựa trên mục tiêu chiến lược phát triển Tổng công ty Becamex là phát triển đa
ngành nghề; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có trình độ chuyên môn cao,
giỏi ngoại ngữ thông qua việc phối hợp với Trường Đại học Quốc tế Miền Đông để
đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, lao động; xây dựng và phát triển đô thị, phát triển
y tế và giáo dục nhằm phục vụ cộng đồng [H1.01.01.01], BGH đã xác định tầm nhìn,
sứ mạng của Trường là:
Sứ mạng: Trường Đại học Quốc tế Miền Đông là đại học của doanh nghiệp
(Becamex IDC), vận hành theo mô hình nhiều đại học trong một đại học; nơi thu hút
và tập trung giảng viên tốt nghiệp từ nhiều nước Âu - Mỹ; đào tạo sinh viên theo
hướng nghiên cứu - ứng dụng, giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ, theo tư tưởng chủ
đạo là quan hệ chặt chẽ - hỗ tương và phục vụ cộng đồng; đào tạo theo nhu cầu phát
triển của thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Tầm nhìn đến năm 2020: Đại học Quốc tế Miền Đông định hướng trở thành một
đại học đa ngành - đa lãnh vực được kiểm định, xếp hạng quốc tế; và là một trung tâm
văn hóa, một trung tâm nghiên cứu ứng dụng - chuyển giao công nghệ hàng đầu của
Việt Nam.
Sau đó, BGH đã họp với HĐQT để thống nhất nội dung về tầm nhìn, sứ mạng.
Trong cuộc họp này, HĐQT đã đồng ý với tầm nhìn, sứ mạng của Trường mà BGH đề
xuất và giao nhiệm vụ cho BGH lấy ý kiến các biên liên quan trong Trường về sự hài
lòng của họ đối với tầm nhìn, sứ mạng của Trường [H1.01.01.02]. Các cuộc họp giữa
BGH với chuyên viên, giảng viên của Trường được diễn ra ngay sau đó. Kết quả cuộc
Trang 24


×