Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số đặc điểm nghệ thuật kí vũ bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 112 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
=== ===

LÊ THị QUế

Một số đặc điểm nghệ thuật kí
vũ bằng

Luận văn thạc sĩ văn học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS hà văn đức

Hà Nội - 2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từng ghi nhận sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ từ
cổ chí kim. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lí do, không phải tác phẩm nào ra đời
cũng được người đọc yêu thích, đón nhận ngay. Và không phải nhà văn, nhà thơ
nào cũng được tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, khách quan.Vũ Bằng là
một trong những trường hợp như thế. Chúng ta có thể cho thấy rõ tầm đón đợi
của công chúng đối với tác phẩm của ông ở mỗi thời khác nhau như thế nào. Có
thể nói, những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử, kinh nghiệm sống, nhận thức
chính trị, vốn văn hóa, trạng thái tâm lí… đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp
nhận của người đọc và tạo nên sự khác biệt ấy.


Đồng hành cùng thời cuộc của đất nước Từ những năm 30 của thế kỉ
XX, Vũ Bằng liên tục cho ra đời những tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau.
Nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu về kí của Vũ Bằng cũng như việc xuất bản và
tái bản tác phẩm của ông, đã có sự “chững lại” từ sau ngày đất nước thống nhất.
Từ khi nhà văn được công nhận là chiến sĩ tình báo như một sự minh oan, xóa đi
những định kiến bất thành văn, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã thu hút mạnh
mẽ sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu.
Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, sự góp mặt của các bài
viết các công trình nghiên cứu về Vũ Bằng, cũng như việc tái bản liên tục nhiều
tác phẩm của ông, đã trở thành sự kiện có ý nghĩa trong văn học Việt Nam hiện
đại. Điều đó cho thấy xã hội đã quan tâm và đánh giá công bằng, khoa học hơn
những đóng góp thiết thực của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.
1.2. Là nhà văn, nhà báo, Vũ Bằng hiện diện trên văn đàn Việt Nam từ những
năm 30 của thế kỉ XX, lúc còn rất trẻ. Từ đấy, như con tằm nhả tơ, ông miệt mài
sáng tạo, “dệt” cho đời những tác phẩm văn học có giá trị. Ông viết nhiều thể
loại, phản ánh nhiều vấn đề xã hội, con người trong nhiều bối cảnh khác nhau
của cuộc sống với phong cách riêng biệt, góp những gam màu sống động cho
nền văn học hiện đại nước nhà. Gần hai phần ba cuộc đời chuyên tâm cho sáng
tác, Vũ Bằng đã để lại một văn nghiệp rất đáng chú ý. Cai, Miếng ngon Hà Nội,
Thương nhớ mười hai, Món lạ miền Nam… là tác phẩm lớn, luôn được đón
nhận, đã thật sự neo đậu trong lòng người đọc, trong đời sống văn học, dù thời
cuộc có đổi thay.

2


1.3. So với những nhà văn cùng thế hệ, cuộc đời và sáng tác của Vũ Bằng quả có
nhiều điểm không bình thường. Vừa hoạt động tình báo vừa sáng tác văn
chương, vừa viết báo, lại chịu nhiều khổ đau, oan ức trong cuộc đời, phải sáng
tác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau… chúng làm nên nét đặc biệt, thôi thúc sự

quan tâm, tìm hiểu của người đọc và của những người làm công tác nghiên cứu.
Không những thế, từ những năm sau đổi mới, khi những nghi vấn về cuộc đời và
về văn nghiệp được làm sáng tỏ, Vũ Bằng là một trong số ít nhà văn Việt Nam
có số lượng tác phẩm tái bản nhiều, lại có tác phẩm được chọn lựa đưa vào sách
giáo khoa. Song các công trình nghiên cứu tỉ mỉ, toàn diện về các sáng tác của
Vũ Bằng, đặc b iệt là ở thế kí chưa nhiều. Vì vậy, mà chúng tôi quyết định chọn
đề tài Một số đặc điểm nghệ thuật kí Vũ Bằng làm đối tượng nghiên cứu cho
luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vũ Bằng là một trong những hiện tượng văn học mà ngay từ khi xuất
hiện trên văn đàn đã thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như các nhà
nghiên cứu. Trên rất nhiều sách, báo, tạp chí đã xuất bản trong và ngoài nước,
Vũ Bằng được nghiên cứu và giới thiệu về nhiều mặt, với nhiều góc độ khác
nhau.
Những sáng tác kí của Vũ Bằng là sự góp phần hiện đại hóa một thể loại
không xa lạ với độc giả nói chung. Đây cũng là sự so sánh đối chiếu với các tác
giả cùng thời. Đồng thời, những sáng tác kí của ông đã khắc phục được những
hạn chế mà thơ ca hay văn xuôi không đáp ứng được trước những nhu cầu ngày
càng đa dạng của cuộc sống con người.
Mặc dù vậy, như đã nói, các sáng tác kí của Vũ Bằng còn xa lạ với bạn đọc
và các công trình nghiên cứu về các tác phẩm kí của ông còn rất ít và chưa có
tính hệ thống. Hầu hết chỉ là những bài báo mang tính chất giới thiệu, đánh giá
về các tác phẩm khi mới ra đời. Chúng ta có thể kể ra một số bài báo tiêu biểu
đánh giá về các tác phẩm kí của Vũ Bằng như:
Bài viết năm 1944 ở mục Phê bình sách mới trên tiểu thuyết thứ bảy
nguyệt san, (số 7). Thượng Sỹ có nhiều lời đánh giá, ngợi khen hồi kí Cai, vì lần
đầu được thấy một nhà văn Việt Nam kể về chuyện của chính mình một cách
hoàn toàn thành thật, “sự thực làm cho người đọc, ở lắm đoạn đến ghê sợ, và
lắm đoạn cảm động đến rơi nước mắt” [97;7]. Theo tác giả, trong những sách


3


truyện nói về thuốc phiện trước đó, chưa có một cuốn nào ý thành thực phơi bày
tâm lí người nghiện thuốc phiện rành rẽ như cuốn Cai.
Bài viết năm 1960 của Lô Răng sau khi đọc quyển hồi kí Bốn mươi năm
nói láo, Khởi hành, (số16), tác giả đã cảm nhận: “Khi gấp sách lại rồi tôi mới
nhận ra rằng cái chất Vũ Bằng đã dẫn mình đi – cái cảm khái, tàng tàng, cười
cợt kia đã làm mình quyến rũ”. [94;14].
Bài viết năm 1969 của Thượng Sỹ trong lời giới thiệu cuốn Bốn mươi
năm nói láo, khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên. Theo Thượng Sỹ, Bốn
mươi năm nói láo là “lịch sử một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên
nghiệp xứ này”. Đó là: “Lịch sử một kiếp sống gắn theo với nhiều kiếp sống, và
đó cũng là tâm tư của một người, của nhiều người, cùng đeo đuổi một nghề và
thường cùng nuôi một hoài bão như nhau”. [29;7].
Bài viết của Huy Hoàng về Miếng ngon Hà Nội: tác giả đã khẳng định.
“Qủa tình chưa có một tác phẩm nào làm tôi rung động bằng Miếng ngon Hà
Nội. Phải chăng vì tác giả đã viết ra bằng cả một tấm lòng tha thiết nhớ quê
hương?” Miếng ngon của Vũ Bằng được viết với một niềm say mê, đắm đuối
đánh động đến cảm xúc tâm hồn, cảm xúc về quê hương đất nước của biết bao
thế hệ bạn đọc Việt. [42;233]
Bài giới thiệu Món lạ miền Nam năm 1972 của Châu Vũ trên Tạp chí ý
thức, (số 5), cho rằng Vũ Bằng viết tác phẩm là xuất phát từ tình cảm đối với
những người miền Nam mà lòng hiếu khách, tính nhẫn nại, chất phác, hiền hòa
đã làm ông xúc cảm. Nhà phê bình thể hiện nhận thức về miếng ăn qua ý hướng
của Vũ Bằng: “miếng ăn là một cái gì có thể gọi là “linh thiêng” nối kết con
người với quê hương, với xóm giềng”. [118;8]. Theo tác giả, viết Món lạ miền
Nam, Vũ Bằng “muốn khơi dậy trong chính mình và những người xung quanh
cái tự hào dân tộc, niềm tin tưởng ở tiền đồ tổ quốc, đã từ lâu ốm o mòn mỏi và
đôi khi giao động bàng hoàng trước những thực tế chát đắng, chua cay”

[118;8].
Bài viết về Thương nhớ mười hai của Giáo sư Hoàng Như Mai, tác giả đã
khẳng định, ngợi ca sức hấp dẫn của tác phẩm là tấm lòng và ngòi bút tài hoa
của tác giả. “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn
sách vẫn bày tỏ rất tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương
bên kia giới tuyến”. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ
Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng

4


dòng, từng trang” [37; 4]. Giáo sư Hoàng Như Mai còn nhấn mạnh: cuốn sách
“có ý nghĩa như một nhịp cầu giao lưu văn hóa” vì nó giới thiệu những sản vật
từng tháng ở miền Bắc nước ta, góp phần “làm cho bạn bè năm châu hiểu biết
thêm một khía cạnh đặc sắc của nước mình” và “làm cho chúng ta có ý thức tôn
trọng hơn đối với những giá trị của quê hương” [37; 5].
Sau Giáo sư Hoàng Như Mai, phải kể đến bài viết năm 1991 của Tô Hoài
“Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai”, Tạp chí văn học, (số 1). Tô Hoài đã đánh
giá rất cao Thương nhớ mười hai, coi đó là “một nét anh hoa của tấm lòng với
cuộc đời”, “từng câu tha thiết đã làm cho đến những người đương ở giữa Hà
Nội những sành sỏi và sâu sắc toát ra từ ngòi bút sao mà nhớ đến não nùng”
[69;31- 16].
Vũ Quần Phương bằng sự cảm thụ tinh tế của một nhà thơ đã nêu bật được
một nét đặc sắc của tác phẩm trên nhiều phương diện: “Tình yêu quê hương đất
nước ấy là linh hồn của những trang viết hay nhất trong Thương nhớ mười
hai” [91;6]. Bao hàm trong đó, còn có tình cảm gia đình truyền thống của người
dân Việt. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh còn nhìn thấy vẻ đẹp của cái tôi tác giả
thể hiện trên trang văn: “Một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực,
tinh tế, tài hoa và rất có duyên. Anh yêu tha thiết quê hương đất nước mình”
[82; 40].

Ngoài ra, còn một số bài viết nhỏ, lẻ bình phẩm vẻ đẹp tác phẩm qua đoạn
trích: Tháng ba rét nàng bân có giá trị như của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặng
Anh Đào.
Nguyễn Thị Thanh Xuân năm 1994 trong bài “Khúc ca cảm hoài của kẻ
tình nhân” lại đi sâu khám phá nhân vật trữ tình: “một chàng nhân tình hào hoa
lịch lãm, biết sống đẹp và cảm người yêu của mình đến từng chân tơ kẻ tóc”.
Tác giả cũng chú ý nguồn mạch tạo nên cái đẹp của tác phẩm cái đẹp như ta đã
thấy qua “tháng ba rét nàng Bân – vốn có từ đời sống, nhưng cũng là phát hiện
riêng của tâm hồn Vũ Bằng”.
Còn Đặng Anh Đào năm 1996 với bài viết “Tháng ba đi tìm thời gian đã
mất”, Tiếng nói tri âm, T.2,Nxb.Trẻ,Tp.HCM. Lại là lời ca ngợi cảnh sắc thiên
nhiên trong đoan văn coi đó là: “Cuốn phim ảnh màu tuyệt đẹp” về “Những biến
động tinh tế nhất của cỏ cây, mây nước” và ngợi ca vẻ đẹp của người đàn bà có
cái tên giản dị: Qùy: “Nàng là ánh sáng huyền diệu, kì ảo tỏa ra ngay từ đầu tác
phẩm”. Tác giả bài viết cũng là người đầu tiên nêu cụ thể nét đặc sắc trong nghệ

5


thuật kí Vũ Bằng “nhân vật trữ tình và chủ thể hành động không được đặt ở một
ngôi duy nhất như thường thấy trong thể hồi kí”.
Nghiên cứu về kí của Vũ Bằng, đầy đủ và dành nhiều công sức, tâm huyết
có lẽ là Văn Gía năm 2000 với công trình: Vũ Bằng – Bên trời thương nhớ.
Tác giả đánh giá cao về kí của Vũ Bằng: “Ngòi bút viết kí của ông lấp lánh tài
hoa”. Văn Gía đã dành khá nhiều trang để ca ngợi những tác phẩm kí của Vũ
Bằng như: Thương nhớ mười hai. Theo anh thì Vũ Bằng đã “trãi gấm hoa” lên
những trang văn, và “ngay cả người đọc khó tính nhất cũng phải thừa nhận
Thương nhớ mười hai là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học Việt Nam
hiện đại [63;59]. Mạnh dạn hơn, Văn Gía còn khẳng định: “Với những tác phẩm
kí trữ tình này, ông đã có một vị trí chắc chắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt

Nam. Lịch sử thể loại kí trong lịch sử văn học Việt Nam sẽ phải khắc đến ông
như một sự đóng góp quan trọng không thể thiếu được” [63; 85].
Tiếp theo còn có Lưu Khánh Thơ với bài viết năm (2000), “Vũ Bằng bên
trời thương nhớ”, Lao động (2/6/2000), Đỗ Hải Ninh năm (2006), “Kí trên
hành trình đổi mới”, Nghiên cứu văn học (số 11).
Như vậy, có thể nói, các bài viết này đã nêu bật được những đặc trưng tiêu
biểu và quan trọng nhất trong các tác phẩm kí của Vũ Bằng là đã phản ánh một
cách khách quan, chân thực về cuộc đời, thiên nhiên, con người, văn hóa, phong
tục, và nắm bắt được bản chất của cuộc sống với lối viết giản dị, chân thực
nhưng cũng giàu chất thơ. Tuy nhiên, sự nhìn nhận, đánh giá còn chưa thật cụ
thể và hệ thống.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với việc chọn đề tài Một số đặc điểm nghệ thuật kí Vũ Bằng, chúng tôi
muốn đi vào tìm hiểu cuộc sống và con người, thiên nhiên, văn hóa ẩm thực
được phản ánh trong các tác phẩm và nghệ thuật viết kí của ông. Từ đó, đóng
góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học. Đồng thời góp
phần tìm hiểu một cái nhìn mới về thể loại kí trong cảm quan của một nhà văn,
nhà báo. Từ đó, có thể tìm hiểu một cách hoàn thiện và đầy đủ hơn về thể loại kí
trong thời hiện đại.

6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm kí của Vũ Bằng. Tuy nhiên, có sự so
sánh, đối chiếu với các tác giả trước đây và tác giả cùng thời để có cái nhìn tổng
thể và toàn diện hơn.
Các tập kí của Vũ Bằng được khảo sát trong luận văn này:
- (1944), Cai , Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

- (1949), Bát cơm, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
- (1960), Miếng Ngon Hà Nội, Nxb. Nam chi tùng thư, Sài Gòn.
- (1969), Bốn mươi năm nói láo, Csxb. Phạm Quang Khải, Sai Gòn.
- (1970), Món lạ miền Nam, Nhà sách tân văn, Sài Gòn.
- (1971), Thương nhớ mười hai, Nhà sách tân xuân, Sài Gòn.
- (2000), Tuyển tập Vũ Bằng (tập 1), Nxb. Văn học, Hà Nội.
- (2003), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, Nxb. ĐHQGHN.
- (2004), Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp, Nxb. Hội nhà văn, Hà
Nội.
- (2005), Vũ Bằng toàn tập – tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm có
ba chương.
Chương 1. Khái lược kí và hành trình sáng tác của Vũ Bằng
Chương 2. Cuộc sống và con người, thiên nhiên, văn hóa ẩm thực trong các tác
phẩm kí của Vũ Bằng
Chương 3. Nghệ thuật kí Vũ Bằng

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

KHÁI LƯỢC KÍ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VŨ BẰNG
1.1.Khái lược kí
Theo Từ điển tiếng việt định nghĩa kí là “một thể văn tự sự viết về người
thật, việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức độ cao nhất”.
Theo Từ điển văn học xác định: “Kí là một loại hình văn học bên cạnh
thơ, tiểu thuyết và kịch, bao gồm nhiều thể loại như bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí,
phóng sự, tùy bút, tạp văn, tự truyện… Kí phản ánh sự việc và con người”.
Cũng như tiểu thuyết, kí là một loại văn học vô cùng linh hoạt và năng
động. Từ thể loại này, nhiều nhà văn đã bộc lộ tài năng và trở nên nổi tiếng như:
Tư Mã Thiên, M.Gorki, I.Erenbua, JohnReed, Lỗ Tấn…
Trong Văn học Việt Nam, kí cũng là một trong những thể loại văn học
được các nhà văn chuyên tâm sáng tác và các nhà lí luận phê bình quan tâm với
nhiều ý kiến khá đa dạng và phong phú về việc xác định khái niệm và đặc trưng
thể loại.
Từ lí thuyết của các nhà nghiên cứu, từ thực tế sáng tác của các nhà văn
,chúng tôi xác định: kí là một loại thể mang tính thời sự, nhạy bén và giàu biểu
cảm. Nó phản ánh chính xác, linh hoạt hiện thực đời sống và thể hiện ý tưởng
cảm xúc của nhà văn về hiện thực ấy. Kí bao gồm các thể: bút kí, hồi kí, du kí,
phóng sự, tùy bút, tạp văn…
Về việc phân biệt kí văn học và kí báo chí, đã từng có những quan niệm
khác nhau, hoặc phân chia một cách cực đoan hoặc xóa nhòa ranh giới giữa kí
văn học và kí báo chí. Riêng chúng tôi thống nhất với quan niệm xem cả hai loại
kí đều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự, song “kí báo chí đòi hỏi tính xác
thực phải được bảo đảm ở mức tuyệt đối, và tính thời sự cũng mang tính chất
cấp bách” và kí văn học thì “đề ra yêu cầu cao hơn chất suy nghĩ và tình cảm
của chủ thể”.
Trong văn học Việt Nam hiện đại, nhiều nhà văn dùng kí để phản ánh
nhanh nhạy và trọn vẹn các thời đoạn, các sự kiện lịch sử chủ yếu của đời sống
đất nước và con người Việt Nam như Nguyễn Đình Thi, Thép Mới, Nguyễn
Khải, Nguyễn Trung Thành… cũng có nhà văn sử dụng kí như một loại tự

truyện đó là Nguyên Hồng, Tô Hoài, Anh Thơ, Huy Cận…Tuy nhiên, có lẽ, trên
văn đàn, các nhà văn được xem là gắn bó tài hoa ở thể loại này, phải kể đến

8


Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và sau này là Hoàng Phủ Ngọc Tường, với Nguyễn
Tuân tùy bút là thể loại mà ông thủy chung và chính nó đã làm cho ngòi bút ông
thăng hoa và để lại dấu ấn cá tính trên từng trang viết. Điều đó thể hiện ở việc
lựa chọn thể loại có chủ địch và việc đặt tên cho tác phẩm của Nguyễn Tuân
(Tùy bút I, Tùy bút II). Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí (Ngôi sao trên
đỉnh phu văn lâu, Rất nhiều ánh lửa, Hoa trái quanh tôi, Ai đã đặt tên cho
dòng sông…) và nhà đàm, là thể loại nhà văn gắn bó và được xem là tài năng.
Còn Vũ Bằng hồi kí và tùy bút được xem là thể loại nhà văn thành công nhất.
Tuy nhiên, Vũ Bằng không có sự gắn bó chuyên biệt với chúng như hai nhà văn
nói trên mà ở tác phẩm của ông, ta thấy có sự giao thoa giữa các thể kí. Điều này
đã tạo nên sự khác biệt của ông so với các nhà văn khác cùng viết thể loại này .
Có thể nói, kí chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Vũ
Bằng và cũng chính kí làm nên nét độc đáo, riêng biệt của ông. Nghiên cứu kí
Vũ Bằng trong hành trình phát triển của nó trên cơ sở lí thuyết đề cập và nhằm
làm rõ những đặc sắc mà kí của nhà văn này đã đạt được.
1.2. Hành trình sáng tác của Vũ Bằng
Là một nhà văn, nhà báo Vũ Bằng không thể thoát ra được hoàn cảnh
lịch sử xã hội mà mình đang sống để sáng tác. Hơn nữa, ông lại là nhà văn có số
phận khá đặc biệt, vừa sáng tác như một nhà văn chuyên nghiệp; lại vừa dùng
văn chương như một vỏ bọc cần thiết để thực nhiệm vụ cách mạng với tư cách
của một nhà tình báo. Vì vậy, có thể nói, Vũ Bằng là một nhà văn có số phận
đặc biệt mà cuộc đời luôn bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử. Hoạt động sáng tác
của ông chịu sự chi phối của lịch sử văn học và chịu ảnh hưởng từ những biến
động của chính trị xã hội. Và ngược lại, chính hoạt động nhiều mặt và số phận

đặc biệt của ông đã là một dấu ấn đặc biệt trong lịch sử văn học hiện đại. Đây là
điểm mới mà luận văn cần hướng tới.
1.2.1. Cuộc sống và hoạt động văn học những năm trước 1945.
1.2.1.1. Cuộc sống những năm trước 1945
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ngày 03/ 06/ 1913 tại Hà
Nội. Bình tro thi hài ông ở chùa Vĩnh Nghiêm, ghi năm sinh là 1913. Trên thực
tế, ngoài công trình nghiên cứu của Thế Phong, Văn Gía và Từ điển văn học
xác định Vũ Bằng sinh năm 1913, còn lại các bài viết trên sách báo đều cho rằng
Vũ Bằng sinh năm 1914. Nhà giáo Vũ Hoàng Tuấn (con trai của nhà văn Vũ
Bằng và bà Nguyễn Thị Qùy) cho biết 1913 là năm sinh chính xác theo gia phả

9


và bài vị trên bàn thờ tổ. Ông không biết vì sao lại có tài liệu ghi là 1914. Tờ
trích lục hôn thú của Vũ Bằng và bà Lương Thị Phấn cũng ghi năm sinh của ông
là 1913.
Sinh ra trong một gia đình nho học nổi tiếng ở phố Hàng Gai, Hà Nội.
Cụ thân sinh là Vũ Đăng Tự, hiệu Ân học, xuất thân từ dòng họ túc nho Vũ hồn
– một Dòng họ nổi tiếng truyền thống khoa bảng nhiều đời, thuộc xã Ngọc
Thục, Huyện Luông Ngọc, tỉnh Hải Dương. Hai cụ thân sinh Vũ Bằng làm nghề
xuất bản, có nhà sách Quảng Thịnh ở số 115 phố Hàng Gai Hà Nội, chuyên in
ấn và phát hành những chuyện dân gian, chuyện Nôm, đáp ứng nhu cầu đọc cho
bà con ở các làng quê. Và cũng chính từ nguồn sách này và từ kho sách riêng
của gia đình, Vũ Bằng đã có được những hiểu biết về văn học Việt Nam và văn
học Thế giới. Niềm thích thú, say mê văn chương cũng từ đó nảy sinh. Ông tâm
sự: “Tôi chỉ nhớ rằng thuở nhỏ tôi ưa đọc sách là vì nhà tôi là nhà bán sách,
ngoài thời gian học bài tôi phải ngồi bán sách, xếp sách để gửi bán đi khắp
nước. Lúc rãnh tôi vồ lấy sách để đọc: từ đọc sách tôi thích đọc báo; đọc mãi
thấy hay thì tôi làm thơ, tôi viết báo…” [29;13].

Là con thứ tư trong một gia đình có chín người con, Vũ Bằng không
phải vất vả trong chuyện mưu sinh mà còn được mẹ và các anh chị tạo điều kiện
học hành. Lúc nhỏ, Vũ Bằng học tại trường tiểu học Hàng Vôi. Lớn lên, ông
theo học trường Lycee Albertsarrau - một trường Pháp nổi tiếng ở Hà Nội vào
thời ấy. Đó là ngôi trường dành cho con em người Pháp; con em người Việt phải
thuộc hàng có thế lực hoặc khá giả mới vào được. Vũ Bằng trở thành học sinh
của trường nhờ vào sự giàu có của gia đình và mối quen biết của bà cụ thân sinh
với một số người khách qua những lần mua bán.
Gia đình và trường học là môi trường đầu tiên để Vũ Bằng thực hiện sở
thích của mình – viết văn và làm báo. Bà mẹ của Vũ Bằng dự định, sau khi ông
tốt nghiệp, sẽ nhờ một người Pháp nhận ông làm con nuôi để đưa sang Pháp học
về nghề thuốc hoặc luật, để ra Làm tri huyện. Nhưng những tính toán, dự định
của bà đã không thành. Vào năm cuối học tú tài, Vũ Bằng bỏ học để theo nghề
viết báo.
Thời thơ ấu của Vũ Bằng trôi qua khá êm đềm trong một gia đình đầm
ấm, cầu tiến. Tuy thiếu thốn tình cảm của cha từ lúc bé nhưng ông lại may mắn
có được bà mẹ tháo vát, luôn vì con và đặt niềm tin vào các con. Vũ Bằng cũng
may mắn có được những anh chị em chịu thương chịu khó, luôn thương yêu,

10


nâng đỡ nhau. Vũ Bằng lớn lên, có điều kiện học hành và đến với văn chương,
báo chí trong hoàn cảnh gia đình thuận lợi, không bị chi phối bởi khó khăn, trở
ngại nào. Tuy nhiên, cũng chính từ cuộc sống sung sướng trong gia đình giàu có,
từ tình yêu thương mù quáng của người cô, từ sự chiều chuộng hết mực của
người mẹ và nhất là từ sự nông nổi của bản thân mà những ngày còn là học sinh
ấy, Vũ Bằng đã sa đà, nghiện hút, thích ăn chơi, rượu chè. Ở tuổi đôi mươi, ông
đã nghiện thuốc phiện rất nặng. Lại thêm những ngày đầu viết báo, ông suy nghĩ
hết sức ngây thơ ( cũng có thể đây là một cách biện hộ cho sở thích nông nổi của

ông): là một nhà báo thì phải khác người, phải lập dị. Và để tỏ ra mình cũng là
tay lão luyện như ai, ông hút dữ, uống dữ.Vũ Bằng đã bước vào đời bằng những
bước đi chênh vênh như thế .
Bằng ý thức vươn lên, bằng nghị lực mạnh mẽ, ông đã vượt thoát được
vòng tay “nàng tiên nâu”. Từ những cuộc trò chuyện với Nguyễn Văn Vỹ, Vũ
Bằng nhận thức làm báo là nghĩa vụ lớn lao. Nhìn lại mấy năm làm báo chí
nhắm vào những tin tức lặt vặt, ông muốn làm khác đi, muốn tranh đấu. Vũ
Bằng ý thức được tình trạng của ông: “Cứ nằm dài hút sách bê tha như thế này
thì có hy vọng gì thoát khỏi sự chi phối của xã hội và chính trị của Pháp”
[29;76]. Và Vũ Bằng quyết định cai nghiện.
Năm 1935, kkhi mới ngoài 20 tuổi, Vũ Bằng kết hôn với bà Nguyễn Thị
Qùy. Bà Qùy trước đó đã có chồng và bốn con, nhưng bị chồng phụ. Bà hơn Vũ
Bằng 6 tuổi (có nhiều tài liệu nói bà hơn Vũ Bằng 7 tuổi), sinh năm 1907, quê ở
xã Tư Thế, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Là con gái kinh Bắc chính gốc, bà
còn là người khéo tề gia nội trợ, lại thuộc nhiều ca dao, cổ tích, truyện kiều…
mối lương duyên của họ quả là lương duyên tiền định. Sự chênh lệch nhau về
tuổi tác, sự bàn tán ra vào của bạn bè, người thân cả hai bên và nhất là sự từ chối
quyết liệt của bà mẹ… đã không có ý nghĩa gì trước tình yêu mãnh liệt của hai
người. Vũ Bằng đến với bà Qùy xuất phát từ sự thương cảm trước nỗi bất hạnh
trong cuộc sống gia đình của bà. Hơn nữa, điều đó cũng cho thấy quan niệm tiến
bộ trong hôn nhân của ông. Sống với Vũ Bằng, Bà Qùy lo toan, vun thém mọi
chuyện trong gia đình để ông yên tâm sáng tác. Hai ông bà ăn ở với nhau chỉ có
một người con chung duy nhất là anh Vũ Hoàng Tuấn (tên tục là Lạc, có khi còn
gọi là Lăng). Khi về làm bạn với Vũ Bằng, bà Qùy có mang theo một người con
riêng tên là Khoái. Thế là cả hai anh cùng lớn lên dưới một mái nhà và cùng

11


nhận được lòng yêu thương, chăm chút của hai ông bà. Xem con riêng của vợ

như là con mình Vũ Bằng quả là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung.
Gia đình ấy đã sống những tháng ngày hạnh phúc, vui buồn, sướng khổ
có nhau để rồi sau này, nó trở thành nỗi nhớ nhung, tiếc nuối khôn nguôi khi xa
cách. Và có thể nói, những ngày tháng hương lửa mặn nồng bên nhau cùng với
hình ảnh người vợ chiều chồng, vén khéo ấy sau này đã trở thành một nguồn
cảm hứng để nhà văn Vũ Bằng dệt nên những trang văn đẹp nhất của đời ông.
Với gia đình, Vũ Bằng đã không lo được và thậm chí đã không quan tâm
đến những người thân như mẹ, cô và những anh chị em của mình. Ông kính
trọng, biết ơn và ăn năn khi lầm lỗi với mẹ, cô nhưng ông cũng đã là làm họ
buồn lòng thật nhiều vì chuyện làm báo, chuyện hút thuốc phiện và chuyện lấy
vợ…
Về chuyện làm báo, mẹ ông đã khóc hết nước mắt khi bao nhiêu hy vọng
đặt vào ông bị sụp đổ. Ông đã bỏ qua lời van xin của mẹ: “Nếu ở đời có cái nghề
gì xấu nhất, tồi bạo nhất, bất nhân bạc ác nhất thì nhất định đó là nghề làm
báo” [29;33].
Về chuyện nghiện hút của Vũ Bằng, nguyên nhân sâu xa là từ hiện thực
xã hội nhưng Vũ Bằng và nhiều nhà văn đã từng đề cập. Sau này, Vũ Bằng thấu
hiểu căn bệnh của cả một thế hệ thanh niên cùng thời, được gọi tên “bệnh thời
đại”. Đó là căn bệnh u uất, bế tắc, ngột ngạt trong xã hội loạn lạc. Họ sống
không biết bám víu vào đâu, sống bấp bệnh. Họ đã “sống một cuộc đời không tin
tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc” [14;19]. Chính Vũ Bằng và một số
nhà văn, nhà báo thời kỳ ấy là bằng chứng về lớp thanh niên sống không lý
tưởng, không niềm tin. Nhiều lần, trong Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng nhắc
đến hiện thực này. Khẳng định nguyên nhân biến thiên của xã hội, Vũ Bằng trực
tiếp và thẳng thừng kết tội chế độ thực dân: “Xã hội tràn đầy cảnh bất công bóc
lột tạo ra vì chế độ thực dân tàn ác. Đa số thanh niên hồi ấy, cũng như tôi,
không biết dùng tiềm lực làm gì, buông theo một cuộc đời trác táng trong rượu
chè, đỉ bợm” [29;56]. Về nguyên nhân của căn bệnh này, Tạ Tỵ cũng đã từng
khẳng định: “Cái tâm trạng chán đời của lứa tuổi thanh niên những năm 1930 1940, nó là mẫu số chung cho bài toán của một dân tộc bị đô hộ [115;109].
Tuy nhiên, thuở ấy, Vũ Bằng đã không vượt qua được những nông nổi

của chính mình. Trong lúc hút và trong thời gian cai nghiện, ông cũng nhiều lần
nghĩ đến người cô tội nghiệp đã đem bao nhiêu tình thương đặt vào ông. Nhưng

12


mãi sau này, khi cô chết và khi đã cai được ông mới thực sự hối hận: “Bây giờ
nghĩ đến, sao có một thời kỳ đã có thể tàn ác thế!” [29;57]. Với người mẹ tất bật
buôn bán nuôi con. Ông cũng có lúc nghĩ lại biết thương mẹ vất vả “có khi đến
mười một mười hai giờ đêm, mà nào đã được ngủ yên… đến một hai giờ sáng
người mới được nghỉ lưng” [29;53]. Nhớ lời mẹ khuyên, ông bỏ thuốc, thương
mẹ đau khổ khi biết mình nghiện hút, ông tự nhận mình là thằng con trời đánh.
Tuy nhiên, khi cơn nghiện đến thì dường như ông quên cả. Về chuyện ông lấy
vợ, mẹ ông đã đau khổ biết nhường nào bởi vì bà Qùy không chỉ là người đang
có chồng, có con mà còn vì chồng bà Qùy là người có họ hàng với bên nội Vũ
Bằng .
Đành rằng Vũ Bằng yêu nghề báo nên bỏ học, đành rằng Vũ Bằng
thương người nên lấy người đã có chồng, đành rằng Vũ Bằng chỉ có một giai
đoạn bê tha, đành rằng Vũ Bằng hết lòng yêu thương vợ con… nhưng quả là ông
đã không làm tròn, làm tốt được trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình.
Nhưng xét về phương diện cá nhân của một người có niềm đam mê, sáng tạo thì
ông đã có một sự dấn thân hết mình cho sự lựa chọn đầy trách nhiệm. Và chính
sự chọn lựa này như một dự báo cho số phận đặc biệt của ông trong hành trình
sống và sáng tạo nghệ thuật mà có nhà nghiên cứu cho rằng đó là một “số phận”.
Khảo sát kí của Vũ Bằng trong hành trình sáng tạo, cũng là một vấn đề mà luận
văn hướng tới .
1.2.1.2. Hoạt động văn học:
Ở Việt Nam, trong sự phát triển văn học thời kì 1930 – 1945, báo chí có
vai trò góp phần vào sự biến đổi đời sống văn hóa tinh thần và tác động mạnh
mẽ đến sự hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Bởi lẽ: “Sự gắn bó giữa báo chí và

văn học trong giai đoạn hình thành nền văn học hiện đại là một hiện tượng
mang tính khu vực” [60;15]. Có thể nói, sự phân hóa và phát triển của báo chí
Việt Nam vì vậy, cũng đồng thời phản ánh, gắn bó với lịch sử hiện đại Việt
Nam.
Là cây bút chủ lực của nhiều tờ báo Vũ Bằng đến với văn chương không
phải là tình cờ. Từ nhỏ ông đã thích đọc sách. Trước hết vì nhà ông bán sách,
sau nữa vì bản thân vốn thích sách. Nhà văn Tô Hoài đã từng gọi Vũ Bằng là
mọt sách. Đọc thấy hay ông lại nghĩ đến chuyện làm thơ, viết báo như mọi
người rồi lại mơ ước trong tương lai sẽ trở thành tên tuổi trong nền văn chương

13


quốc tế. Dẫu suy nghĩ nông nổi, có phần bốc đồng nhưng ước mơ trở thành nhà
văn trong tương lai của Vũ Bằng đã được nuôi lớn từ những ngày còn bé.
Yêu văn chương và ôm mộng trở thành văn sĩ, ở trường Lycees Albert
Sarraut, ông không buồn học các môn toán, vật lý, hóa học, chỉ học dòng về văn
chương Pháp, đọc chuyện Pháp. Ở tuổi mười lăm Vũ Bằng bắt đầu học Ale
xandre Dumas, Andres Theuriet, Guy De Maupassant, Gustave Flaubert…
“Thoảng học có đến lớp thì thể xác thì ngồi đó mà hồn thì phiêu diêu tận đâu
đâu: tôi nghĩ đến cuốn Cours de journalism pả corespondance và nung nấu một
kịch ngắn hay một tiểu thuyết viết cho báo An Nam tạp chí của Nguyễn Khắc
Hiếu” [29;29].
Thời kì đó, giữa không khí văn hóa Pháp, nói tiếng Pháp với nhau, hiểu
văn học Pháp, những chàng thanh niên Tây học trong lớp thường đọc gì thì bảo
cho nhau biết mà đọc. Họ nghiền ngẫm rồi tấm tắc khen từng cách dùng từ, viết
câu, kết cấu… mãi đến sau này, Vũ Bằng vẫn còn nhớ hai cuốn sách làm ông
rung cảm nhất là Lé feuilles mortes của Andres Theuriet do người bạn Trần Mai
giới thiệu, còn cuốn Manon Lescaut thì do Lê Khắc Quyên giới thiệu,
Sự ra đời và phát triển của báo chí thời Pháp thuộc, việc du nhập văn hóa

Phương Tây mà cụ thể là văn học Pháp chính là cơ sở thuận lợi cho những tài
năng văn chương, báo chí phát triển, trong đó có Vũ Bằng. Mê đọc báo Đông
Tây, thích những truyện ngắn trên báo và thán phục các tác giả, Vũ Bằng ước có
một bài đăng báo cùng họ. Truyện ngắn Con ngựa già được đăng trên mục bút
mới báo Đông Tây năm 1930, lúc tác giả chưa tròn mười bảy tuổi, khiến ông
xúc động tưởng có thể ngất đi. Cũng trong năm đó, Vũ Bằng trình làng tạp văn
châm biếm Lọ Văn khá nổi tiếng. Những bạn cùng thời như Tô Hoài, Tạ Tỵ,
Thượng Sỹ… đều nhắc đến tạp văn này như lời ca ngợi tài năng của Vũ Bằng
thời trẻ.
So với nhiều bạn văn cùng thời, Vũ Bằng có nhiều thuận lợi từ hoàn
cảnh gia đình, từ môi trường văn hóa xã hội. Tuy nhiên, ý thức học hỏi, chịu khó
trau dồi cùng niềm khát khao, say mê trở thành người viết văn của chính ông
mới là động lực quan trọng đưa ông đến với nghề. Ở Vũ Bằng, từ việc tiếp nhận
văn chương phương Tây đến việc sáng tác là cả một quá trình học nghề và hành
nghề.
Thời kỳ văn học bước vào cuộc đổi mới, tuy không còn là một cây bút
mới nhưng những tạp văn và sáng tác đầu tay trước kia của Vũ Bằng vẫn chưa

14


có tiếng vang. Khoảng năm 1937 trở đi, khi Vũ Bằng cho in liên tiếp một loạt
truyện ngắn, truyện vừa trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy thì tiếng nói nghệ
thuật của ông mới nổi lên. Từ đó, Vũ Bằng xuất hiện như một cây bút chuyên
nghiệp. Sau Tạp văn Lọ Văn, Tiểu thuyết Một mình trong đêm tối được nhiêu
người biết đến, Vũ Bằng đã chủ tâm và mở rộng lối riêng. Những sáng tác của
Vũ Bằng giai đoạn này cho thấy ông thực sự là một nhà văn chuyên nghiệp với
nhiều sáng tác đa dạng về thể loại. Và đặc biệt là thể loại kí, với các tác phẩm
như: Hội Lim (1931), Cái búa con (1931) (hai bài kí in trong mục xã hội Ba đào
kí trên tờ An Nam tạp chí ra tháng 3/193, thuộc loại những tác phẩm sớm nhất

của Vũ Bằng); và Cai (1944).
Vũ Bằng đã sáng tác đúng theo cái mạch của văn học giai đoạn 19321945 – thoát li thi pháp Trung Đại, khẳng định cái tôi. Việc thử nghiệm loại
truyện mới (hướng ngòi bút vào hiện thực đời thường, có cốt truyện đơn giản)
với các hình thức nghệ thuật mới của Vũ Bằng (kiểu kết cấu tâm lí, hình thức
viết thư…), là một cách khẳng định cái tôi trong sự tìm tòi, sáng tạo.
Như vậy, ở giai đoạn này, con người nghệ sĩ Vũ Bằng hiện lên với cả
mặt tốt và mặt xấu: nghiện hút và ham mê văn chương, báo chí. Đó cũng là lối
sống của nhiều văn nghệ sĩ thời tiền chiến (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn
Tuân, Thâm Tâm…). Chất nghệ sĩ khiến Vũ Bằng sáng tác văn chương, không
màng đến dự định của mẹ ông về việc nghề thuốc hay nghề luật. Ông bất cần
cuộc sống gia đình khá giả, chỉ quyết thực hiện đam mê. Lòng yêu nước của Vũ
Bằng giai đoạn này tuy còn mơ hồ nhưng ông đã có ý thức cai nghiện để “làm
một cái gì khác”. Con người yêu nước thức tỉnh con người nghệ sĩ, từ một nghệ
sĩ không có phương hướng (nghiện hút), ông đã trở thành một nghệ sĩ có
phương hướng (cai nghiện).
1.2.2. Cuộc sống và hoạt động văn học trong vùng Hà Nội tạm chiếm (1945 1954)
1.2.2.1. Cuộc sống trong vùng Hà Nội tạm chiếm (1945 - 1954)
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, hầu hết dân chúng
Hà Nội đều tản cư về hết miền quê, tạm rời nơi đang ở đến xa nơi chiến sự hơn.
Cùng với bao người dân Hà Nội khác Vũ Bằng và gia đình đi tản cư. Gia đình
ông lần lượt đến vùng Hà Nam, Hòa Bình, thuộc khu ba. Hội nhập và cảm nhận
cuộc sống vùng tản cư, Vũ Bằng chú ý đến tâm trạng, tình cảm của con người,
xem như đó là những biểu hiện chủ yếu để nhận ra tình hình thời cuộc. Nhà văn

15


không giấu diếm cảm xúc: “Tôi chưa hề được sống những giờ phút sội động và
ấm lòng như thế: đồng bào thương xót nhau như ruột thịt; người dân giúp đỡ
nhau thực tình; anh lính ho thì tự dưng người dân thấy ngực mình đau nhói”

[29;163]. Đó là nhận thức và cảm xúc mới mẽ của nhà văn về cuộc đời, về con
người. Trong những cảnh ngộ đặc biệt, nhà văn mới phát hiện ra những nghĩa cử
đầy tình người mà trước đây, ở nội thành, họ chưa từng biểu lộ, bộc bạch.
Những ngày kháng chiến ở hậu phương ấy, Vũ Bằng cũng đã từng rưng rưng
nước mắt khi nhiều bạn văn nghệ sĩ như Nguyễn Phổ, Nguyễn Kỳ, Doãn Kế
Thiện, Nam Cao, Thượng Sỹ… từ những vùng kháng chiến xa xôi tìm đến thăm.
Vũ Bằng chưa bao giờ tâm sự với bạn bè hay thể hiện trong sáng tác về việc ông
không hài lòng hay bất mãn đối với cuộc sống vùng tản cư. Thế nên, việc ông
quay về thành sau đó là một bất ngờ.
Ngày đó, vấn đề hồi cư vào thành hay trụ lại vùng tản cư chi phối dữ dội
đến suy nghĩ và quyết định của bao người, khiến những người có bản lĩnh cũng
lung lay, dao động. Và rồi xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhiều người đã “
Dinh tê”. Nhưng dù với lý do nào đi nữa thì những người hồi cư đều không được
quần chúng nhân dân yêu nước chấp nhận. Những người hồi cư thường chịu án
“dinh- tê”, mang tiếng xấu là quay lưng với kháng chiến, bất hợp tác với kháng
chiến.
Cuối năm 1948, nhà văn Vũ Bằng cùng gia đình “dinh –tê” vào Hà Nội.
Tất nhiên, ông và gia đình không thể tránh được sự phán xét nghiêm khắc của
mọi người. Với bà con, bạn bè và hàng xóm thì gia đình Vũ Bằng vốn thuộc
hàng giàu có, từng sống phong lưu. Do vậy, việc ông hồi cư được dư luận cho là
không chịu nỗi cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nơi vùng tản cư, không đồng
cam cộng khổ với nhân dân. Thực tế, chỉ có Vũ Bằng mới biết được động cơ nào
đã khiến ông chủ động chọn lựa tình thế hồi cư.
Trong Bốn mươi năm nói láo, ông bày tỏ suy nghĩ của bản thân về đất
nước, về việc ông từ biệt kháng chiến để về Hà Nội: “Thế rồi tôi dinh – tê. Tôi
dinh nhưng không có một chút mặc cảm, là vì tôi quan niệm rằng Hà Nội là đất
nước mình, mình có quyền ở đó, có vấn đề hèn hay không là tùy vào nhân cách
từng người” [29;167]. Nhưng ba năm sau (Năm 1971), những lời Tự ngôn trong
tập truyện kí Bát Cơm lại giải thích với lý do khác về hành động dinh – tê ngày
nào và tác giả tự nhận mình là kẻ kém bản lĩnh, đáng khinh: “Cuối năm 1948, tôi

từ biệt kháng chiến để về Hà Nội. Lý do không phải vì ý thức hệ hay không được

16


đãi ngộ, mà chỉ vì cơm áo. Tôi tự biết là hèn” [47;385]. Thật khó lý giải về
những mâu thuẫn trong những điều tác giả bộc bạch trên các trang viết.
Sau này, Văn Lang - một nhà báo lão làng từng tham gia hoạt động cách
mạng bằng hình thức hoạt động báo chí công khai ở Nội Thành năm 1948-1949
- cho biết là những ngày ấy (1948), ông đã biết Vũ Bằng vào Hà Nội hoạt động
cho ta và là người của ta. Cả hai cùng biết nhau hoạt động cách mạng nhưng
không ai nói với ai về điều đó. Ông nói: “Anh Vũ Bằng hoạt động kín lắm,
không ồn ào và nông nổi như cánh chúng tôi đâu” [63;16].
Ông Văn Sáu (tức Nguyễn Văn Thu), người được phân công đặc trách
mạng lưới AS9, liên lạc viên giữa chiến khu với các đơn vị tình báo ở nội thành
từ năm 1948, về sau cùng cho biết từ 1948 -1951, lần nào về Hà Nội ông cũng
ghé nhà Vũ Bằng để truyền đạt chỉ thị của trên: “Giữa anh Vũ Bằng và tôi ngoài
cái tình đồng chí với nhau, tôi lại ít tuổi hơn, được coi như đứa em”. [63;15].
Theo ông Trần Văn Hội, nguyên cán bộ ở đơn vị 1752 bộ tổng tham mưu quân
đội nhân dân Việt Nam, thì năm 1952, ông được phân công vào nội thành Hà
Nội để kiểm tra các cơ sở, và rà soát lại lực lượng cán bộ, quần chúng có cảm
tình với cách mạng… Ông đã được tổ chức giao cho bản danh sách mạng lưới
hoạt động của ta ở nội thành, trong đó có nhà văn Vũ Bằng. Ông cũng cho biết
là vào những năm1952 - 1953, ông thường xuyên lui tới nhà Vũ Bằng ở số 11
Hàng Da để liên lạc.
Đến cuối những năm 90, qua những người đã từng hoạt động với Vũ
Bằng, qua những bạn văn cùng thời với ông, công chúng mới biết được từ năm
1948 đến 1954, ngôi nhà số 11 Hàng Da của nhà văn Vũ Bằng đã từng là cơ sở
của các cán bộ hoạt động bí mật. Đó là nơi mà các nhà văn nổi tiếng, các nhà
báo sành tin và các nhà trí thức có vị trí trong xã hội thường xuyên hội tụ trò

chuyện và bàn luận thời thế. Chính vì thế mà các tình báo cán bộ có thể khai
thác được nhiều loại tin. Ngoài tổ chức, không ai biết việc ông làm.
Điều đó khẳng định, Vũ Bằng tham gia cách mạng trong vai trò của một
nhà văn, một trí thức yêu nước. Vũ Bằng đã lặng lẽ gánh lấy nỗi oan ức chịu
tiếng tham cuộc sống đầy đủ, quay lưng với cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông
âm thầm hoạt động và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong
hoàn cảnh Hà Nội tạm chiếm ấy, công tác hoạt động tình báo đòi hỏi ông phải
hy sinh bản thân và bao quyền lợi chính đáng khác. Đó là cách nhập cuộc có ý

17


nghĩa của Vũ Bằng vào cuộc cách mạng của dân tộc. Một sự nhập cuộc trong
thầm lặng.
1.2.2.2. Hoạt động văn học
Cũng như ở giai đoạn trước, trong thời kì này, hoạt động trên lĩnh vực
văn học của Vũ Bằng và hành trình sáng tạo của ông lại gắn liền với lịch sử xã
hội của đất nước. Phát triển gắn liền với những bước đi của lịch sử, văn học Việt
Nam từ 1945-1975 vươn lên trong một hoàn cảnh lịch sử có những khó khăn và
thuận lợi nhất định. Đó là nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng,
thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
Hiện thực cách mạng phong phú và sinh động – nổi bật là cuộc chiến
tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc kéo dài suốt 30 năm - đã trở thành nguồn sáng
tạo phong phú, là đối tượng phản ánh của nhiều tác phẩm văn chương, đặc biệt
là văn xuôi. Văn học chặng đường từ 1946 -1954 phát triển với nhiều thể loại đã
phản ánh trọn vẹn không khí, hiện thực của một giai đoạn lịch sử hào hùng –
cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp vẻ vang của dân tộc. Thể kí có ý nghĩa
mở đầu cho văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp với dấu ấn của nhiều lớp
nhà văn do hoàn cảnh lịch sử tạo nên. Đó là những nhà văn tiền chiến theo cách
mạng, tham gia kháng chiến và nỗ lực thay đổi cách viết như Nam Cao, Nguyễn

Tuân, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyên Hồng… đó còn là những nhà văn trẻ tài năng,
đầy nhiệt huyết như Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Thành
Long… mà trong số họ, có những người ban đầu vốn là những người lính. Vũ
Bằng không nằm trong những số nhà văn trên bởi ông chọn lựa hoạt động gắn
với những môi trường sống thành thị. Nhưng cũng chính ở môi trường này, ông
đã có điều kiện khai thác cuộc sống đời thường trong chiến tranh. Đó cũng là
một sự bổ sung cho việc nhận thức đầy đủ hơn về hiện thực hết sức khắc nghiệt
này.
Nói về vai trò của nhà văn trong xã hội có chiến tranh, nhà văn Pháp
Romain Rolland nêu quan điểm: “Số phận của chúng ta đã khiến chúng ta sinh
ra giữa cuộc chiến tranh vĩ đại. Nó không cho phép chúng ta tách rời cuộc chiến
[106;12]. Vũ Bằng không là nhà văn - chiến sĩ trực tiếp cầm súng tham gia cuộc
kháng chiến của dân tộc nhưng ông không tách rời cuộc kháng chiến. Ở giai
đoạn này, Vũ Bằng viết phóng sự Khúc ngâm trong đất Hà. lúc này, ngòi bút
của ông không ưu tiên cho những thử nghiệm kĩ thuật tự sự nữa, mà hướng vào
hiện thực xã hội với các đề tài: cuộc sống của nhân dân vùng tạm chiếm Hà Nội,

18


vấn đề hồi cư và con người hồi cư… viết về hiện thực thời chiến, Vũ Bằng
không mô tả sự khốc liệt, dữ dội của đạn bom, máu lửa, chết chóc; không đi sâu
mô tả diễn biến của các biến cố mà chủ yếu là phô bày thái độ căm phẫn cùng
những ưu tư, trăn trở bằng sự nhận thức về nỗi đau, nỗi bơ vơ của con người
trong nhưng hoàn cảnh đặc biệt. Ở phần Tự ngôn tập truyện kí Bát cơm, Vũ
Bằng cho biết là ông ghi những điều mà ông đã nhìn thấy và nghe thấy trong
thời gian quằn quại trong khói lửa xâm lăng với ước muốn: “Tôi mong gì hơn là
đánh dấu lại một thời kì đau khổ của dân ta hai mươi ba, hai mươi bốn năm về
trước đây” [47;266]. Trong nhiều tác phẩm, những đau thương, tang tóc của đất
nước, đã được Vũ Bằng đề cập và phát biểu khi trực tiếp, khi gián tiếp trong cái

nhìn u uất, trong nỗi đau mất nước: Với Vũ Bằng, chiến tranh cắt đứt hạnh phúc,
niềm vui, phá vỡ hy vọng, niềm tin và sự sinh sôi nảy nở, chiến tranh gây nên
những cảnh chia lìa.
Giai đoạn quân đội Pháp thua hết trận nọ đến trận kia, xã hội bất an,
Vũ Bằng vẫn theo dõi tâm trạng, nỗi lòng của quần chúng nhân dân, vẫn nhìn
hiện thực bằng cái nhìn đánh giá, khái quát; “Dân tình mỗi ngày một chán nản,
một mặt vì rối ren ở trong nước quá nhiều, mặt khác thì kinh tế lại bắt đầu suy
sụp dữ… cùng lúc ấy, Mỹ bắt đầu đến Việt Nam” [29;177].
Bị đặt vào một hoàn cảnh lịch sử - xã hội biến động, hoàn toàn khác với
giai đoạn trước, Vũ Bằng đã sống và sáng tác với tư cách là một nghệ sĩ yêu
nước. Hoạt động văn học của Vũ bằng vẫn tiếp tục và sôi nổi, có những đóng
góp tích cực cho văn học. Vũ Bằng đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo về đề tài, về
nghệ thuật thể hiện. Và chính những sáng tác về cuộc sống, con người hồi cư
mang đậm dấu ấn Vũ Bằng là những mảng đề tài hiếm hoi và độc đáo trong văn
học Việt Nam. Mảng đề tài này góp phẩn phản ánh đầy đủ, đa dạng hiện thực
cuộc sống những năm 1945-1954. Nó cũng là một minh chứng cho tính lịch sử xã hội của quan niệm nghệ thuật nói chung và quan niệm nghệ thuật kí nói riêng
về cuộc đời nhà văn Vũ Bằng. Và hôm nay nhìn lại, ta càng trân trọng hơn với
những gì ông đã đóng góp cho mảng đề tài khá nhạy cảm này để góp phần hoàn
thiện bức tranh hiện thực về những năm kháng chiến chống Pháp. Hiện thực
kháng chiến phải được tiếp cận từ nhiều hướng, được đông đảo nhà văn phản
ánh nếu thiếu những tác phẩm viết về đề tài hồi cư của Vũ Bằng thì hiện thực ấy
là một bức tranh chưa hoàn thiện. Vì thế, có thể nói, vị trí của Vũ Bằng trong
văn học hiện đại Việt Nam rất quan trọng và cần thiết.

19


1.2.3. Cuộc sống và hoạt động văn học đô thị miền Nam (1954 - 1975)
1.2.3.1. Cuộc sống đô thị miền Nam những năm (1954 – 1975)
Tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève được kí kết, đất nước tạm thời bị

chia cắt thành hai miền. Cũng trong thời gian này, do chiến dịch tuyên truyền
của Pháp và Mỹ, nhiều người dân miền Bắc đã lên tàu di cư vào miền Nam. Vũ
Bằng cũng nằm trong số đó. Một ngày đầu tháng 10 -1954, ông quyết định xa
Hà Nội, xuống Hải Phòng để vào Nam. Nhiều bạn bè thân thiết khuyên ông
đừng đi. Tô Hoài, Phùng Bảo Thạch viết thư dài khuyên ông ở lại, “có anh giận
quá, dùng những lời lẽ không nhẹ nhàng, nhưng hầu hết đều tỏ ra chí tình”
[29;196], nhưng không một ai ngăn được ông. Vũ Bằng bước vào cuộc hành
trình đã định với mục đích, lí do riêng. Từ đó cho đến mãi sau này, nhiều người
nghĩ ông là kẻ phản bội. Và cũng vì điều này mà vợ con nhà văn ở miền Bắc đã
phải chịu bao thiệt thòi cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Nhà giáo
Vũ Hoàng Tuấn kể: “Chúng tôi sống trong sự nghi ngờ suốt hai mươi năm trời
đằng đẳng” vì mang tiếng có người cha “phản bội tổ quốc”. Bà Nguyễn Thị
Qùy âm thầm chịu nỗi đau riêng của người phụ nữ còn xuân sắc mà phải sống
xa chồng suốt mười ba năm, biết việc chồng làm nhưng không được phép nói ra
sự thật. Ôm nỗi niềm riêng tư, lại bị bệnh lao, bà mất 1967 trong cảnh vợ Bắc
chồng Nam. Số phận lại đặt Vũ Bằng trước những thách thức mới, oan nghiệt
mới mà chỉ ông mới thấu hiểu được.
Vào Nam, năm 1960, Vũ Bằng lấy người vợ thứ hai là bà Lương Thị
Phấn, nhỏ hơn ông hai mươi hai tuổi. Bà Phấn là người Tân Phú, xã Tân Phước,
huyện Lai Vung, tỉnh Vĩnh Long. Tuy là con gái vùng ruộng đồng, sông nước
nhưng bà có vẻ đẹp dịu dàng, thanh thoát, nhẹ nhàng như gái thị thành. Bà Phấn
lên Sài Gòn học may và lo luôn cả việc cơm nước cho Vũ Bằng. Từ lòng thông
cảm, họ đã đến với nhau, rồi thành vợ chồng. Bên Vũ Bằng, mạnh mẽ, từng trải,
già dặn, bà Phấn hồn nhiên, trong trẻo và có phần yếu đuối. Bà Phấn đã một lần
gẫy gánh, về làm vợ Vũ Bằng, bà dắt theo đứa con riêng tên Lê Văn Long lúc
này vừa bốn tuổi. Và cũng như trước kia đã từng nuôi nấng con riêng của người
vợ đầu, giờ Vũ Bằng đã chăm sóc dạy dỗ Long như chính con ruột mình. Người
con gái đầu lòng của họ ra đời 1961 và sau đó lần lượt thêm năm người con nữa
- tổng cộng ba gái, ba trai. Cả Vũ Bằng và vợ đã cũng gồng mình để gánh cả gia
đình, lo cho đàn con có được cái ăn, cái mặc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Vũ


20


Bằng viết để chạy bài và viết về những sách về hôn nhân gia đình là vì lý do gia
cảnh này.
Từ 1954 - 1975, hơn hai mươi năm sống ở Sài Gòn, Vũ Bằng được công
chúng biết đến trong vai trò là một nhà văn, nhà báo tự do, công khai giao du với
nhiều thành phần trong xã hội, cộng tác với nhiều cơ quan báo chí, trong đó có
Việt tấn xã - cơ quan thông tấn của chính quyền Ngô Đình Diệm. Năm 1969,
trong Bốn mươi năm nói láo, ông nói về chuyến vào Nam của mình với cách lý
giải rất chung và cũng rất riêng. “… Nhưng Nam, Bắc cũng là đất nước, sao cứ
phải coi chuyến đi này là một cuộc di cư mà không là một vụ đi chơi bậy bạ để
tiêu sầu khiển ứng?” [29;196]. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Ông luôn công
khai tự đấm vào ngực mình, tự sỉ vả, buộc tội mình. Rõ ràng đây không chỉ là
một cách đơn thuần bồi dầy thêm cho cái vỏ bọc ngày càng chắc chắn để che
mắt kẻ thù, mà chắc chắn còn là một tâm lý tự vệ có thật của Vũ Bằng trước mọi
lời đồn đại” [63;21]. Nhưng chúng tôi không nghĩ như thế. Nếu nói rằng về mặt
tâm lý, ông vẫn có khuynh hướng muốn thanh minh, muốn khẳng định phẩm
chất chân chính của minh thì hóa ra trong quá trình hoạt động cách mạng, tâm lý
ông không yên ổn, tinh thần ông không vững vàng trước thử thách. Nếu thế thì
hành động dấn thân của ông là không trọn vẹn. Vũ Bằng đã chủ động dấn thân
vào một hoạt động đầy khó khăn, khắc nghiệt, tự nguyện hy sinh cả vật chất lẫn
tinh thần. Không có lẽ sau hai mươi năm, ông lại sợ bị hiểu nhầm! Tác phẩm
Thư cho người mất tích (1950) đã được viết trong lập trường nhà văn ở thành
vẫn ủng hộ kháng chiến, tin vào phong trào giải phóng dân tộc. TheoTạ Tỵ, Vũ
Bằng thường nói với ông là “ước mong viết một quyển truyện dài Trường giang
nói về chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ lúc ta đánh Pháp đề là “Xóm Mả Đỏ”,
câu chuyện lồng trong một gia đình di cư giữa bối cảnh lịch sử đấu tranh mấy
chục năm trời của toàn dân Việt Nam” [115;119].

Vì vậy, theo chúng tôi, đã bao nhiêu năm qua, Vũ Bằng im lặng, không
thanh minh thì giờ không có lý do gì lại sỉ vả mình, vì như thế cũng là một cách
gián tiếp phủ nhận nhiệm vụ mình đang làm. Và nếu cho rằng đó cũng là cách
tạo vỏ bọc thì điều này không cần thiết, bởi Vũ Bằng đã có mối quan hệ với
chính khách làm bằng. Theo người bạn thân thiết của Vũ Bằng là Hồ Nam,
những ngày cuối đời, Vũ Bằng đã giải thích cho ông và Tam Lang nghe lý do vì
sao Vũ Bằng giao du với Mai Đen (đại tá Thanh Tùng) - người một thời làm
giám đốc Trung ương tình báo của tướng Nguyễn Cao Kỳ. Vũ Bằng thổ lộ “cái

21


thứ tình báo tôi làm là thứ tình báo chiến lược nên phải tiếp cận cỡ Mai Đen
mới “moi” được tin tức. Những ngày chưa móc nối với Mai Đen thì tôi làm báo
với ông Trần Nguyên Anh, chú của Bộ Trưởng thông tin Trần Tuấn Thành. Ở đó
có một kho tin mật, bởi vì ông anh chơi thân với anh em Ngô Đình Diệm”
[83;32]. Việc tổng cục II thuộc Bộ Quốc Phòng chính thức công nhận Vũ Bằng
là chiến sĩ tình báo cách mạng là bằng chứng về ý nghĩa hy sinh thầm lặng của
Vũ Bằng. Việc ông là thành viên trong mạng lưới hoạt động tình báo cách mạng
trong thời gian ấy cho thấy ông luôn ở trong tình thế đặc biệt – vừa phải tạo vỏ
bọc để hoàn thành công tác được giao, vừa phải làm thế nào để không bị biến
chất.
Vào Sài Gòn từ 1954, đến1969, Vũ Bằng mới nói về chuyến vào Nam của
mình trong cuốn hồi kí Bốn mươi năm nói láo. Với cách nói “Hà Nội là đất
nước mình” mới đúng là cách nói của Vũ Bằng – một người dân yêu quê hương
đất nước, một nhà văn viết về quê hương đất nước. Hơn nữa, nó cũng phù hợp
với vai trò của người chiến sĩ tình báo. Lý do ấy thật đơn giản nhưng thuyết
phục. Nó vừa thể hiện tâm hồn, vừa thể hiện phẩm chất và bản lĩnh của nhà văn
– chiến sĩ. Mặt khác, những lời giải thích lại được viết trong hồi kí – một thể
loại được xem là nói thật, viết thật. Hai tập kí dày dặn Miếng ngon Hà Nội,

Thương nhớ mười hai viết trong hoàn cảnh Bắc Nam đôi ngã đã gửi trọn niềm
thương nỗi nhớ của ông về đất Bắc, với ước mong Nam Bắc một nhà là bằng
chứng thiết thực về lòng yêu nước của ông. Tự ngôn trong tập truyện kí Bát
Cơm đúng là những lời của chính nhà văn nhưng thiết nghĩ, đó là một cách nói
để giới thiệu những truyện kí theo tác giả là được viết từ những năm 1948, bị
mất trong thời gian dài và giờ đã lần lần tìm lại được. Tất nhiên, chúng ta không
tuyệt đối hóa con người Vũ Bằng và cũng hiểu rằng, trong cuộc đời mình về mặt
tâm lí, con người có những lúc do dự, lo âu…
Trong hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, nhiều nhà văn, nhà thơ đã thành liệt sĩ như Nam Cao, Trần Đăng, Hồng
Nguyên, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Lê Vĩnh Hòa… được tổ chức ghi công và
nhân dân ca ngợi. Vũ Bằng không để xương máu ở chiến trường mà hy sinh
trong thầm lặng hoạt động tình báo, chịu những phán xét nặng nề, những đau
đớn về mặt tinh thần, tình cảm. Trong số các nhà văn từ miềm Bắc đi vào miền
Nam, có nhà văn chuyên tâm với nghề dạy học và nghề viết, không tham gia
chính trị; có một số nhà văn, do nhiều hoàn cảnh khác nhau đã nhập ngũ tham

22


gia quân đội Sài Gòn. Riêng Vũ Bằng vẫn tiếp tục con đường hoạt động tình báo
cách mạng trong vỏ bọc của một nhà văn di cư với bao oan ức mà gia đình ông
phải gánh chịu. Hoạt động thầm lặng này không chỉ khẳng định lòng yêu nước,
tinh thần hy sinh, bản lĩnh của Vũ Bằng mà còn cho thấy sự nhất quán trong con
đường cách mạng mà ông đã chọn lựa để dấn thân. Sự hy sinh của Vũ Bằng vì
vậy càng có ý nghĩa lớn lao.
1.3.1.2. Về hoạt động văn học
Vũ Bằng cũng thuộc lớp nhà văn di cư. Suốt hai thập kỉ di cư, lĩnh vực
hoạt động chính của ông vẫn là báo chí và văn học. Đến giai đoạn 1945 - 1975,
văn và báo vẫn gắn bó khăng khít như giai đoạn 1930 - 1945. Những tác phẩm

kí thời kì này: Miếng ngon Hà Nội (1960), Bốn mươi năm nói láo (1969), Món
lạ miền Nam (1970), Thương nhớ mười hai (1971).
Trong giai đoạn này, tác giả dựng chân dung văn học về Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Tản Đà, Nguyễn
Nhược Pháp, Tú Mỡ, Thạch Lam, Nguyễn Văn Tố… ngoài ra, nhà văn cũng viết
nhiều trên tạp văn đăng trên các tạp chí, tuần san… về văn học, văn hóa nghệ
thuật và các hiện tượng xã hội… và điều đáng quý ở Vũ Bằng là dù trong hoàn
cảnh nào ông cũng say mê sáng tác. Do hoàn cảnh hoạt động không công khai
nên tiếng nói, cách thể hiện của Vũ Bằng khác với các nhà văn khác. Những
biến động xã hội cùng với sự phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước và
nhu cầu phản ánh, giãi bày là những nguyên cớ khiến Vũ Bằng gắn với thể loại
kí. Sáng tác của Vũ Bằng ở giai đoạn này thể hiện sự khát khao tìm về dân tộc,
cội nguồn; phê phán thực trạng xã hội – chính trị của miền Nam và phản ứng
nền văn minh đô thị. Những sáng tác mang sắc thái riêng ấy của nhà văn cũng
nằm trong mạch nguồn chung của chủ đề yêu nước trong dòng văn học yêu
nước, cách mạng.
Nhất quán trong cách nhìn, cách đánh giá hiện thực khi quan tâm đến đời
sống và số phận của con người. Nhà văn nghe ra được “Tiếng nguyền rũa não
nề” của dân chúng vì chế độ tự do bị nhà Ngô bóp chẹt; chú ý đến chính sách
độc tài, những hành động tàn ác của chế độ Ngô Đình Diệm đối với phong trào
biểu tình, tự thiêu của Tăng ni, Phật tử, Học sinh, Sinh viên. Vũ Bằng bày tỏ tâm
trạng của mình: “Trên tất cả, tôi cảm thấy sỉ nhục vì quốc gia bị hết quân này,
nước kia đến xâm chiếm, lại thêm một bọn người đắc thế vì được ngoại quốc tin
dùng cưỡi lên đầu lên cổ mà khống chế” [29;281].

23


Từ 1954 - 1975, Vũ Bằng ở trong hoàn cảnh đặc biệt: tên tuổi không còn
trẻ, lại phải xa quê hương, xa gia đình mà ông vô cùng yêu thương và gắn bó.

Bao điều cần nói, muốn nói ông đều đem gửi gắm trong các sáng tác của mình.
Và hơn hết, những tác phẩm kí là tiếng lòng của ông.
Hoạt động công khai trong lòng Hà Nội tạm chiếm, rồi sau này trong
lòng đô thị Sài Gòn thời kì Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hòa, Vũ Bằng đã nắm
bắt được hiện thực xã hội ở hai vùng đô thị này. Đó là cái đời thường của cuộc
sống con người trong thời buổi nhiễu nhương, nhưng qua nó người ta biết và
hiểu hơn về hậu quả của chiến tranh, hình dung đầy đủ hơn về đời sống xã hội
và con người trong những giai đoạn lịch sử hào hùng và bi thương của đất nước.
Hầu hết những sáng tác của Vũ Bằng ở hai chặng đường 1945 - 1954 và 1954 1975 đều thể hiện đề tài này. Tác phẩm gây tiếng vang được Vũ Bằng hoàn
thành vào cuối năm 1969 là cuốn hồi kí Bốn mươi năm nói láo. Những ai muốn
hiểu cuộc sống của lớp người cầm bút trước 1945, có thể tìm thấy ở đây những
chi tiết thú vị. Kể lại những trò ngang ngược mà đám viết văn viết báo như
mình đã làm thời còn trai trẻ, Vũ Bằng dùng lối nói đùa bỡn, nghịch ngợm, song
đằng sau những chuyện có vẻ như đùa đó, người đọc vẫn bắt gặp ở tác giả một
tình yêu nghề nghiệp sâu nặng. Đó chính là lí do khiến cho người đọc cảm động.
Tóm lại, Sáng tác của Vũ Bằng, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều bày tỏ
một thái độ phê phán, bất mãn trước một thực trạng xã hội hỗn loạn, đảo lộn hết
thảy những giá trị nhân sinh đích thực. Và con người yêu nước của Vũ Bằng ở
giai đoạn này hiện sự hy sinh hạnh phúc riêng tư, nhận lấy trách nhiệm nặng nề:
hoạt động tình báo vùng nội thành Sài Gòn. Con người nghệ sĩ Vũ Bằng hoài
niệm về văn hóa truyền thống dân tộc với cảm xúc mãnh liệt, làm nên những tác
phẩm kí neo đậu trong lòng người đọc.
1.3. Quan niệm về văn học của Vũ Bằng
Văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 làm thay đổi diện mạo của cả
nền văn học nhờ ở những thành tựu mà nó đạt được trong quá trình hiện đại hóa.
Cùng với sự cách tân mới mẽ đa dạng về thể loại, sự xuất hiện những nhà lí
luận, phê bình văn học chuyên nghiệp là thành tựu tiêu biểu của văn học giai
đoạn này. Tuy nhiên, không chỉ các nhà nghiên cứu phê bình chuyên nghiệp như
Thiếu Sơn, Trương Chính, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Trần
Thanh Mại… viết lý luận phê bình mà một số nhà văn như Thế Lữ, Thạch Lam,

Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng… cũng tham gia hoạt động trao đổi, bàn

24


luận về văn học. Và đây cũng là một trong những trường hợp không nhiều lắm
của văn học hiện đại Việt Nam khi nhà văn đồng thời cũng là nhà nghiên cứu
phê bình văn học, những điều họ viết ra dù ý thức hay không ý thức đã hình
thành một quan niệm trong sáng tác văn học. Vũ Bằng là một trong những nhà
văn như thế. Quan niệm ấy cũng thể hiện rõ trong tác phẩm của ông và có thể
khái quát thành những vấn đề sau:
1.3.1. Quan niệm về nhà văn, nghề văn
Có thể nói, tư duy lý luận văn học tiền hiện đại, nhất là khoa học thực
chứng, luôn quan tâm đến mối quan hệ nhân quả, đề cao yếu tố môi trường, tác
giả trong nghiên cứu các hiện tượng văn học. Vì vậy, họ rất đề cao vai trò của
nhà văn, xem đây là yếu tố trung tâm của quá trình sáng tạo văn học. Chịu ảnh
hưởng tư tưởng Phương Tây trong những năm 1930 - 1945, khi văn học Việt
Nam bước vào thời kì hiện đại hóa, Vũ Bằng cũng rất quan tâm đến vai trò của
nhà văn trong sáng tạo văn học. Và đấy chính là cơ sở tư tưởng để hình thành
quan niệm của ông về nhà văn và nghề văn.
Đến với nghề văn, bắt đầu từ sự yêu thích, say mê từ thưở nhỏ. Sau này
đối với nghề văn hay là nghề báo, Vũ Bằng đều xem đó là nghiệp dĩ - có nghĩa
là phần họa phúc, sướng khổ của nghề dành riêng cho cuộc đời mỗi người đã
được định sẵn từ trước. Đây cũng là quan niệm của nhiều nhà văn cùng thời Vũ
Bằng như Trần Huyền Trân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Khổng Dương, Cuồng
Sỹ… Tam Ích trong bức thư cuối cùng gửi cho Vũ Bằng trước khi chết năm
1948 ở miền Nam cũng khẳng định: “Đối với tôi, văn chương là cái nghiệp. Đã
là cái nghiệp thì phải trả” [49;134]. Với nghề văn, Vũ Bằng trải lòng: “Nếu quả
viết văn là dại, tôi cứ muốn dại cho đến khi nhắm mắt và sang đến kiếp sau vẫn
cứ dại luôn” [45;758]. Đó là một sự dấn thân với nghề dù trong bất cứ hoàn

cảnh nào cũng chẳng đổi thay. Coi văn chương như là một thứ nghiệp nhưng
trong thực tế, ý thức, quan niệm và hoạt động sáng tạo của Vũ Bằng lại là những
biểu hiện của một người đã xem văn chương như là nghề. Và sống chết với nghề
nên nhà văn cũng đặt vấn đề một cách nghiêm túc về vai trò và trách nhiệm của
nhà văn trong sáng tác. Theo Vũ Bằng, tính chân thực, ý thức trách nhiệm có
tiếng nói riêng… là những phẩm chất quan trọng của nhà văn. Khi dự định in lại
Cai (với tên sách mới Phù Dung ơi vĩnh biệt), nhà xuất bản Lửa Sống đã yêu
cầu Vũ Bằng viết lại 32 trang mà thợ in bất cẩn đánh mất nhưng tác giả từ chối:
“Tôi không viết lại vì nghĩ rằng viết lại thì giọng văn khác hẳn mà tình cảm, ý

25


×