Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.27 KB, 9 trang )

Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 22
CHỦ ĐỀ: TỔNG ÔN SINH THÁI
Câu 1. Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn
đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Chỉ có phát biểu II đúng → Đáp án C
 I sai. Vì các loài sống trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái khác nhau để không cạnh tranh
nhau, từ đó chúng có thể cùng tồn tại.
 III sai. Vì ở vùng ôn đới có sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn so với vùng nhiệt đới nên giới hạn sinh thái về
nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
 IV sai. Vì loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng.
Câu 2. Khi nói về hỗ trợ cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẽ thù, sinh sản,..
II. Quan hệ hỗ trợ giữa giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai
thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài.
IV. Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.
A. 1.


B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phát biểu I, II, III đúng;
 IV sai vì quan hệ hỗ trợ cùng loài là mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động
sống đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn
sống.
Câu 3. Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi
trường.
II. Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
III. Cạnh tranh cùng loài tạo động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.
IV. Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Hướng dẫn giải
Đáp án B
Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án B.
 I đúng. Vì cạnh tranh cùng loài xảy ra khi mật độ cá thể tăng cao và khan hiếm nguồn sống. Do đó, khi

tăng mật độ thì xảy ra cạnh tranh làm khống chế số lượng và đưa về trạng thái cân bằng với sức chứa môi
trường.

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 1/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
 II đúng. Vì càng khan hiếm nguồn sống mà mật độ cá thể lại quá cao thì càng cạnh tranh để duy trì sự
sống của mỗi cá thể.
 III đúng. Vì cạnh tranh cùng loài làm cho các cá thể yếu kém bị loại bỏ; do đó sẽ thúc đẩy tiến hóa.
 IV đúng. Vì cạnh tranh cùng loài sẽ làm cho các cá thể của loài có khuynh hướng di cư, phát tán tìm các
nguồn sống mới; do đó làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
Câu 4. Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối
năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, III, IV

Xét các phát biểu của quần thể:
 I Đúng. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là: 185.12 = 2220 cá thể
 II Sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể là:
2220 + 2220.(12% - 9%) = 2286 cá thể > 2250.
 III Đúng. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 1 năm số lượng cá thể là:
2220 + 2220.(15% - 10%) = 2331
Sau 2 năm số lượng cá thể là: 2331 + 2331.(15% - 10%) = 2447 cá thể
Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là: 2447 : 185 = 13,23 cá thể/ha.
 IV Đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể < 2220 cá thể → Số lượng cá thể
của quần thể giảm so với ban đầu → Chứng tỏ tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử.
Câu 5. Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 20 cá thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Một quần thể của loài này có 70 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 55 cá thể bị chết, chỉ còn lại 15 cá
thể. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 12 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ
lệ tử vong giảm, quần thể sẽ tăng trưởng.
III. Một quần thể của loài này có 60 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nhiều nguồn sống thì tỉ lệ sinh
sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm và quần thể sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này chỉ có 15 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Các phát biểu I, III, IV đúng
 II Sai, Vì khi quần thể chỉ có 12 cá thể → xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị diệt vong cho dù có
được cung cấp đủ các điều kiện sống
Câu 6. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá
thể như sau:

Quần thể
A
B
C
D
Diện tích khu phân bố ( ha)
25
240
193
195
Mật độ ( cá thể/ha)
10
15
20
25
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 2/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.
II.Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C
III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần
thể này sẽ bằng nhau.
IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D

A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Kích thước các quần thể: A = 25x10 = 250; B = 240x15 = 360; C = 193x20 = 3860; D = 195x25 = 4875
 I đúng.
 II sai. Kích thước quần thể B nhỏ hơn kích thước quần thể C (360 < 3860)
 III sai. Do kích thước ban đầu của 2 quần thể B và D là khác nhau, nên nếu với cùng tỉ lệ tăng trưởng
2%/năm thì sau 1 năm kích thước của 2 quần thể này vẫn là khác nhau, không thể bằng nhau.
 IV sai. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là A, B, C, D.
Câu 7. Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi
quần thể như sau:
Quần thể
Tuổi trước sinh sản
Tuổi sinh sản
Tuổi sau sinh sản
Số 1
40%
40%
20%
Số 2
65%
25%
10%
Số 3
16%
39%
45%

Số 4
25%
50%
25%
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái.
II. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định.
III. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
IV. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn giải
- Dựa vào nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản ta có:
+ Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản  Quần thể ổn định
+ Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản  Quần thể đang phát triển
+ Quần thể 3 có nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi sinh sản  Quần thể suy thoái
Vậy chỉ có ý II đúng
Dựa vào tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản và trước sinh sản để xác định những vấn đề sau:
- Nếu quần thể bị khai thác quá mức thì nhóm tuổi trước sinh sản sẽ có số lượng đông, 2 nhóm kia ít.
- Quần thể ổn định là quần thể được khai thác ở mức độ phù hợp.
- Nếu nhóm tuổi đang sinh sản có số lượng cá thể tương đương với số lượng cá thể trước sinh sản thì
quần thể ổn định.
- Nếu nhóm tuổi đang sinh sản có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng cá thể trước sinh sản thì quần thể
suy thoái.
- Nếu nhóm tuổi đang sinh sản có số lượng cá thể ít hơn số lượng cá thể trước sinh sản thì quần thể
đang phát triển
Câu 8. Trong các thông tin sau, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin sau đây?
I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).

II. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
III. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của
môi trường.
Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 3/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
IV. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.
V. Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
VI. Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã.
A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Hướng dẫn giải
Đáp án C
Có 4 thông tin, đó là II, III, V và VI. → Đáp án C.
Diễn thế thứ sinh có các đặc điểm:
- Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của
môi trường
- Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.

- Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã
Câu 9. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án D
 I đúng.
 II sai vì vi khuẩn lam được xếp vào sinh vật sản xuất.
 III sai vì xác chết sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
 IV sai vì một số vi khuẩn có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ như vi khuẩn lam… cũng được xếp vào
nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 10. Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?
I. Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.
II. Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
III. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
IV. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
V. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
VI. Cá ép sống bám trên cá lớn.
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn giải
I. cạnh tranh: - -; II. ức chế cảm nhiễm: 0 –; III. kí sinh: - +; IV. hội sinh: 0 +; V. sinh vật ăn sinh vật: + -.

Các mối quan hệ có 1 loài được lợi là: III, IV, V.
Câu 11. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Trong tự nhiên, hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn cơ bản.
II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.
III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
IV. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối cao nhất thì có bậc dinh dưỡng cao nhất.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn giải

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 4/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
 I đúng. Vì trong tự nhiên có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản. Một loại khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng, một
loại khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
 II sai. Vì ở vùng xích đạo (vĩ độ bằng 0) đến 2 cực Nam và Bắc (vĩ độ 90) cấu trúc của lưới thức ăn ngày
càng đơn giản hơn.
 III đúng.
 IV sai. Vì trong một chuỗi thức ăn sinh vật có sinh khối cao nhất là sinh vật sản xuất, mà sinh vật sản
xuất có bậc dinh dưỡng thấp nhất.
Câu 12. Sơ đồ sau đây mô tả lưới thức ăn của một hệ sinh thái trên cạn.


Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Hướng dẫn giải
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án D.
 I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.
 II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng
chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.
 III đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh
khối của nó là lớn nhất.
 IV sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số
lượng.
Câu 13. Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ.

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 5/9



Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng
cấp 5.
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.
V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Hướng dẫn giải
Đáp án D.
I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt.  sai, có 4 QT động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.  sai, có 2 loài là cú mèo và chim ưng là động vật
ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng
cấp 5.  đúng
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.  sai, có 7 chuỗi có 4 mắt xích.
V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích  đúng
Câu 14. Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?


I. Có 15 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.
IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.
A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Hướng dẫn giải
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án D.
I đúng. Vì ta thực hiện đếm số chuỗi thức ăn thì sẽ co 15 chuỗi.
II sai. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A → I → K → H → C → D → E.
III đúng. Vì nếu K bị tuyệt diệt thì M sẽ bị tuyệt diệt (vì K là nguồn thức ăn duy nhất của M). Do đó, chỉ còn
lại 7 loài.
IV đúng. Vì E khống chế sinh học đối với D và M nên khi E bị giảm số lượng thì D và M sẽ tăng số lượng.
Câu 15. Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là
sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi
nói về lưới thức ăn này?

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 6/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079


/>
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III, IV. → Đáp án B.
I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:
A → G → E →H → C → D.
II sai. Vì từ A đến B có 5 chuỗi. Từ A đến E có 4 chuỗi; Từ A đến G có 6 chuỗi. → Có 15 chuỗi.
III đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn. Do đó, nếu loại bỏ A thì tất cả các loài còn lại đều giảm
số lượng cá thể.
IV đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc
càng cao.
Câu 16. Cho ba lưới thức ăn ở ba quần xã sau:

Cho các nhận định về các lưới thức ăn trên như sau:
I. Trong các lưới thức ăn trên, có 3 chuỗi thức ăn có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Nếu loài L di cư sang quần xã II thì số lượng loài H tăng lên.
III. Loài D có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 1, cũng có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
IV. Loài N là động vật ăn thịt đầu bảng.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 3.

C. 4.
D. 2.
Hướng dẫn giải
 I sai. Chỉ có 2 chuỗi thức ăn có 5 mắt xích.
 II sai. Nếu loài L di cư sang quần xã II, loài L ăn loài A làm giảm số lượng loài A, loài B sử dụng loài A
làm thức ăn dẫn đến làm giảm loài B, loài B giảm nên giảm cung cấp thức ăn cho loài H dẫn đến giảm số
lượng loài H.
 III đúng. Ở quần xã I loài D là sinh vật tiêu thụ bậc 1, ở quần xã III loài D là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
 IV sai. Ở quần xã II loài K mới là động vật ăn thịt đầu bảng.
Câu 17. Có 4 loài cùng ở một bậc dinh dưỡng, sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được
mô tả theo các vòng tròn như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 7/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau.
II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau.
III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm
số lượng thì có thể sẽ dẫn tới làm tăng số lượng cá thể của loài B.
IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải

Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.
I sai. Vì loài A và loài D có ổ sinh thái không trùng nhau nên không cạnh tranh với nhau.
Câu 18: Cho sơ đồ về lưới thức ăn sau:

Cho các nhận định sau:
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
II. Mối quan hệ giữa trăn và diều hâu là mối quan hệ cạnh tranh.
III. Nếu số lượng thằn lằn giảm xuống thì không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trăn và diều hâu vì
diều hâu không ăn thằn lằn.
IV. Nếu số lượng sóc giảm xuống sẽ làm tăng số lượng cây thông.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Hướng dẫn giải
 I đúng.
 II đúng. Trăn và diều hâu cùng ăn chim gõ kiến nên cạnh tranh với nhau.
 III sai. Dù diều hâu không ăn thằn lằn nhưng số lượng thằn lằn giảm xuống thì nguồn thức ăn của trăn bị
giảm đi, trăn chỉ còn thức ăn là chim gõ kiến, diều hâu cũng ăn chim gõ kiến nên mối quan hệ cạnh tranh
giữa hai loài sẽ căng thẳng hơn.
 IV sai. Nếu số lượng sóc giảm xuống, diều hâu sẽ tăng ăn chim gõ kiến làm giảm số lượng chim gõ kiến,
dẫn đến tăng số lượng xén tóc. Xén tóc tăng ăn cây thông thì cây thông sẽ giảm xuống.
Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 8/9


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079


/>
Câu 19. Trong một hệ sinh thái, xét 20 loài sinh vật: 8 loài cỏ, 6 loài côn trùng, 2 loài chim, 3 loài nhái, 1 loài
giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 6 loài côn trùng đều sử dụng 8 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 3 loài nhái
đều sử dụng cả 6 loài côn trùng làm thức ăn; Rắn ăn tất cả các loài nhái; Giun đất sử dụng xác chết của các loài
làm thức ăn; Giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Có 242 chuỗi thức ăn.
II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2 ở 2 chuỗi thức ăn.
III. Nếu 2 loài chim bị tiêu diệt thì loài rắn sẽ giảm số lượng.
IV. Giun đất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án A.
Sơ đồ lưới thức ăn:

- Số chuỗi thức ăn = 8×6× (3+2) + 1×2 = 242 chuỗi. → I đúng.
- Chim có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 hoặc cấp 3. Trong đó, bậc dinh dưỡng cấp 2 ở chuỗi: giun đất →
chim. → Số chuỗi thức ăn ở dãy này là = 1× 2 = 2 chuỗi. → II đúng.
- Chim bị tiêu diệt thì nhái sẽ tăng số lượng. → Rắn sẽ tăng số lượng. → III sai.
- Giun đất ăn xác chết của tất cả các loài nên giun đất là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ. → Xếp vào bậc dinh
dưỡng cấp 1. → IV sai.
Câu 20. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

III. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
V. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.
A.5.
B.4
C.2
D.3.
Hướng dẫn giải
- I, II,III, V là những hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- IV là hoạt động làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 9/9



×