Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU GIA HẠNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU GIA HẠNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
(Công cụ và thị trường tài chính)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM TỐ NGA



TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập và nghiêm túc do tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn được thu thập
từ thực tế, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào.

Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Hữu Gia Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT_ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài.................................................................................... 1
1.2.Tổng quan về nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước ................................. 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
1.7. Các đóng góp của đề tài................................................................................. 5
1.8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ................ 6
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Sài Gòn ..................................................................................................................... 6
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong 4
năm 2015 – 2018 ...................................................................................................... 7
2.3 Vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng cần quan tâm tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn ................................................................................................................... 13


2.3.1. Thành tựu .................................................................................................. 23
2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
3.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .............................................. 23
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ......................................................................... 23
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................... 23
3.1.3.Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ................................................... 25
3.1.4.Nguyên nhân phát sinh RRTD .................................................................. 27
3.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ...................................................................... 28
3.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại ............................ 29
3.2.1.Định nghĩa quản trị rủi ro tín dụng ............................................................ 29
3.2.2.Quy trình quản trị RRTD ........................................................................... 30
3.2.3. Các mô hình quản trị RRTD ..................................................................... 38
3.3.Lý thuyết về Hiệp ước Basel II .................................................................... 40

3.4. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 44
3.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 52
3.6.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 52
3.6.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 52
3.6.3 Nghiên cứu chính thức.............................................................................. 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 60
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN........................................................... 61
4.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn ................... 61
4.1.1 Dự báo rủi ro tín dụng .............................................................................. 61
4.1.2 Đo lường RRTD ....................................................................................... 61
4.1.3 Xây dựng chính sách tín dụng ................................................................... 62
4.1.4 Xây dựng quy trình tín dụng ..................................................................... 13


4.1.5 Kiểm soát rủi ro ......................................................................................... 15
4.2.Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................. 61
4.2.1 Về giới tính ................................................................................................ 68
4.2.2 Về độ tuổi ................................................................................................. 68
4.2.3 Về chức vụ ................................................................................................ 69
4.2.4 Về thâm niên công tác .............................................................................. 70
4.2.5 Về trình độ học vấn ................................................................................... 70
4.3. Kết quả nghiên cứu thực tế ......................................................................... 71
4.3.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. .................................. 71
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 73
4.3.3 Phân tích hồi quy ....................................................................................... 74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 87
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 87
5.2 Các kiến nghị ................................................................................................ 87
5.2.1 Kiến nghị cho yếu tố Chính sách tín dụng ............................................... 87

5.2.2 Kiến nghị cho yếu tố Dự báo rủi ro tín dụng ............................................ 89
5.2.3 Kiến nghị cho yếu tố chất lượng nguồn nhân lực..................................... 90
5.2.4 Kiến nghị cho yếu tố quy trình tín dụng ................................................... 91
5.2.5 Kiến nghị cho yếu tố kiểm soát rủi ro tín dụng ......................................... 93
5.2.6 Kiến nghị cho yếu tố đo lường rủi ro tín dụng .......................................... 93
5.2.7 Kiến nghị cho yếu tố tài chính khách hàng ............................................... 94
5.3 Hạn chế của đề tài và nghiên cứu tiếp theo ............................................... 95
5.3.1 Hạn chế của đề tài..................................................................................... 95
5.3.2 Nghiên cứu tiếp theo................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Basel

Ủy ban giám sát tài chính ngân hàng

BKS

Ban kiểm soát

CBNV

Cán bộ nhân viên


CBTD

Cán bộ tín dụng

CP

Consultative Package - Buổi thảo luận

EAD

Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ

EL

Tổn thất tín dụng dự kiến



Hợp đồng

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

NH


Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

PD

Hệ số rủi ro

QHKH

Quan hệ khách hàng

QT

Quy trình

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

QTRR

Quản trị rủi ro

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng


RRTD

Rủi ro tín dụng


SCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SCB giai đoạn 2015 - 2018 ....................... 7
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh SCB từ năm 2015 – 2018 ...................... 9
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại SCB từ năm 2015 – 2018 .................................. 11
Bảng 3.1: Bảng các biến đo lường dự báo rủi ro tín dụng .................................... 38
Bảng 3.2: Các biến đo lường rủi ro tín dụng ........................................................ 39
Bảng 3.3: Các biến đo lường xây dựng chính sách tín dụng ................................ 40
Bảng 3.4: Các biến đo lường quy trình tín dụng .................................................. 40

Bảng 3.5: Các biến đo lường kiểm soát rủi ro ...................................................... 41
Bảng 3.6: Các biến đo lường chất lượng nguồn nhân lực .................................... 42
Bảng 3.7: Các biến đo lường tài chính khách hàng .............................................. 42
Bảng 3.8: Các biến đo lường quản trị rủi ro tín dụng ........................................... 43
Bảng 3.9: Bảng tóm tắt các giả thuyết .................................................................. 44
Bảng 3.10: Bảng tình trạng phát phiếu khảo sát ................................................... 48
Bảng 4.1: Nợ quá hạn và nợ xấu tại SCB giai đoạn 2015- 2018 .......................... 56
Bảng 4.2: Thống kê giới tính của lãnh đạo, CBTD ngân hàng ............................ 61
Bảng 4.3: Thống kê độ tuổi của lãnh đạo, CBTD ngân hàng ............................... 61
Bảng 4.4: Thống kê chức vụ của lãnh đạo, CBTD ngân hàng ............................. 62
Bảng 4.5: Thống kê thâm niên công tác của lãnh đạo, CBTD ngân hàng ............ 63
Bảng 4.6: Thống kê trình độ học vấn của lãnh đạo, CBTD ngân hàng ................ 63
Bảng 4.7: Bảng Kiểm định độ tin cậy của từng thang đo ..................................... 64
Bảng 4.8: Kiểm định độ tin cậy của thang đo QTRRTD ..................................... 66
Bảng 4.9: Bảng KMO và Kiểm định Bartlett ....................................................... 66
Bảng 4.10: Thống kê mô hình .............................................................................. 68
Bảng 4.11: Bảng kết quả hồi quy của từng biến ................................................... 69
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến QTRRTD ................ 72


Bảng 4.13: Giá trị trung bình của QTRRTD ........................................................ 73
Bảng 4.14: Giá trị trung bình của các yếu tố One-Sample Test ........................... 74
Bảng 4.15: Giá trị trung bình của các yếu tố chính sách tín dụng ........................ 74
Bảng 4.16: Giá trị trung bình của yếu tố dự báo RRTD ....................................... 75
Bảng 4.17: Giá trị trung bình của các yếu tố chât lượng nguồn nhân lực ............ 76
Bảng 4.18: Giá trị trung bình của yếu tố quy trình tín dụng................................. 76
Bảng 4.19: Giá trị trung bình của yếu tố kiểm soát rủi ro tín dụng ...................... 77
Bảng 4.20: Giá trị trung bình của yếu tố đo lường rủi ro tín dụng ....................... 78
Bảng 4.21: Giá trị trung bình của yếu tố tài chính khách hàng ............................ 78



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận SCB giai đoạn 2015 - 2018 ............................................ 11
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của SCB từ năm 2015 – 2018 ..................................... 13
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt Ba nội dung của Basel II ................................................ 34
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quản trị RRTD .............. 38
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 44
Hình 3.4: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 45
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ xấu của SCB giai đoạn 2015- 2018 ................................... 57
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của SCB giai đoạn 2015- 2018 ............................ 58
Sơ đồ 4.3: Quy trình tín dụng ............................................................................... 60
Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân tán Normal P - P lot ..................................................... 70
Biểu đồ 4.4: Đồ thị phân tán Scatterplot............................................................... 71
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tần số Histogram ................................................................. 72
Sơ đồ 4.1: Mô hình hiệu chỉnh ............................................................................. 73


TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của của ngân hàng, việc phát triển hoạt động tín dụng
là vô cùng cấp thiết. Bởi hiện nay, nguồn thu nhập thuần của các ngân hàng đều đến
từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, việc quản trị rủi ro tín dụng cần phải được làm tốt để
giảm thiểu các nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tránh các thiệt hại về thu nhập và vốn
có thể xảy ra cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro tín dụng là việc không hề
dễ dàng vì thực chất rủi ro tín dụng lại là yếu tố khách quan.
Chính vì lý do đó tác giả đã thực hiện đề tài:“Một số giải pháp hoàn thiện quản
trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn” nhằm nâng cao năng lực hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng, chính nhất là hoạt động đo lường rủi ro tín dụng.
Luận văn được thực hiện theo 02 phương pháp là: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Mục tiêu của nghiên cứu định tính là khám phá nhân tố ảnh
hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn và xác định các

biến quan sát cho bảng câu hỏi nghiên cứu. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát ở bước
nghiên cứu định lượng trên mẫu gồm 200 cán bộ tín dụng đang làm việc tại ngân
hàng TMCP Sài Gòn thông qua bảng câu hỏi. Sau đó, sử dụng các phương pháp đo
lường tiên tiến được các Ngân hàng trên thế giới áp dụng để phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 07 yếu tố: Dự báo rủi ro tín dụng, Đo lường rủi ro
tín dụng, Chính sách tín dụng, Quy trình rủi ro tín dụng, Kiểm soát rủi ro tín dụng,
Chất lượng nguồn nhân lực, Khách hàng đều tác động và có mối quan hệ cùng chiều
với rủi ro tín dụng. Trong đó, yếu tố khách hàng là yếu tố có tác động ít nhất đến
quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả đã đề xuất các kiến nghị,
chính sách phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn.


ABSTRACT
Along with the development of the bank, the development of credit activities is
playing a critical role in generating the banks’ net income. As a result, the procedure of
risk management needs to be done carefully in order to minimize credit risks as well as
to avoid the loss of income and capital that may occur to the bank. However, it is not
easy to perform credit risk management as this is such an objective factor.
In the context of integration and competition, it is highly recommended for banks
to focus on their own credit risk management as well as regularly develop systems and
programs for better credit risk controlling. Therefore, the author has carried out the
project: "Some solutions to improve credit risk management at Saigon Commercial Joint
Stock Bank" in order to improve the capacity of managing credit risk, especially the
activity of credit risk measurement.
The study was carried out in 02 phases: qualitative and quantitative one. The
objective of qualitative research is to explore factors affecting credit risk management at
Saigon Joint Stock Commercial Bank and identify observed variables for research
questionnaires. The author will conduct a survey in a quantitative research step on a
sample of 200 credit officers working at Saigon Commercial Joint Stock Bank through a

questionnaire. Then, the advanced measurement methods applied by banks around the
world would be used to analyze data.
There are 07 factors in the result of research including: Credit risk forecast, Credit
risk measurement, Credit policy, Credit risk process, Credit risk control, Quality of
human resources, and Customers. Every factor has its own impact and directly relate to
credit risk. In particular, Customer factor is the lowest impact one on credit risk
management. As a result of this, the author has proposed recommendations and
appropriate policies to support credit risk management activities at Saigon Commercial
Joint Stock Bank.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Một nền kinh tế phát triển và có khả năng hội nhập toàn cầu đã và đang là xu hướng
tất yếu của mọi quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thị trường mở cửa đã tạo
ra nhiều cơ hội và thách thức cho thị trường Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân
hàng nói riêng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có những thách thức phải đối mặt,
song song với đó cũng có nhiều cơ hội và cố gắng tận dụng những cơ hội có được để kiến
tạo lợi thế cho bản thân.
Thực tế cho thấy rằng, vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã trở nên bức thiết khi các con số về nợ xấu được công
bố. Rủi ro tín dụng luôn song hành với các hoạt động tín dụng; do đó, không thể loại bỏ
hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro ở mức
thấp nhất. Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm
và chú trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả và an toàn.
Nắm bắt được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Với
mong muốn đưa ra những nhận định, những cái nhìn tổng quan nhất về quản trị rủi ro tín
dụng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Tác giả đã quyết định chọn đề tài “Một số giải
pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” để làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2.Tổng quan về nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước
 Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng
Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade; Oke, M.Ojo (2010), “Credit risk and
commercial banQT’ performance in Nigeria: A Panel model approach”.
Đề tài tập trung để đánh giá các tác động của rủi ro tín dụng về hiệu suất của các
Ngân hàng Nigeria cho một khoảng thời gian 11 năm (2000-2010). Sau khi đưa số liệu vào


2

mô hình bài nghiên cứu rút ra kết luận như sau: Biến kiểm soát vĩ mô đều có tác động có ý
nghĩa và đạt được chiều tác động như mong đợi. Tăng trưởng GDP có quan hệ ngược chiều
còn lãi suất thực có quan hệ thuận chiều với RRTD. Biến tăng trưởng tín dụng là biến được
tập trung nghiên cứu với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có tác động có ý nghĩa và thuận chiều.
Điều này có ý nghĩa là tăng trưởng tín dụng nhanh hôm nay, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm
sút và có khả năng xảy ra RRTD trong 4 năm nữa.
Konovalova N., Kristovska I., Kudinska M. (2016), “Credit risk management
in commercial banks”.
Nghiên cứu đề xuất một mô hình đánh giá RRTD trên cơ sở phân tích nhân tố khách
hàng vay để đảm bảo kiểm soát dự báo mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng trong
các NHTM tham gia cho vay tiêu dùng. Khi cho vay đối với cá nhân (khách hàng bán lẻ),
các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị RRTD của ngân hàng là thu nhập trung
bình của người vay, số tiền cho vay và thời hạn cho vay. Mục đích của nghiên cứu là xác
định mức độ rủi ro được thể hiện bởi các nhóm khách hàng bán lẻ khác nhau nhằm giảm
thiểu và ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong tương lai cũng như cải thiện việc quản trị rủi ro
ngân hàng.
 Tại Việt Nam:

Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”
Tác giả đã làm rõ các cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng, kinh nghiệm để nâng cao
chất lượng quản lý tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở học hỏi
từ các ngân hàng trên thế giới. Trong luận án, tác giả đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong đó một trong những chỉ tiêu quan trọng
là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Thông qua đánh giá thực tiễn, tác giả đã đưa ra các giải pháp
để nâng cao chất lượng tín dụng trong đó biện pháp quan trọng nhất là quản lý nợ xấu và
kiểm soát rủi ro tín dụng.


3

Nguyễn Thị Gấm (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam”
Bài viết đã đánh giá thực trạng QTRRTD đối với các doanh nghiệp ở các NHTM
trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng,
nợ xấu cao kỷ lục từ 2012-2017. Thông qua bài viết tác giả đã có các giải pháp, kiến nghị
đáng chú ý như: phân tán rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thông qua việc đa dạng các
danh mục về đầu tư, tránh các ngành nghề có tỷ suất đầu tư thấp, rủi ro lớn; các NHTM cần
xem xét tư duy và bình đẳng trong quan hệ tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp nhất
là về lãi suất, tài sản thế chấp;..
 Về nghiên cứu sự quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Trong thời điểm nền kinh tế thị trường đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ, gây
nên nhiều khó khăn trong công tác quản lý cho các ngân hàng như hiện nay, đề tài sẽ đưa ra
những điểm mới, phù hợp hơn với thực tế so với những đề tài trước đây. Đồng thời, ở nước
ta hiện nay, SCB đã áp dụng một số giải pháp quản trị rủi ro nhằm đáp ứng các yêu cầu của
Hiệp ước Basel II; trên cơ sở đó đề tài của tác giả sẽ đánh giá về các kết quả đã đạt được
trong QTRRTD cũng như xem xét những bất cập còn tồn tại trong việc QTRRTD tại của
ngân hàng thương mại này.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng QT RRTD các yếu tố tác động đến RRTD và đề xuất giải pháp
hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Xác định các yếu tố tác động đến hoạt động QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn. Để đề xuất kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao khả năng QTRRTD tại SCB.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn như thế nào?


4

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn? Mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào?
Giải pháp để hoàn thiện QTRRTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn như
thế nào?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về QTRRTD và các yếu tố tác động đến QTRRTD tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Về thời gian: Các số liệu thu thập trong nghiên cứu từ năm 2015-2018.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, mục đích và yêu cầu của đề tài, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động của ngân hàng qua giai đoạn 2015-2018.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá và phân
tích đề tài một cách khách quan và chính xác nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được

thu thập từ báo cáo thường niên do tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu của từng nội dung
trong luận văn cần hướng tới. Bên cạnh đó, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành và các
website của cơ quan nhà nước, ngân hàng,… cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp
cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.
Nghiên cứu định tính:
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến QTRRTD tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn và xác định các biến quan sát của thang đo nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện qua 2 bước: thảo luận nhóm trực tiếp với 10
chuyên gia tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, sau đó tiến hành khảo sát thử trên 30


5

cán bộ tín dụng để điều chỉnh các yếu tố trong thang đo ở bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng thực hiện với mẫu gồm 200 cán bộ tín dụng đang làm việc tại
ngân hàng TMCP Sài Gòn thông qua bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh từ kết quả nghiên
cứu định tính (Phụ lục 9) nhằm thu thập dữ liệu, sau đó phân tích dữ liệu khảo sát, ước
lượng và kiểm tra mô hình.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22.0 làm công cụ phân tích, xử lý dữ liệu.
1.7. Các đóng góp của đề tài
Phân tích được thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn. Trong đó tập trung phân tích các mặt còn tồn tại, hạn chế và yếu kém của công tác
quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
1.8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo,… bài nghiên cứu có kết

cấu gồm 5 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn và quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn


6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập vào ngày 26/12/2011 dựa trên cơ
sở hợp nhất của 03 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ
Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã phát triển, thay đổi không ngừng sau khi hợp
nhất. Với tổng tài sản 498.500 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng tính đến 30/11/2018
SCB hiện đứng trong Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Mạng lưới
hoạt động gồm 239 điểm giao dịch của SCB trải dài khắp 28 tỉnh/thành khắp đất nước với
đội ngũ nhân viên hơn 6.000 người.
Các hoạt động chính tại ngân hàng:
 Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các doanh
nghiệp, tổ chức và người dân.
Các chương trình nhận tiền gửi tiết kiệm sáng tạo, hấp dẫn mang lại nhiều lợi ích cho
khách hàng: Tiền gửi vốn chuyên dùng, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm Phúc an khang, Tiết

kiệm tích luỹ, Tiền gửi online, Tiền gửi đầu tư...
Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái
phiếu...
 Hoạt động đầu tư, cho vay
Cho vay khách hàng cá nhân: Cho vay tiêu dùng, mua xe ô tô, mua nhà đất, cho vay
phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay thấu chi,
tín chấp, dịch vụ bảo lãnh, chứng minh năng lực tài chính.
Cho vay khách hàng doanh nghiệp có:
Bảo lãnh dự thầu; thực hiện hợp đồng; thanh toán.


7

Bao thanh toán.
Phát hành cam kết tài trợ tín dụng.
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Tài trợ thương mại; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
 Hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu;
Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
Chuyển tiền nhanh Western Union
Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
Chi trả Kiều hối…
 Ngân quỹ
Dịch vụ ngân quỹ
Giao dịch vàng, ngoại tệ.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong 4 năm

2015 – 2018
a. Hoạt động huy động vốn
Có thể thấy được cơ cấu của hai loại nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng
của tiền gửi qua 4 năm 2015, 2016, 2017 và 2018 thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SCB giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
TIỀN GỬI KHÔNG

TIỀN GỬI CÓ

KỲ HẠN

KỲ HẠN

Số tiền

4.566

250.455

256.414

%

1,78

97,67

100


CHỈ TIÊU
Năm 2015

TỔNG


8

Số tiền

6.513

288.440

295.152

%

2,2

97,72

100

Số tiền

15.807

327.654


346.403

%

4,56

94,58

100

Số tiền

16.347

367.938

384.914

%

4,24

95,76

100

Chênh lệch

Số tiền (+/-)


1.947

37.985

38.738

(2016/2015)

%

1,42

1,15

1,15

Chênh lệch

Số tiền (+/-)

9.294

39.214

51.251

(2017/2016)

%


2,42

1,13

1,17

Chênh lệch

Số tiền (+/-)

540

40.284

38.511

(2018/2017)

%

1,03

1,12

1,11

Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018


(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 và 2018)
Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động là 256.414 tỷ đồng. Sang đến năm 2016 tổng
vốn huy động được là 295.152 tỷ đồng, tăng 39.932 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với
mức tăng trưởng là 1,15%. Đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động là 346.403 tỷ đồng,
tăng 51.251 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng với mức tăng trưởng vượt trội là 1,17%.
Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động là 384.914 tỷ đồng, tăng 38.511 tỷ đồng so với năm
2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 1,11%.
Trong đó:
Tiền gửi không kỳ hạn: tăng qua các năm từ 4.566 tỷ đồng năm 2015 tăng lên
6.513 tỷ đồng vào năm 2016, tăng thêm 1.947 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là
1,42% so với năm 2015. Đến năm 2017 lượng tiền huy động đạt 15.807 tỷ đồng, tăng
9.294 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 2,42% so với năm 2016. Năm 2018, tiền gửi
không kỳ hạn huy động được là 16.347 tỷ đồng, tăng 540 tỷ đồng so với năm 2017 tương
ứng với mức tăng trưởng là 1,03%.


9

Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi luôn tăng trưởng mạnh qua các năm.
Đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn của SCB thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn
nhất, chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động, cụ thể: Năm 2015, huy động với số
tiền là 250.455 tỷ đồng đạt 97,67% so với tổng nguồn vốn huy động khách hàng. Năm
2016 số tiền là 288.440 tỷ đồng chiếm 97,72 %, đến năm 2017 thì số tiền là 327.654 tỷ
đồng chiếm tỷ lệ là 94,58%. Tương tự, năm 2018 tiền gửi có kỳ hạn là 367.938 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ là 95,76%.
Tình hình huy động vốn qua 4 năm 2015-2018 của SCB đã có sự tăng trưởng đáng
kể. Điều này thể hiện rằng SCB đã phát huy được chức năng của mình tại địa bàn trong việc
huy động tiền nhàn rỗi của người dân phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương.
Có được sự tăng trưởng như vậy là do SCB đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là huy

động vốn, xem nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, từ đó trong
công tác chỉ đạo điều hành đã có những quyết sách linh hoạt và hiệu quả nhằm gia tăng
nguồn vốn. Nhất là nguồn vốn có tính ổn định từ dân cư, tạo sự chủ động trong việc cân đối
nguồn vốn để mở rộng đầu tư tín dụng cho các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn.
SCB đã thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm huy động, triển khai tốt các
chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, các chương trình dự
thưởng....Điều chỉnh lãi suất huy động trên cơ sở tuân thủ chỉ đạo của NHNN và phù hợp
với điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng.
b. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh SCB từ năm 2015 – 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1. Tổng Thu nhập

5.008,331

4.040,806

4.497,058

6.531,631


2. Tổng Chi phí

2.618,541

2.440,004

3.343,188

4.140,889


10

3. Lợi nhuận trước thuế

110,806

135,977

163,992

228,798

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 và 2018)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2016 thu nhập và chi phí đều giảm hơn nhiều so
với năm 2015, cụ thể thu nhập giảm từ 5.008,331 tỷ đồng xuống còn 4.040,806 tỷ đồng, còn
chi phí cũng giảm từ 2.618,541 tỷ đồng xuống còn 2.440,004 tỷ đồng. NH vẫn đạt được sự
tăng trưởng tính theo lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân thu nhập và chi phí trong năm này
giảm nhiều như vậy là do năm 2016 hệ thống Ngân hàng chịu ảnh hưởng chung của chính

sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt. NHNN quy định mức lãi suất trần huy động tiền
gửi 14% cho tất cả các Ngân hàng nên các hoạt động của ngân hàng gặp nhiều cạnh tranh
giữa các NH trên cùng địa bàn trong huy động vốn, chi phí huy động đầu vào cao nên phải
tăng lãi vay lên khoảng 19-20%/năm để đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, lạm
phát năm 2016 là 18,58%; việc này khiến cho thu nhập và hoạt động kinh doanh của ngân
hàng giảm.
Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã tăng so với năm 2016. Thu nhập
tăng từ 4.040,806 tỷ đồng lên 4.497,058 tỷ đồng; cùng theo đó, chi phí cũng tăng từ
2.440,004 tỷ đồng năm 2016 lên 3.343,188 tỷ đồng. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của
ngân hàng đã tăng so với năm 2017. Thu nhập tăng lên 6.531,631 tỷ đồng; cùng theo đó, chi
phí cũng tăng lên 4.140,889 tỷ đồng.


11

7.000.000
6.000.000
5.000.000

Tổng thu nhập

4.000.000

Tổng chi phí
3.000.000

Lợi nhuận trước thuế

2.000.000


1.000.000
0
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận SCB giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 và 2018)
Có được kết quả kinh doanh nổi bật trong năm 2018, SCB đã nắm bắt và đi trước
trong kiến trúc hệ thống, với việc triển khai gần 300 sáng kiến, tối ưu hóa, cải tiến hệ thống,
quy trình có mức độ ảnh hưởng sâu rộng và thực hiện 8 dự án trọng điểm toàn hàng trong
năm 2018. Đồng thời, SCB đang quyết liệt triển khai chiến lược ngân hàng số, tối ưu hóa
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
c. Hoạt động cho vay
Tình hình cho vay của NH được thể hiện như bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại SCB từ năm 2015 – 2018
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU

1. Tổng dư nợ

2. Nợ xấu

3. Tỉ lệ nợ xấu (%)

Năm 2015

Số tiền

170.461


1.120

0,66

Năm 2016

Số tiền

222.183

1.501

0,68

Năm 2017

Số tiền

266.500

1.690

0,63


12

Năm 2018

Số tiền


301.892

1.820

0,60

So sánh

Số tiền (+/-)

51.722

381

0,02

(2016/2015)

%

1,30

1,34

So sánh

Số tiền (+/-)

44.317


189

(2017/2016)

%

1,20

1,13

So sánh

Số tiền (+/-)

35.392

130

(2018/2017)

%

1,13

1,08

-0,04

-0,03


(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 và 2018)
Tổng dư nợ: Trong những năm qua SCB đã có sự đầu tư chú trọng đến việc mở
rộng hoạt động cho vay đến mọi đối tượng khách hàng. Tích cực tìm kiếm các dự án
đầu tư đang cần vốn, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình cho vay và dịch vụ kết
hợp với sự nỗ lực của các CBTD để phấn đấu mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra nên dư
nợ qua các năm đều tăng. Năm 2015, tổng dư nợ đạt 170.461 tỷ đồng. Sang năm 2016
là 222.183 tỷ đồng tăng thêm 51.722 tỷ đồng với tốc độ tăng 1,30% so với năm 2015,
đến năm 2017 là 266.500 tỷ đồng tăng thêm 44.317 tỷ đồng với tốc độ tăng 1,20 % so
với năm 2016. Năm 2018, tổng dư nợ đạt 301.892 tỷ đồng. Dư nợ tăng cho thấy ưu
điểm trong việc mở rộng tín dụng, tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng cho khách hàng.
Nợ xấu: Nợ xấu 3 năm 2016-2018 đều tăng so với năm 2015, năm 2016 là
1.501 tỷ đồng, năm 2017 là 1.690 tỷ đồng sang năm 2018 là 1.820 tỷ đồng. Năm 2018,
nợ xấu tăng so với năm 2017 là 130 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 1,08%.
Mặc dù năm 2015 và 2016, tình hình kinh tế tốt dần lên sau khi gánh chịu những
ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính sách tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung
cầu ngoại tệ biến động thường xuyên. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lâm vào tình
trạng khó khăn vì phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao 11,75% vào năm 2015 và
18,58% vào năm 2016; giá vật tư tiêu dùng, nguyên vật liêu tăng cao, thị trường bất động
sản vẫn đóng băng, tỷ giá biến động, giá vàng liên tục lập kỷ lục khiến khả năng sinh lợi
của nhiều ngành giảm sút.


×