Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

sinh 12 bài tập vàlí thuyết các đặc trưng cơ bản của quần thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.64 MB, 22 trang )

BÀI GIẢNG: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ - QUẦN THỂ - QUẦN XÃ SINH VẬT

MÔN SINH HỌC 12
THẦY GIÁO: NGUYỄN ĐỨC HẢI – TUYENSINH247.COM
- Mỗi quần thể có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần thể này với quần thể khác.
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể bao gồm:
+ Tỉ lệ giới tính.
+ Thành phần nhóm tuổi.
+ Sự phân bố cá thể.
+ Mật độ cá thể.
+ Kích thước quần thể.
+ Sự tăng trưởng của quần thể.
1. Tỉ lệ giới tính:
- Là tỉ lệ số lượng cá thể đực và cái trong quần thể.
- Thường xấp xỉ là 1 : 1 nhưng có thể thay đổi vào từng loài, thời gian, điều kiện sống,…
- Là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể khi điều kiện môi trường thay đổi.
- Tỉ lệ giới tính có thể bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ tử vong không đều ở 2 giới, ảnh hưởng của môi trường tới sự hình
thành giới tính; tập tính sống; điều kiện dinh dưỡng,…
2. Nhóm tuổi:
- Gồm các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của
quần thể.
+ Nhóm tuổi sinh sản: Quyết định mức sinh sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: Không còn khả năng sinh sản, không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
- Dựa vào nhóm tuổi, người ta lập thành các tháp tuổi, có 3 dạng:
+ Dạng phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản.
+ Dạng ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sau sinh sản.
+ Dạng giảm sút: Nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn các nhóm tuổi khác.
Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng cấu trúc cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện của môi trường
sống.


+ Tuổi sinh lí: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
+ Tuổi sinh thái: Thời gian sống thực tế của cá thể.
+ Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Ý nghĩa: Giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả.
3. Sự phân bố của cá thể trong quần thể:
Ảnh hưởng tới khả năng khai thấc nguồn sống trong khu vực phân bố:
Có 3 kiểu phân bố cá thể:
+ Phân bố theo nhóm: Gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều. Phổ biến nhất, cá thể tập trung theo nhóm
ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
 Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Phân bố đồng đều. Gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể.
 Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
+ Phân bố ngẫu nhiên: Dạng trung gian, gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, sự cạnh tranh
giữa các cá thể không gay gắt.
 Tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
4. Mật độ cá thể:
Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
- Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
- Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện sống của môi trường.
5. Kích thước của quần thể:
- Là số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian
của quần thể.
- Dao động trong khoảng từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa:
+ Kích thước tối thiểu: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Dưới mức tối thiểu,

quần thể có thẻ rơi vào trạng thái suy vong (sự hỗ trợ giảm, khả năng sinh sản thấp, giao phối gần nhiều,…).
+ Kích thước tối đa: Giá trị giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường. (vượt quá kích thước tối đa thương dẫn tới hiện tượng di cư, tỉ lệ tử vong cao).
- Kích thước quần thể chịu ảnh hưởng của: Mức độ sinh sản của quần thể; Mức độ tử vong của quần thể; mức nhập
cư, mức xuất cư). Trong đó: Mức sinh sản và mức độ tử vong là 2 nhân tố quyết định.
6. Tăng trưởng của quần thể sinh vật:
- Theo lí thuyết: Khi nguồn sống dồi dào, thỏa mãn nhu cầu của các cá thể trong quần thể, không gian không giới
hạn,… quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (dạng chữ J).
- Thực tế: Tăng trưởng của quần thể bị giới hạn bởi nhiều nguyên nhân (nguồn sống, khả năng sinh sản,…) đường
cong tăng trưởng có dạng chữ S. Số lượng cá thể được duy trì quanh mức ổn định.
Ở người: Sự tăng trưởng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là ngyên nhân chủ yếu làm cho chất
lượng môi trường giảm sút => ảnh hưởng tới đời sống con người.

2

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
























×