Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CƠ sở lí LUẬN về TÍNH SÁNG tạo của TRẺ 5 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.66 KB, 29 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ
5 - 6 TUỔI

1


-Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
-Những nghiên cứu trên thế giới về tính sáng tạo của
trẻ 5-6 tuổi
Trong thế giới hội nhập và phát triển ngày nay, sáng
tạo đươc xem là một trong những vấn đề được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và được đề cập đến ở
những góc độ khác nhau. Vào mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn
lịch sử, mỗi nền văn minh nhân loại thì hoạt động sáng tạo của
con người lại tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, các thành
tựu về mọi mặt và và tạo ra nền văn minh nhân loại chính tại
thời điểm đó. Do vậy, có thể nói rằng hoạt động sáng tạo luôn
gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
Dưới đây là những công trình nghiên cứu về sự sáng tạo
của các nhà nghiên cứu trên thế giới và khu vực.
Đầu tiên có thể kể đến, nhà toán học vỹ đại Hy Lạp Pappus - là người đặt nền móng khởi đầu cho khoa học về tư
duy sáng tạo vào thế kỉ III, gọi khoa học này là Huristic.
Huristic theo cách hiểu lúc đó là khoa học về các phương pháp

2


và quy tắc sáng chế phát minh trong mọi lĩnh vực như: khoa
học kĩ thuật, nghệ thuật, văn học, chính trị, toán học, quân sự.
Tiếp theo là vào giữa thế kỉ XIX, trong thời gian này có
những nghiên cứu của các nhà xã hội học khi cho rằng bản


chất của hoạt động sáng tạo là hoạt động tưởng tượng, nhờ
hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo.
Nghiên cứu này có đóng góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề
sáng tạo.
Đến thế kỉ XX, với sự phát triển vượt bậc của các lĩnh
vực khoa học thì lĩnh vực sáng tạo đã được quan tâm nghiên
cứu, nó được xem như là một hiện tượng phổ biến trong xã
hội. Đặc biệt nhu cầu sáng tạo trong khuôn khổ của sự phát
triển tâm lí, tiêu biểu là sự phát triển trí tuệ được xuất hiện.
Cũng chính vào thời điểm đó, các nhà khoa học Mỹ đã tuyên
bố rằng, việc vạch ra và bồi dưỡng những nhân cách sáng tạo
là vấn đề có ý nghĩa quốc gia bởi vì:
“Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến
sự tiến bộ của khoa học mà còn toàn bộ xã hội nói chung và
dân tộc nào biết nhận ra được những nhân cách sáng tạo một
cách tốt nhất, biết phát triển họ và tạo cho họ những điều kiên
3


thuận lợi thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớn lao”. Và từ
đây, cũng bắt đầu xuất hiện nhu cầu nghiên cứu các hoạt động
sáng tạo thông qua sự phát triển tâm lí và sự phát triển trí tuệ.
Tiếp theo có thể kể đến công trình nghiên cứu về sáng tạo
của Lewis Terman được thực hiện vào năm 1920 trên những
học sinh giỏi có chỉ số IQ từ 140 trở lên đã được các nhà khoa
học học đánh giá cao. Sau đó, ông còn tiếp tục nhiều công
trình nghiên cứu khác cũng về lĩnh vực sáng tạo. Qua những
công trình nghiên cứu mà mình đã trải qua, ông đã rút ra nhiều
kết luận về các vấn đề chung của sáng tạo như: môi trường
sáng tạo, vấn đề nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo.

Đến năm 1943, đó là sự ra đời của cuốn sách về vấn đề
sáng tạo của A.Osborn rvới phát minh về phương pháp "Tập
kích não” được dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo. Cuốn sách
này thực sự đã gây được sự chú ý đối với những người có sự
quan tâm về tính sáng tạo.
Vào những năm 1950, có thể kể đến các công trình
nghiên cứu nổi tiếng như: J.P.Guilford - ông nguyên là giáo sư
của một trường đại học tổng hợp ở Miền nam California và
ông đã được đề cử là Chủ tịch hội Tâm lý học Mỹ năm 1950.
4


Trong bài phát biểu tại buổi lễ nhận chức, ông đã dành rất
nhiều thời gian để nói về vấn đề sáng tạo. Ông cũng chính là
người đưa ra mô hình phân định cấu tạo trí tuệ gồm 2 khối cơ
bản: trí thông minh và sáng tạo. Ông xem sáng tạo là một
thuộc tính của tư duy, là một phẩm chất của quá trình tư duy,
đồng thời ông cũng quên nhấn mạnh đến ý nghĩa của hoạt
động sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động.
Nhà tâm lí học L.X. Vưgotsky đã chỉ ra rằng: “Hoạt động
sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được
một cái mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật nào
đó của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ
hoặc tình cảm…” Hay trong “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa
tuổi thiếu nhi”, ông đã đưa ra nhận định: Nếu chúng ta nhìn
vào hành vi của con người có hai loại hình hoạt động cơ bản:
tái hiện và sáng tạo. Loại hình sáng tạo được hiểu là bất cứ
hoạt động nào của con người mà kết quả không chỉ là sự tái
hiện những ấn tượng hoặc hành động đã có trong kinh nghiệm
của nó, mà tạo nên những hình tượng hay hành động mới, cái

mới thể hiện tính sáng tạo của con người. Đồng thời ông cũng
cho rằng “Mọi hoạt động của sự trí tưởng tượng bao giờ cũng
rất dài”, do đó hoạt động sáng tạo giúp trẻ có cơ hội được bộc
5


lộ trí tưởng tượng, tiềm năng sáng tạo của mình. Chính sự phát
triển của trí tưởng tượng ấy giúp trẻ trở thành người sáng tạo
sau nàỳ trong tương lai.
Được biết đến trên toàn thế giới là “Cha đẻ của sáng tạo E. Paul Torrance”, là người đã có gấn 60 năm nghiên cứu về
các lĩnh vực giáo dục năng khiếu. Theo ông, “Sáng tạo được
hiểu là quá trình tạo ra những ý tưởng hoặc giả thuyết, thử
nghiệm ý tưởng này để đi đến một kết quả. Kết quả này chắc
chắn có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó trước đây mà con
người chưa bao giờ nhìn thấy hoặc chưa có ý thức về nó”.
Torrance cũng cho rằng, tính sáng tạo bắt đầu được hình thành
từ tuổi ấu nhi khi đứa trẻ tìm kiếm các câu trả lời cho các câu
hỏi và tham gia vào những hành động mới. Ông cho rằng, trẻ
nhỏ là độ tuổi mà lúc này trẻ có năng lực tưởng tượng rất dồi
dào, đó chính là cơ sở hình thành tính tích cực nhận thức, sáng
tạo. Theo ông, một trong những yếu tố góp phần cho sự phát
triển tâm lí và những khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ
đó chính là hoạt động nghệ thuật.
Jackson và Getzels cũng có những nghiên cứu về khả
năng sáng tạo. Qua những thực nghiệm các nhà khoa học đã

6


chỉ ra rằng, đa số học sinh có tính sáng tạo cao trong học tập

thường có các liên tưởng khác lạ, mới mẻ, có sự so tách khỏi
với chủ đề mà thầy cô giáo đưa ra cho chúng, chúng thường
giữ bản sắc riêng, cái riêng độc đáo cho mình. Hai ông cũng
chỉ ra rằng mối tương quan giữa tư suy sáng tạo và thông minh
là không cao.
Ngoài ra còn có nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu vấn
đề sáng tạo như: Barron, Blom, Helmholtz, Walass Getzels…
Các nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã có nhiều công nghiên cứu
về sáng tạo, đưa đến những đóng góp cho xã hội, nổi bật như:
G.S.Altshuller, V.N. Puskin, B.N. Kedrop, M.G. Iarosepxki,
P.A.Rudich, X.L.Rubinstein, L.X. Vưgotsky … Các nhà
nghiên cứu này cũng đã tổ chức cuộc hội nghị, hội thảo về
sáng tạo vào những năm 1960 - 1980 tại Matxcơva, Praha,
Budapest…
Như vậy, có thể thấy được rằng tính sáng tạo của trẻ được
nghiên cứu ở nhiều thời điểm, giai đoạn lịch sử, ở những lĩnh
vực khác nhau với những quan điểm khác nhau, song ta có thể
thấy rằng mỗi nghiên cứu đều khẳng định rằng tính sáng tạo là

7


một phẩm chất tâm lí rất cần thiết và cần được phát huy trong
quá trình giáo dục và chăm sóc cho trẻ mầm non.
-Những nghiên cứu ở Việt Nam về tính sáng tạo của trẻ
5-6 tuổi
Cùng với sự phát triển sáng tạo của thế giới, những
nghiên cứu sáng tạo ở nước ta cũng bắt đầu xuất hiện. Ở Việt
Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính sáng tạo ở
các cấp bậc học khác nhau, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non tính

sáng tạo của trẻ cũng được đề cập đến khá phong phú với
nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau, trong đó có thể kể đến các
công trình nghiên cứu sau:
Những nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Thủy như:
Luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng
tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi”, “Mối quan hệ giữa
tính tích cực nhận thức và sự phát triển tính sáng tạo của trẻ
trong hoạt động tạo hình của trẻ 5-6 tuổi” hay “Phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình” Với công
trình nghiên cứu này, tác giả đã đóng góp cơ sở lí luận quan
trọng trong việc nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ mầm non,
tổ chức các môi trường hoạt động và thông qua đó tạo cơ hội
8


cho trẻ bộc lộ được tính sáng tạo của mình cũng như phát giáo
dục, phát huy hơn nữa những tiềm năng, khả năng sáng tạo
cho trẻ.
PGS - TS Nguyễn Huy Tú với cuốn “Tâm lí học sáng
tạo” (1996) đã cho rằng: Sáng tạo thể hiện khi con người
đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Con người với năng lực
phẩm chất và trên cơ sở những kinh nghiệm của mình để từ đó
đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo, con người đứng trước
hoàn cảnh khó khăn nhưng không bỏ cuộc mà phải tự mình
tìm tòi để đưa ra những giải pháp mới, sáng tạo.. Bên cạnh đó,
tác giả cũng đề cập tới việc tìm hiểu về bản chất, cấu trúc tâm
lí, phương pháp chẩn đoán, đánh giá tính sáng tạo, con đường
nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ em và con ngưởi Việt
Nam, thích ứng trắc nghiệm sáng tạo. Trong đó có thể kể đến
cuốn sách “Bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD - Z của Klaus

K.Urban với những ứng dụng ở nước ngoài và Việt Nam”. Tác
giả đã đề cập đến những lợi ích cũng như tính cần thiết của
sáng tạo và ba quan niệm về tầm quan trọng của sáng tạo trong
giáo dục và đối với giáo dục. Nhóm quan niệm thứ nhất là sự
thích ứng xã hội của sáng tạo với tư cách là tiềm năng đổi
mới, cải tiến và tiềm năng tiến bộ. Nhóm quan điểm thứ hai
9


coi hành động sáng tạo là thẩm quyền cá nhân, là khả năng tự
trở thành cá nhân riêng, cái riếng nhất, khác biệt nhất của mỗi
người. Nhóm quan điểm thứ ba chú trọng đến sự thống nhất
trong sự phát triển đồng nhất giữa mỗi cá nhân và xã hội, giữa
sự phát triển chung và riêng.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, các
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này như:
Luận án Tiến sĩ của Trương Thị Bích Hà nghiên cứu về
“Tưởng tượng sáng tạo hành động của sinh viên trường Đại
học sân khấu điện ảnh”. Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu
Hương nghiên cứu “Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó
trong vận động theo nhạc của trẻ MG 5 - 6 tuổi”, Trần Thị
Nga, Phạm Thị Thu Hoa cũng có nghiên cứu về “Khả năng
sáng tạo của trẻ MG và học sinh tiểu học thông qua hoạt động
vui chơi và qua môn kể chuyện”. Ngoài ra, còn có luận văn
Thạc sĩ của Vũ Thị Kiều Trang nghiên cứu về “Phát huy tính
sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây
dựng từ các NVL thiên nhiên và phế liệu” và một số tác giả
như: TS. Đức Uy,TS. Trần Tuấn Lộ, TS. Vũ Kim Thanh… có
bài giảng về Tâm lý học sáng tạo


10


Như vậy, có thể thấy rằng tính sáng tạo của trẻ được
nghiên cứu rất rộng rãi cả trong và ngoài nước với những công
trình nghiên cứu khác nhau. Điều này một lần nữa giúp ta
khẳng định thêm về tầm quan trọng và sự cần thiết của sáng
tạo đối với mỗi con người và cho sự phát triển của toàn xã hội.
-Một số khái niệm về tính sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi
-Tính sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
-Sáng tạo là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo:
Trước hết, theo từ điển tiếng Việt, sáng tạo được hiểu
là việc làm ra cái mới chưa ai làm, là việc tìm tòi làm cho tốt
hơn, mà không bị gò bó, có đầu óc sáng tạo.
Như vậy, theo cách hiểu này, sáng tạo được nhìn nhận
theo cách bao trùm hơn, khái quát hơn, sáng tạo không chỉ là
tạo ra cái mới nhất chưa từng có, mới hoàn toàn mà có thể là
cái tìm tòi, biến đổi và phát triển dựa trên cơ sở cái đã có, làm
nền tảng để tạo ra cái tốt hơn..

11


Còn theo từ điển Triết học, sáng tạo là quá trình hoạt
động của con người tạo các giá trị vật chất và tinh thần, mới
về chất. Với các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc
trưng của từng loại nghề nghiệp, ngành nghề riêng như khoa
học kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, quân sự …
Theo nhà tâm lí học L.X. Vưgotski, trong nghiên cứu trí

tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, ông đã chỉ ra
rằng: “Sự sáng tạo không phải chỉ có nơi nó tạo ra những tác
phẩm lịch sử vĩ đại mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng,
phối hợp biến đổi tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ
bé đến đâu đi chăng nữa so với sự sáng tạo của các bậc thiên
tài”. Ông cũng đã khẳng định rằng một trong những vấn đề
quan trọng nhất của tâm lí học thiếu nhi và giáo dục học là vấn
đề sáng tạo ở thiếu nhi, sự phát triển các năng lực, tiềm năng
sáng tạo và ý nghĩa của công việc sáng tạo đó đối với sự phát
triển chung và trưởng thành của trẻ em”
Khi nghiên cứu về tính sáng tạo, tác giả Nguyễn Đức
Uy cho rằng: “Sáng tạo là sự đột khởi của sản phẩm thành
hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự

12


độc đáo của cá nhân và những tư liệu biến cố, nhân sự hay
những hoàn cảnh của đời người ấy”
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Huy Tú cũng chỉ ra rằng:
“Sáng tạo khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề.
Đây là một quá trình tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà
nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và tư duy
độc lập tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình
diện cá nhân hay xã hội.
Như vậy, trên cơ sở những quan điểm trên, có thể đưa
ra cách hiểu về sáng tạo như sau: “Sáng tạo là ý tưởng mới
phù hợp với thời đại, với không gian sinh ra nó và ý tưởng đó
mang lại giá trị nhất định đối với cá nhân hoặc xã hội”
Sáng tạo được biểu hiện ở ba thuộc tính cơ bản, đó là:

tính mới mẻ, tính độc lập và tính hiện thực.
Thứ nhất, tìm hiểu về tính mới mẻ của sáng tạo, tính
mới mẻ được thể hiện trong sản phẩm tư duy hay hành động
và tính mới mẻ có thể đối với cá nhân hay đối với xã hội. Mỗi
người khác nhau có cái nhìn về tính mới mẻ khác nhau, và
giữa người lớn và trẻ em cũng có sự khác nhau như thế. Đối
với người trưởng thành khi nói đến sáng tạo là nói đến tính
13


mới mẻ trên bình diện xã hội đó. Đối với trẻ em, cái mới đối
với bản thân đã là thể hiện tính sáng tạo, không phải nhất thiết
có ý nghĩa với toàn xã hội. Tuy sự sáng tạo của trẻ đều không
mang đến cái mới cho toàn xã hội nhưng hoạt động sáng tạo
này có ý nghĩa rất lớn bởi đó là cái nôi nuôi dưỡng, rèn luyện
nhân cách để sau này để trẻ có thể trở thành một con người
sáng tạo cho xã hội. Đối với trẻ mầm non, trẻ thể hiện tính
mới mẻ qua việc tạo ra một sản phẩm mới, khác với cái đã cho
ban đầu một cách có mục đích thì được gọi là sáng tạo.
Thứ hai, về tính độc lập được thể hiện trong sáng tạo
đó chính là tính độc lập trong tư duy và hành động. Nhằm phát
huy tính độc lập cho trẻ cần tạo điều kiện cho trẻ đứng trước
những tình huống, những vấn đề mà bắt buộc trẻ phải tìm cách
giải quyết, để từ đó sẽ giúp trẻ có được những băn hoăn, suy
nghĩ để đưa ra những ý tưởng mới, những phát kiến mới trên
cơ sở xuất phát từ việc tư duy độc lập. Trong quá trình giải
quyết vấn đề, nếu càng thử nghiệm độc lập và tìm ra những
phương pháp hoàn toàn mới mà hiện tại chưa có thì càng có
giá trị sáng tạo cao đối với trẻ.


14


Thứ ba, về tính hiện thực, tính hiện thực chính là thuộc
tính được bộc lộ trong gía trị của sản phẩm mới. Qúa trình
sáng tạo tạo ra sản phẩm có liên quan đến hiện thực. Bởi lẽ
sáng tạo bao giờ cũng nảy sinh từ những nhu cầu hiện thực
khách quan nhằm tạo ra cái mới, cái lạ, cái độc đáo có ích lợi
hơn phục vụ cho sự phát triển của con người và xã hội.
Sáng tạo và thông minh
Trước đây, người ta thường đồng nhất “thông minh”và
“sáng tạo”, một người thông minh thì sẽ sáng tạo và ngược lại
một người sáng tạo thì sẽ thông minh. Tuy nhiên, những
nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: “Thông minh” và “sáng
tạo” là hai phấm chất khác nhau của nhân cách, chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất.
Sự khác nhau giữa sáng tạo và thông minh
Sự khác biệt cơ bản giữa sáng tạo và thông mình đó là,
thông minh là năng lực chung hoặc khả năng của mỗi cá nhân,
trong khi đó sáng tạo lại thể hiện ở khả năng tư duy, những tư
duy khác nhau, sáng tạo là hướng đến những ý tưởng mang
tính mới lạ, là mới, là khác biệt, mang nét riêng của nó.

15


Thông minh chịu ảnh hưởng từ những hiểu biết của con
người về các khái niệm và có thể được cải thiện qua việc
nghiên cứu, tìm hiểu, lí luận cũng như quá trình học tập của
mỗi chúng ta. Thông minh được nuôi dưỡng, phát triển bắt

đầu từ lứa tuổi trẻ thơ, đây được xem là thời điểm quan trọng
và cũng chính là thời điểm tốt nhất cho sự phát triển trí thông
minh của trẻ. Không ai có thể sinh ra là đã thông minh rồi mà
nó cần được rèn luyện, trau dồi hằng ngày bằng việc học tập,
lao động, học hỏi, tiếp thu và củng cố kiến thức mỗi ngày. Trí
thông minh của trẻ là khác nhau, có một vài trẻ có thể không
thông minh như những trẻ khác, chúng có thể nắm bặt mọi thứ
không dễ dàng như những trẻ khác được. Nguyên nhân có thể
là do trẻ không cố gắng nắm bắt kiến thức hay không quan
tâm đến điều đó nhưng cũng có thể khả năng thông minh của
trẻ là ở một mức độ nhất định. Vì thế, rất khó để đo chính xác
được trí thông minh của một người.
Có nhiều loại trí thông minh khác nhau: trí tuệ ngôn ngữ,
trí tuệ logic, trí tuệ không gian, trí thông minh âm nhạc, trí
thông minh về cơ thể-thể chất, thông minh giữa các cá thể.

16


Sáng tạo chính là một hiện tượng mà người ta cố gắng
tạo ra một thứ mới hoặc có giá trị. Đó là khả năng gây ra, tồn
tại hoặc tạo ra một cái gì đó có giá trị chủ quan. Trong sáng
tạo, thông minh đóng một vai trò rất quan trọng. Người ta
không thể tạo ra bất cứ điều gì nếu như không được nhận thức
liên kết với trí thông minh.
Theo J.P. Guilford, "Sự sáng tạo liên quan đến sự suy
nghĩ khác nhau về các đặc điểm của sự trôi chảy, linh hoạt và
độc đáo của quá trình suy nghĩ. Nó có nghĩa là sự sáng tạo liên
quan đến quá trình tư duy dưới nhiều hình thức với sự độc đáo
và tính linh hoạt trong quá trình tư duy ".

Vì vậy, có thể thấy rằng sáng tạo và thông minh có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, góp phần hỗ trợ cho nhau. Thông
minh chắc chắn đóng một phần trong tư duy sáng tạo. Thông
minh thể hiện khả năng của bạn để thu thập kiến thức và sử
dụng nó một cách hiệu quả. Còn sáng tạo là khả năng vượt ra
khỏi khung thông minh và tận dụng các kết nối dường như
ngẫu nhiên của các khái niệm để nhằm đưa ra những ý tưởng
mới, độc đáo hơn, sáng tạo hơn, mang nét riêng, nét khác biệt.
-Khái niệm tính sáng tạo
17


Với cách hiểu như trên về tính sáng tạo, ta có thể thấy
mỗi con người có tính sáng tạo nhất định và nó có thể được cải
thiện thông qua giáo dục và tự giáo dục.
Về bản chất, tính sáng tạo là khả năng, là mức độ sáng
tạo
Hay nói cách khác, tính sáng tạo là khả năng tạo ra
những ý tưởng mới độc đáo,những ý tưởng mới phù hợp với
thời đại, với không gian sinh ra nó và ý tưởng đó mang lại giá
trị nhất định đối với cá nhân hoặc xã hội
-Đặc điểm tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuối
Khi bàn luận về vấn đề sáng tạo của một con người,
người ta thường đề cập đến cái mới, những suy nghĩ mới và có
sự khác biệt so với những đối tượng còn lại. Sự sáng tạo của
trẻ em với người lớn là khác nhau, sáng tạo của trẻ mang tính
chất tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, ý chí, tình cảm, đặc biệt là
tưởng tượng sáng tạo.
Cũng giống như những lứa tuổi khác, tính sáng tạo của
trẻ 5 - 6 tuổi phụ thuộc nhiều vào những thành tựu phát triển

tâm lí mà trẻ đã đạt được ở giai đoạn này như: ngôn ngữ của
18


trẻ ngày càng phát triển bằng việc trẻ đã sử dụng một cách
thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày,
vốn kinh nghiệm của trẻ ngày càng được mở rộng, trẻ có sự
phát triển về tư duy một cách rõ nét hơn, tính chủ định trong
các quá trình tâm lí ngày càng tăng, đồng thời nhận thức của
trẻ cũng phát triển hơn với quá trình nhận thức chuyển từ bình
diện bên ngoài vào bình diện bên trong… Đặc biệt, giai đoạn
cuối của độ tuổi này, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ phát
triển khá mạnh với sự hỗ trợ đắc lực của quá trình tri giác. Từ
những tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài, quá trình tri giác
các đồ vật, các sự vật, hiện tượng xung quanh góp phần cung
cấp vốn kinh nghiệm cho các hoạt động sáng tạo của trẻ.
Trong giai đoạn này, trí tưởng của trẻ sẽ được chuyển sang
những hoạt động mang tính sáng tạo như vẽ, nặn, trò chơi xây
dựng…Thông qua sản phẩm của những hoạt động này, người
ta có thể đánh giá được tính sáng tạo của mỗi trẻ.
Tuy nhiên, đối với trẻ 5 - 6 tuổi là đối tượng ở độ tuổi
nhỏ, ít có cơ hội tiếp xúc nhiều về môi trường về mọi thứ bên
ngoài, hay nói cách khác là tầm nhìn về thế giới của trẻ bị hạn
chế, sáng tạo của trẻ ở độ tuổi này không nhất thiết là phải tạo
ra những sản phẩm hoàn toàn mới, mang tính độc đáo, cũng
19


không nhất thiết là phải đem lại giá trị cho cá nhân hay toàn xã
hội. Trẻ chỉ cần có ý tưởng mới, tạo ra được sản phẩm mới

khác với cái đã cho ban đầu một cách có mục đích thì như vậy
trẻ đã được coi là có tính sáng tạo.

-Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của trẻ 5-6
tuổi
Về phía chủ quan
Sự phát triển của trẻ xuất phát từ chính bản thân cá
nhân của từng trẻ, tuỳ theo từng mức độ tích cực có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển tính sáng tạo của mỗi trẻ.
Tính sáng tạo của trẻ có thể được phát triển thông qua
việc trẻ tìm hiểu, tiếp xúc với các vật xung quanh, tiếp xúc với
môi trường xung quanh trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tự tìm
kiếm, khám phá những tri thức mới, trẻ học thông qua các
hoạt động học tập và vui chơi, thông qua cuộc sống hàng ngày
và người lớn không nên cung cấp tri thức trực tiếp cho trẻ mà
nên tạo cơ hội để trẻ mình tự tìm kiếm, khám phá những tri
20


thức đó. Bên cạnh đó, tính sáng tạo của mỗi trẻ cũng xuất phát
từ khả năng tưởng tượng của trẻ.
Mỗi trẻ có một mức độ, khả năng sáng tạo khác nhau,
trong đề tài này, tính sáng tạo của trẻ được đánh giá dựa trên
các tiêu chí của trắc nghiệm TSD - Z của Klaus K.Urban.
Về phía khách quan
Môi trường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến
sự phát triển tính sáng tạo của trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng môi
trường có thể ảnh hưởng đến tiềm năng của trẻ theo hai hướng
hoặc là kích thích hoặc là hạn chế nỗ lực sáng tạo của trẻ trong
quá trình học tập.

Thứ nhất, đó là môi trường xã hội, bầu không khí lớp
học, mối quan hệ giữa cô và trẻ giữa giáo viên và phụ huynh
và sự tương tác của họ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ
chức hoạt động học và phát triển tính sáng tạo cho trẻ. Giáo
viên đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tính sáng
tạo của trẻ. Thông qua các hoạt động vui chơi hay học tập, các
hoạt động tạo hình, giáo viên khuyên khích trẻ sáng tạo trong
các giờ vẽ, hay sáng tác các lời kể của câu chuyện cũng góp
phần vào sự phát triển tính sáng tạo của trẻ.
21


Những bài tâp, những biện pháp của giáo viên đưa ra sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển tính sáng tạo của trẻ. Giáo viên có
thể đưa ra những học liệu cao hơn so với mức độ phát triển
của trẻ, tuy nhiên, nó sẽ không được đặt áp lực lên quá trình
phát triển của trẻ mà phải trợ giúp, hỗ trợ cho trẻ để quá trình
này tiến lên phía trước. Theo đó, trẻ sẽ tìm cách để đưa ra
những ý tưởng, những sáng kiến phù hợp với nhu cầu hay mức
độ mà giáo viên đã đưa ra. Đó là cơ sở cho sự phát triển tính
sáng tạo của trẻ. Vì vậy, môi trường đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển nhân cách trẻ em, đó chính là nơi ươm
mầm những hạt giống sáng tạo. Mặc dù môi trường là yếu tố
bên ngoài nhưng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển tính sáng tạo, nó tác động mạnh mẽ đến sự sáng
tạo của trẻ, sống trong môi trường nghèo nàn, đơn điệu sẽ kìm
hãm sự phát triển tính sáng tạo của trẻ.
Thứ hai, đó là gia đình, gia đình là môi trường xã hội đầu
tiên nên nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển năng lực nói
chung và năng lực sáng tạo nói riêng của mỗi trẻ. Nhiều công

trình nghiên cứu chỉ ra rằng, một gia đình đầm ấm, hạnh phúc
là điều kiện thuận lợi giúp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Việc gia đình khuyến khích trẻ tự tham gia vào các hoạt động
22


thường ngày một cách chủ động và không gò ép trẻ sẽ đóng
góp một phần vào sự phát triển tính sáng tạo của trẻ.
-Giới thiệu bộ trắc nghiệm sáng tạo - TSD- Z của
Klaus K.Urban
Chúng tôi sử dụng bộ trắc nghiệm TSD - Z (Test
Schoepferisches Denken - Zeichnerisch) của Klaus K.Urban
(người Đức) do PGS. TS. Nguyễn Huy Tú đã Việt hoá năm
2000 để nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi.
-Khái quát chung về bộ trắc nghiệm sáng tạo - TSD - Z
của Klaus K.Urban


Khái niệm

Trắc nghiệm tư duy sáng tạo - vẽ hình TSD - Z được hiểu
là một công cụ kiểm tra ban đầu (Screening Instrument) có thể
đưa ra sự đánh giá ban đầu về tiềm năng sáng tạo của một
người.


Cấu trúc

23



Trắc nghiệm gồm có hai dạng A và B, trong đó trên mỗi
bản trắc nghiệm dạng A và dạng B đã cho trước 6 họa tiết như
sau:
-

Nửa đường tròn

-

Điểm

-

Góc vuông lớn

-

Đường cong uốn lượn

-

Đường gạch gạch

-

Chữ U nằm ở ngoài khung chữ nhật




Vai trò
Giá trị tổng hợp của bộ trắc nghiệm này cung cấp cho

ta sự đánh giá quan trọng về tiềm năng sáng tạo: giá trị so
sánh có thể lấy ra được từ các bảng chuẩn phản ánh các kết
quả của nhiều lô nghiệm thể loại khác nhau. Bên cạnh sự phân
loại ban đầu, trắc nghiệm cũng cung cấp cho ta giá trị hạng
bách phân và giá trị trắc nghiệm
Bộ trắc nghiệm vừa phục vụ việc nhận dạng những năng
lực sáng tạo đặc biệt vừa để nhận ra những cá thể cần được hỗ
24


trợ do có năng lực sáng tạo phát triển ở dưới mức trung bình.
Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những cá thể mà người
ta không đoán định được năng lực sáng tạo của họ là cao hay
thấp, ví dụ nhận dạng năng lực làm việc, học tập của họ.
Bộ trắc nghiệm TSD - Z chú trọng đo cả những thuộc
tính về chất của năng lực sáng tạo ở con người.


Đối tượng
TSD - Z có hai dạng A và B, nó có thể tiến hành trên

từng cá thể hoặc trên nhóm những cá nhân từ 4 tuổi đến 95
tuổi.


Phạm vi sử dụng


1)

TSD - Z có thể sử dụng ở trường học bắt đầu ở bậc

mầm non từ độ tuổi 4 tuổi trở lên. Qua bộ trắc nghiệm này,
giáo viên có thể đưa ra được những kết luận, bổ sung và sửa
chữa những trường hợp đã được thực hành trắc nghiệm. Trên
cơ sở đó, có thể lựa chọn những biện pháp hỗ trợ cho nhóm
hoặc cá thể, vừa có thể hỗ trợ cho nhóm học sinh có hạn chế
về năng lực sáng tạo cũng như phát huy hơn nữa những tiềm
năng sáng tạo ở những trẻ có năng lực sáng tạo đặc biệt.
25


×