Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TỔNG ôn tập NGỮ văn 10 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 33 trang )

BÀI GIẢNG: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

I.Tiểu dẫn
1.Tác giả
a. Cuộc đời
- Sống khoảng thế kỉ XVI
- Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha từng đỗ Tiến sĩ dưới triều Lê Thánh Tông.
- Là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-> Đỗ Hương
-> ra làm quan một thời gian ngắn
-> Từ quan
-> Về ở ẩn ở Thanh Hóa, lấy cớ là phụng dưỡng mẹ già.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Để lại tập truyện “Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn về những chuyện kì lạ lưu truyền trong dân gian)
2. Tác phẩm
* Thể loại “truyền kì”:
- Truyền kì là thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
- Đặc trưng:
+ Thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. -> tạo nên sức hấp dẫn
đặc biệt của thể loại này.
+ Đằng sau những yếu tố kì lạ, hoang đường, những chi tiết phi hiện thực là cốt lõi của hiện thực và quan niệm,
thái độ của tác giả.
* Xuất xứ: nằm trong tập “Truyền kì mạn lục”
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Gồm 20 truyện ngắn – nửa đầu thế kỉ XVI


- Nội dung:
+ Vạch trần, phê phán những tệ trạng của xa xã hội phong kiến đương thời.
+ Sự đồng cảm, thương xót với số phận bi thảm của con người nhỏ bé trong xã hội, trước những bi kịch tình yêu
mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức, nhân đạo, thủy
chung và khẳng định quan niệm sống lánh đục về trong của lớp trí thức ẩn dật đương thời, trong đó có tác giả.
- Nghệ thuật: mẫu mực của thể loại truyền kì
Tuy tác giả chỉ khiêm tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu
truyền trong dân gian nhưng có sự gia công, gọt giũa, sáng tạo của tác giả.
* Bố cục:
- Phần 1: từ đầu đến “…. chàng vẫn vung tay không cần gì cả”: Ngô Tử Văn đốt đền tên tướng giặc họ Thôi.
- Phần 2: tiếp theo đến “…. thầy cũng khó lòng thoát nạn”: Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn với tên tướng giặc
họ Thôi và với vị Thổ công.
- Phần 3: tiếp theo đến “…Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành
ra như cám vậy”: Cuộc đấu tranh giành công lí của Tử Văn ở âm cung.
- Phần 4: còn lại: Ngô Tử Văn được giữ chức phán sự đền Tản Viên.
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Sự xuất hiện gián tiếp của nhân vật
Ở phần mở đầu của câu chuyện:
- Qua lời giới thiệu của tác giả: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được…”
- Qua lời nhận xét của những người cùng thời: “…vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”
->Tạo ấn tượng về nhân vật.
b. Sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật
- Nhân vật xuất hiện trực tiếp qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, giống như minh chứng cho những lời giới thiệu,
nhận xét ở trên.
* Sự kiện 1: Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi
- Sự kiện: Vào cuối đời nhà Hồ, có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi của giặc Minh – Bách hộ là chức quan võ
chỉ huy 100 quân. Tên giặc này tử trận gần đền miếu của vị thổ công nước Việt -> cướp đền của Thổ công ->
tác oai tác quái trong nhân dân. -> Ngô Tử Văn đốt đền, tiêu trừ hiểm họa cho nhân giặc.

=> Đánh giá về nhân vật Tử Văn:
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Đây là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can ngăn, lo sự cho Tử
Văn thì chàng là người trong cuộc lại “vung tay không cần gì cả”. Vì đây là việc nghĩa nên không thể không
làm.
+ Đây không phải là biểu hiện của sự hung hăng, liều lĩnh nhất thời vì Tử Văn có sự chuẩn bị: tắm rửa sạch sẽ,
khấn trời rồi mới thực hiện châm lửa đốt đền.
=> Tử Văn tin tưởng vào hành động của mình là chính nghĩa.
=> Chính hành động khấn trời của chàng nói lên mong muốn nhận được sự phù trợ của thần linh.
+ Đây không phải là hành động đả phá, bài trừ mê tính dị đoan mà chỉ là muốn hủy diệt nơi nương tựa của hồn
ma tên tướng giặc.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I.Tiểu dẫn
II. Tìm hiểu tác phẩm
1.Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Sự xuất hiện gián tiếp của nhân vật
b. Sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật
* Hành động đốt đền
* Cuộc gặp gỡ với tên hung thần
- Sự kiện: Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn lên cơn sốt nóng, sốt rét -> gặp hồn ma tên tướng giặc giả danh tên cư
sĩ tìm đến.

->+ dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không
biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ
tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện” ->buộc tội theo nguyên lí của đạo nho thì Tử Văn là người có tội.
->+ lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa: “biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy
đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”
-> đe dọa nếu không dựng lạo đền sẽ chết như Cố Thiệu
-> Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên
-> Tử Văn rất dũng cảm, tự tin.
=> Đánh giá về Tử Văn:
+ Thái độ ung dung, thản nhiên, coi thường lời buộc tội và đe dọa của Tử Văn không phải là bất cần, liều lĩnh
mà là thái độ tự tin của người nắm trong tay sức mạnh của chính nghĩa.
+ Câu hỏi trước vị thổ thần “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là
biểu hiện của sự hoang mang, sợ hãi mà là sự mưu trí, muốn biết rõ về kẻ thù là cơ sở để có thể giành chiến
thắng.
*Bị đưa xuống cõi âm

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Sự kiện: Tử Văn nhất quyết không dựng lại đền cho hồn ma tên tướng giặc -> đến đêm bệnh càng ngày càng
nặng thêm, thấy có hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía Đông, giải qua cõi âm có gió
tanh sóng ấm, hơi lạnh thấu xương, có đến mấy vạn quỷ dạ xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác. -> Tử
Văn kêu to đòi xử công bằng
+ Diêm Vương tưởng Tử Văn có tội đã dùng uy lực của kẻ bề trên để quát mắng, đe dọa, buộc tội Tử Văn
+ Tử Văn vẫn rất cứng cỏi tâu trình, kể lại đầu đuôi sự việc, lời rất cửng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào
-> Diêm Vương cho đi chứng thực lời Tử Văn nói và xử án công bằng.
 Đánh giá về Tử Văn:
+ Tử Văn sở dĩ có thể cứng cỏi, bình tĩnh và can đảm như vậy là nhờ sự tiếp sức của vị thổ thần đất Việt. “Rễ
ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần
quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả.”

->Đây chỉ là yếu tố thứ yếu vì chính vị Thổ thần đã phải nương tựa ở đền Tản Viên, ẩn nhẫn ngồi xó một nơi đã
nhiều năm.
+ Thái độ đó có được chủ yếu là do sự dũng cảm trong bản tính của Tử Văn.
+ Thái độ đó có được xuất phát từ khát vọng muốn thực thi công lí, biến thành quyết tâm sắt đá để vạch mặt tên
hung thần.

c. Chiến thắng cuối cùng
- Diệt trừ tận gốc cái ác, mang lại an lành cho nhân dân
+ Cái ác: các phán quan hoặc bị lấp tai che mắt, hoặc ăn của đút lót… bị Diêm Vương mắng mỏ, kết tội.
“Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà
không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời
nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao hết được”
+ Tên hung thần họ Thôi bị đày xuống ngục Cửu U.
Theo quan niệm xưa, ngục Cửu U ở dưới tầng đất sâu nhất (tầng thứ chín), tối tăm nhất, dùng để giam giữ
những kẻ khi sống gây nhiều tội ác.
->Hình phạt nặng nề nhất cho tội ác ghê gớm nhất.
=> Niềm tin vào chính nghĩa nhất định thắng gian tà, gieo gió nhất định phải gặt bão.
- Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo
+ Hồn ma tên Bách hộ họ Thôi



Khi còn sống là tên tướng giặc cướp nước
Khi chết: hồn ma xâm chiếm đền miếu, tác oai tác quái, gây nhũng nhiễu cho nhân dân.

+ Khôi phục lại danh vị cho vị Thổ thần nước Việt.
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


=>Tác giả tiếp tục thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc:

- Bản thân Tử Văn được đền bù xứng đáng
+ Đươc Diêm Vương sai lính đưa trở về cõi dương thế
+ Xét Tử Văn có công trừ hại -> được chia một nửa xôi lợn do dân cũng tế với vị Thổ thần.
+ Được vị Thổ thần tiến cứ giữ chức phán sự đền Tản Viên
->khẳng định đạo lí ở hiền gặp lành
-> khơi gợi niềm tin với người đọc.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN - TIẾT 3
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I.Tiểu dẫn
II. Tìm hiểu tác phẩm
1.Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Sự xuất hiện gián tiếp của nhân vật
b. Sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật
2. Bức tranh hiện thực và tiếng nói phê phán
a. Bức tranh hiện thực
- Bối cảnh câu chuyện
+ Lai lịch của hung thần: cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang cướp nước
-> Có tên bộ tướng của Mộc Thạnh – Bách hộ họ Thôi
-> Thời điểm của câu chuyện: thời kì giặc Minh sang xâm lược nước ta (1407 – 1427)
+ Tử Văn nhận chức phán sự: có người quen nhìn thấy Tử Văn vào năm Giáp Ngọ (1417)
-> Bối cảnh: đầu thế kỉ XV
- Thời điểm viết tác phẩm: Nguyễn Dữ viết tác phẩm vào nửa đầu thế kỉ XVI
+ Xã hội phong kiến bắt đầu đi vào suy thoái
+ Nội chiến Lê – Mạc

-> Xã hội rối ren, bất ổn, chứa đựng rất nhiều bất công, ngang trái.
-> Chính tác giả phải cáo quan về ở ẩn
-> Thể hiện thái độ bất hợp tác với xã hội đương thời.
=> Mượn bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất tác giả muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang
sống – đầu thế kỉ XVI với đầy những bất công ngang trái:
+ Kẻ ác thì lộng hành, sung sướng; người ở hiền, lương thiện lại phải chịu oan khuất.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!





Kẻ ác: tên hung thần đã cướp đền miếu, giả mạo tên họ của vị Thổ thần nước Việt -> được hưởng tất cả
quyền lợi của vị Thổ thần; hưng yêu tác quái trong dân gian -> đẩy dân vào tình cảnh khốn khổ
Người lương thiện: vị Thổ thần làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lý Nam Đế, chết vì việc cần
vương, giúp dân đã hơn nghìn năm nay, nhưng bị đánh đuổi nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã
vài năm.
Tử Văn chính vì cương trực thẳng thắn, thấy sự tà gian không thể để yên nên đã bị đẩy xuống âm phủ.
“Tội sao ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm”

+ Thánh thần ăn của đút để bênh vực cho kẻ ác: Đền miếu đều tham của đút, bênh vực cho hung thần -> rễ ác
mọc lan.
 Vị Thổ thần phải ẩn nhẫn, ngồi xó một nơi.
+ Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí bị lấp tai, che mắt.
Khi Tử Văn xuất hiện thì lập tức bị kết tội, thể hiện qua lời nhận xét hồ đồ của Diêm Vương “Kẻ kia là một cư
sĩ, trung thần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công
khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”
+ Dối trá, cạm bẫy
b. Tiếng nói phê phán
- Hồn ma tên tướng giặc bại trận: tham am, quỷ quyệt, hung ác

+ Khi sống, là tướng giặc cướp nước.
+ Khi chết, hồn ma vất vưởng ở nước Nam vẫn không từ bỏ giã tâm xâm lược, đã chiếm đền miếu, giả danh
lương thần nước Việt.
+ Khi Tử Văn châm lửa đốt đền đã tìm đến, dùng nguyên lí đạo nho để kết tội, dùng oai linh thánh thần để hăm
dọa.
->Kiện ở âm phủ, đẩy Tử Văn vào cõi chết – tội sâu ác nặng.
+ Khi xuống dưới âm phủ, trước Diêm Vương đã buộc tội Tử Văn: “Ấy là trước Vương phủ mà hắn còn ghê
gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tác. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà
không dám cho một mồi lửa”.
-> Sau đó xoa dịu khi Tử Văn đưa ra lí lẽ và chứng cứ.
=> Tên hung thần bị kết tội, đày cuống ngục Cửu U.
- Thánh thần ở cõi âm:
+ Tham lam, bao che cho cái ác hoành hành: những thánh thần ở các đèn miếu gần quanh đền của vị Thổ thần
+ Người nắm giữ cán cân công lí làm việc quan liêu, không biết sự thực, bị lấp tai che mắt.
-> Đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng.
-> Bài học cho những người nắm chức quyền trong tay
III. Tổng kết
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


1.Giá trị nội dung
- Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn –
một trí thức nước Việt.
- Thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

2. Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng kết hợp yếu tố kì và yếu tố thực
+ Yếu tố kì ảo -> tăng sức hấp dẫn
+ Yếu tố thực -> tăng sức thuyết phục cho các sự kiện và nhân vật được kể.
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính

-> tạo sức lôi cuốn.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT_TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: TIẾNG VIỆT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

I.Sử dụng đúng theo các chuẩn mực tiếng Việt
1.Về ngữ âm và chữ viết
*Tìm hiểu ví dụ:
a._Không giặt quần áo ở đây (sai từ giặc, phát âm sai).
_Khi sân trường khô ráo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi (sai từ dáo, phát âm sai, viết sai).
_Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đổi cho tôi. (sai từ lẽ, đỗi – sai dấu thanh)
b.Sự khác biệt giữa ngôn ngữ địa phương với ngôn ngữ toàn dân.
_Nhưng mà – dưng mờ
_Bảo – bẩu
=>_Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt.
_Câu viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết chung.
2.Về từ ngữ
*Tìm hiểu ví dụ:
a. _từ dùng sai “chót lọt”, đúng ra “trót lọt”.
trong hoàn cảnh này đã sử lại thành “chót”.
->sai trong cách dung từ.
_Từ dùng sai “truyền tụng”
->nhầm lẫn từ Hán _Việt gần âm, gần nghĩa.
->sửa thành “truyền thụ”, “truyền đạt”.
_chết các bệnh truyền nhiễm.

->sai kết hợp từ.
->sửa “chết vì các bệnh truyền nhiễm”.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


_Những bệnh nhân… được pha chế.
->dùng sai kết hợp từ.
b._yếu điểm: điểm quan trọng.
->điểm yếu (điểm hạn chế).
_linh động:
->sửa “sinh động”.
=>Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng
Việt.
3.Về ngữ pháp
*Tìm hiểu ví dụ
a._Câu 1 sai vì không phân định rõ thành phần chủ ngữ và trạng ngữ.
Có 3 cách sửa:
Cách 1: Bỏ từ “qua”.
Cách 2: Bỏ từ “của” thêm dấu phẩy, câu vừa có trạng ngữ vừa có chủ ngữ.
Cách 3: Bỏ từ “đã cho”
_Câu 2 sai vì chưa đầy đủ thành phần chủ vị vì nó mới chỉ là một cụm danh từ.
Có 2 cách sửa: thêm vào chủ ngữ hoặc thêm vào vị ngữ.
b._Câu 1 sai vì không phân định được các thành phần câu.
_Câu 2,3,4 là câu đúng.
c._Đoạn văn thiếu sự liên kết logic, mạch lạc giữa các câu.
Có thể sửa như sau:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa
thuận và hạnh phúc cùng với cha mẹ. Họ cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài
sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn còn Vân có nét đẹp đoan trang,
thùy mị. Về tài năng, Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

=>Từ những ví dụ trên, ta thấy:
_Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp.
_Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4.Về phong cách ngôn ngữ.
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


*Tìm hiểu ví dụ:
a._Hoàng hôn vốn thuộc văn bản phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lại được dung trong văn bản mang phong
cách ngôn ngữ hành chính.
Sửa lại: buổi chiều.
_Hết sức là thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lại được dùng trong bài văn nghị luận.
Sửa lại: rất, vô cùng.
b._Các từ ngữ được sử dụng thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
+Từ xưng hô, gọi: Cụ - con.
+Dùng thành ngữ dân gian: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi.
+Dùng từ hô gọi: bẩm cụ.
+Dùng từ ngữ đưa đẩy: bẩm có thế, quả đi ở tù
+Từ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra thích đi ở tù, bẩm con có nói gian, về làng về nước, chả làm gì nên ăn.
_Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng cho một lá đơn đề nghị mặc dù cùng một mục đích đề đạt
nhưng trong đoạn văn, ngôn ngữ của Chí Phèo là ngôn ngữ sinh hoạt còn một lá đơn thuộc phong cách ngôn
ngữ hành chính.
=>Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: TIẾNG VIỆT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I.Sử dụng đúng theo các chuẩn mực tiếng Việt
II.Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
1.Tìm hiểu ví dụ
Bài tập 1:
_Đứng – quỳ: +không dùng để chỉ tư thế của thân thể.
+dùng theo nghĩa chuyển (nghĩa ẩn dụ) để chỉ phẩm giá và nhân cách của con người.
+Đứng: chỉ chết một cách hiên ngang, khí phách, kiêu dung, bất khuất.
+Quỳ: thảm hại, quỵ lụy, hèn yếu.
 Đứng – quỳ mang tính hình tượng và giá trị biểu cảm cao.
 Hiệu quả tác động cũng cao.
Bài tập 2:
_Cái nôi xanh – hình ảnh ẩn dụ: gợi ra hình ảnh cây cối xanh tươi bao bọc, che chở, gợi cảm giác an toàn và
bình yên.
_Máy điều hòa khí hậu – hình ảnh so sánh: gợi ra cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, gợi cảm
giác dễ chịu cho con người.
 Mang tính hình tượng, giá trị biểu cảm, xúc cảm thẩm mĩ.
 Giúp người đọc hình dung ra lợi ích của cây xanh một cách hiệu quả hơn.
Bài tập 3:
_Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.
_Phép đối: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm.
_Nhịp điệu: mạnh mẽ, khỏe khoắn, dứt khoát.
 Tạo âm hưởng hào hùng, vang dội.
 Tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe.

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


*Khi nói và viết, cần sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và
quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

VD: _Trong thơ Hồ Xuân Hương:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Hồ Xuân Hương vận dụng đảo ngữ liên tiếp trong nhiều câu, tiêu biểu câu “Trơ cái hồng nhan với nước
non”. Đảo động từ “trơ” nhấn mạnh trạng thái của Hồ Xuân Hương nhấn mạnh sự đối lập giữa cái hồng nhan
với nước non, giữa cá nhân với xã hội rộng lớn chứa đầy bất công, ngang trái đồng thời nhấn mạnh tâm thế đối
mặt với cái ngang trái ấy của người phụ nữ. “Trơ” ở đây vừa là “trơ trọi” mà còn là “trơ lì”, bền gan – bản lĩnh
của Hồ Xuân Hương
Đảo ngữ ở hai câu luận: nhấn mạnh vào 2 sinh thể rêu và đá. Đặc biệt đảo ngữ nhấn mạnh vào 2 cụm từ
“xiên ngang”, “đâm toạc” – thể hiện thái độ không cam chịu, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc.Ví dụ như trong
_Trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh, hình ảnh lò than rực hồng, chữ “hồng” làm cân chỉnh 27 chữ còn lại, 27
chữ kia nói về bóng tối còn chữ cuối cùng nói về ánh sáng, gợi ra hướng vận động của tứ thơ là đi từ bóng tối ra
ánh sáng, từ cô đơn đến sum vầy, từ lạnh lẽo đến ấm áp – nhân sinh quan lạc quan của Hồ Chí Minh.
III.Luyện tập
Bài tập 1:
Các từ đúng: bang hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ,
chặt chẽ.
Bài tập 2:
_hạng người: phân biệt người theo phẩm chất tốt/xấu, mang nét nghĩa tiêu cực.
->lớp: phân biệt người theo tuổi tác, theo thế hệ.
_phải: bắt buộc, cưỡng bức.
->sẽ: mang màu sắc khách quan, trung tính, phù hợp với nội dung hơn.
Bài tập 3:
Đoạn văn trên không lo gic: câu đầu tiên nói về tình cảm nam nữ, những câu sau chuyển sang nói về tình cảm
khác mà nó không có sự kết nối.
Đại từ thay thế “họ” không rõ thay thế cho ai.
Dùng từ chưa phù hợp với phong cách: yêu người làng, người nước.
Sửa lại:
Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ nhiều hơn cả nhưng cũng có không ít những bài thể
hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm, yêu nơi chon nhau cắt


2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng
nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
Bài tập 4:
_Tính chuẩn mực: Câu văn được tổ chức mạnh lạc theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
+Chủ ngữ: chị Sứ
+Vị ngữ: yêu
+Bổ ngữ: biết bao nhiêu cái chốn này
+Phụ chú: nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
_Tính nghệ thuật cao: cách sử dụng quán ngữ tình thái: biết bao nhiêu ->tình cảm tha thiết, dạt dào; từ ngữ miêu
tả âm thanh: oa oa ->âm thanh cụ thể, hình ảnh ẩn dụ: nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
->câu văn mang sức biểu cảm cao, mang đến xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc.
Bài tập 5:
Tự xem lại bài với những kiến thức đã học.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I.Tiểu dẫn
1. Tác giả
SGK viết về tác giả La Quán Trung nhưng thực ra La Quán Trung không phải người duy nhất viết nên tiểu
thuyết này. Trước La Quán Trung, từ thời Đường đã lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống, có
khá nhiều sáng tác truyền miệng về câu chuyện này. Đến đời Nguyên có khoảng 30 vở kịch nói về chuyện này
và đều có tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, “tôn Lưu biếm Tào”, tức là ủng hộ Lưu Bị, bài xích Tào Tháo -> thể

hiện mong muốn có một triều đình liêm chính, có một vị quan anh minh mang hạnh phúc đến cho muôn nhà;
lên án những người như Tào Tháo, mang tư tưởng “giãi thây trăm họ nên công một người”, phản đối tình trạng
phân tranh, cát cứ.
Cuối đời Nguyên – đầu đời Minh, La Nguyên Trung dựa trên những tư liệu lịch sử, những câu chuyện sáng
tác trước đó, vẫn dựa trên tư tưởng “tôn Lưu biếm Tào” viết nên bộ “Tam quốc diễn nghĩa” gồm 240 hồi -> tác
giả có công lớn trong việc tập hợp những tài liệu sử sách và câu chuyện để viết nên tác phẩm hoàn chỉnh.
Đến đời Minh, hai cha con Mao Luân và Mao Tôn Cương, trên cơ sở bộ tiểu thuyết 240 hồi của La Quán
Trung đã chỉnh lí, chỉ còn 120 hồi. Bản dịch hiện hành là bản dịch dựa trên nguyên tác của hai cha con. Tuy
nhiên, chúng ta tôn trọng công sức của người quan trọng nhất, có công nhất là La Quán Trung.
-1330 – 1400?: chỉ biết sinh cuối đời Nguyên, mất đầu đời Minh.
- Quê quán: Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc.
- Con người tính tình cô độc, lẻ loi, rất thích ngao du, đi đây đi đó. Chính vì đi rất nhiều nơi nên ông chứng kiến
và am hiểu sâu sắc tình hình chính trị của xã hội đương thời.
Tương truyền La Quán Trung từng ôm giấc mộng chính trị lớn lao, từng là mạc khách của nhân vật có tên
Trương Sĩ Hành. Trương Sĩ Hành là người từng nổi dậy lật đổ nhà Nguyên. Sau đó đã bị nhà Minh đánh bại.
Khi nhà Minh lên ngôi, giấc mộng chính trị không thành -> dồn hết tâm sức vào viết những cuốn dã sử, sưu tầm
những câu chuyện viết thành những tiểu thuyết. Chính giấc mộng không thành ấy đã được tác giả dồn vào
những hình tượng nhân vật của mình, trở thành những nhân vật bất hủ.
2. Tác phẩm
- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644)
- Nội dung: kể chuyện một nước chia ba (cát cứ phân tranh) trong gần trăm năm của nước Trung Quốc thời cổ
thời kì thế kỉ II – thế kỉ III
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Câu chuyện bắt đầu từ năm 184 (cuối đời Đông Hán), vua mu nguội, đẩy nhân dân vào tình cảnh điêu linh,
khốn khổ, cơ cực -> có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân của ba
anh em Trương Dốc, Trương Dác và Trương Lương. Cuộc khởi nghĩa này có đến hàng trăm vạn quân đi theo
ủng hộ, có sức mạnh rất lớn khiến chính quyền trung ương trở nên bất lực.
+ Có những thế lực nổi lên với tư tưởng dẹp giặc khởi nghĩa

->Từ đây nồi lên ba thế lực: thế lực của Tào Tháo, thế lực của Vương Quyền, thế lực của Lưu Bị




Thế lực do Tào Tháo cầm đầu trấn giữ ở phái bắc từ Trường Giang trở lên nên gọi là Bắc Ngụy.
Thế lực do Lưu Bị cầm đầu trấn giữ từ phía tây nam nên gọi là Tây Thục.
Thế lực do Tôn Quyền cầm đầu trấn giữ phía đông nam nên gọi là Đông Ngô.

=>Thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô. Kết thúc năm 280, khi nhà Tấn lên ngôi.
- Giá trị nội dung:
+ Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến
tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh.
+ Thể hiện mong muốn của nhân dân: hòa bình, ổn định, thống nhất, gửi gắm vào hình ảnh triều đình có ông
vua biết thương dân, có văn võ bá quan biết thực hiện đường lối nhân chính; ông vua ấy chính là Lưu Bị, triều
đình ấy chính là nhà Thục. Hệ thống văn võ bá quan ấy là Khổng Minh tượng trưng cho chữ “trí”; năm tướng
giỏi “ngũ hổ tướng” là Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung tượng trưng cho chữ
“dũng”.
3. Đoạn trích
- Vị trí: thuộc hồi 28
- Tóm tắt diễn biến dẫn tới đoạn trích:
Ba anh em Lưu Bị, Trương Phi, Quan Vân Trường đang náu mình dưới trướng Tào Tháo nhưng khi nhận ra
bản chất gian hùng của Tào Tháo, họ đã tìm cách bỏ đi. Tào Tháo cho quân đuổi theo. Trước hết là đánh Lưu
Bị, Lưu Bị thua, chạy sang nhờ Viên Thiệu. Quan Công giữ được thành nhưng bị nội phản nên phải bỏ chạy ->
bị vây bắt. Trong quá trình vây bắt như vậy, Tào Tháo dụ Quan Công hàng những Quan Công thể hiện rõ tư
tưởng thà chết chứ không hàng. Khi đó, tướng của Tào Tháo là Trương Liêu đã nói: nếu Quan Công chết thì sẽ
phạm ba tội: Thứ nhất, thề sống chết Lưu Bị mà nay tự tiện chết, như vậy là tội thất tín. Thứ hai, Lưu Bị giao vợ
con để bảo vệ mà nay chọn cái chết để bỏ lại vợ con Lưu Bị là thất nghĩa. Thứ ba, chết trong tình thế bị bao vây,
sự nghiệp dang dở là chết như một kẻ vũ phu, thế là tội thất trí.
->Quan Công nghe ra, chấp nhận hàng nhưng cũng có ba điều kiện. Thứ nhất, Quan Công hàng Hán chứ không

hàng Tào bởi Tào Tháo đang giữ vua Hán trong tay mình. Thứ hai, khi Quan Công hàng, Tào Tháo phải trọng
đãi vợ con Lưu Bị. Thứ ba, chỉ cần nghe tin Lưu Bị ở đâu, lập tức Tào Tháo phải để cho Quan Công ra đi ngay
lập tức để tìm anh mình.
-> Tào Tháo đồng tình ngay lập tức đồng ý với mong muốn đưa Quan Công về sẽ dần dần mua chuộc được.
Quả thật, Tào Tháo đã rất trọng đãi Quan Công, ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, tặng quần áo đẹp
nhưng Quan Công mặc áo gấm của Tào Tháo bên trong, mặc áo cũ của Lưu Bị bên ngoài; khi Tào Tháo tặng
cho mười cô gái đẹp, Quan Công mang hết làm người hầu cho vợ con Lưu Bị. Chỉ đến khi tặng cho ngựa xích
thố mới vui vẻ nhận lời vì nhờ ngựa xích thố có thể lên đường ngay đi tìm anh khi biết tin anh. Khi nghe tin
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Lưu Bị ở bên Viên Thiệu, Quan Công lập tức đi tìm nhưng khi gặp Tào Tháo để chia tay thì đều không được
gặp. Vì không có lệnh của Tào Tháo nên Quan Công khi qua 5 cửa đã chém 6 tướng của Tào Tháo. Đến Cổ
Thành thì có câu chuyện như trong đoạn trích.
- Bố cục:
+ Phần 1: Giới thiệu nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh
+ Phần 2: Mâu thuẫn nảy sinh
+ Phần 3: Mâu thuẫn phát triển
+ Phần 4: Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm
+ Phần 5: Mâu thuẫn được giải quyết
II. Tìm hiểu đoạn trích
1.Nhân vật Trƣơng Phi
- Tính cách: bộc trực, thẳng thắn, không dối trá, úp mở, mập mờ
- Thể hiện qua lập trường về trung thần rất rõ ràng và rạch ròi: thể hiện qua câu nói với hai chị dâu, cũng là nói
với Quan Công “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”.
- Từ đó dẫn đến những lập luận, suy xét về sự xuất hiện của Quan Công:
+ Quan Công xuất hiện sau khi đã bội nghĩa, bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước
+ Đến đây để đánh lừa Trương Phi, chiếm Cổ Thành của Trương Phi nên mới mang theo quân mã.
->Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công:
+ Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp tao nữa. -> bội nghĩa

+ Mày đã bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu sống chết với mày
-> kẻ bất trung.
+ Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó. -> Bất nhân.
=>Những buộc tội này cũng đều xuất phát từ tính cách của Trương Phi và những tính cách cần có của trung
thần.
- Từ đó dẫn đến sự phản ứng quyết liệt của Trương Phi trước Quan Công:
+ Khi Tôn Càn báo tin Quang Công mời Trương Phi ra đón, Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo
giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, lập tức đi tắt ra cửa bắc”.
->Tâm thế chuẩn bị sẵn sàng giao chiến.
+ Khi vừa nhìn thấy Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, chạy
lại đâm Quan Công.”
+ Khi Quan Công hỏi lí do “Trương Phi hất hàm quát, xưng hô mày tao”, buộc tội Quan Công.

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Quan Công, hai chị dâu, Tôn Càn thanh minh
->Trương Phi gạt bỏ tất cả, vẫn khăng khăng tin tưởng vào lập luận, xuy sét của mình.
+ Khi toán quân Mã mang cờ Tào kéo đến -> nổi giận nói “bây giờ còn trối nữa thôi”. Quân mã mang cờ Tào
kéo đến là minh chứng xác thực nhất cho sự phản bội của Quan Công.
->Thực sự nổi giận “múa bát xà mâu, hăm hở xông lại đâm Quan Công”.
+ Quan Công yêu cầu được chứng thực lòng trung của mình bằng cách chém đầu tướng Tào -> đồng ý nhưng có
thêm điều kiện phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống.
Tại sao là ba hồi trống? Nếu là năm hồi trống -> quá dài -> không phù hợp với tính cách của Trương Phi. Nếu
5 hồi trống sẽ hạ thấp tài nghệ của Quan Công.
Không là một hồi trống vì như thế cũng quá nghiệt ngã với Quan Công.
=>Đưa ra ba hồi trống cũng là gửi gắm niềm hi vọng của Trương Phi với Quan Công.
- Sau khi Quan Công chứng thực lòng trung của mình bằng cách chém đầu Sái Dương
-> quá trình hòa giải
+ Trương Phi không còn nóng nảy, mà rất thận trọng -> khác hẳn tính cách thông thường vì Trương Phi rất sợ

tình nghĩa vườn đào anh em bị phá vỡ nên mong cần có thời gian để xác thực lòng trung của Quan Công.
+ Thực ra, trước khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi cũng chứng kiến Quan Công nói chuyện với
Sái Dương “giết cháu tao” đã cho thấy Sái Dương không cùng phía với Tào Tháo nhưng vẫn chưa tin hẳn.
+ Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của quân Tào để hỏi chuyện đầu đuôi -> Phi mới tin anh là thực.
+ Sau khi nghe hai chị dâu kể những việc Quan Công đã trải qua -> Trương Phi hiểu.
->Giỏ nước mắt, khóc, thụp lạy Vân Trường
Giọt nước mắt: _ Thương anh
_ Hối hận vì những gì đã đối xử với anh
Thụp lạy: _ Tạ lỗi
_ Kính trọng
 Tình cảm sâu nặng của anh em
 Tính cách mới mẻ của Trương Phi
 Hình tượng nhân vật sinh động, hấp dẫn hơn.

4 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I.Tiểu dẫn
II. Tìm hiểu đoạn trích
1.Nhân vật Trƣơng Phi
2. Nhân vật Quan Công
- Quan Công là một người trung nghĩa nhưng thể hiện theo cách riêng của mình, không máy móc và cứng nhắc
như Trương Phi.
- Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị cũng thà chết chứ không chịu hàng
->Tào Tháo nể phục Quan Công nên tìm cách dụ hàng, thu phục và một lí do là nếu Quan Công chết thì sẽ
không thể bảo vệ Cam phu nhân và Mi phu nhân

->Hàng nhưng cũng đưa ra những điều kiện của mình.
->Mục đích chính của Quan Công khi chấp nhận hàng Tào Tháo là bảo vệ tính mạng của hai chị dâu.
-> Nhất định giữ lòng trung tuyệt đối với anh mình.
Khi lựa chọn hàng cũng bất lợi cho Quan Công vì:
+ Chính anh em của mình là Trương Phi cũng không hiểu
+ Tướng của Tào Tháo luôn không phục, luôn tìm cách giết
+ Tào Tháo để các tướng tự định đoạt số phận, tính mạng của Quan Công khi Quan Công phải trải qua 5 cửa
thành
 Đối mặt với khó khăn
=>Trải qua khó khăn để giữ lòng trung nghĩa.
- Trong đoạn trích, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh em
nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt
->Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo hơn 5 cửa vừa vượt qua.
- > Nhiệm vụ: hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung của mình.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Quá trình minh oan, lấy lại lòng tin của Trương Phi:
+ Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công,
Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện
này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”.
+ Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương -> tình nghĩa cả quá trình được đem ra để Trương Phi có
thể lắng mình lại.
+ Tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời
gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện.
Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục
Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào
Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi.
+ Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu.
->Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người

trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.
=> Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.
=> Cả hai nhân vật đều là những người trung tín và trung nghĩa nhưng lại có những nét tính cách khác nhau và
bổ sung cho nhau và tôn vinh nhau.
III. Tổng kết
1.Nội dung
- Ca ngợi sự “tuyệt trực” của Trương Phi và “tuyệt nghĩa” của “Quan Công” – vẻ đẹp tiêu biểu của các nhân
vật.
- Ca ngợi tình nghĩa cao đẹp, sâu nặng – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”.
2. Nghệ thuật
- Giàu kịch tính, cốt truyện được xây dựng như một màn kịch sinh động.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu thông qua lời đối thoại.
-> bộc lộ tính cách tự nhiên, chân thực.
- Chi tiết hồi trống của Trương Phi: thách thức + minh oan.

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


BÀI GIẢNG: THUYẾT MINH TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN LÀM VĂN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I.Mở bài
II. Thân bài
1.Giới thiệu tác giả
- Cuộc đời
+ Năm sinh năm mất
+ Tên
+ Quê quán

+ Xuất thân
+ Học vấn
+ Các sự kiện quan trọng trong cuộc đời
- Sự nghiệp sáng tác
+ Tác phẩm chính (số lượng, thể loại)
+ Phong cách nghệ thuật
2. Giới thiệu tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Vị trí
- Xuất xứ
- Nhan đề
- Thể loại
- Lược thuật nội dung theo bố cục
- Đánh giá giá trị tác phẩm
1 Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất
nhé!


III. Kết bài
Ví dụ:
Đề bài: Thuyết minh tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” – Trương Hán Siêu
I. Mở bài
Dẫn dắt vào tác phẩm theo những con đường:
- Lòng yêu nước
- Dòng sông Bạch Đằng (ghi dấu những chiến công anh hùng, trở thành nguồn cảm hứng của thơ văn bao đời)
- Hào khí Đông A
…………………..
Dòng sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử dân tộc như một địa danh anh hùng gắn liền với những chiến công
chói lọi. Chính vì thế mà nó trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn bao đời. Một trong số đó có thể kể
đến tác phẩm xuất sắc của tác giả Trương Hán Siêu – “Phú sông Bạch Đằng”.

II. Thân bài
1.Giới thiệu tác giả
- ? – 1354
- Quê quán: huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình)
- Là một danh nhân văn hóa của thời Trần, có tài năng cả về chính trị lẫn văn chương.
+ Chính trị:
_ Vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo
_ Trong suốt 4 đời vua Trần, luôn được giao phó nhiều chức quan có nhiệm vụ quan trọng. Xuất phát từ chỗ
Trương Hán Siêu có học vấn uyên bác, kiến thức sâu rộng, tính tình cương trực.
_ Có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên: kháng chiến lần 2 và lần 3
+ Văn chương:
_ Hiện còn 17 bài thơ, 2 tác phẩm văn xuôi
-> Tác phẩm xuất sắc nhất là bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.
=> Được các vua Trần rất mực kính trọng, tôn gọi là thầy
-> Khi mất, Trương Hán Siêu được phong chức Thái Bảo Thái Phó và được thờ tai Văn Miếu Quốc Tử Giám.
2. Giới thiệu tác phẩm

2

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất
nhé!


- Vị trí:
+ Là tác phẩm xuất sắc nhất của Trương Hán Siêu
+ Là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần
+ Là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trung đại.
+ Được tôn vinh là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Xuất xứ: Văn bản tìm hiểu là bản dịch của Đông Châu Nguyên Hữu Tiên, được Bùi Văn Nguyên chỉnh lí.
- Hoàn cảnh sáng tác

+ Không rõ được sáng tác vào năm nào
->Khoảng 50 năm sau chiến thắng chống quân Mông – Nguyên
-> Thuộc đời vua Trần Hiển Tông, Trần Dụ Tông, nhà Trần bắt đầu suy thoái
“Phú sông Bạch Đằng” là một trong 4 bài văn còn lại ít ỏi của Trương Hán Siêu.
- Nhan đề: là tên của thể loại và tên của địa danh gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả. Bạch Đằng là một nhánh
sông đổ ra biển Đông, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. - Là địa danh lịch sử nổi tiếng, gắn liền với những
mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
Gắn với 3 mốc son lịch sử:
+ 938: Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán bằng trận địa cọc -> giành lại chủ quyền dân tộc sau 1000 năm
Bắc thuộc, chấm dứt 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Băc.
Ngô Quyền dựa vào địa thế của sông Bạch Đằng để dụ đối phương vào trận địa của mình. Khi Hoằng Thao
dẫn quân vào theo đường biển, thấy quân Ngô Quyền chỉ là thuyền nhẹ, đã huênh hoang đi vào, khi thủy triều
rút, lộ ra cọc bọc đầu sắt, đâm thủng thuyền -> Hoằng Thao cùng một nửa quân bỏ mạng.
+ 981: Lê Hoàn đánh thắng quân Tống
+ 1228 Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên, dùng lại địa thế trận địa cọc của Ngô Quyền, tiêu diệt
hơn 4 vạn quân Mông Nguyên.
 Dòng sông lịch sử.
-Thể loại: phú cổ thể. Thể phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần hoặc văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong
cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời…
Tác phẩm thuộc cổ phú – tiểu loại ra đời từ trước thời Đường: có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài
thường kết lại bằng thơ.
- Lược thuật nội dung theo bố cục: Bài phú tuân thủ đúng bố cục của phú cổ thể, gồm 4 đoạn:
+ Đoạn mở: cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.
3 Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất
nhé!


+ Đoạn giải thích: các bô lão kể với khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
+ Đoạn bình luận: suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa.
+ Đoạn kết: lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.

Cụ thể:


Đoạn mở (đề) giới thiệu hình tượng nhân vật khách qua những cuộc du ngoạn trên hai địa danh chính:

+ Với các địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc là các danh thắng và di tích lịch sử Trung Hoa thời cổ đại, “khách”
đã du ngoạn bằng trí tưởng tượng thông qua sách vở, từ đây thể hiện tráng chí bốn phương:
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
+ Với các địa danh của đất Việt, tác giả đã trực tiếp đến tận nơi để thưởng ngoạn, nghiên cứu cảnh trí đất nước:
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Cảnh vừa thơ mộng, hùng vĩ, vừa hoang vu, đìu hiu, lạnh lẽo đã làm thức dậy ở khách rất nhiều cảm xúc: vừa tự
hào vừa buồn thương, tiếc nuối:
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.



Đoạn giải thích (thực) là lời các bô lão kể với khách về các chiến công lích ử trên dòng sông Bạch Đằng:

- Các bô lão kể về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”, nơi chiến địa cũng đã từng diễn ra trận chiến
“Ngô chúa phá Hoằng Thao” với diễn biến cụ thể:
+ Phút mở màn được miêu tả hết sức gay cấn bằng thủ pháp khao trương, phóng đại với thế đối lập ta – địch

4

Truy cập để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa tốt nhất
nhé!


×