Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

thực tập sư phạm năm ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 26 trang )


- Vị trí, vai trò, ý nghĩa của thực tập sư phạm năm thứ
ba trong quá trình đào tạo giáo viên.
- Thực tập sư phạm năm ba – thực trạng và định
hướng đổi mới.
- Phương pháp xử lí các tình huống xảy ra trong môi
trường thực tập sư phạm năm ba.
- Nội dung thực tập sư phạm năm ba.
- Phương pháp đánh giá kết quả các nội dung thực tập
sư phạm năm ba.
- Kế hoạch tổ chức, chỉ đạo thực hiện và tổng kết đợt
thực tập sư phạm năm ba.
I. Thực tập sư phạm năm thứ ba – thực trạng và định
hướng đổi mới:
1.Thực trạng về TTSP năm thứ ba ở các trường CĐSP
a.Những kết quả đạt được:
CĐSP là một bộ phận vô cùng quan trọng của ngành
Giáo dục – Đào tạo, là bộ phận “công nghiệp nặng” là
“chiếc máy cái” của ngành, có chức năng đào tạo các loại
hình giáo viên phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Hàng triệu giáo viên tốt nghiệp ra trường đã tích cực
tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, trở thành những
công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Chất lượng của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa cực
kì to lớn, sự ảnh hưởng của người thầy đối với xã hội
bao giờ cũng được tăng lên theo cấp số nhân. Người
thầy giáo giỏi sẽ đào tạo cho đất nước nhiều học sinh
giỏi.
b. Những hạn chế còn tồn tại:
-


Nội dung chương trình TTSP tuy đã khá đầy đủ, toàn
diện nhưng còn thiếu cụ thể, chi tiết.
-
Việc đánh giá kết quả các đợt TTSP ở phần lớn các
trường chưa thể hiện đầy đủ tính khoa học, khách
quan, công bằng, dân chủ.
2. Những định hướng đổi mới về TTSP năm ba
a.Quan niệm về sự đổi mới trong giáo dục:
Có nhiều quan niệm về đổi mới:
- Theo từ điển Tiếng Việt, đổi mới là thay đổi cho
khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng
lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
-
Trong giáo dục đổi mới là thường xuyên đưa cái mới
vào quá trình giáo dục nhằm góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo,
tạo ra sự phát triển mới nhưng vẫn giữ được trạng thái
ổn định, bền vững.
Đổi mới là gì?
- Đổi mới là một quá trình tích hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại để đáp ứng những yêu cầu
mới của xã hội đối với giáo dục.
b. Sự đổi mới về nội dung chương trình:
- Thiết thực và tiềm lực
-
Kiến thức và năng lực
Giáo trình TTSP năm thứ ba tập trung vào việc hình
thành cho giáo sinh các năng lực:
+ Chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng.
+ Thiết kế kế hoạch giáo dục, dạy học, năng lực

tư vấn cho HS tự thiết kế kế hoạch học tập phù hợp
với nhu cầu, khả năng và hoàn cảnh của mình.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, đổi mới
phương pháp dạy học.
+ Giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục,
dạy học.
+ Giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo
dục.
+Tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng
cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
+ Nhạy bén tiếp thu và sáng tạo cái mới trong
khi tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.
-
Phương pháp dạy và phương pháp học.
- Chỉ đạo của Bộ và chủ động của cơ sở.
II. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của TTSP năm thứ ba
trong quá trình đào tạo giáo viên:
1.Tác dụng đối với trường nơi giáo sinh về thực
tập:
- Xây dựng một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa
trường CĐSP với trường nơi giáo sinh thực tập trong
sự nghiệp đào tạo đội ngũ giáo viên cho quê hương,
đất nước.
- Trường mà nơi giáo sinh thực tập có điều kiện bồi
dưỡng, nâng cao tay nghề sư phạm cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên nhà trường thông qua việc tham gia trực
tiếp vào việc tổ chức, hướng dẫn giáo sinh thực hiện
các nhiệm vụ thực tập sư phạm.
- Đợt TTSP đã đem đến cho trường nơi thực tập một
không khí làm việc vui tươi, phấn khởi, hồ hởi giữa

những người đồng nghiệp đi trước với những giáo
sinh đang đi học nghề, giữa những thầy, cô giáo mới
với các em học sinh
- Sự đón nhận giáo sinh về thực tập chính là tiếp nhận
những cái mới về nội dung chương trình, phương pháp
dạy học, về sự phát triển của khoa học giáo dục hiện
đại, về kĩ thuật sử dụng các thiết bị, phương tiện mới
phục vụ quá trình dạy học, nâng cao trình độ chuyên
môn, học thuật trong hoạt động nghề nghiệp.
b. Tác dụng đối với trường CĐSP:
- Huy động được sức mạnh của tập thể nhà trường tham gia
vào công tác đào tạo.
-
Việc triển khai cho giáo sinh học tập, nghiên cứu học
phần TTSP năm thứ ba là căn cứ khoa học để trường CĐSP
phát động phong trào thi đua trong toàn trường.
- Thực hiện tốt các nội dung của học phần TTSP năm thứ
ba sẽ góp phần làm sáng tỏ chức năng đào tạo nghề của
trường sư phạm.
- Khi thực hiện những công việc mang tính chất chuẩn bị
cho đợt TTSP của giáo sinh năm thứ ba, ở các trường phải
tạo điều kiện cho giáo sinh nhìn thấy môi trường giáo dục
ngay trong trường sư phạm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×