Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG lực KHÁM PHÁ CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN SINH học VI SINH vật– SINH học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.93 KB, 53 trang )

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÁM PHÁ CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH
HỌC VI SINH VẬT– SINH HỌC 10 THPT


- Cấu trúc nội dung phần Sinh học Vi sinh vật – Sinh học
10 THPT
Nội dung chương trình Sinh học 10 THPT gồm có 3
phần, được thể hiện qua sơ đồ
- Cấu trúc nội dung chương trình sinh học 10 THPT
Nội dung sinh học VSV, HS học trong thời lượng 5 tiết,
trong đó có 3 tiết lí thuyết và 2 tiết thực hành.
Theo công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
môn sinh học cấp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm
2011, một số nội dung được giảm bớt trong phần sinh học
VSV là:
- Quá trình tổng hợp các chất ở VSV, mối quan hệ giữa
quá trình tổng hợp và phân giải các chất (bài 23).
- Các hình thức sinh sản của VSV: Dạy lồng ghép vào
bài 25.
- Hô hấp và lên men, quá trình phân giải các chất ở VSV:
Dạy lồng ghép trong bài thực hành 24. [3]
Chúng tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn trong
quá trình tổ chức dạy học phần Sinh học VSV như sau:
 Thuận lợi:
Phần Sinh học VSV ở vị trí cuối cùng, sau khi HS đã
được học về các cấp tổ chức của thế giới sống, sinh học tế
bào. Đó là những điều kiện thuận lợi để GV có thể sử dụng
các PPDH, kĩ thuật dạy học nhằm kích hoạt được kiến thức có
sẵn, đồng thời mở ra các kiến thức mới đối với HS.



Khó khăn:
- Bài 28 - Thực hành: Quan sát một số VSV nằm ở vị trí


cuối cùng của chương 2, sau khi HS đã học qua tất cả các khái
niệm về VSV, các hình thức dinh dưỡng, các hình thức
chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và sinh sản của VSV… Như
vậy không gây được sự tò mò, hấp dẫn đối với HS.
- Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của
VSV: Có vị trí gần cuối chương 2, sau khi HS đã thực hành
lên men êtilic, lên men lactic. Thực tế thì hoạt động sinh
trưởng của VSV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt
độ, độ pH, bức xạ, áp suất thẩm thấu…Vậy HS khó giải thích
được cơ sở khoa học của một số bước trong quy trình làm dưa
muối, làm sữa chua…
Vì vậy, chúng tôi đề xuất mạch nội dung để dạy học
phần Sinh học VSV như sau:
- Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
VSV.
- Thực hành: Quan sát một số VSV.
- Sinh trưởng của VSV, một số hình thức sinh sản của
chúng.
- VSV có lợi và có hại cho con người, làm thế nào để
điều khiển mức độ sinh trưởng của chúng ?
- Những loại thực phẩm lên men, làm thế nào để sản
xuất ra chúng ?


- Thành phần kiến thức Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10

THPT có thể tổ chức dạy học khám phá
- Các khái niệm
- Khái niệm VSV.
- Môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường tổng hợp,
bán tổng hợp.
- Các kiểu dinh dưỡng của VSV: Quang tự dưỡng, quang
dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
- Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm
các hình thức: Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men êtilic,
lên men lactic.
- Sự phân giải các chất, phân giải nội bào và phân giải
ngoại bào.
- Sinh trưởng của VSV, nuôi cấy liên tục và không liên
tục.
- Cơ chế tác động của các yếu tố vật lí, hóa học làm kích
thích sinh trưởng hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.
- Các hình thức sinh sản: Phân đôi, nảy chồi, sinh sản
bằng bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính, tiếp hợp, cấu trúc
nội bào tử.
- Đặc điểm chung và sự đa dạng của vi sinh vật


Đặc điểm chung của VSV:


- VSV đều có kích thước cơ thể nhỏ, cấu tạo hiển vi, có
khả năng chuyển hóa vật chất nhanh, sinh sản nhanh.
- Chúng không ngừng biến đổi để thích nghi với môi
trường, phân bố ngày càng rộng.
- VSV có vai trò quan trọng đối với con người và đối với

tự nhiên; hoạt động phân giải các chất của VSV góp phần
quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất.
 Sự đa dạng trong thế giới VSV:
- Đa dạng về cấu tạo, tổ chức cơ thể: Chúng có thể là tế
bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực, tổ chức cơ thể đơn bào
hay đa bào.
- Đa dạng hình thức dinh dưỡng.
- Đa dạng về quá trình chuyển hóa vật chất.
- Đa dạng về các hình thức sinh sản.
- Tầm quan trọng của vi sinh vật trong đời sống


Tác động có lợi:

- Dùng trong nghiên cứu, sản xuất sinh khối, các chế phẩm
sinh học…
- Chế biến thực phẩm cho con người (các loại thực phẩm
lên men) hoặc chế biến thức ăn cho vật nuôi.


- Phân giải, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất,
nước.


Tác động có hại:

- Làm hỏng thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, tổng hợp
hoặc phân giải những chất có thể gây ngộ độc cho con người.
- Kí sinh và gây bệnh ở người, vật nuôi và cây trồng.
- XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

KHÁM PHÁ
- Quy trình phát triển năng lực khám phá
Tham khảo tài liệu: Dạy học theo định hướng hình thành
và phát triển năng lực của tác giả Lê Đình Trung – Phan Thị
Thanh Hội, chúng tôi xác định quy trình phát triển năng lực
khám phá gồm các giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phát triển NLKP.
 GV cần nghiên cứu rõ cơ sở lí luận về NLKP, định
nghĩa được thế nào là NLKP, xác định được cấu trúc của
NLKP (bao gồm hệ thống các kĩ năng, các tiêu chí cần đạt
được đối với từng kĩ năng)
 Xác định đối tượng cần rèn luyện NLKP: Đối tượng
cần rèn luyện NLKP là HS lớp 10, hệ phổ thông, có mức độ


trung bình, từ đó để thiết kế các phương tiện khám phá phù
hợp.
 Xác định đơn vị kiến thức được sử dụng để rèn luyện
NLKP cho HS trong quá trình dạy học:
Nội dung kiến thức được sử dụng để rèn luyện NLKP là
phần Sinh học VSV – Sinh học 10 THPT. Đây là nội dung
chứa nhiều kiến thức ứng dụng thực tiễn, rất gần gũi với các
em, có nhiều thí nghiệm có thể mô phỏng được hiện tượng
hay quá trình, đó là những thuận lợi để tổ chức rèn luyện
NLKP.
 Xây dựng quy trình rèn luyện NLKP.
Quy trình rèn luyện NLKP gồm có 5 bước, được thể hiện
qua sơ đồ



- Quy trình rèn luyện NLKP
Bước 1: GV giới thiệu khái quát về NLKP
- Mục đích là giúp HS có những hiểu biết về NLKP, vai
trò của NLKP, từ đó tạo động lực để HS chủ động rèn luyện
NLKP một cách tích cực.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giới thiệu về NLKP (mục
tiêu, nội dung, phương pháp,
cách thức thực hiện, kết quả
cần đạt)
- Giới thiệu quy trình học tập
khám phá.

- Nghe sự giới thiệu của GV
về NLKP.
- Thảo luận, đưa ra ý kiến thắc
mắc về NLKP, quy trình học
tập khám phá mà họ chưa hiểu
rõ.


Bước 2: Hướng dẫn HS trải nghiệm hoạt động hình
thành NLKP.
- Qua các hoạt động học tập, HS được trải nghiệm về
quá trình hình thành các kĩ năng của NLKP: Kĩ năng xác định
thông tin chứa tri thức; phán đoán, suy luận; lập kế hoạch
khám phá; thu thập thông tin; xử lí thông tin và đưa ra kết

luận; mở rộng vấn đề khám phá.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Phân tích nội dung bài học,
xác định các đơn vị kiến thức
có thể tổ chức thành hoạt
động khám phá.
- Thiết kế các công cụ/phương
tiện để tổ chức HS học tập
khám phá (câu hỏi/bài tập; thí
nghiệm; dự án nghiên cứu;
khám
phá
qua
mạng
internet…).
- Giao nhiệm vụ cho HS hoặc
nhóm HS.

- Trải nghiệm học tập khám
phá theo các nhiệm vụ, dưới
sự hướng dẫn của GV qua các
bước của quy trình khám phá.

Bước 3: HS rút ra quy trình hình thành NLKP từ trải
nghiệm của mình.
- HS dần dần hiểu được từng bước của quy trình học tập
khám phá, ban đầu kinh nghiệm họ thu được có thể chưa

nhiều.


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Hướng dẫn HS rút ra được
các bước trong quy trình học
tập khám phá.
- Chuẩn hóa lại các bước
trong quy trình học tập khám
phá.

- Tự rút ra quy trình học tập
khám phá cho bản thân.
+ Bước 1: Xác định câu hỏi
định hướng nghiên cứu về đối
tượng.
+ Bước 2: Tìm kiếm các bằng
chứng để trả lời câu hỏi.
+ Bước 3: Giải thích dựa vào
các bằng chứng thu thập được
liên quan đến đối tượng.
+ Bước 4: Đối chiếu, kết nối
với kiến thức khoa học để
nhận thức ra đối tượng.
+ Bước 5: Vận dụng kiến thức
vào trường hợp cụ thể.
+ Bước 6: Đánh giá


Bước 4: HS tiếp tục rèn luyện theo quy trình hình thành
NLKP.
- HS tiếp tục lặp lại các bước trong quy trình học tập
khám phá, chỉnh sửa lại các thao tác, kĩ năng còn chưa tốt.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Tiếp tục sử dụng các công cụ
để rèn luyện NLKP cho HS.
- Đánh giá NLKP của HS dựa
vào các tiêu chí đánh giá sau
mỗi hoạt động học tập.

- Lặp lại các bước trong quy
trình học tập khám phá.
- Tự đánh giá mức độ đạt
được năng lực khám phá của
mình và tự điều chỉnh.


Bước 5: Đánh giá quá trình rèn luyện NLKP và điều
chỉnh.
- GV và HS cùng đánh giá quá trình rèn luyện NLKP,
đối với GV sẽ biết được mức độ phát triển năng lực của HS,
với HS họ sẽ nhận thấy được sự tiến bộ của mình về các kĩ
năng, có động lực thúc đẩy việc học tập hơn nữa.
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

- Đánh giá lại quá trình rèn
luyện NLKP dựa vào bộ công
cụ đánh giá (đánh giá toàn
diện cả về kiến thức, kĩ năng,
thái độ).
- Rút kinh nghiệm để xây
dựng quy trình phát triển các
năng lực khác cho HS.

- Cùng với GV tự đánh giá
quá trình rèn luyện NLKP của
mình.
- Rút kinh nghiệm cho việc
rèn luyện các năng lực khác.

Xây dựng công cụ/phương tiện để rèn luyện NLKP.
GV thiết kế các công cụ, phương tiện khám phá sao cho
phát huy được tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình tìm
ra tri thức mới; đồng thời phát triển được các kĩ năng thành tố
của NLKP.
Xây dựng các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá NLKP.
GV xây dựng các tiêu chí để đánh giá NLKP kèm theo
các minh chứng cho mỗi mức độ đạt được của từng kĩ năng:


Đối với lĩnh vực kiến thức: Thiết kế hệ thống câu hỏi,
bài tập theo 6 mức độ của thang Bloom, thông qua đó đánh
giá được mức độ nhận thức, khả năng tư duy của HS về kiến

thức đã được khám phá.
Đối với lĩnh vực kĩ năng, thái độ: GV thiết kế các bảng
kiểm (rubric), qua đó HS có thể tự đánh giá được mức độ đạt
được của mình về các kĩ năng thành tố, thái độ trong quá trình
học tập khám phá.
 Giai đoạn 2: Sử dụng các phương pháp, phương tiện,
hình thức tổ chức dạy học để hình thành và phát triển NLKP.
- Vận dụng các PPDH tích cực: DHKP, giải quyết vấn
đề, dạy học theo nhóm, dạy học dự án. Chúng tôi tập trung
chủ yếu vào phương pháp DHKP.
- Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn
trải bàn, lược đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép…
- Đa dạng trong các hình thức tổ chức dạy học: Chúng
tôi thiết kế các công cụ/phương tiện khám phá để tổ chức HS
có thể khám phá tại lớp học (các câu hỏi, bài tập, thí nghiệm
trên lớp), hoặc có thể nghiên cứu ở nhà (thí nghiệm, dự án
nghiên cứu)


- Sử dụng đa dạng các phương tiện trực quan (video,
hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng….)


Giai đoạn 3: Đánh giá quá trình hình thành và phát

triển NLKP
và điều chỉnh
Sau quá trình rèn luyện NLKP, GV cần đánh giá quá
trình và đánh giá tổng kết để rút kinh nghiệm.
- Đánh giá quá trình rèn luyện NLKP: GV cần rút ra

những nhận xét về quy trình rèn luyện NLKP có phù hợp với
đối tượng HS không, quy trình tổ chức HS học tập khám phá
có phù hợp không, phương tiện/công cụ khám phá có phát
triển được các kĩ năng của HS không.
- Đánh giá tổng kết: Bộ công cụ đánh giá NLKP có phù
hợp với không, có đánh giá được mức độ phát triển tăng dần
của HS không.
Dựa trên cơ sở đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết
việc rèn luyện NLKP, GV có thể tiếp tục nghiên cứu để phát
triển NLKP theo hướng rộng hơn, nâng cao hơn. [13]


- Thiết kế các công cụđể rèn luyện năng lực khám phá cho
HS trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật.
- Thiết kế các câu hỏi, bài tập để rèn luyện NLKP
Cấu trúc CH, BT gồm có 2 phần:
- Điều đã biết: Tri thức, tư liệu có tính chất “nguyên
liệu”, có thể là SGK; đoạn tư liệu trích dẫn; các từ, cụm từ
cho trước; các ví dụ cho trước; các hình vẽ cho trước; các thí
nghiệm và kết quả cho trước.
- Điều chưa biết: Là các hướng dẫn HS thực hiện các thao
tác, các hoạt động tư duy, xử lí số liệu: Tóm tắt nội dung; lập sơ
đồ hệ thống hóa; xác định nội dung cơ bản hay dấu hiệu bản chất;
điền từ/ cụm từ hay đoạn thông tin vào bảng/ ô trống/ hình vẽ; mô
tả hình vẽ, ghi chú cho hình vẽ; phân tích hoặc tìm nội dung qua
hình vẽ; phát biểu tính quy luật của các hiện tượng; lập bảng so
sánh, giải thích thí nghiệm; xác định mối quan hệ; xác định ý
nghĩa hay giá trị kiến thức.
Khi sử dụng CH, BT để tổ chức DHKP, GV cần đảm
bảo yêu cầu:



- CH để định hướng HS khám phá kiến thức mới phải có
độ phủ rộng, huy động được nhiều kiến thức của HS và phải
kích thích được sự tò mò, hứng thú của HS.
- Mỗi CH, BT phải định hướng và tổ chức được các hoạt
động tự lực cho HS làm việc với SGK và các nguồn tư liệu
khác cần cho việc trả lời CH hoặc giải BT để HS tự chiếm
lĩnh tri thức mới.
- Mỗi CH, BT phải hàm chứa một lượng kiến thức để khi
tổ chức HS trả lời CH hoặc giải BT sẽ hình thành được kiến
thức mới.
- Các CH, BT phải được sắp xếp có hệ thống để tổ chức
HS lần lượt trả lời, qua đó HS chiếm lĩnh được các tri thức
mới một cách có hệ thống theo mục tiêu bài học.
- CH, BT có thể được thiết kế theo 6 bậc của thang
Bloom, tuy nhiên đối với CH, BT để tổ chức dạy kiến thức
mới nên thiết kế ở mức 1, mức 2 để phù hợp với HS. Câu hỏi
để kiểm tra, đánh giá năng lực phải trải dài trên các mức độ
khác nhau, đánh giá được toàn diện các yếu tố: Kiến thức, kĩ
năng, thái độ của HS. [8], [12]
Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Dạy khái niệm VSV.
GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các
câu hỏi sau:


(thời gian 5 phút)
Theo em, trong những sinh vật sau,sinh vật nào được gọi là
VSV:

(1) Trùng roi

(2) Nấm men

(3) Nấm rơm

(4) Kiến

(5) Vi khuẩn lam

(6) Vi khuẩn

E.Coli
- Hãy kể thêm một số VSV mà em biết ? Trong tự nhiên,
VSV có thể phân bố ở đâu ?
- VSV là gì ? Nêu những đặc điểm chung của VSV ?
Ví dụ 2: Dạy khái niệm các loại môi trường nuôi cấy
VSV, các kiểu dinh dưỡng của VSV.
Đọc thông tin mục II, SGK trang 88 và trả lời các câu
hỏi sau:
(Thời gian hoàn thành: 8 phút)
- Để nuôi cấy VSV, người ta sử dụng những loại môi
trường nuôi cấy nào ? Hãy phân biệt các loại môi trường nuôi
cấy đó ?
Dựa vào bảng trang 89 SGK, hãy cho biết:
- Người ta phân loại các kiểu dinh dưỡng dựa vào tiêu
chí nào ?
- Hãy phân tích, xác định kiểu dinh dưỡng của một số
VSV sau đây:
Loài VSV

1. Vi khuẩn lam

Đặc điểm sinh học
Có khả năng sử dụng ánh sáng và CO2


(cyanobacteria)

để quang hợp tạo ra chất hữu cơ.

2. Vi khuẩn nitrat Oxi hóa hợp chất chứa nitơ (NH3) để tạo
hóa sống trong đất ra năng lượng, sau đó dùng năng lượng
(nitrobacter)
để khử CO2 thành chất hữu cơ cho mình.
3. Vi khuẩn không Sử dụng ánh sáng làm nguồn năng
chứa lưu huỳnh lượng, hợp chất hữu cơ làm nguồn
màu lục, màu tía.
cacbon.
4. Nấm men

Phân giải cacbohidrat trong môi trường
để tạo ra năng lượng, đồng thời sử dụng
luôn nguồn cacbon từ chất đó.

Ví dụ 3: Dạy nội dung hô hấp, lên men.
Đọc mục III SGK trang 89, 90 và trả lời các câu hỏi sau:
(Thời gian hoàn thành: 8 phút)
- Hô hấp hiếu khí ở VSV khác với quá trình hô hấp tế
bào ở động vật, thực vật ở điểm gì ?
- Ở VSV, trong điều kiện không có oxi, chúng có thể

thực hiện các hoạt động chuyển hóa vật chất để thu lấy năng
lượng không ?
- Hãy phân biệt các hình thức chuyển hóa: Hô hấp hiếu
khí, hô hấp kị khí và lên men dựa vào các đặc điểm: Điều kiện
xảy ra, chất nhận electron cuối cùng, sản phẩm tạo thành.
Ví dụ 4: Dạy khái niệm sinh trưởng của VSV
GV chiếu hình ảnh một đoạn video thí nghiệm nuôi cấy
vi khuẩn E.Coli trên môi trường thạch, HS quan sát được mức


độ ra tăng số tế bào trong quần thể rất nhanh sau một thời
gian.
Dựa vào mục I (SGK trang 99), hoàn thành bài tập sau:
(Thời gian hoàn thành: 5 phút)
Bài tập: Một tế bào vi khuẩn E.Coli trong điều kiện thích
hợp nhất cứ 20 phút phân chia 1 lần.
Xác định số tế bào của quần thể vi khuẩn theo bảng sau:
Thời

Số lần phân chia

gian

khuẩn

0 phút …………………
20
phút
40
phút

60
phút

Số tế bào của quần thể vi

…………………

..……………………….
…………………………

.
…………………

…………………………

.
…………………

…………………………

.

- Nhận xét: Sau mỗi đợt phân chia, số tế bào của quần
thể thay đổi theo quy luậtnào ?
Qua bài tập rút ra khái niệm:
- Sinh trưởng của VSV là gì?


Cứ 20 phút vi khuẩn lại phân chia, được gọi là:
…………………

- Em thử dự đoán, nếu nuôi cấy vi khuẩn E.Coli trong
các điều kiện khác nhau về các yếu tố vật lí (nhiệt độ, độ ẩm,
áp suất thẩm thấu..), yếu tố hóa học (pH, nồng độ muối
khoáng, chất dinh dưỡng ...) thì tốc độ sinh trưởng của chúng
giống nhau hay khác nhau ? Tại sao ?
Ví dụ 5: Dạy khái niệm chất dinh dưỡng, nhân tố sinh
trưởng, VSV nguyên dưỡng, VSV khuyết dưỡng.
Đọc đoạn thông tin sau:
Vi khuẩn Proteus vulgaris đột biến, mất khả năng tự
tổng hợp axit nicotinic (vitamin PP), người ta chuẩn bị môi
trường lỏng có thành phần tính theo đơn vị g/l như sau:
NH4Cl -1; FeSO4.7H2O – 0,01; K2HPO4 – 1; CaCl2 –
0,01
MgSO4.7H2O – 0,2; H2O – 1 lít
Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo, Cu, Zn) mỗi loại 2.105

Chia thành 4 loại môi trường, sau đó bổ sung thêm một
số chất
Chất bổ
sung

Môi
trường 1

Môi
trường 2

Môi
trường 3


Môi
trường 4

Glucozơ

không

5gam

5gam

5gam

Axit

không

không

0,1mg

không


nicotinic
Cao nấm
men

không


không

không

5gam

Sau 24h nuôi cấy ở nhiệt độ phù hợp, vi khuẩn sống trên
môi trường 3, 4 phát triển còn ở môi trường 1, 2 không phát
triển.
Qua đoạn thông tin trên, kết hợp nghiên cứu SGK trang
105, 106, các em cùng hoàn thành nhiệm vụ sau đây (thời
gian hoàn thành: 7 phút)
- Chất dinh dưỡng được vi khuẩn sử dụng là gì? Chúng
có vai trò gì đối với vi khuẩn ?
- Axit nicotinic và cao nấm men được bổ sung thêm có
vai trò gì đối với vi khuẩn ?
- Tại sao ở môi trường 1, 2 vi khuẩn không phát triển ?
- Theo em, nếu vi khuẩn Proteus vulgaris chưa đột biến
thì có bắt buộc phải bổ sung axit nicotinic hoặc cao nấm men
vào môi trường không ?
- Người ta sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng này
vào mục đích gì?
Ví dụ 6: Dạy các chất hóa học ức chế sinh trưởng của
VSV.
- Sưu tầm các chất hóa học gây ức chế sinh trưởng VSV
được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
- Quan sát bảng trang 106 SGK, hãy giải thích cơ chế tác
động của các chất hóa học đó ?



- Dựa vào mức độ tác động ức chế các VSV, người ta
thường phân loại các chất hóa học đó thành 3 nhóm: Chất khử
trùng, chất sát trùng, chất kháng sinh. Hãy phân biệt 3 nhóm
chất này? Chúng được ứng dụng vào mục đích gì trong thực
tiễn ?
- Thiết kế các thí nghiệm để rèn luyện NLKP
Thí nghiệm có thể được sử dụng trong các khâu của quá
trình dạy học: Hình thành kiến thức mới; dùng để củng cố,
hoàn thiện kiến thức hay kiểm tra, đánh giá. HS có thể tiến
hành thí nghiệm ngayở lớp học, trong phòng thí nghiệm,trên
đồng ruộng hay ởnhà.
Các bước sử dụng thí nghiệm để rèn luyện và phát triển
NLKP.
Bước 1: GV nêu mục tiêu thí nghiệm, đảm bảo mỗi HS
nhận thức được thí nghiệm này nhằm mục đích gì.
Bước 2: GV hướng dẫn HS cách thức tiến hành thí
nghiệm hoặc chỉ dẫn nguồn tài liệu về cách thức tiến hành thí
nghiệm. HS tự tiến hành thí nghiệm để thu thập số liệu, kết
quả.
Bước 3: Mô tả và giải thích kết quả thí nghiệm
HS viết ra (hoặc nói ra) các kết quả mà họ đã quan sát
thấy trong quá trình làm thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm
có số liệu thực nghiệm, HS phải xử lí số liệu và báo cáo với
GV.


Việc giải thích kết quả thí nghiệm, GV có thể hướng dẫn
HS qua các câu hỏi định hướng: Tại sao có hiện tượng đó ?
Hiện tượng này có liên quan đến quá trình nào ? Lặp lại thí
nghiệm này trên đối tượng …. thì kết quả như thế nào ? Điều

gì xảy ra nếu….
HS tự rút ra kết luận, hình thành tri thức sau mỗi thí
nghiệm khám phá.
Các thí nghiệm để rèn luyện và phát triển NLKP trong
phần Sinh học Vi sinh vật:
Thí nghiệm tiến hành ở nhà:
Ví dụ 1:Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lí học đến
sinh trưởng của VSV
Nguyên liệu: Bánh mỳ hoặc cơm nguội
Cách bố trí thí nghiệm: Bố trí 5 thí nghiệm với các điều
kiện khác nhau
- Dự đoán đối tượng VSV nào sẽ xuất hiện nhiều nhất
trên miếng bánh mỳ? Mức độ phát triển của đối tượng VSV
này trên 5 thí nghiệm khác nhau như thế nào ?
- Qua thí nghiệm, hãy rút ra kết luận về mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố vật lí đến sự sinh trưởng của VSV ?
- Hãy tìm thêm ví dụ khác về ảnh hưởng của một số yếu
tố vật lí đến sinh trưởng của VSV ?


- Hoàn thành bảng tổng kết về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến quá trình sinh trưởng của VSV và những ứng
dụng trong thực tiễn:
Yếu tố tác
động

Cơ chế kích
thích

Cơ chế gây ức

chế

Ứng dụng

Nhiệt độ
Độ ẩm
Độ pH
Ánh sáng
Áp
suất
thẩm thấu
Ví dụ 2: Thí nghiệm lên men êtilic
Nguyên liệu: Bánh men, dung dịch đường kính, nước lã,
chai nước lavie 750ml bằng nhựa (đã bóc bỏ nhãn để dễ quan
sát)
Cách bố trí thí nghiệm:
- Bánh men giã nhỏ
Thí
nghiệm

Chai 1

Điều kiện - Không có
thí nghiệm bánh men
-150ml
dung
dịch
đường

Chai 2


Chai 3

-15g bột bánh
men
-150ml
dung
dịch
đường

-15g bột bánh
men
- 150ml nước



kính
- Đóng nắp
chai, để ở điều
kiện 30-320C.

kính
- Đóng nắp - Đóng nắp
chai, để ở điều chai, để ở điều
kiện 30-320C.
kiện 30-320C.

- Quan sát hiện tượng trong 3 chai: Màu sắc (độ đục) của
dung dịch, thể tích chai nước thay đổi không ? Hãy giải thích
kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ quá trình chuyển hóa vật chất

minh họa ?
- Qua thí nghiệm, rút ra kết luận điều kiện lên men êtilic
là gì ?
Thí nghiệm thực hành tại lớp học:
Ví dụ: Thực hành quan sát một số VSV.
Bước 1: Chuẩn bị thí nghiệm
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất, mẫu vật (nấm men,
nấm mốc trong hạt ngô, động vật nguyên sinh trong ruộng
lúa, nước dưa chua, vi khuẩn trong khoang miệng…)
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
- GV nêu mục tiêu bài thực hành:
HS cần đạt được các yêu cầu: Biết cách làm tiêu bản,
biết cách quan sát tiêu bản trên kính hiển vi, nhận biết được
một số đối tượng VSV và vẽ được hình dạng của chúng.
- GV đặt ra các câu hỏi yêu cầu:
+ Mỗi nhóm phải tự làm các tiêu bản với mẫu vật: Nấm
mốc, động vật nguyên sinh, vi khuẩn trong khoang miệng.
+ Cách làm tiêu bản như thế nào?
+ Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi như thế nào?


+ Vẽ sơ đồ hình dạng của các VSV đã quan sát thấy.
- HS tựxây dựng kế hoạch về quy trình thực hành và tiến
hành thí nghiệm theo vị trí được phân công.
Bước 3: Thảo luận
- GV đưa ra các câu hỏi mở rộng vấn đề có liên quan
đến thí nghiệm để HS thảo luận:
+ Qua thí nghiệm, em thấy dễ phát hiện thấy các VSV
nhân sơ hay VSV nhân thực ? vì sao ?
+ Tầm quan trọng của nấm mốc, động vật nguyên sinh,

vi khuẩn sống trong khoang miệng ?
+ Tại sao trẻ em không nên ăn kẹo, đồ ngọt trước khi đi
ngủ ?
+ Tại sao nên rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi tiếp
xúc trực tiếp với nguồn VSV ?
- Hướng dẫn các nhóm HS cách trình bày báo cáo thực
hành.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm HS lần lượt trình bày báo cáo thực hành.
-GV chiếu hình ảnh một số vi sinh vật, HS quan sát, đối
chiếu kết quả.
- HS tự đánh giá kết quả của nhóm mình, đồng thời đánh
giá các nhóm khác dựa theo các tiêu chí đánh giá của bài thực
hành.


×