Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ HẰNG

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ HẰNG
ĐỀ TÀI
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9380102



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Bùi Thị Đào
2. PGS.TS. Vũ Thư

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này../.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Thị
Đào- người hướng dẫn 1 và PGS.TS Vũ Thư- người hướng dẫn 2. Luận án đã được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, tận tình và đầy tâm huyết của Cô, Thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Pháp luật hành chính nhà
nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, các Thầy Cô đã có những giúp đỡ, góp ý khoa
học quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài của Luận án.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các Thầy/cô tại Khoa Sau Đại học,

Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này tại Nhà trường.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các bạn bè, đồng nghiệp trong Trường Chính
trị Nguyễn Chí Thanh, nơi tôi đang công tác, đã có nhiều chia sẻ, động viên, giúp đỡ
bản thân trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chồng và các con, mẹ, anh chị em gia đình hai
bên nội, ngoại đã kiên trì, thầm lặng dành cho tôi thời gian, sự quan tâm, động viên,
hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu!.

Tác giả luận án

Lê Thị Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

VPHC

2

XL

Xử lý


3

XP

Xử phạt

4

BVMT

Bảo vệ môi trường

5

UBND

Ủy ban nhân dân

6

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

7

CCTHQĐ

Cưỡng chế thi hành quyết định


8

PCTP

Phòng chống tội phạm

9

VPPL

Vi phạm pháp luật

10

ĐMT

Đánh giá tác động môi trường

11

ĐMC

Đánh giá tác động môi trường chiến lược

12

QLHCNN

13


ÔNMT

14

ÔNMTNT

Vi phạm hành chính

QLHCNN
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1. Nguyên nhân của hình thức XLVPHC trong lĩnh vực BVMT không phù hợp 89
Bảng 3.2. Thực hiện thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ...................... 110


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số vụ VPHC trong lĩnh vực BVMT từ năm 2012-2018 ................... 103
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nhóm hành vi VPHC phổ biến .............................................. 105
Biểu đồ 3.3. Đánh giá của công chức về nguyên nhân hạn chế của XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ...................................................................................................... 123


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................... 3

2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3
3.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 3
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................. 7
7. Kết cấu luận án ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................... 9
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ................................................... 9
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................................... 25
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................. 31
2.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .................................. 31
2.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. ........................ 43
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ................................................................................................................... 77


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 83
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................... 84
3.1. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường ................................................................................................................... 84
3.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............. 103
3.3. Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ... 110
3.4. Nguyên nhân kết quả đạt được và hạn chế của xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................. 122
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.......... 133
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường .......................................................................................................... 133
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường .......................................................................................................... 139
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường ........................................................................................ 160
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 177
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ................................... 178
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Tăng cường hiệu quả đấu tranh đối với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân,
góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một
đất nước là một yêu cầu cấp thiết, vừa là mục tiêu và một trong những nội dung cơ
bản của phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn bằng

tội phạm hình sự nhưng với số lượng nhiều và ngày càng gia tăng, vi phạm hành
chính đang gây tổn hại không nhỏ cho môi trường. Cũng cần khẳng định rằng, nếu
đấu tranh với các vi phạm hành chính kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường càng tăng về số lượng và tính chất, ảnh hưởng khá
lớn đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2010-2020 của Đảng đã khẳng định "Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng
bảo vệ và cải thiện môi trường,...” và “hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường; xây dựng hệ thống chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm”.
Xử lý vi phạm hành chính là biện pháp pháp lý của Nhà nước có tác dụng to lớn
trong đấu tranh với vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, góp phần nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước ta đã chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính và từng bước nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này trên thực tiễn. Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật xử
lý vi phạm hành chính năm 2012 và các Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường,...được coi là hạt nhân cơ bản của hệ thống pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


2
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho thấy còn bộc lộ nhiều thiếu sót, có không
ít những quy định về vi phạm hành chính, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn chồng chéo, không phù hợp, gây khó
khăn cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường trên thực tế [122, tr. 47]. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường, tích cực tham
gia xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức chưa
cao; chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này còn hạn chế về

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phối hợp trong xử lý chưa chặt chẽ; phương tiện
kỹ thuật phục vụ cho xử lý vi phạm hành chính chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; việc
xử lý mới tập trung áp dụng hình thức xử phạt tiền, chưa quan tâm áp dụng hình thức khắc
phục hậu quả, cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính nên đã làm giảm
hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Mặt khác, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước phải có trách nhiệm kiểm soát môi trường, mọi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều phải bị xử lý nghiêm minh để bảo đảm
cho người dân được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm quyền lợi tự nhiên của
con người nhằm góp phần phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, Nhà nước
phải hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành
pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên thực tế.
Việc nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện về lý luận, thực trạng
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết đối với nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Đó là lý do, tác giả lựa chọn vấn đề “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” để làm luận án tiến sỹ luật học.


3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

như: khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường; thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng hoạt động xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam thời gian qua, chỉ
ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh để xem xét và phân tích các vấn đề. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng quan
điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, về phát triển bền vững, xây dựng nhà nước pháp quyền; về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật để nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận án sử dụng các loại phương pháp sau đây:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đây là nhóm các phương pháp được sử dụng

để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài dưới góc độ luật học với phương pháp tiếp cận


4
hệ thống chuyên ngành như Luật Môi trường, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Xã hội
học pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính,...Những luận điểm khoa học trong
các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các Tạp chí
chuyên ngành liên quan đến vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quan
điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa
học về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm đưa ra được giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu này sẽ
được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp mô tả và phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật chủ yếu được

sử dụng trong quá trình làm rõ những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành
chính, thẩm quyền, các biện pháp chế tài, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lý, số liệu khi nghiên cứu
tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu liên quan đề tài; tình hình vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực tiễn xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam,...phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong Chương 1, Chương 3.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu điểm tương đồng và khác biệt
giữa pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam
và các nước trên thế giới; mức độ hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính và thực
tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt
Nam,...Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1, Chương 3, Chương 4.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm tại
chương 2, các nhận định về thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam tại Chương 3 và các quan điểm,


5
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường ở Chương 4 của luận án.

- Phương pháp điều tra bằng ankét được sử dụng ở Chương 3 với hai mẫu điều
tra xã hội học: 200 phiếu dùng cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp; công chức ngành Tài nguyên và Môi trường, chiến sỹ cảnh sát phòng chống
tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; 200 phiếu dùng cho cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp, trong đó 100 phiếu dùng cho cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, 100 phiếu dùng cho người dân
sống trong các địa bàn có vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Sử
dụng phiếu điều tra xã hội học nhằm mục đích thu thập những cứ liệu phục vụ cho
việc đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua. Sử dụng phần mềm SPSS
Window 16.0 để xử lý số liệu thu được.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: hệ thống hóa, lý giải những vấn đề lý luận xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đánh giá thực trạng pháp luật mà chủ yếu là các
quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong Luật Bảo vệ môi trường năm
2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam; đề xuất các quan điểm, giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam.


6

- Phạm vi không gian: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật xử

lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam với việc khảo
sát trực tiếp ở một số tỉnh, thành phố điển hình trong xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng.
- Phạm vi thời gian: Luận án khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành

pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam
trong thời gian từ năm 2012-2018.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Điểm mới nổi bật của luận án được khẳng định, đây là công trình chuyên khảo
đầu tiên trong khoa học Luật hành chính nước ta đã đề cập khá toàn diện và có hệ
thống về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt nam.
Luận án có những đóng góp mới sau:
- Xây dựng khái niệm về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường và làm rõ những đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
- Phân tích, góp phần làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như cơ sở, thẩm quyền, thủ tục,
hình thức xử lý, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Phân tích sâu sắc hơn và đánh giá một cách toàn diện những thành tựu, hạn
chế trong quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng hoạt động xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt nam. Từ đó, rút ra nguyên nhân
hạn chế của vấn đề.
- Xây dựng luận cứ về quan điểm và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xử lý vi phạm hành chính xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường ở Việt Nam. Đề xuất sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
và Nghị định số 155/2016/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường theo hướng bổ sung thêm đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính và


7
hành vi vi phạm hành chính; tăng mức phạt tiền đối với những hành vi có mục đích lợi
nhuận; tăng thẩm quyền cho các chủ thể trực tiếp thực thi công vụ; nâng cao nhận
thức của người dân về tham gia xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường; đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực cho đội ngũ chủ thể xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam là công
trình nghiên cứu quy mô, mới, từ góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở các quy định
trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định
155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn
bản pháp luật liên quan. Luận án nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ lý luận, pháp lý đến
thực tiễn về quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường,...Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường ở Việt Nam, đối chiếu pháp luật hiện hành với pháp luật một số
nước trên thế giới để phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ
đó, đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập pháp,
lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự sửa đổi Luật xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Luận án có giá trị cho
việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo cao học, đại học, cao đẳng chuyên
ngành luật. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thực tiễn trong quá
trình thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.



8
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
Chương 2. Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
Chương 3. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường và thực tiễn thi hành ở Việt Nam
Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu sinh tổng hợp
tình hình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau:

1.1.1. Các nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường, bảo vệ môi trường,
xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
1.1.1.1. Các nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường, bảo vệ môi trường, xử

lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người và sinh vật. Bảo
vệ môi trường bằng các biện pháp khác nhau là yếu tố quan trọng trong chiến lược
phát triển của các quốc gia. Do vậy, việc tổng quan các công trình nghiên cứu về
môi trường, bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường sẽ tạo cơ sở nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng
pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
Về môi trường và bảo vệ môi trường nói chung đã được nhiều công trình ở
trong nước như [108] [113] [65] [49] [64] [96] [2] [119] [120] và nước ngoài [135]
[136] [140] [144] nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau từ lý luận đến thực tiễn.
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, (2002): “Môi trường
là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”
[120. Tr.618]. Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là
"Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh
mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người"[127].


10
Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, quan điểm được ghi trong Giáo trình Luật Môi trường
của Trường Đại học Luật Hà Nội hiểu “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật” [113, tr.9],… Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con
người, tình trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự sinh tồn và phát triển của con
người và sinh vật. Do vậy, bảo vệ môi trường ở các cấp độ cá nhân, cộng đồng, địa
phương, vùng, quốc gia và quốc tế là một trong những vấn đề sống còn của nhân
loại. Theo kết quả Nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ,
Việt Nam nằm trong số 49 quốc gia có chất lượng môi trường thấp nhất [38]. Vấn
đề BVMT đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà khoa học

trên thế giới, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới, Chương trình môi trường
Liên hợp quốc,...đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc tài trợ cho nhiều công trình
nghiên cứu về các vấn đề cụ thể của BVMT.
Dưới góc độ pháp lý thì“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho
môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi
trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải
thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
vệ đa dạng sinh học” [83, Điều 1]. Theo đó, BVMT không phải chỉ là hoạt động
phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường mà còn là hoạt động khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, hướng đến mục tiêu gìn giữ môi trường trong
lành, sạch đẹp. BVMT phải được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau, trong đó
các biện pháp pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Môi trường bị hủy hoại chủ
yếu do sự phá hoại của con người, chính con người trong quá trình khai thác các
yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây tổn hại cho môi trường.
Vì vậy, muốn BVMT trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách
là hệ thống các qui phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất
lớn trong việc BVMT. Các biện pháp pháp lý cơ bản được Nhà nước sử dụng để
BVMT là qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT; ban


11
hành các tiêu chuẩn về BVMT; quy định các chế tài hình sự, dân sự, hành chính để xử
lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thông qua các qui
định về các biện pháp chế tài pháp lý này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm
khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần tương ứng tỏ ra là biện pháp
pháp lý hữu hiệu để buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ đòi hỏi của pháp luật
trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường [113, tr.28] [70] [101] [67].
Xử lý vi phạm pháp luật là một dạng hoạt động của Nhà nước trong BVMT,
đó là việc nhà nước (qua các cơ quan nhà nước) áp dụng các biện pháp cưỡng chế

để buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm nghĩa vụ pháp lý về BVMT phải chịu hậu quả
bất lợi về vật chất hoặc tinh thần tương ứng với vi phạm pháp luật đã thực hiện.
Các biện pháp cưỡng chế đa dạng ngoài cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù,…còn sử dụng
biện pháp đặc thù như: buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường; tạm đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp
BVMT cần thiết; cấm hoạt động; buộc di dời cơ sở,…[115, tr.73]. Xử lý vi phạm
pháp luật về BVMT vừa được thực hiện theo hình thức chung của áp dụng các biện
pháp cưỡng chế xử lý vi phạm pháp luật nói chung, vừa bảo đảm tính chất của cưỡng
chế trong một lĩnh vực chuyên ngành.
Cơ sở của xử lý vi phạm pháp luật về BVMT là vi phạm pháp luật môi trường.
Theo quan điểm của Trần Quốc Tỏ, Luận án tiến sỹ: Phòng ngừa vi phạm pháp luật
về môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì “Vi phạm pháp luật môi trường
là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được pháp luật qui định do cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội liên
quan đến BVMT [104, tr.26]. Đặc điểm của vi phạm pháp luật về BVMT đều là
hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được Nhà nước xác lập để
BVMT; VPPL là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với quy định của pháp luật
BVMT, được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động; hành vi VPPL về
môi trường phải có lỗi; chủ thể thực hiện hành vi phải là cá nhân hoặc tổ chức có
đủ điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật [104, tr. 25]. Nội dung
của XLVPPL trong lĩnh vực BVMT bao gồm xử lý hành chính, hình sự, dân sự đối


12
với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật BVMT như: phá hoại, khai thác
trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng
phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo
quy định của pháp luật; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật
hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định; vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ,

chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường;
thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất
phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí;...[68, tr.26].
Các khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật về BVMT,
xử lý VPPL về BVMT được nêu và phân tích ở trên là những kết quả nghiên cứu
quan trọng mà tác giả có thể kế thừa hợp lý. Tuy nhiên, đặc điểm của XLVPPL,
trong đó có XLVPHC trong lĩnh vực BVMT được thể hiện như thế nào thì công
trình trên chưa giải quyết thấu đáo, bản chất của XLVPPL nói chung, XLVPHC nói
riêng trong lĩnh vực BVMT chưa được luận giải rõ ràng. Đây là khoảng trống còn
bỏ ngỏ để luận án tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
1.1.1.2. Các nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường
Một là, những nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm XLVPHC nói chung, khái
niệm, đặc điểm XLVPHC trong lĩnh vực BVMT nói riêng. Qua khảo cứu một số
công trình nghiên cứu của nước ngoài cho thấy, khái niệm XLVPHC không được
định nghĩa trong các văn bản pháp luật mà chủ yếu khẳng định XLVPHC là hoạt
động thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước như cơ quan tư pháp hoặc cơ
quan hành chính, hoặc cả cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính. Nội dung của nó
là đưa ra các phán quyết đối với vi phạm hành chính [15, tr.2]. XLVPHC trong lĩnh
vực BVMT là hoạt động phán quyết của các cơ quan tư pháp đối với tội phạm nhỏ
hoặc cơ quan hành chính đối với VPPL trong lĩnh vực BVMT. Theo đó, hệ thống
pháp luật các nước trên thế giới qui định xử lý VPPL về BVMT được thực hiện bởi
3 hệ thống cơ quan: cơ quan tư pháp (Ba Lan); cơ quan hành chính (Trung Quốc);


13
cả cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp (Bang New South Wales (Australia)). Ở
Việt Nam, qua nghiên cứu các công trình [113] [57] [126] [72] [70], tác giả nhận
thấy khái niệm XLVPHC trong lĩnh vực BVMT được bàn luận khá khiêm tốn, chủ
yếu đề cập đến khái niệm xử phạt VPHC hoặc trách nhiệm hành chính trong lĩnh

vực BVMT. Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu [102] [114] [117] đã đưa ra
các ý kiến về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Cụ thể là, trong đề tài: Tuân thủcưỡng chế-giám sát trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, Đề tài khoa học cấp
trường, Đại học Luật Hà Nội (2010) đã định nghĩa: xử lý hành chính về BVMT là
việc áp dụng trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường
của cơ quan có thẩm quyền đối với các chủ thể (cá nhân, tổ chức) có hành vi VPPL
môi trường và phải bị áp dụng trách nhiệm hành chính [114, tr. 73]. Bên cạnh đó,
các công trình cũng chỉ ra XLVPHC nói chung, XLVPHC trong lĩnh vực BVMT
nói riêng là hoạt động thuộc phạm trù QLHCNN, được tiến hành bởi các cơ quan
hành chính nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT,
chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ “xử lý VPHC”, chưa làm sáng tỏ đặc điểm của
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Hơn nữa, khi phân tích khái niệm XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT, các đề tài này tiếp cận dưới góc độ qui định của Luật XLVPHC
năm 2012 và cho rằng XLVPHC trong lĩnh vực BVMT chỉ bao gồm việc áp dụng
các biện pháp xử phạt hành chính của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền còn không
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính [126, tr. 18]. Việc xác định như vậy sẽ giúp
cho việc xác định phạm vi áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực
BVMT phù hợp với Luật XLVPHC nói chung nhưng sẽ dẫn đến trường hợp xem
nhẹ các hình thức ngăn chặn VPHC và bảo đảm thi hành quyết định xử lý; cưỡng
chế thi hành quyết định XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Do vậy, trong quá trình
nghiên cứu, tác giả sẽ kế thừa cách hiểu về XLVPHC nói chung, XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT nói riêng trên cơ sở đó xây dựng một khái niệm mới có thể khắc
phục được hạn chế của các khái niệm này.
Hai là, những nghiên cứu về cơ sở của XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Vấn
đề này đã có một số công trình nghiên cứu phân tích, nhận diện như [126] [102]


14
[131] [46] [67]. Với hầu hết các nước, không xem VPPL chưa tới mức truy cứu trách
nhiệm hành chính là VPHC. Loại vi phạm này được xếp vào trách nhiệm hình sự với tên
gọi khinh tội hoặc tội hình sự nhỏ. Chỉ có một số nước trên thế giới, VPHC được hiểu

là các hành vi VPPL mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành
chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota định nghĩa VPHC
là hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phải chịu các hình thức xử phạt
hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân
Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa VPHC là “hành vi vi phạm trật tự hành
chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức
phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các
hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục
do Luật này quy định” [67, tr.67]. Đề tài: Pháp luật về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực BVMT, của tác giả Phan Thị Tố Uyên đã khẳng định: cơ sở của xử phạt
VPHC về BVMT là VPHC trong lĩnh vực BVMT,…[126, tr. 13-14]. Tuy nhiên, có
quan điểm lại cho rằng cơ sở để XLVPHC không phải là VPHC mà là hành vi VPHC
trong lĩnh vực BVMT [102, tr.20]. Vấn đề này sẽ được tác giả luận án kế thừa và luận
giải sâu sắc hơn để làm sáng tỏ cơ sở của XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. VPHC trong
lĩnh vực BVMT bao gồm: các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; các
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ; các hành vi gây ô nhiễm môi trường,...[95].
Ba là, những nghiên cứu về đối tượng bị XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Để
bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững
đất nước thì việc quy định về đặc điểm, điều kiện trở thành đối tượng VPHC trong
lĩnh vực BVMT có vai trò quan trọng trong việc xác định các biện pháp xử lý tương
ứng với tính chất, mức độ VPHC về BVMT của đối tượng VPHC. Theo hướng này,
hiện nay có một số công trình tập trung vào nội dung đối tượng bị XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT như [15][133][140] [2], trong đó Báo cáo Tổng quan tham khảo
Luật XLVPHC các nước trên thế giới đã khẳng định đối tượng bị XLVPHC các
nước trên thế giới là cá nhân, pháp nhân. Đối với hệ thống pháp luật quy định về tội


15
phạm nhỏ hoặc hệ thống pháp luật không có sự tách biệt giữa chế tài hình sự và

hành chính như Thái Lan, bang New South Wales của Úc thì đối tượng bị xử phạt
chỉ là cá nhân và độ tuổi cá nhân bị XPVPHC là từ 14 trở lên, trong đó, Luật về tội
phạm nhỏ của Ba Lan áp dụng đối với đối tượng từ 17 tuổi trở lên. Ngoài ra, một
số công trình còn xác định, bên cạnh các chủ thể trực tiếp VPHC về BVMT phải bị
XLVPHC thì các chủ thể liên quan cũng là đối tượng bị XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT. Cụ thể, những người thực hiện hành vi trợ giúp, khuyên bảo, khuyến khích,
xúi giục người khác thực hiện hành vi gây nguy hại cho môi trường [67],... Đối với
các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, đã đề cập đối tượng bị XLVPHC là cá nhân
từ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hành chính, tổ chức, hộ gia đình,... Tuy
nhiên, các công trình trong nước chưa phân tích đặc điểm của tổ chức, cá nhân với
tư cách là đối tượng bị XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, vấn đề này sẽ được tác giả
luận giải sâu sắc thêm.
Bốn là, những nghiên cứu về chủ thể có thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT. Vấn đề xác định thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực BVMT thuộc trách
nhiệm của hệ thống cơ quan tư pháp hay cơ quan hành chính, hay hệ thống cơ quan
nửa hành chính – tư pháp hoặc thuộc thẩm quyền của cả cơ quan hành chính và cơ
quan tư pháp đã được các công trình phân tích, luận giải, như [15][64] [2] [102]
[126] [85] [53], trong đó, các công trình đã xác định thẩm quyền XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ở một số nước trên thế giới được quy định cụ thể, ngoài cơ quan
hành chính (Trung Quốc) còn có cơ quan tư pháp tham gia xử phạt đối với VPHC
(Ba Lan, Thái Lan). Ngoài ra, còn có các cơ quan nửa hành chính – tư pháp và các
tổ chức công được ủy quyền đều có thể tiến hành XLVPHC trong lĩnh vực BVMT
(Trung Quốc, Cộng Hòa Pháp, New South Wales); có nước XLVPHC trong lĩnh
vực BVMT thuộc thẩm quyền xử lý của cả cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp
[14]. Còn ở Việt Nam, các công trình đã đề cập đến thẩm quyền XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT thuộc về hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước theo phân cấp
từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, chủ yếu là Ủy ban nhân dân các cấp, các
cơ quan thanh tra môi trường, thanh tra chuyên ngành và cảnh sát nhân dân [ 53]



16
[102] [116]. Tuy nhiên, do không nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thẩm quyền
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT mà chủ yếu nghiên cứu về thẩm quyền XLVPHC
nói chung nên đa phần các công trình chưa đưa ra được luận giải về thẩm quyền và
phân định thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Do vậy, luận giải sẽ phát
triển thêm lý luận về căn cứ phân định thẩm quyền XLVPHC trong lĩnh vực BVMT
giữa các chủ thể có thẩm quyền XLVPHC nhằm thực hiện đúng nguyên tắc phòng
ngừa, bảo đảm quyền con người trong XLVPHC về BVMT.
Năm là, những nghiên cứu về các hình thức XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
Hình thức XLVPHC được hiểu là biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối
với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện VPHC. Việc áp dụng các hình thức XLVPHC
sẽ đặt ra trách nhiệm hành chính đối với đối tượng vi phạm [55]. Hình thức
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT có vai trò nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật môi
trường vì tính linh hoạt, minh bạch, đảm bảo khắc phục, loại bỏ lợi ích kinh tế của
cá nhân, tổ chức từ việc không tuân thủ các quy định về môi trường [43]. Các hình
thức xử lý bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền được xác định là hình thức xử phạt chính,
trong đó, phạt tiền được thực hiện theo hướng, các nhân, tổ chức vi phạm pháp luật
BVMT sẽ bị xử lý ở mức thấp nhất, nếu không thành công, sẽ bị điều chỉnh di
chuyển lên mức cao hơn và mang tính trừng phạt nhiều hơn để phù hợp với đặc
điểm của hành vi vi phạm pháp luật về BVMT như công trình số [112] [135]
[97],…Trong công trình nghiên cứu của J. Dara Lynott and Ray Cullinane (Ireland)
(2005), Administrative Sanctions (Xử phạt VPHC), Office of Environmental
Enforcement, Environmental Protection Agency in Ireland, p.10-17 khi đề cập đến
hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT tại Ireland. Tác giả so sánh hiện
trạng xử phạt hành chính ở Anh, Mỹ, Đức và Úc và đưa ra nhận định về XPHC ở
Ireland có đến 11 của 20 biện pháp trừng phạt không phải hình sự như: thực thi cam
kết; cảnh báo; phạt tiền cố định; phạt tùy ý; tên và xấu hổ, công khai đối tượng
VPHC. Trong công trình của Jean Piette (2014), La sanction droit de l’environnement
pénalités administratives, Université Dalhousie, Canada đã luận giải, phân tích cách
tính tiền phạt biến đổi đối với những VPHC tăng nặng. Luận giải nguyên tắc xử lý



×