Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài luyện tập số 1 image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.78 KB, 10 trang )

CHƯƠNG VI: NHÓM OXI - LƯU HUỲNH
BÀI LUYỆN TẬP – SỐ 1
Câu 1: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây ?
A. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước.
B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc.
C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 2: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ?
A. Cl2, O3 và S

B. S, Cl2, Br2

C. Na, F2, S

D. Br2, O2, Ca

C. CO2

D. CaO.

Câu 3: Oxit nào là hợp chất ion?
A. SO2

B. SO3

Câu 4: Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc, dư, đun nóng, người ta thu
được 1 hỗn hợp khí A. Hỗn hợp khí A gồm:
A. H2S và CO2

B. H2S và SO2


C. SO2 và CO2

D. CO và CO2

Câu 5: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:
A. H2S và CO2

B. H2S và SO2

C. SO3 và CO2

D. SO2 và CO2

Câu 6: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta lấy hai lít không khí rồi dẫn qua
dụng dịch Pb(NO3)2 dư thấy có kết tủa màu đen xuất hiện. Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có
hiện diện khí?
A. CO2

B. H2S

C. NH3

D. SO2

Câu 7: Phương trình hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2  11O 2  2Fe 2 O3  8SO 2

B. S  O 2  SO 2

C. 2H 2S  3O 2  2SO 2  2H 2 O


D. Na 2SO3  H 2SO 4  Na 2SO 4  H 2 O  SO 2

Câu 8: Cho các phản ứng:
(1)

O3  dung dịch KI →

t
(2) F2  H 2 O 


(3)

t
MnO2  HCl dac 


(4) Cl2 + dung dịch H2S →

Các phản ứng tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 9: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được

dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3.

B. CO2.

C. SO2.

D. O3.

Câu 10: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. N2O.

B. CO2.

C. SO2.

Câu 11: Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:

S  2H 2SO 4  3SO 2  2H 2 O

D. NO2.


Trong phản ứng này, tỉ lệ nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.


D. 2 : 1.

Câu 12: Dẫn khí H2S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4, nhận thấy màu tím của dung dịch bị
nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng nào sau đây thể hiện kết quả của phản ứng trên.
A. 2KMnO 4  5H 2S  3H 2SO 4  2MnSO 4  5S  K 2SO 4  8H 2 O .
B. 6KMnO 4  5H 2S  3H 2SO 4  6MnSO 4  5SO 2  3K 2SO 4  8H 2 O .
C. 2KMnO 4  3H 2S  H 2SO 4  2MnO 2  2KOH  3S  K 2SO 4  3H 2 O .
D. 6KMnO 4  5H 2S  3H 2SO 4  2MnSO 4  5SO 2  3H 2 O  6KOH .

Đặt mua file Word tại link sau
/>
Câu 13: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi sục khí H2S qua
các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Cho 5 dd loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho dung dịch Na2S
vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng sinh kết tủa?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Câu 15: Cho các phản ứng sau:

(1)SO 2  H 2 O  H 2SO3

(2)SO 2  CaO  CaSO3

(3)SO 2  Br2  2H 2 O  H 2SO 4  2HBr

(4)SO 2  2H 2S  3S  2H 2 O

Trên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng với tính chất cơ bản của SO2?
A. Trong các phản ứng (1,2) SO2 là chất oxi hóa.
B. Trong phản ứng (3), SO2 đóng vai trò chất khử.
C. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO2 mạnh hơn H2S.
D. Trong phản ứng (1), SO2 đóng vai trò chất khử.
Câu 16: Khi cho SO2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. X là
dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Ba(OH)2.

C. Dung dịch Ca(HCO3)2.

D. Dung dịch H2S.

Câu 17: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng sau:


SO 2  Br2  2H 2 O  2HBr  H 2SO 4 (1)

SO 2  2H 2S  3S  2H 2 O (2)
Các câu sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong các phản ứng trên
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa; phản ứng (2): H2S là chất khử.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có 10 electron p. X là nguyên tố nào dưới đây.
A. O

B. S.

C. Se.

D. Te.

Câu 19: Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hóa nào?
A. -2; +4; +5; +6.

B. -3; +2; +4; +6.

C. -2; 0; +4; +6.

D. +1; 0; +4; +6.

Câu 20: Xét phản ứng: 3S  2KClO3  2KCl  3SO 2
Lưu huỳnh đóng vai trò là :
A. Chất oxi hóa

B. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử


C. Chất khử

D. Chất lưỡng tính.

Câu 21: Trong nhóm chất nào sau đây, số oxi hóa của S đều là +6.
A. H2S, H2SO3, H2SO4

B. K2S, Na2SO3, K2SO4

C. H2SO4, H2S2O7, CuSO4

D. SO2, SO3, CaSO3.

Câu 22: Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:
A. 1s22s22p63s23p4.

B. 1s22s22p63s23p33d1 .

C. 1s22s22p63s23p23d2.

D. 1s22s22p63s13p33d2..

Câu 23: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh
A. chất rắn màu vàng, giòn

B. không tan trong nước

C. có tnc thấp hơn ts của nước

D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic.


Câu 24: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có
A. tính oxi hóa của oxi < lưu huỳnh

B. tính khử của lưu huỳnh > oxi

C. tính oxi hóa của oxi = tính oxi hóa của S

D. tính khử của oxi = tính khử của S

Câu 25: Cho các phản ứng sau:

(1)S  O 2  SO 2 ;

(2)S  H 2  H 2S ;

(3)S  3F2  SF6 ;

(4)S  2K  K 2S

S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. Chỉ (1)

B. (2) và (4)

C. chỉ (3)

D. (1) và (3)

Câu 26: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?

A. S  O 2  SO 2

B. S  6HNO3  H 2SO 4  6NO 2  2H 2 O

C. S  Mg  MgS

D. S  6NaOH  2Na 2S  Na 2SO3  3H 2 O

Câu 27: Ứng dụng nào sau đây không phải của S


A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.
B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất.
D. Điều chế thuốc súng đen.
Câu 28: Kết luận nào sau đây đúng đối với cấu tạo của H2S
A. Phân tử H2S có 2 liên kết cộng hóa trị có cực.
B. S trong phân tử H2S lai hóa sp3.
C. Phân tử H2S có cấu tạo hình gấp khúc.
D. Góc hóa trị HSH lớn hơn góc hóa trị HOH.
Câu 29: Dựa vào số oxi hóa của S, kết luận nào sau đây là đúng về tính chất hóa học cơ bản của H2S
A. Chỉ có tính khử.
B. Chỉ có tính oxi hóa.
C. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. Không có tính khử cũng như tính oxi hóa.
Câu 30: Để tách lấy khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch X lấy dư.
Dung dịch đó là :
A. Dung dịch Pb(NO3)2

B. Dung dịch AgNO3


C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch NaHS

Câu 31: Để phân biệt các dung dịch Na2S, dung dịch Na2SO3, dung dịch Na2SO4 bằng một thuốc thử duy
nhất, thuốc thử nên chọn là
A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch BaCl2

D. Dung dịch Pb(NO3)2

Câu 32: So sánh tính khử của H2S và SO2, ta có kết luận
A. Tính khử của H2S > tính khử của SO2.
B. Tính khử của H2S < tính khử của SO2.
C. Tính khử của H2S = tính khử của SO2.
D. Không có cơ sở để so sánh.
Câu 33: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S, nhưng trong không khí,
hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân của sự việc này là
A. Do H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm.
B. Do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2.
C. Do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác.
D. Do H2S tan được trong nước.
Câu 34: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen:

Ag  2H 2S  O 2  2Ag 2S  2H 2 O
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng



A. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hóa.

B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

C. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử.

Câu 35: Cho phản ứng hóa học: H 2S  4Cl2  4H 2 O  H 2SO 4  8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B. H2S là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

C. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa.

D. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

Câu 36: Kết luận nào sau đây không phù hợp với công thức cấu tạo của SO2
A. S trong SO2 có số oxi hóa +4.

B. Trong phân tử có 2 liên kết đôi S=O.

C. Phân tử SO2 có hình nón.

D. S trong SO2 lai hóa sp3.

Câu 37: Tính chất vật lí nào sau đây không phù hợp với SO2

A. SO2 là chất khí không màu, có mùi hắc.

B. SO2 nặng hơn không khí.

C. SO2 tan nhiều trong nước hơn HCl.

D. SO2 hóa lỏng ở 10C .

Câu 38: Khi tác dụng với dung dịch KMnO4, nước Br2, dung dịch K2Cr2O7, SO2 đóng vai trò
A. chất khử.

B. chất oxi hóa.

C. oxit axit.

D. vừa là chất khử vừa là

chất oxi hóa.
Câu 39: Khi tác dụng với H2S, Mg. SO2 đóng vai trò
A. chất khử.

B. chất oxi hóa

C. oxit axit.

D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá

Câu 40: Trong các chất: Na2SO3, CaSO3, Na2S, Ba(HSO3)2, FeS có bao nhiêu chất khí tác dụng với dung
dịch HCl tạo khí SO2
A. 2 chất


B. 3 chất

C. 4 chất

D. 5 chất

Câu 41: Khi điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, để SO2 sinh ra không có lẫn khí khác, người ta chọn
axit nào sau đây để cho tác dụng với Na2SO3
A. axit sunfuric.

B. axit clohiđic.

C. axit nitric.

D. axit sunfuhiđic.

Câu 42: Cách nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp
A. Đốt cháy lưu huỳnh..

B. Cho Na2SO3 + dung dịch H2SO4.

C. Đốt cháy H2S.

D. Nhiệt phân CaSO3.

Câu 43: Khi đun lưu huỳnh đến 444, 6C thì nó tồn tại ở dạng nào?
A. bắt đầu hóa hơi.

B. hơi.


C. rắn.

D. lỏng.

Câu 44: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là
A. 3s23p4.

B. 2s22p4.

C. 3s23p6.

D. 2s22p6.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh
A. S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
B. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
C. ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
D. ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.


Câu 46: Cho các phản ứng
(1) SO 2  Ca(OH) 2  CaSO3  H 2 O

(2) SO 2  2H 2S  3S  2H 2 O

(3) SO 2  H 2 O  Br2  2HBr  H 2SO 4

(4) SO 2  NaOH  NaHSO3 .


SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng
A. (1),(2) và (4).

B. (1),(2),(3), và (4).

C. (2).

D. (3) và (4).

Câu 47: Để tách được lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp bột gồm S, CuSO4 và ZnCl2 người ta dùng cách nào sau
đây
A. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch Ba(OH)2 dư rồi học.
B. Hòa tan hỗn hợp vào nước dư rồi lọc.
C. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư rồi lọc.
D. Thêm H2SO4 đặc.
Câu 48: Ứng dụng nào sau đây không phải của S
A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.

B. Làm chất lưu hóa cao su.

C. Khử chua đất.

D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 49: Trong số các câu sau đây, câu nào không đúng
A. Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.
B. Lưu huỳnh không tan trong nước.
C. Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.
D. Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.
Câu 50: Cho các oxit của các nguyên tố thuộc chu kì 3 sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

trong đó
A. có hai oxit bazơ, hai oxit lưỡng tính và còn lại là oxit axit.
B. có ba oxit bazơ, hai oxit lưỡng tính và còn lại là oxit axit.
C. có một oxit bazơ, hai oxit lưỡng tính và còn lại là oxit axit.
D. có hai oxit bazơ, một oxit lưỡng tính và còn lại là oxit axit.


BẢNG ĐÁP ÁN
01. C

02. B

03. D

04. C

05. D

06. B

07. D

08. A

09. C

10. C

11. D


12. A

13. B

14. C

15. B

16. B

17. C

18. B

19. C

20. C

21. C

22. B

23. C

24. B

25. D

26. D


27. C

28. C

29. A

30. D

31. A

32. A

33. A

34. B

35. C

36. D

37. C

38. A

39. B

40. B

41. A


42. A

43. A

44. A

45. C

46. C

47. B

48. C

49. D

50. D

Chú ý: Nếu có thắc mắc hoặc cần giải thích thêm, các bạn post câu hỏi vào nhóm facebook: TƯ DUY
HÓA HỌC NGUYỄN ANH PHONG để được thầy NAP và đội MOD hỗ trợ giải đáp thêm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Do H2SO4 đặc là chất hút nước rất mạnh nên khi pha loãng chỉ được cho từ từ axit vào nước,
khuấy đều và phải đeo kính mắt, không làm ngược lại
Câu 2: O3, F2 chỉ có tính oxit hóa nên A,C sai
D chỉ có tính khử nên D sai.
Câu 3: Ca có độ âm điện là 1
O có độ âm điện là 3,44
CaO có hiệu độ âm điện là 2,44 > 1,7 nên CaO là hợp chất ion
Câu 4: 2FeS  10H 2SO 4  Fe 2 (SO 4 )3  9SO 2  10H 2 O


2FeCO3  4H 2SO 4  Fe 2 (SO 4 )3  SO 2  2CO 2  4H 2 O
 hỗn hợp gồm SO2 và CO2.

Câu 5: C12 H 22 O11  24H 2SO 4 (dac)  12CO 2  24SO 2  35H 2 O
2 khí thoát ra là SO2, CO2
Câu 6: Pb(NO3 ) 2  H 2S  PbS  đen +2HNO3
Câu 7: Trong phòng thì nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 và muối
Na2SO3

Na 2SO3  H 2SO 4  Na 2SO 4  H 2 O  SO 2 
Thu SO2 vào bình bằng cách đẩy không khí.
Câu 8: O3  KI  H 2 O  KI  O 2  I 2
t
MnO 2  HCl dac 
 MnCl2  Cl2  H 2 O

t
F2  H 2 O 
 HF  O 2

Cl2  H 2S  H 2 O  HCl  H 2SO 4

Câu 9: Làm quỳ tím đổi màu và có tính tẩy màu là SO2
O3 không làm đổi màu quỳ tím
Câu 10: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là SO2


Câu 11: Lưu huỳnh bị khử chính là S trong H2SO4
Lưu huỳnh bị oxi hóa chính là S đơn chất


 Tỉ lệ là 2:1
Câu 12: Kết tủa vàng chính là S
Trong môi trường axit, Mn+7 bị khử về Mn+2
Câu 13: Các trường hợp tạo ra kết tủa là

Pb(NO3 ) 2 , CuSO 4

Pb(NO3 ) 2  H 2S  PbS  2HNO3

CuSO 4  H 2S  CuS  H 2SO 4

Chú ý: các kết tủa PbS, CuS không tan trong axit loãng

Câu 14: Các trường hợp tạo ra kết tủa là

Pb(NO3 ) 2 , CuSO 4 , FeCl2

Pb(NO3 ) 2  Na 2S  PbS  2NaNO3

CuSO 4  Na 2S  CuS  Na 2SO 4

FeCl2  Na 2S  FeS  2NaCl

Câu 15: SO2 đóng vai trò là chất khử, sản phẩm oxit hóa của nó là S+6
SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa, sản phẩm khử của nó là S0, S-2
Câu 16: Dung dịch Ba(OH)2

Ba(OH) 2  CO 2  BaCO3  H 2 O

BaCO3  CO 2  H 2 O  Ba(HCO3 ) 2


Câu 17: SO2 đóng vai trò là chất khử, sản phẩm oxi hóa của nó là S+6
SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa, sản phẩm khử của nó là S0

 Phản ứng 1, SO2 đóng vai trò là chất khử
Phản ứng 2, SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa.
Câu 18: S:1s22s22p63s23p4
Câu 19: Ví dụ: H2S (S-2; S(S0); SO2 (S+4); SO3 (S+6)
Câu 20: Lưu huỳnh đóng vai trò là chất khử, KClO3 đóng vai trò là chất oxi hóa
Câu 21: Trong các chất H2SO4, H2S2O7, CuSO4 thì S đều có oxi hóa là +6
Các câu còn lại thì cần chỉ ra một chất không thỏa mãn S+6
Câu A: H2S; S-2

Câu B: K2S; S-2

Câu D: SO2; S+4

Câu 22: Khi tạo SO2, S ở trạng thái kích thích, 1 e của phân lớp 3p được chuyển lên phân lớp 3d tạo ra 4e
độc thân
Vậy cấu hình e ở trạng thái kích thích của S là: s22s22p63s23p33d1
Câu 23: Nhiệt độ nóng chảy của S là 115, 21C lớn hơn nhiệt độ sôi của nước
Câu 24: Tính oxi hóa của oxi lớn hơn lưu huỳnh nên tính khử của lưu huỳnh nhỏ hơn oxi
Câu 25: Khi S phản ứng với các đơn chất có độ âm điện lớn hơn sẽ thể hiện tính khử
Do đó phản ứng (1) và (3), S đóng vai trò chất khử
Câu 26: Trong phản ứng: S  6NaOH  2Na 2S  Na 2SO3  3H 2 O
S từ S0 tạo Na2S ( S-2 ) và Na2SO3 (S+4) nên S vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử


Câu 27: Ứng dụng chính của lưu huỳnh là nguyên liệu sản xuất axit sunfuric, ngoài ra còn được làm chất
lưu hóa cao su, điều chế thuốc súng đen, pháo hoa, sử dụng trong ắc quy, bột giặt,...

Câu 28: Trong phản ứng H2S, S có 2 liên kết và 2 cặp e chưa tham gia liên kết nên phân tử H2S có cấu
hình gấp khúc
A sai, vì có 2 liên kết cộng hóa trị không cực
B sai, do các orbitan của S trong phân tử H2S không lai hóa, nên giải thích cho việc góc liên kết của phân
tử H2S chỉ khoảng 90 độ
D sai, góc hóa trị HSH nhỏ hơn góc hóa trị HOH
Câu 29: Dựa vào số oxi hóa -2 của S, tính chất hóa học cơ bản của H2S là chỉ có tính khử (H2S là axit rất
yếu nên không thể hiện tính oxi hóa)
Câu 30: H2S tác dụng được với các dung dịch Pb(NO3)2, AgNO3, NaOH nên không dùng các dung dịch
đó được
NaHS phản ứng với HCl tạo ra H2S nên NaHS không chỉ loại HCl, mà còn tăng thêm khí H2S
Câu 31: Cho HCl tác dụng với các dung dịch trên
- Có khí mùi trứng thúi bay ra là Na2S
- Có khí mùi hắc bay ra là Na2SO3, còn lại là Na2SO4
Ca(OH)2, BaCl2, Pb(NO3)2 không phân biệt được: Na2SO3, Na2SO4 vì 2 gốc SO32- ,SO 4 2- tác dụng với các
caption Ca2+ , Ba2+, Pb 2 cho kết tủa có màu giống nhau
Câu 32: Trong các hợp chất các H2S và SO2 S có các số oxi hóa lần lượt là S-2 và S+4
 tính khử của H2S > tính khử của SO2

Câu 33: H2S sinh ra bị oxi không khí oxi chậm theo phản ứng nên hàm lượng H2S rất ít trong không khí

H 2S  O 2  S  H 2 O
Câu 34: 4Ag  2H 2S  O 2  2Ag 2S  2H 2 O
Các quá trình nhường, nhận e là

2Ag 0  2Ag   2e

O 2 0  4e  2O-2
 Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa


Câu 35: H 2S  4Cl2  4H 2 O  H 2SO 4  8HCl
Ta có các quá trình nhường, nhận e:

S2  S6  8e

Cl2 0  2e  2Cl
 H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa

Câu 36: S trong phân tử SO2 có 2 liên kết với O (thực chất là 1 liên kết đôi và 1 liên kết cho nhận), còn 1
cặp e chưa tham gia liên kết nên có lai hóa sp2


Câu 37: HCl tan nhiều hạn trong nước, còn SO2 tan ít trong nước (9,4g/100ml, 25C )
Câu 38: Khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, Br2, SO2 sẽ đóng vai trò là chất
khử và tạo thành H2SO4
Câu 39: H 2S  SO 2  S  H 2 O

Mg  SO 2  MgO  S
Câu 40: Các chất khí tác dụng với dung dịch HCl tạo khí SO2, Na2SO3, CaSO3, Ba(HSO3)2
Câu 41: Do Na2SO3 còn tính khử nên không dùng axit nitric, nếu không sẽ tạo ra khí khác
axit sunfuric H2S rất yếu; axit clohiđic: sợ lẫn khí HCl
Vậy nên dùng H2SO4 là tốt nhất
Câu 42: Trong công nghiệp, để điều chế SO2, người ta đốt cháy S hoặc quặng pirit sắt
Câu 43: Nhiệt độ sôi của S là 444, 6C nên ở nhiệt độ đó, lưu huỳnh sẽ bắt đầu hóa hơi
Câu 44: S: 1s22s22p63s23p4
Câu 45: Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng hầu hết với các phi kim, nếu tác dụng với các phi kim có độ âm
điện lớn hơn như O,F thì S sẽ thể hiện tính khử
Câu 46: (1),(4): SO2 không thay đổi tính oxi hóa
(2): SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa
(3): SO2 đóng vai trò là chất khử

Câu 47: Do S không tan trong nước nên cho hỗn hợp trên vào nước rồi lọc sẽ thu được lưu huỳnh
Câu 48: Lưu huỳnh dùng để
- Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric
- Làm chất lưu hóa cao su
-Điều chế thuốc súng đen
Câu 49: Lưu huỳnh không tan trong nước, nhưng có thể tan trong dung môi hữu cơ như benzen, CS2...
Câu 50: Oxit bazơ: Na2O, MgO (2)
Oxit lưỡng tính: Al2O3 (1)
Oxit axit: SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 (3)



×