THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG
- Khái quát về giáo dục mầm non và cộng đồng tại
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
- Khái quát về giáo dục mầm non huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương
Năm học 2016 - 2017, toàn ngành hiện có 589 cơ sở giáo
dục từ mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp và
dạy nghề. Trong đó, có 567 trường mầm non, phổ thông với
quy mô 6.687 nhóm, lớp; 186.138 cháu mầm non, học sinh.
Trong những năm qua chất lượng giáo dục đã có những chuyển
biến tích cực: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi
đỗ vào đại học, cao đẳng tăng cao qua các năm, nhiều năm liền
Tứ kỳ có học sinh đạt thủ khoa các trường đại học lớn trong
nước. Số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi họa sinh giỏi
cấp khu vực và quốc gia luôn đạt ở mức cao so với khu vực.
- Vài nét về cộng đồng huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Tứ Kỳ là một huyện thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung
tâm đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống như các huyện khác của
tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của
hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện được hình thành
nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này, phía đông bắc giáp
huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình); phía tây Bắc
giáp thành phố Hải Dương; phía tây giáp huyện Gia Lộc; phía
tây nam giáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương.
phía đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc);
phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông
Thái Bình), đều là các huyện của thành phố Hải Phòng; Ngã
ba sông Luộc đổ vào sông Thái Bình nằm trên ranh giới này.
Hầu như xung quanh huyện được bao bọc bởi các con sông
nhỏ của hệ thống sông Thái Bình. Chính giữa địa bàn huyện
là con sông Tứ Kỳ, con sông này chảy qua huyện Ninh Giang
theo hướng từ Tây sang Đông, đổ vào huyện Tứ Kỳ ở địa
phận xã Quảng Nghiệp rồi chạy dọc theo chiều dài của huyện
theo hướng Tây Bắc - Đông nam, men theo Thị trấn Tứ Kỳ ở
đoạn giữa Thị trấn, Xã Văn Tố với xã Minh Đức, đến đoạn
giữa xã Phượng Kỳ và xã Hà Thanh tách làm hai, một nhánh
chảy xuống phía nam đổ vào Sông Luộc nơi tiếp giáp giữa xã
Tiên Động với Vĩnh Bảo ra Cầu Quý Cao sang Huyện Tiên
Lãng- Hải Phòng; một nhánh qua giữa Xã Nguyên Giáp và
Tiên Động chảy ra Cầu Xe trước khi đổ vào sông Thái Bình
tại địa phận giữa xã An Thanh và Quang Trung, đây là ngã ba
ranh giới giữa các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà và Tiên Lãng.
Diện tích: 170,03 km².
Dân số: 168.790 người (tháng 3/2008).
Mật độ: 970 người/km²
Về Du lịch:
• Chùa Đông Dương nằm trên địa bàn xã Minh Đức là
một ngôi chùa khá cổ, chùa được xếp hạng di tích lịch sử năm
1994.
• Chùa Phúc Diên tại xã Tân Kỳ được xếp hạng năm
1997.
• Chùa Khánh Linh tại xã Phượng Kỳ.
• Miếu Phạm Xá thuộc xã Ngọc Sơn có lễ hội hàng năm
tổ chức vào 9 tháng giêng .
• Đình Quỳnh Gôi tại xã Tân Kỳ thờ thành hoàng là Cao
Sơn Đại Vương, thời Hùng Duệ Vương, có công chống giặc
Thục, giữ yên bờ cõi. Lễ hội hằng năm vào ngày 8 tháng 2.
• Đình Ngọc Lâm (còn gọi là Đình Gậm) tại xã Tân Kỳ,
thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Vương,
như thành hoàng đình Quỳnh Gôi. Lễ hội hằng năm vào ngày
12-18 tháng một.
• Thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh có nghề dệt chiếu truyền
thống từ lâu đời và được công nhận làng nghề vào năm 2000.
• Đền Từ Mắc thuộc thôn Bích Cẩm, xã Quang Phục thờ
vua Quang Trung.
• Chùa Đống Duyên thuộc thôn Thái An
• Cây đa cách mạng nằm trong trường Trung học cơ sơ
Quang Phục
Nghề truyền thống: Thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh có
nghề dệt chiếu truyền thống từ lâu đời và được công nhận
làng nghề vào năm 2000.
- Tổ chức khảo sát
- Mục đích
Làm rõ cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm
non huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.
- Nội dung khảo sát
* Thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, bao gồm:
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương.
- Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
* Tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo dựa vào cộng đồng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017, bao gồm:
- Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho Trẻ mẫu
giáo dựa vào cộng đồng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
- Tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho Trẻ mẫu giáo
dựa vào cộng đồng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm học
2015-2016 và năm học 2016-2017.
- Chỉ đạo tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho Trẻ
mẫu giáo dựa vào cộng đồng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo dựa vào cộng đồng tại huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương
* Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo dựa vào cộng đồng tại huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dương.
- Các yếu tố chủ quan
- Các yếu tố khách quan
Sau đây là những kết quả khảo sát được:
- Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ
huynh học sinh về trách nhiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về trách
nhiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Để khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,
giáo viên về trách nhiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo chúng tôi phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 42 cán bộ
quản lý và giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo ở 6 trường và
thu được kết quả như sau:
- Nhận thức của khách thể khảo sát về sự mức độ cần
thiết của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo
St
Nhận thức về sự mức
CBQL và GV
PHHS
t
độ cần thiết của việc
giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu
(n= 42)
(n=43)
SL
%
SL
%
giáo bé
1
Rất cần thiết
37
88%
34
79,1
2
Cần thiết
5
12%
9
20,9
3
Không cần thiết
0
0
0
0
Đa số cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh
khi được hỏi ý kiến về mức độ cần thiết của việc giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé đều cho là rất cần thiết
và cần thiết. Qua bảng số liệu trên thấy có 37 giáo viên và
CBQL (chiếm 88%) cho rằng giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo bé là rất cần thiết, có 5 giáo viên và CBQL
chiếm 12 % cho rằng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo bé là cần thiết và không giáo viên nào cho rằng
không cần thiết. Đối với phụ huynh học sinh 79,1 % phụ
huynh cho rằng rất cần thiết giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ. 20,9% phụ huynh được hỏi cho rằng cần thiết phải rèn
luyện kỹ năng tự phục vụ, không có phụ huynh cho rằng
không cần phải rèn luyện kỹ năng tự phục vụ ở trẻ em. Bởi vì
hiện nay tình trạng trẻ mẫu giáo bé thiếu kỹ năng tự phục vụ
ngày càng phổ biến, đặc biệt ở thành phố, vì trẻ được gia đình
nuông chiều, có người giúp việc hoặc người nhà phục vụ tất
cả nên trẻ ỷ lại hoặc không được thực hiện các hoạt động tự
phục vụ. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
mẫu giáo bé rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.
- Nhận thức của phụ huynh, CBQL và giáo viên về
trách nhiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Để khảo sát thực trạng nhận thức của phụ huynh về trách
nhiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo chúng
tôi phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 43 phụ huynh có con đang
theo học tại các lớp mẫu giáo ở 6 trường và 42 cán bộ quản lý
và giáo viên thu được kết quả như sau:
- Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh
về trách nhiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo
Trách nhiệm giáo dục kỹ
năng
TT
PH
GV và CBQL
n = 43
n=42
tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo
SL
%
SL
%
0
0
0
0
17
40,48
Giáo dục kỹ năng tự phục
vụ chỉ là trách nhiệm của xã
1
hội
Giáo dục kỹ năng tự phục
vụ chỉ là trách nhiệm của 13 30,23
2
nhà trường
Giáo dục kỹ năng tự phục
vụ chỉ là trách nhiệm của
4
0
0
0
0
6
13,95
0
0
các tổ chức đoàn thể
Giáo dục kỹ năng tự phục
vụ chỉ là trách nhiệm của
Trách nhiệm giáo dục kỹ
năng
TT
tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo
5 trung tâm rèn luyện kỹ năng
PH
GV và CBQL
n = 43
n=42
SL
%
SL
%
2
4,7
2
4,8
23
54,76
42
100
Giáo dục kỹ năng tự phục
vụ chỉ là trách nhiệm của
6
gia đình
Giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cần phải có sự phối hợp
7 của các lực lượng Giáo dục, 22 51,16
thực hiện đồng loạt ở: Nhà
trường - Gia đình - xã hội.
Tổng
Qua bảng
43
100
ta thấy chỉ có trên 50% phụ huynh và giáo
viên, cán bộ quản lý có nhận thức đúng trách nhiệm của gia
đình, nhà trường, toàn xã hội trong việc giáo dục các kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mầm non. Muốn giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ được thành công thì cần phải có sự phối hợp giữa
gia đình – nhà trường – xã hội .
- Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Để tìm hiểu thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung
giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé chúng tôi sử
dụng câu hỏi số cho giáo viên phụ trách lớp vả cán bộ quản lý,
qua thống kê, kết quả thể hiện ở bảng sau:
- Ý kiến của GV và CBQL về mức độ thực hiện nội dung
giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé.
Stt
Nhận thức về nội dung giáo dục
GV &
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
CBQL
giáo bé
(n = 42)
Tỷ lệ
%
1
Xúc ăn
39
92,8
2
Xếp, cất ghế
38
90,5
3
Cầm cốc uống nước
33
78,6
4
Đi giầy dép đúng chân
36
85,7
5
Cởi giầy dép
36
85,7
6
Lấy gối
36
85,7
7
Đi vệ sinh đúng nơi quy định
35
83,3
8
Rửa tay bằng xà phòng
33
78,6
9
Rửa mặt
35
83,3
10
Lau miệng, súc miệng
31
73,8
11
Cất gối
31
73,8
12
Tự ngủ
36
85,7
13
Lấy đồ chơi
33
78,6
14
Cất đồ chơi
36
85,7
15
Lấy đồ dùng ở tủ cá nhân
33
78,6
16
Cất đồ dùng vào tủ cá nhân
38
90,5
17
Chải tóc
33
78,6
Qua bảng cho thấy: GV và CBQL cho rằng, với các nội
dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé, kỹ
năng xúc ăn có 92,8 % giáo viên thường xuyên thực hiện,
7,2% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện cho thấy còn một số
giáo viên chưa thực sự quan tâm tới giáo dục kỹ năng xúc ăn
cho trẻ.
Kỹ năng xếp, cất ghế có 90,5% giáo viên thường xuyên
thực hiện
Kỹ năng cầm cốc uống nước có 78,6% giáo viên thường
xuyên thực hiện, giáo viên không thực hiện cho rằng, trẻ sẽ tự
biết cách uống nước, các cô chỉ nhắc nhở khi trẻ uống nước
chứ không biết giáo dục như thế nào.
Kỹ năng đi giầy dép đúng chân có 85,7% giáo viên
thường xuyên thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên
chưa quan tâm đến kỹ năng đi giầy dép cho trẻ.
Kỹ năng cởi giầy dép có 85,7% giáo viên thường xuyên
thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm
đến kỹ năng cởi giầy dép cho trẻ.
Kỹ năng cất gối có 76% giáo viên thường xuyên thực
hiện, 10% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 14% giáo viên
không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên
chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng cất gối cho trẻ.
Kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định có 83,3% giáo
viên thường xuyên thực hiện, số liệu cho thấy nhiều giáo viên
quan tâm đến giáo dục kỹ năng đi giầy dép cho trẻ, còn một
số giáo viên chưa thực sự quan tâm.
Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, có 78,6% giáo viên
thường xuyên thực hiện, số liệu cho thấy còn một số giáo viên
chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng rửa tay bằng xà phòng
cho trẻ.
Kỹ năng rửa mặt có 83,3% giáo viên thường xuyên thực
hiện, số liệu cho thấy phần lớn giáo viên quan tâm đến kỹ
năng rửa mặt cho trẻ, còn một số giáo viên do lý do chủ quan
và khách quan vẫn chưa chú ý giáo dục kỹ năng này cho trẻ.
Kỹ năng lau mặt, súc miệng có 73,8% giáo viên thường
xuyên thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa
quan tâm đến giáo dục kỹ năng lau mặt, súc miệng cho trẻ
mẫu giáo bé.
Kỹ năng lấy gối có 78,8% giáo viên thường xuyên thực
hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm giáo
dục kỹ năng lấy gối cho trẻ mẫu giáo bé.
Kỹ năng tự đi ngủ có 85,7% giáo viên thường xuyên
thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm
đến kỹ năng tự đi ngủ cho trẻ.
Kỹ năng cất đồ vào tủ cá nhân có 78,6% giáo viên
thường xuyên thực hiện, cho thấy còn nhiều giáo viên chưa
quan tâm đến kỹ năng cất đồ vào tủ cá nhân cho trẻ mẫu giáo
bé.
Kỹ năng lấy đồ chơi có 85,7% giáo viên thường xuyên
thực hiện, cho thấy còn một số giáo viên chưa quan tâm đến
kỹ năng lấy đồ chơi cho trẻ.
Kỹ năng cất đồ chơi có 78,6% giáo viên thường xuyên
thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm
đến giáo dục kỹ năng cất đồ chơi cho trẻ mẫu giáo bé.
Kỹ năng chải tóc có 78,6 giáo viên thường xuyên thực
hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm giáo
dục kỹ năng chải tóc cho trẻ.
Kỹ năng lấy đồ ở tủ cá nhân có 90,5% giáo viên thường
xuyên thực hiện, cho thấy sự quan tâm đến giáo dục kỹ năng
lấy đồ ở tủ cá nhân cho trẻ.
Nhìn chung giáo viên chỉ quan tâm giáo dục cho trẻ kỹ
năng như xúc ăn, đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa mặt, rửa
tay bằng xà phòng… vì các kỹ năng này diễn ra trong quá
trình cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể, chứ không có
hoạt động triển khai nội dung kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo bé. Vì thế các nội dung khác như kỹ năng chải tóc, cầm
cốc uống nước, lấy gối, đi và cởi giầy dép.
- Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương
- Thực trạng phương pháp tổ chức để giáo dục kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Để tìm hiểu thực trạng về phương pháp tổ chức để giáo dục
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé chúng tôi trưng cầu ý
kiến của 42 giáo viên và cán bộ quản lý qua thống kê, kết quả
thể hiện ở bảng sau:
- Đánh giá của giáo viên và CBQL về mức độ thực hiện
các cách thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu
giáo bé (n = 42)
St
t
Cách thức thực hiện
Thường
Thỉnh
Không
Xuyên
thoảng
bao giờ
SL
1
2
Cho trẻ thực hành với đồ vật,
đồ chơi, đồ dùng
Sử dụng trò chơi để giáo dục
kỹ năng tự phục vụ
3 Giao nhiệm vụ, yêu cầu trẻ
thực hiện
4
5
Luyện tập để trẻ thực hành, lặp
đi lặp lại các thao tác kỹ năng
Cho trẻ quan sát trực tiếp
phương tiện, hành động mẫu
%
SL
% SL
%
33 78,6 2
4,8
7 16,7
31 73,8 2
4,8
9 21,4
33 78,6 2
4,8
7 16,7
33 78,6 7 16,7 2
4,8
30 71,4 5 11,9 7 16,7
6 Dùng ngôn ngữ để giáo dục kỹ 42 100
0
0,0
0 28,6
năng tự phục vụ
7
Sử dụng hình thức biểu dương
nhắc nhở, góp ý cho trẻ
35 83,3 5 11,9 2
4,8
Nhận xét thể hiện thái độ đồng
8 tình hoặc không trước việc 30 71,4 5 11,9 7 16,7
làm, hành vi cử chỉ của trẻ
Qua bảng cho thấy: Nhận thức về mức độ thực hiện các
cách thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé ở
bảng 2.4 chúng tôi thấy rằng cách thức cho trẻ thực hành với
đồ vật, đồ chơi được 33 giáo viên lựa chọn mức độ thường
xuyên chiếm 78,6%; 2 giáo viên chọn thỉnh thoảng chiếm
4,8% và 7 giáo viên chọn mức không bao giờ thực hiện chiếm
16,7%.
Cách sử dụng trò chơi để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ được 31 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm
73,8%; 2 giáo viên chọn thỉnh thoảng chiếm 4,8% và 9 giáo viên
chọn mức không bao giờ thực hiện chiếm 21,4%.
Đối với cách giao nhiệm vụ, yêu cầu trẻ thực hiện có 33
giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 78,6 %; 2
giáo viên chọn thỉnh thoảng chiếm 4,8% và 7 giáo viên chọn
mức không bao giờ thực hiện chiếm 16,7%.
Cách luyện tập để trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động
tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ nhằm củng cố kiến thức và kỹ
năng đã thu nhận đây là cách thức cần sử dụng thường xuyên
để hình thành kỹ năng cho trẻ, chúng tôi thu được kết quả là
có 33 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 78,6%;
có 7 giáo viên chọn thỉnh thoảng chiếm 16,7% và 2 giáo viên
chọn mức không bao giờ thực hiện chiếm 4,8%.
Cho trẻ quan sát trực tiếp, tiếp xúc với phương tiện, (vật
thật, đồ chơi, tranh ảnh), hành động mẫu, phương tiện nghe nhìn
(máy tính, ti vi) được 30 giáo viên lựa chọn mức độ thường
xuyên chiếm 71,4%; 5 giáo viên chọn thỉnh thoảng chiếm 11,9%
và 7 giáo viên chọn mức không bao giờ thực hiện chiếm 16,7%.
Sử dụng ngôn ngữ để giáo dục kỹ năng tự phục vụ được
42 giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên chiếm 100 %,
các cách thức khác cần kết hợp với sử dụng ngôn ngữ thì mới
đạt được hiệu quả giáo dục.
Sử dụng hình thức biểu dương nhắc nhở, góp ý cho trẻ và
nhận xét được 83,3% giáo viên sử dụng thường xuyên; 11,9%
giáo viên thỉnh thoảng sử dụng, thể hiện thái độ đồng tình hoặc
không đồng tình trước việc làm, hành vi cử chỉ của trẻ được
71,4% giáo viên sử dụng thường xuyên; 11,9% giáo viên thỉnh
thoảng sử dụng. Cách thức khác thì không có giáo viên nào
chọn.
Qua phân tích số liệu cho thấy phần lớn giáo viên mầm
non chọn cách thường xuyên sử dụng các cách thức khác
nhau, để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé,
một số giáo viên chọn mức thỉnh thoảng và không bao giờ sử
dụng các cách thức trên để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ. Tất cả các cách thức trên nếu kết hợp với nhau hợp lí, thì
sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo bé.
- Thực trạng hình thức tổ chức để giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ mẫu giáo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Để tìm hiểu thực trạng về hình thức tổ chức để giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé chúng tôi sử dụng câu hỏi số
9 phụ lục 1 trưng cầu ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý, qua
thống kê, kết quả thể hiện ở bảng sau:
- Đánh giá của GV & CBQL về mức độ sử dụng hình thức
tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé
(n=42)
Stt
Hình thức tổ chức
Thường
Thỉnh
xuyên
thoảng
SL
%
SL
Không
bao giờ
%
SL
%
4,8
0
0
7,1
1
2,4
39 92,9 1
2,4
2
4,8
42 100 0
0
0
0
* Theo mục đích và nội dung giáo
dục
1 Tổ chức các hoạt động trong 40 95,2 2
sinh hoạt hàng ngày.
2 Tổ chức hoạt động có chủ định 38 90,5 3
của giáo viên và theo ý thích
của trẻ.
3 Tổ chức ngày lễ, hội
* Theo vị trí không gian
4 Tổ chức hoạt động trong
phòng lớp.
5 Tổ chức hoạt động ngoài trời.
35 83,3 5
11,9 2
4,8
35 83,3 2
4,8
5 11,9
7 Tổ chức hoạt động theo nhóm. 33 78,8 5
11,9
4
9,5
8 Tổ chức hoạt động cả lớp.
9,5
3
7,1
* Theo số lượng trẻ
6 Tổ chức hoạt động cá nhân.
35 83,3 4
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy mức độ sử dụng
hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé
như sau:
Phân theo mục đích nội dung giáo dục, tổ chức các hoạt
động trong sinh hoạt hàng ngày mức độ thường xuyên có 95,2%
giáo viên thực hiện thường xuyên, 4,8% thỉnh thoảng thực hiện
và 0% không bao giờ sử dụng. Tổ chức hoạt động có chủ định
của giáo viên và theo ý thích của trẻ có 90,5% giáo viên thực
hiện, 7,1% thỉnh thoảng thực hiện và 2,4% không bao giờ sử
dụng. Tổ chức ngày lễ, hội có 92,9% giáo viên thực hiện, 2,4%
thỉnh thoảng thực hiện và 4,8% không bao giờ sử dụng, Qua đây
thấy rằng phần lớn giáo viên thường xuyên chọn hình thức tổ