Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Trình bày lý thuyết về chính sách tài khóa và vấn đề thâm hụt ngân sách. Liên hệ thực tiễn Việt Nam 3 năm gần đây?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.55 KB, 14 trang )

----------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1

Đề tài: Trình bày lý thuyết về chính sách tài khóa và vấn đề thâm
hụt ngân sách. Liên hệ thực tiễn Việt Nam 3 năm gần đây?

Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm sinh viên thực hiện:
Mã LHP:

Hà Nội, 24/10/2019
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. Chính sách tài khóa và vấn đề thâm hụt ngân sách
1.1. Khái niệm, mục tiêu và công cụ của CSTK.....................................tr7

1.2. Cơ chế tác động của CSTK..............................................................tr8

1.3. Chính sách tài khóa trong thực tế...................................................tr10

CHƯƠNG 2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam ba năm gần đây
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay....tr12
2.2. Tác động & giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách......tr15

2



CHƯƠNG 1. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
VÀ VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1.1. Khái niệm, mục tiêu, công cụ của CSTK
1.1.1. Khái niệm

Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử dụng thuế(T) và chỉ tiêu(G) để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
1.1.2. Mục tiêu
- Ngắn hạn: Tăng trưởng sản lượng, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ thất
-

nghiệp và cân bằng cán cân thanh toán.
Dài hạn: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài

hạn.
1.1.3. Công cụ
• Chi tiêu công cho hàng hóa và dịch vụ(G)
Là khoản tài sản được Chính phủ đưa ra nhằm vào mục đích chi
mua hàng hóa và dịch vụ nhằm sử dụng cho lợi ích cộng đồng và
-

điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Ví dụ:
+ Chi đầu tư phát triển
+ Chi thường xuyên
+ Chi trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay
• Thuế(T)
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định
đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi


tiêu của nhà nước
- Phân loại theo kinh tế:
+ Thuế trực thu
+ Thuế gián thu
- Phân loại theo đối tượng đánh thuế:
+ Thuế đánh vào hoạt động kinh doanh và dịch vụ
+ Thuế đánh vào hàng hóa
+ Thuế đánh vào thu nhập
1.2. Cơ chế tác động của CSTK
Thông qua số nhân chi
tiêu

Sản lượng
Tác động

3


CSTK

Tác động

(Chính phủ
sử dụng
THUẾ và
CHI TIÊU
CÔNG)

AE
Tác động


Tác động

Giá cả

Việc làm

1.2.1. Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp cao


Mục tiêu: Thúc đẩy tăng trưởng ( tăng sản lượng ), giảm thất

nghiệp.
• Công cụ: Dùng CSTK mở rộng ( tăng G, giảm T ).
 CSTK mở rộng: Tăng tổng chi tiêu  sản lượng cân bằng tăng 

thất nghiệp giảm, nhưng giá cả chung lại tăng lên  tăng trưởng kèm
theo lạm phát.

Tác động của chính sách tài khoá mở rộng
1.2.2. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao
• Mục tiêu: Kiềm chế tăng trưởng nóng, giảm lạm phát.
• Công cụ: Sử dụng CSTK thu hẹp ( giảm G, tăng T ).
 CSTK thu hẹp: Giảm tổng chi tiêu → sản lượng cân bằng giảm →

thất nghiệp tăng → giảm sự tăng trưởng nhanh → giảm lạm phát.

4



Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp
1.3. CSTK trong thực tế
 Những hạn chế trong thực tế:
- Khó tính toán được chính xác liều lượng cần thiết của chính sách
- Độ trễ của chính sách
- Tính không hiệu quả
- Tháo lui đầu tư
- Vấn đề thâm hụt ngân sách
1.3.1. CSTK với vấn đề tháo lui đầu tư
• Hiện tượng: Tăng chi tiêu chính phủ → giảm đầu tư tư nhân
• Cơ chế tháo lui đầu tư: CSTK mở rộng ( tăng G, giảm T ) → cầu

tiền (LP) tăng mà cung không đổi → lãi suất ( r ) tăng → đầu tư (
I ) giảm → Hiện tượng tháo lui đầu tư.
• Chính phủ tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ có thể
dẫn đến bóp nghẹt đầu tư và giảm sản lượng ( chi tiêu chính phủ
lấn át đầu tư tư nhân ).
1.3.2. CSTK với vấn đề thâm hụt ngân sách chính phủ.
• Ngân sách chính phủ là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà
nước có thẩm quền quyết định thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
Chính phủ.
• Cán cân ngân sách chính phủ ( B ): là sự cân đối giữa khoản thu &
chi ngân sách chính phủ trong một khoảng thời gian nhất định.
 Cán cân ngân sách : B = T – G
5


trong đó:


B: Cán cân ngân sách chính phủ
T: Thu ngân sách ( chủ yếu từ thuế ròng )
G: Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
 Trạng thái của cán cân ngân sách:
B = 0 ( T = G ): cán cân ngân sách cân bằng
B > 0 ( T > G ): cán cân ngân sách thặng dư
B < 0 ( T < G): cán cân ngân sách thâm hụt
1.3.3. CSTK với vấn đề thâm hụt ngân sách
• Các loại thâm hụt ngân sách:
- Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt xảy ra khi số chỉ
-

thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
Thâm hụt ngân sách cơ cấu ( thâm hụt chủ động ): là thâm
hụt được tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở

-

mức sản lượng tiềm năng.
Thâm hụt ngân sách chu kỳ ( thâm hụt bị động ): là thâm
hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh.

 Chú ý: Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt phản ánh kết quả hoạt

động chủ quan của chính sách tài khóa như định ra thuế suất phúc
lợi, bảo hiểm,… Vì vậy, để đánh giá kết quả của chính phủ của
chính sách tài khóa cần phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.
• Các biện pháp hạn chế & tài trợ thâm hụt ngân sách
- Cân đối lại các khoản thu – chi
- Vay nợ trong nước ( ngân hàng thương mại, khu vực tư nhân ).

- Vay nợ nước ngoài hoặc giảm dự trữ ngoại hối.
- Vay ngân hàng trung ương ( in và phát hành tiền hay ngoại tệ
hóa thâm hụt )
 Chú ý: mỗi biện pháp đều có những hạn chế nhất định, vì vậy chính
phủ cần cân nhắc khi lựa chọn sử dụng các biện pháp này.

6


CHƯƠNG 2:
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM BA NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Bảng thống kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm (2017-2019)
Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng thu

Tổng chi

cân đối

cân đối

NSNN

NSNN

2017

1,283,200


2018
2019(dự toán)

Chi tiêu

Thâm hụt
NSNN

Tỉ lệ bội chi
NSNN so với
GDP

1,457,300

174,100

3,48%

1,422,700

1,562,400

139,700

3,6%

1,411,300

1,633,300


222,000

3,6%

(Nguồn: Tổng hợp từ cổng TTĐT Bộ Tài chính)

Theo số liệu trên cho thấy:


Thực trạng thu ngân sách: Giai đoạn 2017-2019 ,nhìn chung tổng
thu cân đối NSNN có xu hướng tăng song không liên tục (năm 2018
có tổng thu cân đối NSNN tăng 139,500 tỷ đồng so với năm 2017,
sang đến năm 2019 (dự toán) thì tổng thu cân đối NSNN giảm 11,400

tỷ đồng so với năm 2018).
• Thực trạng chi ngân sách: Chi tiêu của Chính phủ so với GDP vẫn
duy trì ở mức cao. Cơ cấu chi thay đổi theo hướng chi thường xuyên
7


chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Quy mô chi NSNN tăng dần đều trong
giai đoạn 2017-2019( từ 1,457,300 tỷ đồng (năm 2017) lên 1,633,300
tỷ đồng (năm 2019), tức tăng 176,000 tỷ đồng).
 So sánh với quốc tế, tỷ lệ thu và chi so với GDP của Việt Nam đang
ở mức trên trung bình so với các quốc gia trong khu vực và các
quốc gia có thu nhập tương đương. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại
là tỷ lệ huy động thu trên GDP đang có xu hướng giảm dần, trong
khi áp lực tăng chi tiêu công cả về đầu tư và thường xuyên vẫn cao
và các chỉ số an toàn nợ đã gần sát các giới hạn an toàn theo luật

định. Những vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng
kinh tế và đảm bảo bền vững tài khóa trong dài hạn. Do vậy, cần có
một lộ trình củng cố tài khóa để đảm bảo sự bền vững tài khóa song
không hoặc ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã có
cam kết mạnh mẽ về giảm bội chi và duy trì nợ công trong phạm vi
giới hạn cho phép, qua đó giúp hạn chế tăng nợ và tái tạo được các
lớp đệm chính sách nhằm chống đỡ các “cú sốc” có thể xảy ra, cũng
như các nghĩa vụ nợ dự phòng có thể phát sinh.
Các phương án củng cố tình hình tài khóa cũng đang được cân nhắc
trên cơ sở phối hợp các biện pháp nhằm đẩy mạnh huy động thu,
hạn chế tăng chi, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu, tăng
cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, quản lý
nợ công và rủi ro tài khóa.

8




Thâm hụt ngân sách: Bội chi NSNN thực hiện năm 2017 ước khoảng
174,100 tỷ đồng, bằng 3,48% GDP, thấp hơn dự toán là 3,5%
GDP,bội chi NSNN thực hiện năm 2018 ước khoảng 139,700 tỷ đồng,
khoảng 3,6% GDP, thấp hơn dự toán là 3,7%.
- Nhận xét về CSTK được sử dụng giai đoạn 2017-2019 :
+ Hệ thống các chính sách tài khoá (thu - chi NSNN) trong giai
đoạn 2017-2019 đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng đảm
bảo tính pháp lý ngày càng được nâng cao. Những văn bản quan
trọng như Luật NSNN, các Luật thuế đều được nghiên cứu ban
hành và hoàn thiện dưới hình thức văn bản Luật.
+ Các chính sách thu - chi NSNN được ban hành đã thực hiện tốt

vai trò động viên nguồn thu cho NSNN và thực hiện điều tiết kinh
tế vĩ mô.
+ Chính sách thu - chi NSNN được ban hành, hoàn thiện không
ngừng đã đảm bảo và phục vụ tốt cho công tác hợp tác quốc tế về
tài chính.

Bên cạnh những thành công nói trên, hệ thống các chính sách tài khoá NSNN
2017-2019 cũng còn một số các hạn chế là:
9


+ Hệ thống các chính sách thường xuyên có biến động và chưa thật sự ổn
định trong trung và dài hạn, vì thế cho nên các doanh nghiệp thường gặp
khó khăn khi chính sách thay đổi.
+ Các chính sách chạy theo việc xử lý thực tiễn quá nhiều; tính bền vững
thấp và hiệu lực, hiệu quả không cao.
+Kinh tế Việt Nam vẫn chưa là nền kinh tế thị trường hoàn thiện nên cơ
chế dẫn truyền chính sách tài khoá chưa hoàn thiện và làm hiệu quả can
thiệp chính sách không cao.

2.2. Tác động & giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách.
2.2.1. Tác động của thâm hụt ngân sách ở Việt Nam.
Thâm hụt ngân sách có những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tùy theo tỷ lệ
thâm hụt.
a) Tích cực.
- Sự thâm hụt ngân sách trong những năm qua được sử dụng như một

công cụ của chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế.
b) Tiêu cực
- Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội

-

địa, giảm đầu tư tư nhân, giảm tăng trưởng trong dài hạn.
Gây thoái lưu đầu tư với quy mô nhỏ nếu trong ngắn hạn và quy mô lớn

-

nếu trong dài hạn. Từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với
năng lực vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kì vọng
của người dân và của các nhà đầu tư vì họ biết rằng trước sau gì chính

-

phủ cũng phải in tiền để tài trợ thâm hụt.
Thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn đến việc nhà nước buộc
phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt từ đó gây ra lạm phát cho

-

nền kinh tế.
Gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng nợ quốc gia, khiến sự tăng
trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại.
10


-

Thâm hụt còn làm cho các nhà hoạt động chính sách không thể hoặc


-

không sẵn sàng sử dụng các gói kích thích tài chính đúng thời điểm.
Để bù lại các khoản thâm hụt chính phủ buộc phải tăng thuế hoặc vay
nợ thông qua phát hành trái phiếu. Thuế làm méo mó nền kinh tế,gây
tổn thất vô ích phúc lợi xã hội. Đồng thời, làm tăng CPSX của các
doanh nghiệp dẫn đến giảm động lực sản xuất & cạnh tranh => Giảm
tổng cung, tổng cầu.

2.2.2. Giải pháp cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách.
Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách, tùy theo bối cảnh, tình
hình kinh tế của từng nước mà người ta có thể sử dụng một, hai hay
nhiều biện pháp cùng kết hợp với nhau.

a) Biện pháp tăng thu giảm chi.
- Giảm chi tiêu công -> đây luôn là biện pháp hiệu quả nhất dù thâm hụt ngân
sách trong dài hạn hay ngắn hạn.
- Xây dựng cơ chế quản lý đầu tư công một cách có hiệu quả.
11


- Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu: điều chỉnh thuế suất, cải cách sắc thuế,mở
rộng diện chịu thuế, kiện toàn và nâng cao công tác hành thu để chống thất thu
thuế.
- Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân & thuế bất động sản.
c) Vay nợ:

Là biện pháp chủ yếu để tài trợ thâm hụt ngân sách ở tất cả các quốc gia trên
thế giới.
* Vay nợ trong nước:

+ Ưu điểm: Tận dụng được nguồn vốn tạm thời trong xã hội, hạn chế được
sự phụ thuộc vào nước ngoài.
+ Nhược điểm :Nếu vay nợ quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hành động đầu tư tư
nhân và có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến lạm phát tiền tệ.
* Vay nợ nước ngoài: Thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổ chức tài
chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.
+ Ưu điểm: Tận dụng được nguồn vốn với quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các
nước. Không gây lạm phát
+ Nhược điểm: Có thể chính phủ phải nhượng bộ trước những yêu cầu từ nhà
tài trợ, gánh nặng nhà nước tăng.
d) Sử dụng dự trữ ngoại tệ

+ Ưu điểm: Dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng
+ Nhược điểm: Tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng. Nó có
thể dẫn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tê
giảm mạnh và làm tăng sức ép lạm phát. Kết hợp với việc vay nợ nước ngoài ở
12


trên, việc giảm quỹ dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến tỷ số hối đoái tăng, làm suy yếu
sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.
d, Phát hành tiền
+ Ưu điểm: Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một
cách nhanh chóng, kịp thời mà không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh
nặng nợ nần.
+ Nhược điểm:
Việc in thêm và phát hành thêm nhiều tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền.
Nó đẩy cho việc lạm phát trở nên không thể kiểm soát nổi. Đồng thời làm giảm
uy tín của Nhà nước đối với công chúng.
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ngoại lệ và mang tính tình thế.


---HẾT---

13


14



×