Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.47 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU VIẾT VIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ LOẠI
RỪNG SẢN XUẤT GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU VIẾT VIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ LOẠI
RỪNG SẢN XUẤT GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương

Thái Nguyên, năm 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài
liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng năm 2019
Tác giả

Lưu Viết Viên


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Đánh giá hiệu quả
kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyệnĐịnh
Hóa,tỉnh Thái Nguyên”. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu luận văn này.Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Phòng Đào tạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các
thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
học tập.Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
Cô giáo, Tiến sĩ Kiều Thị Thu Hương, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa

học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND huyện Định Hóa, Ban quản lý rừng
ATK cùng các hộ gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu
thập số liệu, để tôi có thể hoàn thành luận văn.Xin chân thành cảm ơn tới các
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, luận văn của
tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lưu Viết Viên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
2.1. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3

4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
5.1. Ý nghĩa khoa học. ................................................................................................4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm rừng và hiệu quả kinh tế. .................................................................8
1.1.2. phân loại rừng....................................................................................................8
1.1.3. Vai trò của rừng...............................................................................................10
1.1.4. Quan điểm phát triển. ......................................................................................11
1.1.5. Quan điểm về hiệu quả kinh tế........................................................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................14
1.2.1. Tình hình trồng rừng sản xuất trên toàn quốc .................................................14
1.2.2. Tình hình trồng rừng sản xuất tỉnh Thái Nguyên............................................15
1.3. Đánh giá chung ..................................................................................................16
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............18
2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................18


iv
2.1.1. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................19
2.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................20
2.1.3.Tài nguyên đất đai ............................................................................................20
2.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng............................................................22
2.2. Điều kiên kinh tế - xã hội ...................................................................................24
2.2.1. Dân sổ và lao động ..........................................................................................24
2.2.2. Cơ cẩu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa ...............................25
2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng ............................................................................25
2.2.4. Văn hóa - giáo dục ..........................................................................................26
2.2.5. Thu nhập và đời sống ......................................................................................26

2.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ....................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................28
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................29
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................30
2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng rừng .............................................................30
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng ....................................30
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................32
3.1. Thực trạng phát triển rừng sản xuất huyện Định Hóa. .......................................32
3.2. Kết quả và hiệu quả trồng rừng sản xuất quy mô hộ gia đình ở Định Hóa .......37
3.2.1. Chi phí trồng rừng sản xuất .............................................................................37
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất ......................42
3.3.1. Yếu tố về khí hậu, thời tiết ..............................................................................42
3.3.2. Yếu tố về lao động ..........................................................................................43
3.3.3. Yếu tố về vốn ..................................................................................................44
3.3.4. Yếu tố về giống ...............................................................................................44
3.3.5. Yếu tố về kỹ thuật trồng, chăm sóc .................................................................45
3.3.6. Yếu tố về thị trường ........................................................................................45
3.3.7. Yếu tố về chính sách .......................................................................................46


v
3.4. Những khó khăn mà hộ gặp phải trong hoạt động kinh doanh rừng trồng...............48
3.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của rừng trông cây Keo
lai, cây Quế trên địa bàn huyện Định Hóa ................................................................49
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất trong các hộ gia đình................51
3.5.1. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................51
3.5.2. Giải pháp về giống ..........................................................................................53
3.5.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất của hộ gia đình ...................................53

3.5.4. Giải pháp chính sách .......................................................................................55
3.5.5. Giải pháp về vốn .............................................................................................56
3.5.6. Giải pháp phát triển thị trường ........................................................................56
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................................................58
1. Kết luận .................................................................................................................58
2. Kiến nghị ...............................................................................................................59
2.1. Đối với hộ trồng rừng sản xuất ..........................................................................59
2.2. Đối với nhà máy thu mua ...................................................................................59
2.3. Đối với cấp tỉnh ..................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................61


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

HTX

Hợp tác xã

PTBQ

Phát triển bình quân

ATK


An toàn khu

FAO

Tổ chức nông lương Quốc tế

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CFM

Quản lý rừng cộng đồng thôn

KH

Kế hoạch

TC

Chi phí

GO

Doanh thu


GM

Lợi nhuận

H

Hiệu quả kinh tế

Q

Khối lượng sản phẩm

C

Chi phí bỏ ra


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diên tích đất rừng huyện Định Hóa ...........................................................23
Bảng 2.2. Dân số và các thành phần kinh tế huyện Định Hóa
giai đoạn (2016 - 2018) ...............................................................................................25
Bảng 3.1. Diện tích trồng mới rừng sản xuất trên địa bàn
huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018 ................................................................33
Bảng 3.2. Thông tin về các hộ điều tra .......................................................................34
Bảng 3.3. Diện tích rừng sản xuất năm 2018..............................................................35
Bảng 3.4. Diện tích rừng đã cho thu hoạch ................................................................36
Bảng 3.5. Nhân khẩu và lao động trong các hộ trồng rừng ........................................37
Bảng 3.6: Chi phí trồng Keo lai cho 01 ha .................................................................38

Bảng 3.7: Trữ lượng của rừng trồng Keo lai qua các độ tuổi (01ha)..........................40
Bảng 3.8: Chi phí trồng Quế cho 01 ha ......................................................................41
Bảng 3.9: Phân tích SWOT.........................................................................................49


viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Lưu Viết Viên
Tên luận văn:“Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho
hộ gia đình trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng sản xuất của các hộ
gia đình và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rừng sản xuất
trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất ở Định
Hóa,tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm
đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình thực hiện mô
hình. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh,
sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ excel để phân tích hiệu quả
kinh tế .
Kết quả chính và kết luận

Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, tìm ra những
thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp cho sản xuất củamô hình
trồng rừng sản xuất. Với phương pháp nghiên cứu chọn các xã có tỷ lệ che phủ
rừng cao, người dân có tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương,
nhận và được giao khoán rừng; có liên hệ chặt chẽ với công tác quản lý và phát
triển rừng. Sau đó xử lý số liệu để đưa ra những kết luận cụ thể.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Rừng không những
là tài nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi mà rừng còn có chức năng sinh
thái vô cùng quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng của sinh quyển, là
nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Tất cả
mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con
người đều có liên quan đến rừng. Trên thực tế, giá trị của rừng không chỉ là cơ
sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan
trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của thiên nhiên
lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất…
Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện (FRA) diện tích rừng
thế giới hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên
hành tinh. Tuy nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với
diện tích rừng bị mất, trong thời kỳ 2006-2010, trung bình một năm là 13
triệu ha ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015).
Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với
cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất
ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ
sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói

mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe
dọa cuộc sống của con người.
Theo số liệu năm 2016, diện tích rừng của Việt Nam là 14.377.682 ha,
bao gồm rừng tự nhiên là 10.242.141 ha, rừng trồng là 4.135.541 ha, độ che
phủ 41,19% ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017). Quyết định số
1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016). Hệ thực vật,


2

động vật rừng còn đa dạng và phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, hiện nay
rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh chóng do quá trình khai thác quá
mức tài nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân
tộc như: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành
chăn nuôi đại gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp.
Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%, đến năm
1995 chỉ còn 28%. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các
cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và ban hành
Luật bảo vệ và phát triển rừng, cùng nhiều văn bản nhằm hạn chế tình trạng
mất rừng, đến năm 2001 độ che phủ của rừng tuy đã được nâng lên từ 33,2%,
đến năm 2010 là 39,5%, đến năm 2015 tỷ lệ che phủ đạt 40,84% nhưng vẫn
chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Quyết định số 3158/QĐBNN-TCLN ngày 27/7/2016 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2015).
Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý, phát triển rừng
(PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính
sách giao đất giao rừng, chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự
án 661.... Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các
cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.

Định Hóa là huyện miền núi, đa số dân cư sống dựa vào nông lâm
nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (75,06%) trong tổng diện tích tự
nhiên. Vì vậy, hoạt động trồng rừng sản xuất ở Định Hóa đang trên đà phát
triển và mở ra cơ hội cải thiện thu nhập của người dân và tăng trưởng kinh tế
địa phương. Trong bối cảnh đó, việc xác định hiệu quả kinh tế của trồng rừng
sản xuất một cách cụ thể đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả
đang là vấn đề quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý định
hướng điều hành sản xuất của địa phương đồng thời giúp nông dân có thêm
các thông tin hữu ích trong việc ra quyết định sản xuất. Vì vậy, chúng tôi chọn


3

nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao
cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng sản xuất của các Hộ
gia đình ở Định Hóa, và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng
rừng sản xuất;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng sản xuất ở Định Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tìm hiểu và tính toán hiệu
quả kinh tế rừng trồng cây Keo lai, cây Quếđã khai thác ở quy mô hộ gia đình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Do điều kiện về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế loại rừng trồng sản xuất chính là

cây Keo lai và cây Quế. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất; thực trạng sản
xuất rừng trồng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng
trên địa bàn huyện Định Hóa.
- Về không gian:
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong vị trí địa lý và ranh
giới huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Số liệu điều tra được thực hiện ở 04
xã có nhiều diện tích rừng sản xuất ( xã Tân Thịnh, Lam Vỹ, Linh Thông, Quy
Kỳ) của huyện Định Hóa.
- Về thời gian:
Các số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
Việc điều tra, khảo sát thực tế được thực hiện năm 2019.
+ Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ năm 2016-2018


4

+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài tập trung thu thập thông tin
đánh giá thực trạng từ năm 2016 đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học.
- Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất giao cho hộ gia
đình là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của
chính sách và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản
xuất giao cho hộ gia đình ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Việc đánh giá sẽ chỉ ra được những tác động tích cực và những hạn chế
phát triển trồng rừng sản xuất giao cho hộ gia đình và nguyên nhân của những
tồn tại.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất theo
hướng tập trung trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .

- Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý của huyện Định
Hóa nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung và các địa phương khác có điều
kiện tương tự có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng trồng sản xuất
giao cho hộ gia đình ở địa phương trong thời gian tới.
- Các kết luận của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng
dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối
tượng khác có quan tâm.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã xuất hiện rất lâu đời, gắn liền với sự
tiến hóa của loài người với những hoạt động ban đầu là khai thác lâm sản bằng
săn bắt, hái lượm tới khai thác gỗ làm nhà. Đến nay hoạt động của ngành đã
phát triển một cách đa dạng và đa mục đích như khai thác lâm sản, trồng rừng,
sử dụng tài nguyên rừng cho mục đích môi trường. Do tính đa dạng của ngành
và tùy thuộc vào từng phương diện, mục tiêu nhìn nhận vấn đề, nên hiện có
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lâm nghiệp.
- Quan điểm thứ nhất: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ
rừng. Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng
rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản,
phòng hộ và bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt
động lâm nghiệp là tạo ra rừng thành thục công nghệ; đó chỉ là những sản
phẩm tiềm năng, chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên
thị trường. Như vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại.
+ Một là khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất

nhưng sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị
trường để thu hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai
thác từ rừng lại được thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.
+ Hai là về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải
pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng.
+ Ba là về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây
dựng rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn
để tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.


6

+ Bốn là về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản
lý các hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai
thác và chế biến lâm sản.
- Quan điểm thứ hai : cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất đặc biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn
có chức năng khai thác sử dụng rừng. Như vậy, với quan điểm này khái niệm
về lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản
phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đã đề
cao vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đã coi hoạt động xây
dựng và sử dụng rừng là hai giai đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên
rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để lâm nghiệp phát triển toàn diện. Tuy
nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau vào một
ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó khăn về công tác tổ chức, quản lý và
hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ
tập trung vào khai thác bóc lột tài nguyên rừng và ít quan tâm đến phát triển
lâm nghiệp bền vững. Do đó, tài nguyên rừng nhanh chóng bị cạn kiệt, đặc biệt
trong thời kỳ lâm nghiệp hoạt động trong cơ chế bao cấp.

- Quan điểm thứ ba: xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp
và đứng trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một
ngành sản xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng,
khai thác vận chuyển còn bao gồm cả chế biến lâm sản. Như vậy, quan điểm
thứ ba tương đối toàn diện hơn hai quan điểm trên. Quan điểm này vừa đảm
bảo tính thống nhất trong quá trình tái sản xuất, vừa đảm bảo chu trình sản xuất
khép kín. Tuy nhiên, với quan điểm này đã ghép toàn bộ các hoạt động có chu
kỳ sản xuất, có đối tượng tác động, có công nghệ sản xuất hoàn toàn khác biệt
vào một ngành cũng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết: đầu tư, tổ chức
sản xuất, áp dụng công nghệ, đánh giá hiệu quả và cơ chế chính sách để phát
triển toàn diện ngành lâm nghiệp. Mặt khác, hiểu theo nghĩa rộng từ khi ghép


7

bộ, lâm nghiệp là lĩnh vực sản xuất trong ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Tuy nhiên, quan điểm có khác nhau cũng không làm suy giảm vai
trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Ngoài ra, có
khái niệm về lâm nghiệp khác: Theo khái niệm và phân loại của Liên hiệp
quốc đã được nhiều nước thừa nhận thì:"Lâm nghiệp là một ngành kinh tế bao
gồm tất cả các hoạt động chủ yếu gắn với sản xuất hàng hoá có liên quan đến
gỗ (gỗ tròn cho công nghiệp, củi, than củi, gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy, giấy
và đồ mộc), sản xuất, chế biến lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ từ rừng".
Như vậy, theo khái niệm trên, lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan
trọng với các đóng góp cho nền kinh tế quốc dân bằng các sản phẩm được sản
xuất và chế biến từ rừng và dịch vụ môi trường. Theo quan niệm tổ chức lương
thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO ) và phân loại của Liên hợp quốc về
ngành Lâm nghiệp, đã được nhiều quốc gia thừa nhận và căn cứ vào tình hình
thực tiễn của Việt Nam hiện nay, cần phải có một định nghĩa đầy đủ về ngành
lâm nghiệp như sau:“Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao

gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng
như các hoạt động gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến nguyên
liệu lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng
thời ngành lâm nghiệp cũng gắn bó mật thiết đến bảo vệ môi trường, bảo tồn
đa dạng sinh học, góp phần xoá đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền
núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng” (Quyết định số:
18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020).
Thông qua các quan điểm và khái niệm trên cho thấy, khái niệm về lâm
nghiệp đều được xem xét ở các góc cạnh khác nhau của quá trình sản xuất. Tuy
nhiên, khái niệm về lâm nghiệp sau cùng được đề cập tương đối hoàn thiện
hơn, nó vừa đảm bảo tính thống nhất của quá trình sản xuất, vừa đảm bảo chu
trình sản xuất khép kín. Như vậy, sản xuất lâm nghiệp là toàn bộ quá trình sản


8

xuất từ tạo rừng, khai thác vận chuyển và chế biến lâm sản, phát huy các chức
năng phòng hộ, văn hóa, xã hội của rừng.
1.1.1. Khái niệm rừng và hiệu quả kinh tế.
Có nhiều khái niệm khác nhau về rừng. Năm 1930, Morozov đưa ra khái
niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ giống nhau, nó chiếm một
phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần
lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952,
M.E.Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó
bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974. I.S. Mê lê khôp
cho rằng : Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản
của sinh quyển địa cầu ( Bách khoa toàn thư, 2013).

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ tre phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất,
đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng ( Luật Bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam, 2004).
Từ các khái niệm trên có thể tổng hợp ra một khái niệm: Rừng là quần
xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có
diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong
quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn
cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
1.1.2. phân loại rừng
Có nhiều cách phân loại rừng, thông thường người ta có thể căn cứ vào
nhiều tiêu thức khác nhau để tiến hành phân loại rừng, cụ thể:
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng được chia thành hai loại:


9

+ Rừng tự nhiên: là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng
nguyên sinh, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động), rừng thứ
sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo.
+ Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất
chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng.
- Nếu căn cứ vào tổ thành rừng, dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các
loài mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và rừng hỗn loài.
+ Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ có một loài. Tuy nhiên trên
thực tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng các loài khác này không vượt
quá 10% thì vẫn được coi là rừng thuần loài (rừng thuần loài tương đối).
+ Với rừng hỗn loài, để biểu thị mức độ tham gia của các loài người ta

dùng công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là bộ phận chính và chủ yếu tạo
nên độ khép tán (được biểu diễn thông qua độ tán che), độ đầy và trữ lượng
lâm phần.
- Nếu căn cứ vào đặc tính sử dụng rừng, rừng được chia thành 3 loại:
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất .
+ Rừng đặc dụng: Được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
+ Rừng phòng hộ: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng
cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,
chống cát bay, sóng biển, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân
bằng sinh thái và an ninh môi trường.
+ Rừng sản xuất: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng
cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại
đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác
(2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Trồng rừng)


10

- Phân loại theo trữ lượng thì có
+ Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150m /ha
+ Rừng trung bình: Tữ lượng rừng năm trong khoảng ( 100-150) m /ha
+ Rừng nghèo: Trữ lượng năm tong khoảng ( 80-100) m /ha
- Phân loại rừng dựa vào tác động của con người thì có Rừng tự nhiên và
Rừng nhân tạo.
- Phân loại dựa vào nguồn gốc thì có Rừng chồi và Rừng hạt
- Phân loại rừng theo tuổi: Rừng non, rừng sào ( là rừng bắt đầu khép

tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh sáng và chiều cao giữa các cá
thể cây gỗ), rừng trung niên và rừng già.
1.1.3. Vai trò của rừng
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc sống của con
người trên trái đất, cụ thể như sau:
Thứ nhất, rừng là nơi tạo ra số lượng sinh khối lớn nhất. Hiện nay, tất cả
thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là
64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ứng với 70%). Trong đó, trung bình một
hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng
thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn), (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác (2004),Cẩm nang ngành lâm
nghiệp, Chương Trồng rừng).
Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp cung cấp phần lớn oxy
cho hoạt động sống của con người. Thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa
học, các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) oxy để phục vụ cho hô
hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm.
Trong đó trung bình mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 để thở, tương ứng
với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Do đó, rừng
giúp ích cho sự sống của con người và động vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Trồng rừng)
Thứ ba, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái


11

Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa
khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các
nguồn gen quý hiếm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Cẩm nang
ngành lâm nghiệp, Chương Trồng rừng)
Thứ tư, rừng còn có tác dụng điều hòa không khí. Điều này có được là
do nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 - 5°C (Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004),Cẩm nang ngành lâm nghiệp,
Chương Trồng rừng).
Thứ năm, rừng còn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Các thống kê cho
thấy, tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà cửa bị ảnh hưởng do bão và các
thiệt hại do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi không có rừng.
Đồng thời, lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất
xói mòn của vùng đất không có rừng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2004),Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Trồng rừng).
Thứ sáu, rừng còn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của
các loài động thực vật quý hiếm như các loài hổ, báo, khỉ. (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (2004) Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương trồng rừng).
1.1.4. Quan điểm phát triển.
Phát triển rừng là ngành sản xuất luôn vận động và phát triển không
ngừng, nó chịu sự tác động của nhiều nhân tố nội sinh và môi trường bên
ngoài. Vì vậy, việc xác định quan điểm phát triển rừng hợp lý là vấn đề khó.
Nhưng cần phải xác định quan điểm phát triển để làm cơ sở trong việc định
hướng và tìm ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất bằng các giải pháp tác động
vào quá trình trồng rừng, khai thác và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng nhằm đưa
lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một ngành kinh tế đặc thù có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi,
góp phần ổn định kinh tế xã hội. Tăng trưởng gắn với phát triển bền vững là
mục tiêu xuyên suốt trong quá trình định hướng phát triển trồng rừng sản xuất


12

cũng như phát triển lâm nghiệp nói riêng và phát triển xã hội nói chung của
huyện Định Hóa.

- Trồng rừng sản xuất phải gắn với nhu cầu thị trường: việc nâng cao
hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất ở Định Hóa phải gắn với phát triển bền
vững dựa trên quan điểm phát triển lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia tích
cực của người dân vào trồng rừng sản xuất tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
ổn định cuộc sống người dân miền núi, khắc phục những hạn chế nhằm phát
huy vai trò trò quan trọng của rừng đối với đời sống của con người.
- Phát triển lâm nghiệp phải có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững Lâm
nghiệp là một ngành kinh tế, việc xây dựng và phát triển lâm nghiệp phải đầu
tư nhiều tiền của và lao động nên đòi hỏi phải có hiệu quả. Do vậy, xây dựng
và phát triển lâm nghiệp cần dựa vào những căn cứ khoa học từ việc xác định
cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống đến việc
đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một
trong những phương thức sản xuất sản phẩm ở trình độ sản xuất ngày càng cao,
càng hiện đại và công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến.
1.1.5. Quan điểm về hiệu quả kinh tế.
a. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này có nghĩa, cả hai yếu tố giá trị và hiện
vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Như vậy, hiệu
quả kinh tế không chỉ đạt được khi đáp ứng cả hai chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân phối.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng đầu ra có thể đạt được trên mỗi đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp. Theo đó, một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm ( Đỗ Đình


13


Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp
Việt Nam).
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá bán sản
phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí chi thêm về đầu tư hay nguồn lực. Về bản chất, hiệu quả
phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá các yếu tố đầu vào
và giá của đầu ra. Bởi vậy, hiệu quả phân phối còn được gọi là hiệu quả giá.
Như vậy, xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết
biên để tối đa hóa lợi nhuận. Tức giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí
biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp có ý
nghĩa rất to lớn trong hoạt động sản xuất. Thông qua đó, xác định mức hiệu
quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, xây dựng được giải pháp thích
hợp từ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, hiệu quả
kinh tế được coi là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong
sản xuất rừng trồng. Nếu hiệu quả thấp, sản lượng có thể nhờ các biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế, muốn tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
b. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi
phí bỏ ra.
H=

Trong đó H: hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: chi phí bỏ ra


14

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tình hình trồng rừng sản xuất trên toàn quốc
Trong những năm qua công tác trồng rừng luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm, nhiều địa phương đã áp dụng các mô hình liên kết, ứng dụng công
nghệ nhằm bảo đảm chất lượng cây giống, chủng loại cây phù hợp địa lý, khí
hậu, có giá trị kinh tế cao. Tại vùng Đông Bắc bộ một số địa phương đã triển
khai mô hình trồng rừng được người dân và các tổ chức hưởng ứng. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm
2018 diện tích đất có rừng toàn quốc là 14.491.295 ha; trong đó: rừng tự nhiên
10.255.525 ha, rừng trồng 4.235.770 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để
tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha;tỷ lệ che phủ là 41,65%.
Tuy vậy hoạt động trồng rừng trong thời gian qua cũng còn bộc lộ một
số nhược điểm là:
- Tốc độ trồng rừng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chiến lược đề ra.
- Năng suất rừng có được cải thiện nhưng bình quân vẫn còn thấp hơn
các nước trong khu vực và trên thế giới, rừng sản xuất mức bình quân còn thấp
trên phạm vi toàn quốc. Diện tích trồng thâm canh còn ít, nhiều loài cây trồng
chưa được nghiên cứu và chưa xây dựng được quy trình gây trồng, một số
giống trồng rừng chưa bảo đảm chất lượng, việc quản lý giống còn yếu.
- Rừng trồng vẫn còn phân tán, manh mún, chưa tạo được những khu
rừng công nghiệp tập trung và các khu rừng phòng hộ lớn ở vùng xung yếu.
- Việc giao đất giao rừng cho dân không có kế hoạch đã làm cho đất đai bị
xé nhỏ, khi cần quy hoạch hay thực hiện dự án lại không có đủ đất theo yêu cầu.
- Nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng hàng năm còn thấp; Vốn vay tín
dụng lãi suất còn cao, các thủ tục vay còn khó khăn, không được ứng trước để
chuẩn bị giống cây con, vật tư kịp thời vụ trồng rừng.
- Giá bán gỗ nguyên liệu thấp, qua quá nhiều buôn bán trung gian đã hạn
chế người dân đầu tư cho trồng rừng.


15


- Những chính sách hiện có vẫn chưa đủ để kích thích trồng rừng, Các
chính sách về khai thác, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu gỗ rừng trồng không ổn
định, làm cho các nhà đầu tư không yên tâm đầu tư vào trồng rừng.
1.2.2. Tình hình trồng rừng sản xuất tỉnh Thái Nguyên
Công tác trồng rừng sản xuất đã từng bước cải thiện được vị trí trong
nền kinh tế chung của tỉnh, do nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu cung cấp gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây dựng cơ bản và hiệu quả kinh tế
thực sự mang lại từ rừng được người dân chấp nhận đã thúc đẩy sản xuất lâm
nghiệp của tỉnh phát triển. Việc giao rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
được các cấp các ngành hết sức quan tâm nhằm mục tiêu đất đai phải có chủ
thực sự, thực hiện việc khai thác sử dụng tài nguyên rừng và đất đai bền vững.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về rà soát quy hoạch 3 loại rừng, tính đến
nay trên địa bàn tỉnh đã rà soát lại ranh giới, diện tích đất đai được giao quản lý
sử dụng và tiến hành giao đất cho địa phương phát triển kinh tế.
Hộ gia đình trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính
quyền và ngành lâm nghiệp trong đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất, vì vậy
kinh tế hộ gia đình phát triển. Nguồn thu nhập từ trồng rừng đã mang lại hiệu
quả thiết thực cho người dân. Đặc biệt, dự án 327, dự án 661 đã hỗ trợ người
dân trong việc thiết kế trồng rừng, cho vay vốn và đặc biệt là cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tham gia trồng rừng dự án. Tuy nhiên,
Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020
tỉnh Thái Nguyên nêu rõ, tổng diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh đến
năm 2020 là 178.874 ha, gồm: Đất rừng đặc dụng 43.360 ha, đất rừng phòng
hộ 35.941 ha và đất rừng sản xuất 99.573 ha.
Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, mỗi năm, UBND tỉnh hỗ trợ từ
ngân sách của tỉnh cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ là hơn 2 tỷ đồng (nguồn
thu từ dịch vụ nước sạch, hoạt động du lịch trên các hồ nước, thủy điện). Tổng
diện tích rừng phòng hộ của tỉnh trên 76.000 ha, quỹ rừng mới chỉ hỗ trợ cho



×