Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chủ tịch hồ chí minh bàn về giá trị con người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.65 KB, 14 trang )

HỒ CHÍ MINH BÀN VỀ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM

1. Nhà văn V. Hugo đã nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu
thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là
lòng tốt”. Tài năng và lòng tốt (đạo đức) là những vẻ đẹp qúy giá, cần có, cũng là
những phẩm chất thống nhất để làm nên giá trị của mỗi con người. Giá trị của con
người chính là những sản phẩm1 người đó tạo ra có ích cho bản thân, gia đình, xã
hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Giá trị con người do nhân cách tạo nên. Nhân cách con người bao gồm 2
mặt, đức và tài. Diễn đạt một cách khác, giá trị con người do phẩm chất và năng
lực của con người tạo ra. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, giá trị con người là ở trí lớn
bao nhiêu, tâm rộng thế nào. Như vậy, giá trị con người có được là do đức và tài
của họ mang lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng, cho Tổ quốc và nhân loại.
Nhân cách càng cao đẹp, càng tạo ra được nhiều sản phẩm có ích thì giá trị con
người càng lớn.
Tìm hiểu giá trị của con người là tìm về cái gốc làm nên nó: đạo đức/phẩm
chất và tài năng/năng lực của họ đã góp phần vào tiến bộ xã hội thế nào. Cần lưu ý
rằng, trong giá trị con người có giá trị chung của con người, để làm người (xuyên
thời đại), cộng giá trị con người của mỗi thời đại (tùy theo chính thể và yêu cầu của
thời đại). Các giá trị đó được thể hiện với những đặc tính cơ bản của nó trong các
quan hệ xã hội của con người: với nước, với nhân dân, với chính thể mà dân tộc
hướng tới, với đạo lý làm người trong các quan hệ với con người, với công việc,…
Lần theo các bài nói, viết của Hồ Chí Minh ta không thấy Người trực tiếp
bàn riêng về giá trị con người trên các góc nhìn học thuật, nhưng trên cơ sở thế
giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, Người đã đưa ra một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về giá trị làm người gắn với quá trình cách mạng
Việt Nam thể hiện trên hai phương diện Đức và Tài (phẩm chất và năng lực) và
1. Có nhiều loại sản phẩm (vật chất, tinh thần) với nhiều mức độ “có ích” khác nhau. Sản phẩm vật chất (lương
thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, các công cụ sản xuất, các cơ sở vật chất cho đời sống và phát triển xã hội …),
sản phẩm tinh thần (những tư tưởng, triết lý; những quyết định (nghị quyết, chủ trương, chính sách…); những sản
phẩm khoa học công nghệ; những sản phẩm văn học, nghệ thuật; những bài viết, bài nói, những lời tư vấn, khuyên


nhủ; những sự giao tiếp, ứng xử mà nhờ đó thiết lập nên những mối quan hệ …).


xác định đức và tài là gốc tạo nên giá trị của con người. Con người đóng góp cho
sự phát triển của xã hội đến đâu tùy thuộc vào đức và tài của họ. Ở thời đại Hồ Chí
Minh sống, vấn đề giải phóng con người, đem lại hạnh phúc cho con người là mục
đích chân chính cao nhất. Vì thế, giá trị căn bản để làm người trong thời đại đó
được Người khái quát với một triết lý nhân văn là: “Nghĩ cho cùng… cũng như mọi
vấn đề khác, là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước,
thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp làm cho nước
được độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ” 2. Xuất phát từ
những yêu cầu chung về giá trị làm người và yêu cầu của thời đại mình, mà cụ thể
là yêu cầu của dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam lúc này và mai sau, Hồ Chí
Minh hết sức quan tâm đến việc xây dựng nhân cách cao đẹp (đức và tài) – cái gốc
làm nên giá trị con người Việt Nam. Vậy, con người được Hồ Chí Minh bàn đến là
con người nào? Đó là nhân dân Việt Nam, những người lao động nghèo khổ bị áp bức
cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô
hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước”,
những “người cùng khổ” trên toàn thế giới. Việc xây dựng những giá trị con người đức và tài đối với người cách mạng là điều quan trọng bậc nhất trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, bởi Người xác định rất khoa học và cách mạng rằng con người vừa là mục tiêu
vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Tư tưởng đó được thể hiện sâu sắc trên hai phương diện xây dựng đạo
đức/phẩm chất và tài/năng lực/chuyên môn cho cán bộ, đảng viên và mỗi người lao
động Việt Nam mà Hồ Chí Minh quan tâm.
2. Thành tố đạo đức/phẩm chất trong giá trị con người được Hồ Chí Minh
bàn trên mấy phương diện chính sau đây:
- Đạo đức là trọng yếu, trước nhất, là gốc, là nền làm nên giá trị người
cách mạng. Nó như “nguồn” của sông, “gốc” của cây, là thước đo lòng cao
thượng, động lực giúp người cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hiểm
nguy. Bởi, theo Hồ Chí Minh, người có tâm, có đức mới có bản lĩnh vượt qua khó

khăn, thử thách cám dỗ của đời thường, “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó
không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”. Người có tâm, có đức thì mới có thể
gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân để giáo dục, thuyết phục và cảm hoá
được họ. Chỉ như vậy, họ mới là người có đủ sức mạnh và khả năng tổ chức thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vĩ đại và cao cả.

2. Trích Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành Tư pháp năm 1950.


Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa, không hạ thấp vai trò của đạo đức hay tách
rời với tài năng trong giá trị con người. Người đặt đạo đức trong quan hệ chặt chẽ,
biện chứng với tài năng, là một chỉnh thể tạo nên giá trị con người. Người nói: nói
“đức” là đức phải có tài, nói “tài” là tài đã đức; “đức - tài” được hoà quyện với nhau.
Đức là cơ sở, điều kiện để phát huy, phát triển tài năng. “Có tài mà không có đức”
chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu
có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì
cho loài người3.
Xác định đúng vai trò, vị trí của đạo đức trong giá trị con người, cho nên
suốt cuộc đời cách mạng Người luôn quan tâm chăm lo xây dựng đạo đức của
người cách mạng. Đó là thành tố trước hết và quan trọng bậc nhất trong giá trị con
người Việt Nam mà Hồ Chí Minh bàn đến.
- Những chuẩn mực cấu thành đạo đức trong giá trị người cách mạng Việt
Nam:
+ Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân được Hồ Chí Minh xác định
là phẩm chất, chuẩn mực hàng đầu, là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá đạo đức
trong giá trị của người cách mạng. “Trung, hiếu” của người cách mạng được Hồ
Chí Minh bàn với những nội dung mới, tiến bộ phù hợp với chế độ mới của thời
đại mới, “trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân”. “Trung với nước” có nội
hàm là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, với phương
hướng mà Đảng và dân đồng thuận xác định là xây dựng chủ nghĩa xã hội; phải đặt

lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết và quyết tâm đấu tranh
cho sự phồn vinh của đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cho nên,
theo Người “Trung với nước” cũng là “trung với Đảng”. “Trung với Đảng” là trung
thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng của
dân tộc do Đảng lãnh đạo, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì chỉ
có Đảng lãnh đạo mới có đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách
mạng đúng đắn, khoa học, mới phát huy được sức mạnh to lớn của cả dân tộc để
đưa cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chế độ mà nước ta đang ra sức phấn
đấu xây dựng là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, là công trình tập thể của
nhân dân lao động tự xây dựng, vì lợi ích của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam. Cho nên, “trung với nước”, là phải “trung với Đảng” và phải
“hiếu với dân”. “Hiếu với dân”, theo Hồ Chí Minh là phải tôn trọng, yêu kính nhân
dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, nhận rõ sức mạnh to lớn của nhân dân và phải coi
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 9, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 172.


dân là gốc, nền tảng của sự nghiệp cách mạng. Bởi lẽ “dân” trong quan niệm của Hồ
Chí Minh gắn liền với nước, dân là chủ của nước, dân có quyền quyết định vận
mệnh quốc gia, “bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều thuộc về dân”. Vì vậy, hiếu
với dân là phải một lòng, một dạ “phụng sự nhân dân. Nghĩa là làm đầy tớ cho
dân”4. Có được đức tính ấy trong giá trị của người cách mạng, thì nói dân tin, làm
dân theo và được dân hết lòng ủng hộ, cách mạng chắc chắn sẽ giành được thắng lợi.
Đó là những phẩm chất hàng đầu trong bảng thang giá trị con người Việt Nam mà
Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất.
+ Yêu thương con người là phẩm chất cơ bản, cao đẹp, là thuộc tính đạo
đức trong giá trị người cách mạng. Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh là
rộng lớn, sâu nặng, nhân văn, trước hết là đối với “quần chúng cần lao”, những
người đang phải chịu cảnh lầm than nô lệ, bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh không
chỉ giới hạn tình yêu thương con người đối với đồng bào mình, mà còn giành cho
cả giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Bởi theo Người, trong

sự nghiệp đấu tranh để giải phóng con người, trước hết là người lao động, “dù màu
da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô
sản”5. Trong khi thể hiện tình yêu thương con người, Người cũng chỉ rõ nguồn gốc
của bất công, đau thương, khổ nhục mà họ phải chịu là do chủ nghĩa đế quốc, chủ
nghĩa thực dân.
Hồ Chí Minh yêu thương con người với tình cảm bao dung, độ lượng, gắn
với sự tin tưởng vào những khả năng, phẩm giá tốt đẹp của con người, tạo mọi điều
kiện để con người vươn lên tự hoàn thiện. “Mỗi con người đều có thiện và ác ở
trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. 6 Đối với
những người lầm đường, lạc lối tỏ ra ăn năn, hối cải được Người đối xử nhân ái,
khoan dung, độ lượng. Hồ Chí Minh rất coi trọng và đề cao sự giáo dục thuyết
phục, cảm hoá đối với con người. Người khuyên: “Năm ngón tay cũng có ngón
vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người
cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ
tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ... Đối với đồng bào lạc lối lầm đường,
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 6, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 88.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 266.
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.12, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 558.


ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ” 7. Giá trị nhân văn mang bản tính người
cộng sản này được Hồ Chí Minh thực hành suốt cuộc đời và thường xuyên giáo
dục cán bộ, đảng viên của mình.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là phẩm chất căn bản, là tiêu chí
trong hành xử thể hiện giá trị của người cách mạng. Hồ Chí Minh coi các đức tính
Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong đạo đức của người cách mạng là một yêu cầu khách
quan của sự nghiệp cách mạng cao cả đó. Chỉ có đủ những giá trị đó Người cách
mạng mới “gánh được nặng”, “đi được xa”.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội hàm của những phẩm chất này để người cán bộ
thực hành và cũng là tiêu chí để đánh giá, xem xét giá trị người cán bộ. “Cần” là
siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, lao động có năng suất, hiệu quả, có kế
hoạch, có sự phân công hợp lý. “Cần” phải đi đôi với “chuyên”, lười biếng, dựa
dẫm, làm ẩu, làm xổi là kẻ địch của chữ “cần”. “Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ,
không hoang phí, không bừa bãi; tiết kiệm cả về vật chất, công sức lao động, thời
gian, tiền của. “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi
có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công,
tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm” 8. Đi đôi với tiết kiệm
là chống xa xỉ, hoang phí, mặt khác phải khéo tổ chức, bởi “Không biết tổ chức thì
không biết tiết kiệm”9. “Liêm” là trong sạch, không tham tiền của, công danh, địa
vị... nếu sa vào những tội lỗi ấy, là người “bất lương”. Cán bộ phải thực hành chữ
LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân”10. “Chính” nghĩa là không tà, ngay thẳng,
đứng đắn. Làm việc “Chính” là người “Thiện”, làm việc “Tà” là người “ác”. Siêng
năng, tiết kiệm, sống trong sạch là “Chính”; lười biếng, xa xỉ, tham lam là “Tà”.
Người cách mạng phải biết phân biệt rõ thiện - ác, chính - tà, cho nên phải “phò
chính trừ tà”. Người giữ được chữ “Chính”, thì dù làm bất cứ việc gì, ở cương vị
nào đều phải giải quyết đúng đắn ba mối quan hệ: Đối với mình, không tự kiêu, tự
đại, không tự cho mình là người giỏi nhất, sống độ lượng và có chí tiến thủ, thường
xuyên tự phê bình, tự kiểm điểm để khắc phục sửa chữa và hoan nghênh người
khác phê bình mình; Đối với người: phải thực sự yêu quí, kính trọng nhân dân, sống
chân thành, không “thiên tư, thiên vị”, khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 4, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 246.
8. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 638.
9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 637.

10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 641.


cùng tiến bộ. Không nghe nịnh hót, cũng như không nịnh hót người trên; Đối với

việc: phải tích cực, chủ động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách
nhiệm, biết đặt việc chung, lợi ích chung của tập thể, của Đảng lên trên hết, trước
hết. Giữ vững và làm đúng ba điều trên, thì mới là người có “Chính”. “Chính”
là đức tính quan trọng làm nên giá trị của người cách mạng. Vì muốn giáo dục
người khác làm việc chính “Tự mình phải chính trước”, mới giúp được người
khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý 11.
“Chí công vô tư” là đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc
và của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân; lo trước cái lo của thiên hạ, vui
sau cái vui của thiên hạ. Chí công vô tư thể hiện ở mối quan hệ đối với người,
với việc. Thực hành chí công vô tư, cũng có nghĩa là kiên quyết quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư có mối quan hệ mật thiết, khăng
khít với nhau, tạo nên sự thống nhất trong phẩm chất đạo đức, một thành tố quan
trọng làm nên giá trị của người cách mạng mà cả đời Người chăm lo xây dựng đối
với cán bộ, đảng viên của Đảng.
+ Tinh thần quốc tế trong sáng là một phẩm chất đạo đức làm nên giá
trị của người cách mạng, được Hồ Chí Minh xác định, bắt nguồn từ bản chất
quốc tế của giai cấp công nhân, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và cách
mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh luôn
coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản và yêu cầu cán bộ, nhân dân phải
luôn ý thức và hành động một cách đúng đắn, coi việc ủng hộ, giúp đỡ phong trào
cách mạng thế giới là nghĩa vụ, bổn phận của người chiến sỹ cách mạng, “giúp bạn
là tự giúp mình”.
3. Hồ chí Minh bàn về tài/năng lực và xác định mối quan hệ của nó với đức
trong nhân cách – giá trị của của người cách mạng một cách biện chứng. Rất coi
trọng đạo đức nhưng Người cũng rất quan tâm đến tài năng, trí tuệ và luôn tạo điều
kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội, vì đạo
đức là nền tảng cho tài năng phát huy và tài năng là thể hiện cụ thể của đạo đức
trong hiệu quả hành động. Tài của người cán bộ là trình độ, năng lực chuyên môn
nghiệp vụ, khả năng nhận thức, sáng tạo, có kĩ năng kĩ xảo để giải quyết công việc.

Người nói: “Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn; chính trị là đức, chuyên

1111. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 5, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 644.


môn là tài”12. Người cán bộ cách mạng phải có năng lực trí tuệ và năng lực hoạt
động thực tiễn, có trình độ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động tương
xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Người có “Tài” phải là người có sự hiểu
biết thấu đáo và thực hành thành thạo các công việc mà mình đảm nhiệm với hiệu
suất, hiệu quả cao. Người chỉ rõ: Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên
chẳng những thành thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể
lãnh đạo chung chung. “Tài” của người cán bộ phải được nhìn nhận, đánh giá theo
từng loại công việc và vì thế phải tìm chọn cán bộ có tài và bố trí phù hợp với yêu
cầu sử dụng của từng nhiệm vụ. Người căn dặn: không có ai cái gì cũng tốt, cái gì
cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho
họ, giúp đỡ ưu điểm của họ.
Tài năng của người cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trí lực, thể lực… và là
kết quả của một quá trình học tập, tích luỹ kinh nghiệm của mỗi người. Người yêu
cầu, để có được tài năng, người cán bộ cách mạng cần phải tích cực học tập, kiên
trì rèn luyện, phải thực hiện lời dạy của V.I.Lênin: Học, học nữa, học mãi. “Nếu
không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng
đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học
thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình” 13. Người lưu ý mỗi
người cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Phải hiểu rõ: “Học
để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng... Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng... Học
để tin tưởng... Học để hành...”14. Và Người chỉ rõ “Học ở đâu? Học ở trường, học ở
sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất
lớn”.15
Tóm lại, giá trị con người Việt Nam mà Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng là
con người vừa “hồng” vừa “chuyên” với những phẩm chất, năng lực: Trung với

nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế
trong sáng; có năng lực thực tế giải quyết tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng
đặt ra.
Giá trị con người là cái cơ bản làm nên con người. Giá trị con người càng
cao thì xã hội càng phát triển tốt đẹp, lành mạnh, bền vững. Vì thế, trong suốt cuộc
12. Hồ Chí Minh Toàn tập, t. 9, Nxb CTQG, HN, 2001, tr. 492.
13. Hồ Chí Minh Toàn tập, t. 9, Nxb. CTQG, H. 1996, tr. 554.
14. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb. GD, H, 1997, tr. 76.
15.Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 50.


đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi, quan tâm chăm lo giáo dục
nâng cao giá trị con người Việt Nam, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên./.

NÊU GƯƠNG ĐỂ GIÁO DỤC, XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN – NÉT NỔI BẬT
TRONG PHONG CÁCH NÊU GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng nêu gương và phát huy
vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong hoạt động thực tiễn, nhất là các cán
bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý. Nêu gương là phong cách luôn thường trực ở
Người trong suốt quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với Người,
nêu gương không chỉ là một giá trị bất biến thể hiện nhân cách cao đẹp của người
đảng viên cộng sản, mà còn là một phương thức hữu hiệu để giáo dục, xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp
cách mạng, đặc biệt là trong điều kiện Đảng trở thành Đảng cầm quyền.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã viết trong bức thư gửi đồng chí Pêtơrốp - Tổng
Thư ký Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (1924): “Nói chung thì các dân
tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá
trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” 16. Điều đó cũng có nghĩa, dù một

người có nói hay đến đâu đi nữa, nhưng nếu không gắn liền giữa nói và làm, không
thực hành nêu gương trong thực tiễn cuộc sống, thì cũng sẽ không thể có được sức
thuyết phục đối với quần chúng nhân dân và sẽ mất đi vai trò đối với nhân dân.
16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tập 1, tr.284.


Người cũng từng viết những dòng xúc động về Lênin, sau khi biết tin vị lãnh
tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế qua đời: “Không phải chỉ thiên tài
của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư
trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy,
đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng
về Người, không gì ngăn cản nổi” 17. Đó chính là sự khẳng định về sức cảm hóa hết
sức to lớn của một nhân cách mẫu mực về cả trí tuệ lỗi lạc và đặc biệt hơn là đạo
đức trong sáng, giản dị của một nhà lãnh đạo tối cao.
Chính với ý nghĩa như vậy, nên ngay bài học đầu tiên trong chương trình
huấn luyện lý luận chính trị cho những “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam ở
lớp học Quảng Châu, Người đã đề cập về tư cách của một người cách mạng và
phần trước hết là nói về trách nhiệm “tự mình”, với những yêu cầu như: Cần kiệm;
Cả quyết sửa lỗi mình; Vị công vong tư; Không hiếu danh, không kiêu ngạo; Nói
thì phải làm; Ít lòng tham muốn về vật chất .... Có ý thức được trách nhiệm “tự
mình” thì người cán bộ mới biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, để
vươn lên không ngừng học tập, tiếp thu các giá trị tinh hoa của dân tộc và nhân
loại, từ đó mà ngày càng hoàn thiện nhân cách bản thân, phục vụ ngày càng hiệu
quả hơn sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Sau ngày, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền với thắng lợi của cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, dù phải lo lắng chỉ đạo cách mạng đương đầu
với bao hiểm nguy, thách thức của thù trong, giặc ngoài, nhưng Hồ Chí Minh vẫn
luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc nhận diện và phòng chống những nguy cơ
suy thoái của một đảng cầm quyền. Người trăn trở trước hiện tượng một số cán bộ
của chính quyền cách mạng khi cách mạng thành công thì trở thành những vị

“quan cách mạng”, say sưa với quyền lực và bị tha hóa bởi quyền lực, quay lưng
lại với những người dân đã che chở, cưu mang trong những ngày còn hoạt động bí
mật, thậm chí phản bội lại lý tưởng đã theo đuổi, từ đó đánh mất niềm tin và sự
ủng hộ của nhân dân. Người nhắc nhở: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ
viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến
những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước” 18. Với tầm nhìn xa, trông rộng, Người cảnh báo hết
sức sâu sắc và luôn mang ý nghĩa thời sự: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con
17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.317.
18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.16.


người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”19.
Triết lý tu thân của những bậc chính nhân quân tử trong Nho giáo đã được
Hồ Chí Minh am hiểu và vận dụng trong hoàn cảnh mới của chính quyền cách
mạng, khi yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người ở cương vị lãnh
đạo, quản lý: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình
không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”20. Bởi lẽ sức cảm hóa của người
cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với quần chúng nhân dân không phải và không thể chỉ
là những mệnh lệnh hành chính, mà quan trọng hơn chính là ở sự nêu gương bằng
hành động thiết thực trong thực tiễn của bản thân. Có như vậy mới thực sự khiến
người dân, những người cán bộ cấp dưới tâm phục, khẩu phục. Thiếu đi hành động
nêu gương của người cán bộ lãnh đạo thì dù chủ trương, chính sách đúng cũng sẽ
khó mang lại kết quả, thậm chí bị méo mó, biến tướng và trở nên “vô lý” trong quá
trình thực hiện.
Suốt đời quan tâm xây dựng một nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Hồ
Chí Minh cũng chỉ ra điểm khác biệt căn bản về chất giữa đạo đức cũ và đạo đức
mới chính là việc nêu gương của những người cán bộ lãnh đạo, quản lý: “Đạo đức

cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người
hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa
nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải
tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm,
chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho
dân”21. Chính vì vậy, đảng viên đi trước thì làng nước sẽ theo sau; khi khó khăn,
vất vả thì cán bộ, đảng viên phải đi trước, khi hưởng thụ, sung sướng thì cán bộ,
đảng viên hưởng sau; phải thực sự “dĩ công vi thượng”.
Bản thân Hồ Chí Minh suốt đời là tấm gương mẫu mực của người cán bộ
lãnh đạo trên cả ba mối quan hệ chủ yếu: với mình, với việc và với người.
Đối với tự mình, dù khi còn hoạt động cách mạng bí mật, hay khi cách mạng
thành công, đảm nhiệm cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, Người luôn thực hành
19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.672.
20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.16.
21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.220.


lối sống cần kiệm, hết mực trong sáng, giản dị, “một đời thanh bạch chẳng vàng
son”. Sau khi miền Bắc được giải phóng, cùng Trung ương Đảng trở về Thủ đô Hà
Nội, Người nhất định từ chối không ở dinh Toàn quyền cũ - ngôi nhà to đẹp nhất
lúc bấy giờ, mà chọn ngôi nhà của người thợ điện - một ngôi nhà cấp 4, để sinh
sống. Sau 4 năm, Người mới chuyển đến sống ở ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch.
Trang phục của Người để mặc bên ngoài thường là bộ quần áo kaki đã bạc
màu và đôi dép cao su đã đi cùng Người từ khi còn ở chiến khu Việt Bắc, qua
những năm tháng kháng chiến gian khổ, trong những lần đi chiến dịch và về Thủ
đô sau ngày miền Bắc được giải phóng. Chiếc áo bông của Người dùng đã nhiều
năm, vỏ ngoài áo bị đứt chỉ ở khuỷu tay và cổ. Người bảo mạng lại. Khi chiếc áo
rách ở vai, Người bảo vá vai. Khi chiếc áo bị rách ở vai lần nữa, có ý kiến đề nghị
Người cho thay. Người không đồng ý và nói: “Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch
nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi”22.

Bữa ăn của Người cũng rất đơn giản, thường chỉ có một miếng cá nhỏ, một
bát canh, vài quả cà, mấy cọng dưa, một ít ớt và miệng bát cơm. Những ngày Cách
mạng Tháng Tám mới thành công, để cứu đói, Người kêu gọi đồng bào cả nước
thực hiện cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn 3 bữa để cứu dân nghèo.
Bản thân Người thực hành trước để nêu gương và luôn chú trọng điều này, dù cơ
thể vẫn còn gày yếu sau đợt sốt rét ở Chiến khu Việt Bắc. Khi đến đúng ngày nhịn
ăn, Người được mời dự chiêu đãi ngoại giao. Hôm sau, Người kiên quyết nhịn ăn
bù lại.
Đối với việc, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần tận tâm, tận lực, phấn đấu
để hoàn thành xuất sắc các công việc mang lại ích lợi cho Tổ quốc, cho dân tộc.
Người xác định chân lý là những gì có lợi cho Tổ quốc, cho dân tộc. Do đó, việc gì
có lợi cho nhân dân thì phải ra sức làm, việc gì có hại cho nhân dân thì phải ra sức
tránh. Chính vì vậy, quy trình xây dựng đường lối chính sách là phải nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó đúc kết thành những chủ trương,
chính sách; rồi thực hiện thí điểm và lấy ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn chỉnh
chủ trương, chính sách. Cả cuộc đời, Người đã phấn đấu không ngừng nghỉ vì độc
lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng bàn bạc, thảo luận dân chủ để tìm ra cách
thức, biện pháp hiệu quả nhất thúc đẩy phong trào cách mạng tiến lên. Đối với
22 Những mẩu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2016, tr.204.


những vấn đề cần phải giải quyết, Người không chỉ nghe báo cáo, mà còn trực tiếp
xuống cơ sở, nắm bắt thực tiễn, tìm hiểu kỹ càng vấn đề, từ đó mà đề ra các biện
pháp giải quyết vấn đề.
Trong công việc, Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ sự ngăn nắp, gọn gàng và rất
chú ý xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học, xuất phát từ thực tiễn và
luôn bám sát thực tiễn để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với người, Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận con người trong sự vận động,
biến đổi ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Vì vậy, Người luôn chủ

trương dùng những biện pháp cảm hóa, giáo dục, thuyết phục làm chính, nâng dần
ý thức và nhân lên những phần tốt đẹp trong mỗi con người như hoa cỏ mùa Xuân,
phần xấu thì bị mất dần đi.
Người dành tình yêu thương vô bờ bến cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là
những người đang ở trong cảnh ngộ khó khăn, đang bị đau khổ. Chính với tinh
thần yêu thương nhân dân đang bị rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo và phản động
của chế độ thực dân nửa phong kiến, đã trở thành động lực mạnh mẽ nhất thôi thúc
Người ra đi tìm đường cứu nước và từ đó tìm ra con đường giải phóng triệt để cho
nhân dân là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
Thâu thái truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa phương
Đông, phương Tây, Hồ Chí Minh đã có phong cách ứng xử với con người một cách
thân tình, lịch thiệp, tinh tế. Khi về thăm lại Pắc Bó (Cao Bằng) sau ngày cách
mạng thành công, các đồng chí cán bộ địa phương muốn tổ chức đón tiếp long
trọng, Người không đồng ý và cho rằng: Tôi về thăm nhà mà sao phải đón tôi. Khi
Người về Hải Hưng tham gia chống hạn cùng bà con nông dân, các đồng chí cán
bộ tổ chức đón tiếp, nhưng Người phê bình: “Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi
chơi đâu mà đón tiếp". Hồ Chí Minh ăn mặc quần áo giản dị như một lão nông
thực sự, cùng đào đất, tát nước với nông dân… Về thăm bà con nông dân xã Xuân
Phương (Từ Liêm - Hà Nội) ngay trên đồng ruộng, Người bỏ dép, xắn quần, lội
ruộng nước, đến tận nơi bà con đang cày cấy để thăm hỏi, nói chuyện với mọi
người như một lão nông đã quen việc đồng áng.
Cho đến thời điểm cuối cùng của cuộc đời, trong bản Di chúc thiêng liêng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nêu tấm gương sáng của một người cán bộ, đảng viên
suốt đời luôn quan tâm lo lắng cho đất nước, dân tộc, nhất là trong phần Người nói


về việc riêng. Sau những lời dặn ân cần và hết sức sâu sắc về xây dựng Đảng, về
chiến lược đối với con người, về đoàn kết trong nước và quốc tế, ..., tưởng như đến
phần “về việc riêng” là những dòng viết về mong muốn, những nhu cầu riêng của

bản thân Người, nhưng thực tế đó cũng lại là những lo nghĩ cho người đang sống,
cho dân tộc. Người yêu cầu được hỏa táng để “đối với người sống đã tốt về mặt vệ
sinh, lại không tốn đất ruộng”, đồng thời nhắc nhở “chớ nên tổ chức điếu phúng
linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Đó chính là sự nêu
gương nếp sống mới văn minh trong nhân dân. “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”, tất
cả là vì con người, vì dân tộc, vì nhân dân, vì Đảng, không có một chút gì của riêng
Người. Đó chính là tấm gương mẫu mực để giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên về tinh thần suốt đời vì nước, vì dân, đặt lợi ích chung lên trên hết và
trước hết.
Quán triệt tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong giáo dục,
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, những năm qua Trung ương Đảng đã ban
hành một số quy định để phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
như Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm; Quy định
số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy
định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm
ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương. Đặc biệt, ngày 25-10-2018, Trung
ương Đảng ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán
bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương. Quy định nêu rõ 8 nội dung cần phải gương mẫu thực hiện
và 8 nội dung cần phải kiên quyết chống. Đây chính là sự quán triệt và vận dụng
phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu thời gian tới,
góp phần đưa Quy định 08-QĐ/TW vào thực tiễn cuộc sống, góp phần giáo dục,
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, thiết nghĩ cần chú trọng thực hiện
một điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của
cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về phong cách nêu gương Hồ Chí Minh,
gắn liền với việc đẩy mạnh thực hiện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong



cách Hồ Chí Minh, thực hiện Quy định 08-QĐi/TW và các nghị quyết của Đảng về
công tác xây dựng Đảng.
Thứ hai, tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị và các đoàn thể nhân
dân, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với các cán bộ lãnh đạo, nhất là khi
có những dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước và xử lý nghiêm
minh đối với những trường hợp vi phạm.
Thứ ba, các cán bộ, lãnh đạo, nhất là người đứng đầu phải cụ thể hóa việc
học tập, làm theo phong cách nêu gương Hồ Chí Minh bằng những chương trình,
kế hoạch công tác cụ thể hằng năm gắn với nhiệm vụ chính trị đơn vị mình lãnh
đạo, để cấp trên và cán bộ cấp dưới, quần chúng nhân dân có cơ sở đối chiếu, đánh
giá.
Thứ tư, đề cao vai trò tự giáo dục của mỗi cán bộ lãnh đạo, thực hiện tốt nói
đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong công
tác hằng ngày.
Thứ năm, chú trọng cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, phản bác
những quan điểm sai trái, xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ tấm gương trong sáng, mẫu mực
của toàn Đảng, toàn dân là cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh; đồng thời nhận
diện và phòng chống hiệu quả những nguy cơ suy thoái của Đảng, nhận diện
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm
quyền./.



×