Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Truyện Kể Dân Gian Vùng Văn Hóa Tâm Linh Tây Yên Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ HIỀN

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ HIỀN

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN
VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HUẾ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung
thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu, khoa sau đại học, khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học, Trường Đại học

Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn là: PGS.
TS. Nguyễn Thị Huế, đã luôn tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tác
giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường THPT Yên
Dũng số 1, Phòng văn hóa huyện Yên Dũng, Ban quản lí di tích và danh thắng
huyện Yên Dũng, Thư viện Tỉnh Bắc Giang, Thư viện các huyện Yên Dũng, Lục
Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, gia đình, người thân, bạn bè, đã giúp đỡ, động viên tạo
điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 5
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 7
6. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 7
7. Những đóng góp của luận văn ................................................................................ 7
B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 8
Chương 1. VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ VÀ VĂN HỌC
DÂN GIAN VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ ................................ 8
1.1. Vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử .................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm vùng văn hóa tâm linh ..................................................................... 8
1.1.2.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, xã hội ......................................................... 11
1.1.3. Văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo ................................................... 16
1.2. Văn học dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử ...................................... 24
1.2.1. Khái niệm truyện kể dân gian ......................................................................... 24
1.2.2. Truyện kể dân gian và thư tịch, thần tích, thần phả ........................................ 26
1.2.3. Thơ ca dân gian ............................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

Chương 2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VÙNG
VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ ................................................................ 36
2.1. Nhận diện và phân loại truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử ..... 36

2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật của truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh
Tây Yên Tử ...................................................................................................... 41
2.2.1. Cốt truyện ....................................................................................................... 41
2.2.2. Nhân vật .......................................................................................................... 43
2.2.3. Một số motif tiêu biểu..................................................................................... 49
2.3. Giá trị phản ánh của truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử .......... 57
2.3.1. Truyện kể dân gian về nhiên thần phản ánh quan niệm vạn vật hữu linh,
quan niệm về môi trường sống ...................................................................... 57
2.3.2. Truyện kể dân gian về nhân thần phản ánh quan niệm “uống nước nhớ
nguồn”, đề cao các nhân vật văn hóa, nhân vật lịch sử ................................. 64
2.3.3. Truyện kể dân gian về Phật giáo và con người Phật pháp phản ánh tinh
thần Phật giáo Trúc Lâm ................................................................................ 69
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 74
Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VÀ LỄ HỘI
DÂN GIAN VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ .............................. 76
3.1. Truyện kể dân gian và lễ hội dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử ..... 76
3.2. Mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và lễ hội dân gian (qua khảo sát lễ hội
Suối Mỡ, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm) ................................................................ 85
3.2.1. Truyện kể dân gian và lễ hội Suối Mỡ............................................................ 85
3.2.2. Truyện kể dân gian và lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm .......................................... 89
3.3. Vai trò, ý nghĩa, giá trị của truyện kể và lễ hội vùng Tây Yên Tử .................... 95
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Hệ thống các truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhiên thần .... 37
Bảng 2.2: Hệ thống các truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng thờ nhân thần .... 39
Bảng 2.3: Hệ thống các truyện kể dân gian phản ánh tinh thần Phật giáo Trúc Lâm ... 40
Bảng 2.4: Bảng hệ thống motif sinh đẻ thần kỳ trong truyện kể dân gian vùng văn
hóa tâm linh Tây Yên Tử ........................................................................ 50
Bảng 3.1: Bảng thống kê một số truyện kể và lễ hội tiêu biểu vùng văn hóa tâm
linh Tây Yên Tử ...................................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS

: Giáo sư

GS.TS

: Giáo sư Tiến sĩ


Nxb ĐHQGHN

: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

Nxb GD

: Nhà xuất bản Giáo dục

Nxb KHXH

: Nxb Khoa học xã hội

Nxb VHDT

: Nxb Giáo dục

Nxb VHTT

: Nxb Văn hóa thông tin

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

PGS.TS


: Phó giáo sư Tiến sĩ

tr

: Trang

TS

: Tiến sĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Yên Tử là một dãy núi lớn nằm trên cánh cung Đông Triều ôm gọn vùng
trung du Đông Bắc của miền Bắc Việt Nam. Cùng với sườn Đông Yên Tử thuộc
tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục
Ngạn, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang còn lưu lại nhiều di tích, công trình lịch sử,
văn hóa có giá trị với nhiều di sản liên quan đến đời Lí - Trần. Đặc biệt cách chùa
Đồng 2,84 km dưới chân núi Yên Tử là khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông thuộc
huyện Sơn Động. Ngoài cảnh quan thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm,
Tây Yên Tử còn gắn với nhiều huyền thoại hốt cấu nên hình sông thế núi, với con
đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và chốn tổ Vĩnh
Nghiêm được coi là trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Có thể nói Tây

Yên Tử là một vùng đất có vị trí địa lí quan trọng, là một vùng văn hóa tâm linh đặc
sắc đồng thời là một vùng đất thiêng hội tụ linh khí non sông.
Như suối nguồn bất tận, văn học dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên
Tử nổi bật là mảng truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo thấm vào tận cùng
máu thịt mỗi người từ thuở ấu thơ. Mảng truyện kể dân gian này đưa ru tâm hồn
con người muôn đời bằng giá trị đặc sắc và phương thức lưu truyền độc đáo của nó.
Số phận của truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo vùng văn hóa tâm
linh Tây Yên Tử không chỉ tồn tại trong tâm thức và trí nhớ dân gian mà còn tồn tại
trong mối quan hệ sinh tử với những giá trị vật thể hữu hình - nơi các di tích lịch sử
và danh thắng trên khắp các bản làng, các làng quê từ miền núi cao Sơn Động, Lục
Ngạn đến vùng đồi thấp Lục Nam, Yên Dũng. Được nuôi dưỡng trong trí nhớ nhân
dân và di tích lịch sử, truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo vùng văn
hóa tâm linh Tây Yên Tử trở nên sống động, linh thiêng vô cùng trong không khí
diễn xướng ở các lễ hội dân gian. Tìm hiểu hệ thống truyện kể dân gian này ngoài
việc khám phá, phát hiện giá trị của tác phẩm ta còn có thể giải thích được các vấn
đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo... tồn tại trong đời sống tâm linh của người
dân vùng Tây Yên Tử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

Trong đời sống hiện nay, cuốn theo hệ lụy của cuộc sống xô bồ giữa thời
đại bùng nổ công nghệ thông tin, số lượng truyện kể dân gian vùng Tây Yên Tử
ngày càng mai một theo thời gian. Nhiều người dân đặc biệt là giới trẻ trong
vùng không biết và không quan tâm đến bảo tồn di sản văn học dân gian trong đó
có các truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo. Tư liệu thành văn về truyện kể
dân gian trong vùng cũng rất khiêm tốn với một số cuốn sách của các nhà

nghiên cứu tâm huyết. Hơn thế nữa, trong đời sống đương đại, Tây Yên Tử là
một vùng đất giàu tiềm năng du lịch tâm linh. Năm 2010, tỉnh Bắc Giang đã đề
xuất được chính phủ cho phép xây dựng ĐT 293 dài 73 km nối từ trung tâm
thành phố Bắc Giang tới khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông (chân núi chùa
Đồng, Yên Tử). Hiện nay tuyến đường đã hoàn thành và trở thành tuyến giao
thông huyết mạch cho những tuor du lịch tâm linh và sinh thái vùng Tây Yên
Tử. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử huyện Sơn Động cũng được Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Bắc Giang chọn là một trong 3 cụm di tích trọng điểm về phát
triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cần ưu tiên đầu tư từ ngân sách để xây dựng
hạ tầng du lịch. Các dự án xây dựng khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử đã và
đang được triển khai.
Nghiên cứu “Truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử” vì
thế là một việc làm cần thiết một mặt giúp người viết mở rộng hiểu biết về văn
hóa, văn học dân gian đặc biệt là mảng truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng, tôn
giáo của vùng đất nơi mình trưởng thành, tích lũy thêm tri thức về kho tàng truyện
kể dân gian để có thể liên hệ thực tế trong giảng dạy phần văn học dân gian địa
phương trong nhà trường; mặt khác nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa,
văn học dân gian truyền thống đang có nguy cơ bị mai một trong nhịp sống hối
hả thường ngày đồng thời góp phần làm cho vùng đất Tây Yên Tử trở thành điểm
đến của nhiều du khách trên hành trình du lịch tâm linh tìm về nguồn cội. Từ đó góp
phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu truyện kể dân gian ở Bắc Giang
Một trong những nét đặc sắc của văn học dân gian nói chung và truyện kể
dân gian nói riêng là gắn bó chặt chẽ với văn hóa vùng, miền. Ở Bắc Giang truyện
kể dân gian đã được quan tâm nghiên cứu trong một số công trình như: Địa chí Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

Giang (2005), Di sản văn hóa Bắc Giang, Văn học dân gian Bắc Giang tập 4 (2008,
Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành), Báo cáo chuyên đề “Truyện kể dân gian Bắc
giang” (2005, Nguyễn Thu Minh),... Những công trình nghiên cứu này chủ yếu hệ
thống các truyện kể theo hướng sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa mà chưa đi phân
loại truyện kể hay tìm hiểu giá trị của chúng theo các phương pháp nghiên cứu khoa
học văn học để thấy được giá trị của nó trong đời sống tâm linh của nhân dân. Cũng
chưa có công trình nào đi sâu khai thác đặc điểm, tính chất của thể loại trong không
gian văn hóa vùng Bắc Giang.
Phải đến luận án tiến sĩ năm 2011 về đề tài Truyện kể dân gian trong không
gian văn hóa xứ Bắc của Nguyễn Huy Bỉnh, luận văn thạc sĩ năm 2015 về đề tài
Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang của tác giả Phạm Thị Xuyên, truyện kể
dân gian Bắc Giang mới được soi chiếu dưới cái nhìn của khoa học văn học. Nhìn
chung đây là hai công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học văn học rất có giá trị
về truyện kể dân gian tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, vấn đề trên còn được trình bày
trong những tập sách di tích và danh thắng các huyện trong tỉnh, trong một số bài
viết lẻ của các nhà nghiên cứu về phong tục, tín ngưỡng vùng Bắc Giang.
Có thể thấy vấn đề truyện kể dân gian ở tỉnh Bắc Giang đã được các nhà
nghiên cứu tập trung tìm hiểu trong những năm gần đây và đã đạt được kết quả nhất
định. Đây sẽ là nguồn tư liệu quý để người viết áp dụng nghiên cứu đề tài của mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện kể dân gian ở vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử
Ở vùng Tây Yên Tử, việc sưu tầm, giới thiệu, lưu giữ truyện kể dân gian
cũng được đã được đề cập đến trong một số cuốn sách như: Văn hóa truyền thống
làng xã huyện Yên Dũng (2004, Trần Quốc Thịnh), Di tích danh thắng huyện Yên
Dũng, tập 1 (2016, Ban quản lí di tích của huyện Yên Dũng), Di tích danh thắng
huyện Yên Dũng, tập 2 (2017, Ban quản lí di tích của huyện Yên Dũng), Yên Dũng


- miền đất địa linh nhân kiệt (2018, Ban quản lí di tích của huyện Yên Dũng), Văn
hóa phi vật thể huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (2007), Văn hóa dân gian huyện
Sơn Động (2006, Nguyễn Thu Minh)... Ở những cuốn sách này các tác giả chủ yếu
tập hợp sưu tầm các giai thoại, truyền thuyết, sự tích, lịch sử, các địa danh, các
phong tục tập quán, nhà thờ dòng họ, giỗ tổ, lễ hội đình, chùa... trong không gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

văn hóa thôn, làng. Mảng nghiên cứu của các tác giả trong các cuốn sách có ý nghĩa
đặt nền móng đầu tiên cho việc sưu tầm truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh
Tây Yên Tử. Đến luận văn thạc sĩ Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả ở Lục
Ngạn - Bắc Giang của tác giả Trần Duy Phương được hoàn thành vào năm 2008,
truyện kể dân gian trong vùng mới được nghiên cứu dưới góc độ khoa học văn học.
Tuy nhiên phạm vi của đề tài chỉ tập trung đề cập đến truyền thuyết Vũ Thành và
những dị bản của nó ở huyện Lục Ngạn mà chưa nghiên cứu về truyện kể dân gian
của cả vùng Tây Yên Tử.
Về nghiên cứu văn hóa du lịch vùng đất Tây Yên Tử phải kể đến các công
trình nghiên cứu có giá trị như: Bảo tồn và khai thác các giá trị di sản văn hóa khu
thắng cảnh suối Mỡ (2011,Trần Văn Lạng, Nguyễn Văn Phong, Phùng Thị Mỹ,
Trần Thu Hương), Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du
lịch (2015, Hoàng Thị Hoa), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa phía Tây Yên Tử
(2015, Nguyễn Thị Yến),...
Có thể khẳng định cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu
tìm hiểu về truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử dưới góc độ khoa
học văn học với các phương pháp nghiên cứu của văn học dân gian. Tất cả các công
trình nghiên cứu nói trên chỉ là dấu ấn tư liệu để cho chúng tôi nghiên cứu và hoàn

thiện đề tài luận văn của mình.
Là công trình đầu tiên nghiên cứu về truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm
linh Tây Yên Tử đặc biệt là mảng truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo, đề tài
luận văn "Truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử” của chúng tôi
hy vọng sẽ là một công trình góp phần giới thiệu về kho tàng văn hóa, văn học dân
gian truyền thống của vùng đất Tây Yên Tử. Đồng thời đề tài nhằm khẳng định vị
trí quan trọng của truyện kể dân gian phản ánh tín ngương, tôn giáo trong đời sống
tâm linh của người dân địa phương. Từ đó đề cập tới vấn đề bảo tồn và phát huy các
giá trị của truyện kể dân gian, gìn giữ vốn văn hóa, bản sắc vùng, miền, góp phần
quảng bá du lịch tâm linh trên địa bàn Tây Yên Tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài luận văn hướng tới là: Hệ thống truyện kể
dân gian đặc biệt là mảng truyện kể gắn với tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống
tâm linh của nhân dân vùng Tây Yên Tử.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi hướng đến những mục tiêu cụ thể:
- Nhận diện, phân loại và khảo sát hệ thống truyện kể dân gian đạc biệt là
mảng truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử;
tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật và giá trị phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo của hệ
thống truyện kể dân gian trong vùng.
- Xem xét mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và lễ hội dân gian vùng văn

hóa tâm linh Tây Yên Tử.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ cụ thể:
- Giới thiệu khái quát vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử; tập hợp và hệ
thống truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử; phân loại, khảo sát
các nhóm truyện kể phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo để chỉ ra một số đặc điểm nghệ
thuật và giá trị phản ánh đời sống tâm linh của hệ thống truyện kể dân gian vùng
văn hóa tâm linh Tây Yên Tử.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và lễ hội thông qua việc lựa
chọn, giới thiệu truyện kể dân gian và hai lễ hội tiêu biểu là: Lễ hội Suối Mỡ, lễ hội
chùa Vĩnh Nghiêm trong vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra, điền dã: Nghiên cứu luận văn chúng tôi chọn điều
tra, điền dã là một trong những phương pháp chủ đạo. Chúng tôi tiến hành điền dã
để tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu các truyện kể dân gian, các di tích, lễ hội, phỏng
vấn các bậc cao niên am hiểu về lịch sử, văn hóa của địa phương hay các thành viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

trong ban quản lí trùng tu, tôn tạo di tích tại một số làng, xã; ghi chép, chụp ảnh tư
liệu về lễ hội, đền miếu, đình chùa. Ngoài ra chúng tôi còn trực tiếp dự lễ hội Suối
Mỡ và lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm để có thể mô tả về lễ hội và phát hiện ra những nét
đặc sắc của nó một cách chân xác nhất phục vụ cho nghiên cứu đề tài.


- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở tập hợp những tài liệu về truyện kể dân
gian đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau chúng tôi tiến hành hệ thống, thống
kê, phân loại, sắp xếp thành từng nhóm tài liệu theo các nhóm truyện kể gắn với tín
ngưỡng, truyện kể gắn với tôn giáo trong vùng. Từ đó chúng tôi thống kê, lựa chọn
những truyện kể đặc sắc, những lễ hội tiêu biểu gắn với truyện kể dân gian để thuận
tiện tiến hành việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tôi tiến hành khảo sát các bản kể,
các dị bản truyện kể đã thu thập được, so sánh những motif nổi bật trong các bản kể
để chỉ rõ những nét chung và riêng mang đậm dấu ấn văn hoá vùng Tây Yên Tử ở
hệ thống truyện kể đang nghiên cứu trong đề tài. Đồng thời chúng tôi so sánh truyện
kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử với truyện kể của các vùng lân cận,
gần gũi khác, để tìm ra nét đặc trưng riêng của hệ thống truyện kể được nghiên cứu
trong đề tài.

- Phương pháp tự sự học: Chúng tôi sử dụng phương pháp tự sự học để xem xét
đối tượng nghiên cứu từ cấu trúc tự sự bên trong với những mối quan hệ đa diện ở các
cấp độ khác nhau nhằm chỉ ra những giá trị đặc sắc của nó.
- Phương pháp thi pháp học: Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi
vận dụng phương pháp thi pháp học để nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật
của các truyện kể trên các phương diện cơ bản như: Kết cấu, nhân vật, một số motif
tiêu biểu....Từ đó làm sáng rõ đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi xuất phát từ đặc trưng
nguyên hợp của văn học dân gian nên vận dụng phương pháp nghiên cứu của các
ngành khoa học khác như: Sử học, Dân tộc học, Văn hóa học, Tôn giáo học... để có
thể soi chiếu truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử từ nhiều góc độ,
nhiều phương diện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7

5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi về địa lý
Thực hiện luận văn chúng tôi hướng đến phạm vi nghiên cứu về địa lí là:
Vùng Tây Yên Tử (bao gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên
Dũng của tỉnh Bắc Giang).
5.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu là: Hệ thống truyện kể dân gian vùng văn hóa
tâm linh Tây Yên Tử đặc biệt là mảng truyện kể dân gian phản ánh tín ngưỡng, tôn
giáo trong vùng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tư liệu tham khảo nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử và văn học dân gian vùng văn
hóa tâm linh Tây Yên Tử
Chương 2: Khảo sát hệ thống truyện kể dân gian vùng văn hóa tâm linh Tây
Yên Tử
Chương 3: Mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và lễ hội dân gian vùng văn
hóa tâm linh Tây Yên Tử
7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu giảng dạy truyện kể
dân gian địa phương trong nhà trường, đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu vốn rất
khan hiếm cho công tác bảo tồn di sản văn hóa, văn học của vùng Tây Yên Tử.
Luận văn cũng góp phần khẳng định Tây Yên Tử là vùng đất có đời sống
tâm linh phong phú với kho tàng truyện kể dân gian rất đặc sắc cần được bảo tồn và
phát huy. Từ đó bồi dưỡng thêm lòng tự hào về truyền thống văn hóa quý báu của quê

hương Bắc Giang, khơi dậy ý thức gìn giữ vốn văn hóa, văn học trong vùng, góp phần
quảng bá du lịch trên vùng đất tâm linh Tây Yên Tử và phát triển kinh tế địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN
VÙNG VĂN HÓA TÂM LINH TÂY YÊN TỬ
Trong giới hạn cho phép của đề tài, chúng tôi không đi tìm hiểu, phân tích
sâu về tất cả các vấn đề địa lí, tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội... của vùng Tây
Yên Tử mà chỉ đi vào những yếu tố tạo nên không gian sinh thành và môi trường
lưu truyền của truyện kể dân gian vùng đất này. Vì thế trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi tập trung vào hai vấn đề cụ thể là: Vùng văn hóa tâm linh và văn học dân
gian vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử.
1.1. Vùng văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

1.1.1. Khái niệm vùng văn hóa tâm linh
1.1.1.1.Vùng văn hóa và sự phân vùng văn hóa
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu văn hóa đã thừa nhận có sự tồn tại của các
vùng văn hóa. Nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, L.Moocgan và E.Taylo, những
người đi tiên phong của trường phái tiến hóa hiện đại đã đề cập đến vấn đề tương
đồng văn hóa. Theo Ngô Đức Thịnh, cho đến nay có ba khuynh hướng nghiên cứu
và lí thuyết chính: “Một là lí thuyết “khuếch tán” văn hóa ở Tây Âu, hai là lí thuyết
“vùng văn hóa” ở Mỹ và ba là lí thuyết loại hình kinh tế - văn hóa và khu vực văn

hóa - lịch sử của các nhà khoa học Liên Xô (trước đây)”[65]. Khái niệm vùng văn
hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm trong nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị. Ngô Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn
hóa ở Việt Nam khẳng định: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương
đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối
quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong
vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt vật chất và văn
hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác” [65, tr.84].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Bỉnh trong công trình nghiên cứu Truyện kể dân gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

trong không gian văn hóa xứ Bắc quan niệm “Vùng văn hóa là một dạng thức cơ
bản của không gian văn hóa” [13, tr.26]. Tác giả Võ Đông Hồ trong bài giảng Các
vùng văn hóa Việt Nam cho rằng: “Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất
định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lí của một hay
nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc
thái tâm lí cộng đồng thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình
thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến
trình lịch sử phát triển lâu dài” [26, tr.2]. TS Lê Ngọc Thống trong bài giảng Đại
cương văn hóa Việt Nam quan niệm: “Vùng văn hóa là khái niệm phản ánh tính hệ
thống tổng thể của một không gian văn hóa với những đặc trưng chung có thể tạo
nên những nét khác biệt trong so sánh với các vùng văn hóa khác” [70, tr.8].
Vấn đề phân định các vùng văn hóa ở nước ta cũng được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Trong công trình nghiên cứu Cơ sở văn hóa Việt Nam nhà nghiên
cứu Trần Quốc Vượng chia các vùng văn hóa Việt Nam thành 6 vùng: “Vùng văn

hóa Tây Bắc; vùng văn hóa Việt Bắc; vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ; vùng văn hóa
Trung Bộ; vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên; vùng văn hóa Nam Bộ” [82].
Ngô Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam chia
các vùng văn hóa việt Nam làm 7 vùng: “Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ; vùng việt Bắc;
vùng Tây Bắc và miền núi Trung Bộ; vùng Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ;
vùng duyên hải Trung và Nam Trung Bộ; vùng Trương Sơn - Tây Nguyên; vùng Gia
Định - Nam Bộ” [65]. Trong cuốn sách Các Vùng văn hóa Việt Nam Đinh Gia
Khánh, Cù Huy Cận, lại phân chia thành 9 vùng: “Vùng Văn hóa đồng bằng miền
Bắc; vùng văn hóa Việt Bắc; vùng văn hóa Tây Bắc; vùng văn hóa Nghệ Tĩnh; vùng
văn hóa Thuận Hóa - Phú Xuân; vùng văn hóa Tây Nguyên; vùng văn hóa Nam
Trung Bộ; vùng văn hóa đồng bằng miền Nam; vùng văn hóa Thăng Long - Đông
Đô - Hà Nội” [36]. Trong mỗi vùng văn hóa, có thể chia làm nhiều tiểu vùng văn
hóa với những nét đặc thù về không gian địa lí, khí hậu, lịch sử hình thành văn hóa,
tín ngưỡng... của nó.
Kế thừa các quan niệm về vùng văn hóa và sự phân định các vùng văn hóa
đã trình bày ở trên của các nhà nghiên cứu, ở đề tài này, chúng tôi nhìn nhận vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

văn hóa tâm linh Tây Yên Tử là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa
châu thổ Bắc Bộ theo chủ trương chia vùng của Trần Quốc Vượng - vùng văn hóa
đồng bằng Bắc Bộ theo quan niệm phân vùng của Ngô Đức Thịnh - vùng văn hóa
đồng bằng miền Bắc trong sự phân chia vùng văn hóa của Đinh Gia khánh, Cù Huy
Cận. Đây cũng là vùng đất nằm trong tiểu vùng văn hóa Kinh Bắc (tên dân gian) văn hóa xứ Bắc (tên do nhà nước đặt ra) - vùng đất cụ thể ở phía Bắc kinh thành
Thăng Long - Hà Nội xưa.
1.1.1.2. Khái niệm văn hóa tâm linh và vùng văn hóa tâm linh

Ở Việt Nam hiện nay, tâm linh là một vấn đề phức tạp còn nhiều ý kiến tranh
cãi. Văn hóa tâm linh cũng là một khái niệm mới xuất hiện và vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh quan niệm:
“Văn hóa tâm linh được hiểu là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong
cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng
tôn giáo” [20, tr.26]. Tác giả Hoàng Minh Phương trong công trình nghiên cứu Văn
hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại cho rằng: “Văn hóa tâm linh là những giá trị
văn hóa tinh thần thiêng liêng bao gồm những giá trị văn hóa vô hình (những nghi
lễ, ý niệm, tập tục, lễ hội...) và những giá trị hữu hình phát tín hiệu thiêng liêng
(đình, đền, miếu, chùa....) [56, tr.14]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết
Văn học và văn hóa tâm linh khẳng định: “Xét về góc độ nhân loại văn hóa tâm linh
là một bình diện của văn hóa các tộc người gắn với các phong tục tập quán cố định
trong ngôn ngữ, đúc rút thành các motif, các mẫu gốc thi pháp của các truyện kể
truyền thống” [59]. Tác giả Đặng Văn Bài trong bài viết Tản mạn về văn hóa tâm
linh của người Việt lại cho rằng: “Văn hóa tâm linh là thái độ ứng xử văn hóa của
con người đối với các lực lượng siêu nhiên, thần linh với người đã khuất” [5]. Quan
điểm về văn hóa tâm linh của các nhà nghiên cứu kể trên tuy chưa thống nhất
nhưng cùng đề cập đến diện mạo chung của văn hóa tâm linh gắn với đời sống
tinh thần của con người. Xuất phát từ sự gặp gỡ trong những quan điểm đó,
chúng tôi coi văn hóa tâm linh là một bình diện văn hóa của các tộc người gắn
với những giá trị văn hóa thiêng liêng vừa vô hình vừa hữu hình trong đời sống
tinh thần của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Ở Bắc Giang hiện nay, kế hoạch xây dựng khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử

tại khu vực Đồng Thông xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động đã và đang được triển khai
nhằm làm sống lại không gian văn hóa, hệ thống đền, chùa, di tích lịch sử, danh
lam, thắng cảnh trong vùng. Khu văn hóa tâm linh được qui hoạch thuộc trục đường
mòn phía sườn Tây Yên Tử lên chùa Đồng có diện tích 13,8 ha. Song, theo quan
điểm của chúng tôi văn hóa tâm linh không chỉ tồn tại ở khu vực Đồng Thông mà
nó bao trùm cả vùng Tây Yên Tử. Tiếp thu và kế thừa những nghiên cứu của các
học giả kể trên về vùng văn hóa và văn hóa tâm linh chúng tôi coi vùng văn hóa tâm
linh là vùng văn hóa gắn với những giá trị thiêng liêng vừa vô hình vừa hữu hình
trong đời sống tinh thần của con người. Tây Yên Tử là một tiểu vùng văn hóa nằm
trong vùng văn hóa Đồng Bằng Bắc Bộ đồng thời là một vùng văn hóa tâm linh đặc
sắc bởi nó gắn với con đường hoằng dương phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân
Tông, với những giá trị văn hóa vô hình và hữu hình rất thiêng liêng như: tín ngưỡng,
tôn giáo vùng Tây Yên Tử và nhiều lễ hội đi liền với hệ thống đình, đền, chùa, miếu ...
trải khắp vùng. Nó có vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển vùng văn
hóa Đồng Bằng Bắc Bộ nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung.

1.1.2.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, xã hội
Yên Tử là một dãy núi lớn nằm trong vùng cánh cung Đông Triều thuộc
vùng trung du Đông Bắc của miền Bắc Việt Nam. Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên
Tử được coi là trung tâm thánh địa phật giáo, nơi tế trời linh thiêng đến mức có thể
“hô phong, hoán vũ” được. Nơi đây còn in đậm dấu ấn tâm linh với những di tích
lịch sử, văn hóa gắn với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và những chứng
tích quý giá của thời đại nhà Trần.
Tây Yên Tử gồm 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng của
tỉnh Bắc Giang với diện tích 2680,32 km2. Đây là vùng đất có vị trí chiến lược quan
trọng nằm trong vùng phên dậu phía Bắc của Tổ quốc cũng là nơi diễn ra các trận
đánh lớn của nhân dân ta với các thế lực xâm lược phương Bắc. Trong sách Dư địa
chí Nguyễn Trãi đã xác định: “Kinh Bắc là trấn thứ tư trong bốn kinh trấn và đứng
đầu phên dậu phía Bắc”. Đây cũng là con đường hoằng dương phật pháp của Phật
Hoàng Trần Nhân Tông. Về ranh giới hành chính, Tây Yên Tử thuộc khu vực phía

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang: Phía Bắc giáp với huyện Lộc Bình, Đồng Mỏ, Chi
Lăng tỉnh Lạng Sơn; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng
Ninh, huyện Chí Linh Hải Dương; phía Đông, Đông Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh
Lạng Sơn, huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh; phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Lạng
Giang, huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; phía Tây Nam giáp huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh. Trên địa bàn của vùng có tuyến quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang
đi Sơn Động chạy qua trung tâm của một số huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động;
Quốc lộ 37 nối liền Bắc Giang với Hải Dương qua trung tâm thị trấn Đồi Ngô của
huyện Lục Nam và ĐT 293 - con đường tâm linh đã được hoàn thành kết nối sườn
Tây Yên Tử với khu di tích danh thắng Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh...Các tuyến
đường này tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa của các
huyện trong vùng với các huyện khác trong tỉnh.
Về điều kiện tự nhiên, Tây Yên Tử có địa hình phong phú đa dạng: Đồi núi
và trung du có đồng bằng xen kẽ, nghiêng dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam.
Địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn chủ yếu
thuộc huyện Sơn Động xuôi dần về một phần huyện Lục Ngạn và một phần huyện
Lục Nam. Giữa các triền núi là những cánh đồng nhỏ hẹp thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp. Địa hình đồi thấp trung du và đồng bằng xen kẽ thuộc về một phần
của huyện Lục Ngạn, Lục Nam và toàn bộ diện tích của huyện Yên Dũng. Khí hậu
Tây Yên Tử mang đặc trưng đầy đủ của khí hậu vùng Đông Bắc, Bắc Bộ là nhiệt
đới gió mùa với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm của
vùng khoảng 23,5oC, tương đối ôn hòa. Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng
1500 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Độ ẩm không khí trung bình dao động

từ 72% - 85%. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng sâu của gió mùa Đông Bắc vào
mùa đông, tốc độ gió trung bình 2,2m/s; vào mùa hè có gió Đông Nam và là vùng
ít có ảnh hưởng của bão...Tất cả những điều kiện về khí hậu này đủ đáp ứng nhu
cầu canh tác và thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng
đa dạng trong vùng.
Tây Yên Tử có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú.
Theo kết quả điều tra gần đây nhất vùng có 6 nhóm đất chính và 14 nhóm đất phụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Tiêu biểu là nhóm đất phù sa được bồi đắp bởi 3 con sông: Sông Cầu, sông Thương,
sông Lục Nam tạo nên những đồng bằng trù phú xen kẽ ở khắp vùng đặc biệt ở các
vùng lưu vực sông Lục Nam huyện Lục Nam và lưu vực sông Thương, sông Cầu ở
huyện Yên Dũng. Nhóm đất này, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
và góp phần tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn hóa, văn minh nông
nghiệp lúa nước; nhóm đất Feralit trên núi trên núi cao và đồi thấp thích hợp với
phát triển lâm nghiệp với việc trồng rừng, trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả
như: Nhãn, vải thiều, hồng, na... Đáng chú ý là cây vải thiều ở huyện Lục Ngạn cho
hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên nước trong vùng cũng khá dồi dào. Nguồn nước
ngầm nằm không quá sâu, chất lượng nước tương đối tốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
của người dân trong vùng. Nguồn nước mặt có lưu lượng khá lớn được tập trung từ
3 con sông nói trên dài khoảng 130 km,cùng với các hồ chứa lớn như: Hồ Cấm Sơn
huyện Lục Ngạn (trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3), hồ Suối Mỡ huyện Lục
Nam (trữ lượng nước khoảng 2,024 triệu m3)... và nhiều sông, suối, hồ nhỏ khác
đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế của nhân dân trong vùng. Tây Yên
Tử còn có nguồn tài nguyên khoáng sản quý như: Than, đồng, vàng, sa khoáng, đá,

sỏi, cát, đất sét với các mỏ nằm rải rác khắp vùng tạo điều kiện thuận lợi phát triển
kinh tế trong vùng. Nguồn tài nguyên rất đáng chú ý của vùng là tài nguyên rừng
với hệ động, thực vật phong phú nơi những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn chủ yếu
thuộc xã An Lạc, Thanh Sơn, Thanh Luận huyện Sơn Động và xã Lục Sơn, huyện
Lục Nam. Diện tích rừng tự nhiên chiếm khoảng 64% diện tích tự nhiên của cả
vùng (khoảng 1736ha/2686ha). Theo thống kê sơ bộ rừng Tây Yên Tử có tới 728
loài thực vật, thuộc 129 Chi của 86 Họ và 226 loài động vật thuộc 81 Họ của 24 Bộ,
trong đó nhiều loại động, thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Thực
vật có các loài như: Đinh, Lim, Sến, Gụ, Táu lá nhỏ...Các loại dược liệu quý hiếm
như: Sa nhân, Mộc hoa trắng, Ba kích, Ngũ gia bì, Hoàng tỉnh lá có cánh... Động
vật có các loài như Vọoc đen, Chó Sói, Khỉ vàng, Sóc bay, Gà tiền, Hổ mang chúa...
Tây Yên Tử là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về cả vị trí địa lí và điều
kiện tự nhiên. Sự ưu đãi của thiên nhiên khiến cho vùng đất này được biết đến với
những thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ say đắm lòng người như: Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

cảnh rừng nguyên sinh khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động; thắng cảnh suối
Nước Vàng, xã Lục Sơn, suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam; thắng cảnh
Đồng Cao, xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động; thắng cảnh khu du lịch sinh thái Đồng
Thông, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động; thắng cảnh Hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần,
huyện Lục Ngạn... Ngoài ra sông Lục Nam hòa cùng núi rừng trùng điệp của vùng
Đông Bắc tạo nên một thắng cảnh hùng vĩ được mệnh danh là “một trường giang
đẹp nhất Bắc kì”. Xen kẽ với thắng cảnh thiên nhiên là hệ thống đình, chùa, am,
tháp trải dọc các triền sông và nằm rải rác trên những ngọn núi cao nuôi dưỡng đời
sống tâm linh của nhân dân trong vùng.

Về điều kiện xã hội, Tây Yên Tử là một vùng đất đa dân tộc. Theo số liệu
điều tra năm 2016 dân số của Tây Yên Tử có khoảng 652 000 người với 13 dân tộc
sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Dìu,
Sán Chí, Hoa. Trong quá trình sinh sống vùng đất này cũng đón nhận cư dân ở
nhiều vùng, miền đến khai phá, làm ăn và cư trú.
Trong các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Yên Tử, người Kinh có số lượng
đông đảo. Họ cư trú ở khắp các huyện trong vùng, nhiều nhất là ở huyện Yên Dũng.
Họ là chủ nhân của quá trình làm ăn, sinh sống và phát triển kinh tế của vùng.
Người Kinh nơi đây chủ yếu trồng lúa, làm nghề thủ công, kinh doanh, buôn bán.
Sau một quá trình dài trồng lúa nước và làm ăn buôn bán họ đã tích lũy được những
kinh nghiệm quý báu, hoàn thiện các phương pháp, qui trình canh tác, nắm bắt được
qui luật thị trường nên đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Nhiều hợp tác xã,
nhiều làng nghề truyền thống xuất hiện trong vùng khiến cho kinh tế vùng ngày
càng phát triển.
Các dân tộc thiểu số trong vùng sinh sống chủ yếu ở các huyện Sơn Động,
Lục Ngạn, Lục Nam. Mỗi dân tộc có đời sống sinh hoạt cũng như đặc điểm cư trú
khác nhau tạo nên bức tranh đa sắc màu dân tộc của vùng Tây Yên Tử. Người Tày
xuất hiện sớm nhất trong các cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng. Đây là một tộc
người có kết cấu nội bộ cộng đồng khá thuần nhất. Họ thường cư trú ở các thung
lũng trong các bản làng, trên những cánh đồng màu mỡ, trong các ngôi nhà to, rộng,
chắc như: Nhà sàn, nhà đất, nhà phòng thủ. Nông nghiệp là nghề chính của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

Tày gắn với việc canh tác nhiều loại cây trồng. Ngoài ra người Tày cũng giỏi nghề
chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn và bắt cá. Nếu như người Tày sống phân tán ở

cả bốn huyện nhưng chủ yếu tập trung ở huyện Lục Ngạn thì người Nùng lại sinh
sống trên địa bàn của ba huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động. Họ sống quây
quần trên các bản làng ở sườn đồi và chân núi và lấy nương dãy làm nguồn sống
chủ yếu. Ngoài canh tác thành thạo, người Nùng còn trồng bông, kéo sợi, dệt vải,
chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, người Nùng có nghề rèn, đúc đạt đến trình độ kĩ thuật
cao. Các sản phẩm rèn, đúc của họ được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng. Cao
Lan - Sán Chí cũng là tộc người sinh sống chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Sơn
Động trong vùng Tây Yên Tử. Người Cao Lan chủ yếu sống ở nhà sàn và lấy nghề
trồng trọt làm nguồn sống chính. Còn người Sán Chí chủ yếu ở nhà đất, nói ngôn
ngữ Hán Quảng Đông. Đồng bào dân tộc Dao cũng quần tụ tập trung ở hai huyện
Lục Nam, Lục Ngạn của vùng. Người Dao vốn là một cộng đồng người sống du
canh, du cư tới Việt Nam và sống trên địa bàn Tây Yên Tử. Người Dao ban đầu lấy
nương rẫy du canh, du cư làm nguồn sống chính nên trình độ canh tác thấp. Về sau,
họ chuyển dần sang làm ruộng, làm nương và định canh, định cư nên đời sống ổn
định hơn, trình độ canh tác ngày càng nâng cao. Nghề thủ công của người Dao cũng
phát triển với những sản phẩm đan lát, dệt vải, chạm bạc, đồ trang sức tinh xảo
được nhiều người ưa chuộng. Cộng đồng người Sán Dìu cũng có mặt ở sườn Tây
Yên Tử. Họ sống tập trung ở các chân núi và vùng đồi thấp trên địa bàn huyện Lục
Nam, Lục Ngạn. Họ giỏi trồng lúa nước, trồng màu, giàu kinh nghiệm khai hoang,
đánh bắt và nổi trội về nghề mộc. Bên cạnh người Sán Dìu, người Hoa cũng có mặt
ở vùng Tây Yên Tử. Đây là một dân tộc thiểu số du nhập vào nước ta từ rất sớm.
Họ sống tập trung theo dòng họ, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp
và trồng cây công nghiệp. Ngoài các dân tộc thiểu số đã nói ở trên Tây Yên Tử còn
có một số dân tộc ít người khác sinh sống song số lượng không đáng kể.
Nhìn chung các dân tộc sinh sống và cư trú trên địa bàn Tây Yên Tử đều lấy
nghề nông làm nguồn sống chính. Các dân tộc đều có đời sống tinh thần phong phú.
Người Kinh coi trọng tổ tiên, gia đình quần tụ bên nhau, quan hệ họ hàng làng xóm
gắn bó. Trong các làng xã đều có các đình, chùa, miếu mạo gắn với các lễ hội lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





16

nhỏ trải khắp vùng. Sinh hoạt văn hóa của người Kinh cũng rất phong phú đa dạng
với nhiều đặc sản như: Hát quan họ, hát chèo, hát Ống, hát Ví.... Đời sống tinh thần
của người Tày cũng gắn với đình, chùa, lễ hội hàng năm. Cây đàn tính và điệu hát
Then trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Tày. Gia đình người
Nùng sống với nhau rất hòa thuận. Cha mẹ yêu thương con cái và con cái biết nghe
lời cha mẹ, biết kính trên nhường dưới. Hát Sli cùng với kho tàng truyện thơ khá đồ
sộ và lễ hội Lồng Tồng đã nuôi dưỡng đời sống tinh thần của người Nùng vùng Tây
Yên Tử từ khi xuất hiện cho đến nay. Kiểu gia đình của người Cao Lan - Sán Chí
cũng là kiểu gia đình phụ quyền. Người Cao Lan - Sán Chí cũng luôn khao khát
nhận thức về thế giới xung quanh. Đời sống tinh thần của họ được phản ánh trong
mảng truyện kể phong phú kể về quá trình sáng tạo vũ trụ, nguồn gốc loài người và
trong hình tượng các nhân vật anh hùng chinh phục thiên nhiên. Đặc biệt họ thường
đắm mình trong hình thức dân ca Sịnh Ca để thể hiện những nhận thức của đồng
bào dân tộc mình về tự nhiên, xã hội, con người. Bên cạnh những tộc người kể trên
người Dao cũng có đời sống tinh thần rất phong phú với hệ thống truyện kể dân
gian, ca dao, tục ngữ khá đặc sắc.
Trong quá trình sinh sống hàng ngàn năm các dân tộc không không ngừng
giao lưu tiếp xúc về nhiều mặt: Văn hóa, kinh tế, đời sống tinh thần ...tạo nên một
vùng giao thoa văn hóa đồng thời hình thành một vùng văn hóa tâm linh đặc sắc cho
sườn Tây Yên Tử. Những yếu tố văn hóa tâm linh đặc sắc ấy qua cảm quan nghệ
thuật của các tác giả dân gian đã đi vào hệ thống truyện kể dân gian của vùng một
cách tự nhiên.

1.1.3. Văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo
Tây Yên Tử là một vùng văn hóa đa dạng và đặc sắc vừa có tính chất đan

xen vừa có tính chất hội tụ và giao thoa. Đây là vùng đất giao thoa giữa hai miền
văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày - Nùng (Lạng Sơn). Vùng đất này còn
là nơi quần cư của nhiều tộc người khác nhau nên nền văn hóa của các tộc người
cùng tồn tại tạo nên bức tranh đa sắc màu của văn hóa vùng. Trong quá trình hình
thành và phát triển cư dân ở nhiều nơi như: Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa ... di
chuyển đến và sinh sống tại vùng. Họ đem theo những tập tục văn hóa của vùng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




17

họ đã từng sinh sống tác động đến văn hóa của cư dân bản xứ khiến cho văn hóa
của cư dân bản xứ biến đổi ở một mức độ nào đó và ngược lại văn hóa của họ cũng
có những biến đổi nhất định theo văn hóa truyền thống của cư dân bản xứ tạo nên
tính chất hội tụ của văn hóa trong vùng. Đặc điểm văn hóa này là một trong những
yếu tố góp phần hình thành ở Tây Yên Tử một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật
thể cùng với văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần vô cùng phong phú, đặc sắc.
Về di sản văn hóa vật thể, Tây Yên Tử còn lưu giữ được nhiều địa điểm khảo
cổ cùng những di vật quí hiếm thuộc văn hóa thời đại đá cũ ở An Châu, Khe Táu
(Sơn Động), Chũ (Lục Ngạn) và di chỉ thuộc văn hóa thời đại đồ đá mới như chiếc
rìu đá có vai lệch màu vàng được các nhà khảo cổ tìm thấy ở Mai Sưu (Lục Nam).
Những di vật khảo cổ quí hiếm cùng với những huyền tích, thần tích, thần phả còn
lưu lại cho thấy con người đã đến vùng đất này cư trú từ rất sớm. Trên đất Tây Yên
Tử còn khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa với nhiều loại hình và giá trị độc đáo
khác nhau. Theo thống kê sơ bộ đến năm 2017 cả vùng có 192 di tích lịch sử - văn
hóa được công nhận là di tích lịch sử - văn hoa cấp Tỉnh (Lục Nam: 67 di tích; Sơn
Động: 12 di tích; Lục Ngạn: 40 di tích; Yên Dũng: 73 di tích). Trong đó có 2 di tích
cấp quốc gia đặc biệt là: Chùa Kem (Sùng Nham Tự) thuộc xã Nham Sơn, huyện

Yên Dũng; chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La) thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng nơi lưu giữ kho Mộc Bản kinh phật nổi tiếng được UNESCO vinh danh công nhận
là di sản tư liệu kí ức thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương vào năm 2012.
Dân gian còn lưu truyền nhiều câu ca gợi về niềm tự hào của nhân dân địa phương
trước di sản văn vật thể chùa Vĩnh Nghiêm như: “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh
Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành” hay “Thứ nhất là chùa Đức La/ Thứ nhì
chùa Bổ, thứ ba chùa Đền”. Ngoài ra còn 778 di tích văn hóa - lịch sử là các đình,
đền, chùa miếu... nằm ở khắp các làng, xã, thôn, bản trong vùng. Hệ thống di tích
này là những chứng tích của lịch sử đồng thời là minh chứng cho kho tàng văn hóa
vật thể đặc sắc của nhân dân Tây Yên Tử.
Di sản văn hóa vật chất của các tộc người trong vùng cũng rất phong phú.
Người Tày còn lưu giữ những ngôi nhà sàn độc đáo với bộ vì kèo truyền thống
gồm: Cái ghé hình quả bầu dài và cây trụ ngồi trên quá giang sà nách. Nhà Sàn của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×