Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giải pháp khắc phục tình trạng bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.37 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 2
I. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ
1. Khái niệm …………………………………………………. 3
2. Kiện chống bán phá giá …………………………………… 3
3. Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá ………………. 4
4. Thuế chống bán phá giá …………………………………… 6
II. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT
NAM
1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới ………………. 7
2. Các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam …….. 9
3. Những bất lợi Việt Nam gặp phải trong các vụ kiện …… 11
III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá ………. 12
2. Các giải pháp đối phó
với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra ………………….. 13
KẾT LUẬN ……………………………………………………….. 14
1
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, các hàng rào thương mại
cổ điển dần được tháo bỏ thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ
biến.
Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần
đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc
tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng.
Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua các
vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm.
Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các
doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ
động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá.
Bài tiểu luận nhằm tìm hiểu tình hình bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu việt
Nam qua đó xây dựng giải pháp khắc phục.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của giảng viên bộ môn Kinh Tế Quốc


Tế trong việc hướng dẫn làm bài. Chúng tôi cũng cảm ơn các anh chị trong thư viện trường
tạo mọi điều kiện để cho chúng tôi tìm kiếm tài liệu liên quan, cùng tất cả các bạn đã đưa ra
những câu hỏi, những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi hoàn thành bản tiểu luận này.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được những
nhận xét, ý kiến phản hồi của Giảng viên và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn.
I. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ
1. Khái niệm
2
Bán phá giá xảy ra khi một công ty xuất khẩu một hàng hoá với giá thấp hơn giá trị
thông thường trên thị trường nội địa của mình dẫn đến giá bán lẻ sản phẩm đó thấp hơn mặt
bằng giá hợp lý của thị trường nước nhập khẩu.
Mục đích bán phá giá nhằm tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa, tranh thị
phần để tiến đến kiểm soát thị trường mục tiêu nhằm lũng đoạt giá cả, giành lợi nhuận cao
trong tương lai.
Trong WTO bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các
nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Nếu
hành động bán phá giá này gây thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất của nước nhập khẩu
thì cơ quan chức năng của nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá để
bù đắp cho những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra.
2. Kiện chống bán phá giá
a. Vụ kiện bán phá giá là gì?
Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” nhưng đây không phải thủ tục tố tụng tại Toà
án mà là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục
này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và
một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; không liên quan đến quan hệ cấp chính
phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng hoá nhất
định nhập khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu.
Trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố
tụng xử lý một vụ kiện tại toà. Khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối
cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án.

b. Những quy định về vấn đề chống bán phá giá:
Các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại:
− Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT): bao gồm các
nguyên tắc chung
− Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices): các
quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện - điều tra và áp dụng biện pháp chống
bán phá giá cụ thể.
Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (thường xây dựng trên
cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp
thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này.
c. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá:
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể
thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đa tiến hành điều tra, ra
kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau:
− Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%).
− Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại hoặc bị đe doạ
thiệt hại đáng kể, ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
3
− Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại.
3. Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá
Theo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá 20/PL-UBTVQH11, một vụ việc
điều tra và xử lý chống bán phá giá có thể được tiến hành qua bốn giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định điều tra
Nhà sản xuất nội địa đưa ra đơn kiện với các bằng chứng về việc bán phá giá và thiệt
hại, xác định loại hàng hoá và danh tính các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra khi:
− Đối tượng nộp đơn đáp ứng yêu cầu về tính đại diện
− Có tương đối đủ bằng chứng về việc bán phá giá gây thiệt hại.
• Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và ra kết luận điều tra sơ bộ
Việc điều tra được tiến hành theo hai nhóm vấn đề:

− Xác định có bán phá giá hay không và biên độ phá giá.
− Xác định việc bán phá giá có gây thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa hay
không.
Cơ quan điều tra sẽ gửi bảng câu hỏi cho bị đơn và các bên liên quan, thu thập và xác
minh thông tin, bằng chứng liên quan. Các bên bảo vệ quyền lợi của mình chủ yếu qua việc
trả lời bằng câu hỏi, cung cấp thông tin bổ sung cho cơ quan điều tra.
Kết luận vụ kiện:
Đưa ra kết luận sơ bộ về các vấn đề được điều tra.
Áp dụng biện pháp tạm thời:
Trường hợp kết luận khẳng định có tồn tại việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể, cơ
quan có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (đặt cọc, ký quỹ hoặc thuế
tạm thời) đối với hàng hoá nhập khẩu liên quan.
Cam kết về giá:
Vào bất kỳ giai đoạn nào sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá
gây thiệt hại đáng kể, nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể thoả
4
thuận để đạt được cam kết về giá (nhà xuất khẩu cam kết tăng giá xuất khẩu lên hoặc ngưng
xuất khẩu phá giá hoặc chấp nhận các quota…).
Nếu cam kết về giá được chấp nhận việc điều tra sẽ xem như chấm dứt với nhà xuất
khẩu đó (trừ khi họ yêu cầu tiếp tục việc điều tra).
• Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng và ra kết luận cuối cùng
Cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ
bộ và xem xét các bình luận, phản hồi từ các bên.
Các phiên điều trần
1
có thể được tổ chức để cơ quan điều tra trực tiếp nghe các bên
trình bày lập luận của mình và trả lời lập luận của đối phương
Kết luận cuối cùng:
Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng.
• Giai đoạn 4: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tiến hành rà soát

Có 2 trường hợp:
− Kết luận khẳng định (có bán phá giá gây thiệt hại đáng kể): áp thuế chống bán phá
giá.
Nếu biên độ phá giá dưới 2% hoặc việc áp thuế không phù hợp với lợi ích cộng
đồng thì sẽ không áp thuế.
− Kết luận phủ định (không bán phá giá và/hoặc không gây ra thiệt hại đáng kể):
không áp thuế và hoàn trả các khoản đặt cọc.
Rà soát hàng năm (rà soát lại):
Được thực hiện theo yêu cầu của các bên liên quan để tính biên độ phá giá thực của
các nhà xuất khẩu trong năm trước đó hoặc để điều chỉnh, chấm dứt mức thuế áp dụng.
Rà soát tổng thể:
Cơ quan điều tra thực hiện rà soát vào cuối thời hạn 5 năm kể từ khi áp dụng thuế
hoặc kể từ khi rà soát lại để xác định chấm dứt áp thuế hay tiếp tục thêm 5 năm nữa.
1
Phiên điều trần là buổi đối chất do cơ quan điều tra tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các bên liên quan
trong đó các bên liên quan được trình bày trực tiếp lập luận của mình, nghe đối phương trình bày lập luận
và được trả lời các lập luận của đối phương.
5
Hình 1: Trình tự tiến hành một vụ kiện bán phá giá
Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh
4. Thuế chống bán phá giá:
Thuế bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) nhằm
vô hiệu hóa việc bán phá giá, bù đắp những tổn thất do bán phá giá gây ra cho các doanh
nghiệp của nước nhập khẩu. Thuế chống phá giá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ
20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ
(1914).
Về nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà xuất khẩu
nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá
áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà xuất khẩu được

chọn.
6

×