Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN dia ly - Su dung atlat 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.87 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TÊN SÁNG KIẾN:
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: ĐỊA LÍ
KHỐI LỚP: 10, 11, 12
NHẬN XÉT CHUNG:
........................................................................................... .........................................
............................................................................................ ........................................
............................................................................................. .......................................
.............................................................................................. ......................................
............................................................................................... .....................................
................................................................................................ ....................................
.................................................................................................
ĐIỂM THỐNG NHẤT
Bằng số: .......................................................
Bằng chữ: .....................................................
Giám khảo số 1: ...........................................................................
Giám khảo số 2: ...........................................................................
NĂM HỌC 2009 - 2010
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM SÁCH II
TÊN SÁNG KIẾN:
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: ĐỊA LÍ
TÊN TÁC GIẢ: PHẠM THỊ THU HẰNG
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD, TRƯỜNG THPT NAM SÁCH II
(Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu)


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

2
Số phách
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Nếu như bản đồ là một phương tiện không thể thiếu được trong việc khảo
sát, nghiên cứu địa lý thì trong việc giảng dạy, học tập địa lý ở trường phổ thông,
nó cũng có một vai trò không kém phần quan trọng.
Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lý
một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền. Chẳng hạn như
khi học về vị trí địa lý của các châu lục, nếu chỉ nghe một cách thụ động giáo viên
mô tả bằng lời thì khó mà lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ được, nhưng nếu tự mình
xác định trên bản đồ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực đông, cực tây, tìm xem có
những đại dương, biển nào, vịnh nào bao quanh, những châu lục nào tiếp cận thì
học sinh sẽ hiểu được ngay và ghi nhớ lâu hơn vì các em đã được qua quá trình tìm
tòi, khám phá, so sánh. Cách học tập có sư dung Atlat không những giúp các em
nắm chắc kiến thức mà còn trau dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu
môn địa lý. Những kiến thức về địa lý đaị cương, địa lý các châu, các nước, về địa
lý tổ quốc Việt Nam, học sinh được lĩnh hội gắn với bản đồ trong hệ thống Atlat sẽ
dần dần hình thành nên trong ký ức các em một cái “ nền” vững chắc trên đó sẽ

tiếp tục được bồi thêm những kiến thức mới mà các em sẽ tiếp thu trong học tập và
trong suốt cả cuộc đời.
Rèn luyện kỹ năng bản đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát
triển tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. Trong khi học tập sử dụng bản
đồ, học sinh luôn phải quan sát, tưởng tượng, phân tích đối chiếu, so sánh, tổng
hợp, khái quát hoá, xác lập các mối quan hệ địa lý, vì thế tư duy của các em luôn
luôn hoạt động và phát triển.
Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học đang được toàn nghành
giáo dục cải tiến theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, học
sinh tự tìm tòi kiến thức, tự khám phá tri thức. Việc sử dụng và khai thác kênh hình
trong quá trình dạy học là một việc làm không thể thiếu nhất là việc sử dụng bản
đồ trong dạy và học địa lý, sử dung Atlat trong qua trình tự học của học sinh hiên

3
nay. Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ, trong điều kiên nền kinh tế xã hội thế
giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá như hiên nay, thời lượng cho môn địa lý
có hạn.
II. Mục đích của đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi mạnh dạn trình bày quy trình hướng dẫn
học sinh sử dụng bản đồ địa lý trong quá trình học tập từ mức độ dễ đến khó dần
theo từng lớp. Nhằm khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là không
có kỹ năng sử dụng bản đồ địa lý, đồng thời giúp các em có được phương pháp làm
việc với bản đồ một cách tích cực nhất trong quá trình học tập.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát tình hình kỹ năng sử dụng bản đồ của học sinh để nắm được mức độ
hiểu biết của các em về khả năng này.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn những kỹ
năng cần thiết cho học sinh, lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng
- Trong qúa trình dạy hàng ngày, thường xuyên sử dụng các kỹ năng này và chú ý
rèn luyện cho học sinh vào các giờ học, vào giờ kiểm tra bài cũ, nhất là trong các

giờ thực hành.
- Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu ở đây là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh thuộc 3 khối
lớp 10, 11 và 12. Trong đó đối với học sinh mỗi khối, lớp mức độ khai thác kỹ
năng sử dụng bản đồ trong bài học có sự khác nhau. Song, trong giới hạn của đề
tài, tôi xin được trình bày những nét chung nhất cho quá trình rèn kỹ năng bản đồ
cho học sinh.

4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BẢN ĐỒ:
1. Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ:
Các đối tượng địa lý trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Kỹ năng nhận biết , chỉ và đọc các đối tượng đại lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng
là kỹ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kỹ năng này trước tiên trong quá trình dạy
học cho học sinh nhất là học sinh khối lớp 10.
Cách tiến hành: trước hết giáo viên phải đọc to, rõ ràng địa danh đồng thời
chỉ lên bản đồ. Học sinh theo dõi trên bản đồ treo tường, đối chiếu với lược đồ
trong sách giáo khoa hoặc atlat để tìm ra đối tượng. Sau đó, giáo viên ghi lại tên
địa danh lên bảng, sau đó học sinh ghi lại vào vở ghi của mình. Như vậy, học sinh
vừa nghe, vừa ghi, vưà quan sát nên địa danh dễ đi vào trí nhớ.
Khó khăn nhất là học sinh phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ. Vì thế trong
quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ về hình dạng đặc trưng của các
đối tượng địa lý hoặc gắn nó với những đối tượng xung quanh để học sinh dễ nhận
ra.
Quy trình tiến hành:
- Giáo viên đọc to, rõ ràng, chính xác địa danh và chỉ đối tượng trên bản đồ treo
tường.
- Cho học sinh đối chiếu tìm trên bản đồ trong sách giáo khoa hoặc átlat.

- Giáo viên viết thật to, rõ ràng lên bảng trong một góc riêng.
- Yêu cầu một số học sinh phát âm lại tên địa danh và khi cần cho phát âm tập thể
- Yêu cầu học sinh chi chép chính xác tên điạ danh vào sổ tay địa lý hoặc vở ghi.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét hình thù đặc trưng của đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ củađối tượng với các vật khác xung
quanh ( dùng làm điểm tựa) dể sau này dễ nhận ra và tìm được đối tượng trên bản
đồ.
- Hướng dẫn cách chỉ đối tượng trên bản đồ.

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×