Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 41 trang )

BÀI THẢO LUẬN
NHÓM 8
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH

Giáo viên hướng dẫn:
TS.Nguyễn Thị Thu Trang

1|Page

Sinh viên thực hiện:


LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống, để đạt được thành công thì cần rất nhiều sự nỗ lực giúp đỡ của những
người xung quanh. Để có thành quả ngày hôm nay, nhóm chúng em đã cùng nhau trao đổi, giúp
đỡ lẫn nhau rất nhiều và không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của cô giáo bộ môn phương pháp
nghiên cứu khoa học- TS Trần Thị Thu Trang.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô vì sự tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời
gian học tập
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đang dạy tại trường đại học
Thương Mại vì đã tạo điều kiện và nền tảng cho chúng em trong các bộ môn đại cương để chúng
em có thể tự tin hơn trong các môn chuyên nghành sắp học. Nhờ có các thầy cô mà chúng em đã
đạt được những nền tảng kiến thức cần có cả về chuyên môn lẫn thực tế.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến các bạn học- những người không ngại ngần chia sẻ những
kinh nghiệm, bí quyết cũng như cách làm mà các bạn đã tiếp thu được. Nhờ có sự động viên,
khuyến khích cũng như giúp đỡ của toàn thể các bạn trong lớp đã giúp chúng em rất nhiều trong
suốt quãng thời gian học tập cũng như hoàn thành bài luận này. Tại vì đây cũng có thể nói là bài
luận đầu tiên của chúng em làm nên trong quá trình làm còn rất nhiều sai sót, mong cô hãy bỏ
qua và chỉ dẫn cho chúng em thêm nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!



2|Page


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài

5

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài5
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài

5

4. Kết cấu của đề tài: 6
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ QUẢN
TRỊ CHIẾN LƯỢC..........................................................................................................................7
1. Văn hóa quản lý nhà nước về du lịch

7

2. Văn hóa doanh nghiệp nhà nước về du lịch

8

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DU LỊCH QUẢNG NINH VÀ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ĐÃ HIỆN HÀNH..........................................................................................................12
1.Thực trạng du lịch Quảng Ninh


12

1.1 Quá trình xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch..................................................................12
1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng....................................................................................................15
1.3 Ý thức của người dân và khách du lịch............................................................................19
1.4 Môi trường........................................................................................................................22
2 Các dự án đầu tư nhằm nâng tầm và phát triển du lịch

25

2.1 Khu nghỉ dưỡng................................................................................................................25
2.2 Sân bay.............................................................................................................................27
2.3 Chất lượng dịch vụ chăm sóc du khách............................................................................30
2.4

Hạ tầng du lịch phát triển đồng bộ..............................................................................31

2.5 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...........................................................................32
3. Chiến lược và tầm nhìn trong phát triển du lịch

34

.......................................................................................................................................................39
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.............................................43
MÔI TRƯỜNG 43
ẨM THỰC

44


KHU NGHỈ DƯỠNG

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................47

3|Page


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát
triển mới đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói
chung và nghành du lịch nói riêng. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
cùng với chính sách của nhà nước về định hướng phát triển nghành du lịch Việt Nam thành
nghành kinh tế mũi nhọn. Với những điểm du lịch đã được UNESCO công nhận cũng như các
điểm du lịch thu hút sẽ là chìa khóa trong sự phát triển nghành du lịch của Việt Nam. Chúng ta
luôn tự hỏi tại sao với những lợi thế về khí hậu, địa hình, cảnh quan sẵn có nhưng nghành du lịch
vẫn chưa thực sự trở thành cơ cấu kinh tế chính trên toàn quốc. Du lịch Việt Nam chưa thực sự
chinh phục được khách du lịch trong nước và ngoài nước. Chúng ta vẫn chưa cho khách du lịch
thấy một bộ mặt khác thân thiện hơn, hòa nhã hơn, chu đáo hơn của các nghành dịch vụ phục vụ
du lịch. Trong những điểm du lịch “nóng” trên đất nước chúng ta không thể không kể đến đó là
Quảng Ninh. Nơi có những bãi biển, hang, vịnh đẹp bậc nhất ở nước ta. Vì vậy chúng em chọn
đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét tình hình phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh
Quảng Ninh và đề ra một số giải pháp để phát triển du lịch Quảng Ninh. Để hoàn thành được
mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như sau:
1. Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị du lịch, quản trị chiến lược
2. Phân tích đánh giá thực trạng du lịch Quảng Ninh trong các lĩnh vực: Xúc tiến đầu tư và

quảng bá du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng; ý thức của người dân địa phương cũng như
khách du lịch trong việc bảo vệ di sản văn hóa, cảnh quan du lịch sinh thái; môi trường
3. Các dự án đầu tư nhằm phát triển và nâng tầm du lịch
4. Chiến lược và tầm nhìn trong phát triển du lịch
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bài luận sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính: VD trong quá trình nghiên cứu
hiện trạng môi trường ở Quảng Ninh.


Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu thu thập thập từ sách, báo, tạp chí, luận văn khóa luận của các khóa trước, mạng
internet… Những dữ liệu này có thể cung cấp các thông tin về nghành du lịch Việt Nam cũng
như các thành tựu đã đạt được, chính sách phát triển du lịch như thế nào, Bộ luật du lịch,…
 Phương pháp xử lý dữ liệu
1. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, thống kế các dữ liệu tìm hiểu được liên quan đến
vấn đề phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

4|Page


2. Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các kêt quả đã tổng hợp được. Qua
sự phân đó thấy được thực trạng du lịch ở tỉnh Quảng Ninh
3. Phương pháp so sánh: so sánh các dữ liệu tình hình du lịch trong các năm
4. Phương pháp đánh giá: Thông qua các kết quả thu thập đánh giá tình hình du lịch Quảng
Ninh
4. Kết cấu của đề tài:
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị du lịch và quản trị chiến lược
Chương II: Nghiên cứu thực trạng du lịch Quảng Ninh và các dự án đầu tư đã hiện hành

Chương III: Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Ninh

5|Page


CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ QUẢN
TRỊ CHIẾN LƯỢC
Quản lý trong du lịch là những thực thể thể hiện chuẩn mực xã hội trong toàn bộ quá trình tổ
chức, quản lý, điều hành hoạt động du lịch, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu và phát triển
bền vững xã hội. Quản lý trong du lịch gồm hai bộ phận chính: quản lý nhà nước về du lịch và
quản lý doanh nghiệp về du lịch.
1. Văn hóa quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch chính là các cơ quan nhà nước các cấp có thẩm quyền và liên quan
chủ yếu thể hiện ở ba cấp : Cấp chính phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cấp quận, huyện cụ thể
phòng văn hóa Thể thao và Du lịch.
Công cụ quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: Quản lý bằng bộ máy hành chính nhà nước;
Quản lý bằng hệ thống văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị định, chính sách.... Công tác quản lý
nhà nước về du lịch không chỉ chịu sự chế định của luật du lịch, mà còn chịu sự chế định của
nhiều tổ chức, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, như Ủy ban quốc gia, Hiệp hội quốc gia,
nghị định, thông tư...có liên quan trực tiếp đến du lịch; Quản lý nhà nước về du lịch bằng con
người.
Các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch biểu hiện rõ nhất ở việc thiết kế quản lý.
Thứ nhất, nó thể hiện ở việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Thứ hai, thể hiện ở hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam , Luật du lịch số 44/2005/QH11 quy định rõ tại điều 10. Nội dung quản lý
nhà nước về du lịch .
1. Xây dựng và tổ chức thực thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du
lịch.
2. Xây dựng ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh

tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
3. Tuyên truyền, phổ biên giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch .
4. Tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực , nghiên cứu ứng dụng khoa học công
nghệ.
Quản lý du lịch cũng cần gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức quản lý gắn với quy định của luật
nhập cảnh, xuất cảnh cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam, luật di sản văn hóa, luật bảo vệ
môi trường và luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo, .... ngoài ra, quản lý du lịch còn liên
quan đến tất cả các lĩnh vực của du lịch như an ninh quốc phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế,
sức khỏe cộng đồng, an ninh xã hội ....... Thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của du lịch có
nguyên nhân quan trong từ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

6|Page


2. Văn hóa doanh nghiệp nhà nước về du lịch
Quản lý doanh nghiệp du lịch là công tác tổ chức quản lý các hệ thống các công ty, doanh
nghiệp du lịch, là quản lý bằng tổ chức bộ máy hành chính các công ty, doanh nghiệp, là chiến
lược phát triển, các quy định cụ thể trong tổ chức hoạt động của các công ty, doanh nghiệp du
lịch.
Quản lý doanh nghiệp du lịch dựa trên các quy định của pháp luật, các văn bản pháp quy của nhà
nước, các mô hình tổ chức quản lý tiếp thu từ trong nước và ngoài nước. Nó thể hiện ra ở mô
hình tổ chức, kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, quy mô của doanh nghiệp.
Một số nội dung cụ thể:
Quản lý xã hội ( trật tự xã hội trong hoạt động du lịch, đảm bảo tồn tại của các quy ước thiết chế
xã hội về du lịch được mọi người thống nhất thừa nhận và tuân theo)
Quản lý nhân lực du lịch, quản lý con người trong kĩnh vực du lịch ( quản lý bằng chế độ chính
sách nhà nước, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc )
Quản lý tài nguyên du lịch ( quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên tự nhiên
và tài nguyên văn hóa theo các quy định cảu pháp luật )
Quản lý quá trình lao động sản xuất ( quản lý tư liệu sản xuất, công cụ lao động, phương thức và

quy trình sản xuất, người lao đông trong các doanh nghiệp du lịch )
Quản lý sản phẩm du lịch ( quản lý chất lượng sản phẩm, giá trị và giá thành sản phẩm, chế độ
chính sách và đãi ngộ với sản phẩm du lịch)Quản lý quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa du
lịch ( quản lý thương hiệu, bán hàng, tuyên truyền quảng bá, hậu mãi...)
Khác với quản lý nhà nước về du lịch, qaurn lý doanh nghiệp du lịch là hoạt động lấy mục tiêu
kinh doanh thu lợi nhuận nên để xác định nội dung của quản lý doanh nghiệp du lịch phải căn cứ
vào luật doanh nghiệp được xác định rão doanh nghiệp là tổ chức kinh tê có tên riêng, có tài sản
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Quản lý doanh nghiệp nhằm mục đích đạt tới việc quản lý một cách có văn hóa, tức là đạt tới
những chuẩn mực quản lý có tính phổ quát và phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, mang
tính chiến lược, khoa học, toàn diện, dân chủ văn minh,công bằng, khách quan. Quản lý doanh
nghiệp du lịch thể hiện ở cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp du lịch, nhằm đảm bảo sử dụng
các nguồn lực này một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đặt ra thể hiện ở các mặt sau
+ cơ sở của việc xây dựng cơ cấu tổ chức
+ khả năng phân chia
+ hình thức tổ chức
+ mật độ tập chung hóa
+ cơ cấu tổ chức công ty du lịch
+ cơ cấu tổ chức đơn giản : cơ cấu này phổ biến vào thế kỉ XIX. Có thể hình dung như
sau:

7|Page


GIÁM ĐỐC

Nhân viên 1

Nhân viên 2


Ưu điểm cơ cấu này đơn giản, linh hoạt, chi phí quản lý thấp, nhưng lại có điểm yến
không phát huy đực tính sáng tạo của toàn doanh nghiệp khó áp dụng chuyên môn hóa
+ cơ cấu tổ chức theo chức năng: khi doanh nghiệp phát triển, các nhà lãnh đạo không
còn đủ khả năng để thự chiện mọi công việc trong tất cả các lĩnh vực ( kế toán, tài
chính ....) của hoạt động kinh doanh. Các nhà lãnh đạo phải thuê đến các chuyên gia trong
từng lĩnh vực. Đó là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu tổ chức theo chức năng.

TỔNG GIẢM ĐỐC

Giảm
Giámđốc
đốc
nghiên
cứu
marketting
phát triển
8|Page

Giám đốc kỹ
thuật

Giám đốc sản
xuất

Giám đốc kế
toán tài
chính

Giám đốc

nhân sự


Các cán bộ quản lý, cuyên gia và nhân viên ở các cấp thấp hơn

Những ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo chức năng bao gồm: sử dụng có hiệu quả năng lực
quản lý và tính sáng tạo của doanh nghiệp; tăng cường sự phát triển chuyên môn hóa; nâng cao
các quyết định ở các cấp quản lý đặc biệt ở cấp lãnh đạo cao nhất. Tuy vậy mô hình này vẫn tồn
tại nhược điểm sau: khó khăn trong việc phối hợp các chức năng khác nhau; khó khăn cho các
nhà lãnh đạo giả quyết các mâu thuẫn giữa các chức năng, khó khăn trong việc quy chuẩn hóa
hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đây vẫn là hình thức tổ chức phù hợp nhất đối với các
dự án quan trọng trong các doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch là dịch vụ quan trọng nhất của ngành du lịch.
Doanh nghiệp lữ hành – hướng dẫn du lịch cũng là doanh nghiệp du lịch đặc trưng. Khi xây
dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp lữ hành cần phải có sự kêt hợp nội dung với những lý luận và
cơ cáu tổ chức của doanh nghiệp nói chung. Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành phụ
thuộc vào các yếu tố sau đây:
-

Phạm vi địa lý

-

Khả năng về tài chính nhân lực của doanh nghiệp

-

Các yếu tố khác thuộc về môi trường kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật...

Quản lý là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay, co svai trò to lớn

trong mọi mặt đời sống xã hội, từ quản lý nhà nước đến quản lý doanh nghiệp, từ quản lý vi mô
đến quản ý vĩ mô. Quản lý du lịch đòi hỏi cả mô hình quản lý và phẩm chất quản lý phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của du lịch. Quản lý du lịch phải đi tiên phong trong quá trình hội
nhập và phát triển du lịch ở việt nam, khi nền kinh tế du lịch bước và giai đoạn toàn cầu hóa. Nó
có vai trò quan trọng, có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của du lịch. Bên cạnh đó,
để phát triển doanh nghiệp du lịch cần phải có chiến lược cụ thể, các chiến lược chính là: đề xuất
mang tính độc nhất vô nhị, chuỗi tạo dựng giá trị khác biệt với đối thủ cạnh tranh, thỏa hiệp rõ
rành và xác định việc gì cần làm, việc gì không, tính nhất quán trong định vị.
Tóm lại để phát triển doanh nghiệp cần các nhà lãnh đạo và xây dựng mô hình chiến
lược cụ thể

9|Page


CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DU LỊCH QUẢNG NINH VÀ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ĐÃ HIỆN HÀNH
1.Thực trạng du lịch Quảng Ninh
1.1 Quá trình xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch
Quảng ninh là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát
triển các loại hình du lịch, những năm gần đây, du lịch Quảng Ninh có những bước phát
triển khá nhanh, đang dần từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng
thu ngân sách, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động. cụ thể là Chỉ
tính riêng trong 9 tháng năm 2017, tổng số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 7,9
triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khách quốc tế đạt 3 triệu lượt, tăng 20%.
Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2016, lượng khách lưu trú đạt 3,4 triệu lượt, tăng 8% , trong đó
khách quốc tế đạt 1,5 triệu lượt, tăng 18%; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 12,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 28% . Từ đầu năm đến nay, các hoạt động du lịch, lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
đã diễn ra sôi động, đa dạng về hình thức, quy mô; nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch,
kích cầu du lịch nội địa đã được tổ chức, tạo hiệu ứng tích cực.
Đặc biệt, xác định việc đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú là vấn đề quan trọng

trong thu hút và “giữ chân” khách du lịch nên Quảng Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng toàn
diện hệ thống các cơ sở lưu trú phục vụ hoạt động du lịch. Theo đó, tỉnh đã chú trọng đầu tư,
nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư các sản phẩm du lịch
mới hấp dẫn như: Công viên Đại dương Hạ Long, Bảo tàng, Thư viện Quảng Ninh, Cung quy
hoạch và những khách sạn mang thương hiệu quốc tế như: Wyndham, Royallotus, Novotel,
Vinpearl...
Riêng du lịch Vịnh Hạ Long đã khẳng định thương hiệu mạnh, là sản phẩm du lịch độc đáo
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Việc liên kết phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc tiến mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế, khách du lịch đến từ thị trường phía Nam, nhất là TP Hồ
Chí Minh cũng đã thu được những hiệu quả tích cực. Chủ đầu tư các cơ sở lưu trú đã chú trọng
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, xây dựng thương hiệu.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, công suất buồng, phòng bình quân của hệ thống cơ sở
lưu trú du lịch Quảng Ninh ước đạt 50%, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2016, doanh thu
bình quân ước đạt trên 3.000 tỷ đồng. Trong đó, khối khách sạn 1 - 5 sao ước đạt 65,09%, tăng
18% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Cụ thể,
khối 5 sao, công suất buồng, phòng trung bình là 58%, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái; khối
4 sao và tương đương là gần 68%, tăng 13%; khối 3 sao trên 68%, tăng 12%; khối 1 - 2 sao và
tương đương, nhà nghỉ du lịch, homestay đạt 48%, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016. Nhìn
chung, số ngày lưu trú của khách du lịch tại Quảng Ninh có chiều hướng tăng, đặc biệt là khách
quốc tế, trung bình 1,93 ngày/khách. Thông qua đó giúp tăng thu nhập cho các cơ sở lưu trú nói
riêng và các lực lượng tham gia trong hoạt động du lịch nói chung.
Đến chiến lược phát triển du lịch bền vững, hiệu quả
Quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch theo hướng khai thác tốt những tiềm năng thuận
lợi, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể, Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2018 sẽ
10 | P a g e


đón tổng lượng khách du lịch vào khoảng 11 triệu lượt, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế;
năm 2019 là 13 triệu lượt với 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 là 15 - 16 triệu lượt với 7

triệu lượt khách quốc tế. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại tỉnh trung bình từ 3 ngày trở lên;
thu ngân sách từ hoạt động du lịch chiếm 10 - 15% thu nội địa; giải quyết việc làm cho khoảng
130.000 người. Năm 2020, Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đón 15 - 16 triệu lượt khách du lịch,
trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế; thời gian lưu trú trung bình đạt từ 3 ngày trở lên, tổng
doanh thu đạt 40.000 tỷ đồng; đóng góp tối thiểu 15% GRDP và 10 - 15% số thu ngân sách nội
địa; giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 lao động.
Để hiện thực hoá các mục tiêu nói trên, song song với việc đầu tư phát triển du lịch một cách
toàn diện theo quy hoạch đã được phê duyệt, Quảng Ninh đang tiếp tục chú trọng mở rộng không
gian phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo tồn
và khai thác hiệu quả các giá trị Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái
Tử Long, Khu di tích danh thắng tại Yên Tử, hệ thống di tích nhà Trần, khu di tích lịch sử chiến
thắng Bạch Đằng và trên 500 di tích đã được công nhận trên toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, chủ trương của Quảng Ninh là sẽ tăng cường huy động các nguồn lực tham gia
phát triển và chia sẻ lợi ích từ du lịch, nhất là tập trung đầu tư khai thác các khu vực động lực về
phát triển du lịch như: Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái... Đồng thời,
đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị trong phát triển các sản phẩm du lịch; tập trung phát triển các loại
hình sản phẩm có tính đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như: biển, đảo; văn hoá tâm linh; sinh thái
cộng đồng; nghỉ dưỡng, chữa bệnh; biên giới; giải trí, vui chơi có thưởng…
Trong phát triển các sản phẩm và không gian du lịch, tỉnh đã chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các
sản phẩm đã có, phát triển một số sản phẩm du lịch mới, với tiêu chí các sản phẩm phải phù hợp
với từng thị trường khách, đồng thời gắn các yếu tố văn hóa, giá trị tài nguyên du lịch vào sản
phẩm; chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa, mua sắm, cảnh quan... Thực hiện Chương
trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) để tạo sản phẩm du lịch, trong đó có một số sản
phẩm đã được khách du lịch đánh giá cao như: chả mực Hạ Long, sá sùng Vân Đồn, rượu Ba
kích, rượu mơ Yên Tử (Uông Bí), miến dong Bình Liêu... và phát triển làng nghề truyền thống
tại Quảng Yên, Đông Triều, Tiên Yên... bước đầu đã thu hút được khách du lịch đến tham quan
và mua các sản phẩm của người dân tại đây sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ trong phát
triển du lịch, sản phẩm du lịch. Xây dựng các tuyến du lịch, điểm du lịch, sản phẩm du lịch của
các trung tâm, khu, điểm du lịch để liên kết tạo chuỗi sản phẩm và mở rộng không gian du lịch,
kéo dài ngày lưu trú của khách tại Quảng Ninh. Mặt khác, liên kết với các địa phương trong khu

vực để gắn kết các tuyến du lịch giữa các địa phương.
Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng nhiều kế
hoạch quảng bá, xúc tiến rất bài bản, trên cơ sở đó các cơ quan chức năng, các địa phương và
doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến với nhiều nội dung và
hình thức phong phú. Trong đó, nổi bật và có tác động mạnh mẽ như chương trình Carnaval Hạ
Long, Lễ hội Yên Tử…. đã có tác động lớn đến hoạt động du lịch. Thời gian tới, Quảng Ninh
tiếp tục tăng cường các hình thức thông tin tuyên truyền về du lịch, quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ
Long và các danh thắng tự nhiên, văn hóa lịch sử của tỉnh, bảo đảm du lịch là một trong những
nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin
đại chúng các cấp. Tiếp tục nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng để từng
bước hình thành văn hóa, văn minh trong ứng xử, kinh doanh dịch vụ du lịch.
1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng

11 | P a g e




Cơ sở hạ tầng (infrastructure) là khái niệm chung để chỉ đường bộ, đường sắt, bệnh viện,
trường học,….. được tích lũy từ các khoản đầu tư của cơ quan nhà nước trung ương va địa
phương



Cơ sở hạ tầng cũng bao gồm cả những tài sản vô hình như vốn nhân lực , tức các khoản đầu
tư vào việc đào tạo lực lượng lao động. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao mức sống chung của một nước

Và cùng với những năm gần đây do nhu cầu đời sống của người dân tăng cao ngành du lịch nước
ta có những bước chuyển mình rõ rệt và TP. Hạ Long muốn thể hiện quyết tâm giữ vững đầu tàu

ngành du lịch trở thành trung tâm du lịch quốc gia. Hạ Long là trung tâm du lịch của tỉnh Quảng
Ninh đã không ngừng nỗ lực, cố gắng phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa, đô thị hóa
Phó chủ tịch UBND TP Hạ Long, đồng chí Hoàng Quang Hải: Quan điểm về đổi mới của chúng
tôi là không phân biệt nhà đàu tư lớn hay đầu tư nhỏ mà mà luôn phải tạo điều kiện tối đa cho
các nhà đầu tư đến với Hạ Long và nắm bắt được cơ hội của thị trường mà từ đó phát triển thành
phố hay cụ thể là khu du lịch. Thường lệ, thì công việc khó khăn nhất của các nhà đầu tư là công
tác giải phóng mặt bằng. Do đó, thành phố tập trung và đặc biệt quan tâm đến việc tháo gỡ khó
kkăn về đất đai, xây dựng, đầu nối hạ tầng. Điển hình vào năm 2016, thành phố đã cho giải
phóng nhiều mặt bằng cho các dự án lớn có ảnh tới 10.900 hộ dân, năm 2017 thì ít hơn là 8.150
hộ dân. Trong đó có những dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc
Hạ Long - Vân Đồn, mở rộng quốc lộ 18 Hạ Long - Mông Dương. Chú trọng hơn nữa để cho các
nhà đầu tư tiện để triển khai dự án các nhà chính quyền thành phố đã cho trùng tu các đường xá,
xây dựng các khu chung cư mới, tạo ra một hình ảnh mới cho đô thị. Có thể nói rằng là , sẽ có
khá ít những thành phố như Hạ Long có những địa phương đứng ra bỏ tiền để đầu tư quốc lộ từ 4
làn xe thành 10 làn xe , để cho các nhà đầu tư được hỗ trợ tối đa trong đầu nối hạ tầng , điện
nước , đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh luôn được giữ vững là một sự khích lệ cho các nhà
đầu tư để vận hành các dự án
Với các giải pháp như vậy , Hạ Long đã thu hút được một số các nhà đầu tư nhắm tới tiềm năng
màu mỡ của mình với hàng loạt các tập đoàn nổi tiếng ( SunGroup , VinGroup…) và đã có các
sản phẩm du lịch đặc sắc và nổi bật : Vòng quay mặt trời , Cáp treo Nữ Hoàng , Công Viên Nước
Hạ LOng , Khu nghỉ dưỡng Vinpearl , Cảng tàu quốc tế Tuần Châu ,…
Trong vòng hơn nửa năm trước đây tính từ thời điểm hiện nay thì tính riêng về dịch vụ lưu trú có
12.000 phòng, trên 80 khách sạn (1-5sao), 512 tàu du lịch và các khu vui chơi giải trí, trung tâm
mua sắm, phục vụ khách du lịch. Và không chỉ đầu tư chủ yếu vào du lịch, dịch vụ, TP. Hạ Long
còn tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng, đô thị, góp phần đầu tư phát triển cho
ngành du lịch nhất là vào lĩnh vực hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại như đã nêu ở trên là
đường cao tốc
Nói đến sân bay Vân Đồn thì đây là sân bay tư nhân đầu tiên cho đến nay tại VIệt Nam đã và
đang họa động hết sức hiệu quả liên kết tỉnh Quảng Ninh với những người bạn nước ngoài. Điển
hình là cảng Vân Đồn đã thu hút được 3 hãng hàng không đó là VietnamAirlines, VietJet và

BamBoo Airway với tổng số 30 chuyến bay cả đến lẫn đi mỗi tuần và các chuyến bay đều rất an
12 | P a g e


toàn và đảm bảo tốt về dịch vụ . Cơ bản là các hành khách đều rất hài lòng . và ngày 28/2 tới
đây hãng hàng không quốc tế đầu tiên là DongHai Airlines ( Trung Quốc) cũng sẽ mở sân bay từ
Bảo An ( Trung Quốc ) tới sân bay Vân Đồn với tần suất 3 chuyến 1 tuần

Toàn cảnh đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn

13 | P a g e


Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn về đêm với thiết kế mang đậm phong cách Hạ Long
Và trong năm 2019 tới này, tỉnh Quảng Ninh sẽ lại vẫn tiếp tục đầu tư vào cao tốc Vân Đồn Móng Cái dự kiến hoàn thành trước 1 năm và khi hoàn thành Quảng Ninh sẽ có 200km đường
cao tốc góp phần vào1/10 kế hoạch của nhà nước khi muốn hoàn thành xây dựng 2000km cao
tốc ma từ đó không những giúp cho người dân đi lại thuận tiện không mất thời gian mà còn giúp
cho giao thương thuận lợi giữa tỉnh qua quốc tế phát triển nâng cao vai trò của ngõ kết nối
ASEAN
Qua những các loại hình giao thông và cơ sở hạ tầng như vậy thì Quảng Ninh là tỉnh có thể kết
nói với thế giới tốt nhất cả nước trong khu vực miền Bắc . Và xa hơn nước các lãnh đạo và chính
quyền tỉnh Quảng Ninh hướng tới năm 2030 theo hướng đồng bộ , kết nối các khu vực trên cơ sở
phát huy , tận dụng tối đa lợi thể của tỉnh và thành phố vẫn vậy tỉnh Quảng Ninh sẽ vẫn tiếp tục
thu hút các thành phần kinh tế vào cơ sở hạ tâng giao thông , đường bộ , cảng , biển, đường sắt ,
đường hàng không liên thông và kết nối với nhiều mạng lưới quốc gia , quốc tế . Vậy với tầm
nhìn và nỗ lực như vậy Quảng Ninh sẽ là một tỉnh với sự năng động và rất hiệu quả, hứa hẹn đặt
chân vào một tầm cao mới trong nước ta.

14 | P a g e



1.3 Ý thức của người dân và khách du lịch
Du lịch Quảng Ninh trong những năm gần đây đang có những bước phát triển khá nhanh, đang
dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,cải thiện thu nhập và đời sống cho người lao động .Cũng
như ở những nơi khác,vấn đề bảo vệ môi trường luôn là sự ưu tiên hàng đầu của người dân
Quảng Ninh nếu họ muốn ngành du lịch nơi đây phát triển bền vững và vươn lên đứng đầu cả
nước.
Tại Quảng Ninh, rất nhiều những công tác bảo vệ môi trường đã được các bộ phận quản lý cấp
cao triển khai thế nhưng thực trạng hiện nay đó là chúng ta vẫn bắt gặp rất nhiều những túi rác
thải lớn nhỏ vứt ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên đường đi, tại các tuyến phố lớn đều có thùng rác
công cộng nhưng người dân vẫn ngang nhiên xả rác bừa bãi gây ô nhiễm nặng nề và mất cảnh
quan đô thị.Từ đó,chúng ta có thể thấy những công tác bảo vệ này chỉ thực sự hiệu quả khi mỗi
người đều có ý thức trách nhiệm tham gia .
Tại 2 thôn Thác Bưởi (xã Tiên Lãng) và Khe Và (xã Uyên Than) của huyện Tiên Yên,cùng
với sự quyết tâm của các cấp chính quyền trong việc vận động mọi người tham gia vào các chiến
dịch bảo vệ môi trường ,đông đảo người dân nơi đây đã có những hành động thiết thực để nhằm
khắc phục các vấn đề về ô nhiễm như: Phân loại rác sinh hoạt rác từ gia đình, hằng tuần tổ chức
vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, trồng và chăm sóc cây xanh phủ dọc 2 tuyến
phố,…. Ngoài ra, mỗi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều xây dựng 2 mô hình điểm “khu dân
15 | P a g e


cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Tại xã Đại Thành( Tiên Yên), các đoàn
thể nhân dân, xây dựng các mô hình “Khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp” hay “Gia đình 5
không,3 sạch”,…Đặc biệt, xã còn thành lập các tổ tự quản ở khu dân cư, thường xuyên kiểm tra,
nhắc nhở các hộ gia đình thu gom và đổ rác thải, xử lý nước thải đúng nơi quy định, xây các hầm
biogas để đảm bảo vệ sinh chăn nuôi,… Các huyện đảo Cô Tô ,Vân Đồn cũng đều có những
cách làm rất hay để nâng cao ý thức người dân nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm vùng
biển.Thay vì để cho người dân hoặc khách du lịch sử dụng túi nilon ban quản lý ở đây phát miễn
phí cho họ các loại túi giấy, túi sinh học tự hủy khi họ đến đây thăm quan cảng Cái Rồng. Hội

LHPN huyện Cô Tô thì triển khai mô hình dung làn để đi chợ, tặng làn nhựa cho các hộ gia đình
để thay cho thói quen dung túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày.Ở các trường học trên địa bàn
cũng đã đưa các bài tập về bảo vệ môi trường hay có cả các hoạt động ngoại khóa để giúp cho
các em nhỏ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.Hơn nữa điều này còn giúp các em có thể phân biệt được các loại rác hữu cơ, vô cơ và
biết tái chế,điều này sẽ giúp các em rất nhiều cho cuộc sống sau này.
Mỗi khi nhắc đến du lịch Quảng Ninh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến các dịch vụ chăm sóc
khách hàng vô cùng tiện ích giúp cho du khách có được những phút giây thoải mái nhất.Đặc biệt
là ở Hạ Long,không chỉ có những bãi biển đẹp,những khách sạn sang trọng mà cùng với đó là
những homestay vô cùng độc đáo gây ấn tượng mạnh đối với tất cả mọi người .Một trong những
địa điểm homestay tốt nhất mà mọi người nên ghé thăm khi đến Hạ Long đó là khu Coto
Gaderns với những thiết kế nhà được làm từ gỗ, rất thân thiện với môi trường,phòng ốc tuy đơn
giản nhưng lại đầy đủ các thiết bị hiện đại như ti vi, bình nóng lạnh hay điều hòa, tủ lạnh,…Hay
khu homestay Briska Hostel nằm trên tầng 16 của tòa nhà Green Bay Tower Hạ Long với một
tầm nhìn toàn cảnh Vịnh Hạ Long tuyệt đẹp,mang lại cho du khách cảm giác bình yên như ở nhà,
…Bên cạnh đó Quảng Ninh nổi tiếng với những nhà hàng hải sản chất lượng được đặt gần tại
các khu du lịch để mọi người tiện thưởng thức, có thể kể đến nhà hàng Cua Vàng lừng danh tại
Hạ Long hay nhà hàng Linh Đan, nhà hàng Kim Quy(nơi nổi tiếng với các loại ốc). Đây là
những nơi không chỉ có nguồn thức ăn phong phú mà còn có đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp
cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ ân cần chu đáo luôn sẵn sàng cung cấp mọi thông tin cho
khách hàng
Nếu ngành du lịch của Quảng Ninh muốn vươn lên đứng đầu cả nước thì đương nhiên việc
bảo vệ môi trường không chỉ nằm ở người dân địa phương mà còn ở cả khách du lịch.Hiện nay
không chỉ ở Quảng Ninh mà còn ở nhiều nơi khác thì nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm
môi trường đó chính là sự vô ý thức của những du khách đến tham quan .Bên cạnh việc thưởng
thức những danh lam thắng cảnh tươi đẹp thì họ luôn tiện tay xả rác bừa bãi ở bất cứ đâu,bất cứ
nơi nào họ đi qua.Ví dụ như ở Vịnh Hạ Long chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc túi
bóng,túi nilon với những đồ ăn vặt bên trong bị vứt bừa bãi xuống biển,xuống các khe rãnh núi
hoặc thậm chí vứt ở trên cây,…gây ra những mùi hôi thối nồng nặc,ảnh hưởng đến người
khác.Nhiều người thậm chí còn ném cả mảnh vỡ thủy tinh của chai lọ xuống biển,gây ra nguy

hiểm cho những người xung quanh,từ đấy biến bãi biển trở nên nhếch nhác,bẩn thịu. Tại một số
các hang động nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long như Hang Hanh,Hang Sửng Sốt,Hang Bồ Nâu,…nhiều
16 | P a g e


các cặp bạn trẻ vô ý thức đã khắc tên mình lên trên hang động gây mất cảnh quan .Tình trạng hút
thuốc lá tràn lan cộng với mùi hôi thối của rác thải đã gây nên sự ô nhiễm không khí nặng nề,…
Tất cả những điều này dường như bắt đầu từ ý nghĩ chỉ biết mua vui cho bản thân mà không hề
quan tâm đến người khác khiến cho họ sẵn sàng phá hoại cảnh vật xung quanh,việc này không
chỉ ảnh hưởng tới các du khách khác mà còn gây ra sự ức chế cho người dân địa phương khi họ
thấy những địa điểm mà họ cất công bảo vệ này bị tàn phá.Thậm chí hậu quả nặng nề hơn đó là
nếu vùng biển Quảng Ninh bị ô nhiễm vì rác thải hay các di tích bị làm cho biến dạng thì dù có
mất bao nhiêu công sức,tiền bạc đi chăng nữa thì cũng không thể cứu vãn được.Tình trạng buông
lỏng quản lý,quan tâm đến thu lợi nhuận cũng là một phần khiến cho hệ sinh thái bị phá hủy
nặng nề
Hiện nay, các cơ quan chức năng và các cá nhân đã có nhiều những hành động nhằm nâng
cao ý thức khách du lịch.Như ở huyện đảo Cô Tô,Vân Đồn,người dân nơi đây đã phát miễn phí
túi sinh học tự hủy,túi giấy thay vì túi nilon cho du khách đến đây thăm quan.Tại nhiều bãi biển
cũng đã có lệnh cấm không cho người dân cầm đồ ăn, rượu bia vào để tổ chức các buổi nhậu
nhẹt, các buổi tiệc nhỏ,… Tất cả để bảo vệ môi trường vùng biển.Ngoài ra,nhiều bạn trẻ còn
thành lập dự án”Đi có ý thức”.Dự án này mang đến thông điệp: “ Khi đến một nơi nào đó, đừng
chỉ quan tâm đến việc chụp ảnh mà hãy để ý tới cách ứng xử với bạn đồng hành, với người dân
bản địa, văn hóa địa phương, phong cảnh nơi bạn đến, coi đó như là trách nhiệm giống với trách
nhiệm của chính bản thân mình vậy.Chỉ cần một chút quan tâm hơn thì chuyến đi của bạn sẽ có
nhiều ý nghĩa.” Rất nhiều các dự án đã được đưa ra thế nhưng điều quan trọng bậc nhất vẫn luôn
nằm ở ý thức của khách du lịch.Họ phải có ý thức để giữ gìn các bãi biển,các khu di tích văn
hóa, họ cần phải biết nghĩ cho mọi người xung quanh,phải biết trân trọng những gì mà tạo hóa đã
ban cho họ.Có như vậy thì ngành du lịch tại Quảng Ninh mới có thể phát triển mạnh mẽ
Từ thực tế trên, chúng ta có thể thấy cho dù nhiều dự án đã được đưa ra nhưng để bảo vệ
môi trường sạch sẽ là nằm hoàn toàn ở ý thức của người dân, không chỉ là người dân địa phương

mà còn là khách du lịch. Hiện nay, rác thải vẫn luôn tồn tại ở Quảng Ninh,thậm chí nó còn trở
thàng vấn đề nhức nhối trầm trọng.Vì vậy để bảo vệ được môi trường du lịch nơi đây thì tất cả
mọi người phải cùng nhau nâng cao nhận thức,cùng nhau có những hành độnh thiết thực để đưa
Quảng Ninh thành một tỉnh thành đi đầu trong ngành du lịch.

17 | P a g e


1.4 Môi trường
Những năm qua, du lịch Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch Quảng Ninh phát triển bền vững thì một trong
những vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay là bảo vệ môi trường.Theo tờ báo Quảng Ninh: “5
tháng đầu năm nay, du lịch Quảng Ninh đón trên 6,5 triệu lượt khách, tăng 26%, đạt 55% kế
hoạch năm, trong đó khách quốc tế đạt gần 2,2 triệu lượt, tăng 12%, đạt 43% so với kế hoạch
năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng 32%, đạt 50% so với kế hoạch năm.
Với sự tăng trưởng nhanh như hiện nay, ngành Du lịch đã có những đóng góp quan trọng trong
phát triển kinh tế của tỉnh”. Thế nhưng đó cũng chính là lý do khiến hạ lòng ngày càng trở nên ô
nhiễm
Qua khảo sát trên 50 bạn sinh viên trương Đại học Thương Mại và 100 khách du lịch tại
khu du lịch Hạ Long tỉnh Quảng Ninh: Có 60% các khách du lịch sẽ xả trực tiếp rác thải xuống
khu vực mình đang đứng và chỉ có 40% khách du lịch sẽ bỏ rác và thùng hoặc không xả rác bừa
bãi.
Chính rác thải là nguyên nhân sẽ khiên Quảng Ninh mất khách du lịch nhưng chính sự
thiếu ý thức của số đông khách du lịch lại là nguyên nhân chính tạo nên nhũng bãi biển ngập rác
tại Hạ Long.

Có quá nhiều nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng với di sản thế giới, từ hoạt động sản xuất,
mở rộng đô thị trên bờ cho tới các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy-hải sản...
Hoạt động trên Vịnh Hạ Long có 505 tàu du lịch, gồm 189 tàu nghỉ đêm, 314 tàu tham
quan ban ngày và hai tàu nhà hàng. Cho dù liên tục có những biện pháp siết chặt về quản lý

nhưng đây vẫn đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với Vịnh Hạ Long, vốn đã
18 | P a g e


được UNESCO, IUCN… cảnh báo từ lâu.Phần lớn các tàu du lịch không có hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt trong khi việc xử lý chất thải nhà vệ sinh, nước thải la canh (nước thải từ máy tàu)
cũng rất khó kiểm soát .Bên cạnh có các loại nước thải như nước thải từ tắm giặt, nấu ăn và sinh
hoạt, nước và chất thải từ các nhà vệ sinh, nước thải la canh cũng khiến nước của vịnh có nguy
cơ không còn trong xanh.
Các biện pháp xử lý rác thải
Theo tờ báo STEPRO có 3 cách để xử lý rác thải
Cách 1: Thu gom rác thải vào bãi rác đã quy hoạch từ trước rồi đem đi xử lý
Đây là phương pháp truyền thống, có thể tiêu hủy được lượng lớn rác thải. Rác sinh hoạt từ mọi
nhà được thu gom mang đến bãi rác để xử lý. Hiện tại, nước ta có khá nhiều bãi chứa và xử lý
rác thải. Tuy nhiên, thực trạng các bãi rác chưa được đầu tư, xây dựng đúng mức gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng quanh bãi rác đó. Có thể đến như khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
là bãi rác lớn nhất Hà Nội là một ví dụ. Mặt khác, để xây dựng một bãi rác đúng tiêu chuẩn rất
lớn, tiêu tốn ngân sách hàng trăm tỷ đồng/bãi, cho nên giải pháp này chưa phải là tối ưu.
Cách 2: Sử dụng hóa chất để xử lý rác thải
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số loại chế phẩm hóa chất có thể khử sạch mùi hôi rác
thải. Môt số chất có thể kể đến BioStreme 9442F, hóa chất xử lý mùi hôi nước thải, bãi rác ô
nhiễm GEM-K, sản phẩm hóa chất EM WAT-1, hóa chất khử mùi Clean Air,.. Tiến hành sử dụng
bình phun hóa chất này lên bãi rác là có thể tiêu hủy được mùi hôi thối từ bãi rác. Tuy nhiên, đôi
khi sử dụng các loại hóa chất này có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì
vây, biện pháp xử lý rác thải này cũng chưa triệt để hoàn toàn.
Cách 3 Sử dụng lò đốt rác rắn là công nghệ tiến tiến bậc nhất hiện nay trong việc xử lý rác thải.
Có 2 loại lò đốt rác đó là:
+ Lò đốt rác thải sinh hoạt, công nghiệp hay y tế công suất lớn có sử dụng năng lượng
+ Lò đốt rác gia đình công suất nhỏ không có sử dụng năng lượng.


19 | P a g e


Nhưng tất cả các biện pháp đó đều không khả thi bởi nó sẽ thải khí độc ảnh hưởng tới
tàng ozon vì vậy nếu muốn xử lý chất thải một cách khoa học trước tiên chúng ta phải phân loại
các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến mĩ quan và nguồn nước tại vịnh Hạ Long và ở xung
quanh khu vực tỉnh Quảng Ninh
-Đối với các loải rác không thể phân hủy hay tái chế như gạch đá ,đồ da đồ cao su vv...
nên hu gom vào dụng cụ chứa rác và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận
chuyển, đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định
-Đối với các loại rác có thể tai chế như vỏ lon nước ngọt , vỏ chai ,sách báo , thùng bìa
caton,vv... nên thu gom lại để mang đi tái chế
-Đối với các vợi rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể đưa vào tái chế để đưa vào
sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật như rau củ quả thức ăn thừa
,vv... Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost
-Đối với các loại nước thải từ các toại tàu thuyền, khuyến khích sử dụng thuyện gỗ thể
giảm thiểu lượng nước thải xuống vịnh.
20 | P a g e


Phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường như thủ tướng chính phủ
NGUYỄN XUÂN PHÚC đã phát biểu Tại Hội nghị về “Bảo vệ và Phát huy giá trị di sản văn
hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 27.7
ông khẳng định “Chúng ta phải quán triệt tinh thần là: “Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất
được, sáng tác được nhưng di sản thì không thể tạo ra được”.
“Tuyệt đối không phá huỷ, làm hỏng hay hy sinh di sản vì bất kỳ lý do gì để phục vụ phát triển.
Để mất di sản, dù là một phần, chính là bắn súng vào quá khứ, đánh mất bản sắc dân tộc”, “Di
sản không phải là di sản chết mà phải đóng góp vào phát triển bền vững. Như vậy chúng ta có
nhiệm vụ làm di sản luôn hồi sinh và tồn tại có ích” - Thủ tướng nhấn mạnh. .Hãy để vịnh Hạ
Long và tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố du lịchí xanh –sạch –đẹp và phát triển nhất Việt

Nam.
2 Các dự án đầu tư nhằm nâng tầm và phát triển du lịch
2.1 Khu nghỉ dưỡng
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay,
tổng số dự án BĐS đã và đang triển khai tại Quảng Ninh lên tới hơn 100 dự án, với tổng vốn đầu
tư hơn 5,5 tỷ USD, đa dạng phân khúc, từ nghỉ dưỡng, giải trí, shophouse, đến chung cư.
Có thể kể đến các dự án BĐS khiến cho Quảng Ninh thay đổi diện mạo đáng kể trong vòng 3
năm qua, như: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Hạ Long Bay Resort, Tổ hợp Trung
tâm Thương mại Vincom Plaza Ha Long, Khu đô thị biển Vinhomes Dragon Bay, Tổ hợp Dự án
Công viên Đại Dương Hạ Long, Khu đô thị Halong Marina, Tổ hợp Dự án Mon Bay Hạ Long,
New Life Tower Ha Long, Sunrise Apartment Quảng Ninh, Green Bay Village, chung cư
Lideco…

21 | P a g e


Trong số các nhà đầu tư lớn phải kể đến Tập đoàn Sun Group với mảng đầu tư BĐS du lịch với
quy mô tầm cỡ quốc tế. Đó là dự án Sun World Hạ Long Complex trải rộng 214ha, tổng vốn đầu
tư 7.794 tỷ đồng đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng vừa phát triển quần thể
nhà phố thương mại và biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao Sun Premier Village Ha Long Bay
nằm ngay bên cạnh quần thể công viên.
Đầu năm 2016, Tập đoàn FLC cũng chính thức đặt dấu ấn với quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC
Hạ Long, quy mô 224ha, tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng. Đây là khu phức hợp bao gồm nhiều
hạng mục như sân golf 18 lỗ, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, khách sạn 5 sao, khu biệt thự
nghỉ dưỡng cao cấp...
Hiện bên cạnh dự án cảng hàng không quốc tế, khu nghỉ dưỡng có casino và 13km đường trục
chính do Sun Group đang triển khai, Quảng Ninh đang kêu gọi 5 "siêu dự án" tại Vân Đồn, đó là:
Dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phượng Hoàng, quy mô 691ha với tổng mức đầu tư dự kiến
5.500 tỷ đồng; dự án đảo Nất Đất quy mô 116ha, tổng mức đầu tư khoảng 3.150 tỷ đồng;
Dự án Khu du lịch biển Hòn Soi Nhụ quy mô 120ha với tổng mức đầu tư 637 tỷ đồng; dự án

Khu du lịch sinh thái rộng 452ha gồm sân golf, khách sạn 3 - 5 sao, khu vui chơi giải trí… với
tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng; khu Hòn Chín được quy hoạch quy mô 28ha với tổng mức đầu
tư 2.500 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia ,lợi thế của thị trường BĐS Quảng Ninh là nguồn cung vẫn
đang đi sau nhu cầu của khách hàng, hầu hết những căn hộ trung và cao cấp đều có lượng giao
dịch thành công cao, tính thanh khoản tốt. Hơn nữa, người mua BĐS Quảng Ninh có nhu cầu ở
thực và đầu tư sinh lời cao, vì thế hầu hết doanh nghiệp BĐS đều tập trung chiến lược phát triển
dài hạn ở mảnh đất đầy tiềm năng này.
Mới đây, Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc với Công ty CP Vân Đồn Heritage Road về dự án
"Con đường di sản Vân Đồn". Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm tại Vân Đồn
có quy mô dự kiến 3.300ha.
Theo đơn vị tư vấn, đây là dự án khu du lịch, dịch vụ tổng hợp chất lượng cao với hệ thống du
lịch liên hoàn. Dự án nằm trên khu đồi kéo dài từ xã Đông Xá đến xã Hạ Long. Con đường di
sản này không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn được sử dụng cho mục đích cứu hộ, bảo vệ
rừng và phục vụ mục đích quốc phòng khi cần thiết.
Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vân Đồn đang triển khai các thủ tục đầu tư khu du
lịch nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay. Theo đó, dự án nằm tại xã Hạ Long, được quy hoạch trên
diện tích 94ha gồm 5 phân khu, như: Tổ hợp khách sạn 5.000 phòng, công viên nước, trung tâm
mua sắm, bến tàu, bãi biển công cộng. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 5.000 tỷ đồng.
Song song đó, trong định hướng của tỉnh, trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút các
nhà đầu tư chiến lược, tiếp tục tích cực cải cách hành chính, đẩy nhanh các thủ tục đầu tư để tạo
ra nhiều sản phẩm du lịch cao cấp tại các địa bàn trọng điểm về du lịch, như: Hạ Long, Cẩm Phả,
Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều, Móng Cái, các trung tâm di tích lịch sử tâm linh, trung tâm dịch
vụ.
Tiếp tục hoàn thiện Đề án Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn tạo điểm thu hút và quy tụ
nguồn lực, sức sáng tạo, lan tỏa động lực mới cho tăng trưởng của tỉnh, đặc biệt đối với khu vực
dịch vụ, du lịch.
Đồng thời, tiếp tục thu hút đầu tư chuỗi các trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ (nhất là Tập
đoàn Vingroup) tại các đô thị, địa phương phát triển du lịch như Cẩm Phả, Móng Cái và các khu
du lịch trọng điểm.

22 | P a g e


2.2 Sân bay
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn hay Sân bay quốc tế Vân Đồn, là một sân bay hỗn hợp
quân sự - dân dụng nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Sân bay này chủ yếu phục vụ cho Đặc khu Vân Đồn sẽ được thành lập và toàn tỉnh Quảng Ninh.
Nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km và cách thành phố Cẩm Phả gần 20 km. Với công
suất lên đến 10 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân
bay phục vụ đặc khu của Việt Nam và là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

Trong vòng 2 năm từ 2014 đến 2015, tổng số vốn đầu tư vào Quảng Ninh là 100.000 tỷ. Thời
điểm ấy, giữa trái tim của Hạ Long, biểu hiện rõ ràng nhất cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn
ra: một tổ hợp công viên giải trí 8.000 tỷ đồng được Sun Group khởi công xây dựng ở Bãi Cháy.
Kỷ lục tăng trưởng của Quảng Ninh xuất hiện năm 2015. Mười một phần trăm. Đó cũng là năm
mà sân bay Vân Đồn được cấp phép đầu tư. Đây là lần thứ hai kể từ sau năm 1975 tại Việt Nam,
một sân bay được xây mới, sau sân bay Phú Quốc.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Phú Quốc, sân bay mới được xây dựng để thay thế một sân bay
cũ (xây từ thời Pháp). Điều đó đồng nghĩa, Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung là địa
phương đầu tiên có một sân bay được xây mới hoàn toàn kể từ sau năm 1975.

23 | P a g e


Hiện nay, theo thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh Quảng Ninh vào đầu tháng 02/2017 thì việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không
Quảng Ninh thành cảng hàng không quốc tế được chấp thuận. Bộ Giao thông Vận tải được giao
hoàn tất các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, trình Thủ tướng phê duyệt; UBND tỉnh Quảng Ninh
đẩy nhanh đầu tư, sớm đưa Sân bay quốc tế Vân Đồn vào khai thác.
Vào ngày 11 tháng 7 năm 2018, một chiếc King Air 350 từ Sân bay quốc tế Cát Bi đã hạ cánh tại

Vân Đồn để có một chuyến bay hiệu chuẩn, đánh dấu chuyến bay đầu tiên mà sân bay nhận
được.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khánh thành từ sân bay Nội
Bài cùng các lãnh đạo nhà nước.
Đó là một cuộc kẻ vẽ mơ mộng, như tên của chiếc tàu bay. Những chuyến bay thương mại đầu
tiên được khai thác sau khi sân bay này khánh thành, tuyến Sài Gòn - Vân Đồn (mỗi ngày một
chuyến) sẽ được khai thác bằng Boeing 787 hoặc A350. Nhưng việc sân bay Vân Đồn được thiết
kế để trở thành một trong những cảng hàng không quốc tế có công suất lớn nhất Việt Nam không tính Nội Bài và Tân Sơn Nhất – là một nhận định trị giá 7.700 tỷ đồng.
Không chỉ có đường băng, cơ sở thiết bị và kỹ thuật của sân bay này cũng được đầu tư ở mức
cao cấp nhất, với các trang thiết bị có xuất xứ từ Mỹ, Đức, Anh, Pháp... hay "có thể xem là sân
bay hiện đại nhất Việt Nam" theo cách diễn đạt của Romy Berntsen – một quản lý của công ty tư
vấn thiết kế sân bay NACO của Hà Lan.
Đơn cử như hệ thống trả khay tự động Ilane của hãng Smiths được tích hợp với máy soi an ninh
đa chiều tiên tiến nhất khu vực Châu Á, lần đầu tiên được trang thị tại Việt Nam. Chi phí đầu tư
cho hệ thống này cao hơn 30% so với hệ thống trả khay đang áp dụng tại các sân bay Việt Nam.
Sau sân bay quốc tế Vân Đồn và đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, một dự án được thực hiện
bằng hình thức đối tác công tư khác khánh thành vào tháng 9/2018, cuộc bứt tốc của Quảng Ninh
chuẩn bị bước vào pha 2. Ngoài tăng trưởng du lịch vẫn được xác định là mũi nhọn, lãnh đạo
Quảng Ninh đang nói nhiều về thu hút vốn cho các ngành chế tạo, trong đó hướng tới cả FDI.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cùng lúc trở thành thước đo cho 2 chiến tích được ngóng
đợi. Đầu tiên là việc nối dài kỳ tích kinh tế của Quảng Ninh – với dịch vụ được xác định là trọng
tâm. Sau đó, là tương lai cho nguồn vốn đầu tư hạ tầng của Việt Nam trong giao thông. Tương
lai, vốn từ khối tư nhân có thể sẽ phải chiếm tới 70% để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Cả chính quyền của Quảng Ninh lẫn chủ đầu tư Sun Group đều đang tuyệt đối tin tưởng vào
thành công của sân bay Vân Đồn. Có nhiều lý do để tin vào điều đó, với các biểu đồ kinh tế của
Quảng Ninh và kinh nghiệm lâu năm trong ngành dịch vụ của Sun Group. Nhưng quan trọng
hơn, có nhiều lý do để công chúng muốn tin vào điều đó: thành công của sân bay Vân Đồn sẽ
không chỉ là của Quảng Ninh, mà tạo thành một tiền lệ đắt giá cho sự tham gia của khối tư nhân
trong đầu tư hạ tầng tại Việt Nam.


24 | P a g e


2.3 Chất lượng dịch vụ chăm sóc du khách
Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào, đặc biệt là dịch vụ du lịch, việc nâng cao chất lượng
dịch vụ là yếu tố then chốt để làm hài lòng du khách. Nhận thức rất rõ điều này, những năm qua,
Quảng Ninh không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của du khách.

25 | P a g e


×