Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

chẩn đoán và điều trị bệnh dại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 10 trang )

Bệnh dại

248

BỆNH DẠI
ThS. BS NGUYỄN THỊ CẨM
HƯỜNG
ThS.BS NGUYỄN THẾ HÙNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Khai thác được các yếu tố dòch tễ học để chẩn đoán
bệnh dại
2. Giải thích được cơ chế sinh bệnh của siêu vi trùng dại
3. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng điển hình và thăm
khám để chẩn đoán được bệnh dại.
4. Nêu ra các xét nghiệm cần làm để hướng đến chẩn
đoán bệnh.
5. Nêu lên được tầm quan trọng của việc phòng bệnh, và
trình bày được các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do siêu vi
trùng gặp ở động vật có máu nóng, ngẫu nhiên truyền qua
người, hầu hết là do súc vật dại cắn. Tại Việt Nam và các
nước đang phát triển, súc vật dại cắn người thường là chó
mèo. Bệnh dại rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như bệnh
nhân tử vong, nhưng bệnh dại có thể phòng ngừa khá hiệu
quả bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Bệnh dại ở người có những đặc tính như thời kỳ ủ bệnh
thay đổi, bệnh cảnh thần kinh cấp tính nhanh chóng đưa đến rối
loạn tinh thần kinh và các biến chứng về hệ tuần hoàn hô
hấp và thần kinh.
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH


Siêu vi trùng dại thuộc nhóm Lyssavirus, họ Rhabdoviridae
gồm hơn 200 loại siêu vi trùng gây bệnh cho những động vật
có xương sống, động vật không xương sống, và thực vật. Loại
thường gây bệnh cho người là siêu vi trùng dại cổ điển.
Siêu vi trùng dại có kích thước 80 x180 nm gồm một chuỗi
ARN, và có hình trụ với một đầu có dạng hình nón và một đầu
phẳng nên có hình như viên đạn.

248


Bệnh dại

249

Siêu vi trùng dại bò bất hoạt bởi
ánh sáng mặt trời, tia cực tím, tia X,
sự khô ráo, sức nóng 560C trong
một giờ. Hầu hết các dung môi
lipid hữu cơ, chất tẩy rửa, các chất
oxide hóa, savon đặc 20% đều có
khả năng bất hoạt vi trùng.
3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Bệnh dại là bệnh của động vật
máu nóng truyền sang người, bệnh
này vẫn còn tồn tại ở khắp thế
giới, đa số ở các trường hợp lây
truyền qua vết cắn. Tại nhiều vùng
Hình 15.1: Siêu vi trùng dại có hình trên thế giới như các nước châu
viên đạn

Phi, châu Á kể cả Việt Nam đa số
các trường hợp người mắc bệnh dại là do chó và mèo cắn
chiếm 90%, nhất là ở vùng thành thò, chó nhà là nguồn lây
bệnh chính yếu.
Ngoài chó, bệnh dại còn có thể lây
truyền từ những động vật nuôi như lừa, ngựa, bò, cừu, heo...
Một số ít trường hợp, bệnh dại có thể lây qua đường hô
hấp do hít phải không khí bò ô nhiễm bởi siêu vi trùng dại như
trong các hang động có nhiều dơi trú ẩn hoặc trong các phòng
thí nghiệm nuôi cấy siêu vi trùng dại. Ngoài ra, có một số
bệnh nhân chết vì bệnh dại sau khi ghép giác mạc của người bò
bệnh dại mà vô tình không phát hiện được từ trước.
4. SINH BỆNH HỌC
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, siêu vi trùng dại
tồn tại gần vết cắn này trong một thời gian rồi tăng sinh tại
các tế bào cơ. Trong khoảng thời gian này thì dự phòng sau tiếp
xúc là quan trọng, hiệu quả dự phòng sau tiếp xúc sẽ giới hạn
khi siêu vi dại đến mô thần kinh ngoại biên. Trừ khi bò bất hoạt
bởi cơ chế tự nhiên hay cơ chế đề kháng chủ động, siêu vi
trùng xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh ngoại biên; từ
đây siêu vi trùng di chuyển hướng tâm đến hạch tủy sống,
não bộ. Siêu vi dại lan tỏa ly tâm ngay khi nó đến hệ thần kinh
trung ương để hiện diện trong các tế bào thần kinh toàn cơ thể
và có thể phát hiện được siêu vi trùng bởi kháng thể huỳnh
quang trên các tế bào giác mạc hay mẫu sinh thiết da. Siêu vi
trùng còn hiện diện ở các mô như cơ xương, cơ tim, tủy thượng
thận, thận, tụy tạng, sợi nhánh thần kinh ở các nang lông, tóc.

249



Bệnh dại

250

5. LÂM SÀNG
5.1. Thời kỳ ủ bệnh: trung bình từ 20-60 ngày nhưng có
thể kéo dài từ 4 ngày đến nhiều năm sau. Thời kỳ ủ bệnh
ngắn khi vết cắn ở mặt hoặc lây bệnh do ghép giác mạc
5.2. Thời kỳ khởi phát, giai đoạn tiền triệu:
Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, bải hoải, sốt, đau cơ...
Cảm giác ngứa, đau hay dò cảm tại vết cắn hầu như đã
lành
Thay đồi tính tình: bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, lo lắng,
dễ bò kích thích, mất ngủ, bứt rứt hoặc trầm cảm
Các triệu chứng ít gặp hơn như ho, ớn lạnh, đau họng, đau
bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tiểu khó,...
5.3. Thời kỳ toàn phát: Biểu hiện dưới hai thể: Thể
hung dữ và Thể bại liệt
Thể hung dữ:
Thể dại hung dữ thường gặp trên lâm sàng. Hầu hết
bệnh nhân đều sợ nước là do tình trạng co thắt cơ hô hấp có
thể kết hợp với cơn co thắt thanh quản xảy ra trong một cơn hốt
hoảng tăng kích thích. Tình trạng sợ nước có thể xảy ra khi bệnh
nhân thử uống nước, hoặc nghe tiếng nước chảy, thấy ly nước
hoặc thậm chí chỉ cần nghe nói đến nước cũng đủ lên cơn.
Cơn co thắt thanh quản và cơ hô hấp thường đột ngột và
dữ dội, cổ và lưng bệnh nhân ưỡn ra, cánh tay vùng vẫy giơ
cao lên. Cơn co thắt có thể trở thành cơn co giật toàn thân
kèm theo ngừng tim, ngừng thở. Ngoài ra bệnh nhân còn sợ gió

sợ ánh sáng bóng láng hoặc khi ngửi phải mùi lạ bệnh nhân
có thể lên cơn co thắt ngay vì tình trạng tăng kích thích của ngũ
giác cực điểm
Vì tình trạng tăng kích thích quá độ nên bệnh nhân thường
lên cơn với biểu hiện ảo giác mất đònh hướng, hành vi kỳ
quái, trốn chạy hoặc gây hấn với người chung quanh. Bệnh
nhân lên cơn trong vài phút vùng vẫy cắn xé từng lúc, rú lên
như chó sủa, thở dồn dập, đứt hơi và có thể tử vong trong cơn.
Vì rối loạn thần kinh thực vật nên bệnh nhân sốt cao 40 oC,
đồng tử dãn, đồng tử hai bên không đều, tăng tiết nước bọt,
nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp thế đứng. Tình trạng tăng
tiết nước bọt đi kèm với tình trạng khó nuốt làm bệnh nhân
khạc nhổ lung tung và sùi bọt mép.
Giữa hai cơn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hợp tác tương đối
tốt. Nhưng bệnh tiến triển nhanh chóng đến hôn mê hoặc

250


Bệnh dại

251

ngưng tim, ngưng thở đột ngột. Tử vong trong vòng hai đến bốn
ngày sau khi lên cơn dại
Thể bại liệt:
Chiếm tỉ lệ 20% các trường hợp, thường gặp trên bệnh
nhân đã được chích ngừa vắc xin sau khi bò súc vật dại cắn. Lúc
đầu có thể dò cảm ngay vết cắn, đau cột sống, đau chi bò cắn,
tình trạng liệt tiến triển lan tỏa lên chi trên, mất phản xạ gân

xương. Bệnh nhân bò bí tiểu đại tiện, sau đó liệt cả cơ cổ, mặt,
lưỡi gây sặc, liệt các cơ hô hấp, tử vong chậm hơn thể hung
dữ, có thể kéo dài từ 2 đến 20 ngày.
6. CẬN LÂM SÀNG
6.1. Những xét nghiệm thường qui: Đa số trường hợp không
có giá trò đặc hiệu chẩn đoán bệnh.
Công thức máu:
Bạch cầu tăng từ 12.000-17.000/mm 3 nhưng cũng có thể
trong giới hạn bình thường đến tăng khá cao (30.000/mm 3), tỉ lệ
đa nhân tăng cao. Hồng cầu, huyết sắc tố trong giới hạn bình
thường.
X-quang phổi
Thường bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng
trong gian đoạn sau có thể phát hiện thâm nhiễm từng vùng
hoặc lan tỏa do viêm phổi do hít hoặc bội nhiễm phổi, tràn khí
trung thất, suy tim ứ huyết.
Nước tiểu
Protein niệu tăng, bạch cầu niệu dương tính
Dòch não tủy
Biến đổi tương tự như một trường hợp viêm não- màng
não. Áp lực mở dòch não tủy bình thường hoặc tăng nhẹ
Tăng bạch cầu chủ yếu là loại đơn nhân trung bình khoảng
5-30 BC/ml
Đường dòch não tủy bình thường
Protein tăng nhẹ khoảng ≤ 100 mg/dl
Điện não đồ, chụp cắt lớp CT, chụp hình cộng hưởng
từ MRI (magnetic resonance imaging) thường cho kết quả bình
thường hoặc những biến đổi không đặc hiệu.
6.2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh:
6.2.1. Phân lập siêu vi trùng:

Vào tuần đầu của bệnh, có thể phân lập được siêu vi
trùng từ nước bọt, não, dòch não tủy và nước tiểu. Khi cấy
bệnh phẩm vào tế bào như tế bào neuroblastoma của chuột,

251


Bệnh dại

252

tế bào thận của chuột đồng hamster, chúng ta có kết quả
tương tự như cấy vào chuột nhưng chỉ cần 2 ngày đã cho kết
quả so với cấy vào chuột mất 10 - 15 ngày.
6.2.2. Huyết thanh chẩn đoán
Kháng
thể
miễn
dòch
huỳnh
quang
(Immunofluorescent rabies antibody, direct fluorescent antibody
test: dFA
Là xét nghiệm tiêu chuẩn trong chẩn đoán bệnh. Xét
nghiệm này đã được lượng giá trong hơn 40 năm qua và vẫn cho
thấy đây là thử nghiệm đáng tin cậy nhất. Cần sinh thiết một
miếng da dài 6- 8 mm, càng nhiều nang chân tóc càng tốt,
thường sinh thiết da ở vùng gáy ngay trên đường viền chân
tóc, mẫu sinh thiết này cần bỏ vào dung dòch bảo quản không
có formalin và cần giữ ở nhiệt độ - 70 0C khi chuyên chở xa. Xét

nghiệm này dương tính 50% trong tuần đầu và tăng dần sau đó.
Kháng thể siêu vi dại đã được đánh dấu bằng fluorescent sẽ
gắn kết với kháng nguyên siêu vi dại, vì thế có thể phát hiện
phức hợp kháng nguyên-kháng thể này trên kính hiển vi huỳnh
quang bởi màu xanh lá của fluorescence. Ngoài mẫu thử sinh
thiết da vùng gáy, người ta còn tìm các kháng nguyên siêu vi
bằng phương pháp miễn dòch huỳnh quang từ các mô bò nhiễm
trùng như phết giác mạc mắt, mô não...
- Tìm kháng thể trung hòa: RFFIT (Rapid fluorescent
focus inhibition test)
Miễn
dòch
men
RREID
(Rapid
rabies
enzyme
immunodiagnosis)
- Xác đònh siêu vi dại bằng kháng thể đơn dòng: có
thể phân biệt dễ dàng siêu vi dại với nhiều loại Lyssavirus khác
nhờ vào cấu tạo của nucleocapsid và glycoprotein
- Xác đònh siêu vi dại bằng kỹ thuật RT-PCR
(polymerase chain reaction): để tăng sinh thành phần acid nucleic
của siêu vi dại. Phương pháp này có thể dùng để phát hiện
siêu vi dại trong mẫu thử nước bọt, dòch não tủy và mẫu sinh
thiết da của bệnh nhân.
7. BIẾN CHỨNG
7.1. Đường hô hấp:
- Ngạt thở thiếu oxy và ngừng thở thường do những cơn co
thắt vì sợ nước hay do tình trạng co giật toàn thân cũng như do

liệt cơ hô hấp, liệt hành tủy ở thể dại bại liệt
- Viêm phổi, phế quản phế viêm.
- Tràn khí màng phổi.

252


Bệnh dại

253

7.2. Hệ tuần hoàn:
Nhiều loại loạn nhòp tim đe dọa tử vong như cơn nhòp nhanh
trên thất, nhòp chậm xoang, bloc nhó thất, bệnh nút xoang cũng
thường gặp.
Ngoài ra các biến chứng hạ huyết áp, phù phổi cấp, suy
tim, ứ huyết là do viêm cơ tim.
7.3. Hệ thần kinh:
Tăng áp lực nội sọ do phù não hoặc do đầu nước
(hydroceplalus) nhưng không phát hiện được phù gai thò và bệnh
nhân thường có áp lực mở của dòch não tủy trong giới hạn
bình thường.
7.4. Hệ tiêu hóa:
Loét đường tiêu hóa do sang chấn (stress) gây tiêu ra máu
8. CHẨN ĐOÁN
Yếu tố quan trọng để chẩn đoán phân biệt dại với các
bệnh khác là tiền sử bò súc vật nghi dại cắn và triệu chứng
lâm sàng của cơn dại. Tuy nhiên, bệnh dại cũng cần phải chẩn
đoán phân biệt với bệnh Hysteria sau khi bò súc vật cắn (Pseudo
hydrophobia), hội chứng Landry-Guillain-Barré, sốt bại liệt, viêm

não dò ứng do chích ngừa dại. Bệnh viêm não do chích ngừa dại
xảy ra khi dùng loại vắc xin chế từ các tế bào thần kinh và
có thể gặp từ 1 đến 4 tuần sau chích ngừa dại.
9. PHÒNG NGỪA
Phòng bệnh dại gồm những vấn đề chính:
- Cảnh giác với súc vật nghi dại
- Kiểm soát súc vật nghi dại
- Xử trí vết thương
- Miễn dòch phòng ngừa
9.1. Cảnh giác với động vật có nguy cơ lây bệnh dại:
Nhắc nhở mọi người, nhất là trẻ em không bao giờ thử
tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ không quen biết
với mình hoặc các động vật hoang dại; dù các con vật này như
chó mèo… có vẻ thân thiện, dễ thương; bởi vì chúng có thể
bất ngờ cắn người muốn tiếp cận với chúng.
Ngăn ngừa con dơi có thể bay vào nhà, phòng ngủ, trường
học, nhà thờ, chùa…vì dơi có thể cắn người và vật nuôi để
lây truyền bệnh dại.
9.2. Kiểm soát súc vật nghi dại
9.2.1. Đề phòng chó dại:
- Cấm thả chó rong ngoài đường phố

253


Bệnh dại

254

- Chích ngừa dại cho chó trên ba tháng tuổi bằng một trong

hai loại vắc xin sau:
+ Vắc xin siêu vi trùng chết
+ Vắc xin siêu vi trùng sống giảm độc lực
9.2.2. Diệt động vật, gia súc bò súc vât dại cắn
9.2.3. Đối với súc vật nghi dại cắn người:
- Bắt nhốt 10 ngày theo dõi (như chó, mèo có vẻ khỏe
mạnh) nếu thấy triệu chứng dại phát triển phải cắt lấy dầu
súc vật gửi xét nghiệm tìm bằng chứng bệnh dại
- Nếu súc vật bò giết, đập chết, hoặc đã có triệu chứng
dại, cần cắt dầu súc vật đem xét nghiệm xác đònh bệnh dại
như tìm thể Negri hoặc kháng nguyên siêu vi trùng dại.
- Khi nghi ngờ dơi có triệu chứng bất thường bay vào nhà
và nghi dơi đã cắn người, chúng ta phải mang găng tay bằng da
dày để an toàn khi bắt dơi đem đi thử nghiệm.
9.3. Xử trí vết thương
Khi đã bò súc vật cắn, điều đầu tiên quan trọng là phải
rửa vết thương để diệt các siêu vi trùng nếu có ở vết thương
theo trình tự sau:
1/ Rửa vết cắn nhiều lần với xà bông đặc (hoặc các
chất tẩy giặt khác) và xòt vòi nước vào vết cắn ít nhất 5
phút, lấy bỏ dò vật, mô dập nát nếu có.
2/ Sát trùng vết thương bằng dung dòch cồn 70% hoặc dung
dòch Iode. Không nên khâu kín da hoặc băng ép quá kín.
3/ Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
`
4/ Dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván, nếu cần.
9.4. Miễn dòch phòng ngừa cho người bò cắn
Có hai loại thuốc chích ngừa được dùng phối hợp hoặc đơn
độc như sau:
- Vắc xin phòng dại

- Huyết thanh kháng dại
9.4.1. Vắc xin phòng dại:
HDCV (Human diploid cell vaccine) hoặc Verorab
Phác đồ tiêm bắp: Chích 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta
cánh tay (không nên chích ở mông vì nghi ngờ tác dụng kém
hơn), mỗi lần 1ml (có chứa ít nhất 2,5 UI hoạt tính) vào các ngày
0, 3, 7, 14 và 28. Ngay ngày 0, chích cùng lúc huyết thanh kháng
dại nhưng phải chích vò trí khác, thường được chích ở mông, và
không được dùng cùng kim ống chích với vắc xin để tránh khả
năng trung hòa hai loại thuốc với nhau.
Phác đồ tiêm trong da: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến
cáo có thể dùng phác đồ cải tiến cho những trường hợp cần

254


Bệnh dại

255

giảm chí phí chích ngừa nhất là tại các quốc gia có nền kinh tế
eo hẹp. Chích trong da 0,1ml vắc xin Verorab x 2 lần, mỗi lần ở 1
tay khác nhau vào những ngày 0, 3, 7; sau đó chích 0,1ml 1 lần
củng cố vào những ngày 30 và 90 cũng cho kết quả bảo vệ
tốt trong những công trình nghiên cứu mới đây
HDCV là loại siêu vi bò bất hoạt nên có thể dùng cho phụ
nữ có thai và trẻ em cũng với liều như người lớn.
Sau khi chích ngừa vắc xin lần đầu, nồng độ kháng thể sẽ
tăng tới mức có hiệu quả bảo vệ là 0,5 UI/ml trong vòng từ 2
đến 4 tuần

Tai biến: tương đối ít gặp, nếu có chỉ bò sốt, nhức đầu,
buồn ói (20- 50% người chích). Phản ứng tại chỗ sưng, đỏ, đau
(50-80%). Cho đến nay chưa ghi nhận được trường hợp nào tử vong
do sốc phản vệ thuốc chủng này tuy có 3 trường hợp bò hội
chứng Guillain Barré nhưng cũng hồi phục không di chứng
Corticoides không nên dùng để điều trò những trường hợp
phản ứng thuốc chủng ngừa từ khi có tình trạng đe dọa tính
mạng; bởi vì trên thực nghiệm, corticoides làm tăng tỉ lệ tử
vong trên người có tiếp xúc với súc vật dại và làm giảm tính
đáp ứng miễn dòch trên cơ thể.
9.4.2. Huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique):
Huyết thanh kháng dại là một chế phẩm immunoglobulin
(RIG, Rabies immune globulin) được sản xuất từ huyết thanh ngựa
hay huyết thanh người. Huyết thanh kháng dại ngay lập tức cung
cấp cho người bò súc vật cắn có nguy cơ nhiễm bệnh những
immunoglobulin trong khi chờ đợi hiệu quả của vắc xin (vắc xin từ
2 đến 6 tuần mới có tác dụng bảo vệ). Vì huyết thanh kháng
dại sản xuất từ huyết thanh người có tỉ lệ phản ứng rất
thấp nên thường được sử dụng rộng rãi ngay khi bò súc vật
cắn, cào rách da, hoặc niêm mạc dính nước bọt. Nhưng huyết
thanh kháng dại sản xuất từ huyết thanh ngựa có tỉ lệ phản
ứng thuốc cao hơn nên cần sử dụng thận trọng hơn và cần thử
test trước khi chích nhất là với người đã sử dụng huyết thanh trò
liệu khác trước đó, thường chích cho những trường hợp có tiếp
xúc đặc biệt nguy hiểm như sau:
Chỉ đònh:
1/ Vết cắn hoặc cào ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, vì
đó là những nơi có nhiều tổ chức thần kinh là nơi siêu vi trùng
dại phát triển.
2/ Niêm mạc bò súc vật nghi dại liếm.

3/ Vết cắn sâu hoặc vết thương nhiều chỗ.
4/ Trẻ em tiếp súc với siêu vi dại

255


Bệnh dại

256

Liều dùng huyết thanh chế suất từ ngựa 40 đơn vò/kg chia
liều chích sâu trong và quanh vết cắn càng nhiều càng tốt, liều
còn lại chích thòt. Chích huyết thanh kháng dại càng sớm càng
tốt, ngay cùng lúc với liều tiêm vắc xin đầu tiên. Thông
thường dạng trình bày của thuốc huyết thanh kháng dại là 1000
đơn vò/1 ống có 5ml. Nếu có huyết thanh chế suất từ huyết
thanh người liều dùng 20 đơn vò/kg với dạng trình bày 300 UI/2ml.
9.5. Phòng ngừa trước khi bò súc vật dại cắn
* Đối tượng chích ngừa:
- Bác só thú y, kỹ thuật viên xét nghiệm các mẫu siêu vi
trùng dại,
- Người nuôi dạy súc vật,
- Người thám hiểm các hang động,
- Người đến sống hoặc đi du lòch trên 30 ngày đến các
quốc gia có nguy cơ cao về súc vật dại.
* Cách dùng:
Phác đồ tiêm bắp: Dùng HDCV chích thòt ở cơ delta 1 ml/lần
x 3 lần vào ngày 0, 7 và ngày 21 hoặc ngày 28.
- Nếu còn tiếp xúc với súc vật, cần chích nhắc lại 2 năm
một lần, nhưng dễ bò phản ứng thuốc ngừa hơn.

Phác đồ tiêm trong da: Dùng HDCV chích trong da ở cơ delta
0,1 ml/lần x 3 lần vào ngày 0, 7 và ngày 28, nhưng khi sử dụng
phác đồ này cần phải thực hiện đủ 3 mũi chích trước 30 ngày
du lòch đến vùng lưu hành bệnh dại. Nếu thời gian không đủ
dài, nên chích phác đồ tiêm bắp.
Đối với những người có nghề nghiệp có nguy cơ tiếp xúc
với siêu vi dại lâu dài, cần phải đo nồng độ kháng thể trong
máu mỗi 6 tháng đến 2 năm, nếu trò số này dưới giá trò hiệu
quả chuẩn theo Tổ chức Y tế Thế giới là 0,5 UI/ml cần phải
tiêm nhắc lại.
Xử trí cho bệnh nhân lên cơn dại
Tất cả bệnh nhân dại lên cơn hầu như nhanh chóng tử
vong trong vòng vài ngày. Dù đã có nhiều nỗ lực nhằm tìm
kiếm 1 phương pháp xử trí tốt hơn nhưng đều thu được kết quả
đáng thất vọng. Những thử nghiệm đó là dùng: thuốc
Vidarabine, vắc xin chích trong da nhiều chỗ khác nhau, α interferon,
globulin miễn dòch bằng đường tónh mạch hoặc chích vào tủy
sống, thuốc Ribavirin, corticoid liều cao…
Bệnh nhân khi lên cơn dại thường rất bứt rứt vật vã,
nhưng vẫn tỉnh nên bệnh nhân càng hốt hoảng hơn khi biết
mình mắc phải 1 bệnh nặng có khả năng tử vong rất cao, vì

256


Bệnh dại

257

thế bệnh nhân cần được nằm trong 1 phòng riêng biệt yên tónh

để chăm sóc nâng đỡ tinh thần và thể trạng cho phù hợp.
Thường dùng thuốc an thần như Diazepam, Barbiturate… để giảm
bớt những kích thích thần kinh. Morphin được dùng để khống chế
những trường hợp vật vã nặng trong thể dại hung dữ.
Tránh dùng những phương tiện chẩn đoán xâm lấn gây
đau đớn không cần thiết. Khi bệnh diễn tiến đến tình trạng hấp
hối, cũng không cần đặt nội khí quản và những biện pháp
hồi sức cấp cứu cầu kỳ đắt tiền vì không có hiệu quả gì
trong bệnh cảnh dại lên cơn giai đoạn chót.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Sarice L. Bassin, Charles E. Rupprecht, Thomas P. Bleck. Principles and
Practice of Infectious Diseases, 7th edition, 2010. Mandell, Douglas, and
Bennett. Churchill Livingstone Inc. Chap163, pp 2249 - 2258.
2. Alan C. Jackson, Eric C. Hohannsen. Rabies virus and other
Rhabdoviruses. Harrison’s Principles of internal Medecine 17 th edition,
2008, pp 1222- 1226
3. Louis S. Binder (1992). Rabies. Emergency. Chap 84, pp 527- 529.

257



×