Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU, ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.68 KB, 23 trang )

bệnh lậu
(GONORRHEA)


Đại cương
• Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục
do song cầu trùng, Gram (-) ái khí Neisseria
gonorrhoeae.
• Lậu cầu rất nhạy cảm với điều kiện lạnh cũng như khô
hanh. Lớp mủ mỏng và ẩm - 1 ngày. 56oC - 5 phút,
AgNO3 và Phenol 1% - vài phút.
• Lịch sử: lậu là một trong những bệnh được biết
sớm nhất của loài người.
• Hippocrates đã viết về bệnh này từ thế kỷ thứ 4-5
trước công nguyên. Ông gọi bệnh lậu cấp là bệnh
đái són “strangury”và đến thế kỷ thứ hai người ta
coi đó là bệnh đái ra tinh dịch.


• Tần suất cao ở nước đang phát triển.
• Tần suất ca mới/năm toàn thế giới: 62 triệu người.
• Mỹ: 700.000 người.
• Việt Nam theo thông báo của Viện Da liễu Quốc
gia, năm 2003 lậu chiếm 4,82% trong các STD.
• Chủng tộc: không.
• Giới: tỷ lệ nam/nữ 1,5/1.
• Tuổi: phụ nữ 15-19 tuổi và nam giới 20-24 tuổi.





Bệnh thường gặp ở thành thị hơn nông thôn.



Yếu tố nguy cơ: có nhiều bạn tình hay có bạn tình mới, trẻ tuổi, cô
đơn, dân tộc thiểu số, lạm dụng chất gây nghiện, tình trạng giáo dục
và kinh tế xã hội kém.



Đường lây:

 90% do quan hệ tình dục: sinh dục> hậu môn >
miệng.
 70-80% và 20-30%
 10% qua các đường khác:


LÂM SÀNG
• Có khuynh hướng gây tổn thương niêm mạc bao gồm
những tế bào biểu mô hình trụ. Vị trí thường gặp: niệu
đạo, cổ tử cung, hầu họng và kết mạc.
• Thời gian ủ bệnh: trung bình 2-5 ngày kéo dài 2-3 tuần.
Thời gian ủ bệnh càng dài bệnh càng nhẹ.
• Chia làm 4 thể chính
– Tại chỗ: Nam
– Tại chỗ: Nữ
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
– Lan tỏa



Nam
 10% nhiễm không có triệu chứng.
 Biểu hiện thường gặp nhất là viêm niệu đạo - 4
ngày đầu.
 Hơi ngứa, nhồn nhột → chất nước trong → đục
→ mủ vàng trắng, dễ ra khi vuốt dọc đường tiểu
 80%, niêm mạc đường tiểu sưng to rất đâu →
không dám đi tiểu → tiểu lắt nhắt nhiều lần.
 Khám lỗ tiểu sưng đỏ có mủ màu vàng đặc hay
trắng đục giống như kem.
 Hạch thường không bị ảnh hưởng.
 Không điều trị, triệu chứng biến mất trong 6
tháng.



• Sưng đau tinh hoàn: viêm tinh hoàn hay mào tinh
• Viêm trực tràng (40%):triệu chứng thường nhẹ như ngứa và tiết dịch
trực tràng không đau → nặng : xuất tiết dịch nhầy mủ có máu, đau khi
đi cầu, buốt mót vùng hậu môn và táo bón.
• Viêm hầu họng (lên tới 10%) thường không có triệu chứng. Triệu
chứng thay đổi từ hạch cổ to, họng đỏ tới loét rộng và tạo màng giả.



• 50% nhiễm không triệu chứng.
• Nội mạc cổ tử cung: vị trí I.
• Viêm cổ tử cung: tiết dịch cổ tử cung, dễ chảy máu hay
dịch vàng hơi xanh.

• Viêm niệu đạo: triệu chứng nghèo nàn, xuất tiết dịch
nhầy mủ, tiểu rát buốt.
• Viêm vùng chậu: 10-40% của nhiễm lậu cầu không biến
chứng ở phụ nữ, đặc trưng bởi sốt, đau vùng bụng dưới,
đau lưng, nôn ói, chảy máu âm đạo, giao hợp đau, đau
khi thăm khám.


• Những vị trí nhiễm trùng khác: tuyến Skene, Bartholin
• 10-20% có nhiễm trùng hầu họng, >90% trường hợp
không có triệu chứng hoặc nếu có bao gồm viêm họng
xuất tiết hay viêm amidan.
– Hầu hết lành tự nhiên trong 12 tuần
• Viêm trực tràng (5%) : xuất tiết dịch nhầy mủ, đau khi đi
cầu và cảm giác mót buốt.
• Thai kỳ không làm thay đổi biểu hiện nhiễm lậu cầu. Tuy
nhiên viêm vùng chậu ít gặp hơn trong tam cá nguyệt 2-3
và tỉ lệ nhiễm viêm hầu họng do lậu hơi tăng cao có lẽ do
thay đổi hành vi quan hệ tình dục.


Viêm cổ tử cung do
lậu


Viêm tuyến bartholin


CẬN LÂM SÀNG
• Chủ yếu là soi trực tiếp.

• Song cầu trùng hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung
tính.
• Độ nhạy và độ đặc hiệu của nhuộm Gram thay đổi: € vào vị trí
nhiễm trùng và sự hiện diện/vắng mặt của triệu trứng lâm sàng.

– Viêm niệu đạo có TC ở nam, độ nhạy 95% và độ đặc
hiệu 98%.
– Viêm niệu đạo ko có TC ở nam, độ nhạy thấp hơn
– Phụ nữ có TC, độ nhạy 40-60% khi nhuộm Gram lấy từ
bệnh phẩm nội mạc tử cung, mặc dù vậy độ đặc hiệu khá
cao.










Cấy là tiêu chuẩn vàng.
Ưu điểm: độ đặc hiệu rất cao.
Khuyết điểm: cần môi trường cấy rất khắc khe (Modified ThayerMartin), cần có thời gian chờ lâu.
ít sử dụng, chỉ cấy lậu khi kháng thuốc hay ở phụ nữ mang mầm bệnh
hay hình ảnh soi trực tiếp nghi ngờ.
Nam: lấy mủ hay dịch tiết niệu đạo.
Nữ : dịch tiết niệu đạo hay cổ tử cung thì cho kết quả chính xác hơn
là dịch tiết âm đạo.



CHẨN ĐOÁN
 Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
 Nam: tiết dịch niệu đạo (màu vàng trắng), tiểu gắt buốt và
viêm phù nề quy đầu.
 Nữ: đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo và cổ tử cung, “dịch
tiết có dính máu”, chảy máu và đau khi giao hợp.
 Lậu lan tỏa: phát ban gồm sẩn, mụn mủ nằm trên nền hồng
ban, viêm khớp ảnh hưởng lên 1 khớp hay viêm màng hoạt
dịch.
 Chẩn đoán xác định dựa vào nhuộm Gram, cấy, thử
nghiệm xác định phân tử (molecular probe assay) hay xét
nghiệm khuếch đại acid nucleic (nucleic acid amplification
testing)


BIẾN CHỨNG
 Tại chỗ:

 Viêm nhiễm tại chỗ ở cơ quan sinh dục: viêm nội mạc tử
cung, viêm vòi trứng, abscess vòi-buồng trứng, viêm tuyến
bartholin, viêm phúc mạc và viêm bao gan ở phụ nữ; viêm
quanh niệu đạo và viêm mào tinh ở nam; viêm kết mạc mủ
cấp (ophthalmia neonatorum) ở trẻ sơ sinh.
 Nếu không điều trị kịp thời có thể dận đến biến chứng
nặng về sau như thai ngoài tử cung, vô sinh…
 Khả năng vô sinh tăng lên với số lần bị viêm vùng chậu:
11% nếu bị 1 lần, 23% nếu 2 lần và 75% nếu bị > = 3 lần



• Toàn thân






Nhiễm trùng huyết: tạo túi mủ ở các cơ quan.
Viêm khớp dẫn đến phá hủy khớp vĩnh viễn.
Viêm nội tâm mạc, viêm màng não.
Hội chứng Reiter: viêm đường tiểu vô trùng, viêm giác
mạc, viêm khớp, dát hóa lậu.
• Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis: viêm bao gan, đi kèm với
nhiễm trùng niệu sinh dục.


ĐIỀU TRI
• Nguyên tắc điều trị:
• Chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để tránh biến chứng và
hạn chế sự kháng thuốc.
• Phải điều trị cả người có tiếp xúc sinh lý ( trong vòng 60 ngày tử
lúc được chẩn đoán).
• Phải thử huyết thanh chẩn đoán giang mai (thường là VDRL) và
HIV để phát hiện bệnh đi kèm.
• Điều trị kết hợp điều trị C. trachomatis vì tính chất dịch tễ học,
sự phối hợp bệnh trong điều kiện thiếu phương tiện xét nghiệm.
• Chỉ kết luận khỏi bệnh khi cấy hai lần liên tiếp (-) hay không tiết
dịch niệu đạo với nghiệm pháp tái kích thích, cách nhau 3 ngày



o

Ceftriaxone, 125-250 mg IM,

o

Cefixime, 400 mg PO.

Thay thế:
o

Ceftizoxime 500 mg IM,

o

Cefotaxime 500 mg IM,

o

Cefoxitin 2.0 g IM + probenecid 1.0 g PO.

Dị ứng cephalosporins:
o

Spectinomycin, 2 g IM.

Kết hợp điều trị Chlamydia:
o

Azithromycin, 1 g PO.


o

Doxycycline, 100 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.


Theo dõi sau điều trị
• Điều trị đúng sẽ hết tiểu mủ khoảng 2-3 ngày sau. Cảm giác tại đường
tiểu (tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần) giảm trong ngày đầu và biến
mất hoàn toàn sau 3-5 ngày.
• Chỉ kết luận khỏi bệnh sau khi thực hiện nghiệm pháp tái kích thích 2
lần liên tiếp, cách nhau mỗi 3 ngày mà không tiết dịch niệu đạo hay cấy
(-) nếu có điều kiện.


TIÊN LƯỢNG
• Rất tốt nếu điều trị sớm với kháng sinh thích hợp.
• Nói chung, lậu cơ quan sinh dục không biến
chứng được điều trị với liều duy nhất thì khả năng
lành bệnh ≥ 95%.
• Lậu lan tỏa có tiên lượng tốt nếu điều trị thích hợp
trước khi có tổn thương vĩnh viễn khớp và các cơ
quan khác.
• Nhiễm lậu cầu được điều trị trước đây không làm
giảm nguy cơ tái nhiễm.


PHÒNG BỆNH
• Cấp 0:
– Cần giải quyết nạn mại dâm

• Cấp 1:
– Cần giáo dục sức khỏe trong quan hệ tình dục: sử dụng bao cao su
nếu nghi ngờ tiếp xúc tình dục có vấn đề, hạn chế bạn tình, trì hoãn
tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên.
• Cấp 2:
– Nếu có quan hệ tình dục không an toàn. Cần theo dõi triệu chứng
đường tiểu trong 7 ngày. Nếu có tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ cần đi
khám bệnh ngay để điều trị kịp thời.
– Tất cả bệnh nhân bị lậu nên tái kiểm tra xét nghiệm sau 3 tháng điều
trị.
• Cấp 3:
– Cần chuyển lên tuyến chuyên khoa để điều trị nếu phát hiện có biến
chứng nhằm tránh di chứng nặng nề về sau.



×