Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Vai trò của văn hoá các tộc người vùng cao đổi với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ KIM BÌNH

VAI TRỊ CỦA VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI VÙNG CAO
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành

: CNDVBC & CNDVLS

Mã số

: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.PHẠM THÁI VIỆT

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Triết học với đề tài “Vai trị của văn
hóa các tộc người vùng cao đối với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia
Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Phạm Thái Việt, khơng có sự sao chép từ các cơng
trình khoa học khác.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án là chính xác, khách quan,


trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận án

Lê Kim Bình


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

8

LUẬN ÁN

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÁC TỘC
NGƯỜI VÙNG CAO VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI AN
NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1.1. Văn hóa các tộc người vùng cao

35
35

1.1.1. Khái niệm dân tộc (Nation) và tộc người (Ethnicity)


35

1.1.2. Khái niệm "tộc người vùng cao"

37

1.1.3. Khái niệm "Văn hóa tộc người vùng cao"

38

1.1.4. Một số nét văn hóa chung của các tộc người vùng cao ở
khu vực Đông Nam Á
1.2. An ninh biên giới quốc gia

41
46

1.2.1. Nhà nước - Dân tộc và vấn đề lãnh thổ ở khu vực Đông
Nam Á
1.2.2. Khái niệm An ninh biên giới quốc gia
1.3. Vai trò của văn hóa các tộc người vùng cao đối với an ninh
biên giới quốc gia - phương diện lý thuyết
1.3.1. Vai trò của văn hóa tộc người vùng cao đối với phương
diện chính trị - pháp lý của an ninh biên giới quốc gia
1.3.2. Vai trị của văn hóa tộc người vùng cao đối với phương
diện kinh tế - xã hội của an ninh biên giới quốc gia
1.3.3. Vai trò của văn hóa tộc người vùng cao đối với phương
diện văn hóa - tư tưởng của an ninh biên giới quốc gia
Chương 2: VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI VÙNG CAO VỚI AN NINH

BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM

46
52
60
62
66
68
74

2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về
quan hệ giữa các tộc người với sự ổn định và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia

74


2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh
2.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm an
ninh biên giới quốc gia
2.2. Thực trạng vai trị của văn hóa các tộc người vùng cao đối với
an ninh biên giới quốc gia Việt Nam
2.2.1. Tác động của văn hóa tộc người vùng cao đối với an ninh
biên giới khu vực Tây bắc
2.2.2. Những tác động của văn hóa tộc người vùng cao đối với an
ninh biên giới khu vực Tây Nguyên
2.2.3. Một số hạn chế trong việc phát huy vai trị của văn hóa tộc
người vùng cao đối với việc bảo đảm an ninh biên giới và
nguyên nhân
2.3. Một số vấn đề nổi lên hiện nay

2.3.1. Đường lối, chính sách phát huy vai trị văn hóa tộc người

74
77
82
85
90

97
109

vùng cao cho nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới chậm
được cụ thể hóa, khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn
2.3.2. Chiến lược "biên giới mềm" của các cường quốc

109
110

2.3.3. Xu hướng ly khai gắn với vấn đề tôn giáo và sắc tộc trong khu
vực đang ảnh hưởng đến các tộc người vùng cao Việt Nam

112

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA
CÁC TỘC NGƯỜI VÙNG CAO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO
AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM HIỆN NAY

116

3.1. Phát huy các yếu tố văn hóa nhằm bảo đảm tính ổn định

chính trị - pháp lý của biên giới quốc gia

118

3.1.1. Từng bước xóa bỏ phương thức du canh, du cư; thực hiện
chính sách dịnh canh, định cư đối với các tộc người vùng
cao góp phần bảo đảm an ninh biên giới

118

3.1.2. Giải quyết tốt quan hệ xuyên biên giới và quan hệ nội bộ
giữa các tộc người vùng cao nhằm góp phần bảo đảm an
ninh biên giới quốc gia

123


3.1.3. Hoạt động sống của các tộc người vùng cao - hành vi
khẳng định và bảo đảm chủ quyền về lãnh thổ

125

3.2. Phát huy các yếu tố văn hóa tộc người vùng cao nhằm đảm
bảo an ninh kinh tế - xã hội khu vực biên giới

127

3.2.1. Phát huy vai trò của văn hóa tộc người vùng cao trong bảo
tồn và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát
triển bền vững


127

3.2.2. Phát huy vai trị của văn hóa các tộc người vùng cao trong
phịng chống tội phạm, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội tại
các tuyến biên giới đất liền Việt Nam

130

3.3. Phát huy vai trò của văn hóa tộc người vùng cao nhằm đảm
bảo an ninh văn hóa - tư tưởng khu vực biên giới quốc gia

132

3.3.1. Phát huy vai trị của người có uy tín (người tiêu biểu)

132

3.3.2. Vận dụng hợp lý những giá trị của luật tục đối với việc bảo
an ninh trật tự khu vực biên giới

136

3.3.3. Sử dụng những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo để gia tăng
lực cố kết cộng đồng và ý thức hướng tâm của các tộc
người vùng cao
KẾT LUẬN

138
145


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

150


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở khu vực Đơng Nam Á, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc
(ethnicities) cùng sinh sống, trong đó tộc người Kinh (Việt) chiếm 86,2 % dân
số và quần cư chủ yếu ở các vùng châu thổ; 53 tộc người còn lại chiếm 13,8%
dân số, chủ yếu phân bổ tại vùng cao trên lãnh thổ Việt Nam. Trải qua nhiều
biến cố chính trị, các tộc người này đã liên kết thành cộng đồng dân tộc Việt
Nam như ngày nay.
Trong lịch sử, quá trình hình thành đường biên giới quốc gia Việt Nam
có điểm khác biệt khá rõ so với nhiều nước trên thế giới. Sự phân giới giữa
Việt Nam với các quốc gia láng giềng chỉ mang tính tương đối, về cơ bản - bị
quy định bởi khu vực tụ cư của các tộc người vùng cao và những trở ngại địa
lý, mà cụ thể là địa hình sơng, núi.
Do tính tương đối của bản đồ địa hành chính, nên vấn đề biên giới và
bảo tồn tính tồn vẹn lãnh thổ của các nhà nước phong kiến Việt Nam đã phải
phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của các tộc người vùng cao - những người
vốn sinh sống tại các “đường phân giới địa lý” đồng thời cũng là “đường phân
giới chính trị - hành chính”, khơng gian văn hóa của các tộc người vùng cao
đã xác lập đường biên giới, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Điều này được minh chứng bởi quá trình sáp nhập vùng Tây Bắc vào
nhà nước Đại Việt của Lý Thái Tổ (1014), Lý Anh Tơng và Tơ Hiến Thành
(1159), q trình Nam tiến của các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà Lý
(1069), nhà Trần (1306), nhà Hậu Lê (1471) và nhà Nguyễn đằng trong bắt
đầu từ năm 1611 cho đến khi hoàn thiện lãnh thổ của Gia Long (1816) và
Minh Mạng (1830).
Những bằng chứng lịch sử đã cho phép khẳng định rằng: Yếu tố văn
hóa chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong mối quan hệ giữa các tộc người vùng cao

1


với vấn đề đảm bảo an ninh biên giới và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đây là
một luận cứ văn hóa quan trọng, giữ vai trị tiền đề cho việc nghiên cứu vai
trị của văn hóa các tộc người vùng cao đối với việc bảo đảm an ninh biên giới
quốc gia Việt Nam hiện nay.
Mặc dù yếu tố văn hóa chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong mối quan hệ
giữa các tộc người vùng cao với vấn đề an ninh biên giới và toàn vẹn lãnh thổ
của các quốc gia, nhưng trong những năm qua, nhận thức phổ biến của
chúng ta thường bỏ qua yếu tố này. Chiều cạnh văn hóa của mối quan hệ giữa
các tộc người vùng cao Việt Nam với an ninh biên giới chưa thể hiện rõ trong
các tài liệu hữu quan và trong những công trình khoa học về tộc người đã
được cơng bố trong những năm qua.
Quan điểm hiện đại về đường biên giới quốc gia (đang được các nước
trên thế giới áp dụng) đã làm cho vai trò của những yếu tố văn hóa tộc người
vùng cao đối với an ninh biên giới ở những quốc gia như Việt Nam bị lu mờ.
Quan niệm về một khơng gian được định hình bởi đường biên giới pháp điển
hoá đã khiến trọng trách bảo vệ an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia "dồn
hết lên vai" các lực lượng vũ trang - lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới.
Quan niệm ấy rõ ràng là không đủ năng lực lý giải thực trạng phức tạp

liên quan đến các đường biên giới ở Việt Nam và cũng không giúp quản lý
hữu hiệu các đường biên giới hiện nay của chúng ta.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy, việc bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay
sẽ không thể mang lại hiệu quả và thành công như mong muốn, nếu chỉ dựa
vào sức mạnh kinh tế, chính trị hay quân sự thuần tuý. Cần phải biết kết
hợp các sức mạnh đó với sức mạnh của văn hóa. Theo đó, văn hóa của các
tộc người vùng cao biên giới đóng vai trị là “sức mạnh mềm” đối với việc
đảm bảo an ninh biên giới và chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong bối cảnh
tồn cầu hố. Bối cảnh mà Mỹ đang triển khai Học thuyết chính trị mới,

2


các thế lực phản động quốc tế đã chuyển từ biện pháp chiến lược “quân sự”
là chủ yếu sang biện pháp chiến lược “phi quân sự”, chiến lược “diễn biến
hoà bình”. Đây là chiến lược cơ bản của “chủ nghĩa đế quốc mới” tiến hành
nhằm lật đổ các chế độ chính trị - xã hội ở các nước tiến bộ, trước hết là
các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp “phi
quân sự", bằng các cơng cụ chủ yếu như kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhằm
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” chế độ chính trị theo quỹ đạo của
chủ nghĩa đế quốc.
Thời điểm mang tính bước ngoặt trong phát triển của thế giới ở cuối
thế kỷ XX, và đặc biệt là đầu thế kỷ XXI, có thể được diễn tả bằng cụm từ
“xung đột giữa các nền văn minh", “cú sốc văn hóa”. Xuất phát từ vai trị
trung tâm của khái niệm “mơ hình văn hóa” trong suy lý hiện đại, có thể
gọi giai đoạn nỗ lực giám sát nguồn lực, giám sát “mơ hình phát triển văn
hóa” thế giới hiện nay của Mỹ và phương Tây là “chủ nghĩa đế quốc về
văn hóa”.
Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đang làm cho vấn đề đảm bảo an
ninh trật tự vùng biên giới, chủ quyền lãnh thổ nói chung và an ninh biên giới

trên đất liền Việt Nam nói riêng có những diễn biến rất phức tạp.
Một mặt, sự biến đổi trong đời sống của các tộc người vùng cao về
kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho tính cố kết giữa tộc người với dân tộc đang bị
suy giảm, sự gắn kết cộng đồng bị rạn nứt, nảy sinh tư tưởng ly khai ở một số
tộc người như người H’mông, Khơme và một số tộc người ở Tây Nguyên.
Mặt khác, các thế lực thù địch đang dùng mọi thủ đoạn với chiêu bài
dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, để gây sức ép chính trị, kích động, lơi kéo
đồng bào các tộc người vùng cao vào các hoạt động chống đối, biểu tình, gây
bạo loạn, địi ly khai nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, đe doạ trực tiếp
đến an ninh biên giới và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

3


Thêm vào đó, trong điều kiện tồn cầu hố hiện nay, hệ thống chính
sách dân tộc, chính sách an ninh biên giới của chúng ta bắt đầu bộc lộ nhiều
điểm bất cập so với những biến đổi của thực tiễn. Cụ thể là, các yếu tố văn
hóa tộc người vùng cao vẫn chưa được đặt xứng tầm với khả năng gây ảnh
hưởng của chúng, trong các chính sách đảm bảo an ninh biên giới và do đó,
chưa được phát huy một cách hiệu quả.
Để phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các tộc
người vùng cao trong việc đảm bảo chủ quyền biên giới của Việt Nam, cần
thiết phải có những nghiên cứu lý luận nhằm xác định rõ các tác động văn
hóa của các tộc người sinh sống trên các vùng biên giới Việt Nam đối với
nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam
hiện nay.
Từ những lý do trên, tơi chọn vấn đề “Vai trị của văn hóa các tộc
người vùng cao đối với việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam
hiện nay” làm đề tài của luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ vai trị của văn hóa các tộc người vùng cao trong
việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của văn hóa các tộc người vùng cao
trong việc bảo đảm an ninh biên giới quốc gia Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa và vai trị của văn hóa các
tộc người vùng cao đối với việc đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
+ Phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước, đánh giá thực trạng ảnh
hưởng của văn hóa tộc người vùng cao đến an ninh biên giới quốc gia và xác
định một số vấn đề nổi lên hiện nay.

4


+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trị của văn hóa các tộc
người vùng cao cho công tác đảm bảo an ninh biên giới đất liền của Việt Nam
trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu
Trong luận án này, đối tượng được đề cập và khảo cứu chính là các yếu
tố của văn hóa tộc người vùng cao có tác động đến vấn đề an ninh biên giới
quốc gia Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ khơng đi sâu (trên thực tế, cũng
khơng có đủ năng lực) khảo sát lần lượt và tất cả các yếu tố trong văn hóa của
từng tộc người ở Việt Nam. Thay vào đó, trong q trình nghiên cứu, luận án
sẽ chỉ tiến hành phân xuất và phân tích những giá trị văn hóa nào có tác động
hay ảnh hưởng đến vấn đề lãnh thổ và biên giới quốc gia.
Vấn đề tộc người, biên giới và chủ quyền quốc gia là vấn đề rộng lớn,

phức tạp. Bởi vậy, luận án sẽ không tiến hành khảo sát xã hội học để thu thập
dữ liệu cho phân tích. Luận án lựa chọn phương pháp kế thừa và phân tích các
số liệu của các cơ quan và tổ chức hữu quan như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Uỷ ban Dân tộc, Uỷ ban Biên giới Quốc gia, Bộ Cơng an,...
Bên cạnh đó, luận án chỉ đề cập đến các tộc người vùng cao có không
gian sống dọc các tuyến biên giới trên đất liền vùng cao Việt Nam. Cụ thể là:
An ninh biên giới quốc gia được giới hạn ở các đường biên giới đất liền giữa
Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Cămpuchia.
Luận án cũng giới hạn phạm vi của mình khi tập trung xem xét mối
quan hệ tộc người vùng cao với biên giới quốc gia - từ góc độ văn hóa. Do đó,
các chiều cạnh lịch sử, chính trị, kinh tế hay quân sự sẽ chỉ được đề cập đến
trong chừng mực giúp làm sáng tỏ bản chất văn hóa của mối liên hệ nêu trên.

5


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; những phương pháp
tiếp cận dân tộc học, xã hội học, văn hóa học cũng được sử dụng để thực hiện
các nhiệm vụ của luận án.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án này là: Quy nạp,
diễn dịch, phân tích tài liệu, tổng hợp, so sánh, phương pháp kết hợp giữa
lơgíc và lịch sử. Ngồi ra luận án cũng sử dụng các phương pháp thống kê,
phân tích định lượng và định tính.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
Trình bày một cách hệ thống về sự tương tác giữa "văn hóa đồng bằng/
lúa nước" và "văn hóa vùng cao/ nương rẫy". Đưa ra luận chứng về mối quan

hệ mang tính quy luật giữa văn hóa tộc người vùng cao với q trình hình
thành biên giới của Việt Nam.
Góp phần làm rõ các khái niệm tộc người vùng cao, văn hóa tộc người
vùng cao và an ninh biên giới quốc gia; vai trò của văn hóa tộc người vùng
cao đã được làm rõ trên ba bình diện của an ninh biên giới: Chính trị - pháp
lý; kinh tế - xã hội và tư tưởng - văn hóa.
Xây dựng và đề xuất một số giải pháp, nhằm phát huy các yếu tố văn
hóa tộc người vùng cao cho công tác đảm bảo an ninh biên giới trên đất liền
của chúng ta hiện nay.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo đối với hoạt
động hoạch định chính sách dân tộc và chính sách an ninh biên giới trong xu
hướng hội nhập và tồn cầu hóa đương đại.

6


Đặc biệt, những giải pháp của luận án mang tính khả thi và có tác dụng
hỗ trợ cho chiến lược bảo đảm an ninh dọc tuyến biên giới đất liền của Việt
Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tài liệu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án được kết cấu thành 03 chương, 09 tiết.

7


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Các cơng trình nghiên cứu về tộc người và văn hóa tộc người
1.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài

Vấn đề tộc người và xung đột tộc người đã được bàn đến từ lâu trong
nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi. Nhưng nó đã trở
thành chủ đề nóng và được bàn thảo rộng rãi chính là ở kỷ ngun tồn cầu
hóa này.
M.Weber là một trong những người đầu tiên đã đưa ra khái niệm “tộc
người”. Theo ơng, “tộc người là nhóm người mà các thành viên có niềm tin
chủ quan vào nguồn gốc chung của họ do giống nhau về hình dạng hay các
tập quán, hay do cả hai, hay do có ký ức chung về định cư và di cư” [Dẫn
theo: 129, tr.1281].
Л.Н.Гумилев phân biệt hai thuật ngữ ‘tộc người” và “dân tộc”:
Thứ nhất, “dân tộc” có ý thức hệ chung dưới dạng “chủ nghĩa dân tộc”
và cái sau này được sử dụng làm cương lĩnh chính trị, với mong muốn đạt tới
nền tự trị hay chế độ nhà nước riêng của mình. Đối với “tộc người” thì khơng
có cương lĩnh chính trị như vậy.
Thứ hai, sử dụng “chủ nghĩa dân tộc”, “dân tộc” phác họa ra lợi ích
chung cho tất cả thành viên và dùng chúng để gắn kết cộng đồng. Trong
khi “tộc người” lại đưa ra văn hóa như chất keo kết dính các thành viên,
nhưng khơng thủ tiêu sự khác biệt về lợi ích giữa các cá nhân cũng như
giữa các nhóm.
Thứ ba, “dân tộc” dựa trên ý thức hệ của mình (chủ nghĩa dân tộc) để
định ra đường biên giới chính trị, khu biệt nó với những cộng đồng khác
tương tự.

8


Thứ tư, bản sắc của “dân tộc” chủ yếu được xây dựng dưới sự hậu
thuẫn của các thể chế chính trị - pháp lý (nhà nước, pháp luật). Trong khi, các
“tộc người” lại khẳng định bản sắc của mình dựa trên các thể chế truyền
thống (luật tục, tập quán) hơn là các các định chế pháp lý [130, tr.210].

Liên quan đến khái niệm văn hóa dân tộc, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, nó bao hàm trong bản thân các văn hóa tộc người với tư cách là các tiểu
văn hóa.
Chẳng hạn, theo A.H.Aрyтюнов: Văn hóa dân tộc là tổng thể các
truyền thống, các tập quán, các lễ nghi, các tín ngưỡng, các tập tục, các chuẩn
mực và các quy tắc ứng xử, các giá trị được ghi nhận trong ngôn ngữ, trong
kết quả hoạt động sản xuất, sinh hoạt, trong nghệ thuật dân tộc. Vốn là một
trong các biến thể của tiểu hệ thống văn hóa, văn hóa dân tộc hợp nhất những
người đang sinh sống trên một không gian rộng lớn và khơng nhất thiết phải
có quan hệ máu mủ, khác với văn hóa tộc người. Điều kiện bắt buộc để văn
hóa dân tộc thể hiện là việc sáng tạo ra chữ viết riêng của mình, quá trình phổ
biến những giá trị của nó chủ yếu diễn ra thơng qua chữ viết ấy [125, tr.102].
Ю.В.Бромлей lại nhấn mạnh đến q trình hình thành văn hóa tộc người:
Văn hóa tộc người hình thành như là kết quả sáng tạo cá nhân của những
người đại diện có học vấn cho tộc người ấy - giới trí thức khoa học và nghệ
thuật. Sự hiện diện của văn học tộc người thể hiện là một nhân tố văn hóa
bền vững nhất, nhờ đó sẽ xuất hiện khả năng xác lập một loại hình giao
tiếp xã hội mới về chất giữa những thành viên của tộc người đó và tiến
hành q trình nhất thể hóa tộc người [126, tr.64].
Trong khi đó, С.В.Лурье xác định cơ sở của văn hóa tộc người là ý
thức của tộc người như tổng thể những quan điểm xã hội, chính trị, kinh tế,
đạo đức, triết học, tơn giáo,... đặc trưng cho nội dung, trình độ và sự phát triển
tinh thần đặc thù của cộng đồng tộc người tương ứng. Cái cấu thành ý thức

9


tộc người là thái độ của nhóm tộc người ấy đối với những giá trị vật thể và
tinh thần của xã hội, ý thức tộc người phản ánh quá trình phát triển lịch sử của
nhóm tộc người ấy và trạng thái hiện đại của nó. Giữ vị trí trung tâm ở đây là

quan niệm về nguồn gốc chung của các thành viên tộc người, về sự tham gia
của họ vào việc triển khai những sự kiện lịch sử, về mối liên hệ với ngôn ngữ
mẹ đẻ, với quê hương của tổ tiên, cũng như là tư tưởng về sự cần thiết phải
đồn kết để thực hiện lợi ích của tộc người mình và xác lập quan hệ chấp
nhận được với các nhóm tộc người khác [135, tr.208].
Theo К.Леви-Стросс, biểu tượng tập trung và cấp bách nhất của văn
hóa tộc người, rường cột của nó là tự ý thức tộc người (ý thức về sự bắt nguồn
từ một nhóm tộc người tương ứng). Cùng với sự xuất hiện của nó thì văn hóa
tộc người khắc phục được tính hạn chế cục bộ và nhận được khả năng tham
gia vào đối thoại với các nền văn hóa khác.
Biểu hiện quan trọng của văn hóa tộc người là các đặc điểm về tính
cách tộc người của chủ thể văn hóa tộc người - tổng thể những đặc điểm tâm
lý đặc thù, đặc trưng cho một cộng đồng tộc người nào đó trong các điều kiện
phát triển văn hóa và tự nhiên cụ thể của nó. Tính cách tộc người được khách
quan hóa trong các phương thức ứng xử truyền thống của con người, trong lối
suy nghĩ, tư chất trí tuệ, các đặc điểm về thị hiếu,...
Bản sắc thể hiện ở mọi hình thức của văn hóa tộc người, mặc dù thể
hiện trong văn hóa vật thể ít rõ ràng hơn so với trong văn hóa tinh thần, đặc
biệt là trong những tập quán. Chức năng của các tập quán mà nhiều trong số
đó có định hướng tơn giáo, là trở thành kênh truyền dẫn kinh nghiệm sinh
hoạt gia đình của các thế hệ đi trước dưới một hình thức tương đối bất biến,
thể hiện là cái điều tiết về mặt đạo đức quan hệ giữa người với người, cũng
như tạo ra định hướng trong tình huống tương ứng và hình thành ý thức đoàn
kết tộc người [134, tr.46-47].

10


Để hiểu rõ những chuyển biến trong văn hóa tộc người hiện nay, các
nhà nghiên cứu nước ngoài đã phân tích và làm rõ các khái niệm như “sắc

tộc” và “văn hóa tộc người”. Trong cuốn sách “Философия культуры”,
П.С.Гуревич cho rằng, khái niệm “sắc tộc” trước hết phản ánh quan niệm về
sự đặc thù văn hóa xã hội của nhóm tộc người, cũng như về những dấu hiệu
nổi bật về thể chất và tâm lý [131].
Thêm vào đó, ý thức về sự đặc thù, về sự khác biệt so với người khác
được bản thân đại diện của tộc người này tán thành, chứ không phải chỉ được
nhãn quan của người khác xác nhận. Bởi vậy, “sắc tộc” là một phạm trù so
sánh; nó sẽ khơng có nội dung cụ thể nếu nằm ngoài hệ thống quan hệ đa sắc
tộc. Xét từ góc độ này, cần phải xem xét “văn hóa tộc người” với tư cách một
tiểu văn hóa nằm trong một hệ thống văn hóa lớn (văn hóa dân tộc).
Tuy nhiên, theo П.С.Гуревич, “sắc tộc” không nhất thiết bị quy định
bởi sự tụ cư về lãnh thổ. Trong nhiều trường hợp, các thành viên của một tộc
người có thể phải chịu đựng những phong ba của cảnh sống lưu vong, của
cảnh bị truy nã. Song tộc người di cư đó vẫn giữ lại diện mạo sắc tộc ngay cả
khi vắng mặt một lãnh thổ thống nhất.
Các tộc người có một hệ thống toàn vẹn những biểu tượng, những ký
hiệu khác biệt, cần thiết đối với bản thân các thành viên của tộc người, cũng
như đối với người khác. Tính tồn vẹn của cơ cấu tộc người, sự hoạt động của
cộng đồng tộc người quy định sự thống nhất của tộc người. Lao động hàng
ngày, quan hệ láng giềng, sinh hoạt tơn giáo tập thể, hoạt động chính trị, hoạt
động kinh tế, nghỉ ngơi và giải trí có thể trở thành cơ sở cho sự nhất thể hóa
văn hóa ở một chừng mực nhất định [131, tr.48-52].
Bên cạnh những cơng trình mang tính lý luận chung về “tộc người”,
“văn hóa tộc người”, “bản sắc” và “dân tộc”, nhiều học giả ngoài nước còn
đào sâu nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Theo hướng đó và liên quan đến đề

11


tài, Gran Evans cùng nhóm nghiên cứu của ơng đã cho ấn bản một tác phẩm

rất có tiếng vang là "Asian cultural mosaic - an anthropological approach" /
Bức khảm văn hóa Châu Á: Tiếp cận nhân học.
Cơng trình này đã dành riêng một mục để mô tả về cộng đồng các tộc
người thiểu số ở Đông Nam Á và đã đưa ra một khái qt về đặc tính văn hóa
rất đáng lưu ý của họ, được thể hiện thông qua thuật ngữ "các tộc người thiểu
số phi nhà nước". Với hàm ý rằng, trong lịch sử khu vực, sự gia nhập của
những tộc người thiểu số này vào một "nhà nước - dân tộc" nào đó là điều
khơng nhất thiết và không cố định [37].
Vấn đề "Tộc người vùng cao Đông Nam Á" (Highland ethnic minorities
in the Southeast Asian) hiện cũng đang là mối quan tâm nghiên cứu của nhóm
các giáo sư và sinh viên thuộc trường đại học tổng hợp Université Laval,
Qbec City, Canada với những cơng trình được đăng tải trên website chính
thức của họ. Phổ quan tâm nghiên cứu của họ là khá rộng, nhưng chủ yếu là
tập trung vào đời sống xuyên biên giới của những tộc người này / Crossborder trade and livelihood (buôn bán và sinh sống xuyên biên giới).
Dưới đây là một số ấn phẩm tiêu biểu của nhóm nghiên cứu đã được ấn
hành trong vòng 10 năm trở lại đây - liên quan đến đề tài của luận án:
J. Michaud and T. Forsyth (Eds), 2011: Moving Mountains: Livelihoods
and Ethnicity in upland China, Vietnam and Laos. UBC Press: Vancouver. Cơng
trình này tập trung vào nghiên cứu quá trình di cư và lối sống du canh, du cư của
các tộc người vùng cao ở Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Những kết luận được
rút ra là khá rõ đối với vấn đề mà luận án quan tâm, đó là: Phương thức sống và
sinh hoạt của các tộc người này mang tính xuyên quốc gia, khiến cho đường biên
giới của các nước nói trên trở nên phức tạp hơn [120].
Trong khi đó, các tác giả như Tapp, Nicholas; Michaud, Jean; Culas,
Christian and Gary Yia Lee (Eds) với tác phẩm Hmong/Miao in Asia (Chiang

12


Mai: Silkworm Books, 2004, 500p) lại tập trung vào một tộc người đặc biệt

có sức phát tán mạnh mẽ và hiện diện ở hầu khắp các khu vực vùng cao Châu
Á, nhất là Đông Nam Á - tộc người H'mông.
Tác phẩm này đã khắc họa sự tương phản văn hóa điển hình ở khu vực
Đơng Nam Á được thể hiện bằng hai lối sống và tương ứng với chúng là hai
phương thức sản xuất: Lúa nước (đồng bằng) và Làm rẫy (vùng cao). Các tác
giả đã coi quá trình di cư và phát tán của tộc người này như một điển hình cho
lối sống của "các tộc người phi nhà nước" có "khơng gian sống xun biên
giới", xét từ nhãn quan hiện đại của chủ quyền quốc gia.
Cũng khoảng thời gian đó, J. Michaud (Chủ biên) với Turbulent Times
and Enduring Peoples. The Mountain Minorities of the South-East Asian Massif
(London: Curzon Press, 2000, 255p) [121] cũng hướng sự quan tâm của mình
vào chiều cạnh di cư của các tộc người vùng cao ở khu vực Châu Á mà đặc biệt
là khu vực Đơng Nam Á. Các tác giả của cơng trình này đã tiến hành tổng kết
các đợt di cư lớn trong lịch sử của các tộc người vùng cao trong khu vực.
Điều mà họ khẳng định chính là, bất chấp những biến động về địa
chính trị (sự tách ra và sát nhập của các quốc gia tại khu vực), các tộc người
vùng cao vẫn duy trì được nền văn hóa gắn với du canh, du cư và vẫn bộc lộ
mạnh mẽ phẩm chất "xuyên biên giới" và "phi nhà nước" của họ. Đây cũng là
một thách thức không nhỏ cho công tác quản lý của các Nhà nước - Dân tộc
mới hình thành ở Đơng Nam Á, và cũng là điều kiện nuôi dưỡng cho các
tranh chấp lãnh thổ tiềm ẩn, cũng như xu hướng ly khai ở một số nước trong
khu vực Châu Á nói chung [121]. Nghiên cứu tổng quan của Talbott Huey,
Michigan State University, MI; "Travelers and Sojourners In The Southeast
Asian Highlands: A Review", Studies on Asia, Series IV, Volume 1, No. 1,
Fall 2010. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phác họa một bức tranh chung
về tộc người vùng cao ở khu vực Đông Nam Á theo cả cái nhìn lịch đại lẫn

13



đồng đại. Một kết luận chung được tác giả rút ra ở đây là: Trong lịch sử,
các tộc người vùng cao trong khu vực đã phát tán và tạo nên mối liên kết
sắc tộc giữa các nhà nước dân tộc (nation - state) ở khu vực này. Động lực
thúc đẩy quá trình di cư là phương thức canh tác và phương thức canh tác
ấy hiện đang gặp phải những thách thức đến từ hoạt động quản lý của các
chính phủ tại khu vực này.
Trong một nghiên cứu gần đây năm 2012, C.Bonnin và S.Turner đã
xuất bản cơng trình At What Price Rice? Food Security, Livelihood
Vulnerability, and State Interventions in Upland Northern Vietnam, trong đó,
đề cập đến vấn đề suy giảm an ninh và sự biến động giá cả lương thực đã gây
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của các tộc người vùng cao. Cơng trình này
cũng đưa ra các đánh giá đối với các hoạt động tháo gỡ đói nghèo từ phía
chính phủ. Đối tượng của nghiên cứu này được hạn chế là khu vực vùng cao
thuộc miền Bắc Việt Nam [109].
Các tác giả là C. Lafleur và S.Turner với bài nghiên cứu năm 2011 "Of
Rice And Spice: Hmong Livelihoods And Diversification in the Northern
Vietnam Uplands. In Moving Mountains. Ethnicity and Livelihoods in
Highland China, Vietnam and Laos" [123], đã một lần nữa quay trở lại chủ đề
"không gian sống xuyên biên giới" của tộc người H'mông trong tam giác vùng
cao Việt Nam - Lào - Trung Quốc.
Theo nhận định của những tác giả trên, lối sống của người dân khu vực
ln gắn với "văn hóa canh tác". Hiện nay, trong đời sống của tộc người này,
đang diễn ra sự đan xen giữa phương thức canh tác định cư với du canh du cư.
Chính điều đó đã làm nảy sinh các hình thái đa dạng của quá trình phát tán
xuyên biên giới: Một số nhóm chấp nhận định cư (đồng thời chấp nhận
phương pháp canh tác hiện đại) và trở thành trung tâm xác định để từ đó lan
tỏa các dòng di cư bất định [123].

14



Một khía cạnh văn hóa đáng chú ý được đề cập trong bài viết là: Nó đã
phần nào cảm nhận được cái mâu thuẫn tiềm ẩn trong văn hóa của tộc người
này hiện nay - biểu hiện thành tình trạng căng thẳng giữa nhu cầu duy trì lối
sống truyền thống (đồng nghĩa với duy trì sự tồn tại của chủng người) với nhu
cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và hội nhập cộng đồng dân tộc lớn (đồng
nghĩa với chấp nhận định cư).
Từ thế kỷ thứ XIX đến trước năm 1945, các nhà nghiên cứu của Pháp
về Việt Nam đã thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về tộc người ở nước ta.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, người Pháp đã viết 950 cơng trình về tộc
người ở Việt Nam, chủ yếu đề cập đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của một
số tộc người thiểu số ở Việt Nam. Tiêu biểu là nghiên cứu của E.H.Parke
(1891) về “The muong Language” (Ngôn ngữ Mường); của H.Maitre (1912)
về “Các xứ Thượng ở miền Nam Đông Dương, cao nguyên Đắc Lắc”; của
P.K.Benedet (1948) về “Thái, Kadai, Inddonesiens” (Những tộc người nói
ngơn ngữ Thái, Kadai và Inddơnêxia).
Sau năm 1945, một số nhà nghiên cứu nước ngồi tiếp tục có những
nghiên cứu về những tộc người thiểu số ở Việt Nam. Tiêu biểu là những
nghiên cứu của P.Guileminet (1952) về “Coutumiei de la tribu Bahnar,
Sedang,et des Jrai de la province de Kon Tum” (Tập quán của các tộc người
Bana, Xơđăng và Giarai ở tỉnh Kon Tum”; của D.Donovan., T.A.Rambo,
J.Fox, Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên về Những xu hướng phát triển ở vùng
núi phía Bắc Việt Nam, tập 1: Tổng quan và phân tích, tập 2: Các nghiên cứu
mẫu và bài học từ châu Á (1997); của Patricia, người Mỹ về “Các dân tộc lạc
hậu” và “Những người anh em”. “Sự tái hình thành chủng tộc ở nước Việt
Nam” (1998).
Đặc biệt là những nghiên cứu của G.Hickey về các tộc người ở Tây
Nguyên, như: “Sons of the mountains. Ethnohistory of the Vietnamese Central

15



Higlands to 1954”, New Haven and London Yale University Press (“Những
đứa con của núi rừng. Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam cho đến
năm 1954) (1982); “Free in the Forest. Ethnohistory of the Vietnamese
Central Higlands to 1954-1976”, 1982, New Haven and London Yale
University Press (Tự do trong rừng. Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên Việt
Nam từ 1954-1976) [116]; “Shatted World. Adaptation and Survival among
Vietnam’s Higlands Peoples during the Vietnam War” (Một thế giới bị chia
cắt. Thích ứng và sinh tồn của các tộc người cao nguyên trong thời kỳ chiến
tranh Việt Nam), Philadenphia; University of Pensylvania, 1993 [116].
Một số tài liệu nước ngoài khác đã tiếp cận vấn đề tộc người thiểu số
vùng cao ở Việt Nam từ góc độ nhân quyền và tập trung vào vấn đề chênh
lệch khoảng cách phát triển giữa tộc người Kinh với các tộc người thiểu số
vùng cao. Tài liệu của Liên đoàn quốc tế về nhân quyền/ International
Federation for Human Rights (FIDH) "Violations of the Rights of Ethnic
and Religious Minorities In the Socialist Republic of Vietnam" Geneva,
January 2012, là một trong những nghiên cứu như vậy. Tuy nhiên, những
tài liệu thuộc loại này hàm chứa nhiều ẩn ý chính trị và các số liệu thường
khơng phản ánh chính xác tình hình thực tế. Bởi vậy, chúng sẽ khơng cấu
thành nguồn tham khảo chính để luận án có thể sử dụng trong q trình
phân tích.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Liên quan đến đề tài luận án, đã có nhiều cơng trình khoa học, luận án
tiến sĩ, luận văn cao học nghiên cứu về tộc người, văn hóa tộc người, đặc biệt
là các tộc người thiểu số Việt Nam. Trong đó có thể kể đến nhóm các cơng
trình nghiên cứu sau:
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về các tộc người với tư cách là
thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam:


16


Lĩnh vực này khá phong phú với sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm
như: “Vấn đề người Anhđônêđiêng và loại hình Anhđơnêđiêng trong thời đại
ngun thủy ở Việt Nam” của Hà Văn Tấn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
Viện Dân tộc học (1978), “Các dân tộc ít người phía Bắc”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội và “Các dân tộc ít người phía Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội (1979); "Quan hệ giữa các tộc người trong một Quốc gia - Dân tộc", Nxb
Chính trị quốc gia, (1993) và "Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam", Nxb
Tp.Hồ Chí Minh, (2003) của Đặng Nghiêm Vạn; "Các dân tộc ở Việt Nam:
Dẫn liệu nhân học, tộc người" của Nguyễn Đình Khoa, Nxb, Khoa học xã
hội, Hà Nội, (1983); hay Viện Dân tộc học (1978), “Các dân tộc ít người phía
Bắc”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Viện Dân tộc học (1989), “Các dân tộc
ít người phía Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,...
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu cơ bản về tộc người và vùng tộc người:
Đây là những cơng trình viết về lịch sử, nhân chủng, phương thức sinh
hoạt, kết cấu nhân khẩu, khu vực phân bố, phân vùng văn hóa tộc người, mức
sống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam.
Tiêu biểu cho các nghiên cứu này, phải kể đến cơng trình nghiên cứu
của Ngơ Đức Thịnh về “Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam”
[83]. Nội dung cuốn sách được chia làm ba phần chính. Phần thứ nhất, tác giả
nêu những nét lớn của khuynh hướng nghiên cứu khơng gian văn hóa, trong
đó văn hóa vùng là trung tâm; trình bày những trường phái và lý thuyết lớn
trên thế giới nghiên cứu vùng văn hóa; những nghiên cứu của các nhà khoa
học về văn hóa vùng. Phần thứ hai của cuốn sách, tác giả trình bày quan niệm
vùng văn hóa, các tiêu trí phân vùng văn hóa và đưa ra phác thảo về vùng văn
hóa ở Việt Nam. Theo đó, tác giả đã chia thành 7 vùng văn hóa lớn ở Việt
Nam - Đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ,
Nam Bộ và Tây Nguyên,..., trong đó bao chứa nhiều tiểu vùng văn hóa ở cấp


17


độ nhỏ hơn. Phần thứ ba, tác giả đi vào nghiên cứu một số hiện tượng văn
hóa riêng lẻ trong các vùng, tiểu vùng văn hóa.
Kết quả nghiên cứu của cơng trình này về khơng gian văn hóa, vùng
văn hóa và phân vùng văn hóa ở Việt Nam là những gợi ý rất đáng quan tâm
trong quá trình nghiên cứu về văn hóa tộc người vùng cao Việt Nam và vai
trị của văn hóa tộc người vùng cao đối với việc đảm bảo an ninh biên giới
quốc gia Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu như: "Dân số và dân số tộc
người ở Việt Nam" của Khổng Diễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1995;
"Các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam và mơi trường" của Hồng Hữu
Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1998; "Về vấn đề xác định thành phần
các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam" của Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội năm 1975; "Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt
Nam" của Vương Hoàng Tuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1963.
- Nhóm các nghiên cứu về văn hóa các tộc người ở Việt Nam (bao gồm
trang phục, tập quán, lối sống, truyền thuyết, ngôn ngữ, âm nhạc...):
Liên quan đến hướng nghiên cứu này, có thể kể ra một số cơng trình
tiêu biểu như: "Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người" của Nguyễn Từ
Chi, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, năm 1996; "Bước đầu tìm hiểu văn hóa
tộc người, văn hóa Việt Nam" của Hồng Nam, Nxb Văn hố dân tộc, Hà Nội,
1998; "Văn hoá Việt Nam đa tộc người" của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Văn
học, Hà Nội, 2010; "Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam" của Ngô
Đức Thịnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2003; "Nghi lễ và phong tục
các tộc người ở Tây Nguyên" của Ngô Đức Thịnh, Nxb Khoa học xã hội, năm
2006; “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam” của GS.TS Ngơ Đức
Thịnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010; hay “Văn hóa giữ nước

Việt Nam những giá trị đặc trưng” của PGS.TS Nguyễn Như Khơi (2010),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18


- Nhóm các nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các tộc người:
Những nghiên cứu đại diện cho hướng đi này bao gồm: "Sắc thái văn hóa
địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước" của nhiều tác giả,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998; "Những khía cạnh dân tộc - tơn giáo văn hóa trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia" do Phạm Đức
Thành, Vũ Công Quý chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2009; "Các
dân tộc Tày, Nùng với tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp: Nghiên cứu xã hội
học - tộc người tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ 1989 đến 1995" của
Trần Văn Hà, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1999; "Các tộc người thiểu số
Việt Nam thế kỷ XX", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010.
- Nhóm nghiên cứu về xã hội tộc người, ngơn ngữ và chữ viết của các
tộc người vùng cao
Liên quan đến bình diện nghiên cứu này, các thiết chế xã hội truyền
thống, kết cấu gia đình, cấu trúc cộng đồng được đề cập đến. Chẳng hạn như:
"Lịch sử tộc người miền Nam Đông Á" của R.F. Itxơ, do Viện Thông tin Khoa
học xã hội dịch, năm 1979; "Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam" của Bùi Văn
Tịnh và Cầm Trọng do Ban dân tộc Tây Bắc ấn hành năm 1975; tác phẩm "Sổ
tay về các dân tộc ở Việt Nam" của Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, năm 1983; và nhiều cơng trình khác nữa xuất hiện trong những năm
gần đây.
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước Việt Nam:
Đây là loạt cơng trình hướng đến việc phổ biến, tuyên truyền, đánh giá
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; chẳng hạn như cơng trình đã ấn
bản "Một số vấn đề dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước ta" của Cục Tư tưởng văn hóa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1995; hay “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt

19


Nam”, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; đặc biệt là cơng trình nghiên cứu gần đây của GS.TS Nguyễn Đình Tấn
và TS Nguyễn Thị Bích Hồng (2010), về “Nhận thức, thái độ, hành vi của các
cộng đồng dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng trong giai
đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Qua khảo sát các tài liệu trong nước, có thể nhận thấy: Hiện nay, ở Việt
Nam, vẫn chưa có nhiều cơng trình khoa học quan tâm làm rõ sự khác biệt
giữa các khái niệm “dân tộc” và “tộc người”, cũng như làm rõ nội hàm khái
niệm “văn hóa tộc người vùng cao” - giống như hướng nghiên cứu của các
nhà khoa học nước ngoài đã được đề cập trước đó.
2. Các cơng trình nghiên cứu về xung đột dân tộc, văn hóa, sự tác
động của văn hóa sắc tộc đến chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới
2.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Trong những thập niên gần đây, các nhà học giả nước ngoài đặt sự
quan tâm sâu sắc đến sự nghiên cứu các tác nhân quan trọng dẫn đến tình
trạng xung đột và phân rã các nhà nước dân tộc (Nation- State). Để lý giải
tình trạng như vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã coi chủ nghĩa dân tộc là nhân tố
đóng vai trị đáng kể, là ngun nhân chính của những xung đột.
Theo Э.Геллгер, chủ nghĩa dân tộc là học thuyết và thực tiễn chính
trị căn cứ trên việc đối lập giữa các dân tộc, trên việc thừa nhận địa vị đặc
biệt và ưu thế của dân tộc mình đối với các dân tộc khác và trên khát vọ ng
đảm bảo cho dân tộc mình những đặc quyền nhờ dựa vào các nhóm dân
tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc là một biến thể của thói ích kỷ nhóm, khơng
thừa nhận quyền bình đẳng của các dân tộc và đại diện của chúng. Điểm

này phân biệt chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa yêu nước là chủ nghĩa kết
hợp tính yêu dân tộc mình với việc thừa nhận quyền bình đẳng của mọi
dân tộc khác [128, tr.210-211].

20


×