Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Vai trò của việc dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

TRẦN TÚ HOA

VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

Hà Nội-2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................4
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................5
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 14
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 14
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 14
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 15
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 15
4.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 15
4.3. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 15
5. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 15


6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
7.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................... 16
7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể .............................................. 16
7.3 Khái quát về cơ cấu mẫu đã khảo sát ................................................. 17
7.4. Khung lý thuyết .................................................................................. 19
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................. 20
8.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 20
8.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 21
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 21
PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ................................... 22
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN
VĂN .............................................................................................................. 22
1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................ 22
1.1.1. Khái niệm vai trò xã hội ................................................................. 22
1.1.2. Khái niệm vốn xã hội ...................................................................... 23
1.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 28
1.1.4. Doanh nghiệp tư nhân ..................................................................... 29
1.1.5. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ........................................................ 29
1.1.6. Công ty cổ phần .............................................................................. 30
1.2. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học ........................................... 31
1.2.1. Lý thuyết trao đổi xã hội ................................................................. 31
1.2.2. Lý thuyết về vốn xã hội của B.James Coleman và Bourdieu. ....... 32
1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội ............................................................. 35
1.2.4. Lý thuyết chọn lựa hợp lý ............................................................... 36
1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ........... 38
1.3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam .......... 38
1.3.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội ...... 45

2



1. 3.3. Bài học sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................................... 49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN
XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ................................................ 51
2.1. Hiện trạng vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. ............................................................... 51
2.1.1. Vai trò của vốn xã hội trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp ........... 53
2.1.2. Vai trò của vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp...... 65
2.2. Mục tiêu, xu hƣớng sử dụng vốn xã hội của các thành viên chủ chốt
trong doanh nghiệp nhỏ và vừa . .............................................................. 77
2.2.1. Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của
doanh nghiệp ............................................................................................. 77
2.2.2. Sự khác biệt giữa các cấp quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng
vốn xã hội .................................................................................................. 82
2.3. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng vốn xã
hội.................................................................................................................. 84
2.3.1. Những khó khăn trong việc sử dụng vốn xã hội ............................ 84
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội ...................... 87
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong
phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 89
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 93
1. Kết luận .................................................................................................... 93
3. Khuyến nghị ............................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 99
1. PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ..................................... 99
2. PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO

DOANH NGHIỆP ................................................................................... 107

3


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
vào tháng 11/2006. Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo ra nhiều cơ hội
nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối
với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, dù muốn hay không cũng phải chấp
nhận một sân chơi công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp quốc tế.
Trong một sân chơi chung và với một luật chung như vậy, muốn đứng vững
và chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó vốn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là yếu tố cơ bản
để thúc đẩy hiệu quả của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên,
việc sử dụng vốn xã hội ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam còn
chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận rất quan trọng trong nền
kinh tế của mỗi quốc gia, điều đó đã được tất cả các nước trên thế giới thừa
nhận do nó chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo việc làm
cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh
tế, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, tận
dụng mọi nguồn lực vào phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng
và lành mạnh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói
chung và ở Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài các đặc điểm chung
của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Qua hơn hai mươi năm thực
hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những
thành công không nhỏ, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền

kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nó cũng mang những đặc điểm riêng của
một nền kinh tế còn nhỏ bé, lạc hậu và môi trường kinh doanh cũng còn
nhiều khó khăn.
Để phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp
nói chung thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa vô cùng quan
4


trọng bởi đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của doanh
nghiệp, thì việc quan trọng hơn là phải tạo ra một môi trường hỗ trợ để các
doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc
liệt hiện nay. Trong các hỗ trợ đó, việc có cơ chế, chính sách cho các doanh
nghiệp phát huy hiệu quả việc sử dụng vốn xã hội của mình là điều cần
thiết để trực tiếp giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển, để cộng đồng
doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp phát triển bền vững,
cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: (1) Doanh nghiệp đã sử dụng vốn xã
hội như thế nào trong quá trình phát triển? (2) Việc sự dụng vốn xã hội đem
lại điều gì trong quá trình kinh doanh, sản xuất? Hay vốn xã hội có vai trò
như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa? (3) Giải
pháp nào để nâng cao vai trò việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát
triển của doanh nghiệp?
Bên cạnh đó, đề tài luận văn được thực hiện với mong muốn góp
phần nhỏ bé vào việc phát triển chuyên ngành xã hội học kinh tế - một
chuyên ngành còn bị bỏ ngỏ trong thời gian vừa qua ở nước ta.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn kể trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Khái niệm vốn xã hội ở nước ta vẫn được coi là một khái niệm mới
do vậy, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu chủ yếu
dưới dạng các bài báo, tạp chí đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc
các báo mạng.
Bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã hội và văn hoá của
GS.Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tia Sáng tháng 11/2004 bàn về vấn đề
phát triển bền vững, bằng những lập luận chặt chẽ của mình, ông đã đưa ra
5


những nguồn vốn quý giá tạo nên sự phát triển bền vững trong đó có vốn xã
hội: vốn vật thể là kết quả của những biến đổi vật thể để tạo thành những
công cụ sản xuất, vốn con người là kết quả những biến đổi trong con người
để cấu thành tài nghệ và khả năng thao tác, và vốn xã hội. Tác giả bài viết
cũng đã đưa ra một số cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội
và vai trò của vốn xã hội trong phát triển bền vững. Đây là những phát hiện
gợi ý có giá trị cho các nghiên cứu tiếp theo.
Bài viết: “Vốn xã hội Việt Nam, nguy cơ phá sản và triển vọng phát
huy” của GS.TS. Thái Kim Lan đăng trên tạp chí Phật giáo với cách tiếp
cận đi từ “vốn xã hội” như một khái niệm mới – một khái niệm “mốt” trong
khoa học kinh tế xã hội, nội dung, giới hạn và khả năng ứng dụng của nó,
từ đó phân tích những hiện tượng hao vốn trong bối cảnh xã hội Việt Nam
từ 1975. Tác giả đã đưa ra một “lý thuyết” được xem là mô hình “vốn xã
hội” trong lịch sử tư tưởng Việt Nam trong triển vọng phát huy vốn xã hội
ở xã hội hiện đại. Bài viết có những phân tích, phát hiện hết sức thú vị, tuy
nhiên, trong khuôn khổ một bài tạp chí, bài viết cũng chỉ cung cấp được
những khái niệm thông tin cơ bản về vốn xã hội.
Bài viết: “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của ThS. Lê Minh Tiến,
Đại học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh trong Hội thảo "Vốn xã hội trong phát

triển" do Tạp chí Tia sáng tổ chức vào ngày 24/06/2006 đã khái quát một số
quan niệm về vốn xã hội, trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước
ngoài xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng việc xây
dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Bài viết cung cấp những
thông tin rất sâu sắc về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau trong việc
xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Bài viết: “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số
nghiên cứu ở Việt Nam” của PGS.TS. Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Nghiên cứu
Con người số 4 (37) năm 2008, đã đưa ra khái niệm vốn xã hội theo tiếp
cận từ góc độ kinh tế từ đó chỉ ra vốn xã hội và vốn con người không chỉ có
chức năng kinh tế mà còn có chức năng xã hội, do đó nhà nghiên cứu cần
6


phân tích để hiểu rõ mạng lưới xã hội của con người. Trên quan điểm đó,
bài viết tập trung tổng quan một số lý thuyết như: thuyết chức năng về vốn
xã hội, thuyết cấu trúc về vốn xã hội v.v… trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mô
hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội; những
phát hiện về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội; gợi mở một số
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở Việt Nam. Bài viết đã cung cấp những
thông tin phong phú, bao quát về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới
xã hội ở Việt Nam trên cơ sở tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu. Đây là
nguồn cứ liệu có giá trị, những gợi mở có ý nghĩa cho việc triển khai thực
hiện đề tài luận văn.
Bài viết “Vốn xã hội - Một động lực để phát triển” của TS. Trịnh
Hoà Bình - Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí
Hoạt động Khoa học tháng 4/2007 (575) tr.14-15, đã chỉ ra những thuộc
tính của vốn xã hội, khẳng định vai trò của vốn xã hội trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Bằng những phân tích từ lịch sử đến hiện tại, bài viết
khẳng định khái niệm vốn xã hội có nội hàm rộng, bao chứa nhiều vấn đề

cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau;“vốn xã hội có ý nghĩa đặc
biệt trong việc phát triển nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp bởi nó
góp phần phát huy tính năng động của mỗi cá nhân cũng như tăng sự liên
kết, gắn bó giữa các thành viên, thành tố trong mỗi doanh nghiệp, là chất
xúc tác để doanh nghiệp trở thành một khối thống nhất. Sao cho đủ sức
đương đầu với thách thức và vượt lên trong vận hội mới”[32, tr.15]. Vốn xã
hội là nguồn lực, còn hơn thế - là động lực để phát triển xã hội.
Bài viết“Văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội trong doanh nghiệp”
của TS. Huỳnh Thanh Điền đã phân tích và chỉ ra những hình thức, biểu
hiện của hai khái niệm vốn xã hội và văn hoá doanh nghiệp qua đó phân
biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Tác giả bài viết cho rằng, “Vốn
xã hội trong doanh nghiệp tồn tại với những hình thức khác như sự tín cẩn
(trust), sự có đi có lại hay sự hỗ tương (reciprocity), quy tắc (norms) và
mạng lưới xã hội (networks) (Dasgupta và Serageldin, 2000; Fountain,
7


1998; Lesser, 2000; Putnam, 1995). Vốn xã hội còn biểu hiện dưới dạng
mạng lưới (networks) liên kết của doanh nghiệp với các chủ thể khác trong
môi trường kinh doanh, nhờ mạng lưới này giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp
thời các thông tin để lập kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp”.
Trong khi, “văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây
dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp,
trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào
hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành
vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện
các mục đích. Văn hóa doanh nghiệp là cái còn lại khi tất cả những cái khác
bị quên đi (E.Heriot, 2000)”. Từ việc, đưa ra khái niệm, hình thức biểu hiện
của hai khái niệm, tác giả đã chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa vốn xã hội
và văn hoá doanh nghiệp như: (1) Vốn xã hội có thể được xem là nguồn

vốn đầu tư ban đầu cho một dự án khởi nghiệp kinh doanh, còn văn hóa
doanh nghiệp thì phát sinh sau khi dự án kinh doanh đó đi vào hoạt động;
(2) vốn xã hội có thể đo lường nhiều hay ít nhưng văn hóa thì không thể mà
chỉ có văn hóa doanh nghiệp mạnh hay yếu; (3) văn hóa doanh nghiệp là
quan hệ bên trong, trong khi vốn xã hội đề cập kể cả bên trong và bên
ngoài; (4) vốn xã hội là nguồn lực kinh doanh trong khi văn hóa doanh
nghiệp là nghệ thuật sử dụng nguồn lực đó; (5)văn hóa doanh nghiệp và
vốn xã hội sẽ tăng trưởng và phát triển theo thời gian tùy thuộc vào tư duy
của người lãnh đạo. Từ những phân tích trên, tác giả bài viết đưa ra kết luận
rằng, “trên phương diện nào đó, người ta cho rằng văn hóa doanh nghiệp và
vốn xã hội là một hay văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp con của vốn xã
hội”. Tuy nhiên, phân tích trên cho thấy đây là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những phương pháp đầu tư
chúng khác nhau để đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
đang đối mặt với những vấn đề về vốn vật thể và trình độ công nghệ, việc
đề xuất nên xem xét vốn xã hội trong doanh nghiệp là một hướng tư duy
mới, phương pháp mới để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về vốn. Có
8


thể thấy, bài viết đã phân biệt hết sức rõ ràng, sâu sắc sự khác biệt giữa vốn
xã hội và văn hoá doanh nghiệp. Điều này làm sáng tỏ những vấn đề về lý
luận xoay quanh khái niệm vốn xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay.
Ở bài viết “Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến của doanh
nghiệp” TS. Huỳnh Thanh Điền chỉ rõ “vốn xã hội cung cấp nguồn động
lực cho sự cải tiến của doanh nghiệp. Đóng góp của vốn xã hội trong tiến
trình cải tiến là cắt giảm chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp làm ăn với
nhau và giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế, đáng kể
nhất là chi phí thông tin, sự mặc cả, quyết định chi phí, chi phí thủ tục hành

chính (Maskell, 1999). Vì vậy, nếu doanh nghiệp có hàm lượng vốn xã hội
lớn sẽ nâng cao sức cạnh trạnh, mở rộng qui mô sản xuất. Vốn xã hội sẽ
giúp giảm những hành động phi pháp, thông tin chính xác tạo ra sự tình
nguyện gia nhập các hiệp hội, hỗ trợ thông tin trong cộng động doanh
nghiệp” [11]. Tác giả cũng đã chỉ ra một số phương diện đóng góp của vốn
xã hội cho quá trình cải tiến doanh nghiệp như: Thứ nhất, vốn xã hội là
nguồn động lực cho sự cải tiến của doanh nghiệp; Thứ hai, đóng góp của
vốn xã hội vào cải tiến đầu vào (Input Innovation); Thứ ba, đóng góp của
vốn xã hội vào cải tiến quy trình (Process Innovation); Thứ tư, đóng góp
của vốn xã hội vào cải tiến chiến lược (Strategy Innovation). Bài viết đã chỉ
ra được vai trò quan trọng của vốn xã hội trong quá trình cải tiến doanh
nghiệp. Chính điều này sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức về vai trò
của vốn xã hội đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay.
Đề tài “Nguồn vốn xã hội và vai trò của nguồn vốn xã hội trong phát
triển kinh tế bền vững” (nghiên cứu trường hợp hai làng nghề: Dương Ngỗ,
xã Phong Khê huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và làng Đa Sỹ, xã Kiến
Hưng, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây 1) do Viện Nghiên cứu Phát triển bền
vững vùng Bắc Bộ triển khai năm 2008 đã tập trung thao tác hoá khái niệm
1

Nay là Thành Phố Hà Nội,

9


vốn xã hội và những khái niệm có liên quan, từ đó nghiên cứu vai trò, tác
động của vốn xã hội đối với sự phát triển làng nghề. Bằng việc phân tích
các kết quả khảo sát thực tế, đề tài đã chỉ ra được vai trò và tác động của
vốn xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển

làng nghề nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ được triển khai ở phạm
vi hẹp là hai làng nghề.
Có thể thấy, những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam còn rất ít,
mới chỉ tập trung ở các bài báo, tạp chí được đăng tải trên các tạp chí,
webside, những nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là nghiên cứu về vai trò
của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các DNN&V gần như chưa có.
Do vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận văn “Vai trò của việc sử
dụng vốn xã hội trong các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội” có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bài viết “Vốn xã hội và xã hội dân sự” (Social Capital and Civil
Society) của Francis Fukuyama - Viện nghiên cứu chính sách công thuộc
trường Đại học George Mason, 1/11/1999 đã đề cập tới mối quan hệ giữa
vốn xã hội và xã hội dân sự. Bài viết tập trung phân tích làm sáng tỏ những
vấn đề cơ bản như: vốn xã hội là gì? Vai trò, chức năng của vốn xã hội
trong thị trường dân chủ, tự do? Làm thế nào để đo lường vốn xã hội? Vốn
xã hội có từ đâu? Làm thế nào để tăng cường vốn xã hội v.v…Bài viết đã
gợi ra những vấn đề quan trọng về mối quan hệ của vốn xã hội với xã hội
dân sự, vai trò, vị trí, chức năng chính trị, kinh tế của vốn xã hội đối với sự
phát triển của xã hội dân sự, là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc thực
hiện đề tài luận văn.
Báo cáo nghiên cứu: “Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng sức
khoẻ cộng đồng” (The role of social capital in building healthy
communities) của nghiên cứu viên Jo Anne Schneider (2004). Báo cáo
được rút ra từ nhiều dự án nghiên cứu tiến hành tại bốn thành phố trong
thời gian hơn 15 năm với sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các tổ chức phi
10


lợi nhuận, các nhà nghiên cứu, các sinh viên tham gia các dự án. Nội dung

chính của báo cáo tập trung thao tác những khái niệm công cụ như vốn xã
hội, cộng đồng xã hội, các loại hình vốn xã hội (vốn xã hội, vốn văn hoá,
quan hệ quyền lực); vốn xã hội trong gia đình; vốn xã hội trong cộng đồng
đức tin; mô hình vốn xã hội và ảnh hưởng của chính sách đến vốn xã hội.
Với những thông tin thu được, báo cáo đã chỉ ra vai trò hết sức quan trọng
của vốn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, mối
quan hệ giữa các loại hình vốn xã hội, sự liên kết vốn xã hội. Trên cơ sở đó,
báo cáo đề xuất một số giải pháp xây dựng, phát triển vốn xã hội như một
động lực để xã hội, cộng đồng phát triển bền vững, đặc biệt là phát huy vai
trò của vốn xã hội trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Báo cáo: “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển - Một đánh giá dựa
trên kinh nghiệm” (The role of social capital in development – An
empirical assessment) Edited by Christiaan Grootaert and Thierry van
Bastelado Grootaert Christiaan và Bastelaer van Thierry - Đại học
Cambridge viết đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn xã
hội qua việc khảo sát vốn xã hội ở nhiều quốc gia khác nhau. Báo cáo đã
tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản như: Vốn xã hội ở cấp độ vi mô và vĩ
mô,1 Social capital and poverty: a microeconomic perspective mối quan hệ
giữa 2 Social capital,growth,and poverty: a surveyvốn xã hội, tăng trưởng,
và nghèo đói; tof cross-country evidác động của vốn xã hội đến phát triển:
vốn xã hội và công ty/doanh nghiệp; Part 3 The creation and transformation
of social capital vấn đề xây dựng và chuyển đổi của vốn xã hội; v7 The
impact of development assistance on social capitalốn xã hội và gắn kết xã
hội; ảnh hưởng của vốn xã hội đến các hiện tượng lệch chuẩn trong xã hội;
phân loại các hình thức vốn xã hội. Qua những nghiên cứu thực tiễn ở
nhiều nước trên thế giới, những vấn đề phong phú về các vấn đề liên quan
đến vốn xã hội, tài liệu là nguồn cứ liệu phong phú, có giá trị cao cho việc
thực hiện những nghiên cứu tiếp theo về vị trí, vai trò của vốn xã hội đối
với sự phát triển xã hội.
11



Cuốn sách “Nguồn vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Social capital
and ecomnomic devolopment) của Patrick Francois, Phó giáo sư tại Đại học
Tiburg, Hà Lan với kết cấu gồm 7 chương; chương 1 phân tích những vấn
đề lý thuyết về vốn xã hội và phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa các cá
nhân trong doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau, những vấn đề lý
luận liên quan đến niềm tin, (niềm tin, mức độ tin tưởng ảnh hưởng đến
kinh doanh) uy tín, sự đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp và rộng hơn là
cộng đồng doanh nghiệp nói chung…Chương 2, tác giả tiếp tục tập trung
nghiên cứu về sự tin tưởng, cho rằng tin tưởng là một yếu tố văn hoá dễ
thay đổi của hiện tượng kinh tế, và sự khác biệt tồn tại giữa quan điểm kinh
tế và quan điểm xã hội về nó. Tiếp đến, chương 3, tác giả bàn về nguyên
nhân khiến sự tin tưởng trở thành thành vấn đề đáng quan tâm của nền sản
xuất, đặc biệt là các nước kém phát triển; đánh giá về vai trò của lòng tin
trong nền sản xuất hiện đại.v.v…Chương 4 hình thành với mục đích là thiết
lập một bộ công cụ để phân tích sự hình thành nguồn gốc của sự tin tưởng
thông qua việc so sánh những nghiên cứu trước đây và hiện nay; chương 5
đã đưa ra được những công cụ đánh giá việc hình thành nguồn gốc của sự
tin tưởng, cung cấp những cái nhìn sâu hơn cho quá trình phát triển. Đây là
nội dung rất quan trọng của cuốn sách, nó đã tập trung vào việc phân tích
mối quan hệ tương tác giữa sự tin cậy và nền sản xuất hiện đại. Chương 6
phân tích những trở ngại của sự phát triển được trình bày một cách dễ hiểu
giúp cho độc giả không phải là những nhà kinh tế vẫn có thể hiểu được.
Phần thảo luận cuối cùng với những thông tin hết sức phong phú, đa dạng,
những ứng dụng rộng hơn sẽ được cung cấp trong chương 7. Cuốn sách
cung cấp một lượng thông tin hết sức đa dạng, phong phú cả về lý thuyết và
thực tiễn. Đây là một tài liệu có giá trị khoa học cao, những ý tưởng của
cuốn sách có thể được các tác giả sau này kế thừa và phát triển hơn nữa.
Trong báo cáo nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu thuộc cơ quan

Thống kê Canada là C.A. Bryant và D. Norris tại Hội thảo quốc tế về đo

12


lường vốn xã hội diễn ra vào tháng 9/2002 tại thủ đô Luân Đôn (Anh quốc),
đã đề cập đến các chủ đề cần đo lường về vốn xã hội như sau:
Chủ đề 1/ Sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự:
chủ đề đầu tiên trong nghiên cứu về vốn xã hội sẽ là các hoạt động mang
tính xã hội của cá nhân như sự tham gia vào các tổ chức từ thiện, các tổ
chức xã hội, các hoạt động chính trị (chẳng hạn như tham gia vào các bầu
cử, các hoạt động trợ giúp cộng đồng và cảm giác thuộc về cộng đồng nơi
mình sinh sống; Chủ đề 2/ Mức độ khẳng định sự tự chủ: Ở chủ đề này, các
nhà nghiên cứu sẽ đo lường sự thỏa mãn trong cuộc sống của cá nhân cũng
như khả năng làm chủ cuộc sống và các sự kiện tác động đến cuộc sống của
cá nhân. Trong chủ đề này, nhà nghiên cứu cũng sẽ đo lường sự tự đánh giá
về bản thân (l'estime de soi) cũng như niềm tin vào chính mình nơi các cá
nhân trong xã hội; Chủ đề 3/ Quan niệm về cộng đồng: Trong khía cạnh
này của vốn xã hội, nhà nghiên cứu sẽ đánh giá mức độ hài lòng của cá
nhân đối với nơi mình đang sinh sống. Các khía cạnh liên quan sẽ là các
dịch vụ mà cá nhân có thể tiếp cận được tại nơi sinh sống của mình, đánh
giá về mức độ an toàn và chất lượng sống tại khu vực sống của cá nhân;
Chủ đề 4/ Các mạng lưới xã hội, tương trợ xã hội và tương tác xã hội: Đối
với chủ đề này, nhà nghiên cứu quan tâm đến các mối quan hệ tình thân và
các quan hệ gia đình, các hệ thống tương trợ và sự sâu sắc trong các mối
quan hệ cá nhân. Tương tác với người khác là một khía cạnh quan trọng và
những lợi ích có được từ các mối quan hệ xã hội sẽ làm gia tăng hoặc củng
cố vốn xã hội của cá nhân; Chủ đề 5/ Niềm tin, sự tương hỗ và gắn kết xã
hội: Ở đây nhà nghiên cứu đo lường niềm tin của cá nhân vào sự công bằng
trong đời sống xã hội, nhất là nhận thức về sự phân biệt đối xử trong xã hội

nơi cá nhân; niềm tin vào người khác, vào các thiết chế xã hội và các dịch
vụ công cũng như quan niệm về các giá trị chung trong xã hội [15].
Những chủ đề đa dạng trên cho thấy đo lường vốn xã hội một cách
thực nghiệm là một công việc không hề dễ dàng. Và trong nhiều trường
hợp, nhà nghiên cứu chỉ có thể tiến hành đo lường vốn xã hội ở một trong
13


những chủ đề trên mà thôi nên khi công bố kết quả nghiên cứu chắc chắn sẽ
dẫn đến những tranh luận. Đây là một điều hoàn toàn bình thường, song có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về đo lường vốn xã hội ở
các nghiên cứu tiếp theo.
Ở các nước phát triển, vốn xã hội được quan tâm nghiên cứu sớm
hơn ở Việt Nam do vậy có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội và vài trò của
vốn xã hội trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong các chiến lược
phát triển doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn
lực, trong khuôn khổ đề tài luận văn này, tác giả chỉ xin giới thiệu một số
bài viết, đề tài nghiên cứu cơ bản kể trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ vai trò của việc sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị,
giải pháp và chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xã hội cũng như
sự quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vốn xã hội, vai trò của việc sử dụng
vốn xã hội, làm cơ sở cho quá trình triển khai nghiên cứu đề tài.
- Tiến hành khảo sát thu thập thông tin, số liệu phân tích, đánh giá
vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển ở các doanh

nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân tích các yếu tố tác động tới việc sử dụng vốn xã hội trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả của việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển ở các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.

14


- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có chính sách phù hợp để khai
thác vai trò của vốn xã hội, tiềm năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối
với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hà Nội
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Từ 2009 đến 2010.
5. Vấn đề nghiên cứu
- Việc sử dụng vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội?
- Việc sử dụng vốn xã hội của các DNN&V trên địa bàn thành phố
Hà Nội chịu tác động của những yếu tố nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội
trong các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội?
6. Giả thuyết nghiên cứu

- Việc sử dụng vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Việc sử dụng vốn xã hội của DNN&V trên địa bàn thành phố Hà
Nội chịu tác động của nhiều yếu tố như: loại hình doanh nghiệp cũng như
đặc điểm nhân khẩu xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.v.v…
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xã hội cần thực hiện một số giải
pháp cơ bản sau:
+ Nhà nước cần có những chính sách giáo dục nâng cao nhận thức về
vốn xã hội, vai trò của vốn xã hội trong phát triển doanh nghiệp; tiếp tục

15


đổi mới cơ chế quản lý, minh bạch thông tin, tạo môi trường thuận lợi
cho doanh nghiệp phát triển.
+ Các doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu, những giá trị cơ bản của
doanh nghiệp, duy trì tốt các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp; khẳng
định uy tín, thương hiệu, tích cực mở rộng các mối quan hệ xã hội - mạng
lưới xã hội cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác để tìm hiểu, nhận thức các
vấn đề nghiên cứu. Trên quan điểm phương pháp luận của Mác, mọi sự vật,
hiện tượng phải được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong
mâu thuẫn và quá trình vận động, phát triển không ngừng của lịch sử. Mặt
khác, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất
định. Người nghiên cứu cần xem xét sự vật hiện tượng trên những cơ sở
khoa học đó.
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của Mác, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; tiếp cận
xã hội học để tìm luận cứ chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của đề tài
luận văn.
7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có về vốn
xã hội, vai trò của việc sử dụng vốn xã hội và các tài liệu, thông tin thu
được từ khảo sát.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
+) Điều tra bằng bảng hỏi (định lượng):
Trong phạm vi nguồn lực có thể, tác giả khảo sát 30 doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể các đối tượng như sau:
1. Lãnh đạo doanh nghiệp (mỗi doanh nghiệp 01 trường hợp x 30
doanh nghiệp = 30 trường hợp)
16


2. Các trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận (mỗi doanh nghiệp 5
trường hợp x 30 doanh nghiệp = 150)
Tổng định lượng: 180 phiếu
+) Phỏng vấn sâu (định tính):
- Tiến hành PVS 30 trường hợp gồm các đối tượng và số lượng cụ
thể như sau:
- PVS Lãnh đạo doanh nghiệp

10

- PVS Trưởng/phó phòng, trưởng bộ phận 20
-------------------------------------------------------------------------------Tổng cộng:

30 ca PVS


- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần
mềm thống kê SPSS 17.0. Những số liệu định lượng sẽ được xử lý dưới
dạng tần suất và các tương quan nhằm so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu
ở nhiều khía cạnh khác nhau.
+ Do số ca PVS không nhiều nên những thông tin định tính được xử lý
thủ công bằng việc phân chia thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ
mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu.
7.3 Khái quát về cơ cấu mẫu đã khảo sát
1. Loại hình doanh nghiệp tham gia nghiên cứu:
Loại hình
doanh nghiệp

Tần suất

Phần
trăm

Phần trăm
thực tế

Phần trăm
cộng dồn

1 Công ty tư nhân

66

36.7


36.7

36.7

2 Công ty cổ phần

50

27.8

27.8

64.4

3 Công ty TNHH

64

35.6

35.6

100.0

180

100.0

100.0


Tổng

17


2. Sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp
Sản phẩm hoặc dịch vụ

Tần suất

Cung cấp sản phẩm
công nghệ thông tin
2 Dịch vụ tư vấn
3 Sản xuất hàng tiêu dùng
4 Xây dựng cơ bản
Tổng
1

Phần
trăm

Phần trăm
thực tế

Phần trăm
cộng dồn

48


26.7

26.7

26.7

47
40
45
180

26.1
22.2
25.0
100.0

26.1
22.2
25.0
100.0

52.8
75.0
100.0

3. Giới tính người trả lời
Giới tính

Phần
trăm

52.2
47.8
100.0

Tần suất

Nam
Nữ
Tổng

94
86
180

Phần trăm
thực tế
52.2
47.8
100.0

Phần trăm
cộng dồn
52.2
100.0

4. Chức vụ người trả lời
Tần
suất
30


Chức vụ
Giám đốc/phó giám đốc
Trưởng phòng/P.trưởng
phòng
Trưởng bộ phận/trưởng tổ
Tổng

1
2
3

Phần
Phần trăm Phần trăm
trăm
thực tế
cộng dồn
16.7
16.7
16.7

79

43.9

43.9

60.6

71
180


39.4
100.0

39.4
100.0

100.0

5. Trình độ học vấn người trả lời
Trình độ học vấn
1
2
3

THCN/CDĐ
Đại học
Sau đại học
Tổng

Tần suất
33
116
31
180

Phần
Phần trăm Phần trăm
trăm
thực tế

cộng dồn
18.3
18.3
18.3
64.4
64.4
82.8
17.2
17.2
100.0
100.0
100.0

6. Nhóm tuổi người trả lời
Nhóm tuổi
1
2
3
4

<= 30
Từ 31 - 39
Từ 40 - 49
50 trở lên
Total

Tần suất Phần trăm
36
58
63

23
180

20.0
32.2
35.0
12.8
100.0

18

Phần trăm Phân trăm
thực tế
cộng dồn
20.0
20.0
32.2
52.2
35.0
87.2
12.8
100.0
100.0


7.4. Khung lý thuyết
7.4.1. Biến số độc lập
* Đặc điểm của doanh nghiệp:
+ Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty
trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần.

+ Qui mô doanh nghiệp được xác định trên các tiêu chí: Vốn,
số lao động, sản phẩm, doanh thu hàng năm.
+ Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
* Đặc điểm nhân khẩu:
+ Trình độ học vấn/ Tuổi/ Giới tính
+ Chức vụ trong doanh nghiệp
+ Trình độ chuyên môn
+ Số năm quản lý
+ Vốn xã hội của các thành viên
7.4.2. Biến số phụ thuộc
+ Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động của doanh
nghiệp nhỏ và vừa: trong sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hóa,
quay vòng vốn, quan hệ xã hội,..
7.4.3. Biến số can thiệp
+ Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội tại Việt Nam
+ Hệ thống chính sách Việt Nam (chính sách phát triển kinh tế - xã
hội; Luật doanh nghiệp).

19


Sơ đồ khung lý thuyết
-

Môi trƣờng kinh tế - văn hóa - xã hội
- Hệ thống chính sách
-

Đặc điểm doanh
nghiệp:

- Loại hình
- Qui mô
- Lĩnh vực hoạt động
Vai trò
của việc
sử dụng
vốn xã hội
trong các
hoạt động
của doanh
nghiệp nhỏ
và vừa:

Đặc điểm nhân khẩu
ngƣời quản lý doanh
nghiệp
- Tuổi
- Giới tính
- Học vấn
- Chức vụ
- Trình độ chuyên
môn
- Số năm làm quản lý

- Sản xuất/kinh
doanh
- Quay vòng vốn
- Trao đổi hàng hóa
- Quan hệ với khách
hàng, đối tác

- Quan hệ với người
có quyền lực
- Quan hệ với Ngân
hàng
- Quan hệ với người
có tiềm lực kinh tế

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh
nghiệp hiện nay là một hướng nghiên cứu mới, mở đầu cho việc nhìn nhận,
đánh giá tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.
Việc áp dụng những lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu vấn đề này góp
phần làm sáng tỏ cách thức vận dụng các lý thuyết xã hội học vào việc
nghiên cứu vai trò của vốn xã hội (mạng lưới xã hội; uy tín, sự đoàn kết, chia
sẻ .v.v..) trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các DNN&V hiện nay.

20


8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình
vận hành và phát triển doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về vai
trò của việc sử dụng vốn xã hội, qua đó góp phần đưa ra những giải pháp
hiệu quả cho sự phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế
đất nước nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là các giải pháp nâng cao
hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp sẽ là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội và những

người quan tâm nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng vốn xã hội.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn được kết cấu thành ba phần chính:
Phần I. MỞ ĐẦU
Trình bày các nội dung: Tính cấp thiết của đề tài; lịch sử nghiên cứu;
mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu;
vấn đề nghiên cứu; giải thuyết nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; khung
lý thuyết; ý nghĩa luận văn và giới thiệu cấu trúc luận văn.
Phần II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Gồm 2 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn
Chương 2. Thực trạng vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

21


PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm vai trò xã hội
Thuật ngữ “vai trò xã hội” xuất phát từ kịch học. Vai trò xã hội của
cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là
mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội khác nhau thậm chí
qua các nhóm xã hội khác nhau.
Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá

nhân cần phải thực hiện những hành động nhất định. Tức là, tương ứng với
từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành
vi được xã hội mong đợi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội đó.
Vậy, vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách
quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực
hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.
Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã
hội. Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Các
chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội. Vì vậy, ở
các xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được
xã hội mong đợi rất khác nhau tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau.
Theo các lý thuyết xã hội học, vai trò xã hội và việc đóng vai trò xã
hội có những tính chất đặc thù sau:
* Tính chất 1: Ðối với con người, đóng vai trò xã hội và thay đổi vai
trò là công việc hàng ngày diễn ra liên tục, kế tiếp nhau và không trùng lặp
về thời gian. Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau con người
sẽ có những vai trò xã hội khác nhau.
* Tính chất 2: Không thể liệt kê số lượng vai trò của mỗi cá nhân,
bởi lẽ cá nhân có bao nhiêu mối quan hệ là có bấy nhiêu vai trò.
* Tính chất 3: Vai trò xã hội phát sinh theo nhu cầu của cá nhân.
Theo George Herbert Mead, người đứng đầu học thuyết tương tác tượng
22


trưng trong xã hội học, sự tăng thêm các vai trò xã hội trong một cá thể là
bởi con người - một mặt thừa nhận tính mong manh và hạn chế của bản
thân khiến họ phải tìm kiếm những quan hệ với người khác để có thể sống
còn. Mặt khác là xu hướng đi tìm và lựa chọn những kiểu hành động có lợi
cho sự hợp tác, giao dịch xã hội. Như vậy, tính đa phức của vai trò xã hội
phát sinh theo hai nhu cầu: Một là, nhu cầu bổ khuyết những mặt hạn chế

của bản thân. Hai là, nhu cầu giao dịch vì lợi ích.
* Tính chất 4: Vai trò xã hội được thể hiện ở nhiều mặt.
- Vai trò thật là vai trò diễn ra trong đời sống hàng ngày, ngược lại là
các vai trò giả thường xuất hiện trong các mối quan hệ ngoại giao...
- Vai trò định chế là vai trò của một cá nhân do một tổ chức qui định.
Ngoài ra là các vai trò do cá nhân tự chọn.
1.1.2. Khái niệm vốn xã hội
Vốn xã hội là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề
cập nhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, giới học thuật vẫn
chưa đi đến một khái niệm thống nhất về vốn xã hội. Dưới đây là một số
quan điểm về vốn xã hội của một số các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trước hết, trong một công trình xuất bản năm 1980, khi tìm cách giải
thích tình trạng bất bình đẳng xã hội và quá trình tái sản xuất tình trạng bất
bình đẳng ấy, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu đã du nhập khái
niệm “vốn” hay “tư bản” (capital) của lĩnh vực kinh tế học vào lĩnh vực xã
hội học để phân tích quá trình lưu thông của các loại tài sản khác nhau
trong không gian xã hội. Trong hệ quan niệm của Bourdieu, vốn xã hội là
toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết
trực tiếp hoặc gián tiếp (chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo, hoặc
cùng sinh quán, hay đồng môn). Trong đa số trường hợp, mạng lưới này đã
có từ lâu và đã được thể chế hoá phần nào. Nhờ nó, những cá nhân, gia
đình, hay tập thể nào có nhiều móc nối thì càng lắm ưu thế. Nói cách khác,
mạng lưới này có giá trị sử dụng: nó là một loại "vốn". Theo Bourdieu:
"Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội. Bất
23


cứ ai cũng có thể thu nhập một số vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú
tâm làm việc ấy, và hơn nữa bất cứ ai cũng có thể dùng vốn xã hội để đem
lại những lợi ích kinh tế thông thường. Song, khả năng thực hiện điều ấy

tùy thuộc vào những trách nhiệm xã hội (social obligation) móc nối
(connection) và mạng lưới xã hội của người ấy". Theo ông, ngoài vốn kinh
tế (capital economic), còn phân biệt ba loại vốn nữa là vốn văn hoá (capital
culturel), vốn xã hội (capital social), và vốn biểu tượng (capital symbol).
Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là một “mạng lưới lâu bền bao gồm các
mối quan hệ quen biết nhau và nhận ra nhau. Những mối liên hệ này ít
nhiều đã được định chế hoá”. Ông cho rằng, “khối lượng vốn xã hội của
một cá nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà
anh ta có thể huy động được trong thực tế và vào khối lượng vốn kinh tế,
vốn văn hoá, hay vốn bỉểu tượng của từng người mà anh ta có thể liên hệ”.
Bourdieu quan niệm rằng các loại vốn vừa nói có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Tuy nhiên năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa
ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông hiểu “vốn xã
hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng
lưới xã hội, các chuẩn mực (norms) và sự tin cậy trong xã hội (social trust)
– là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau
một cách có hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu chung”. Năm 1995, nhà chính
trị học Robert Putnam đã lặp lại ý tưởng của Coleman và đưa ra định nghĩa
về vốn xã hội trong một tạp chí như sau: “Hiểu một cách tương tự như
những khái niệm vốn vật thể và vốn con người – Đây là những phương tiện
và những kỹ năng đào tạo có tác dụng làm gia tăng năng suất của cá nhân vốn xã hội nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các
mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội vốn tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương.
Như vậy, trong khi Bourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tư cách là một
thứ tài sản mà mỗi cá nhân có thể có được, thì Coleman và Putnam lại hiểu
vốn xã hội như một thứ tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội
24


nào đó. Putnam không những đã đào sâu khái niệm vốn xã hội, mà còn đề

xuất những chỉ báo nhằm đo lường vốn xã hội.
Ngoài ra, cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới hiện nay về vốn xã hội
cũng phần nào tương tự như cách hiểu của Coleman và Putnam nêu trên:
“Vốn xã hội là một khái niệm có liên quan tới những chuẩn mực và những
mạng lưới xã hội dẫn đến hành động tập thể. Ngày càng có nhiều sự kiện
minh chứng rằng sự gắn kết xã hội - vốn xã hội đóng vai trò trọng yếu đối với
việc giảm nghèo và sự phát triển con người và kinh tế một cách bền vững”
Mặc dù đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại,
vốn xã hội thường được định nghĩa xoay quanh ba yếu tố có liên hệ mật
thiết với nhau, đó là: (1) Khả năng làm việc chung với nhau; (2) sự tin cậy
giữa con người với nhau; (3) các mạng lưới xã hội.
Có nhiều định nghĩa về vốn xã hội, nhưng trong luận văn này tác giả
lựa chọn theo cách tiếp cận của nhà xã hội học người Mỹ James Coleman
về vốn xã hội. Theo đó, vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời
sống xã hội như: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norms) và sự tin
cậy trong xã hội (social trust). Đây là những yếu tố giúp cho các thành viên
có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới mục
tiêu chung.
Tựu chung lại, vốn xã hội được hình thành và kết tinh từ những yếu
tố cơ bản sau:
 Sự tin cậy lẫn nhau;
 Sự có đi có lại, hay sự tương hỗ;
 Những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài;
 Sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới.
* Vai trò của vốn xã hội
Trong xã hội hiện nay, vốn xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp song vốn xã hội cũng là con

25



×