Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM - TRUYỀN THUYẾT ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.15 KB, 22 trang )

1


2



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
*************

Đề tài:
Sưu tầm, phân loại và giới thiệu truyền thuyết đô thị (urban
legends) tại Ký túc xá Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Sinh viên thực hiện:
1. Dương Nhật Hạ
1756010036
2. Võ Gia Hân
1756010036
3. Phạm Linh Chi
1756010036


3


4

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
DẪN NHẬP
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT
1.1.

Truyền thuyết

1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm chung

1.1.3.

Phân loại

1.2. Truyền thuyết đô thị
1.2.1.

Khái quát

1.2.2.

Nguồn gốc

1.2.3.

Đặc điểm


1.2.4.

Mục đích và dấu hiệu

1.3. Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM
1.3.1.

Khái quát

1.3.2.

Cấu trúc

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀ SƯU TẦM TRUYỀN THUYẾT ĐÔ THỊ TẠI KÝ
TÚC XÁ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.
Giới thiệu………………………………………….……………………………11
2.2.
Sưu tầm………………………………….………………………………...……11
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI VÀ MỞ RỘNG
3.1.
Phân loại ………………………………………………..………………………17
3.2.
Mở rộng ………………………………….……………………………………17
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


5


DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cổ tích, huyền thoại hay truyền thuyết đều làm cho con người liên tưởng đến các câu
chuyện có yếu tố kì ảo, không có thật và huyễn tưởng. Trong ký ức tuổi thơ của mỗi
người ắt hẳn đều gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết. Đặc biệt đối với người
Việt Nam, những truyền thuyết như con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh


6

Gióng,… có lẽ đã in sâu trong tiềm thức mỗi người. Và tất cả được xếp vào cùng một thể
loại được gọi là Văn học dân gian hay văn học truyền miệng.
Tuy nhiên, ngoài thể loại Văn học dân gian mang tính truyền thống, chúng ta còn có thêm
một hình thức nữa là văn hóa dân gian thời hiện đại, thường được gọi là truyền thuyết đô
thị. Có lẽ bạn đã từng được nghe những câu chuyện đáng sợ đến nỗi tim đập thình thịch,
tay chân đẫm mồ hôi và “nổi da gà”. Những câu chuyện đó còn khiến bạn thắc mắc “liệu
nó có thật không nhỉ?” và nó thôi thúc bạn phải kể lại cho ai đó nghe. Nếu bạn làm thế,
tôi chắc chắn rằng bạn đang lan truyền một truyền thuyết đô thị. “Thành thị” nghĩa là có
liên quan đến thành phố, thị trấn nhưng truyền thuyết thành thị không nhất thiết chỉ xảy
ra ở các thành phố. Nghĩa là mặc dù được gọi là truyền thuyết đô thị nhưng không nhất
thiết nó phải xuất phát từ thành thị, chúng có thể xuất hiện ở bất kì đâu, cách gọi này thực
ra dùng để phân biệt những câu chuyện có thể xảy ra ngay hôm nay với những truyện kể
dân gian truyền thống đã có từ trước thời công nghiệp hóa.1
Các truyền thuyết thành thị thường được truyền miệng hoặc đa số đã lưu truyền trên
mạng xã hội nhiều năm qua, thỉnh thoảng được lặp đi lặp lại trên các bản tin thời sự và
chỉ thay đổi một chút để phù hợp với bối cảnh của từng khu vực dân cư. Vì là sản phẩm
của văn hóa dân gian thời hiện đại nên chúng đa phần ngắn và đơn giản, nhưng lại rất gần
gũi và đáng sợ theo cách rất riêng. 2 Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có những truyền
thuyết đặc trưng của mình và nó nhiều vô số kể. Có thể kể đến như truyền thuyết La

Llorona của Mỹ, truyền thuyết Kuchisake Onna (Khẩu Liệt Nữ) của Nhật, hay truyền
thuyết về ông Ba Bị của Việt Nam,… Và vì nó khá gần gũi và quen thuộc nên nhóm
chúng tôi có một thắc mắc rằng liệu ngay tại nơi chúng tôi (và cả các bạn sinh viên khác)
sinh hoạt hằng ngày – ký túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - có tồn tại các
truyền thuyết đô thị như vậy hay không? Với mong muốn tìm hiểu và giới thiệu rõ hơn về
các truyền thuyết đô thị được lưu truyền tại đây nên nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài
này làm bài nghiên cứu.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thuật ngữ “truyền thuyết đô thị” (urban lenged) (theo Wikipedia) đã xuất hiện trên các ấn
bản tiếng Anh ít nhất là từ năm 1968. Vào đầu những năm 1980, thuật ngữ này đã trở nên
phổ biến với công chúng nhờ sự xuất bản của loạt sách có nhan đề The Vanishing

1 Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%C3%A0nh_th%E1%BB%8B
2 Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%C3%A0nh_th%E1%BB%8B


7

Hitchhiker: American Urban Legends & Their Meanings của giáo sư Jan Harold
Brunvand.3
Như vậy ta có thể thấy rằng, thuật ngữ “truyền thuyết đô thị” đã xuất hiện và trở nên phổ
biến từ rất lâu. Khi nghiên cứu về các câu chuyện được lưu truyền ở ký túc xá, nhóm
chúng tôi đã nhận thấy được rằng các truyền thuyết này xuất hiện một cách khá tự nhiên,
được truyền từ người này sang người khác theo nhiều hình thức và có khá nhiều biến thể.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Ký túc xá Khu A và Khu B – Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có sẵn trước đó thông qua các đầu sách, bài báo, trang
web nhằm khai thác đi sâu vào vấn đề.
4.2.
Các phương pháp nghiên cứu khác
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
5. KẾT CẤU NIÊN LUẬN

Bài niên luận này sẽ có các phần chính sau:
- Phần dẫn nhập gồm: lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu niên luận.
- Phần nội dung gồm có 3 chương: những vấn đề tổng quát, sưu tầm, phân loại và
giới thiệu, mở rộng.
- Phần kết luận.
- Phần tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT
1.1.
Truyền thuyết
1.1.1. Khái niệm

3 ThoughtCo., “What is an urban legend?”, />


8

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng
nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử, nguồn gốc các phong vật địa
phương theo quan điểm của nhân dân.
1.1.2. Đặc điểm chung
- Thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận một cách xác

thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra
ở thời gian lịch sử.4
- Tại những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết
có thể được mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, và liên hệ một
cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại.
- Biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó
cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
1.1.3. Phân loại
Trong văn hóa châu Âu, thường người ta chia hai loại: legend và tradition.
-

-

Legend thiên về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng như các thánh
của Kitô giáo hoặc Hồi giáo (truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend"
của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp).
Tradition gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ.

Tuy vậy, sự phân chia này chỉ phù hợp với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị
đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn (chỉ xảy ra tại các nền văn hóa Kitô giáo
và Hồi giáo), và rất khó thực hiện với các truyền thống trong đó tôn giáo mang tính thế

giới.5
1.2.
Truyền thuyết đô thị (urban legend)
1.2.1. Khái quát
- Truyền thuyết thành thị (còn gọi là truyền thuyết thời hiện đại; tiếng Anh: urban
legend, urban myth, urban tale, contemporary legend, urban folklore) là một hình
thức văn hóa dân gian thời hiện đại, bao gồm những truyện kể mà người kể chúng
có thể tin hoặc không tin là có thật. Cũng giống như các truyện dân gian và truyện
thần thoại khác, mô tả về những truyền thuyết thành thị không nói lên điều gì về
tính xác thực của những câu chuyện đó mà chỉ đơn thuần nói lên rằng những
truyện kể ấy lưu hành trong xã hội, tam sao thất bản qua thời gian và chứa đựng
trong mình những ý nghĩa đã thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và truyền bá nó.6

4 Wikipedia, “Truyền thuyết”, />5 Wikipedia, “Truyền thuyết”. />

9

Dù được gọi là "truyền thuyết thành thị" nhưng không nhất thiết chúng phải bắt
nguồn từ khu vực thành thị. Cách gọi này thực ra dùng để phân biệt với những
truyện kể dân gian truyền thống. Một cách để phân biệt truyền thuyết đô thị với
các hình thức kể chuyện khác chính là so sánh chúng đến từ đâu và được truyền bá
như thế nào. Không giống như tiểu thuyết hay truyện ngắn được sáng tác và xuất
bản, truyền thuyết đô thị xuất hiện khá tự nhiên và lan truyền từ người này sang
người khác, hiếm khi có thể tìm ra nguồn gốc chính của nó.
- Vì nguyên do này mà các nhà xã hội học và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thích
dùng thuật ngữ "truyền thuyết hiện đại" hơn. Thỉnh thoảng những truyện này được
lặp đi lặp lại trên các bản tin thời sự và trong những năm gần đây còn được phát
tán qua thư điện tử và mạng xã hội. Mọi người thường tuyên bố rằng những truyện
này đã xảy ra với "bạn của bạn họ".
- Các nhà nghiên cứu dân gian học dành thuật ngữ “truyền thuyết đô thị” hay còn

gọi là “truyền thuyết đương đại” cho các hiện tượng tinh vi và phức tạp hơn, cụ
thể là sự xuất hiện và truyền bá rộng rãi các câu chuyện dân gian mà thường là
không được xác minh kĩ càng. Suy cho cùng thì mọi người dường như quan tâm
đến bối cảnh xã hội và ý nghĩa của các truyền thuyết dân gian hơn là giá trị thật
của chúng.7
- Một số truyền thuyết thành thị đã lưu truyền nhiều năm mà chỉ thay đổi chút ít cho
hợp với từng vùng. Những truyền thuyết gần đây có xu hướng lấy bối cảnh hiện
đại như câu chuyện kể về những người bị bắt cóc, chuốc thuốc mê và khi tỉnh dậy
thì phát hiện mình đã bị cướp đi một quả thận.8
1.2.2. Nguồn gốc
Thuật ngữ “truyền thuyết đô thị” (urban lenged) đã xuất hiện trên các ấn bản tiếng Anh ít
nhất là từ năm 1968. Vào đầu những năm 1980, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến với
công chúng nhờ sự xuất bản của loạt sách có nhan đề The Vanishing Hitchhiker:
American Urban Legends & Their Meanings của giáo sư Jan Harold Brunvand.9
1.2.3. Đặc điểm
- Là một câu chuyện kể, được kể lại theo một nhân chứng khác.
-

6 Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%C3%A0nh_th%E1%BB%8B
7 Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%C3%A0nh_th%E1%BB%8B
8 Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%C3%A0nh_th%E1%BB%8B
9 ThoughtCo., “What is an urban legend?”, />

10

Thường có khả năng được quy cho một nguồn tin chính thức đáng tin cậy nào đó10,
ví dụ như là: "bạn của bạn tôi kể tôi nghe", “vợ của sếp tôi”, “sếp của chị tôi”, v.v.
- Chứa đựng những cảnh báo nhằm báo động những người ít quan tâm đến lời
khuyên hoặc các bài học có trong truyện, mang tính gợi sự cảnh giác.
- Mang tính truyền bá và niềm tin cho mọi người.

- Khó mà truy được nguồn gốc của các truyền thuyết thành thị.
- Có một ít truyền thuyết thành thị chứa đựng một mức độ hợp lý nhất định.
- Nhiều truyền thuyết thành thị được đóng khung thành những truyện cổ tích với cốt
truyện và nhân vật.
- Tính hấp dẫn của một truyền thuyết thành thị nằm ở các yếu tố bí ẩn, kinh dị, đáng
sợ hay hài hước.
- Nhiều khi được cho là đúng mặc dù tính xác thực của nó chưa được chứng minh.
- Được lưu hành bằng cách truyền từ người này sang người khác, bằng lời nói hoặc
chữ viết.
- Có sự thay đổi trong cách kể.
1.2.4. Mục đích và dấu hiệu
- Nhằm cá nhân hóa và làm tăng tính thuyết phục của câu chuyện.
- Giáo dục mọi người hoặc cảnh báo họ về một cái gì đó. Các truyền thuyết đô thị
thường có một số ý chính trong đó và một số gợi ý mà mọi người nên tập trung
vào.11
- Có một chủ đề để nói về. Truyền thuyết đô thị cho phép một người có một cái gì
đó để lấp đầy sự im lặng có thể xuất hiện ở giữa các cuộc hội thoại. 12
- Thao túng tâm trạng của mọi người. Truyền thuyết đô thị có thể là khủng khiếp,
hạnh phúc, hài hước và kỳ lạ. Bằng cách sử dụng một truyền thuyết đô thị hoặc
một truyền thuyết khác có thể khiến mọi người sợ hãi, khiến họ cười hoặc chán
nản.13
- Dấu hiệu để phân biệt các truyền thuyết thành thị không có thực này đó là sự thiếu
vắng thông tin cụ thể liên quan đến vụ việc, chẳng hạn thiếu tên, ngày tháng, địa
điểm và các thông tin tương tự.14
1.3.
Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Khái quát
-

10 ThoughtCo., “What is an urban legend?”, />11 Azwriting, “Essays on Urban Legends”, />12 Brunvand, Jan Harold (2004), Encyclopedia of Urban Legends, McGraw Hill

13 Azwriting, “Essays on Urban Legends”, />14 Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%C3%A0nh_th%E1%BB%8B


11

Trung tâm Quản lý Ký túc xá (TTQLKTX) được thành lập ngày 04/01/2000, theo
Quyết định số 02/QĐ/ĐHQG/TCCB của Giám đốc ĐHQG-HCM. Nằm trên địa
bàn giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
- Sau hơn 10 năm trưởng thành, TTQLKTX không ngừng lớn mạnh, trở thành
“thương hiệu” có uy tín không chỉ khu vực phía Nam mà trong cả nước. 15
1.3.2. Cấu trúc
-

Năm học 2012 - 2013, Ký túc xá đã đưa vào sử dụng 20 đơn nguyên nhà ở Khu A cùng
với 08 đơn nguyên nhà Khu B và Khu A mở rộng như sau:
- Khu A bao gồm 20 đơn nguyên nhà do ĐHQG-HCM và các tỉnh xây dựng
gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình
Thuận, Đồng Nai, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang,
Thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long với sức chứa 9.552 chỗ ở.
- Khu B và Khu A mở rộng đã đưa vào sử dụng 08 đơn nguyên nhà do Chính
phủ đầu tư xây dựng gồm các đơn nguyên: B1, B2, B3, A3, A4, A5 thuộc Khu
B và G3, G4 thuộc Khu A mở rộng với sức chứa hơn 10.000 chỗ ở.16
1.3.3. Ký túc xá Đại học Quốc gia có tồn tại và lưu truyền truyền thuyết thành thị
không?
“Hôm đó, L đang ngồi học bên phòng tự học A5 thì bất chợt thấy có hai cái bóng trắng
bay lơ lửng ở trên cửa sổ. Vừa bay, những cái bóng vừa phát ra những tiếng nói khá kỳ lạ
và liên tục vẫy L về phía họ, thế là ba chân bốn cẳng, L quăng hết sách vở chạy về phòng
mà mặt không còn giọt máu nào cả”.17 Những câu chuyện kiểu như thế này được truyền
tai nhau trong ký túc xá khá nhiều, nhưng thực hư như thế nào thì không ai biết rõ.
Không có sinh viên nào trong ký túc xá là không có ít nhất một lần nghe đồn hoặc nghe

kể về những truyền thuyết, những câu chuyện ma ly kỳ và hấp dẫn. Những câu chuyện
ma đôi khi lại trở thành chủ đề thú vị cho các bạn sinh viên ngồi bàn tán trong các quán
nước, nó thường xuyên xuất hiện trong các cuộc hội thoại của các bạn sinh viên năm nhất
mới dọn vào ký túc xá.
Theo những gì nhóm chúng tôi tìm hiểu thì câu trả lời cho câu hỏi trên chính là: có, ký
túc xá Đại học Quốc gia có tồn tại truyền thuyết thành thị. Khu vực nhà A5 và A6 là hai
khu vực “đắc địa” nhất theo lời truyền miệng của các bạn trong ký túc xá. Theo các bạn,
hai khu vực này thường xuyên xuất hiện những tin đồn có ma. Và không chỉ ở hai khu
vực này, nhiều nơi trong ký túc xá cũng được các bạn lan truyền khá nhiều những truyền
thuyết rùng rợn. Vậy những câu chuyện này từ đâu mà có? Theo lý giải của một số bài
15 Trung tâm đại học pháp, “Ký túc xá”, />16 Trung tâm đại học pháp, “Ký túc xá”, />17 8ers, “Giải mã tin đồn có ma trong KTX”, />

12

báo18, những tin đồn các bạn sinh viên gặp những chiếc bóng bay lơ lửng hay nhát ma chỉ
là những câu chuyện nghịch ngợm. Chưa có ai gặp được những nạn nhân để kiểm chứng,
và hầu hết thường là “nghe bạn kể lại”. Cũng có thể là do ký túc xá được xây dựng quá
rộng lớn và lâu đời, theo nhóm chúng tôi tìm hiểu được thì nhà A5 và A6 là một trong
những khu nhà được xây cũ nhất, kiến trúc so với những nhà khác có rất nhiều khác biệt.
Những hành lang dài hun hút, những góc rẽ chằng chịt, các phòng nằm khá xa nhau, thêm
vào đó là hệ thống đèn hành lang không được trang bị đủ khiến cho hành lang đã dài và
lạnh này càng thêm tối tăm, do ít khi được khép cửa nên thường xuyên có gió lùa qua.
Chính những lý do như vậy đã làm cho các bạn sợ hãi, từ đó nhiều truyền thuyết rùng rợn
đã được ra đời và lan truyền rộng rãi.
Tiểu kết chương
Tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như nghiên cứu sơ bộ về Ký túc xá Đại học Quốc
gia, chúng tôi nhận thấy rằng ở đây đúng là có rất nhiều truyền thuyết đô thị được lan
truyền. Những câu chuyện dân gian, huyền thoại, truyền thuyết, hay thậm chí là truyện
ma… được truyền miệng qua bao đời nhằm mục đích giúp con người, cụ thể là các bạn
sinh viên, giải trí sau những giờ học tập và làm việc vất vả. Điểm chung của các câu

chuyện này là có thể khiến người nghe sợ hãi, run rẩy, “nổi da gà” những lại không thể
dứt ra được vì sự tò mò, muốn biết kết cục như thế nào, có thật hay là không. Và nó thôi
thúc bạn phải kể cho ai đó nghe để “cùng sợ cho vui”. Đó là lý do vì sao Ký túc xá Đại
học Quốc gia có tồn tại truyền thuyết đô thị và được kể lại rất nhiều.

CHƯƠNG 2: SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU CÁC TRUYỀN THUYẾT ĐÔ THỊ
TẠI KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giới thiệu
“Hai người bạn cùng phòng đại học không có một sở thích chung nào. Một cô thích tụ tập
với bạn bè. Người kia thì thích học hành. Một đêm nọ, cô gái thích tụ tập mời cô bạn
cùng phòng của mình đi chơi bowling nhưng cô bạn cùng phòng từ chối vì phải chuẩn bị
cho bài kiểm tra ngày mai. Cô gái muốn đi chơi cũng cần phải học nhưng cô đã quyết
định sẽ học sau khi đi chơi về. Khi cô gái đi chơi bowling trở về, trời đã tối khuya. Đền
của ký túc xá đã tắt. Cô có thể thấy dáng hình của người bạn cùng phòng đang ngủ nên cô
quyết định không bật đèn lên. Thay vào đó, sáng mai cô sẽ dậy sớm để học bài. Nhưng cô
đã có một giấc ngủ khó khăn vào đêm đó. Cô cứ nghe những tiếng động như tiếng cán đồ
và tiếng giã, chúng làm cô giật mình những cô nghĩ cô bị ám ảnh mấy âm thanh từ bãi ki
bowling. Buổi sáng đã đến, cô gái thức dậy và nhìn về phía bạn cùng phòng với hi vọng
2.1.

18 8ers, “Giải mã tin đồn có ma trong KTX”, />

13

bạn sẽ giúp cô học. Nhưng người bạn cùng phòng không bao giờ có thể giúp cô học được
nữa vì cô ấy đã chết. Trên trần có những dòng chứ viết bằng máu, “Ngươi nên mừng vì
đã không bật đèn!””.19
Truyền thuyết thành thị nổi tiếng ở ký túc xá đã được lan truyền khắp thế giới này có làm
bạn cảm thấy “thót tim” ? Ở một phiên bản khác, người bạn cùng phòng ở lại trong đem
tối lại là người sống sót. “Cô nghe tiếng nện và tiếng cào ngoài hành lang. Sợ hãi, cô gái

đã khóa chặt cửa phòng. Sáng hôm sau, cô phát hiện thi thể đẫm máu của cô bạn cùng
phòng ở ngoài hành lang.” Dù là phiên bản nào, dù nó xảy ra ở đâu thì cũng thật đáng sợ
nhưng cũng không kém phần thú vị. Truyền thuyết thành thị là những câu chuyện rùng
rợn và diễn biến bất ngờ, được người ta kể lại “y như thật”. Nó thường được truyền
miệng hoặc chia sẻ trên mạng xã hội và lan truyền đi khắp nơi. Hầu hết truyền thuyết
thành thị xảy ra ở hiện tại hoặc một thời điểm không quá xa ở quá khứ, nhưng điểm
chung của nó là khung thời gian cụ thể hay bị bỏ lửng.20 Mặc dù có vẻ khó tin, nhưng
phần lớn những truyền thuyết thành thị đều xuất hiện từ đời thực. Không có sinh viên nào
ở trong ký túc xá mà lại chưa từng nghe đồn về những câu chuyện ma ly kỳ và hấp dẫn.
Sau đây là một số truyền thuyết đô thị mà nhóm chúng tôi đã sưu tầm được ở ký túc xá
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.
Sưu tầm
2.2.1. Câu chuyện số 1: Chiếc nón lá treo lơ lửng mép giường và tiếng nói thì thầm 21
Phòng tôi 6-8 người ở cũng rất vui. Bình thường tôi ngủ cũng sâu giấc, hiếm khi tỉnh nữa
đêm nhưng hôm ấy khoảng 2h sáng, tôi tự dưng giật mình và mở mắt (không biết vì sao).
Bất giác nhìn lên trên mép giường phía trên (ký túc xá kê giường tầng, mình năm giường
dưới, giường trên chưa ai vào) thì thấy 1 chiếc nón đi biển treo lơ lửng sát mép. Mình
tưởng là mơ màng nhưng mình nhìn được rất kỹ chiếc nón, màu trắng, được đan bằng lá
dừa, tua rua. Lúc đó mình chỉ nghĩ, chiếc nón này nhớ trong phòng không ai có, và sao lại
treo ở tư thế này, và còn được nhấc lên nhấc xuống nhẹ, cứ như ai đang cầm từ phía trên.
Mép giường bên ngoài không ai đóng đinh mà treo đồ cả. Mình nhắm tịt mắt, chân cứng
đờ, lạnh ngắt và tầm hai phút sau hé mắt ra thì chiếc nón biến mất.
Hôm ấy tôi học tiết sáng, 11 giờ 30 là về ký túc xá ăn xong ngủ. Cả phòng có 1 mình
thôi, mọi người đi học hoặc về nhà hết trơn. Minh đang ngủ thì nghe loáng thoáng có
tiếng nói chuyện ở giường trên, nội dung nghe được là “Mày về quê à” “Ừ, tao về nhà” ,
“Thế bao giờ mày lên”, “Tao chưa biết”. Phòng 100% không có ai ngoài tôi, vậy thì tiếng
nói chuyện qua lại kia ở đâu ra?
19 Tim O’Shei (2016), Những truyền thuyết thành thị ám ảnh”, NXB Trẻ, tr.11-12
20 Tim O’Shei (2016), Những truyền thuyết thành thị ám ảnh”, NXB Trẻ, tr.4-5

21 Vũ Bách Thùy, “Truyện ma tại KTX ĐH quốc gia”, />

14

2.2.2. Câu chuyện số 2: Tiếng gõ bàn phím và giường rung lắc 22

Có 1 khoảng thời gian mình luôn nghe thấy tiếng bàn phím gõ liên tục từ lúc 11 giờ đêm
trở đi. Lúc đầu mình chỉ nghĩ là do mấy chị em thức khuya chat chít hoặc làm bài tập gì
đó. Nhưng mọi sự không đơn giản khi mình xác nhận 1 hôm cả 6 đứa đã tắt hết đèn và
máy tính tối om đi ngủ hết. Tiếng gõ phím vẫn rào rạo, rõ mồn một bên tai. Mình suy
nghĩ có khi nào là phòng bên, nhưng thấy hầu như không có khả năng đó, không có
chuyện gõ phím từ phòng bên kia và bên này nghe rõ như vậy. Hỏi mấy đứa cùng phòng
tụi nó bảo thỉnh thoảng vẫn nghe, nhưng nhắm mắt cho qua. Mà tiếng gõ ấy kì lạ ở chỗ là
không cho mình cảm giác là xuất phát từ phía trên hay bên nào cả, mà nó cứ lơ lửng ở lỗ
tai.
Phòng mình tổng cộng có 4 giường tầng, trong đó có 2 giường trên của 2 con bé yếu
bóng vía nhất liên tục báo cáo là bị rung lắc lúc nửa đêm. Chúng nó bảo rung như động
đất, như kiểu ai đó bám vào cột giường mà cố ý lắc lấy lắc để. Mình bảo có khi do đứa
giường dưới trở mình nên mới rung, chúng nó liền bảo không phải, trở mình rung kiểu
khác, đây là rung đều liên tục, không ai trở mình mà rung vậy cả. Mình cũng không quan
tâm lắm, do mình nằm giường dưới, không bị hiện tượng này. Một tối con bé học Nhân
văn (ký túc xá là có 5 trường thành viên của đại học Quốc gia ở chung luôn) bảo mình lên
ngủ cùng nó, nó sợ khó ngủ vì giường rung. Mình đồng ý lên ngủ với nó, lúc khoảng
chắc gần 12 giờ đêm đang thiu thiu thì…cái giường nó rung thật. Rung bần bật như kiểu
gắn máy mát xa vào ấy. Mình toát mồ hôi chân, nhưng tức quá vẫn ngó xuống giường
dưới xem sao thì con nhỏ Bách khoa giường dưới vẫn đang ngủ. Lúc này mình quay sang
lay con nằm cạnh “Loan…Loan… mày có thấy cái giường nó rung không?” Nó không
bảo gì nên mình đành nằm xuống ngủ tiếp. Sáng dậy hỏi nó thì nó bảo nghe thấy mình
gọi nhưng nhắm tịt mắt và không dám trả lời, mấy tối rồi nó đều rung như vậy.
2.2.3. Câu chuyện số 3: Bóng ma ngồi trên giường tầng 23

Thời điểm tháng 7, 8/2011 là lúc phòng tụi mình hơi hoang mang vì những hiện tượng lạ
kì như vậy. Thế là có 3 con bao gồm mình, 1 bạn học Bách Khoa và bạn học Tự Nhiên
dọn xuống sàn ngủ cùng nhau.. Đến đêm thứ 3 thì có chuyện. Đang ôm nhau ngủ say sưa
thì bạn Bách khoa cựa mình rồi bất ngờ la toáng lên “Maaaaaaaa…. maaaaaaaa… có
maaaaaaa” rồi trùm chăn run bần bật. 2 đứa mình bật dậy, hỏi nó. Nó rên trong chăn rồi
im re, 2 đứa nhìn nhau xong liền co rúm người lại, cũng trùm kín chăn ngủ tiếp và cứ tạm
nghĩ là nó nói mớ. Sáng hôm sau, phòng đủ người, nó liền kể ngay tối qua không phải nó
nói mớ, mà nó nhìn thấy “người ta” thật. Nó đang ngủ thì trở mình, mở mắt thì tầm mắt
22 Vũ Bách Thùy, “Truyện ma tại KTX ĐH quốc gia”, />23 Vũ Bách Thùy, “Truyện ma tại KTX ĐH quốc gia”, />

15

nó bao quát giường trên thì nó thấy 2 cái chân thòng xuống, kẹp vào cái cột sắt để mắc
màn. Đến khúc 2 cái chân đó là nó muốn tắt thở nên không dám nhìn lên trên nữa nên ko
biết dung mạo ra sao. Mà cái giường “người ta” ngồi vắt vẻo cũng chính là cái giường…
của nó. Nghe xong cả phòng câm nín.
2.2.4. Câu chuyện số 4: Vỗ vai 24
Mình vừa mới bị ai đó vỗ vai, chuyện là cả phòng về hết mình ở lại 1 mình cả tuần nay
rồi, chả có chuyện gì cả hôm nay đi chơi về vô phòng định mở laptop lên chơi rồi đi ngủ
thì gặp chuyện như vậy mình bị vỗ theo thôi quen lấy tay hất ra những giật mình mới biết
mình đang ở 1 mình, hét lên xong bật đèn bên ngoài vẫn nghe tiếng phòng bên cạnh.
2.2.5. Câu chuyện số 5: Căn phòng 8 người 25
Tôi ở phòng tám người, lúc này trong phòng chỉ có bốn người, tôi nằm sát vách nhà tắm,
thấy lạnh nên định đắp mền nhưng không đắp được, trong mơ màng tôi thấy có một bé
trai đang dần quay lưng về phía tôi, da xanh xao, đang định nói gì đó thì có người phụ nữ
vẫy tay nó đi. Tôi kể thì mấy anh không tin, nhưng dần dần mỗi anh đều gặp thằng bé ấy.
Hôm thì đang mơ màng ngủ thì một anh la lên có người ở cửa, hôm thì tôi nghe tiếng xì
xào bên tai. Tối hôm khác đang ngủ thì tôi dậy đi vệ sinh, khi quay lại tôi lại thấy đủ tám
người đang nằm ngủ bình thường, trong khi tôi đang đứng gần nhà vệ sinh.
2.2.6. Câu chuyện số 6: Nhà tắm ma ám 26

Tối hôm ấy, tôi và thằng T đang xem phim thì bỗng thằng T bảo “Mày nghe tiếng gì
không”, nghe tiếng nước chảy nhưng tôi không quan tâm lắm, nhưng lát sau không còn
tiếng nước nữa mà là tiếng mở vòi sen như ai đang tắm vậy, tiếng nước đều đặn trong khi
phòng tám người vẫn ở đây. Âm thanh bỗng im lặng, lát sau lại nghe tiếng xô nước bị kéo
đi. Khi mọi người vào thì không có gì, sàn nhà vẫn khô như bình thường.
Hôm khác lúc trong phòng chỉ có 1 mình thằng T trong phòng, đang ở phòng tắm, thì
nghe thấy tiếng đập cửa liên tục, nó bảo đợt lát thì im bật, lát sau lại nghe như ai đang
phá cửa và nghe một tràng cười ma quái “hí hí hí” nó hoảng sợ muốn mở cửa ra khỏi
nhưng không mở được.
24 Ngọc Nữ, “Hội Những Người Ở Khu B – KTX ĐHQG TP.HCM”,
/>25 Thảo Bube, “Truyện ma ký túc xá Đại học quốc gia”,
/>%C3%A1-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-qu%E1%BB%91c-gia-c%C4%83n-ph%C3%B2ng-t
%C3%A1m-ng%C6%B0%E1%BB%9Dingu%E1%BB%93n-ng%C3%B4-ph%C6%B0%C6%A1ng-th%C3%B9yl
%C3%A0-/2072737152972982/
26 Thảo Bube, “Truyện ma ký túc xá Đại học quốc gia”,
/>%C3%A1-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-qu%E1%BB%91c-gia-c%C4%83n-ph%C3%B2ng-t
%C3%A1m-ng%C6%B0%E1%BB%9Dingu%E1%BB%93n-ng%C3%B4-ph%C6%B0%C6%A1ng-th%C3%B9yl
%C3%A0-/2072737152972982/


16

2.2.7. Câu chuyện số 7: Thử giường 27

Nó nằm tầng trên. Đêm đó lúc đang nằm ngủ thì nó bị ai đó kéo chân. Ban đầu nó chỉ đạp
ra rồi ngủ tiếp. Sau bị liên tiếp mấy lần nó mới bực mình hé mắt ra thì thấy có cái bóng
đen lướt ngang qua. Nghĩ có ai chọc nên nó quát "ai mà chơi kì vậy? Để yên cho người
khác ngủ nha". Xong nó lại lăn ra ngủ như không có gì. Cũng không thấy bị phá nữa. Đến
sáng hôm sau nó mới hỏi các chị chuyện đêm qua. Nhắc tới nó mới nhớ ra 1 chi tiết là
hôm qua cái bóng đen nó thấy đi qua đi lại, mà nó nằm giường trên thì cái bóng ấy không

phải là "đi" mà là "bay" thì đúng hơn.
Có 1 bạn mới vào ký túc xá, mấy đêm liền đều mơ thấy 1 chị đứng ở đầu giường. Đem
chuyện kể cho mấy chị trong phòng nghe, tả lại hình dáng, đặc điểm của chị ấy thì được
các chị cho xem 1 tấm hình. Trong hình đúng là cái chị hay đứng ở đầu giường. Chị ấy
vốn cũng ở ký túc xá, nhưng bị bệnh nặng nên mất rồi. Giường bé đó đang nằm là cái
giường chị ấy nằm lúc trước. Và hôm đó cả phòng lẳng lặng mua nhang đèn, trái cây về
cúng.
2.2.8. Câu chuyện số 8: Chuyện lạ trong phòng28
Tôi đăng đánh răng nhìn vào gương thì thấy có bóng ngưới lướt qua. Vừa thấy bóng
người thì trong phòng có tiếng hết. Là một thằng khác vừa bị bóng đè. Nó hét lên bảo có
ma đè tao tụi bây ơi. Tôi tức tốc chạy ra thì hơi hoảng vì thấy đứa nào cũng nằm trên
giường cả. Vậy thì cái bóng lúc nãy là sao? Tôi chạy vào nhà tắm kiểm tra lại, vào WC
(lúc đó thoát nước bị nghẹt nên cái wc toàn nước thôi) thì tôi lại hoảng hơn khi trong WC
có 2 nhúm tóc: 1 nhúm tóc ngắn, tôi nhớ là mình để ở phía nhà tắm giờ lại xuất hiện
trong wc và 1 nhúm tóc rất dài. Mà phòng con trai tóc dài đâu ra? Tôi mới bảo với mấy
đứa cùng phòng thì thằng kia (gọi là C nhé) mới thêm vào là hôm trước cả phòng đi vắng
nó ngủ trưa 1 mình thì mơ màng thấy 1 bóng đen tóc dài đi hường về phía cửa, cũng là
phía nhà tắm. Mọi chuyện tạm lắng xuống mấy đứa tự trấn an nhau. Vài hôm sau nữa lại
là thằng C bận thi nên thức khuya ôn bài khoảng tới 1 2 giờ sáng gì đó. Nó đang làm bài
thì bỗng nghe tiếng cười nói của con gái ở phía sau. Nó nghĩ là thằng nào xem phim nên
quay lại thì tất cả đã ngủ. Sáng hôm sau nó đem chuyện kể lại thì trong phòng có đứa bảo
là sau cái hôm mà combo bóng đè với tóc dài thì hay nghe tiếng nước chảy mà vào nhà
tắm kiểm tra lại thì không có gì.

27 Minh Minh, “Truyện ma có thật”, />%C3%AD-t%C3%BAc-x%C3%A1-ktx-p1-th%E1%BB%AD-gi%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%A1c-gi
%E1%BA%A3-minh-minhnh%C6%B0-%C4%91%C3%A3-h%E1%BB%A9a-%E1%BB%9F-b%C3%A0i-tr
%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BA%A7n-n%C3%A0y/1018974424857010/
28 KTX ĐHQG Confession, “Kể chuyện đêm khuya”, />fref=mentions&__tn__=K-R



17

2.2.9. Câu chuyện số 9: Chuyện kì lạ từ căn phòng đối diện 29

Mình ở cuối khu B. Phòng mình cuối dãy. Phòng đối diện không có người. Từ lúc mình
dọn vào phòng đến giờ mỗi lần về mở cửa không nhịn đuợc cứ phải nhìn qua đó 1 cái.
Cách đây mấy ngày, bữa đó trưa tầm 2-3 giờ, mưa lớn lắm. Mình với nhỏ bạn đang ngủ
đều giật mình dậy, tiếng cửa phòng đối diện đập ầm ầm nghe sợ lắm. Tụi mình mở cửa ra
xem thì thấy phòng đối diện cửa chính mở tang quác ra, trong phòng còn có dấu chân dài
từ cửa chính đến ban công. Nghĩ chắc có người mới chuyển vô. Cửa ban công gió thổi
đập ầm ầm. Sợ đập hồi bể tụi mình qua đóng lại dùm. Đóng vào rồi vừa quay lưng lại mở
ra, đóng mãi không được. Tụi mình tính về thì gặp cô lao công. Cô bảo là cô mở cửa vào
dọn phòng để mốt sinh viên lên ở, và cô ra đóng cửa ban công phát được luôn?! Tụi mình
về phòng. Mình thì ngủ tiếp còn nhỏ bạn học bài. Điều đáng sợ bắt đầu. Mình đã mơ thấy
tình cảnh lúc nãy tụi mình qua phòng đối diện, nhưng không phải 2 đứa mình mà có đến
3 người cùng đi. Người thứ 3 kia mình nhìn không rõ mặt, biết là con gái vì người đó
mặc đầm, tóc dài đến ngang lưng. Qua đến cửa phòng đối diện bạn gái kia đột nhiên gọi
tên mình, mình trả lời rồi chạy lại thì phát hiện có gì đó sai sai, cũng không biết là gì mà
có cảm giác rợn rợn chạy dọc hết người. Mình la lên rồi cố gắng tỉnh lại nhưng không
được, người mình cứng đơ. Tầm 10 phút sau nghe được tiếng lật sách của nhỏ bạn
giường dưới mình mới bừng tỉnh được. Hai tay mình tê hết mặc dù mình nằm tư thế bình
thường. Hôm sau nhỏ bạn về quê. Phòng còn lại mình mình. Mình về đến phòng là hơn
10 giờ tối. Không dám nhìn qua căn phòng đối diện lạnh lẽo, ráng mở cửa thật nhanh vào
phòng. Tối đó sợ nên mình bật đèn ngay cửa phòng để cả đêm. Trằn trọc mãi không ngủ
được dù rất mệt. Rồi không biết mình ngủ từ lúc nào. Mình lại nằm mơ thấy bạn gái hôm
qua, cầm tay mình dẫn ra chỗ nào đó đầy ngôi mộ trắng. Nếu mình không lầm thì đó là
bãi nghĩa địa đằng sau ký túc xá. Mình thấy nó khi đứng ở hành lang trước phòng mình
nhìn xuống. Bạn ấy hình như cố chỉ mình cái gì đó, còn mình sợ quá không dám nhìn.
Hãi quá mình cố gắng dậy vì lúc đó biết là mơ rồi. Vật vã 1 hồi mình giật mình mở mắt. 2
bàn tay lại tê như có cái gì vừa đè lên. Mở điện thoại xem thì lúc đó là 3 giờ 27 phút sáng.

Mình cố nhắm mắt ngủ lại nhưng cứ nhắm mắt thì cứ có cái gì đó khiến mình mở.
2.2.10. Câu chuyện số 10: Tiếng động kì lạ ngoài hành lang 30
Mình ở phòng bốn người, mọi chuyện vẫn cứ diễn ra bình thường cho tới khi một hôm
nghe thấy tiếng động lạ liên tục, nghe như tiếng ai dịch bàn ghế và tiếng nói chuyện cực
kì ồn ào ở hành lang và tầng trên. Sau đó mình hỏi bạn cùng phòng cũng nghe thấy, mình
29 KTX ĐHQG Confession, “Kể chuyện đêm khuya”, />fref=mentions&__tn__=K-R
30 KTX ĐHQG Confession, “Kể chuyện đêm khuya”, />fref=mentions&__tn__=K-R


18

liền mở cửa thấy hành lang không có người, hỏi phòng bên cạnh thì cũng nghe tưởng đâu
phòng mình. Sau đó bọn mình quyết định lên tầng trên để xem ai ồn ào nhưng lại nhớ ra
mình ở tầng trên cùng rồi, không có tầng trên nào nữa cả.
Thỉnh thoảng mình nghe rất nhiều bạn từng nghe tiếng động lạ rất nhiều lần nhưng đều
phát hiện ra không có ai cả, lúc nghe tiếng xê dịch bàn ghế, lúc nghe tiếng đánh máy, lúc
nghe tiếng cười đâu đó vọng lại.
Tiểu kết chương
Mười câu chuyện ở trên chính là mười truyền thuyết đô thị được lan truyền rất nhiều ở
Ký túc xá Đại học Quốc gia mà nhóm chúng tôi đã khảo sát và sưu tầm được. Các câu
chuyện được kể đi kể lại khá nhiều và được khá nhiều các bạn sinh viên biết đến. Vì đa
số các bạn truyền tai cho nhau nghe nên một câu chuyện có thể sẽ có nhiều cách kể khác
nhau, một số chi tiết trong câu chuyện cũng có sự thay đổi. Lấy ví dụ ở câu chuyện số 6,
có một nhóm sinh viên lại kể rằng nhân vật trong câu chuyện không phải nghe được tiếng
cười “hí hí hí” mà lại là tiếng khóc; hay ở câu chuyện số 8, theo một dị bản khác thì nhân
vật nam trong câu chuyện không phải tìm được một nhúm tóc mà là nhiều nhúm tóc. Tuy
nhiên thì cốt truyện vẫn không có sự thay đổi đáng kể.
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI VÀ MỞ RỘNG
3.1.
Phân loại

Dựa theo nội dung của những truyền thuyết đô thị chúng tôi sưu tầm được ở trên, nhóm
chúng tôi phân loại thành hai nhóm:
- Nhóm 1: những truyền thuyết thành thị được kể lại khi nhân vật trong câu
chuyện trải qua trong giấc ngủ, bao gồm những câu chuyện số 1, số 2, số 3, số
4, số 5 và câu chuyện số 9.
- Nhóm 2: những truyền thuyết thành thị được kể lại khi nhân vật trong câu
chuyện vẫn đang thức, bao gồm các câu chuyện còn lại.
Điểm chung của tất cả những câu chuyện này chính là đa số đều sử dụng đại từ nhân
xưng ở ngôi thứ nhất để kể lại, ví dụ như “tôi”, “mình”. Hoặc kể lại câu chuyện đã xảy ra
với bạn của họ, ví dụ như “nó”, “bạn mình”, “thằng T”, “thằng C”.
3.2.
Mở rộng
Vốn là một sản phẩm văn hóa dân gian thời hiện đại, các truyền thuyết thành thị đã được
truyền miệng, lưu truyền trên mạng xã hội nhiều năm qua và được thay đổi để phù hợp
với từng địa phương. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có những truyền thuyết đặc trưng
của mình và nó nhiều vô số kể. Nhóm chúng tôi cũng có sưu tầm được một số truyền
thuyết đô thị nổi tiếng được lan truyền trên thế giới. Một số chúng được xem là dựa trên
câu chuyện có thật mà người ta vẫn thường kể đi kể lại suốt nhiều thập kỷ và được lan
truyền khắp nơi, có vô số phiên bản tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa.


19

Câu chuyện số 1: Khẩu Liệt Nữ 31
Một cậu bé đang trở về nhà sau giờ học buổi tối muộn thì bỗng một người phụ nữ lạ xuất
hiện. Dưới mái tóc rũ rượi cùng cùng khuôn mặt ẩn sau chiếc khẩu trang che kín, người
phụ nữ cất lời: “Trông tôi có xinh đẹp không?”
Vì phép lịch sự, cậu bé trả lời có. Đến lúc này, người phụ nữ mới nhẹ nhàng kéo chiếc
khẩu trang xuống, để lộ nụ cười với khóe miệng đỏ được rạch tới mang tai, thầm thì hỏi
lại: “Kể cả trong bộ dạng này sao?”. Đứa bé hoảng sợ đến mức toàn thân đông cứng lại

trong khi cô ta từ từ lấy ra một chiếc lưỡi hái giấu trong chiếc áo khoác mình rồi cắt đứa
bé đến chết.
Câu chuyện số 2: Tượng chú hề 32
Một cô gái trẻ được giao nhiệm vụ trông nom những đứa con của gia đình nọ trong khi
bố mẹ chúng đi dự tiệc tối. Sau khi cho lũ trẻ ngủ say, cô bảo mẫu quyết định sẽ xem TV
ở phòng khách trong lúc đợi ông bà chủ về.
Tại đây, cô cảm thấy không được thoải mái lắm khi có cảm giác như bức tượng chú hề to
bằng người thật ở phòng khách cứ nhìn chằm chằm vào mình. Cảm giác lo âu đã thôi
thúc cô nàng gọi điện cho chủ nhà để hỏi ý kiến xem mình có thể phủ kín bức tượng hề
quái dị kia lại được không.
Sau khi nhận được cuộc gọi từ bảo mẫu, cặp vợ chồng hoảng hốt yêu cầu cô đưa lũ trẻ ra
khỏi nhà và gọi cảnh sát ngay lập tức. Trong phòng khách của gia đình họ, chưa từng có
một bức tượng trang trí nào cả…
Câu chuyện số 3: Kẻ sát nhân thang máy 33
Một cô gái trẻ trở về nhà sau ca làm khuya, cô sống ở tầng 12 chung cư. Khi cánh cửa
thang máy sắp sửa đóng lại thì một người đàn ông bỗng bước vào và nhấn nút thang máy
31 mTrend, “4 truyền thuyết đô thị rùng rợn được lan truyền được lan truyền trên thế giới”, />32 mTrend, “4 truyền thuyết đô thị rùng rợn được lan truyền được lan truyền trên thế giới”, />33 mTrend, “4 truyền thuyết đô thị rùng rợn được lan truyền được lan truyền trên thế giới”, />

20

dưới cô một tầng. Đến tầng 11, người đàn ông bước vội ra ngoài và khi cửa thang bắt đầu
đóng lại, hắn ta bỗng lôi ra một con dao nhọn, nở một nụ cười kinh dị và dặn dò: “Hẹn
gặp lại mày ở tầng tiếp theo!”. Trước khi cửa thang máy đóng hẳn, cô gái còn kịp nhìn
thấy tên biến thái chạy vội lên tầng trên.
Cô gái hoảng sợ và liên tục bấm loạn xạ các nút trong thang máy, nhưng không, chiếc
thang vẫn tiếp tục đi lên và khi cánh cửa mở ra, hắn ta đã đứng ở đó, với con dao sắc
nhọn, chờ đợi sẵn. Phần đáng sợ nhất câu chuyện, chính là cảm giác khi mắc kẹt giữa hai
tầng lầu, cô gái hoảng loạn như một con vật bị nhốt trong lồng, bất lực đếm từng giây chờ
đợi cái chết của chính bản thân mình.
Tiểu kết chương:

Sau khi sưu tầm và tìm hiểu, chúng tôi đã phân loại các truyền thuyết thành thị tại Ký túc
Đại học Quốc gia thành hai nhóm như trên. Cũng như đã giới thiệu thêm một số truyền
thị đô thị nổi tiếng trên thế giới. Chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt giữa các truyền
thuyết đô thị ở Ký túc xá Đại học Quốc gia so với các truyền thuyết đô thị trên thế giới đó
là nằm ở mức độ giáo dục và cảnh báo. Truyền thuyết đô thị ở Ký túc xá lưu truyền với
mục đích làm đề tài để bàn tán, để giải trí hơn là các truyền thuyết đô thị trên thế giới.
Các truyền thuyết đô thị trên thế giới được kể với mục đích giáo dục và cảnh báo nhiều
hơn.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm đã đưa ra được những đánh giá chung về các
truyền thuyết đô thị. Nhóm cũng đã khẳng định được rằng truyền thuyết đô thị là một sản
phẩm văn hóa dân gian thời hiện đại rất được mọi người đón nhận, theo nhiều cách khác
nhau, từ truyền miệng đến lưu truyền trên mạng xã hội, cũng như các dấu hiệu và mục
đích của việc lan truyền truyền thuyết đô thị ở Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh (Việt Nam) nói riêng và trên thế giới nói chung.
Với mong muốn giới thiệu những truyền thuyết đô thị được lan truyền nhiều trong khu
vực quen thuộc của các bạn sinh viên là Ký túc xá Đại học Quốc gia, nhóm đã phân loại
và đưa ra được những dẫn chứng là các truyền thuyết đô thị sưu tầm được ở Ký túc xá
đến cho người đọc, giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về truyền thuyết đô thị và biết
được nhiều hơn những truyền thuyết đô thị ở ngay chính nơi mình đang sinh sống.


21

Nhóm đã giới thiệu thêm một số truyền thuyết đô thị nổi tiếng được lan truyền trên khắp
thế giới với mục đích răn đe, giáo dục và cảnh báo người đọc về những việc chúng ta
không nên làm. Nhóm cũng đã đánh giá được trạng thái của người nghe khi tiếp cận loại
truyện này, cũng như cảnh báo tâm trạng về những câu chuyện kỳ bí xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
Tim O’Shei (2016), Đoàn Phạm Thùy Trang dịch, “Những truyền thuyết thành thị ám
ảnh”, NXB. Trẻ, tr.11-12.
Tài liệu mạng
1. Azwriting, “Essays on Urban Legends”, />
legends.html, truy cập ngày 24/03/2019.
2. KTX ĐHQG Confession, “Kể chuyện đêm khuya”,
/>fref=mentions&__tn__=K-R, truy cập ngày 24/03/2019.
3. Minh Minh, “Truyện ma có thật”,
/>%C3%AD-t%C3%BAc-x%C3%A1-ktx-p1-th%E1%BB%AD-gi
%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-minh-minhnh
%C6%B0-%C4%91%C3%A3-h%E1%BB%A9a-%E1%BB%9F-b%C3%A0i-tr
%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BA%A7n-n%C3%A0y/1018974424857010/,
truy cập ngày 24/03/2019.
mTrend, “4 truyền thuyết đô thị rùng rợn được lan truyền được lan truyền trên thế
giới”, truy cập ngày 24/03/2019.
5. Ngọc Nữ, “Hội Những Người Ở Khu B – KTX ĐHQG TP.HCM”,
/>628/, truy cập ngày 13/03/2019.
6. ThoughtCo., “What is an urban legend?”, truy cập ngày 24/03/2019.
4.

7.

Vũ Bách Thùy, “Truyện ma tại KTX ĐH quốc gia”,
/>truy cập ngày 20/03/2019.


22

8.

9.

Wikipedia, “Truyền thuyết”, />%81n_thuy%E1%BA%BFt, truy cập ngày 24/03/2019.
Wikipedia, “Truyền thuyết thành thị”, />%81n_thuy%E1%BA%BFt_th%C3%A0nh_th%E1%BB%8B, truy cập ngày
24/03/2019.

Tiếng Anh
Brunvand, Jan Harold (2004), Encyclopedia of Urban Legends, McGraw Hill.



×