Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƯƠNG THỊ HẢI

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƯƠNG THỊ HẢI

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60 22 56



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thức

Hà Nội-2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này do chính tơi thực hiện.
Những số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chính xác.
Tác giả luận văn

Dương Thị Hải


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, gia
đình và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh Bắc Giang, thư viện tỉnh Bắc Giang, Ban tuyên giáo tỉnh Bắc Giang,
phòng tư liệu khoa học lịch sử đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để
tơi hồn thành luận văn này.
Xin cảm ơn thầy cô giáo trong khoa Lịch sử nói chung và các thầy cơ
trong bộ mơn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng đã truyền thụ những
kiến thức q báu cho tơi trong q trình học cao học, đồng thời có những gợi
ý cho luận văn.
Đặc biệt, hoàn thành luận văn này là nhờ sự chỉ dẫn tận tình của TS Trần
Văn Thức – Người hướng dẫn trực tiếp trong quá trình chuẩn bị đề cương,
tiến hành nghiên cứu và bảo vệ luận văn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014.
Học viên


Dương Thị Hải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 ĐẾN
NĂM 1950 ........................................................................................................ 12
1.1.Vài nét về tỉnh Bắc Giang. ......................................................................... 12
1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................... 12
1.1.2.Truyền thống lịch sử....................................................................................... 16
1.2. Quá trình lãnh đạo và triển khai thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang
sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1950 ....................................... 20
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử. ......................................................................................... 20
1.2.2. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1945 – 1947 .... 23
1.2.3. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1947 – 1950. ... 31
1.3. Lãnh đạo lực lượng vũ trang chống địch mở rộng phạm vi chiếm đóng,
củng cố và phát triển lực lượng kháng chiến (1946-1950) .............................. 41
1.3.1. Chống định mở rộng phạm vi chiếm đóng sau cách mạng tháng Tám năm
1945. ......................................................................................................................... 41
1.3.2. Góp phần phá tan cuộc tấn công Thu – Đông năm 1947 của thực dân
Pháp. ......................................................................................................................... 45
1.3.3. Chống địch càn quét, đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với chiến trường
chính (1949-1950).................................................................................................... 49
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG
NHỮNG NĂM 1951 – 1954 ........................................................................... 59
2.1. Quá trình lãnh đạo và triển khai xây dựng lực lượng vũ trang trong những
năm 1951-1954................................................................................................. 59


1


2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử. ......................................................................................... 59
2.1.2. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1951-1953. ...... 61
2.1.3. Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm 1953 – 1954. ... 66
2.2. Lãnh đạo lực lượng vũ trang chủ động tiến công địch, tiến tới giải phóng
q hương ......................................................................................................... 70
2.2.1. Chủ động tiến cơng địch (1951-1952) ........................................................ 70
2.2.2. Đẩy mạnh tiến công địch tiến lên giải phóng quê hương (1953-1954)...... 78
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......... 88
3.1. Một số nhận xét ......................................................................................... 88
3.2. Một số bài học kinh nghiệm. ..................................................................... 94
KẾT LUẬN ................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 108
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 115

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin cùng thực tiễn đấu tranh cách mạng của
các nước trên thế giới đã chứng minh rằng muốn chiến thắng chủ nghĩa đế
quốc xâm lược, giải phóng đất nước, phải tiến hành chiến tranh nhân dân,
phải động viên tồn dân tham gia đánh giặc. Lực lượng nịng cốt để tiến hành
chiến tranh nhân dân là các lực lượng vũ trang nhân dân. Bởi vậy, việc xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của
cách mạng.
Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng và kế thừa những kinh nghiệm
quý báu của cha ông ta trong lịch sử chiến tranh giữ nước, Đảng ta đã lãnh
đạo xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh, đưa cách mạng nước ta từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang ba thứ quân
là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân qn tự vệ, du kích ngày càng lớn
mạnh góp phần quyết định đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Bắc Giang là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Đây là cầu nối
giữa Liên khu Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Trong kháng chiến chống
Pháp, địch tăng cường chiếm đóng bình định Bắc Giang hịng cơ lập Việt
Bắc, tiêu diệt lực lượng cách mạng của nước ta. Bởi vậy, tỉnh Bắc Giang trở
thành một trong những địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, lực lượng vũ trang nhân dân địa
phương được xây dựng, củng cố, phát triển ngày càng lớn mạnh góp phần
thúc đẩy chiến tranh nhân dân ở địa phương phát triển, phối hợp với lực lượng
chủ lực và các địa phương khác đánh địch, góp phần cùng quân dân cả nước

3


giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, đưa lịch sử nước ta
sang một giai đoạn mới.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta luôn xác định phải nắm
vững hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, bên cạnh yếu tố tích cực,
thuận lợi thì vẫn cịn có nhiều nguy cơ, thách thức đặt ra, trong đó có cả vấn
đề độc lập dân tộc. Các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá,
can thiệp, thậm chí xâm lược. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân

dân, xây dựng nền quốc phịng tồn dân là u cầu ln được đặt ra.
Nghiên cứu một cách có hệ thống về sự lãnh đạo của một Đảng bộ địa
phương trong việc xây dựng lực lượng lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) làm sáng rõ những
ưu điểm, khuyết điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng, kế
thừa vào việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương hiện nay là
một việc có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Bắc Giang là một địa phương có phong trào chiến tranh nhân dân, chiến
tranh du kích phát triển mạnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Với
lòng yêu mến và tự hào về quê hương mình, việc nghiên cứu về việc xây dựng
lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn lịch sử
1945-1954 để hiểu thêm về quê hương mình đã trở thành một nguyện vọng
của tơi. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo
xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1945-1954) làm luận văn Thạc sỹ Lịch sử

4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trải qua gần một thế kỷ nhân dân ta đã kháng chiến chống giặc ngoại xâm
bằng sức mạnh đồn kết dân tộc. Chính sức mạnh ấy đã đưa dân tộc ta dành
thắng lợi qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Để
có được như vậy thì Đảng và nhà nước ta đã thực hiện động viên toàn dân, vũ
trang toàn dân. Muốn thực hiện động viên toàn dân, vũ trang toàn dân phải
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nịng cốt. Cho đến nay, đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng vũ trang. Có thể tổng hợp
các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như sau:
2.1. Những cơng trình nghiên cứu có đề cập đến việc Đảng lãnh đạo xây
dựng lực lượng vũ trang nói chung.

Điển hình là cuốn “Bốn mươi năm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam” (NXB Sự thật, Hà Nội, 1984) của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cộng tác biên soạn. Cuốn sách này đã nghiên
cứu một cách có hệ thống vai trị của lực lượng vũ trang nhân dân trong cách
mạng Việt Nam, quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân qua các thời
kỳ cách mạng trong suốt 40 năm qua, từ Cách mạng tháng Tám, kháng chiến
chống thực dân Pháp, thời kỳ chống Mỹ cứu nước đến thời kỳ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
“Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân” (NXB Sự Thật, 1970) của tác giả Nguyễn Chí Thanh và
Trường Sơn, nói về vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo, tổ chức, xây dựng,
quân đội nhân dân, lãnh đạo chiến tranh nhân dân. Kế hoạch cơng tác tư
tưởng, động viện tồn dân của Đảng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sự
rèn luyện, giáo dục với lực lượng quân đội
“Dân quân tự vệ, một lực lượng chiến lược” (NXB Sự thật, Hà Nội,
1974) của Võ Nguyên Giáp đã nêu lên vai trò chiến lược của dân quân tự vệ

5


trong cuộc đấu tranh cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, trong chiến
tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, ý nghĩa của sự phát triển
và xây dựng các lực lượng vũ trang nói chung và dân quân tự vệ nói riêng.
“Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và
xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng” (NXB Sự thật, 1967) của Võ
Nguyên Giáp đã Khái quát những kinh nghiệm lớn của Đảng về đấu tranh vũ
trang và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong thời kỳ Tổng khởi
nghĩa tháng Tám - 1945 và kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp và
bọn can thiệp Mỹ, xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương.
“Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực

lượng vũ trang địa phương” (NXB Quân đội nhân dân, 1973) của Võ Nguyên
Giáp. Đây là bài phát biểu của đại tướng Võ Nguyên Giáp về vị trí chiến lược
của chiến tranh nhân dân địa phương và của các lực lượng vũ trang địa
phương gồm 2 phần chính: Chiến tranh nhân dân ở địa phương và các lực
lượng vũ trang địa phương là cơ sở trọng yếu của kháng chiến tồn dân và
quốc phịng tồn dân; làm tốt công tác quân sự địa phương.
“Luôn luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực
lượng vũ trang nhân dân” (NXB Quân đội nhân dân, 1970) của tác giả
Nguyễn Chí Thanh. Gồm một số bài nói và viết của đồng chí Nguyễn Chí
Thanh về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang
nhân dân. Cơng tác hoạt động chính trị trong lực lượng vũ trang.
“Về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân: Biên niên những sự kiện và tư
liệu” (NXB Quân đội nhân dân, 1995) do tác giả Nguyễn Huy Tốn tuyển
chọn gồm những bài viết, bài nói chuyện của chủ tịch Hồ Chí Minh về quân
đội: quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân. Sự lãnh đạo của
Đảng, cơng tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật trong quân đội.

6


“Về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong các lực lượng vũ trang nhân
dân” (NXB Quân đội nhân dân, 2004) của tác giả Đinh Quang Thiệu tuyển
chọn gồm các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các mặt hoạt
động của công tác Đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang,
những yêu cầu đối với người làm cơng tác đảng, cơng tác chính trị.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)” Luận
án Tiến sĩ của tác giả Lê Huy Bình, năm 2007. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân trong cuộc kháng chiến
chống Pháp. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân

theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp. Giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân và sự vận dụng tư
tưởng của Người trong xây dựng lực lượng vũ trang hiện nay.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng lực lượng vũ
trang tỉnh Bắc Giang
“Đảng bộ Hà Bắc” (Ban Lịch sử - Ban Tuyên giáo, Sở Văn hố Thơng
tin, 1986). Giới thiệu sự ra đời, quá trình trưởng thành, lớn mạnh của Đảng bộ
Hà Bắc đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân tỉnh Hà Bắc vùng lên đấu tranh giành
chính quyền chống mọi kẻ thù xâm lược và xây dựng Chủ nghĩa xã hội
“Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang (1930-2000)” (Ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang, 2000). Khái
quát lịch sử đấu tranh cách mạng của tỉnh Bắc Giang, vai trò của Mặt trận Tổ
quốc tỉnh trong q trình bảo vệ, củng cố chính quyền, kháng chiến chống
Pháp, kháng chiến chống Mỹ và trong sự nghiệp đổi mới.
“Hà Bắc ngàn năm văn hiến” (Ty Văn hố Hà Bắc, 1974) của tác giả
Hồng Minh Giám. Gồm những bài phát biểu, những bản tham luận trong hội

7


nghị truyền thống về đất nước và con người Hà Bắc, qua đó giúp bạn đọc hiểu
biết đầy đủ hơn về xứ Bắc trên mọi đặc điểm kinh tế, chính trị, quân sự.
“Bắc Giang - Những chặng đường lịch sử” (NXB Chính trị Quốc gia,
1999) của tác giả Phan Đại Doãn. Giới thiệu mảnh đất, con người, truyền
thống lịch sử và quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ và nhân dân Bắc
Giang từ 1945-1998.
“ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang” (NXB Chính trị Quốc gia, 2003).
Cơng trình nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang;
Quá trình đấu tranh của nhân dân Bắc Giang chống lại thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, khôi phục lao động sản xuất, xây dựng của Đảng bộ trong thời kì

quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.3. Những vấn đề các cơng trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ.
Tuy có nhiều cơng trình nghiên cứu công bố liên quan đến sự lãnh đạo
của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và xây dựng lực lượng
vũ trang Bắc Giang nói riêng giai đoạn từ 1945 đến năm 1954 nhưng vẫn còn
một số vấn đề chưa làm rõ:
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng lực lượng vũ
trang để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn của tỉnh.
- Những ưu điểm trong lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ở tỉnh Bắc Giang.
- Những hạn chế và một số kinh nghiệm rút ra từ lãnh đạo xây dựng lực
lượng vũ trang của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương để tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp
trên địa bàn của Tỉnh từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

8


- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn (1945 – 1954) trên cơ sở quán triệt
nghị quyết Trung ương Đảng, Liên khu ủy Việt Bắc.
- Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm và hạn chế trong lãnh đạo xây
dựng lực lượng vũ trang Bắc Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) của Đảng bộ tỉnh.
- Nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang với
việc xây dựng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) để góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phịng tồn

dân nói chung và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ địa bàn Bắc
Giang nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian của luận văn là địa bàn tỉnh
Bắc Giang trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945-1954) bao gồm 8 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp
Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Hữu Lũng và thị xã Phủ Lạng Thương.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tơi có đề cập đến những
vấn đề có liên quan đến đề tài như bối cảnh chung của cuộc kháng chiến trên
chiến trường chính Bắc Bộ, trong tồn quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ của đề
tài đặt ra.

9


5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
Các tác phẩm Mác – Ăngghen, Lênin viết về khởi nghĩa vũ trang, xây
dựng lực lượng các mạng, lực lượng vũ trang.
Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài được in
trong Văn kiện Đảng toàn tập từ tập 8 đến tập 15, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
Các tư liệu gốc là các bản báo cáo, Nghị quyết của Liên khu ủy Việt bắc,
Tỉnh ủy Bắc Giang về những vấn đề có liên quan đến đề tài.

Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Võ Ngun Giáp, v.v, nói về lực lượng
vũ trang.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc giang tập 1 (1926-1975), NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ của các huyện trên địa bàn tỉnh, các tổng kết về
chiến tranh, chiến trang du kích, lịch sử kháng chiến chống Pháp của tỉnh đội
Bắc Giang.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, vận dụng hai phương pháp chủ
đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngồi ra, cịn sử dụng
phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và một số phương pháp khác trong
q trình thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến năm 1954, trên cơ sở quán triệt nghị quyết Trung ương Đảng, Liên
khu ủy Việt Bắc.

10


- Đánh giá khách quan những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và một số
kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang với việc xây dựng lực
lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
- Cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về mảng đề tài
quân sự.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang
địa phương trong những năm 1945 đến năm 1950.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tăng cường lãnh đạo xây dựng lực

lượng vũ trang địa phương trong những năm 1951 – 1954.
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

11


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950
1.1.Vài nét về tỉnh Bắc Giang.
1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dầy lịch sử gắn bó hữu cơ với cả nước.
Trong q trình dựng nước và giữ nước, trải qua các thời kì lịch sử, tỉnh Bắc
Giang ngày nay đã qua nhiều tên gọi khác nhau. Bộ Vũ Ninh trong thời kì
dựng nước, lộ Bắc Giang Thiên Đức Giang ở thời Lý. Thời Trần đổi thành
trấn Kinh Bắc. Thời Nguyễn đời Minh, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc
Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược, địa giới hành chính tỉnh có sự thay đổi
lớn. Ngày 5 – 1 – 1889, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lục Nam bao gồm các
huyện Lục Ngạn, Đông Triều, Chí Linh. Tỉnh lị đóng ở thị trấn Lục Nam
ngày nay. Năm 1891 tỉnh Lục Nam giải thể. Ngày 10 – 1 – 1893, thực dân
Pháp cắt phần phía Bắc sông Cầu cùng với phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh
của tỉnh Bắc Ninh thành lập Tỉnh Bắc Giang, tỉnh lị đóng tại phủ Lạng
Thương. Ngày 08-1-1896, phủ Đa Phúc và huyện Kinh Anh về tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Giang có các đơn vị hành chính là thị xã phủ Lạng Thương, ba
phủ (Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn), ba huyện (Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên
Dũng) và hai châu (Hữu Lũng; Sơn Động). Tháng 3 – 1897 một số xã của
Sơn Động và Lục Ngạn nhập với một phần đất của tỉnh Hải Ninh thành huyện
Lục Sơn Hải đặt dưới sự chỉ đạo của liên tỉnh Quảng Hồng. Năm 1955, huyện
Lục Sơn Hải giải thể, Sơn Động trở thành một huyện của tỉnh Bắc Giang.

Cuối năm 1957, Yên Thế chia thành hai huyện Yên Thế và Tân Yên. Năm
1960, Hữu Lũng cắt về tỉnh Lạng Sơn. Ngày 10 – 10 – 1959 , thị xã Phủ Lạng

12


Thương đổi thành thị xã Bắc Giang. Ngày 27 – 10 – 1962, hai tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang sát nhập thành tỉnh Hà Bắc. Đến ngày 6 – 01 – 1996, Hà Bắc tách
thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
Tỉnh Bắc Giang ngày nay bao gồm 9 huyện là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục
Nam, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng và thị
xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang) [21, tr.10].
Bắc Giang là tỉnh trung du, diện tích rộng 39.089 Km2, phía Đơng giáp
tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên; phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc;
phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Bắc
Giang có ba tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn; Kép – Hạ Long; Kép – Lưu
Xá và đường 1A góp phần quan trọng trong giao lưu kinh tế và công tác quân
sự. Đường 13 nay là đường 31 từ thị xã Phủ Lạng Thương đến thị trấn Lục
Ngạn, Chũ, Biến Động, An Châu nối với đường số 4. Đó là tuyến đường quan
trọng, thực dân Pháp đặc biệt chú ý chiếm đóng tuyến đường này để khống
chế các huyện miền núi [22, tr. 7].
Bắc Giang có 3 con sơng lớn: sơng Thương, sông Cầu, sông Lục Nam
chảy qua địa phận Bắc Giang, hạ lưu tập trung ở Phả Lại, một mặt chia ranh
giới Bắc Giang và Thái Nguyên, Bắc Ninh; một mặt chia địa phận Bắc Giang
thành 3 khu vực ảnh hưởng đến giao thông thuỷ bộ và liên lạc, dễ bị chia cắt,
khó khăn khí có chiến sự. Các sơng trên đều thuận tiện cho việc vận tải giao
thông thuỷ bộ. Thực dân Pháp đã từng lợi dụng các con sơng đó để tấn cơng
ta từ những ngày đầu xâm lược và uy hiếp ta trong quá trình bình định khủng
bố, càn quét vùng tạm chiếm.
Về địa hình, Bắc Giang là một tỉnh đất đai rộng chia thành hai miền rõ rệt.

Miền núi có 4 huyện gồm Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Hữu Lũng địa
hình hiểm trở, nhiều rừng rậm, núi cao, có các dãy núi (Cao Minh, Bảo Đài,
Yên Tử) thuận lợi cho việc trú quân, xây dựng căn cứ địa, xây dựng kho tàng

13


và thực hiện chiến tranh du kích. Miền trung du, ở các huyện còn lại đa số là
đồi trọc nhưng nổi lên là một số điểm cao như dãy Nham Biền (Yên Dũng),
núi Mỏ Thổ, núi Nhẩm (Việt Yên), núi Dành, núi Đót (Yên Thế) [22, tr. 9].
Làng mạc ở miền xi tỉnh Bắc Giang có nét đặc biệt là ít làng đơng dân,
trung bình từ 80 đến 100 gia đình giải giác cách nhau từ 500 đến 1000m.
Trong tỉnh có một số làng to như Đại Đồng, Nội Hồng (Yên Dũng), Tiên
Lục, Đào Quán, Hoàng Hạ, Thọ Xương (Lạng Giang), Dương Lâm, Dương
Sơn (Yên Thế) xung quanh có lũy tre xanh bọc kín, rất thuận lợi cho việc xây
dựng làng chiến đấu vững chắc.
Tóm lại, với địa hình trung bình, lại ở vào cửa ngõ Việt Bắc, Bắc Giang là
một địa bàn có nhiều thuận lợi cho xây dựng lực vũ trang.
Bắc Giang gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trình độ giác ngộ khơng
đều nhau. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân số tỉnh Bắc
Giang có trên 34 vạn người. Người kinh đông nhất cư trú lâu đời chủ yếu ở
vùng trung du, 7 dân tộc ít người gồm: Nùng, Tày, Sán, Dìu, Hoa, Cao Lan,
Sán Chỉ, Dao sống xen kẽ với người kinh chủ yếu ở 4 huyện miền núi: Sơn
Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Hữu Lũng. Do trình độ dân trí thấp, các dân tộc
này đều bị đế quốc thực dân mê hoặc, chia rẽ giữa dân tộc này với dân tộc
khác để cai trị [22, tr 11].
Tuy vậy, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống đồn kết,
đùm bọc lấy nhau, cần cù lao động sáng tạo, ham học hỏi đặc biệt là truyền
thống chống giặc ngoại xâm góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Từ ngày
có Đảng lãnh đạo quân và dân đã đánh đuổi được quân xâm lược và xây dựng

quê hương ngày càng giàu đẹp. Qua phát động giảm tô, phát động thành lập
khu tự tri, thực hiện cải cách dân chủ kết hợp với cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
địa bàn miền núi. Dưới ánh sáng của các chính sách dân tộc của Đảng các địa
phương cơ bản đã giải quyết được những vấn đề dân tộc.

14


Vấn đề đồng bào người Hoa: Tổng số trên 6.530 người sống tập trung ở
khắp các xã Phú Nhuận, Phú Qúy, Đồng Cốc, Tân Hoa, Thanh Sơn (huyện
Lục Nam) [22, tr. 11]. Những Hoa kiều này ở Quảng Đông, Quảng Tây sang
làm ăn sinh sống đã lâu đời. Sau cách mạng tháng Tám, trừ một số ít tham gia
cơng tác, cịn nói chung là có biểu hiện muốn làm ăn yên ổn.
Vấn đề giáo dân: Trước cách mạng tháng Tám, tỉnh Bắc Giang có 2.600
người, ở 45 xã, tập trung chủ yếu ở Việt Yên. Khi quân Pháp trở lại xâm
chiếm, công tác vận động tôn giáo của ta yếu, thực dân Pháp và bè lũ tay sai
đã tăng cường các hoạt động lừa bịp và dùng vũ lực cưỡng bức nên đa số các
dân vùng Thiên chúa giáo hoang mang sợ hãi, một bộ phận buộc phải ngả
theo địch, hoặc giữ thái độ lưng chừng.
Về kinh tế, Bắc giang là tỉnh trung du sản xuất nhiều thóc lúa và đó là sản
phẩm chủ yếu của địa phương. Đại bộ phận nông dân sống bằng nghề nông
nghiệp (94%), là tỉnh cung cấp nhiều thóc lúa cho các tỉnh bạn trong kháng chiến.
Bắc Giang là tỉnh có nhiều đồn điền của đế quốc và phong kiến. Đại bộ
phận đất đai màu mỡ đều nằm trong tay địa chủ. Đến 1945, Bắc Giang có trên
100 đồn điền, nhiều đồn điền lớn như Đơ Mông Pê Pa (10.080 ha), Sếch-nay
và Boa-da-dam (7.025 ha), Tác-Ta-Ranh (6.655 ha)…Thành phần địa chủ,
phú nông chiếm 4,9% dân số nhưng chiếm tới 47,5% diện tích ruộng đất.
Nơng dân đa số là tá điền, phải nai lưng ra làm cho bọn chúng vơ vét bóc lột.
Vì vậy, nhân dân đói rách, túng thiếu, căm thù bọn thực dân phong kiến, sẵn
sàng đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương [8, tr. 13].

Về mặt tài nguyên: Bắc giang có nhiều tài ngun khống sản q. Những
nguồn lợi thiên nhiên đó đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống
cho nhân dân, đóng góp một phần quan trọng cho nhu cầu kháng chiến.
Về cơ sở cơng nghiệp: Khơng có gì đáng kể, ngồi một số cơ sở khai thác
tại chỗ như mỏ Cốt Phát (Hữu Lũng), nhà máy đúc gang ở Bảo Sơn (Việt

15


Yên), nhà máy say gạo, nhà máy ép dầu ở thị xã Phủ Lạng Thương với số
lượng vài chục công nhân.
Tỉnh Bắc giang có một số làng nghề thủ cơng, nghề phụ truyền thống ở rải
rác các nơi như: dệt vải, ươm tơ ở Đại Đồng, Nội Hồng, Chí Minh, Cẩm
Xuyên (Yên Dũng), đồ gốm ở Thổ Hà (Việt Yên), ép dầu làm mật, làm đường
(Lục Ngạn, Sơn Động), nấu rượu ở Vân Hà (Việt Yên)...
Với điều kiện đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, nhân dân lao động
cần cù, Bắc Giang có nhiều khả năng cung cấp nhân tài, vật lực cho cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng quê hương đất nước.
1.1.2.Truyền thống lịch sử.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống yêu nước chống
giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Trong suốt hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước, vùng đất Bắc Giang đã trở thành chiến trường của quân và dân ta
chống lại các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Tháng 03 năm 04, Hai Bà Trưng phất cờ chống lại ách thống trị tàn bạo
của nhà Hán. Nhân dân các vùng Hiệp Hòa, Yên Dũng, Việt Yên, Yên Thế
dưới sự chỉ huy của các lạc hầu, lạc tướng đã nổi lên chống lại tên thái thú Tô
Định, hưởng ứng cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tiêu biểu là nữ tướng
Thánh Thiên và nữ tướng Dương Thị Gia. Dưới triều nhà Lý, quân và dân lộ
Bắc Giang đã phối hợp cùng quân và dân cả nước dựng phịng tuyến sơng
Cầu, đánh tan 10 vạn qn Tống. Trong cuộc khánh chiến chống quân Minh,

dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, cùng với quân triều đình, qn dân
Bắc Giang đã tiêu diệt hồn tồn 9 vạn viện binh địch ở Cần Trạm, Hố Cát,
Xương Giang góp phần cùng quân dân cả nước chấm dứt 20 năm đô hộ của
nhà Minh [39, tr. 20-21].
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất Bắc Giang, nhân dân các dân
tộc Bắc Giang cùng nhân dân cả nước đã liên tục đứng lên chống thực dân

16


Pháp xâm lược. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nổ ra như: Khởi nghĩa Cai Kinh
(1882 – 1888) ở Hữu Lũng, Nguyễn Cao (1883-1887) ở Yên Thế, Cai Biểu,
Tổng Bưởi (1884-1891) ở Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Ngạn, Lưu Kỳ,
Hoàng Thái Nhân (1884-1891)... Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, bền bỉ nhất cho
sức chiến đấu và tinh thần bất khuất của nhân dân cả nước và nhân dân Bắc
Giang nói riêng trong phong trào chống thực dân Pháp cuối thế Kỷ XIX đầu
thế kỷ XX là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Năm, Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 30 năm (1884-1913) đã gây
nhiều tổn thất về người và của cho thực dân Pháp lúc đó [22, tr. 14-15].
Năm 1926, Nguyễn Khắc Nhu (Song Khê – Yên Dũng) thành lập ra hội
Dân dục tài, mở trường nghĩa thục nhưng khơng được thực dân Pháp cho
phép, Ơng chuyển sang thành lập Việt Nam Quốc Dân với chủ trương vũ
trang bạo động. Việt Nam Quốc Dân đã có cở sở ở nhiều địa phương thuộc
hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Đầu năm 1928, Việt Nam Quốc Dân hợp Việt
Nam Quốc Dân Đảng sau cuộc khởi nghĩa đêm ngày 09-02-1930 ở Yên Bái
không thành công, Nguyễn Khắc Nhu bị bắt. Ơng tuẫn tiết trong nhà Lao để
nêu cao khí tiết “sát thân thành nhân”.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, nhưng tên
tuổi các nhà yêu nước tỉnh Bắc Giang trong tổ chức này như Nguyễn Khắc
Nhu, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang và các chiến sỹ

yêu nước khác đã gắn liền với lịch sử đấu tranh của nhân dân ta chống lại sự
thống trị của thực dân Pháp [39, tr. 12].
Tháng 8-1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng thành lập và trực
tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh. Từ đây, phong trào đấu tranh
của nhân dân Bắc Giang bước sang một thời kì mới với nội dung và phương
thức mới. Những cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công của công nhân nổ ra ở
nhiều nơi dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đòi quyền lợi thiết thực.

17


Trong thời kì Mặt trận dân chủ (1936-1939), cơ sở Đảng được khôi phục
và phát triển ở hầu hết các địa phương, dưới sự lãnh đạo của đảng viên cộng
sản, các tổ chức quần chúng công khai, hợp pháp lần lượt được thành lập dưới
nhiều hình thức đều hướng về mục tiêu của Đảng đề ra tự do, dân chủ, cơm
áo, hịa bình.
Với những điều kiện thuận lợi nhất định bước vào thời kỳ vận động giải
phóng dân tộc (1939-1945), Bắc Giang được Trung ương chọn xây dựng
thành một địa bàn cách mạng trọng yếu. Giữa năm 1944, Trung ương chọn
Hiệp Hịa cùng với Phú Bình, Phổ n (Thái Ngun) để xây dựng An toàn
khu II. Nhiều làng đã trở thành những cơ sở vững chắc trong suốt thời kỳ
cách mạng tháng Tám, nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương, Xứ ủy Bắc
Kì đã được tổ chức ở Bắc Giang.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương,
ngay trong đêm Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ Trung ương Đảng đã
họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn), do đồng chí Trường Chinh chủ trì, nhận định
tình hình và đề ra chủ trương mới của Đảng. Ngày 12-03-1945, Ban thường
vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta”. Một cao trào chống Nhật sôi nổi diễn ra trong cả nước.
Ngay khi biết tin Nhật đảo chính Pháp, mặc dù chưa có chỉ thị Trung

ương, căn cứ vào tình hình địa phương, một số nơi trong tỉnh đã phát động
quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền [48, tr. 228]. Ngày 12-03-1945,
dưới sự lãnh đạo của đặc phái viên Trung ương Lê Thanh Nhị và đồng chí
Nguyễn Trọng Tỉnh, Bí thư ban cán sự tỉnh, một cuộc mít tinh được tổ chức
tại đình Xn Biều có 70 tự vệ và 300 quần chúng tới dự. Tuyên bố thủ tiêu
chính quyền cũ, thành lập Ủy ban giải phóng xã Xuân Biều - Hiệp Hồ. Tiếp
đó, ngày 13-03-1945 tự vệ, quần chúng Xuân Biều và các xã lân cận kéo đến
đồn Vát phá kho thóc (Hiệp Hồ).

18


Ngày 15-03-1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại chợ Vân (Hiệp
Hồ). Chính quyền địch ở Vân Xun, Trung Định tan rã, chính quyền cách
mạng thành lập. Chỉ trong mấy ngày khí thế cách mạng của quần chúng đã
làm rung chuyển bộ máy chính quyền địch, làm tan rã một phần hệ thống
chính quyền ở thơn, xã.
Ngày 16-03-1945, Ban cán sự tỉnh Bắc Giang họp tại Đồng Điều (Phủ
Yên Thế). Hội nghị quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong
toàn tỉnh và thành lập tiểu đội du kích tập trung ở tỉnh làm nịng cốt cho hoạt
động vũ trang. Ngày 25-3, tiểu đội du kích tập trung đầu tiên của tỉnh Bắc
Giang gồm 13 người do đồng chí Văn Đài – Uỷ viên Ban cán sự tỉnh trực tiếp
phụ trách được thành lập tại làng Soi (phủ Phú Bình) [12, tr. 230].
Ngày 13-08-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Đồng thời, ngay ngày hơm đó, Hội nghị tồn quốc của Đảng quyết định phải
kịp thời lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16-08-1945,
Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào thông qua và nhiệt liệt tán thành chủ trương
phát động tổng khởi nghĩa của Đảng cộng sản Đông Dương.
Dù lệnh tổng khởi nghĩa chưa về đến Bắc Giang nhưng căn cứ vào chỉ thị
“Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo quần

chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Được tin Nhật sẽ giao chính
quyền Bắc Giang cho bọn Đại Việt vào sáng 18-08-1945, khoảng 4 giờ sáng
ngày 18-08-1945, một số cán bộ phụ trách huyện Việt Yên và Yên Dũng chỉ
huy một đội tự vệ xuất phát từ đình Song Khê đột nhập vào dinh tỉnh trưởng.
Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Đĩnh phải xin đầu hàng. Trong khi đại diện Việt
Minh đang điều đình với Nhật, lực lượng khởi nghĩa toả đi chiếm đóng các
cơng sở. Tự vệ quần chúng từ hữu ngạn sông Thương cùng với nhân dân thị
xã tuần hành thị uy. Quần chúng các phủ huyện Lạng Giang, Yên Thế, Yên

19


Dũng, Việt Yên mang băng cờ, biểu ngữ tiến về tràn ngập các ngả đường. Bắc
Giang khởi nghĩa thắng lợi [47, tr.234].
Cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đảng bộ
Bắc Giang đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh cùng nhân
dân cả nước đập tan xiềng xích nơ lệ của chủ nghĩa thực dân phong kiến lập
lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cách mạng nước ta bước sang một kỉ
nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cũng từ đây, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, lực lượng vũ trang từng bước trưởng thành và phát
triển về mọi mặt cùng nhân dân chiến đấu chống thực dân Pháp thắng lợi.
1.2. Quá trình lãnh đạo và triển khai thực hiện xây dựng lực lượng vũ
trang sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1950
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân
Việt Nam đã tiến hành cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thắng lợi đập tan xiềng xích nơ lệ của thực dân phong kiến giành chính quyền
về tay nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Ba Đình, Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ Cách mạng Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập

tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam Á. Người khẳng định và tuyên bố với thế giới rằng:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, sự thật đã trở thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [44, tr. 4].
Trải qua 15 năm đấu tranh cách mạng (1930-1945), truyền thống đoàn
kết, bất khuất của dân tộc ta ngày càng phát huy cao độ, Đảng ta được tôi
luyện, trưởng thành, ngày càng bắt rễ sâu vào quần chúng, dày dặn kinh
nghiệm lãnh đạo. Sau khi đất nước độc lập, Đảng kịp thời mở rộng đội ngũ,

20


đào tạo cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo mọi mặt, chuẩn bị cho toàn dân bước
vào một cuộc chiến tranh mới. Đứng đầu Đảng và Nhà nước cách mạng là
chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, có uy tín tuyệt đối trong nhân dân.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Mặt trận Việt Minh phát triển
nhanh chóng. Các hội Cứu quốc của cơng nhân, nơng dân, thanh niên, phụ nữ
được tổ chức trong cả nước. Nhiều hội Cứu quốc mới ra đời, thu hút thêm
nhiều tầng lớp mới tham gia như: Công thương cứu quốc, phật giáo cứu quốc,
Đoàn sinh viên cứu quốc… Thực hiện chủ trương vũ trang tồn dân, nhân dân
ta tích cực xây dựng lực lượng. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ
trang bao gồm các đơn vị giải phóng quân và các đội tự vệ chiến đấu phát
triển nhanh chóng.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Nhà nước cách mạng Việt Nam đứng
trước tình thế hết sức hiểm nghèo.
Chế độ thực dân phong kiến để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nền tài chính
nghèo nàn, kiệt quệ, kho bạc trống rỗng, nạn đói khủng khiếp và dịch bệnh
diễn ra nhiều nơi. Nhiều tỉnh đồng bằng bị nạn lụt gây ra những thiệt hại lớn.
Các thế lực phản động bên ngoài và bên trong lại câu kết với nhau thực hiện

mưu đồ xóa bỏ thành quả các mạng của ta, bóp chết chính quyền dân chủ
nhân dân cịn đang trong chứng nước, hịng khơi phục lại chế độ thực dân
phong kiến ở Việt Nam và Đông Dương.
Nguy cơ lớn nhất đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc mới
thành lập là nạn ngoại xâm. Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Tưởng
ồ ạt kéo vào nước ta. Núp dưới danh nghĩa đại diện Đồng minh, quân Tưởng
đã nuôi dã tâm tiêu diệt Đảng cộng sản Đơng Dương, phá tan Việt Minh, lật
đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên một chính quyền tay sai. Ở phía Nam
vĩ tuyến 16, hơn một vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa đại diện Đồng minh
vào giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực tế chúng ra sức dọn đường cho Thực

21


×