Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN ngữ văn THPT tiếp nhận truyện kiều từ góc độ thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.19 KB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT

TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU

TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC

HỌ VÀ TÊN: Đào Thị Thùy Giang
CHỨC VỤ: Giáo viên
TỔ CHUYÊN MÔN: Ngữ văn
TRƯỜNG: THPT Trần Nhật Duật

Yên Bái, tháng 2 năm 2012


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài

3

2- Mục đích nghiên cứu

3

3- Đối tượng nghiên cứu

3



4- Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

4

5- Nhiệm vụ nghiên cứu

4

6- Phương pháp nghiên cứu

5

7- Thời gian nghiên cứu

5

NỘI DUNG

6

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

6

Chương II: Thực trạng của đề tài

7

2.1. Thể loại truyện Nôm

2.2. Tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện

7

2.3. Cái nhìn nghệ thuật về con người

8

2.4. Không gian và thời gian nghệ thuật
2.5. Ngôn ngữ và giọng điệu
Chương III: Giải quyết vấn đề

13

3.1. Vận dụng Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học
vào thực tiễn giảng dạy
3.2. Kết quả khảo nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

19

* Tài liệu tham khảo

21

* Đánh giá của tổ chuyên môn và hội đồng khoa học

22

2



MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
1. Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, gắn
liền với tên tuổi của Aristote và cuốn Nghệ thuật thi ca của ông. Thi pháp học là
bộ môn lâu đời nhất nghiên cứu văn học. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, nó
mới thực sự trở thành một môn khoa học được nhiều người biết đến. Thi pháp
học nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng
hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. “Thi pháp học giúp ta công cụ để
thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm
bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và các thời kì văn học nghệ thuật, từ
đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm” [Từ điển thuật ngữ văn học, tr 251]. Ở
Việt Nam, vấn đề Thi pháp học không còn mới mẻ nhất là sau thời kì đổi mới
văn học năm 1986. Thi pháp học được nghiên cứu, giảng dạy ở bậc Cao học,
Đại học và có mặt trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học.
Thi pháp học được vận dụng trong bài giảng của giáo viên, bài làm văn của học
sinh và trở thành một hướng đi hiệu quả nhằm khám phá, tiếp nhận tác phẩm
văn học.
2. Truyện Kiều mang lại niềm tự hào cho nền văn học Việt Nam. Đó là tác
phẩm kết tinh vẻ đẹp của ngôn ngữ và tâm hồn dân tộc. Truyện Kiều là tuyệt
đỉnh văn chương trải qua thời gian vẫn vẹn nguyên tiếng kêu thiết tha về giá trị
nhân văn đích thực trong cuộc sống. Trong chương trình ngữ văn 10, Truyện
Kiều là tác phẩm có thời lượng tìm hiểu khá lớn. Tổng số tiết học về Truyện
Kiều là 5 tiết, có 4 đoạn trích được giới thiệu trong đó có 2 đoạn trích giảng.
3. Trong thực tế, học sinh phổ thông gặp khó khăn trong việc tiếp thu văn
học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Theo tìm hiểu của chúng tôi
đa số học sinh lớp 10 cho rằng học Truyện Kiều khó, không hấp dẫn và chưa đọc
toàn bộ tác phẩm nhưng các em lại khẳng định rằng Truyện Kiều là kiệt tác văn
học của dân tộc. Điều đó cho thấy các em còn mới đánh giá theo cảm tính mà


3


hạn chế trong tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng.
Tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại có nhiều khó khăn với các em bởi khoảng
cách thời gian và đặc trưng thi pháp, quan niệm nghệ thuật riêng biệt của thời kì
văn học này.
4. Đổi mới phương pháp dạy học hướng tới việc lấy học sinh làm trung
tâm đang là vấn đề cấp thiết đối với các giáo viên. Với bộ môn ngữ văn, các giờ
lên lớp cần trở thành giờ Đọc - hiểu văn bản của học sinh nhằm đưa các em đến
với tác phẩm bằng cách tiếp xúc văn bản nghệ thuật, rung cảm và tiếp nhận toàn
vẹn tác phẩm văn học. Xu hướng đó phù hợp với việc vận dụng Thi pháp vào
dạy học bộ môn vì nó đưa người đọc tới việc tiếp nhận văn bản ngôn từ tức là
“ hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm” [150 thuật ngữ
văn học, 307].
Trong thực tế giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy việc vận
dụng Thi pháp học vào khai thác tác phẩm còn nhiều hạn chế và ít được chú
trọng. Để giúp học sinh tiếp nhận một tác phẩm văn học, giáo viên có nhiều con
đường khác nhau. Tuy nhiên, nếu khía cạnh nghệ thuật còn bị bỏ ngỏ thì sẽ
không thể khai thác tác phẩm một cách sâu sắc. Với đặc trưng môn học tìm hiểu
về tác phẩm nghệ thuật như ngữ văn, nếu không đưa học sinh đến tiếp nhận tác
phẩm thì không thể đạt được mục đích giáo dục. Từ những suy nghĩ đó, người
viết đến với đề tài Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học với mong
muốn có được phương pháp giúp học sinh chủ động, tích cực trong quá trình học
tập tiếp nhận và thưởng thức vẻ đẹp toàn vẹn của tác phẩm văn học.
2- Mục đích nghiên cứu
Với đề tài: Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học”, người viết
mong muốn hướng tới:
- Làm rõ một vài đặc điểm nổi bật trong Thi pháp Truyện Kiều.

- Vận dụng Thi pháp Truyện Kiều trong tìm hiểu đoạn trích Trao duyên.
- Đóng góp thêm một hướng đi mới trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn
học ở trường phổ thông.
4


3- Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát các vấn đề về Thi pháp Truyện Kiều, hướng tới vận dụng vào
việc đổi mới phương pháp dạy học qua bài giảng cụ thể.
4- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, người viết chỉ đi sâu khai thác Truyện Kiều ở góc độ Thi
pháp học. Đồng thời đưa ra hướng vận dụng và kết quả đạt được sau khi tiếp
nhận đoạn trích Trao duyên theo hướng này.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ vấn đề Thi pháp Truyện Kiều và đánh giá kết quả việc vận
dụng Thi pháp trong thực tiễn giảng dạy đoạn trích Trao duyên.
6- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tác phẩm
-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp thực nghiệm


-

Vận dụng hướng nghiên cứu Thi pháp học, ngôn ngữ học

7- Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2011 đến tháng 2/ 2012

NỘI DUNG

5


Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn văn nói riêng
đang là vấn đề cấp thiết nhằm hướng tới khẳng định vai trò năng động, sáng tạo
của học sinh như một bạn đọc đích thực; phát huy vai trò chủ thể của học sinh
trong quá trình học văn. Đây cũng là nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học.
Bởi lẽ, không có sự vận động của bản thân chủ thể thì mọi hoạt động của giáo
viên trở nên áp đặt. Những năng lực chủ quan của học sinh có được phát huy thì
việc chiếm lĩnh tri thức, thưởng thức tác phẩm, hình thành phẩm chất, nhân
cách…mới thực sự có hiệu quả. Như vậy, việc giúp các em có một phương pháp
tiếp nhận tác phẩm phù hợp hiệu quả là hạt nhân của quá trình đổi mới phương
pháp dạy học.
1.2. Đặc trưng của môn văn là môn học về tác phẩm nghệ thuật ngôn từ với
bản chất thẩm mĩ của nó. Tác phẩm văn chương vẽ nên bức tranh sinh động về
đời sống con người qua ngôn từ được sử dụng một cách có nghệ thuật. Nó tạo
nên hình tượng nghệ thuật - sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và
cải tạo hiện thực theo qui luật của nghệ thuật. Như vậy, dạy học văn cần hướng
đến đặc trưng riêng của bộ môn để có cách tiếp cận phù hợp.
Bản chất của quá trình dạy học văn phụ thuộc vào quá trình nhận thức sáng

tỏ và đầy đủ mối quan hệ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật của môn văn.
Đặc trưng của môn văn khiến cho quá trình dạy học văn trở thành quá trình tiếp
nhận tác phẩm văn học của học sinh. Quá trình tiếp nhận văn học nói chung vốn
đã phức tạp. Với đối tượng học sinh trong nhà trường, quá trình này càng phức
tạp hơn, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, hứng thú, nhu cầu, kinh
nghiệm sống…Do đó, đổi mới phương pháp dạy học văn cần quan tâm đến
những cách tiếp nhận tác phẩm theo đặc thù môn học và đối tượng học sinh.
Tiếp nhận tác phẩm theo hướng Thi pháp là một trong những phương pháp có
thể áp dụng trong thực tiễn dạy học.

6


1.3. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Trong cuốn 150 thuật
ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng đó là “Ngành học thuật nghiên
cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học”
và “Do chỗ mọi phương tiện biểu hiện trong văn học rút cuộc đều quy được về
ngôn ngữ, cho nên có thể định nghĩa Thi học như khoa học về nghệ thuật sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ”.
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên cũng cho rằng “Thi pháp học nghiên cứu hệ thống các phương
thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác
văn học. Mục đích của Thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của
văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng
thẩm mĩ, chiều sâu phản ánh của tác phẩm nghệ thuật”.
Như vậy, có thể hiểu Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào
văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như tiểu
sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng
xã hội… Thi pháp học chú ý đến yếu tố hình thức tác phẩm như hình tượng nhân
vật; không gian - thời gian; kết cấu - cốt truyện; điểm nhìn nghệ thuật; ngôn

ngữ; thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là
“hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử). Phương pháp chủ yếu của
Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình
thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học
nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Theo tôi, để
đạt được hiệu quả tốt nhất trong giờ học, nên kết hợp nhiều phương pháp, khai
thác thế mạnh của chúng. Dạy văn theo hướng Thi pháp học là phân tích hình
thức nghệ thuật tác phẩm từ đó khám phá các phương diện khác nhau của tác
phẩm. Với đề tài này, người viết đi sâu khai thác, tiếp nhận Truyện Kiều của
Nguyễn Du từ góc độ Thi pháp học trên những phương diện sau: thể loại, tư
tưởng, nhân vật, cách kể chuyện, cái nhìn nghệ thuật về con người, không gian,

7


thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu. Sau đó, người viết thiết kế giáo án thử nghiệm
và khảo sát kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, giờ lên lớp cũng cần thiết
phải chú ý đến vấn đề về tác giả, thời đại; kết hợp phương pháp giảng bình, gợi
mở, vấn đáp, nêu vấn đề…để giờ học sinh động và hấp dẫn giúp học sinh dễ
dàng tiếp nhận tác phẩm.

8


Chương II: Thực trạng của đề tài
Truyện Kiều là tác phẩm văn học kết tinh văn hóa tinh thần, vẻ đẹp của ngôn
ngữ và tài hoa của dân tộc. Tìm hiểu tác phẩm trên phương diện Thi pháp giúp
người đọc đánh giá được tính sáng tạo toàn vẹn của tác phẩm nhất là với tác
phẩm dựa trên một sáng tác của nước ngoài như Truyện Kiều.
Chúng tôi nhận thấy phần sáng tạo của Nguyễn Du mang lại giá trị đích thực

cho tác phẩm. Các phương diện nghệ thuật của tác phẩm như thể loại, tư tưởng,
nhân vật, cách kể chuyện cho đến không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu…
đều là sự thăng hoa của một tài năng nghệ sĩ.
2.1. Thể loại truyện Nôm
Thể loại văn học là một phạm trù mang tính lịch sử. Các thể loại xuất hiện
trong một giai đoạn phát triển nhất định và được thay thế bằng thể loại khác.
Như vậy, thể loại cũng là một yếu tố hình thức mang tính nội dung của tác
phẩm.
Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc về thể loại truyện Nôm. Đó là thể loại
văn học tự sự bằng thơ lục bát của người Việt, thịnh hành trong thế kỉ XVII,
XVIII. Truyện Nôm nằm trong mạch truyện thơ thịnh hành ở văn học vùng
Đông Nam Á. Truyện Nôm là truyện thơ nên có các yếu tố của tác phẩm tự sự
như nhân vật, cốt truyện, sự kiện…
Xét hệ thống tác phẩm tự sự, Truyện Kiều thuộc loại truyện vừa, chi tiết
chọn lọc vừa đủ để thể hiện nhân vật. Tác giả hướng đến khắc họa con người
chủ thể với thế giới nội tâm, ý nghĩ, lời thoại, lời kể… để nhân vật hiện lên cụ
thể, gợi cảm. Bên cạnh đặc trưng của tác phẩm tự sự là chất trữ tình đậm đà của
tác phẩm.
Nét đặc sắc trong Truyện Kiều là tác giả có ý thức kể lại rành mạch từng
chuyện. Mỗi sự kiện đều được kể một cách hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, từ cảnh
đến tình. Mô hình cốt truyện không giản đơn như các truyện Nôm dân gian. Kết

9


cấu truyện đẩy đi, đẩy lại chứ không xuôi chiều. Có thể nói, Truyện Kiều mang
cốt truyện của thể loại tiểu thuyết.
2.2. Tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện
Tư tưởng tác phẩm văn học là sự nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn
bộ nội dung cụ thể, sống động của tác phẩm văn học, cũng như vấn đề nhân sinh

đặt ra trong đó. Truyện Kiều là một tác phẩm văn chương đích thực nhưng
không chỉ là vấn đề câu chữ, nghệ thuật biểu hiện mà qua đó còn thấy quan niệm
và cảm nhận của Nguyễn Du đối với đời.
Nguyễn Du mở đầu tác phẩm bằng quan niệm tài - mệnh
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Kết thúc tác phẩm là trăn trở về tâm và tài
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Tư tưởng đó chi phối việc chọn lựa và miêu tả nhân vật. Truyện Kiều tái
hiện một thế giới người tài. Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…cho đến Hồ Tôn
Hiến, Sở Khanh, Thúc Sinh đều có tài và biết khen tài. Tài ở đây là biểu hiện
cho phẩm chất và cá tính. Nó đóng một vai trò quan trọng trong những biến cố
của cuộc đời nhân vật. Thúy Kiều nhờ có tài đàn, tài thơ mà được coi trọng
nhưng cũng vì tài đó mà nàng mắc vạ. Tài năng trở thành cái cớ cho cuộc đời
truân chuyên theo quan niệm tài - mệnh tương đố trong tác phẩm.
Nhưng tài không phải là yếu tố chi phối toàn bộ tác phẩm. Chính chữ tâm,
tức là cái tình, tấm lòng của nhân vật chính mới làm nên vẻ đẹp nhân văn của tác
phẩm. Bởi chữ tâm này mà Kiều đã nhận lời bán mình chuộc cha và trao duyên
lại cho Thúy Vân. Cũng vì chữ tâm mà Kiều cam phận lẽ mọn, khuyên Thúc
Sinh trở về; báo ân, báo oán rồi tha bổng cho Hoạn Thư; cũng vì thế mà Kiều
khuyên Từ Hải hàng rồi chết theo Từ Hải; nàng giữ tình cầm cờ với Kim Trọng
cũng vì chữ tâm đó. Có thể nói Truyện Kiều là sáng tạo để thử thách cái tâm của

10


con người. Bạn đọc yêu mến nàng Kiều không chỉ vì cái tài mà còn vì cái tâm
trong sáng, tấm lòng trinh bạch của nàng.
Nhân vật Thúy Kiều được tác giả tập trung miêu tả trong những mâu thuẫn

nội tâm, giày vò, khắc khoải đậm chất bi kịch. Tác giả hướng đến khám phá
chiều sâu tâm lí của nhân vật. Nỗi đau của nàng Kiều không nhìn nhận ở khía
cạnh phi ngã mà đó là chữ thân với nghĩa là mình, là thân thể, là phần vật chất,
phần nhỏ bé, hữu hạn, dễ bị hư nát, đau đớn, riêng tư và cũng bản năng nhất.
Như vậy, chữ thân khiến Truyện Kiều không chỉ là chuyện của tài - mệnh tương
đố mà đó còn là phân phận con người. Có thân là có nghiệp, có nghiệp là có
khổ. Cho nên, tài mệnh là một trường hợp của thân mệnh. Như vậy, Truyện Kiều
phản ánh nỗi khổ nạn của kiếp người. Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của
Nguyễn Du đã lấy chữ thân làm nền tảng tức là đề cập đến những vấn đề nhân
bản nhất.
Nghệ thuật kể chuyện cũng là một sáng tạo của Nguyễn Du. Truyện Kiều
không phải là một sự nhào nặn, thêm bớt tác phẩm theo một cách khác mà là ở
quan niệm mới về nhân vật và cách kể chuyện. Nguyễn Du biến con người đạo lí
thành con người tâm lí chính điều này khiến tác giả thay đổi điểm nhìn trần
thuật. Người kể chuyện không kể từ bên ngoài mà đi theo cái nhìn của nhân vật,
từ tâm trạng nhân vật mà ra. Vì thế, Nguyễn Du chỉ tái hiện các sự kiện theo
chừng mực đủ để khêu gợi và bộ lộ tâm tư của nhân vật khiến Truyện Kiều trở
thành một thiên truyện tâm lí độc đáo. Nguyên tác chú trọng sự việc còn Truyện
Kiều chú trọng phơi bày tâm trạng nhân vật trước sự việc đó. Nguyễn Du đã huy
động các thủ pháp trữ tình để diễn tả tâm trạng nhân vật một cách tinh tế trong
đó độc thoại nội tâm được sử dụng rất hiệu quả.
2.3. Cái nhìn nghệ thuật về con người
Trong khi phản ánh đời sống, nghệ thuật thể hiện cái nhìn chủ quan của
mình đối với các hiện tượng từ đó bộc lộ ý nghĩa về đời sống. Để hiểu được nội
dung đời sống trong tác phẩm, phải tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy,
cảm nhận của chính nhà văn.
11


Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du gắn liền với nghệ thuật phương Đông.

Con người trong văn học trung đại được xây dựng theo mô típ con người vũ trụ.
Tầm vóc, hành động của con người mang qui mô khác biệt so với văn học các
thời kì khác. Theo đó, người tài tình luôn được tôn xưng. Những người này
thường được khắc họa với đường nét bề ngoài đầy ước lệ. Đạm Tiên là đấng tài
hoa; Kim Trọng là bậc tài danh; Từ Hải là đấng anh hùng…
Mặt khác, Nguyễn Du còn coi con người là sự thể hiện của những giá trị
tinh thần được đề cao trong xã hội như: chí, tình, đạo, nghĩa. Con người bộc lộ
các phẩm chất đạo đức và thể hiện qua nguyên tắc bày tỏ. Cho nên, nhân vật
thường có hành động khác thường để hiệu quả tỏ lòng càng lớn. Ví như: Kiều
khóc mồ vô chủ; thề nguyền chung thủy; cậy em thay lời; Kim Trọng ốm tương
tư, khóc vật vã; Từ Hải chết đứng…Nguyên tắc này phù hợp với Thi pháp
chung của văn học trung đại. Những trạng thái trong tâm hồn phải được biểu
hiện thành dấu hiệu ra bên ngoài, biểu hiện càng lộ và mạnh thì càng gây chú ý.
Cái mới của Nguyễn Du là từ tỏ lòng nhà thơ đi đến bộc lộ tấm lòng, phân
tích tâm lí nhân vật, khám phá sự phức hợp tâm lí trong con người. Cho nên,
tình cảm đối nghịch, lưỡng tính là nét tiêu biểu của nhiều nhân vật trong Truyện
Kiều. Kiều vừa dứt khoát trao duyên cho em vừa nuối tiếc, đau đớn; vừa nghi
ngờ Sở Khanh vừa phải liều theo y; vừa tha bổng Hoạn Thư vừa mong được
trừng trị tội. Từ Hải vừa khinh ghét triều đình vừa hy vọng mong manh vào sự
bao dung của nó. Những con người trong Truyện Kiều đều không thể vo tròn
trong một chuẩn mực.
Tâm hồn nàng Kiều thuộc về phạm trù những phẩm chất cao đẹp nhất
nhưng cũng có những suy tư trần tục chỉ có ý nghĩa riêng đối với tình cảm của
nàng. Kiều thường xuất hiện với những suy nghĩ rành rọt, nhưng cũng có lúc
đắm mình trong ảo giác như khi gọi tên chàng Kim lúc trao duyên; nhẹ dạ bước
chân theo Sở Khanh; sự xiêu lòng trước lễ hậu của Hồ Tôn Hiến…
Cuộc đời lắm bước ngoặt của Kiều cho thấy nhiều giới hạn khác nhau
trong tâm hồn con người. Kiều với Kim Trọng là rung động đằm thắm bên người
12



tình đồng điệu; nàng với Thúc Sinh là những ngày hạnh phúc nồng nàn của đôi
vợ chồng trẻ; sánh với Từ Hải, nàng là con người quyền uy phi phàm khiến Kiều
muốn làm chủ vận mệnh, báo ân, báo oán. Như vậy, Nguyễn Du đã đi sâu vào sự
khám phá tâm hồn con người với tất cả sự phong phú của đời sống thực tại.
Nhân vật trong Truyện Kiều coi trọng thế giới bên trong hơn sự biểu lộ
bên ngoài. Lời nói bên trong chân thực và sinh động hơn lời nói bên ngoài.
Nguyễn Du nhìn thấu nhân vật của mình, nắm bắt hồn vía và miêu tả một cách
tài tình. Nhà thơ có quan niệm về cá tính con người một cách rõ rệt.
Người trần thuật trong Truyện Kiều thuộc kiểu người kể chuyện biết trước
và biết hết nhưng người kể chuyện đó chỉ đứng trên nhân vật ở một số phần
mang tính chất giới thiệu như : Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh / Vẫn là một đứa
phong tình đã quen; Lầu xanh quen thói xưa nay / Nghề này thì lấy ông này tiên
sư. Người trần thuật chủ yếu lấy điểm nhìn nhân vật làm chỗ đứng cho mình để
thể nghiệm mọi cảm xúc. Trong sự miêu tả thường không báo trước cái đã biết
mà chú ý để mọi sự vật, sự việc hiện dần ra qua sự suy đoán của con người. Do
đó, tác giả có cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều đối với các hiện tượng đời sống
được miêu tả. Nguyễn Du đặt các sự kiện trong cuộc đời Kiều vào sự nhìn nhận,
đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Việc nàng bán mình được nhìn từ chuẩn
mực đạo đức xã hội đương thời “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
Nhưng ở góc độ cá nhân, nàng Kiều không đành lòng trước mối tình tan vỡ
“ Ôi Kim lang, hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây’’
Việc nhờ cậy em cũng có hai chiều: nửa cậy em, nửa không muốn; đối với
chữ trinh có quan điểm chuẩn mực nhưng cũng có hối hận thầm kín, riêng tư
“Biết thân đến bước lạc loài / Nhị đào thà bẻ cho người tình chung’’. Với

ông

trời, có khi vai trò được khẳng định tuyệt đối, có khi lại cho rằng con người có

khả năng tự thay đổi vận mệnh và chịu trách nhiệm trước cuộc sống của mình
“Người dầu muốn quyết trời nào đã cho’’
“Trời kia đã bắt làm người có thân’’
13


“Bắt phong trần phải phong trần’’
“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều’’
“Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương!’’
Điều này thể hiện sự mâu thuẫn trong thế giới quan của nhà thơ nhưng cái
nhìn nghệ thuật đa chiều lại là ưu điểm. Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du cho
thấy ông đã đổi mới quan niệm về con người, bao quát cuộc sống trong một
phạm vi rộng lớn đồng thời có cái nhìn gần gũi với bản chất con người theo
quan niệm nhân văn phổ quát.
2.4. Không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người
đang sống; đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó. Truyện Kiều là
chuyện của cuộc đời lưu lạc nên có sự xuất hiện của nhiều không gian xa lạ. Sau
mỗi một biến cố, nhân vật lại bị đẩy vào một không gian mới, xa lạ và hàm chứa
những hiểm họa.
Không gian trước lưu lạc bao giờ cũng bình yên
“Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi vê mặc ai”
Không gian lưu lạc đẩy con người vào tình thế không nơi bấu víu, lênh
đênh, trôi dạt. Nguyễn Du láy đi, láy lại hình ảnh cánh bèo mặt nước; nước trôi
hoa rụng; chiếc bách sóng đào…để diễn tả nỗi bơ vơ, lạc loài, buồn tủi của nàng
Kiều.
Con người trung đại luôn mang trong mình sự gắn bó với quê hương, gia
đình. Đó còn là cõi bình yên để nương tựa mà khi rời bỏ nó, người ta trở nên yếu
đuối, trống rỗng như tự đánh mất mình.

“Bên trời góc bể bơ vơ”
“Chân trời mặt biển lênh đênh”
Không gian và thời gian trong Truyện Kiều đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ
mang tâm trạng của nhân vật. Cho nên, có thể thấy hầu hết không gian và thời
gian trong truyện đều được nâng lên thành không gian và thời gian tâm trạng.
14


2.5. Ngôn ngữ và giọng điệu
Ngôn ngữ là chất liệu để nhà văn tạo lập nên tác phẩm. Không có ngôn
ngữ thì cũng không có tác phẩm văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật là “một hệ thống
các phương tức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các qui tắc thông
báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật” [Từ điển
thuật ngữ văn học, tr.186]. Sáng tạo về mặt ngôn ngữ cho thấy quan niệm sáng
tác, tư duy nghệ thuật cũng như sự đánh giá của nhà văn về hiện thực cuộc sống.
Ngôn ngữ trong Truyện Kiều vừa mang màu sắc bác học với cách dùng từ
trang nhã, ước lệ; sử dụng khá nhiều điển tích, điển cố. Bên cạnh đó, sức sáng
tạo của Nguyễn Du còn thể hiện ở ngôn ngữ dân tộc mà nhà thơ đưa vào tác
phẩm một cách nhuần nhuyễn. Những từ thuần Việt, thành ngữ dân gian được
tác giả lồng vào đó cả lối suy nghĩ, cảm nhận theo tâm hồn người Việt đã mang
đến sự đồng cảm của đông đảo thế hệ và tầng lớp bạn đọc trong xã hội.
Giọng điệu là một trong những yếu tố chủ đạo cấu thành hình thức nghệ
thuật của một tác phẩm “giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn
học” [Từ điển thuật ngữ văn học, tr 135]. Nó phản ánh lập trường xã hội, thái
độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả và tạo nên sức hấp dẫn cho mỗi tác
phẩm. Như vậy, tìm hiểu về giọng điệu trong một tác phẩm có thể đưa đến nhận
xét về thái độ đánh giá của nhà văn về hiện thực cuộc sống. “Mỗi một thời đại,
nhìn chung có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức chiếm lĩnh hiện thực và
lí giải hiện thực riêng. Gắn với điều này là quan niệm hiện thực của thời đại
ấy”

Trong Truyện Kiều, giọng chủ đạo là cảm thương, là tiếng kêu thương gắn
liền với cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm. Truyện Kiều là lời đau đớn, da diết,
lay động lòng người. Giọng điệu này thể hiện rõ nét qua lời than, lời tâm sự, độc
thoại của nhân vật và lời bình luận của chính tác giả.

15


Chương III: Giải quyết vấn đề
3.1. Vận dụng Tiếp nhận Truyện Kiều theo hướng Thi pháp vào thực
tiễn giảng dạy đoạn trích Trao duyên
Ở những phần trên, người viết đã đi sâu khai thác, tiếp nhận Truyện Kiều
từ góc nhìn Thi pháp. Chúng tôi đã vận dụng hướng tiếp cận này vào giảng dạy
tiết 83, đoạn trích Trao duyên Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (SGK Ngữ văn
10, Tập 2) tại lớp 10B1, 10B2 và so sánh với việc dạy học không theo hướng đi
này ở lớp 10B3 trường THPT Trần Nhật Duật. Chúng tôi hướng dẫn học sinh
khai thác đoạn trích này từ đặc trưng thể loại; không gian và thời gian nghệ
thuật, ngôn ngữ, giọng điệu; nghệ thuật xây dựng nhân vật... Qua đó, học sinh
thấy được sức hấp dẫn của đoạn trích, tự mình khám phá giá trị của đoạn trích
và đánh giá sáng tạo nghệ thuật của thi hào Nguyễn Du.
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích này, chúng tôi hướng học sinh
khai thác các khía cạnh của tác phẩm từ góc độ Thi pháp theo các bước cụ thể
3.1.1. Yêu cầu chuẩn bị bài
- Học sinh đọc kĩ đoạn trích và phần chú thích, chuyển văn bản thơ thành văn
xuôi
- Tìm hiểu nhân vật Thúy Kiều qua chi tiết, lời kể và sự miêu tả của tác giả
- Thống kê những biện pháp nghệ thuật khắc họa nhân vật được sử dụng trong
đoạn trích
3.1.2. Giáo án thử nghiệm
TIẾT 83

TRAO DUYÊN
( TRÍCH TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU)

I- Mục tiêu bài học
- Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Thúy Kiều trong đoạn
trích; nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của tác giả.
16


- Kiến thức: Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình
của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời trao duyên đầy đau khổ; nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công nghệ thuật độc thoại nội tâm.
- Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích nhân vật;
diễn biến tâm trạng nhân vật.
II- Phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp
- Đọc sáng tạo, chuyển thể văn bản thơ thành văn bản văn xuôi
- Vấn đáp, thảo luận
- Sử dụng lời bình của giáo viên và học sinh
2. Phương tiện
- Phần soạn bài của học sinh, tác phẩm trong sách giáo khoa, tranh ảnh
- Giáo án soạn giảng của giáo viên
III- Hoạt động của thầy trò
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tiếp nhận tác phẩm từ đặc trưng
thể loại và các yếu tố nghệ thuật để thấy được nội dung của tác phẩm.
- Học sinh tiếp nhận văn bản, thảo luận, đưa ra ý kiến
IV- Cách thức tiến hành
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Tác phẩm Truyện Kiều ra đời trong hoàn cảnh
xã hội như thế nào? Cho biết đánh giá của em về tác phẩm ?

3. Bài mới
* Lời vào bài: Toàn bộ Truyện Kiều là một bi kịch. Đoạn trích Trao
duyên là bi kịch nhỏ nằm trong bi kịch lớn. Sau khi đã quyết định bán mình
chuộc cha và em, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với Kim Trọng. Trong đêm
cuối cùng trước khi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã trao duyên cho em. Đoạn trích
này tái hiện lại cảnh tượng trao duyên và tâm trạng của nàng Kiều.

17


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Học sinh đọc phần Tiểu dẫn và

A- Tiểu dẫn

nêu vị trí của đoạn trích

- Vị trí: đoạn trích nằm ở phần Gia biến

- Giáo viên cho học sinh xem
tranh Thúy Kiều trao duyên để

- Bọn sai nha gây nên vụ án oan cho gia đình
Thúy Kiều kiến nàng phải hi sinh mối tình
với Kim Trọng và bán mình để chuộc cha và

gợi không khí


em. Khi mọi việc đã an bài, Kiều ngồi trắng

Giáo viên: Tại sao Kiều phải

đêm nghĩ đến Kim Trọng và mối tình dở

trao duyên?

dang. Để trả nghĩa cho chàng Kim, nàng đã
trao duyên cho Thúy Vân để đền đáp tình
yêu của Kim Trọng.
B- Đọc - hiểu tác phẩm
- Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm
- Tác phẩm mang chất tự sự, có nhân vật, cốt

Giáo viên: Truyện Kiều thuộc thể
loại nào? Đoạn trích này cho em
biết những gì về thể loại đó ?

truyện…
- Tác phẩm còn mang chất trữ tình qua việc
khai thác nội tâm nhân vật và sử dụng ngôn
ngữ hình tượng, biểu cảm…

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo

=> Nên phân tích theo đặc trưng của thể

luận


loại; khai thác nghệ thuật xây dựng nhân vật;
từ đó làm rõ diễn biến tâm trạng và đánh giá

Giáo viên: Nên phân tích đoạn
trích này theo cách nào?

về nhân vật.
I- Đọc
- Đối thoại: Thúy Kiều - Thúy Vân
- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều
=> Thúy Kiều đau đớn tột cùng khi phải trao
duyên
- Đọc với giọng buồn tha thiết, càng về sau
càng tuyệt vọng, khẩn thiết, não nùng, bi ai.

18


Giáo viên: Đoạn thơ là lời của ai

- Mạch tự sự

nói với ai? Trong tâm trạng nào?

+ Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân

Đọc với giọng điệu và nhịp điệu
nào để phù hợp?
Hướng dẫn đọc đoạn trích


thay mình kết duyên với Kim Trọng
+ Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân và dặn
Vân những chuyện sau này
+ Kiều trở lại với thực trạng đau xót khi nhớ

Giáo viên: em hãy xác định mạch tới Kim Trọng
tự sự của đoạn trích. Chuyển văn - Đoạn trích tái hiện lời nói, cử chỉ, hành
bản văn vần sang dạng văn xuôi.

động, tâm trạng nàng Kiều khi trao duyên
II- Phân tích văn bản
1. Nhân vật Thúy Kiều
a/ Bối cảnh

Giáo viên: Nhân vật Thúy Kiều
được tái hiện trên những phương
diện nào?

- Thời điểm mở đầu cuộc đời sóng gió của
Kiều. Đó là khoảng lặng trước cơn giông bão
đời Kiều mười lăm năm lưu lạc.
+ Không gian: Vắng lặng
+ Thời gian: Đêm khuya

Giáo viên: Đoạn trích trao duyên

- Kiều trở về với mất mát của tình yêu, đau

tái hiện thời điểm nào trong cuộc


đớn cho thân phận mình.

đời Thúy Kiều?

=> Không gian và thời gian giúp giãi bày

Giáo viên: Kiều trao duyên trong
khung cảnh nào? khung cảnh đó
có vai trò nào trong việc thể hiện
nhân vật ?

tâm trạng, thổ lộ chuyện tình yêu riêng tư.
b/ Ngôn ngữ
- Nhân vật Thúy Kiều được đặt trong cuộc
đối thoại giữa với Thúy Vân
=> Đối thoại là cách để nhân vật bộc bạch
với một đối tượng cụ thể trong cuộc giao
tiếp.

19


- Kiều muốn em thay mình trả nghĩa cho
Kim Trọng
Giáo viên: Đoạn trích này có lời

+ Với Kiều: để trả món nợ tình, vẹn nghĩa

của ai nói với ai? Nói về vấn đề


với Kim Trọng

gì?

+ Với Vân: vì tình chị em mà chấp nhận thiệt

Học sinh thảo luận: Cuộc đối

thòi trong tình yêu

thoại này có ý nghĩa gì với Kiều

- Cử chỉ: Lạy

và Vân

=> Thể hiện thái độ kính cẩn, trang trọng
- Lời nói
+ Cậy là nhờ giúp đỡ. Ngoài ra, cậy còn
mang hàm nghĩa gửi gắm, tin tưởng, trông
mong, hi vọng.
+ Chịu lời là nài ép, bắt phải nhận, không thể

Giáo viên: Cử chỉ và cách nói

không nhận chứ không chỉ là tự nguyện như

của Kiều có gì khác thường?


nhận lời

Giáo viên: So sánh các cặp từ

=> Lời lẽ thắt buộc

Cậy/nhờ; Chịu/Nhận

+ Đứt gánh tương tư: tình cảnh bi đát, dang
dở và tâm trạng đau đớn, xót xa
+ Ngày quạt ước, đêm chén thề: Hạnh phúc
êm đềm, kỉ niệm ngọt ngào
+ Sự đâu sóng gió bất kì: tai họa đột ngột,
đau xót và tiếc nuối
+ Tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương

Giáo viên: Kiều đã kể câu chuyện

mòn, ngậm cười chín suối

20


của mình với Vân như thế nào ?

=> Kiều sử dụng thành ngữ và cách nói giàu

Nhận xét cách sử dụng từ ngữ

hình ảnh, sắc thái biểu cảm. Ngôn ngữ có sự


của Kiều ?

kết hợp hài hòa giữa cách nói trang nhã của
văn học bác học trung đại và từ ngữ dân gian
- Giọng điệu : tha thiết, cầu khẩn, gợi sự xót
thương

Giáo viên: Đánh giá về ngôn ngữ

=> Kiều vừa cầu khẩn vừa dựa vào tình cảm

được sử dụng ?

chị em để đánh vào nhận thức của Thúy Vân
một cách thông minh, khôn khéo, trói buộc
về tình cảm

Giáo viên: Qua ngôn ngữ thấy

- Kiều có thể trả nghĩa cho chàng Kim. Nàng

được giọng điệu của Kiều như thế biết ơn em chân thành và cất đi gánh nặng về
nào?

món nợ tình.

Giáo viên: Vì sao Vân không thể

c/ Hành động


chối từ?

- Trao duyên: nhờ em kết duyên với Kim
Trọng thay mình để trả nghĩa.
=> Hợp với quan niệm thời trung đại

Giáo viên: Tâm trạng của Kiều

=> Thể hiện sự hi sinh, chu toàn với người

sau khi ngỏ lời với Vân?

mình yêu, trọng cả tình và nghĩa
- Trao kỉ vật của tình yêu

Thảo luận về hành động của Thúy + “Chiếc vành với bức tờ mây”
Kiều.

+ “Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày

Giáo viên: Thế nào là trao

xưa”

21


duyên? hành động này thể hiện


- Duyên này thì giữ vật này của chung

điều gì về nhân vật ?

=> Kiều mâu thuẫn giữa lời nói và hành
động; lí trí và tình cảm. Vừa trao kỉ vật vừa

Giáo viên: Cách nàng Kiều trao

tiếc nuối, đau khổ

kỉ vật có gì khác lạ ?

=> Kiều chất chứa tâm trạng đau đớn, giằng
xé, chua chát. Thực chất, đây là tâm trạng
giã biệt tình yêu sâu nặng với Kim Trọng

Giáo viên: Thế nào là “của

=> Duyên vì nghĩa mà trao được nhưng Tình

chung”

không thể trao. Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa
mới giải được phần nghĩa còn phần tình vẫn
bế tắc nguyên vẹn.

Giáo viên: Em hãy cho biết tâm

=> Tình yêu tha thiết, sâu nặng với Kim


trạng của Kiều sau khi trao kỉ

Trọng

vật?

- Kiều nói với Vân nhưng là tự nói với mình;

Giáo viên: Kiều có trao được

hình dung mình trở thành hồn oan khi không

duyên không?

còn tình yêu với Kim Trọng
+ Dặn em rưới chén nước để giải oan
+ Hồn Kiều vương vấn với tiếng tơ trên
phím đàn và mùi trầm hương
+ Hồn Kiều vẫn nặng lời thề và nguyện nát

Giáo viên: Sau khi trao kỉ vật,

thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Kiều nói với ai? Nói chuyện gì?

- Nàng dặn em mà như đang thầm nói với

Không gian thay đổi như thế


mình về tương lai mù mịt, thê thảm.

nào?

=> Không gian chập chờn, ma mị như cõi

22


âm
=> không gian thực được thay thế bằng
không gian tâm tưởng
=> Kiều đau đớn tột cùng. Mất đi tình yêu
cũng là mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Đó là
sự thể hiện tình yêu sâu sắc, đức hi sinh,
lòng vị tha của Kiều.
- Kiều quên đi sự có mặt của Thúy Vân ; lời
nói hướng về Kim Trọng
=> Từ đối thoại chuyển thành độc thoại nội
tâm
Giáo viên: Điều đó cho thấy tâm

+ Kiều tự nhận mình đã phụ bạc người yêu

trạng của Kiều như thế nào ?

+ Kiều trở về với đau đớn, mất mát trong
trong tình yêu, nỗi dày vò vì tình yêu tan vỡ.
+ Kiều nhận lỗi về mình nên muốn Kim


Giáo viên: Sau khi trao kỉ vật,

Trọng hiểu lòng mình

Kiều hướng tới ai? vì sao?

- Kiều gọi Kim Trọng trong đau đớn, mê
sảng. Đó là tiếng thét thảng thốt, ai oán của
nỗi đau lên đến tột đỉnh khiến nàng

Giáo viên: Tại sao lúc này lời nói

“Cạn lời hồn ngất máu say

của Kiều lại hướng đến Kim
Trọng?
Giáo viên: Cái “lạy” này khác
trước như thế nào ?

Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá
đồng”
=> Bi kịch trong nội tâm nhân vật. Sự giằng
xé giữa lí trí và tình cảm, thân phận và nhân

23


Giáo viên: Lời gọi “Kim lang”


cách, thân phận và tình yêu riêng tư.

diễn tả điều gì ?

=> Nhân vật được khắc họa chủ yếu ở nội
tâm, có sự đa diện nhiều chiều trong phản
ánh nội tâm nhân vật. Tác giả không đứng
ngoài để kể câu chuyện mà hóa thân vào

Giáo viên: Tại sao có thể xem

nhân vật; cảm nỗi đau thân phận của nàng.

đây là thời điểm đau khổ nhất của Điểm nhìn nghệ thuật được đặt ở chính tâm
nàng Kiều ?

trạng của nhân vật.

Giáo viên: Nghệ thuật xây dựng

2. Giá trị đoạn trích

nhân vật của Nguyễn Du có nét

- Đoạn trích thể hiện rõ nét chủ nghĩa nhân

đặc sắc nào?

đạo


- Ai đã chứng kiến câu chuyện

+ Cảm thương con người trên phương diện

này?

nhân bản nhất: hạnh phúc, tình yêu đôi lứa.

- Ai đã cảm được nỗi giày vò đau

+ Căm giận thế lực tàn bạo đã bày ra cảnh

đớn của Thúy Kiều trong cảnh

ngang trái, chia cách đôi lứa

ngộ này?

+ Đề cao khát vọng về tình yêu và hạnh phúc

Giáo viên: Đánh giá về giá trị

của con người

đoạn trích

=> Tác giả nêu lên nỗi đau thân phận con

Giáo viên: Cho biết giá trị nội


người. Con người với ý nghĩa cá nhân nhân

dung của đoạn trích?

bản. Vượt qua mô hình con người đạo lí, tác

Giáo viên: Thái độ của Nguyễn

giả biến nhân vật thành con người tâm lí.

Du ra sao? Ông muốn nêu lên

- Đoạn trích cho thấy sự sáng tạo nghệ thuật

vấn đề gì?

của Nguyễn Du
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

24


+ Hình thức đối thoại dần chuyển vào độc
thoại nội tâm để nhân vật tự bộc lộ, phơi bày
nội tâm tình cảm và khát vọng sâu kín của
mình.
Giáo viên: Cho biết giá trị nghệ

+ Ngôn ngữ tinh tế giàu sức biểu cảm và kết


thuật của đoạn trích?

hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học và bình

Giáo viên: So sánh với tác phẩm

dân.

của Thanh Tâm Tài Nhân, Truyện

C- Kết luận

Kiều có những sáng tạo độc đáo
nào?

Đoạn trích Trao duyên cho thấy sức cảm
thông lạ lùng của tác giả với những khổ đau
và khát vọng hạnh phúc của con người.
Nguyễn Du thể hiện bút pháp điêu luyện và
sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật miêu tả.

Giáo viên: Cho biết cảm nhận
của em về đoạn trích này?

4. Củng cố: Nhân vật Thúy Kiều và khát vọng về hạnh phúc gắn với thân
phận con người mà nhà thơ gửi gắm trong hình tượng nghệ thuật.
5. Dặn dò: Tìm đọc Truyện Kiều và tài liệu về tác phẩm; luyện tập đọc
diễn cảm đoạn trích; học thuộc lòng đoạn trích; chuẩn bị bài Nỗi thương mình Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du theo câu hỏi
1. Kiều rơi vào cảnh ngộ nào?


25


×