Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall. Ex C.B. Clark và Vitex trifolia L.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Kim Thoa

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI
Vitex limonifolia WALL. EX C.B.CLARK VÀ Vitex trifolia L.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Nguyễn Thị Kim Thoa

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI


Vitex limonifolia WALL. EX C.B.CLARK VÀ Vitex trifolia L.
Chuyên ngành:

Hóa Hữu Cơ

Mã số:

9.44.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Nguyễn Xuân Nhiệm
2. PGS. TS. Ninh Khắc Bản

Hà Nội – 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Nhiệm và PGS. TS. Ninh Khắc Bản.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim Thoa


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, sự cảm phục và kính trọng nhất tới TS.
Nguyễn Xuân Nhiệm và PGS. TS. Ninh Khắc Bản - những người Thầy đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ,
đồng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa sinh biển cùng tập thể cán bộ của Viện đã quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa Sinh biển,
đặc biệt là PGS. TS. Phan Văn Kiệm, ThS. Đan Thị Thúy Hằng, ThS. Đỗ Thị Trang
về sự quan tâm giúp đỡ, với những lời khuyên bổ ích và những góp ý quý báu trong
việc thực hiện và hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Dược, Trường Đại học Yonsei, Hàn Quốc đã
giúp đỡ tôi thử hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng virus.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường đại học Mỏ Địa chất, Phòng Tổ chức Cán bộ và các đồng nghiệp của tôi tại Bộ môn Hóa học,
khoa Khoa học cơ bản đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
(NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí theo mã số đề tài 104.01-2014.02.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình,
bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................VII
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. X
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................................ 3
1.1. Giới thiệu về chi Vitex .................................................................................................. 3

1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Vitex................................................................................................ 3
1.1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Vitex ................................................................................... 4
1.1.2.1. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Vitex ....................................... 4
1.1.2.2. Công dụng khác của các loài thuộc chi Vitex......................................................................... 5

1.1.3. Giới thiệu về loài V. limonifolia và loài V. trifolia .................................................................. 5
1.1.3.1. Loài V. limonifolia ..................................................................................................................... 5
1.1.3.2. Loài V. trifolia ............................................................................................................................ 6

1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Vitex................................................ 7
1.1.4.1. Các hợp chất triterpennoid....................................................................................................... 7
1.1.4.2. Các hợp chất ecdysteroid ....................................................................................................... 10
1.1.4.3. Các hợp chất labdane-diterpennoid ...................................................................................... 12
1.1.4.4. Các hợp chất lignan và neolignan ......................................................................................... 16

1.1.4.5. Các hợp chất flavonoid ........................................................................................................... 19
1.1.4.6. Các hợp chất iridoid................................................................................................................ 22
1.1.4.7. Các hợp chất khác ................................................................................................................... 24

1.1.5. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Vitex ............................................................ 27
1.1.5.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư........................................................................................... 27
1.1.5.2. Hoạt tính kháng viêm, giảm đau ............................................................................................ 29
1.1.5.3. Hoạt tính kháng virus và vi sinh vật ...................................................................................... 31
1.1.5.4. Các hoạt tính khác................................................................................................................... 32

1.1.6. Tình hình nghiên cứu về chi Vitex ở Việt Nam .................................................................... 33
1.1.7. Tình hình nghiên cứu về loài V. limonifolia và V. trifolia .................................................. 34
1.2. Giới thiệu về viêm ....................................................................................................... 34

1.2.1. Sơ lược về viêm .......................................................................................................................... 34
1.2.1.1. Giới thiệu về quá trình viêm ................................................................................................... 34
1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình viêm.......................................................................................... 35
1.2.1.3. Vai trò của nitric oxide trong bệnh lý viêm........................................................................... 35


iv
1.2.2. Các thuốc kháng viêm .............................................................................................................. 36
1.3. Giới thiệu về kháng virus ........................................................................................... 37

1.3.1. Sơ lược về virus .......................................................................................................................... 37
1.3.2. Các thuốc kháng virus .............................................................................................................. 39
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .............................................................. 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 41

2.1.1. Loài Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke .......................................................................... 41

2.1.2. Loài Vitex trifolia L. .................................................................................................................. 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 41

2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất ..................................................................................... 41
2.2.1.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ........................................................................................................... 41
2.2.1.2. Sắc ký cột (CC) ........................................................................................................................ 41

2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc.............................................................................................. 41
2.2.2.1. Phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS)........................................................................ 42
2.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR) ........................................................................................... 42
2.2.2.3. Phổ lưỡng sắc tròn (CD) ........................................................................................................ 42
2.2.2.4. Phương pháp tính toán phổ CD lý thuyết ............................................................................. 42
2.2.2.5. Độ quay cực ([α]D).................................................................................................................. 42

2.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học............................................................................. 43
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro ......................................................... 43
2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng virus in vitro ......................................................... 45
2.3. Phân lập các hợp chất................................................................................................. 46

2.3.1. Các hợp chất phân lập từ loài V. limonifolia ........................................................................ 46
2.3.2. Các hợp chất phân lập từ loài V. trifolia ............................................................................... 49
2.4. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được....................... 52

2.4.1. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia ...................... 52
2.4.1.1. Hợp chất VL1: 7α,12α-Dihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide A) (hợp
chất mới)................................................................................................................................................. 52
2.4.1.2. Hợp chất VL2: 7α,12β,16-Trihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide B)
(hợp chất mới) ....................................................................................................................................... 52
2.4.1.3. Hợp chất VL3: 7α,16-Dihydroxylabda-8(17),13-dien-15,16-olide (Vitexlimolide C) (hợp
chất mới)................................................................................................................................................. 52

2.4.1.4. Hợp chất VL4: 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone ........................................................ 52
2.4.1.5. Hợp chất VL5: Vitecetin ......................................................................................................... 53
2.4.1.6. Hợp chất VL6: 5,4′-Dihydroxy-7,3′-dimethoxyflavone ....................................................... 53


v
2.4.1.7. Hợp chất VL7: Verrucosin ..................................................................................................... 53
2.4.1.8. Hợp chất VL8: 2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid ..................................................... 54
2.4.1.9. Hợp chất VL9: Euscaphic acid.............................................................................................. 54
2.4.1.10. Hợp chất VL10: 2α,3α-Dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid
................................................................................................................................................................. 54
2.4.1.11. Hợp chất VL11: Maslinic acid ............................................................................................ 54
2.4.1.12. Hợp chất VL12: Maltol O-β-D-glucopyranoside .............................................................. 54

2.4.2. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài V. trifolia ............................. 55
2.4.2.1. Hợp chất VT1: 3α-Hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic acid (hợp chất mới) ................... 55
2.4.2.2. Hợp chất VT2: Matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới)......................... 55
2.4.2.3. Hợp chất VT3: Ecdysone ....................................................................................................... 55
2.4.2.4. Hợp chất VT4: 20-Hydroxyecdysone.................................................................................... 55
2.4.2.5. Hợp chất VT5: 20-Hydroxyecdysone 2,3-monoacetonide.................................................. 55
2.4.2.6. Hợp chất VT6: Turkesterone ................................................................................................. 56
2.4.2.7. Hợp chất VT7: Polypodine B................................................................................................. 56
2.4.2.8. Hợp chất VT8: Rubrosterone................................................................................................. 56
2.4.2.9. Hợp chất VT9: Luteolin.......................................................................................................... 56
2.4.2.10. Hợp chất VT10: (2S)-7,4'-Dihydroxy-5-methoxyflavanone ............................................. 57
2.4.2.11. Hợp chất VT11: Vitexin........................................................................................................ 57
2.4.2.12. Hợp chất VT12: Orientin ..................................................................................................... 57
2.4.2.13. Hợp chất VT13: Homoorientin............................................................................................ 57
2.4.2.14. Hợp chất VT14: 2-O-Rhamnosylvitexin ........................................................................... 58
2.4.2.15. Hợp chất VT15: Euscaphic acid ......................................................................................... 58

2.4.2.16. Hợp chất VT16: Tormentic acid.......................................................................................... 58
2.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được ........................... 59

2.5.1. Hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia.. 59
2.5.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất .................................................................. 60
CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ........................................................................... 62
3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được ................................................. 62

3.1.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài V. limonifolia....................... 64
3.1.1.1. Hợp chất VL1: Vitexlimolide A (hợp chất mới) ................................................................... 64
3.1.1.2. Hợp chất VL2: Vitexlimolide B (hợp chất mới) ................................................................... 71
3.1.1.3. Hợp chất VL3: Vitexlimolide C (hợp chất mới)................................................................... 77
3.1.1.4. Hợp chất VL4: 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone ........................................................ 84
3.1.1.5. Hợp chất VL5: Vitecetin ......................................................................................................... 86


vi
3.1.1.6. Hợp chất VL6: 5,4′-Dihydroxy-7,3′-dimethoxyflavone ....................................................... 87
3.1.1.7. Hợp chất VL7: Verrucosin ..................................................................................................... 88
3.1.1.8. Hợp chất VL8: 2α,3α-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid ..................................................... 89
3.1.1.9. Hợp chất VL9: Euscaphic acid.............................................................................................. 91
3.1.1.10. Hợp chất VL10: 2α,3α-Dihydroxy-19-oxo-18,19-seco-urs-11,13(18)-dien-28-oic acid
................................................................................................................................................................. 93
3.1.1.11. Hợp chất VL11: Maslinic acid ............................................................................................ 95
3.1.1.12. Hợp chất VL12: Maltol O-β-D-glucopyranoside .............................................................. 97

3.1.2. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài V. trifolia .............................. 98
3.1.2.1. Hợp chất VT1: 3α-Hydroxylanosta-8,24E-dien-26-oic acid (hợp chất mới) ................... 98
3.1.2.2. Hợp chất VT2: Matairesinol 4′-O-β-D-glucopyranoside (hợp chất mới)....................... 104
3.1.2.3. Hợp chất VT3: Ecdysone ..................................................................................................... 111

3.1.2.4. Hợp chất VT4: 20-Hydroxyecdysone.................................................................................. 113
3.1.2.5. Hợp chất VT5: 20-Hydroxyecdysone 2,3-monoacetonide................................................ 115
3.1.2.6. Hợp chất VT6: Turkesterone ............................................................................................... 117
3.1.2.7. Hợp chất VT7: Polypodine B............................................................................................... 117
3.1.2.8. Hợp chất VT8: Rubrosterone............................................................................................... 119
3.1.2.9. Hợp chất VT9: Luteolin........................................................................................................ 121
3.1.2.10. Hợp chất VT10: (2S)-7,4'-Dihydroxy-5-methoxyflavanone ........................................... 121
3.1.2.11. Hợp chất VT11: Vitexin...................................................................................................... 123
3.1.2.12. Hợp chất VT12: Orientin ................................................................................................... 123
3.1.2.13. Hợp chất VT13: Homoorientin.......................................................................................... 124
3.1.2.14. Hợp chất VT14: 2-O-rhamnosylvitexin .......................................................................... 125
3.1.2.15. Hợp chất VT15: Eucaphic acid ......................................................................................... 126
3.1.2.16. Hợp chất VT16: Tormentic acid........................................................................................ 126
3.2. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được .............................................. 128

3.2.1. Hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập từ loài V. limonifolia.......... 128
3.2.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất ................................................................ 130
3.2.2.1. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất từ loài V. limonifolia............................ 131
3.2.2.2. Hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất từ loài V. trifolia .................................. 132

KẾT LUẬN ............................................................................................................134
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Tiếng Anh

13
C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic
resonance spectroscopy
1
H-NMR Proton
nuclear
magnetic
resonance spectroscopy
786-O
Renal carcinoma cell
A549
Lung carcinoma cell
ACN
Acetonide
BEL-7402 Hepatocyte carcinoma cell
BV2
Mouse microglial cell
BXPC-3 Pancreatic cancer cell
CC50
Cytotoxicity concentration 50%
CD
Colo-320
COSY
COX
CVB3
DEPT
DMSO
DPPH
Eca-109
EV71

FBS
Glc
HBV
HCMV
HCT-116
HCV
HeLa
HepG2
HIV
HL-60
HMBC
HO-8910
HPV
HR-ESIMS
HRV1B
HSQC
HSV
HT-29

Diễn giải
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon
13
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton

Tế bào ung thư biểu mô thận
Tế bào ung thư phổi
Acetonide
Tế bào ung thư gan
Tế bào tiểu thần kinh đệm của chuột
Tế bào ung thư tuyến tụy

Nồng độ gây độc 50% đối tượng thử
nghiệm
Circular dichroism spectroscopy
Phổ lưỡng sắc tròn
Human colon cancer cell
Tế bào ung thư đại tràng
1
1
H- H- correlation spectroscopy
Phổ 1H-1H COSY
Cyclo-oxygenase
Enzyme cyclo-oxygenase
Coxsackievirus B3
Virus coxsackievirus B3
Distortionless enhancement by Phổ DEPT
polarization transfer
Dimethylsulfoxide
Dimethylsulfoxide
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
Human esophageal cancer cells
Tế bào ung thư thực quản người
Enterovirus 71
Virus enterovirus 71
Fetal bovine serum
Huyết thanh bò
Glucose
Đường glucose
Hepatitic B Virus
Virus viêm gan B

Human cytomegalovirus
Cytomegalovirus người
Human colon cancer cell
Tế bào ung thư đại tràng
Hepatitic C Virus
Virus viêm gan C
Human cervicalcancer cell
Tế bào ung thư cổ tử cung
Hepatocyte carcinoma cell
Tế bào ung thư gan
Human Immunodecificiency Virus Virus HIV
Human promyelocytic leukemia Tế bào ung thư máu người
cell
Heteronuclear
mutiple
bond Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều
correlation
liên kết
Human ovarian cell
Tế bào ung thư buồng trứng người
Human Papilloma Virus
Virus papilloma ở người
High resolution electrospray Phổ khối lượng phân giải cao phun
ionization mass spectrum
mù điện tử
Human rhinovirus B3
Virus human rhinovirus B3
Heteronuclear
singlequantum Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1 liên
correlation

kết
Herpe Simplex Virus
Virus herpe simplex
Human colon cancer cell
Tế bào ung thư đại tràng


viii
IC50

Inhibitory concentration at 50%

Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử
nghiệm
iNOS
Inducible nitric oxide synthase
Enzym tạo ra oxit nitơ từ amino Larginine acid
K562
Human promyelocytic leukemia Tế bào ung thư máu người
cell
KB
Human epidemoid carcinoma
Tế bào ung thư biểu mô người
KH
Kí hiệu
L-NMMA N(omega)-Monomethyl-LN(omega)-Monomethyl-LArginine Acetate
Arginine Acetate
LPS
Lipopolysaccharide
Lipopolysaccharide

LS180
Pancreatic cancer cell
Tế bào ung thư tuyến tụy
MCF-7
Human breast carcinomacell
Tế bào ung thư vú người
MDAHuman melanoma cell
Tế bào ung thư vú người
MB-435
MIC
Minimum inhibitory concentration Nồng độ ức chế tối thiểu
MRC-5
Human lung carcinoma cell
Tế bào ung thư phổi người
MTT
3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-2,5diphenyltetrazolium bromide
NO
Nitric oxide
Oxit nitric
NOESY
Nuclear overhauser enhancement Phổ NOESY
spectroscopy
NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory Thuốc chống viêm không steroid
drugs
OD
Optical density
Mật độ quang
OVCAR-3 Human ovarian cancer cell
Tế bào ung thư buồng trứng
PANC-1 Pancreatic cancer cell

Tế bào ung thư tuyến tụy
PC-3
Prostate adenocarcinoma cell
Tế bào ung thư tuyến tiền liệt
RAW
Đại thực bào
264.7
RSV
Respiratory Syncytial Virus
Virus hợp bào hô hấp
SGC-7901 Human gastric cancer cell
Tế bào ung thư dạ dày người
SKOV-3 Human ovarian cancer cell
Tế bào ung thư buồng trứng người
SMMCHuman hepatocarcinoma cell
Tế bào ung thư gan người
7721
SR
Human promyelocytic leukemia Tế bào ung thư máu người
cell
SRB
Sulforhodamine B
Sulforhodamine B
TLC
Thin layer chromatography
Sắc ký lớp mỏng
TLTK
Tài liệu tham khảo
TNF
Tumor necrosis factor

Yếu tố hoại tử khối u
tsFT210
Mouse cancer cells
Tế bào ung thư ở chuột
TT
Thứ tự
V.
Vitex
Chi Đẻn
Vero
Kidney epithelial cells
Tế bào biểu mô thận
VZV
Varicella-zoster Virus
Virus thủy đậu-zona


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam............................................................... 4
Bảng 1.2. Các hợp chất khung ursane từ chi Vitex ........................................................................... 7
Bảng 1.3. Các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex ............................................... 9
Bảng 1.4. Các hợp chất khung lupane từ chi Vitex ........................................................................... 9
Bảng 1.5. Các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex ............................................................................. 10
Bảng 1.6. Các hợp chất khung labdane từ chi Vitex ....................................................................... 12
Bảng 1.7. Các hợp chất lignan và neoligan từ chi Vitex................................................................. 17
Bảng 1.8. Các hợp chất flavonoid từ chi Vitex................................................................................. 20
Bảng 1.9. Các hợp chất iridoid từ chi Vitex...................................................................................... 22
Bảng 1.10. Các hợp chất khác từ chi Vitex....................................................................................... 24
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất VL1-VL12 trên

tế bào BV2 ............................................................................................................................................. 59
Bảng 2.2. Hoạt tính kháng virus coxsackievirus B3, human rhinovirus 1B và enterovirus 71 của
một số hợp chất từ loài V. limonifolia................................................................................................ 60
Bảng 2.3. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng một số chủng virus của các hợp chất từ loài V.
trifolia ..................................................................................................................................................... 61
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL1 và hợp chất tham khảo ...................................... 66
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL2 và hợp chất tham khảo ...................................... 73
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL3 và hợp chất tham khảo ...................................... 79
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL4 và hợp chất tham khảo ...................................... 84
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL5 và hợp chất tham khảo ...................................... 87
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL8 và hợp chất tham khảo ...................................... 90
Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL9 và hợp chất tham khảo ...................................... 92
Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL10 và hợp chất tham khảo .................................... 94
Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL11 và hợp chất tham khảo .................................... 96
Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất VL12 và hợp chất tham khảo .................................. 97
Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT1 và hợp chất tham khảo ..................................100
Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT2 và hợp chất tham khảo ..................................105
Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT3 và hợp chất tham khảo ..................................112
Bảng 3.14. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT4 và hợp chất tham khảo ..................................114
Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT5 và hợp chất tham khảo ..................................116
Bảng 3.16. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT7 và hợp chất tham khảo ..................................118
Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT8 và hợp chất tham khảo ..................................120
Bảng 3.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT10 và hợp chất tham khảo ................................122
Bảng 3.19. Số liệu phổ NMR của hợp chất VT16 và hợp chất tham khảo ................................127


x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Vitex ................................................................................ 3
Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất khung ursane từ chi Vitex ............................................................ 8

Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex ................................ 9
Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất khung lupane từ chi Vitex .......................................................... 10
Hình 1.5. Cấu trúc của các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex....................................................... 12
Hình 1.6. Cấu trúc các hợp chất khung labdane từ chi Vitex ........................................................ 16
Hình 1.7. Cấu trúc các hợp chất lignan và neolignan từ chi Vitex ............................................... 19
Hình 1.8. Cấu trúc các hợp chất flavonoid từ chi Vitex .................................................................. 22
Hình 1.9. Cấu trúc các hợp chất iridoid từ chi Vitex....................................................................... 23
Hình 1.10. Cấu trúc các hợp chất khác từ chi Vitex........................................................................ 26
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. limonifolia ........................................................ 48
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài V. trifolia ............................................................... 51
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài V. limonifolia ......................... 62
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ loài V. trifolia................................. 63
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL1 và hợp chất tham khảo....................................... 64
Hình 3.4. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VL1 ........................... 65
Hình 3.5. Phổ CD thực nghiệm của hợp chất VL1 và tính toán CD theo lý thuyết của
hai epimer 1a và 1b. ......................................................................................................................... 67
Hình 3.6. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL1................................................................................. 67
Hình 3.7. Phổ 1H-NMR của hợp chất VL1 ...................................................................................... 68
Hình 3.8. Phổ 13C-NMR của hợp chất VL1 ..................................................................................... 68
Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất VL1 ........................................................................................... 69
Hình 3.10. Phổ HSQC của hợp chất VL1 ........................................................................................ 69
Hình 3.11. Phổ HMBC của hợp chất VL1 ....................................................................................... 70
Hình 3.12. Phổ COSY của hợp chất VL1 ......................................................................................... 70
Hình 3.13. Phổ NOESY của hợp chất VL1 ...................................................................................... 71
Hình 3.14. Cấu trúc hóa học VL2 và hợp chất tham khảo (VL1) ................................................ 71
Hình 3.15. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VL2 ......................... 72
Hình 3.16. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL2............................................................................... 74
Hình 3.17. Phổ 1H-NMR của hợp chất VL2 .................................................................................... 74
Hình 3.18. Phổ 13C-NMR của hợp chất VL2 ................................................................................... 75
Hình 3.19. Phổ HSQC của hợp chất VL2 ........................................................................................ 75

Hình 3.20. Phổ HMBC của hợp chất VL2 ....................................................................................... 76
Hình 3.21. Phổ COSY của hợp chất VL2 ......................................................................................... 76


xi
Hình 3.22. Phổ NOESY của hợp chất VL2 ...................................................................................... 77
Hình 3.23. Cấu trúc hóa học của VL3 và hợp chất tham khảo (VL2)......................................... 77
Hình 3.24. Các tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất VL3 ......................................... 78
Hình 3.25. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL3............................................................................... 80
Hình 3.26. Phổ 1H-NMR của hợp chất VL3 .................................................................................... 80
Hình 3.27. Phổ 13C-NMR của hợp chất VL3 ................................................................................... 81
Hình 3.28. Phổ DEPT của hợp chất VL3......................................................................................... 81
Hình 3.29. Phổ HSQC của hợp chất VL3 ........................................................................................ 82
Hình 3.30. Phổ HMBC của hợp chất VL3 ....................................................................................... 82
Hình 3.31. Phổ COSY của hợp chất VL3 ......................................................................................... 83
Hình 3.32. Phổ ROESY của hợp chất VL3 ...................................................................................... 83
Hình 3.33. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL4....................... 84
Hình 3.34. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VL4............................................................................... 85
Hình 3.35. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL5....................... 86
Hình 3.36. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL6.............................................................................. 87
Hình 3.37. Cấu trúc hóa học của hợp chất VL7.............................................................................. 88
Hình 3.38. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL8....................... 89
Hình 3.39. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL9....................... 91
Hình 3.40. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL10 .................... 93
Hình 3.41. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL11 .................... 95
Hình 3.42. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VL12 .................... 97
Hình 3.43. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT1 và hợp chất tham khảo .................................... 98
Hình 3.44. Các tương tác HMBC chính của hợp chất VT1 .......................................................... 99
Hình 3.45. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VT1.............................................................................101
Hình 3.46. Phổ 1H-NMR của hợp chất VT1 ..................................................................................101

Hình 3.47. Phổ 13C-NMR của hợp chất VT1 .................................................................................102
Hình 3.48. Phổ DEPT của hợp chất VT1.......................................................................................102
Hình 3.49. Phổ HSQC của hợp chất VT1 ......................................................................................103
Hình 3.50. Phổ HMBC của hợp chất VT1 .....................................................................................103
Hình 3.51. Cấu trúc hóa học của VT2 và hợp chất tham khảo...................................................104
Hình 3.52. Các tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất VT2 .......................106
Hình 3.53. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất VT2.............................................................................107
Hình 3.54. Phổ 1H-NMR của hợp chất VT2 ..................................................................................107
Hình 3.55. Phổ 13C-NMR của hợp chất VT2 .................................................................................108
Hình 3.56. Phổ HSQC của hợp chất VT2 ......................................................................................108


xii
Hình 3.57. Phổ HMBC của hợp chất VT2 .....................................................................................109
Hình 3.58. Phổ COSY của hợp chất VT2 .......................................................................................109
Hình 3.59. Phổ ROESY của hợp chất VT2 ....................................................................................110
Hình 3.60. Phổ CD của hợp chất VT2 trong MeOH....................................................................110
Hình 3.61. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT3.....................111
Hình 3.62. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT4.....................113
Hình 3.63. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT5.....................115
Hình 3.64. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT6............................................................................117
Hình 3.65. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT7.....................117
Hình 3.66. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT8.....................119
Hình 3.67. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT9............................................................................121
Hình 3.68. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT10 ..................121
Hình 3.69. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT11 .........................................................................123
Hình 3.70. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT12 .........................................................................123
Hình 3.71. Cấu trúc hóa học của hợp chất VT13 .........................................................................124
Hình 3.72. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT14 ..................125
Hình 3.73. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của hợp chất VT16 ..................126

Hình 3.74. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng viêm của các hợp chất VL1-VL12 ....................129
Hình 3.75. Tác dụng kháng virus CVB3 của các hợp chất VT1-VT16 .....................................132
Hình 3.76. Tác dụng kháng virus HRV1B của các hợp chất VT1-VT16 ..................................132
Hình 3.77. Tác dụng kháng virus EV71 của các hợp chất VT1-VT16 ......................................133


1
MỞ ĐẦU
Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình
nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu
khá đặc trưng. Những yếu tố trên đã tạo nên những hệ sinh thái, thảm thực vật nhiệt
đới phong phú và phát triển với khoảng 12 000 loài, trong đó có khoảng 1/3 trên tổng
số loài được nhân dân ta dùng làm thuốc. Nhiều loài từ xa xưa được sử dụng trong y
học cổ truyền và các mục đích khác phục vụ đời sống của con người đã trở nên quen
thuộc như: mật nhân (Eurycoma longifolia), khổ qua (Momordica charantia), đương
quy (Angelica sinensis), ba kích (Morinda oficinalis), bông mã đề (Plantago major),
sâm (Panax vietnamensis), tam thất (Panax pseudoginseng), nghệ (Curcuma
longa),…. Cho đến nay, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại
chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng.
Trong vài thập kỉ trở lại đây, xu hướng đi sâu nghiên cứu các cây thuốc và
động vật làm thuốc để tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao nhằm
sản xuất các loại thuốc có giá trị cao phục vụ cuộc sống ngày càng được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm. Với sự trợ giúp của các phương pháp phổ (như phổ cộng
hưởng từ, phổ khối,..) đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về các nhóm cây có
ích, trong đó có nhóm cây có hoạt tính sinh học.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, nhiều loài thuộc chi Đẻn (Vitex) có công
dụng chữa các bệnh như: cảm mạo, sốt rét, chóng mặt, nhức đầu, viêm ruột, rối loạn
tiêu hóa, ho, hen suyễn, trị bệnh ngoài da,...[1]. Các nghiên cứu về thành phần hóa
học các loài thuộc chi Vitex cho thấy chi này chứa đa dạng các lớp chất như: terpenoid,
flavonoid, ecdysteroid, lignan,... Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học cho thấy

dịch chiết và các hợp chất phân lập từ các loài thuộc chi này có các hoạt tính đáng
quan tâm như: gây độc tế bào ung thư, kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxi hóa, ....
Tuy vậy, những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam còn rất hạn chế. Tính đến nay, ở Việt Nam mới
chỉ có khoảng 5 công trình nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi
Vitex [2-6], chưa có công bố nào về hoạt tính sinh học các loài thuộc chi này.
Chính vì vậy, nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học trong việc sử
dụng bền vững tài nguyên cây thuốc này, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu


2
tiếp theo trong việc tạo ra các chế phẩm có hoạt tính sinh học cao phục vụ công tác
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Vitex limonifolia Wall. Ex C.B.Clark và
Vitex trifolia L.”.
Mục tiêu của luận án:
Xác định thành phần hóa học chủ yếu của lá hai loài Vitex limonifolia Wall. Ex
C.B.Clark và Vitex trifolia L. ở Việt Nam.
Đánh giá hoạt tính kháng viêm và hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp
chất phân lập được.
Nội dung luận án bao gồm:
1. Phân lập các hợp chất từ lá loài V. limonifolia và V. trifolia ở Việt Nam bằng
các phương pháp sắc ký;
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các phương
pháp vật lý, hóa học;
3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài
V. limonifolia;
4. Đánh giá hoạt tính kháng virus in vitro của các hợp chất phân lập được từ loài
V. limonifolia và V. trifolia.



3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chi Vitex

1.1.1. Đặc điểm thực vật của chi Vitex
Chi Vitex (Đẻn) thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa), bộ Lamiales (Hoa môi),
lớp Magnoliapsida (Hai lá mầm), ngành Magnoliophyta (Mộc lan) [1]. Chi Vitex trên
thế giới có khoảng 250 loài phân bố chủ yếu tại các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới
và cận nhiệt đới thuộc hai bán cầu [7]. Các loài trong chi Vitex rất đa dạng, từ cây bụi
tới cây gỗ trung bình, cao khoảng từ 1 m tới 35 m. Lá thường mọc đối, kép chân vịt,
thường có 3 hay 5 lá chét; lá chét có mép nguyên hay xẻ răng cưa. Cuống chung dài
3-5 cm, hơi phình ở gốc, mặt trên lõm, màu xanh, rất nhiều lông mịn. Hoa lưỡng tính,
cụm hoa ở đỉnh cành hay ở nách lá phía đỉnh cành, gồm các xim 2 ngả hay 3 ngả hợp
thành hình chùy, hình tháp hay hình ngù. Quả hạch gần hình cầu hay hình trứng, vỏ
quả trong hóa gỗ cứng, vỏ quả giữa nạc, thường 1-2 hạt [7].
Ở Việt Nam, chi Vitex đã ghi nhận được 20 loài [1, 7] (Bảng 1.1). Chúng được
phân bố khá rộng rãi từ bắc đến nam, tìm thấy ở cả địa hình vùng cao lẫn vùng ven
biển.

Mạn kinh
(V. trifolia)

Từ bi biển
(V. rotundifolia)

Ngũ trảo
(V. negundo)


Mẫu kinh năm cánh
(V. quinata)

Bình linh vàng chanh
(V. limonifolia)

Chân chim ba lá
(V. tripinnata)

Hình 1.1. Hình ảnh một số loài thuộc chi Vitex


4
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Vitex ở Việt Nam
TT
Tên khoa học
1 V. canescens Kurz
2 V. helogiton K. Chum. synonym V.
glabrata
3 V. negundo L.
4 V. negundo L. var. cannabifolia
5 V. penduncalaris Wall. Ex Schauer
6 V. pinnata L. synonym V. pubescens Vahl
7 V. pinnata L. var. ptilota
8 V. quinata (Lour.) F. N. Williams
9 V. quinata (Lour.) Williams var. puberula
Moldenke
10 V. rotundifolia L. synonym V. ovata
Thunb.
11 V. trifolia L.

12 V. tripinnata (Lour.) Merr.
13 V. tripinnata var evrardii (P. Dop) Phuong
14 V. limonifolia Wall ex C.B.Clark
15 V. vestita Wall ex Schauer
16 V. pierrei Craib
17 V. stylosa P. Dop
18 V. ajugaeflora P. Dop
19 V. pierreana Dop
20 V. pierreana var chartacea Dop

Tên tiếng Việt
Đẻn lông, Mẫu kinh lông tro
Đẻn nhẵn
Ngũ trảo, Hoàng kinh, Chân chim
Mẫu kinh, Ngũ trảo lá có răng
San trắng, Cây chân vịt
Bình linh lông, Cây năng
Bình linh cánh, Cây nàng, Suông gia
Mẫu kinh núi, Mẫu kinh năm lá, Đẹn năm lá
Mẫu kinh núi lông ngắn, Mạn kinh lông
Bình linh xoan, Từ bi biển, Quan âm biển,
Mạn kinh lá đơn
Mạn kinh, Đẹn ba lá, Quan âm
Mắt cáo, Chân chim ba lá
Chân chim evrard
Bình linh vàng chanh
Đẻn lông nhung
Bình linh piere
Bình linh vòi dài
Bình linh nghệ

Đẻn dài, Bình linh đá
Đẻn lá như giấy

1.1.2. Công dụng của các loài thuộc chi Vitex
1.1.2.1. Tình hình sử dụng trong y học cổ truyền các loài thuộc chi Vitex
Trên thế giới, từ thời cổ đại, con người đã sử dụng nhiều loài thuộc chi Vitex
để chữa nhiều bệnh khác nhau như: đau khớp, co giật, giảm sốt, các bệnh về đường
hô hấp, kháng lao, kháng u hay điều hòa kinh nguyệt [8]. Ở Ấn Độ, lá loài V. trifolia
được sử dụng trong giảm đau, kháng viêm, chống co giật; vỏ loài V. peduncularis
làm thuốc đắp ngoài trị đau ở vùng ngực; nước hãm lá hoặc vỏ rễ, vỏ cành non được
dùng trị sốt rét và bệnh sốt đen Ấn Độ,…. Loài V. angus-catus được người Thổ Nhĩ
Kì sử dụng trong các bài thuốc về tiêu hóa, lợi tiểu và chữa nấm. Ở Trung Quốc, rễ
loài V. canescens được dùng trị ngoại cảm, phong hàn, sốt rét, giun kim; lá loài V.
negundo dùng trị cảm mạo, viêm ruột, trị lỵ; rễ loài V. quinata dùng trị viêm khí quản,
háo suyễn, cam tích, phong thấp,.…[1].
Ở Việt Nam, nhiều loài Vitex cũng được sử dụng trong các bài thuốc dân gian
để chữa trị một số bệnh thông dụng [1]. Chẳng hạn, lá loài V. negundo dùng để trị


5
nhức mỏi gân cốt, trị sốt; quả, hạt sắc nước tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau
đầu, trị cảm mạo, sốt rét, đau dạ dày. Loài V. quinata dùng để nấu nước thay trà uống
làm ngon miệng; rễ trị viêm thanh quản; lá trị phong thấp, cảm mạo. Lá non loài V.
pinata phối hợp với lá phèn đen, cối xay, hương nhu trắng, giã uống chữa trúng
phong....
1.1.2.2. Công dụng khác của các loài thuộc chi Vitex
Tinh dầu Vitex có mùi cam chanh nên được sử dụng làm nguyên liệu trong
sản xuất xà phòng, nước lau nhà, nước khử mùi, chất giữ ẩm. Ở Ấn Độ, một số loài
thuộc chi Vitex được trồng quanh nhà để chống rắn. Các loài thuộc chi Vitex còn được
dùng để diệt côn trùng, rệp. Ngoài ra, Vitex còn được dùng như gia vị trong nấu ăn,

chuẩn bị thực phẩm.

1.1.3. Giới thiệu về loài V. limonifolia và loài V. trifolia
1.1.3.1. Loài V. limonifolia
Tên khoa học:

Vitex limonifolia Wall. ex C.B.Clarke.

Tên thường gọi:

Bình linh vàng chanh

Chi:

Vitex

Họ:

Verbenaceae

Mô tả về thực vật: Cây gỗ nhỏ, cao 8-10 m. Cành non có lông tơ dày màu
nâu nhạt. Lá mọc đối, kép chân vịt, 3-5 lá chét; cuống chung dài 5-7 cm, có lông, có
cánh rộng tới 20-25 mm, mép cánh song song, chóp thót lại, gốc đỉnh tim. Lá chét
hình bầu dục, hình trứng, hình trứng ngược hay hình ngọn giáo; chóp lá nhọn hay có
mũi nhọn dài; gốc nhọn; mép nguyên; mặt trên có lông rải rác và nháp; mặt dưới có
lông mềm màu nâu nhạt; cuống lá chét rất ngắn. Cụm hoa hình chùy ở đỉnh cành,
gồm các bông hoa dài, gián đoạn, có lông màu vàng. Lá bắc dạng lá, hình mũi mác;
lá bắc nhỏ dài 6-7 mm. Đài hình chuông, dài 2,5-3 mm, có lông phía ngoài, 5 thùy
nhỏ, nhọn. Tràng màu trắng ngà, dài 6 mm, nhẵn ở phía ngoài, có lông ở họng, 2 môi:
môi trên 2 thùy tròn, ngắn, cong và hơi lõm; môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn. Nhị

4, thò khỏi ống tràng; chỉ nhị nhẵn, đính ở phía trên ống tràng. Bầu gần hình cầu có
lông ở đỉnh; vòi dài bằng nhị, đỉnh xẻ 2 thùy ngắn. Quả có hình cầu, có lông rải rác,
đường kính 4-6 mm, mang đài bao gần nửa quả [7].


6
Phân bố: Loài V. limonifolia thường gặp ở vùng rừng hỗn giao, rừng thưa
hoặc ven rừng. Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh
Thuận. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan [7].
1.1.3.2. Loài V. trifolia
Tên khoa học:

Vitex trifolia Linn.

Tên thường gọi:

Mạn kinh

Chi:

Vitex

Họ:

Verbenaceae

Mô tả về thực vật: Loài V. trifolia L. là cây bụi lớn hoặc cây gỗ nhỏ. Cành
non có 4 cạnh, có lông mềm, màu xám nhạt; cành già tròn, nhẵn, màu nâu. Lá kép
mọc đối, 3 lá chét (lá ở gần ngọn có hoa thường đơn), lá chét hình trứng, gốc tròn,
đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn và đen lại khi khô, mặt dưới phủ

đầy lông trắng, lá chét giữa lớn hơn; lá vò ra có mùi thơm; cuống lá dài 1-3 cm. Cụm
hoa là một chùy tận cùng, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày; mang nhiều xim mọc đối,
mỗi xim có 2-3 hoa tím nhạt hoặc lam nhạt; lá bắc nhỏ, hình dài; đài hình chuông, có
lông trắng, 5 răng nhỏ đều; tràng hình trụ có lông ở mặt ngoài trừ phần gốc, môi trên
có 2 thùy ngắn, môi dưới 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên; nhị 4, thò ra ngoài,
chỉ nhị có lông ở phía dưới, bao phấn 2 ô dãng ra. Quả hạch, hình cầu đường kính 56 mm, khi chín có màu đen. Mùa hoa quả: tháng 5-7 [7, 9].
Phân bố: Loài V. trifolia phân bố rải rác ở khắp các tỉnh vùng núi thấp xuống đến
trung du, đôi khi gặp cả ở đồng bằng. Độ cao phân bố thường dưới 100 m [9]. Cụ thể,
thường gặp loài mạn kinh ở Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam vào tới Tiền Giang [1]. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Malayxia và một số nước châu Á khác [7].
Công dụng: Mạn kinh có vị đắng, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian, mạn
kinh được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, đau đầu, nhức thái dương, nhức mắt,
tối tăm mặt mũi. Ở Philippin, người ta dùng dịch chiết từ lá chữa bệnh lao. Ở Ấn Độ,
hoa, lá, rễ được dùng làm thuốc hạ sốt, chống nôn, quả chữa vô kinh. Ở Malaysia,
nhân dân dùng mạn kinh chữa nhiều bệnh. Quả mạn kinh tán nhỏ cho vào kho thóc
gạo hoặc tủ quần áo để trừ côn trùng [9].


7

1.1.4. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Vitex
Theo thống kê, đến nay mới có khoảng 28 loài thuộc chi Vitex đã được nghiên
cứu về thành phần hóa học, bao gồm: V. agnus-castus, V. altissima, V. canescens, V.
cannabifolia, V. cymosa, V.divaricata, V. doniana, V. fisherii, V. glabrata, V.
leptobotrys, V. leucoxylon, V. limonifolia, V. littoralis (V. lucens), V.madiensis, V.
megapotamica, V. negundo, V. peduncularis, V. pubescence (V. pinnata), V.
polygama, V. pseudo-negundo, V. rehmanni, V. rotundifolia V. rotundiforia, V.
scabra, V. sereti, V. strickeri, V. thyrsiflora và V. trifolia [8, 10]. Kết quả từ các công
trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, thành phần hóa học của các

loài trong chi Vitex khá đa dạng, nhưng chủ yếu là các hợp chất terpenoid, flavonoid,
iridoid, ecdysteroid, lignan,….
1.1.4.1. Các hợp chất triterpennoid
Các hợp chất thuộc loại triterpenoid phân lập từ chi Vitex chủ yếu là các hợp
chất thuộc khung ursane (1-17) (Bảng 1.2, Hình 1.2), oleanane (18-24) (Bảng 1.3,
Hình 1.3) và lupane (25-29) (Bảng 1.4, Hình 1.4).
Các hợp chất khung ursane
Bảng 1.2. Các hợp chất khung ursane từ chi Vitex
KH
1

Tên chất
3β-hydroxy-11-oxours-12-ene

Bộ phận cây


3

3β-hydroxy-30-al-urs-12-en-28-oic Quả
acid
2α-hydroxyursolic acid
Hạt

4
5
6
7
8
9

10
11
12

tormentic acid
ursolic acid acetate
negundonorin A
negundonorin B
3-epicorosolic acid
2β,3β,19α-hydroxyursolic acid
uvaol
ursolic acid
3-epiursolic acid



Hạt
Hạt
Hạt

Thân lá
Hạt
Lá cành

13

vitexnegheteroin H

Hạt


14
15

2α,3α-hydroxyursolic acid
2α,3β-hydroxyursolic acid




2

Loài Vitex
V. negundo var.
heterophylla
V. trifolia var.
simplicifolia
V. negundo var.
heterophylla
V. peduncularis
V. trifolia
V. negundo
V. negundo
V. negundo
V. cymosa
V. cauliflora
V. negundo
V. trifolia var.
simplicifolia
V. negundo var.
heterophylla

V. cymosa
V. cymosa

TLTK
[11]
[12]
[13, 14]
[14]
[15]
[16]
[16]
[16]
[17]
[18]
[19]
[20]
[13]
[17]
[17]


8
KH
16
17

Tên chất
Bộ phận cây
2α,3α,19α,24-tetrahydroxyurs-12- Lá
en-28-oic acid β-D-glucopyranosyl

ester
28-O-glucosyl-2α,3α,19αLá
hydroxyursolic acid ester

Loài Vitex
TLTK
V. negundo var. [21]
cannabifolia
V. cymosa

Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất khung ursane từ chi Vitex

[17]


9
Các hợp chất khung oleanane và friedelane
Bảng 1.3. Các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex
KH
18
19
20
21

Tên chất
oleanolic acid
2α,3β-hydroxyoleanolic acid
2α,3α-hydroxyoleanolic acid
vulgarsaponin A


22

2α,3α,19α,24-tetrahydroxyolea-12Lá
en-28-oic acid β-D-glucopyranosyl
ester
3α-friedelinol

3β-friedelinol


23
24

Bộ phận cây
Hạt




Loài Vitex
V. negundo
V. cymosa
V. cymosa
V. negundo var.
cannabifolia
V. negundo var.
cannabifolia

TLTK
[19]

[17]
[17]
[21]

V. peduncularis
V. peduncularis

[22]
[22]

[21]

Hình 1.3. Cấu trúc các hợp chất khung oleanane và friedelane từ chi Vitex
Các hợp chất khung lupane
Bảng 1.4. Các hợp chất khung lupane từ chi Vitex
KH
25

Tên chất
lupeol

26

betulinic acid

27
28
29

obtusalin

lup-20(29)-en-3β,30-diol
platanic acid

Bộ phận cây Loài Vitex
Lá, cành
V. trifolia var.
simplicifolia
Lá, cành
V. trifolia var.
simplicifolia
Hạt
V. negundo
Hạt
V. negundo

V. trifolia

TLTK
[20]
[19, 20]
[19]
[19]
[15]


10

Hình 1.4. Cấu trúc các hợp chất khung lupane từ chi Vitex
1.1.4.2. Các hợp chất ecdysteroid
Theo các tài liệu công bố, từ các loài chi Vitex, có khoảng 29 hợp chất

ecdysteroid (30-58) được phân lập (Bảng 1.5, Hình 1.5).
Bảng 1.5. Các hợp chất ecdysteroid từ chi Vitex
KH
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56

57
58

Tên chất
20-hydroxyecdysone
20,26-dihydroxyecdysone
21-hydroxyshidasterone
11β-hydroxy-20-deoxyshidasterone
shidasterone
2,3-acetonide-24-hydroxyecdysone
ajugasterone C
scabrasterone
24-hydroxyecdysone
11β,24-hydroxyecdysone
viticosterone E
pterosterone
24-epi-makisterone A
polypodine B
pinnatasterone
26-hydroxypinnatasterone
11α-hydroxyecdysone
turkesterone
abutasterone
24-epi-abutasterone
(24R)-11α,20,24trihydroxyecdysone
11α,20,26-trihydroxyecdysone
canescensterone
ajugasterone
C
-20,22monoacetonide

24(28)-dehydromakisterone A
makisterone A
2-deoxy-20-hydroxyecdysone
7,8-dihydro-8α-20hydroxyecdysone
calonysterone

Bộ phận cây
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ

Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ
Rễ

Loài Vitex

Vitex schiliebenii
Vitex scabra
Vitex doniana
Vitex doniana
Vitex doniana
Vitex doniana
Vitex doniana
Vitex scabra
Vitex doniana
Vitex doniana
Vitex agnus-castus
Vitex scabra
Vitex scabra
Vitex scabra
Vitex scabra
Vitex cymosa
Vitex scabra
Vitex scabra
Vitex canescens
Vitex scabra
Vitex canescens

TLTK
[23]
[24]
[25]
[25]
[25]
[25]
[25]

[24]
[25]
[25]
[26]
[24]
[24]
[24]
[24]
[27]
[24]
[24]
[28]
[24]
[28]

Rễ
Rễ
Rễ

Vitex canescens
Vitex canescens
Vitex strickeri

[28]
[29]
[30]

Thân, lá
Thân, lá
Thân, lá

Vỏ cây

V. lebototrys
V. lebototrys
V. lebototrys
Vitex glabrata

[2]
[2]
[2]
[31]

Rễ

Vitex scabra

[24]


11


×