Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN THẠC SI MÔN TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.09 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC
PagVÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI
e1 HỌC VINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC TỰ NHIÊN – XÃ HÔI Ở TIỂU
HỌC”

Tên đề tài:

Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học môn khoa học lớp 4.
Người thực hiện: Võ Minh Hùng
Mã học viên: 198140101110006
Lớp: Cao học GDTH k27

Cán bộ giảng dạy: PGS TS Nguyễn Thị Hường

NGHỆ AN - 2020


2
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
TÊN ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC
MÔN KHOA HỌC LỚP 4.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay trong các nhà trường Phổ thông nói chung ,trường Tiểu học nói


riêng việc đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được các nhà giáo dục hết sức
quan tâm ,bởi vì phương pháp dạy học là con đường giúp học sinh lĩnh hội các tri
thức của nhân loại thông qua các bài học. Các phương pháp dạy học hiện hành mặc
dầu nó có nhiều ưu điểm, song so với yêu cầu hiện nay thì chưa đáp ứng được
hết,đặc biệt đối với môn Khoa học lớp 4;5. Hiện nay trong toàn Quận Bình Tân các
nhà trường đã đưa Phương pháp dạy học vào dạy ở các môn Tự nhiên xã hội và
khoa học lớp 4;5. Phương pháp “Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích
cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học
tự nhiên. Phương pháp"Bàn tay nặn bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức
cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả
lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm,
quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra”. Do đó việc dạy học theo phương pháp
“Bàn tay nặn bột” (BTNB) trong dạy học môn TNXH lớp 1;2;3 và môn khoa học
lớp 4;5 còn rất mới mẻ với cả giáo viên và học sinh. Khi thực hành dạy - học theo
phương pháp này, cả thầy và trò đều gặp rất nhiều khó khăn. Với thực trạng đó tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong
dạy học môn khoa học lớp 4.” ở đơn vị tôi đang công tác.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học “Bàn
tay nặn bột” coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là
người phán đoán, thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức
đó dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột ” là tạo nên tính tò mò, ham muốn
khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến
thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột ” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện
kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Để đạt được mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột ” phải xây dựng cho
các em một số kĩ năng nhất định (kĩ năng phán đoán, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng
xây dựng giả thuyết khoa học- Đây là bước quan trọng nhất và đặc trưng cho
phương pháp dạy học này. Đồng thời giúp các em xây dựng phương án thực
Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27


Trang 2


3
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
nghiệm). Đây cũng chính là bước 2 và bước 3 của phương pháp “Bàn tay nặn bột ”
và cũng là hai bước học sinh gặp khó khăn nhất. Mục tiêu bài học đạt hay không
phụ thuộc vào các tổ chức và thực hiện chủ yếu ở hai bước này. Khi dạy bằng
phương pháp “Bàn tay nặn bột học sinh vui, tính hợp tác trong học tập rất cao học
sinh nhớ lâu và tạo ra thói quen tự khám phá tri thức mới trong học tập không
những ở môn Khoa hoc mà ở tất cả cá môn khác nữa.
2, Mục đích,nhiệm vụ của đề tài :
Nghiên cứu ,vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm trong dạy học các
môn khoa học tự nhiên đặc biệt là môn Khoa học lớp 4 góp phần nâng cao chất
lượng trong công tác giảng dạy và giáo dục toàn diện tại trường Tiểu học.
3, Đối tượng, thời gian nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 4/1 tại trường Tiểu học Tân
Tạo nơi bản thân tôi đang công tác.
Thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này bắt đầu từ tháng 3 năm 2020
Phương pháp nghiên cứu : Phương thực nghiệm, điều tra, tổng hợp và quy
nạp, trong đó chủ đạo sử dụng phương pháp thực nghiệm đối với học sinh hai lớp
4/1, 4/2, kết hợp tham khảo đồng nghiệp các trường bạn dạy cùng khối.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học.
1.1- Cơ sở lí luận:
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học mới đây là
phương dạy học tích cực áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên
đặc biệt là môn TNXH lớp 1;2;3 và Khoa học lớp 4;5.Phương pháp "Bàn tay nặn
bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm,

tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, quan sát thông qua 5 bước dạy (Tình huống xuất phát;
Bộc lộ biểu tượng ban đầu; Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi nghiên cứu;
Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu; Kết luận hợp thức hoá kiến thức) để
chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông
qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…
Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả
thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu
tài liệu, quan sát …. để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua
thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
1.2- Cơ sở thực tiễn:

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 3


4
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
Thực tế ở các trường Tiểu học môn khoa học là môn học thực nghiệm, nếu
giáo viên dạy học bằng các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, quan sát ….,
học sinh rất hứng thú học tập vì vậy mục tiêu bài học được giải quyết và tiết học
đạt chất lượng cao. Như vậy Dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp bàn
tay nặn bột sẽ đáp ứng được yêu cầu của cả giáo viên và học sinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nói trên, việc dạy học môn khoa học lớp
4 theo phương pháp bàn tay nặn bột còn có những hạn chế nhất định làm ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học môn học này. Khó khăn lớn nhất của giáo
viên trong dạy học đó là việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học. Đặc biệt là về mặt phương pháp, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử
dụng các phương pháp dạy học. Trong khi cần chú trọng việc hình thành cho học
sinh phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen tự tìm tòi nghiên cứu trước các

sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lại yêu cầu học sinh đọc thuộc
lòng, nhồi nhét kiến thức, bắt học sinh phải công nhận một cách miễn cưỡng không
phát huy được tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
Qua thực tế dạy học tôi thấy học sinh đã biết làm việc tập thể, hợp tác, trao
đổi, trình bày các ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơn giản.
Tuy nhiên, các em ít tò mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về
biểu tượng của những sự vật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận còn
kém, các kỹ năng kỹ xảo thực hành còn vụng về, lúng túng. Việc vận dụng những
kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn là khoảng cách khá xa, bởi vì các
em thiếu hẳn kỹ năng thực hành. Các em chưa có thói quen ghi lại những gì mà các
em quan sát được. Việc xác lập mục đích quan sát và mục đích của thí nghiệm còn
kém.
2. Kết quả khảo sát.
TT

Lớp

Tỉ lệ HS hoàn thành

Tỉ lệ HS chưa HT

1

4/1

44%

56%

2


4/2

50%

50%

3. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Những sáng kiến đề cập trong đề tài góp phần phát huy năng lực cho học
sinh (năng lực tư duy, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết), phát
huy hơn nữa khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tư duy độc lập và diễn đạt ý
kiến trước tập thể cho các em.
4. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 4


5
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi và áp dụng
nhiều biện pháp. Ví dụ như : Trò chuyện cùng học sinh, thể nghiệm đề tài (thực
hiện giảng dạy theo giáo án được thiết kế theo phương pháp BTNB), kiểm tra và
đánh giá kết quả dạy và học những nội dung trong đề tài.
Câu hỏi điều tra: Tập trung các nội dung xoay quanh việc dạy - học môn
khoa học lớp 4 theo phương pháp bàng tay nặn bột, điều tra tình cảm thái độ của
học sinh đối với việc học theo phương pháp này.
Phiếu điều tra:


Họ và tên học sinh……………………………… Lớp : ……..

Câu hỏi điều tra

Phương án trả lời
Đánh dấu Ѵ vào một trong các ô □ trả lới
các câu hỏi sau.

1. Em có hứng thú không khi học tập khoa □ Không hứng thú .
học theo phương pháp BTNB?
□ Rất hứng thú.

□ Hứng thú.

2. Khi học tập khoa học theo phương pháp □ Không nắm được bài.
BTNB em nắm kĩ nội dung bài học không?
□ Hiểu bài.
3. Khi học tập khoa học theo phương pháp □ Bước 1.
BTNB em gặp khó khăn ở bước nào nhất?
□ Bước 4.

□ Ít hiểu bài.

□ Bước 2.

□ Bước 3.

□ Bước 5.

a. Thuyết minh tính mới:

- Thực tế dạy học với phương pháp bàn tay nặn bột, học sinh tiếp thu chủ
động, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm,
khả năng quan sát, sáng tạo, tính độc lập khoa học, khả năng tự học và hợp tác
nhóm. Bài học với phương pháp này giúp học sinh chủ động, hứng thú, tự tin hơn.
- Thay vào việc giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh xem, thay vào việc
học sinh xem bài thí nghiệm và kết quả trong sách giáo khoa, các em phải tự tìm
cách giải quyết vấn đề với các thiết bị thí nghiệm hoặc vật dụng có trong thực tế
đời sống... Với cách này, mỗi nhóm có thể tìm một hướng đi khác nhau, có những
giả thuyết khác nhau và dĩ nhiên có em đi sai đường, có em tìm ra kết quả đúng...
Nhưng dù thế nào thì các em cũng đi tới được cái đích là nắm bài sâu hơn, chắc
chắn hơn khi được tự nghĩ, tự quan sát, tự tìm tòi.
- Đặc biệt thông qua việc thiết kế một số giáo án đề cập trong đề tài có thể
góp phần khắc phục tình trạng bế tắc của học sinh khi thực hiện bước 2 và bước 3

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 5


6
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
trong tiến tình nghiên cứu (vì chính 2 này bước gây khó khăn cho học sinh và thời
gian tiêu tốn cho 2 bước này là nhiều nhất, nếu không giải quyết tốt mục tiêu bài
học sẽ không đạt).
b. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn:
Vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học Khoa học lớp 4 góp phần rèn
luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, kĩ năng làm chủ ngôn ngữ, từ ngôn ngữ nói
đến ngôn ngữ viết.
- Làm chủ ngôn ngữ: Việc thực hành các hoạt động khoa học ở lớp góp
phần hình thành cho học sinh phát triển các dạng ngôn ngữ. Trong bối cảnh đó HS

có thể học cách tìm kiếm một từ, dạng động từ hay những dạng ngôn ngữ cho phép
chúng trình bày tốt nhất những quan sát của mình. Bắt buộc HS phải học đọc hiểu,
học xây dựng các biểu đồ, các bảng kết quả thu được, các sơ đồ,…(các dạng trình
bày kết quả nghiên cứu khoa học)
- Nói: Bàn tay nặn bột khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói về những
quan sát, những giả thuyết, những thí nghiệm và những giải thích. HS học cách bảo
vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí
lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ nhất định.
-Viết: Là cách thức thể hiện ra ngoài những hoạt động suy nghĩ của mình.
Nó cũng cho phép giữ lại dấu vết của các thông tin đã thu nhận được, tổng hợp và
hình thức hoá để làm nảy sinh ý tưởng mới. Nó cũng làm cho thông báo được dễ
dàng tiếp nhận dưới dạng đồ thị vì thông tin đôi khi khó phát biểu và cho phép ghi
lại các kết quả tranh luận.
c. Các bước tiến trình dạy học của phương pháp bàn tay nặn bột

Các bước

Nhiệm vụ của
HS

Nhiệm vụ của
GV

Bước 1:
Tình
Hình tượng tới GV chủ động
huống
tình huống
đưa ra một tình
xuất phát

huống mở có
và câu hỏi
liên quan đến nội
nêu vấn đề
dung kiến thức
mà học sinh sẽ
được học

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Những điều giáo viên cần
lưu ý

- Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo
ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu,
phù hợp với trình độ, gây
mâu thuẫn nhận thức và kích
thích tính tò mò, thích tìm tòi,
nghiên cứu học sinh nhằm
chuẩn bị tâm thế cho học sinh
trước khi khám phá và lĩnh
hội kiến thức
-Tùy vào từng kiến thức
Trang 6


7
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
không nhất thiết phải có tình
huống xuất phát mới đề xuất

câu hỏi nêu vấn đề.
- Cá nhân nêu
những suy nghĩ
về biểu tượng
ban đầu bằng
cách viết, vẽ vào
vở thí nghiệm
Bước 2:
-Tập hợp ý kiến
Bộc lộ
cá nhân để hoàn
quan niệm thành biểu tượng
ban đầu
ban đầu cho
của học
nhóm (viết, vẽ)
sinh
trên giấy A3

Bước 3:
Đề xuất
câu hỏi
hay giả
thuyết và
thiết kế
phương án
thực

a. Đề xuất giả
thuyết

HS đề xuất giả
thuyết liên quan
đến nội dung bài
học dựa trên biểu
tượng ban đầu của
nhóm

-GV
khuyến
khích từng cá
nhân viết hoặc
vẽ về biểu tượng
ban đầu theo suy
nghĩ của mình
vào
vở
thí
nghiệm
-Sau đó GV yêu
cầu HS trao đổi
nhóm cùng hoàn
thành biểu tượng
ban đầu trên giấy
A3
- GV quan sát
nhanh để tìm
những
biểu
tượng ban đầu
khác nhau


GV nên lưu ý cho học sinh
không xem sách giáo khoa

Gợi ý học sinh đề
xuất giả thuyết
trên cơ sở của các
biểu tượng ban
đầu của từng
nhóm mà giáo
viên đã chọn

-GV chọn vị trí thích hợp để
học sinh trình bày biểu tượng
ban đầu, dễ nhìn không ảnh
hưởng đến phần ghi chép khác.
-GV không chỉnh sửa những
giả thuyết mà học sinh đã đưa
ra.
-Giữ nguyên biểu tượng ban

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

-GV phải chấp nhận và tôn
trọng những quan điểm sai
của học sinh khi trình bày
biểu tượng ban đầu
- Nếu một vài học sinh
(nhóm) nào đó nêu ý kiến
đúng, giáo viên không nên

vội vàng khen ngợi hoặc có
những biểu hiện chứng tỏ ý
kiến đó là đúng vì nếu làm
như vậy giáo viên đã vô tình
làm ức chế các học sinh
(nhóm) khác tiếp tục muốn
trình bày biểu tượng ban đầu.
- Biểu tượng ban đầu của học
sinh càng đa dạng, phong
phú, càng sai lệnh với kiến
thức đúng thì tiết học càng
sôi nổi, thú vị, gây hứng thú
cho học sinh và ý đồ dạy học
của giáo viên càng dễ thực
hiện hơn.

Trang 7


8
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
đầu của HS để đối chiếu và so
sánh sau khi hình hành kiến
thức cho HS ở bước 5
b. Đề xuất
phương án thực
nghiệm
-Đề xuất phương
án thí nghiệm để
kiểm chứng giả

thuyết (HS có thể
hình dung những
phương
pháp
kiểm chứng như:
Quan sát mẫu vật,
mô hình, nghiên
cứu tài liệu…)
-Ghi phương án
kiểm chứng giả
thuyết vào vở thí
nghiệm

- GV đặt câu hỏi
nghi vấn, đề nghị
HS đề xuất
phương án thực
nghiệm để chứng
minh từng giả
thuyết của các
nhóm
- GV ghi lại các
cách đề xuất của
học sinh (nhóm)
trên bảng (không
lặp lại)
- GV nhận xét
chung và hướng
HS tới PP thí
nghiệm đã chuẩn

bị sẵn

-Các phương án thực nghiệm
mà học sinh đề xuất không thực
hiện được hoặc những ý kiến
gây cười cho cả lớp thì giáo
viên không nên nhận xét tiêu
cực, cần điềm tĩnh giải thích
cho cả lớp để tránh cho học
sinh ngại phát biểu.
-Nếu ý kiến học sinh nêu lên có
ý đúng nhưng ngôn từ chưa
chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ
thì giáo viên nên gợi ý và từng
bước hoàn thiện diễn đạt→ rèn
luyện ngôn ngữ cho HS

- HS kiểm chứng
các giả thuyết của
mình bằng một
hoặc các phương
pháp (thí nghiệm,
quan sát, điều tra,
Bước 4:
Tiến hành nghiên cứu tài
thí nghiệm liệu).
- HS sinh ghi chép
tìm tòi lại vật liệu thí
nghiên
nghiệm, cách bố

cứu
trí và thực hiện
thí nghiệm
-Thu nhận các kết
quả và ghi chép
lại để trình bày

- GV nêu rõ yêu
cầu, mục đích thí
nghiệm
-GV yêu cầu HS
tiến hành thí
nghiệm
- GV bao quát và
nhắc nhở các
nhóm chưa thực
hiện, hoặc thực
hiện sai

- Đối với phương pháp quan sát:
GV cho học sinh kiểm chứng
trên mẫu vật trước rồi sau đó
mới quan sát trên tranh vẽ hay
mô hình để nhận biết được
những đặc điểm không thấy
được trên mẫu vật
- Sau khi xác định mục đích và
yêu cầu thí nghiệm GV mới
phát dụng cụ và vật liệu thí
nghiệm để tránh trường hợp HS

đùa nghịch, tự ý làm thí nghiệm
trước hoặc HS dựa vào đó để dự
đoán các thí cần phải làm
-GV phải yêu cầu các cá nhân
của từng nhóm phải thực hiện
độc lập các thí nghiệm
-Trong quá trình HS làm thí
nghiệm GV không chỉnh sửa

nghiệm

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 8


9
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.

Bước 5:
Kết luận
và hợp
thức hoá
kiến thức

-HS đưa ra kết
luận sau khi tiến
hành thí nghiệm
-HS đối chiếu lại
với biểu tượng

ban đầu và từ đó
phát
hiện
ra
những sai lệch và
tự sửa chữa

- GV yêu cầu HS đưa
ra kết luận sau khi
thực hiện thí nghiệm
-GV cho HS nhìn lại,
đối chiếu lại với các
ý kiến ban đầu (biểu
tượng ban đầu) trước
khi học kiến thức
- GV tổng kết kiến

GV hướng dẫn HS so sánh với
biểu tượng ban đầu của mình,
để tìm ra chổ sai chứ không áp
đặt học sinh

thức

d. Quy trình sử dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” vào dạy môn Khoa
học lớp 4
GIÁO VIÊN

QUY TRÌNH


Xác định mục tiêu bài học
Dụng cụ thí
nghiệm

HỌC SINH
Chuẩn bị đồ dùng học
tập theo yêu cầu của
giáo viên

I.
Chuẩn bị

Chuẩn bị đồ dùng dạy học
II.
Tổ chức dạy học theo phương
pháp bàn tay nặn bột

Mẫu vật

Nêu ra tình huống có vấn đề

Bước 1:
Đưa ra tình huống xuất phát

Tiếp nhận tình huống

Tổ chức HS thảo luận nhóm đưa
ra BTBĐ

Bước 2

Hình thành biểu tượng ban đầu

TLN trình bày biểu
tượng ban đầu bằng hình
vẽ

Hướng dẫn các nhóm đề xuất giả
thuyết dựa trên BTBĐ

Bước 3
Đề xuất giả thuyết và phương
án kiểm chứng giả thuyết

Từng nhóm ghi GT trên
giấy A3 dựa vào BTBĐ
TLN thống nhất phương
án kiểm tra giả thuyết

Yêu cầu các nhóm đề xuất
phương án để kiểm chứng GT

Ghi phương án của nhóm
vào vở TN

Lựa chọn phương án theo ý
đồ dạy học

Đại diện nhóm đề xuất
phương án KTGT
Nêu rõ yêu cầu và mục đích

thí nghiệm

Bước 4
Tiến hành thí nghiệm tìm tòi
nghiên cứu

Tiếp nhận vấn đề
Nhận dụng cụ, mẫu vật

Phát dụng cụ, mẫu vật
Tiến hành thực hiện TN

Theo dõi giúp đỡ HS làm thí
nghiệm

Yêu cầu từng nhóm báo cáo kết
quả thí nghiệm
Yêu cầu HS từ kết thí nghiệm
đối chiếu với BTBĐ

Bước 5:
Kết luận, hợp thức hóa kiến
thức
IV.
III.
Viết xét
bài đánh
thu
Nhận
hoạch

giá

HọcĐưaviên:
VõcâuMinh
ra hệ thống
hỏi gợi Hùng – CHGDTH K27
Hệ thống
lạixét
kiến
thức
mở
Nhận
chung

Ghi chép, đối chiếu với
BTBĐ để rút ra kết luận
Từng nhóm báo cáo kết
quả
Từ kết quả đối chiểu lại
BTBĐ

Trang 9

Ghi chép,
thành
Chỉnhhoàn
sửa lỗi
saibài
vàothu
vở

hoạch
theo
cầu
GV
đánh
giá
TN, Tự
rút
rayêu
kiến
thức


10
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.

5. Một số ví dụ:
* Ví dụ 1:

Bài

“ Nước có những tính chất gì?” ( Trang 42) Lớp 4.

+ Kiến thức cần đạt: ( Học sinh đưa ra được các kết luận).
1, Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có
hình dạng nhất định .
+ Phương tiện : Một viên phấn trắng, một viên bi, một cốc thuỷ tinh, nước
trắng, thìa, muối, cát một cái chai.
+ Giao nhiệm vụ :
*Lệnh : Hãy dùng một cốc nước để dấu đi một viên bi ?

( Học sinh tìm nhiều cách nhưng sẽ không có cách nào dấu được viên bi )
* Kết luận : Nước trong suốt.
*Lệnh : Hãy dùng một cốc nước để làm đổi màu viên phấn?
( Viên phấn không đổi màu )
• Kết luận : Nước không màu.

*Lệnh : Hãy chuyển cốc nước sang chai mà vẫn giữ nguyên hình dạng ?
(Hs phát hiện : Hình dạng của nước là bình chứa nó)
• Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định.

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 10


11
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.

2 - Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật,
hoà tan một số chất.
• Phương tiện : - 1 tấm kính ( vẽ một vòng tròn)
- 1 ít nước trong cốc.
- Bông, muối, đường, cát.
* Lệnh : Dùng ít nước trong cốc , hãy giữ nguyên lượng nước trong phạm vi
vòng tròn tấm kính ?
( Học sinh sẽ không thể tìm được cách nào thoả mãn được yêu cầu trên)
* Kết luận : Nước lan ra khắp mọi phía.
* Lệnh : Làm thế nào để giữ nguyên được vị trí của giọt nước khi ta nghiêng tấm
kính ? (Đó là điều vô lí không thể xảy ra).
* Kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi.


* Lệnh : Hãy làm giảm nước trong cốc bằng bông ? ( Nước thấm qua bông ) .
* Kết luận : Nước thấm qua 1 số vật.
* Lệnh : Đổ 1 thìa muối (đường) nhỏ vào cốc , lấy thìa khuấy đều .
- Hãy tìm những hạt muối (đường) có trong cốc ?( Không tìm thấy).

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 11


12
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
Hoặc: Điều gì sẽ xảy ra với những hạt đường khi ta bỏ chúng vào một côc nước? v.v.

• Kết luận : Muối (đường) tan trong nước.

- Cho 1 ít cát vào cốc nước .
* Lệnh : Hãy giấu những hạt cát vào cốc nước ?( Không dấu được. Cát không tan
trong nước).
* Kết luận : Nước hoà tan 1 số chất , không hoà tan một số chất.
* Ví dụ 2: Bài 35 : Không khí cần cho sự cháy( Trang 70). Yêu cầu học sinh
không được mở sách giáo khoa.
* Lệnh : Có một ngọn nến đang cháy và một cốc thuỷ tinh . Hãy làm tắt ngọn
nến bằng cốc thuỷ tinh mà không được chạm cốc vào ngọn lửa ?
( Học sinh thử các phương án, phát hiện ra cách làm đúng là: Úp cốc vào ngọn nến
trong thời gian nhất định ).
- Học sinh ghi lại quá trình thí nghiệm như cách làm và thời gian cần thiết .
- Học sinh giải thích: Thành phần của không khí gồm có ôxi và nitơ. Khí ôxi duy
trì sự cháy.

* Ví dụ 3: Bài 27: Một số cách lọc nước.
* Giáo viên đưa chai nước và nói: Đây là chai nước đã bị nhiễm bẩn. Vậy theo
em trong chai nước này có những gì?( HS: Có cát bụi, đất, vi trùng, các chất độc
hại…)
* GV: Chúng ta có thể làm sạch chai nước này được không? Bằng cách nào?...
- HS: Làm thí nghiệm.
- Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo
cáo kết quả.
* Thảo luận đưa ra kết luận chung:
……………………………………………………….
Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 12


13
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
Tình huống có vấn đề ở chỗ: sau khi lọc xong, kết quả nước ở cốc vẫn còn
những hạt cát nhỏ. Các em đã phát hiện ra được nguyên nhân là giữa giấy thấm và
cái phễu có chỗ hở. Cũng có nhóm học sinh đã đã lọc nước bằng cách đổ nước bẩn
(chưa lọc) vào chai thạch bích, sau đó dùng giấy thấm cuộn bông ở phía trong rồi
nhét vào cổ chai và đục một lỗ trên đáy chai rồi chúc cốc xuống để lọc. Nhưng
nước chỉ chảy được một lức rồi dừng hẳn. Trong lúc cả nhóm đang loay hoay
không biết làm thế nào thì một em đã biết đục thêm một lỗ khác trên đáy chai. Kết
quả là nước lại chảy bình thường. Sau tiết học, tôi hỏi thì em trả lời “ Khi bố em
đục hộp sữa ông Thọ, bố em đục hai lỗ. Bố em bảo làm như thế để không khí tràn
vào làm sữa chảy ra nhanh hơn”.
Điều đó chứng tỏ các em đã rất linh hoạt, đã biết xử lý khi thí nghiệm không
thành công và đã biết vận dụng những gì quan sát được trong đời sống hàng ngày
vào giải quyết những vấn đề trong học tập.

* Ví dụ4: Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?
- Giáo viên đưa ra một túi ni lông màu đen trong đó đựng đầy không khí (miệng
của túi ni lông đã cột chặt) cho học sinh sờ nắn và bảo các em đoán xem trong túi
này có gì?
* Học sinh sờ nắn và đưa ra các phương án:
- Không có gì.
- Có bông.
- Có không khí.
………………………..
* Giáo viên mở túi ni lông ra để cho học sinh xác định rằng trong đó có không
khí. Sau đó đặt vấn đề : Theo các em, không khí có ở những nơi nào?
- Học sinh:
- Có ở khắp nơi.
- Có trong cái chai rỗng.
- Trong cục đất khô…..
* GV : Để biết được không khí có ở trong chai rỗng, trong miếng đất khô và có
ở khắp nơi hay không, chúng ta cần phải làm gì?
- HS: Làm thí nghiệm.
- Đề xuất phương án thí nghiệm, tiên đoán kết quả, tiến hành thí nghiệm và báo cáo
kết quả.

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 13


14
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
* Thảo luận đưa ra kết luận chung: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ, bên trong
vật đều có không khí.

- Tự điều chỉnh kiến thức khoa học tìm được của mình vào vở thí nghiệm.

-Trong khi học bài này, có em học sinh lúc đầu lựa chọn dùng viên gạch để
bỏ xuống chậu nước. Nhưng sau đó em đã gạch bỏ sự lựa chọn này thay vào đó là
mẩu đất khô. Sau giờ học, tôi hỏi vì sao lại có sự thay đổi dó, em nói “miếng đất
khô có nhiều chỗ rỗng hơn nên khi bỏ vào nước thì bong bóng khí bay lên nhiều
hơn”... Có nhóm HS khác đã nghĩ ra một phương án thí nghiệm rất thuyết phục là”
Nhấn chìm vỏ chai xuống một chậu nước, nước sẽ tràn vào trong chai đẩy không
khí ra ngoài tạo ra những bong bóng. Có nhóm lại đưa ra phương án “ Vặn nắp
chai thật chặt, sau đó đục một lỗ trên vỏ chai. Nếu chúng ta đưa lên và hướng lỗ
thủng vào mặt và bóp thân chai thì sẽ cảm thấy được không khí từ trong đó bay
ra”......
Như vậy, qua kết quả trên ta thấy, điều đáng lưu ý và ấn tượng ở chỗ HS
không chỉ đơn thuần thực hiện thành thạo với các dụng cụ thí nghiệm mà còn thể
hiện sự thông minh, sáng tạo vận dụng linh hoạt trong việc đưa ra nhiều phương án
để kiểm tra cùng một giả thuyết.
Giáo án minh hoạ:
Bài 1:

KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được tính chất của không khí: không màu, không mùi, không
vị và không có hình dạng nhất định.
- Biết thực hành thí nghiệm để tìm ra tính chất của không khí như trên
- Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu, khám phá, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 14



15
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
- Giáo viên: thẻ in hình các loại quả, 1 chai nước cam, 1 chai rỗng, 1 lọ nước
hoa, bóng bay, máy trợ giảng; Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
1. Đi tìm đồng đội:
Giáo viên phát thẻ in hình các loại quả cho học sinh, yêu cầu những học sinh
nào có cùng thẻ quả về cùng một nhóm -> đặt tên các nhóm (dưa hấu, măng cụt,
mãng cầu)
2. Thử tài đoán vật (tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề)
- Giáo viên đưa 2 chai (1 chai nước cam và 1 chai không) đưa cho 3 nhóm quan
sát và nhận biết trong chai chứa gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả:
+ Tình huống 1: Trong chai có nước cam, vì nước có màu cam, vị chua chua
và mùi thơm của cam.
+ Tình huống 2: Trong chai không có gì cả.
+ Tình huống 3: Trong chai có không khí.
- GV: Có em thì thấy trong chai có nước cam. Điều đó rất dễ nhận biết. Qua
quan sát bạn thấy nước có màu cam, nếm có vị chua chua và còn ngửi thấy mùi
thơm của cam nữa. Còn ở chai thứ 2, do không khí có những tính chất đặc biệt
khiến bạn không dễ nhận ra. Vậy không khí có những tính chất gì, chúng ta cùng
bước vào bài học ngày hôm nay. Bài Không khí có những tính chất gì?
HOẠT ĐỘNG 2:

Bộc lộ quan điểm ban đầu

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và ghi các tính chất của

không khí vào bảng nhóm.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Giáo viên gắn bảng kết quả thảo luận của học sinh-> học sinh đọc kết quả gắn
trên bảng nhóm.
+ Nhóm 1: Không khí không có màu gì, không có mùi gì và vị gì
+ Nhóm 2: Không khí …
+ Nhóm 3: Không khí …
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét:
+ Nêu những điểm giống nhau của 3 nhóm.

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 15


16
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
+ Nêu những điểm khác nhau của 3 nhóm? -> giáo viên đánh dấu các điểm
khác nhau trên bảng nhóm.
- Giáo viên: Vậy để biết chính xác không khí có những tính chất gì, các em có
thể nêu những thắc mắc về tính chất của không khí.
- Học sinh thảo luận để đưa ra câu hỏi -> học sinh nêu câu hỏi, giáo viên ghi:
+ Nếu không có không khí con người sẽ ra sao?
+ Không khí có màu, có mùi và có vị gì?
+ Không khí có hình dạng như thế nào?
+ Không khí ở yên một chỗ hay bay khắp nơi?
+ Không khí có ích gì với cuộc sống con người?
+ Không khí có thể nén lại được không?
+ Không khí có thể giãn ra được không?
- Giáo viên giải thích những vấn đề không liên quan đến bài học và xoá những

vấn đề đó, chỉ để trên bảng những câu hỏi liên quan đến bài học.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực nghiệm, rút ra kiến thức
1. Không khí không màu, không mùi, không vị
1.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Giáo viên: Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào?
Học sinh nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để
nếm.
1.2. Tiến hành thực nghiệm
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nhận biết tính chất của không khí bằng cách
mình đã chọn và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm.
1.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh trình bày kết quả: Sau khi quan sát, dùng mũi ngửi và đưa lưỡi ra nếm,
em thấy không khí không có màu gì, không có mùi gì và không có vị gì cả ạ.
- Giáo viên: Có nhóm nào có ý kiến khác nữa không?
-> GV ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị.
? Đã bao giờ các em đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của
không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải… ở gần đó bốc lên chứ không
phải mùi của không khí.

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 16


17
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
- GV: Cô có 1 bí mật, cả lớp hãy cùng nhắm mắt lại nhé!
- GV xịt nước hoa vào không khí.
? Em thấy có điều gì lạ trong căn phòng của chúng ta?-> Em thấy có mùi thơm.
? Mùi thơm đó là do đâu nhỉ? Đó có phải là mùi không khí không?

-> Đó là mùi thơm của nước hoa chứ không phải mùi của không khí.
- GV chốt: Đúng đấy các em ạ. Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi
của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí. ->
Không khí không màu, không mùi, không vị.
2. Không khí không có hình dạng nhất định.
-Vấn đề thứ nhất chúng ta đã rõ. Bây giờ chúng ta cùng khám phá về hình dạng của
không khí nhé.
2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- Giáo viên: Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ?
- Học sinh nêu phương án thí nghiệm: Thổi bóng bay, ...
2.2. Tiến hành thực nghiệm
- Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm (bóng bay hình cầu và hình quả) yêu cầu HS
thực hành làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. Giáo viên lưu
ý HS cách thổi bóng bay dễ và không bị vỡ.
- HS thực hành thổi bóng bay.
2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành
+ Tình huống 1: Học sinh thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay. không
khí có hình dạng hình cầu và hình quả.
+ Tình huống 2: Không khí không có hình dạng nhất định (vì thổi không khí vào
một quả bóng bay thì thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay, dùng tay vặn
quả bóng bay thì thấy hình dạng quả bóng bay thay đổi)
+ Tình huống 3: ....
-> Giáo viên ghi bảng: Không khí không có hình dạng nhất định
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực
tế.
Ví dụ: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong
lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, …
Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27


Trang 17


18
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
3. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-Vấn đề tiếp theo chúng ta cần giải quyết là gi? (Không khí có thể bị nén lại hoặc
giãn ra)
2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
- GV: Muốn biết không khí có thể nén lại được không hay có giãn ra được
không, các em
có thể làm thế nào để biết?
- HS: đề xuất các phương án khác nhau, GV có thể định hướng để học sinh sử
dụng cách đẩy xi lanh ..
2.2. Tiến hành thực nghiệm
- HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát, giúp đỡ
- Ghi kết quả ra vở thí nghiệm
2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả thực hành
+ Khi ấn xi lanh xuống thì xi lanh di chuyển xuống một chút rồi không dẩy
xuống được nửa. Khi thả tay ra thì xi lanh lại đẩy ngược lại về vị trí cũ -> Vậy
Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
-> Giáo viên ghi bảng: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác Không khí có thể bị nén lại hoặc
giãn ra trong thực tế.
Ví dụ: Bơm xe, bơm bóng
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận
của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất
của không khí không?
- Học sinh nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu:

+ Không khí không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
HOẠT ĐỘNG 4: Kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên phát cho 3 nhóm 3 chai nhựa rỗng, yêu cấu: Làm thế nào lấy được
khống khí trong lành bên ngoài lớp học mang vào tróng lớp học?
- Học sinh thảo luận và cử đại diện thực hành

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 18


19
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
- Các nhóm báo cáo kết quả:
+ Tình huống 1: Học sinh lấy nước trong phòng học đổ đầy nước vào chai
mang ra ngoài đổ nước đi, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp
học.
+ Tình huống 2: Học sinh bóp dẹt chai nhựa, đậy nắp lại mang ra ngoài, mở
nắp chai ra, nắn cho chai phình như cũ, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài
vào trong lớp học.
+ Tình huống 3: Học sinh có thể mang chai ra ngoài, chao qua chao lại, đậy
nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét những trường hợp nào đúng (Tình huống
1,2 là đúng, tình huống 1 là tối ưu), cho học sinh giải thích dựa trên tính chất của
không khí (không màu, không có hình dạng nhất định
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - dặn dò
- Giáo dục học sinh bảo vệ bầu không khí
- Giáo viên cho học sinh nêu lại kết luận về tính chất của không khí
Bài 2: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?

I. Mục tiêu:
Học sinh biết được sự hình thành của mây ,mưa
Học sinh biết được mây được hình thành như thế nào ? nước mưa có từ đâu ?
Nêu được quá trình hình thành mây và mưa
II. Đồ dùng: tranh sách giáo khoa phóng to; tranh sưu tầm; tài liệu sưu tầm
nói về sự hình thành mây, mưa.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
+ Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào?
+ Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?
+ Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
B. Bài mới:
1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Gv cho học sinh cùng nghe bải hát “ mưa bong bóng”
GV hỏi : theo các em mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra ?

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 19


20
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
2. Biểu tượng ban đầu của HS:
Cho học sinh ghi lại những suy nghĩ của mình : vào vỡ ghi chép khoa học, sau
đó thảo luận nhóm 3 để ghi lại trên bảng nhóm ( có thể ghi lại bằng hình vẽ , sơ đồ)
Ví dụ : về 1 vài cảm nhận của học sinh.
*mây do khói bay lên tạo nên/ Mây do hơi nước bay lên tạo nên. / Mây do
khói và hơi nước tạo thành./ Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây
đen./ Hơi nước ít tạo nên mây trắng , hơi nước nhiều tạo nên mây đen. / Mây tạo

nên mưa....
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
- yêu cầu học sinh tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu
tượng ban đầu về sự hình thành mây và mưa cuả các nhóm . GV tổ chức cho học
sinh đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu :
- Khi HS đề xuất câu hỏi GV tập hợp các câu hỏi sát với nội dung bài ghi lên bảng
*mây có phải do khói tạo thành không ?
*mây có phải do hơi nước tạo thành không
* vì sao lại có mây đen , lại có mây trắng ?
*mưa do đâu mà có
* khi nào thì có mưa ?
-trên cơ sở các câu hỏi do học sinh đặt ra GV tổng hợp câu hỏi phù hợp với
nội dung tìm hiểu cảu bài
VD: GV có thể tổng hợp các câu hỏi
*Mây được hình thành như thế nào ?
*mưa do đâu mà có ?
GV cho học sinh thảo luận , đề xuất cách làm: mây được hình thành như thế
nào ? ( GV gợi ý về tranh ảnh đang treo trong lớp)
Có thể chọn phương án ( quan sát tranh ảnh )
GV cho học sinh thảo luận đề xuất cách làm đề tìm hiểu: khi nào có mưa ?
( GV gợi ý tranh treo trong lớp
4. Thực hiện phương án tìm tòi :
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả , rút ra kết luận. (có thể bằng lời
hoặc bằng sơ đồ )

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 20



21
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
-GV yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ hỉnh thành mây và mưa vào vở ghi chép
khoa học
+sau khi gặp lạnh biến thành các hạt mây nhỏ
+dần dần kết lại thành các hạt nước lớn hơn
+ sau khi nhiệt độ thấp đi biến thành những tinh thể băng
+ gặp hơi nước biến thành bông tuyết
+ những bông tuyết nhỏ kết hợp với nhau tạo thành những bông tuyết lớn
+ khi rơi xuống xuyên qua vùng không khí ấm lại tan thành giọt nước
+ biến thành mưa rơi xuống mặt đất.
- Cho học sinh so sánh những cảm nhận ban đầu về sự hình thành mây , mưa và đồi
chiếu với kiến thức SGK để khắc sâu kiến thức
5. Kết luận kiến thức:
*kết luận bằng lời : nước ở ao hồ , sông , biển … bay hơi lên cao , gặp không
khí lạnh , ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ nhiều hạt nước nhỏ đó tạo nên
những đám mây
*kết luận bằng sơ đồ :
C.Củng cố- dặn dò:
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh
mình ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia
xây dựng
bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước
cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh
mình.
-Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau,
cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm
không tưới để chuẩn bị bài 24.

6. Kết quả đạt được:
Với việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột, thực hiện theo quy trình
trên, tôi đã thu lượm được kết quả đáng khích lệ. Kiến thức khoa học của bài cần
cung cấp cho học sinh hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Học sinh đã tự mình thực
Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 21


22
Đề tài: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 4.
hành, tự mình tìm ra tri thức cần thiết, phù hợp với sự đổi mới hiện nay. Phương
pháp này giúp học sinh hứng thú học tập, nhớ lâu đặc biệt là nó phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học : Hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, có niềm
tin tuyệt đối vào những gì mình tận mắt chứng kiến, tận tay làm ra và các em đã
thể hiện xuất sắc trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, tri thức khoa học.
Đối chiếu với kết quả khi chưa tiến hành dạy theo phương pháp BTNB ta thấy
chất lượng tiết dạy có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột cao hơn hẳn so với
tiết dạy không áp dụng phương pháp này.
III. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng đề tài này và rút ra một
số kinh nghiệm thực hiện như sau:
- Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung dạy học theo phương pháp BTNB
như: Thiết kế giáo án, đặt ra tất cả những câu hỏi mà học sinh có thể đặt ra (kể cả
những câu hỏi sai) để định hướng các em đi đúng hướng, hạn chế mức thấp nhất
trường hợp các em đi sai hướng nghiên cứu dẫn đến sai giả thuyết nghiên cứu.
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng học tập, các hình ảnh đầy đủ để học sinh có
thể thực hiện tốt nội dung.
- Hai bước mà học sinh gặp khó khăn là bước 2 và bước 3, giáo viên phải
chuẩn bị tình huống để gợi mở giúp HS đặt câu hỏi phù hợp từ đó xác định đúng

giả thuyết khoa học.
- Trong quá trình lên lớp giáo viên chỉ là trọng tài, chỉ nhắc nhở, giúp đỡ,
hướng dẫn học sinh kết luận kiến thức theo quan điểm dạy học “lấy học sinh làm
trung tâm”.
- Một khó khăn lớn nhất của đề tài này trong giai đoạn hiện nay đó là không
đủ thời gian cho một tiết dạy theo phương pháp BTNB, số học sinh ở một lớp quá
đông, học sinh chưa được rèn luyện cơ bản ở lớp dưới về phương pháp mới nên có
sự bỡ ngỡ khi tiếp xúc với phương pháp mới, vì vậy kĩ năng đặt câu hỏi nghiên
cứu, kĩ năng xây dựng giả thuyết nghiên cứu và phương án thực nghiệm dường
như không có. Để học tập theo phương pháp này giáo viên phải trang bị từ đầu. Đó
cũng là một nguyên nhân tiêu tốn thời gian của tiết học, của mỗi bài học, mỗi chủ
đề.
- Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu
điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng, tôi rất mong muốn được sự góp ý phê
bình của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

Học viên: Võ Minh Hùng – CHGDTH K27

Trang 22



×