Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự trong cơ chế thị trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 92 trang )

-r.



ínrHMi ĐH1.1Ạtii\
TMlVIỆXlỉ.v

•• ■
Ị ũ T m

GIẤO DỤC v i PỂ0 TAO
TKMON '3 b a• i b ọ• c l u ằ. r I I


NỘ
*I

VŨ THỊ : u ấ t

MÒI QUAN
HỆ* G í ữ a U
'
K-ỈỂLH m VÀ LUẬT
DÂN sơ ĩ

íCHẼ THỈ TRƯỜNG đ,VỈ£I.Ni

CAN


THAC S Í L Ư Â* T H O■>í



I

H Ấ NÓI - i g y g


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TU PHAP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Vũ Thị T uất

MÓI QUẠN HỆ
GIỮA LUẬT KINH TÊ VÀ LUẬT DÂN s ự
TRONG C ơ CHẼ THỊ TRƯỜNG Ồ VIỆT NẰM
Chuyên ngành :

Luật Kinh tế

Mã số;________ 50515
tpư

Ò n g ~ĐH |.Ij Át i !a

noi

ĩíiii V p G IÁ O yiẸK
ĨÓLI LA A)£

iẠ
• n ổ n t h ọ• c s ỉ l u Ạ
• t h ọ• c

Người hướng dẫn: PTS Hoàng Thế Liên
Viện trưởng Viện NCKH Pháp lý - Bộ Tư pháp

HÀ NỘI - 1998

L


MỤC LỤC

Trang
4

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT s ố VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỂ h i ệ n
TÍNH ĐẶC THÙ TRONG M ố i QUAN HỆ GIŨÀ LUẬT
DÂN S ự VÀ LUẬT ICINH TẾ
1. Khái quát chung về luật dân sự, luật kinh tẽ

8
8

1.1 Khái quát chung về luật dân sự Việt Nam

9


1.2. Khái quát về luật kinh tế

14

2. Đặc trưng có tính lịch sử trong quan hệ giữa luật
dân sụ và luật kinh tẽ

17

3. Cơ ch ế kinh tê thị trường và vấn đề đặt ra trong
môi quan hệ giũa luật dân sụ và luật kinh tẽ

25

3.1 Cơ chế kinh tế thị trường đặt ra yêu cầu cần tăng
cường vai trò của pháp luật
I
3.2 Cơ chế kinh tế mới châm ngòi cho cuộc tranh luận
khoa học mới về mối quan hệ giữa luật dân sự và luật
kinh tế
3.3 Luật kinh tế trong cơ chế mới theo quan điểm
chính thống hiện nay
CHƯƠNG II: TÍNH CHAT VÀ NỘI DUNG CỦA M ố i
ỌUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN S ự V À LUẬT KINH TẾ
í. Tính chất của mối quan hệ này
2. Sụ tưưng đồng và sụ khác biệt giũa luật dân sụ và

2

25


28

31
41

41


luật kinh tẽ

42

2.1 Sự tương đồng giữa luật dân sự và luật kinh tế

4^

2.2 Sự khác biệt giữa luật dân sự và luật kinh tê

£^Q

3. Sự tác động qua lại giữa luật dân sự và luật kinh té

53

3.1 Sự tác động của luật dân sự đối với luật kinh tế

^

3.2 Sự tác động của luật kinh tế đối với luật dân sự


74

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ MỘT s ổ KIÊN NGHỊ

78

TÀI LIỆU THAM KHẲO

88

t

I

3


PHẨN MỞ ĐẨU

1. T ín h cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của Nhà nước và pháp luật là một bước ngoặt lớn
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cả phương diện lý
luận và thực tiễn đều khảng định lằng một xã hội muôn tồn tại và
phát triển đều cần đến pháp luật như một công cụ quản lý hữu
hiệu nhất. Đặc biệt ở nước ta việc quản lý xã hội bằng pháp luật
và không ngừng tăng cường pháp chê XHCN đã trở thành một
nguyễn tắc hiến định.
Quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ xã
hội nhiều mặt và rất phức tạp, đòi hỏi sự điều chỉnh của nhiều

ngành luật khác nhau. Tuy mỗi ngành luật có đổi tượng, phạm vi
và phương pháp điều chỉnh riêng nhưng giữa chúng vẫn có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, trong đó, giữa luật dân sự và
luật kinh tế có mối quan hệ đặc biệt với nhiều nét đặc trưng cần
được nghiên cứu để làm rõ.
Trong khoa học pháp lý ở các nước XHCN, không có vấn
đề nào được tranh luận sôi nổi, lâu dài và tốn kém như vấn đề
mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế.
Ở nước ta, trong thời kỳ bao cấp, về lý luận cũng như thực
tiễn lập pháp, vấn đề về mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh
tẽ, không được thảo luận một cách gay gắt như ở các nước Đông
âu. Luật kinh tế có đối tượng điều chỉnh riêng, đặc thù, do đó I1Ó
là một ngành luật độc lập. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta đả
có nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường thì những
vấn đề về mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế đòi hỏi cần
có sự nghiên cứu góp phần giải quyết tốt mối quan hệ này.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các quan hệ do luật
kinh tẽ điều chỉnh có sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: yếu tố

4


tài sản và yếu tô tổ chức kê hoạch. Do đó chúng khác hẳn với
quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh. Chuyển sang cơ chê thị
trường, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với các hoạt động
kinh tế. Các quan hệ tài sản trong luật kinh tế và luật dân sự gần
gũi với nhau. Chúng đều là những quan hệ hàng hoá tiền tệ được
thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thế và
nhằm thoả mãn lợi ích cho các chủ thể trên cơ sở phù hợp vói lợi
ích của Nhà nước, của xã hội. Vì vậy việc xác định đối tượng

điều chinh của mỗi ngành luật là khó khăn và không ít những
tranh luận về mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế xay ra
trong giới khoa học pháp lý.
Thực tiễn xét xử nước ta trong thời gian qua cũng cho thấy,
ranh giới giữa tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự rất khó xác
định, đặc biệt là những tranh chấp phát sinh từ hợp đổng. Trước
tình hình đó đã có nhiều đương sự có tranh chấp hợp đồng nhưng
không biết khởi kiện ở Toà án nào. Giữa toà dân sự và toà kinh tế
cũng nảy sinh tranh chấp về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
về hợp đồng. Điều đó dẫn đến tình trạng việc giải quyết tranh
chấp bị kéo dài, không được giải quyết dứt điểm. Thực trạng đó
đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu để làm rõ mổi quan hệ giữa luật
dân sự và luật kinh tế. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh
dạn chọn vấn đề “m ôi quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tê
trong cơ chê thị trường ở Việt N am ” làm đề tài cho luận án tốt
nghiệp cao học luật của mình.
'■
2. M uc đích nghiên cứu;
Hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta có hai ngành luật
liên quan mật thiết với nhau, đó là luật dân sự và luật kinh tế. Các
vãn kiện của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đều
nhấn mạnh về sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hai ngành
luật này để tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thống nhất cho hoạt
động của các công dân và doanh nghiệp. Việc làm sáng tỏ mối
quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế nhầm tìm ra những cơ sở
lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống

5



pháp luật nói chung, luật dân sự và luật kinh tế nói riêng. Mục
đích của luận án là làm sáng tỏ mối quan hệ giữa luật dân sự và
luật kinh tế, đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần xây dựng
mối quan hệ hợp lý giữa luật dân sự và luật kinh tế phù hợp với
thực tế và xu hướng phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
3. Phương pháp nghiên cứu,
Vì đây là đề tài thuộc khoa học xã hội nên chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội để giải'
quyết vấn đề đặt ra. Đồng thời, tính chuyên sâu của đề tài đòi hỏi
phải sử dụng cả các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp,
hệ thống hoá, so sánh... Có như vậy chúng tôi mới có thể thực
hiện tốt các yêu cầu do đề tài đặt ra.

4. Đ ỏ n g góp của bàn luân án.
Luận án góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật dân
sự luật kinh tế, đưa ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp
luật trong kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp
phần tạo ra cái nhìn tổng thể, khách quan và khoa học về sự phát
triển của mối quan hộ giữa luật dân sự và luật kinh tế. Trên cơ sở
đó, luận án sẽ kiến giải một số biện pháp cụ thể để hoàn thiện
mối quan hệ giữa hai ngành luật quan trọng này.
5. K ết cấu luân án.
Nội dụng của luận án bao gồm:
Phần mở đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận thể hiện tính đặc thù trong
mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự.
Chương II: Tính chất và nội dung của mối quan hệ giữa luật
kinh tế và luật dân sự trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường.


6


Chương III: Kết luận và một số kiến nghị.
*

*
*

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi nhận được sự
giúp đỡ đầy tinh thần trách nhiệm của các giáo viên thuộc khoa
cao học trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo Hoàng Thế Liên, Viện trưởng Viện nghiên cứu
khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc cửa mình đối với những sự giúp đỡ đó.

7


. CHƯƠNG I

,

MỘT S Ố VẪN ĐỂ LÝ LUẬN THỂ HIỆN
TÍNH ĐẶC THÙ TRONG M ố i QUAN HÊ GIŨA
LÍIẬT
• DÂN S ự• VÀ LUẬT
• KINH TỀ
í


1. Khái uiỉát chung về L uât Dân sư, L uât Kinh tế.
Ở bất kỳ quốc gia nào, pháp luật cũng đều là công cụ chủ
yếu để Nhà nước quản lý xã hội. Vì thế, các Nhà nước đều rất
quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng
hoàn thiện để đảm bảo cho việc ổn định và phát triển xã hội. Tuy
vậy, quan niệm về cấu trúc của hệ thống pháp luật ở các quốc gia
là khác nhau. Sự khác nhau đó có tính khách quan và khoa học
của nó, bởi nó được xây dựng trong những điều kiện lịch sử cụ
thể và bắt rễ từ hạ tầng cơ sở của quốc gia mình.
Ở những nước ngoài hệ thống XHCN, hệ thống được phân
chia thành các bộ phận tương đối độc lập với nhau, đó là luật
công và luật tư. Căn cứ để phân định giữa luật công và luật tư là ở
mục đích điều chỉnh của pháp luật, chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật. Luật công (gọi là luật công pháp) nhằm mục đích bảo
vệ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước. Các quan hệ do luật công
điều chỉnh có ít nhất một bên chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà
nước tham gia, trong đó các chủ thể thường là không bình đẳng
với nhau. Theo tiêu chí này, luật công gồm có luật Nhà nước, luật
tài chính công, luật hành chính, luật công pháp quốc tế... Luột tư
(gọi là luật tư pháp) điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cá
nhân với nhau, hoặc giữa cá nhân với tổ chức có địa vị pháp lý
bình đẳng. Mục đích điều chỉnh của luật tư là bảo vệ lợi ích của
các cá nhân trong xã hội. Theo tiêu chí này, luật tư gồm luột dân
sự, luật bảo hiểm, luật thương mại...
Ở các nước XHCN, pháp luật là một hệ thống thống nhất
bao gồm nhiều ngành luật độc lập: như luật nhà nước, luật hành
chính, luật dân sự, luật kinh tế, luật hình sự... Căn cứ để phân


định các ngành luật trong hệ thống pháp luật là dựa vào đối tượng

điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật, trong đó đối tượng điều chỉnh là căn cứ quan trọng
nhất để phãn định các ngành luật. Trong hệ thống pháp luật
XHCN, các ngành luật có tính độc lập với nhau, tuy nhiên trong
điều kiện hiện nay không thể xác định được ranh giới bất di, bất
dịch giữa các ngành luật đặc biệt là những ngành luật rất gần gũi'
với nhau như luật dân sự và luật kinh tế. Vì vậy, tính độc lập giữa
các ngành luật chỉ có ý nghĩa tương đối. Hơn nữa, do tính nhất
quán và thống nhất bên trong của hệ thống pháp luật nên giữa các
ngành luật có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung lẫn nhau troi!£
điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trên cơ sở quan điểm lý luận như
vậy, chúng tôi xin trình bày khái quát chung về luật dân sự, luật
kinh tế với tư cách là hai ngành luật độc lập, gẩn gũi nhau nhất
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1.1 K h ái quát chung về luât dân sư Viêt Nam.
Luật dân sự Việt Nam được định nghĩa là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất
hàng hoá, tiền tệ và một sô các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình
đẳng, độc lập và tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các
quan hệ đớ.
Các quy phạm pháp luật dân sự được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau nhưng điển hình nhất là Bộ luật dân sự có hiệu
lực từ 01 tháng 7 năm 1996 gồm 838 điều. Đó là Bộ luật lớn nhất
nước ta hiện nay điều chỉnh hai mảng quan hệ: quan hệ tài sán và
quan hệ nhân thân.
Như vậy, luật dân sự điều chinh hai nhóm quan hệ xã hội
trong đời sống giao lưu dân sự là quan hệ tài sán và quan hệ nhân
thân.

,



Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người vói người thông qua
tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sán nào
đó biểu hiện dưới các dạng khác nhau. Theo điều 172 Bộ luật dân

9


I

sự tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền
và các quyền tài sản.
Tuy vậy, luật dân sự không điều chỉnh tất cả các quan hệ tai
sán mà chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản trong giao kru dân sự.
Những quan hệ tài sản mang tính chất hành chính trực thuộc
(q ua n hệ liên quan đến ngân sá ch , thuế), m ột s ố quan hệ tài Síìn

giữa các thành viên của gia đình nói chung và quan hệ tài san
giữa người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đôi
tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Những quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ
mang tính chất hàng hoá, tiền tệ phát sinh giữa cá nhân với nhau
hoặc giữa cá nhân với tổ chức nhằm mục đích chủ yếu phục vụ
cho việc đáp ứng nhu cầu vật chất của con người.
Các quan hệ này thể hiện ý chí của các bên. Các bên có
quyền tự định đoạt có tham gia hay không tham gia vào quan hệ
tài sản. Đây là điều kiện đầu tiên để quan hệ tài sản được thiết
lập.
Quan hệ tài sản còn mang tính chất đền bù tương đương

trong trao đổi. Mục đích của các chủ thể khi tham gia quan hệ
đều mong muốn đạt được những lợi ích nhất định. Do vậy, các ầ
chủ thể thiết lập quan hệ trao đổi lợi ích một cách ngang bằng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ tài sản đều mang tính
chất đền bù ngang giá. Ví dụ: quan hệ tặng cho, thừa kế.
Quan hệ tài sản trong luật dân sự bao gồm các quan hệ xã
hội liên quan đến quyền sở hữu thông qua việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt và các quan hệ hình thành trong quá trình lưu
chuyển tài sản giưã các chủ thể.

Quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh là những
quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần gắn với một chủ thể
nhất định. Các quan hệ này, không mang tính chất tài sản, nghĩa
là không thể tính thành tiền. Quyền nhân thân không thể chuyên

10


giao cho người khác, quyền nhân thân có giá trị tuyệt đới của cá
nhân nhất định mà mọi người có nghĩa vụ phải tôn trọng.
Quan hệ nhân thân bao gồm quan hệ nhân thân gắn với tài
sán và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.
Quan hệ nhân thân không gắn với'tài sản là quan hệ xã hội
có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người,
không thể tách rời khỏi con người đó như quan hệ họ tên, danh
dự, nhân cách, bí mật đời tư...
Quan hệ nhân thân gắn vời tài sản chủ yếu là các quan hệ
nhân thân gắn với đối tượng sở hữu trí tuệ (sáng tạo và sử dụng
tác phẩm, công trình khoa học). Khác với quan hệ nhân thân
không mang tính tài sản, loại quan hệ này có đặc điểm thể hiện

đạm nét đời sống tinh thần của tác giả.
Giá trị tinh thần đó tồn tại độc lập với nhân thân người sáng
tạo, có thể chuyển dịch trong giao lưu dân sự và mang lợi ích về
mặt tài sản.
Mỗi ngành luật có một phương pháp điều chính riêng của
nó. Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật phụ thuộc vào
tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội do nó điều chính.
Xuất phat từ bản chất các quan hệ tài sản và quan hệ nhãn thân do
luật dân sự điều chính, luật dân sự chủ yếu sử dụng phương pháp
bình đẳng, thoả thuận để điều chỉnh các quan hệ đó.
Chủ thể của luật dân sự theo quy định của luật dân sự bao
gồm pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Nội dung của luật dân sự bao gồm các chế định pháp lý về
chủ thể, quan hệ dân sự về tài sản, quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp
đồng, quyền thừa kế, về chuyển quyền sỉr dụng đất, quyền sở hữu
trí tuệ và chuyển giao công nghệ, về quan hệ dân sự có yếu tố 1
nước ngoài.

11


- Trong chế định về các chủ thể quan hệ dân sự, luật dân sự
quy định rõ về điều kiện của các chủ thể, phạm vi tham gia quan
hệ, đại diện của từng loại chủ thể cũng như trách nhiệm tài sán
cúa các chủ thể khi tham gia quan hệ.
- Tài sản và quyền sở hữu là một chế định trung tủm của
luật dân sự ở nước ta cũng như các nước trẽn thế giới. Chẽ định
này, luật dân sự quy định các vấn đề về tài sản và các loại tài sản;
làm rõ khái niệm về quyển sở hữu mà nội dung của nó bao gồm
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Đặc biệt luật dân sự

không chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu mà CÓI1
quy định quyền và nghĩa vụ của những người không phải là chủ
sư hữu.
Luật dân sự cũng quy định cụ thể về căn cứ xác lập, chấm
dứt quyền sở hữu; các hình thức sở hữu khác nhau và biện pháp
bảo vệ quyền sở hữu.
- Chế định về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự: Trong phần này
các quy định về khái niệm nghĩa vụ dân sự; căn cứ làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm do vi
phạm nghĩa vụ dân sự, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, chấm
dứt nghĩa vụ đân sự.
Đặc biệt luật dân sự quy định một cách cụ thể chi tiết các
nguyên tắc ký kết hợp đồng dân sự, về đề nghị và chấp thuận hợp
đồng, nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự, sửa đổi, chấm dứt
hựp đồng dân sự, các loại hợp đồng dân sự, các trường hợp vô
hiệu của hợp đổng và trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng.
- Thừa kế là một chế định quan trọng trong luật dân sự của
hầu hết các nước. Chế định thừa kế trong luật dân sự Việt Nam
quy định rõ các vấn đề nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về người để
lại di sản thừa kế và người thừa kế, thời điểm mở thừa kế, địa
điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, các hình thức thừa kế bao gồm
thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

12


- Chế định về quyền sử dụng đất là m ột chê định mới trong
luật dân sự Việt Nam. Chế định này đưa ra các quy định cụ thể về
các cán cứ xác lập quyển sử dụng đất, hình thức chuyển quyền sử
dụng đất, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, điều kiện chuyển .

nhượng quyền sử dụng đất, giá chuyển quyền sử dụng đất,
nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất, hiệu lực của việc chuyển
quyền sử dụng đất, hậu quả của việc chuyển quyền sử dụng đất
trái pháp luật và cân cứ chấm dứt quyền sử dụng đất.
- Chế định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tập
trung làm rõ vấn đề về tác giả, người sở hữu tác phẩm, các loại
tác phẩm được bảo hộ, tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ,
quy định về quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm, thời
điểm phát sinh quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, chuyển giao
quyền tác giả và thừa kế quyền tác giả.
Trong chế định này còn bao gồm các quy định về quyền sỏ'
hữu công nghiệp, các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà
IIƯỚC bảo hộ quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu
công nghiệp, vấn đề sử dụng quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
- Chế định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong
luật Dãn sự bao gồm các qui định về khái niệm quan hệ dãn sự có
yếu tô nước ngoài, vấn đề áp dụng luật Dân sự Việt nam, Điều
ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài; nguyên tắc
áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế; cân cứ chọn
pháp luật đối với người không quốc tịch hoặc người nước Iigoàị
có nhiều quốc tịch nước ngoài; năng lực pháp luật dân sự và năng
lực hành vi dân sư của người nước ngoài; năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân nước ngoài cũng như các vấn đề về quyền sở
hữu tài sản; hợp đồng dân sự; bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và chuyển eiiio
công nghệ.

13



Như vậy, luật dân sự là một ngành luạt độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan
hệ nhân thân có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bàng
các qui định của mình luật dân sự xây dựng các chuẩn mực pháp
lý cho tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ dân sự; hạn chẽ tranh
chấp tiẽu cực trong các quan hệ dân sự, làm lành mạnh các quan
hệ xã hội; góp phần giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọi
thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư sống và làm việc theo
pháp luật vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giầu,
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
1.2 K hái quát về luât kỉnh tế.
ở các nước tư bản nói chung không hình thành nên một cơ
sở lý lưận thống nhất về luật kinh tế. Luật kinh tế được xem xét
dưới nhiều góc độ, bao gồm nhiều bộ phận như: luật thương mại,
luật hợp đồng, luật giải quyết tranh chấp kinh tế, luật phá sản,
luật giải thể, luật cạnh tranh... Nghĩa là ở các nước này không có
quan niệm luật kinh tế là một ngành luật, hay một lĩnh vực pháp
luật độc lập. Từ điển pháp luật Crefields (Cộng hoà liên bang
Đức) viết về luật kinh tế như sau: “Sự phân biệt khái niệm không
thống nhất, phần đông quan niệm luật kinh tế là tổng hợp các quy
định hạn chế và điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp độc lập trong
công nghiệp, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông và các nghề tự do (nhiều ít là quan niệm chính sách kinh
tế). Thuộc luật kinh tế đặc biệt phải kể đến việc cho phép hành
nghề (tự do hành nghề, nghề tự do, quy chế hành nghề, quy chế
nghề thủ công) và lĩnh vực điều chỉnh kinh tế của Nhà nước (điều
tiết Nhà nước, trật tự thị trường, luật giá cả) và khuyến khích kinh
tê (bao cấp). Nhoài ra Luật kinh tế còn bao gồm luật chông cạnh

tranh, luật các tổ chức kinh tế (phòng, hiệp hội) cũng như lĩnh
vực kinh tế ngoại thương”.
Tuy không có quan niệm thống nhất về luật kinh tê nhưng
các học giả tư sản khi nghiên cứu Luật kinh tế thường đề cạp chủ
yẻu hai vấn đề: xét cho cùng, lịch sử khoa học Luật kinh tế ỏ' các

14
I


nirớc tư bản chủ yếu là lịch sử nghiên cứu về hai xu hướng, đỏ là
xu hướng tự do hoá kinh tế và xu hướng tãng cường sự can thiệp
của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Hai xu hướng này vừa
có tính chất độc lập với nhau nhưng đồng thời nằm trong sự
thống nhất như một quy luật của tự nhiên.
Phải nói rằng, khái niêm luât kinh tế là sản nhắm riêng cổ
của chủ nghĩa xã hỏi. Lý luận và thực tiễn của luột kinh tế phát
triển mạnh cùng nhịp độ với sự phát triển của nền kinh tê được
quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp cao độ.
Với quan điểm tiến nhanh lẽn chủ nghĩa xã hội, các nước
XHCN (trước đây) đều chủ trương thực hiện cuộc cách mạng
quan hệ sản xuất mà mục tiêu cơ bản là xoá bỏ các hình thức sở
hữu phi XHCN, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu XHCN dưới
hai hình thức: sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Thậm chí sở
hữu tập thể cũng được coi chỉ là hình thức sở hữu quá độ đê
chuyển lên hình thức sở hữu toàn dân. Từ đó nền kinh tế quốc
dân không được thừa nhận là một nền sản xuất hàng hoá, là một
liền kinh tế hiện vạt và xã hội hoá trực tiếp trên cơ sở kế hoạch
hoá tập trung cao độ. Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô được hoà
vào làm một, nằm trong tay Nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN

vừa là trung tâm quyền lực chính trị vừa là chủ sở hữu duy nhất
và thống nhất đối với tuyệt đại đa số các tư liệu sản xuất của xã
hội, vì vậy, vừa là người chỉ huy, vừa là người trực tiếp tổ chức
thực hiện sản xuất kinh doanh.
Nhà nước thành lập các tổ chức kinh tế để tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời lãnh đạo và quản lý các
hoạt động sản xuất kinh doanh đó theo kế hoạch chặt chẽ, chi tiết
và thống nhất. Trong điều kiện như vậy, quan hệ kinh tế giữa các
đơn vị kinh tế XHCN vói nhau và với cơ quan quản lý Nhà nước
trong lãnh đạo nền kinh tế là quan hệ đặc biệt, khác biệt với các
quan hệ xã hội khác. Sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ, các quan hệ
kinh tễ đó hàm chứa trong mình sự thống nhất của hai yếu tố: yếu
tô tổ chức kế hoạch (quan hệ dọc) và yếu tố tài sản (quan hệ

15


ngang - quan hệ hàng hoá tiền tệ). Quan hệ dọc thể hiện chủ yêu
trong quá trình kẽ hoạch hoá, không chỉ mang tính chất hanh
chính và tổ chức, mà yếu tố tài sản vẫn luôn luôn tồn tại. Bỏ'i lẽ,
đối tượng của quan hệ kế hoạch hoá là sản xuất kinh doanh, kì
vốn, là lưu thông phân phối, phân chia lợi nhuận... với những chi
tiêư rất cụ thể. Còn quan hệ ngang là quan hệ phát sinh giữa các
đơn vị kinh tế trên cơ sở, trong khuôn khổ và nhằm thực hiên kê
hoạch hoá của Nhà nước. Chẳng hạn, hợp đồng kinh tê là đặc
trưng của quan hệ ngang (quan hệ hàng hoá - tiền tệ). Nhung,
trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hợp đồng kinh tế không
được thực hiện theo đúng nghĩa đích thực cua I1Ó là tự do khế
ước, mà là hợp đổng kế hoạch, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh
tế là một kỷ luật Nhà nước. Ký vói ai? Mua bán cái gì? Với giá

bao nhiêu?... đều đã được Nhà nước quy định trong chỉ tiêu kê
hoạch. Như vạy, hành vi giao dịch hợp đổng không còn đơn thuần
là hành vi dân sự mà mang cả yếu tố tổ chức kế hoạch và có tính
chất mệnh lệnh hành chính.
Thực tế cho thấy, luật kinh tế ở các nước XHCN ra đời và
được thừa nhận là một ngành luật độc lộp khi cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp đã đạt được một trình độ nhất định, mà ở thời
điểm đó yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản trong quan hệ
kinh tế đạt được sự thống nhất cao. Nó không còn chấp nhộn sự
tác động của hai ngành luật khác nhau (luật dân sự điều chính
quan hệ tài sản, luật hành chính điều chỉnh quan hệ tổ chức kế
hoạch) vào những quan hệ kinh tế có sự thống nhất của hai yếu tố
đó nữa, mà yêu cẩu sự ra đời của một ngành luật mói: Luât kinh
tế. Đó cũng là một trong những lý do lý giải tại sao cùng một co
chê quản lý kinh tế mà sự ra đời của luật kinh tế ỏ' các nước
XHCN (trước đây) lại ở các thời điểm khác nhau. Ngành luật
kinh tế được thừa nhận là một ngành luật độc lập ở Liên Xô vào
nám 1965, ở Cộng hoà dân chủ Đức vào năm 1960, ở Tiệp Khắc
vào năm 1965, ở Việt Nam vào những năm 1970.
Vì vậy, Luật kinh tế trong cơ chế tập trung quan liêu bao
càp đưực định nghĩa là một tổng hợp các quy phạm pháp luạt, thể

16


hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, điều
chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế XÍ]\!N, các cơ quan
quản lý kinh tẽ phát sinh trong quá trình thực hiện chức nãng
quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Luật

kinh tế bảo đảm sự thống nhất giữa kế hoạch hoá trung ương và
việc thực hiện kế hoạch của các tổ chức kinh tế XHCN.
Luật kinh tế theo nghĩa đó có các đặc điểm để phân biệt với
các ngành luật khác nhất là với luật dân sự như sau:
- Đối tượng điều chỉnh là quan hệ kinh tế giữa các tổ chức
kinh tế, các cơ quan quản lý kinh tế hàm chứa trong đó sự thống ‘
nhất của hai yếu tố: yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tô tài sản.
- Chủ thể là các tổ chức kinh tế XHCN, các cơ quan quản lý
kinh tế.
- Phương pháp điều chỉnh: kết hợp phương pháp minh lệnh,
phương pháp thoả thuận và phương pháp hướng dẫn.
Vậy, luật kinh tế trong điều kiện cảa nền kinh tế thị trường
có gì mới so với luật kinh tế trong CƯ c h ế tập trung quan liêu bao
cấp? Đây là một vấn đề cần tiệp tục nghiên cứu và lý giải. Ở mức
độ khái quát nhất, có thể khẳng định rằng, 1) đối tượng điểu
chỉnh của luật kinh tế càng ngày càng được 1Ì1 Ở rộng, bao gồm
nhiều nhóm quan hệ xã hội giữa các doanh nghiệp với nhau và
với cơ quan quản lý nhà nước phát sinh từ yêu cầu sản xuất kinh
doanh; 2) chủ thể của luật kinh tế phong phú và đa dạng hơn so
với trước, có thể nói đó là những doanh nghiệp được thành lập
một cách hợp phảp theo quy định của pháp luẠt hiện hành, các cá
nhân được Nhà nước cho phép kinh doanh và các cơ quan quản lý
nhà nước; 3) phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế mềm dẻo,
linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của các nguyên tắc tự do kinh
doanh, tự do khế ước, dân chủ và bình đẳng trong hoạt động sản
xuât kinh doanh (các phần sau sẽ phân tích cụ thể về vấn để này).

17

; i i. , . -i: ....,. . ;


LA ẦU


2. Đ ă c trung cỏ tính lich sừ tro n g quan hê giữa íu ât dân su
và luât kỉnh tế.
Ở những nước tư bản trước đây, trong suốt thòi kỳ dài của
lịch sử khi các hoạt động lao động, sản xuất của con người chưa
có sự chuyên môn hoá rõ rệt, các quan hê liên quan đến người
dân được điều chỉnh bằng luật dân sự. Tới thời kỳ thương mại
phát triển, người ta nhận thấy rằng phải có qui phạm riêng đê
điều chỉnh các hoạt động thương mại phát sinh để đáp ứng yêu
cầu của hoạt động đa dạng, phức tạp và năng động này. Luật
thương mại ra đời để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh giữa các
thương gia. Nhóm quan hệ tài sản này trước đó do luật dãn sự
điều chính.
Hệ thống lý luận về ngành luật kinh tế đựoc hình thành ở
các nước xã hội chủ nghĩa trong cơ c h ế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung. Nó được xây dựng trên cơ sở hệ thống lý luận về chủ nghĩaxã hội, về quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Au trước đây. Tuy nhiên luật kinh tế ra đòi không phải sau
khi có Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà lịch sử hình thành luật kinh
tế là cả một quá trình đấu tranh hết sức gay gắt của các trường
phái luật dân sự và luật hành chính ở Liên Xô.
Thời kỳ đầu, để thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) của
Lê Nin, năm 1922 Bộ luật dân sự Nga đã ra đời. Bộ luật này thừa
nhộn và bảo vệ khu vực lưu thông dân sự trong đó có tư nhàn
tham gia, nhưng bắt buộc họ phải phục tùng lợi ích tối cao của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tuy nhiên, vào lúc đó
Bộ luật dân sự 1922 không điều chỉnh các quan hệ kinh tế có sự
tham gia của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Trứơc tình hình dó,

nãm 1924 cơ quan lộp pháp Nga đã phải bổ sung vào luật dân 4ự
qui định "sự tham gia của các cơ quan, xí nghiệp trong lưu thông
dân sự sẽ được qui định trong điều lệ đặc biệt". Như vậy, Bộ luật
dân sự Nga đã mở đường cho sự hình thành và phát triển một hệ

18


thống hoá các qui phạm riêng biệt áp dụng trong khu vực kinh tê
quốc doanh. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều văn bản pháp luạt
điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa
trên cơ sở nguyên tắc kế hoạch. Như vậy, đối với các hoạt động
kinh tế thời kỳ này được phân ra làm hai mảng do hai ngành luật
điều chỉnh. Lưật dân sự điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong khu
vực kinh tê tư nhân và giữa các thành phần kinh tê vói nhau. Luật
hành chính - kinh tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội chủ
nghĩa giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bởi kinh
tế kế hoạch và trật tự cấp trên, cấp dưới. Quan điểm này được nhà
khoa học nổi tiếng đương thòi Xtuttrơca nghiên cứu đưa ra vào
những năm cuối thập kỷ 20.
Khi chính sách kinh tế mới chấm dứt cũng là khi xoá bỏ
hoàn toàn khu vực kinh tế tư nhân, thì Xtuttrơca khẳng định
không còn mảnh đất tồn tại cho ngành luật dân sự với tĩnh chất là
công cụ điều chỉnh pháp lý những hoạt động kinh tế tư nhân. Khi
đó chí cồn tồn tại ngành luật kinh tế (hay còn gọi là hành chính
kinh tế) ỉàm nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong đòi
sống kinh tế của đất nước. Quan điểm này đã được củng cô và
phát triển trong khoa học và thực tiễn pháp lý. Khi mô hình kinh
tẽ kế hoạch hoá tập trung cao độ ngày càng được định hình rõ
nét. Tuy nhiên, qưan điểm này còn hạn chế là phủ nhận bản chất

hàng hoá tiền tệ của các quan hệ kinh tế trong chủ nghĩa xã hội,
coi nhẹ vai trò của công dân với tư cách ỉà chủ thể của dân luật và
đánh giá thấp ý nghĩa của quyền sở hữu cá nhân của công đtân.
Quan điểm này bị đánh đổ khi hiến pháp 1936 của Liên Xô ra đùi
với sự đề cao và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân Xô
Viết. Lúc này luật dân sự trở lại vị trí độc tôn để điều chính thống ;
nhất các quan hệ tài sán, bên cạnh đó luật hành chính được phát
triển để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động kế
hoạch hoá nền kinh tế của Nhà nước. Tuy quan niệm cực đoan về
luật kinh tế do Xtuttrơca đưa ra bị đánh đổ nhưng I1Ó để lại một
dấu ấn quan trọng vì có giá trị trên con đường phát triển khoa h ọ c
pháp lý. Nó để lại một kết luận quan trọng về sự cần thiết phái

19


xây dựng một ngành luật mới, phù hợp với bán chất và yêu cầu
cần quản lý kinh tẽ theo kiểu xã hội chủ nghĩa và có biên giới với
ngành luật dân sự truyền thống.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Liên Xô
bước vào thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế. Công cuộc xây
dựng kinh tế đã đặt khoa học pháp lý trước yêu cầu phát triển
mới. Khoa học pháp lý hành chính ngày càng làm rõ đặc tính của
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế của
Nhà nước, đòi hỏi phải tách ra một nhóm các qui phạm của luật
hành chính coi như một bộ phận độc lập, một nhóm của luật hành
chính là hành chính kinh tế. Các nhà dân luật cho rằng, các quan
hệ tài sản giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa có đặc điểm là kết
hợp sự.lãnh đạo tập trung, theo kế hoạch của Nhà nước với sự độẹ
lập của các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần phải qui

định và hoàn thiện một chế định riêng về nghĩa vụ kinh tế và hợp
đồng kinh tế để đưa vào bổ sung cho Bộ luật dân sự. Các nhà
khoa học pháp lý đại diện cho trường phái luật kinh tế đòi hỏi
Nhà nước phải xây dựng hẳn một ngành luật mới độc lập để điều
chỉnh tốt hơn những quan hệ kinh tế. Bởi các quan hệ kinh tế
trong điều kiện mới này trong bản thân chúng có mối liên hệ hữu
cơ giữa việc kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước với việc kinh
doanh độc lập của các chủ thể sản xuất kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Luật dân sự được hiểu theo nghĩa truyền thống không thể
tồn tại trong điều kiện mới. Bởi lẽ, những vấn đề như đất đai, lao
động, hôn nhân và gia đình không còn là đối tượng của ngành
luật dân sự truyền thống. Mặt khác, mặc dù có mang yếu tố tài
sán nhưng các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức XHCN đã hoàn
toàn khác biệt với các quan hệ tài sản có công dân tham gia. Nên
cần phải tách các quan hệ kinh tế do luật dân sự điều chỉnh trước
đây thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật mới (luật kinh tế).
Hơn nữa cơ cấu sở hữu trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội đã
hoàn toàn thay đổi mà luật dân sự không thể điều chính được bán
chất các quan hệ tài sản cũng như thay đổi. Những quan hệ tài
S;ÍI1 do công dân tham gia gắn liền với sở hữu tư nhân được hình


thành trên cơ sở của phân phối theo lao động và thoả mãn nhu
cđu sinh hoạt. Còn các quan hệ tài sản hình thành trong lưu thông
kinh tế của các tổ chức kinh tê xã hội chủ nghĩa là một khâu của
quá trình tái sản xuất xã hội. Việc điều chỉnh cấc quan hệ đó phái
khác các quan hệ tiêu dùng. Các nhà luật kinh tế cũng khẳng định
không thể dùng luật hành chính để điều chính các quan hệ pháp
lý về tổ chức và kế hoạch hoá nền kinh tế quổc dân. Vì vậy, cần
phải kết hợp những quan hệ mang tính tổ chức kế hoạch và tài sán

thành nhóm quan hệ được điều chỉnh thống nhất bởi luật kinh tế.
Quan niệm như vậy của các nhà luật kinh tế đã bị trường phái dân
luật cổ điển và hành chính phản bác. Kết quả là cùng với việc Xô .
viết tối cao Liên xô thông qua những nguyên tắc cơ bản cùa luật
dân sự Liên Xô và các nước Cộng hoà ngày 6/12/1961, thì lý luận
về luật kinh tế tạm thòi bị thất bại. Dân luật truyền thống lại nổi
lên như một ngành luật tổng hợp điểu chỉnh cả những quan hệ lưu
thông kinh tế trong khu vực kinh tế Nhà nước.
Nãm 1965, Liên Xô bước vào công cuộc cải cách kinh tế,
xây dựng hệ thống mới về kế hoạch hoá và kích thích kinh tế.
Tinh hình đó lại đua hệ thống lý luận về Luật kinh tế vào hoàn
cánh phát triển mới. Các nhà khoa học pháp lý khẳng định rằng
cẩn có ngành Luật kinh tế với tư cách là ngành luật độc lạp để
điều chỉnh hai loại quan hệ kinh tế cơ bản là quan hệ phát sinh
trong quá trình thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
và các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.
• Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá
tập trung dựa trên chế độ sở hữu XHCN. Nhà nước là người đại
diện cho sở hữu toàn dân, cho nên Nhà nước phải can thiệp trực
tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị CO' sở.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng kinh tế. Để thực hiện
chức năng này, Nhà nước lập ra các tổ chức kinh tế và các cư
quan quản lý kinh tế để tiến hành các lioạt động san xuất kinh
doanh, đồng thời điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh
đó. Toàn bộ các hoạt động kinh doanh được Nhà nước thống nhất

21



chỉ huy, các đơn vi kinh tẽ là các bộ phận cơ sở để thực hiện các
chức năng kinh tế của Nhà nước và chịu sự chỉ huy của các co'
quan quản lý Nhà nước. Đổng thời để khắc phục một phần tình
trạng quản lý theo kiểu hành chính bao cấp, cần phải kết hợp
phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong lãnh đạo
và quản lý kinh tế. Chĩnh vì vậy, trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, và trong hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước đã hoà
nhập thành một lĩnh vực thống nhất không thể phân tách. Trong
các quan hệ kinh tế (quan hệ dọc và quan hệ ngang) đều chứa
đựng hai yếu tố cơ bủn gắn bó chặt chẽ với nhau là yếu tố tổ chức
kế hoạch và yếu tố tài sản. Vì vậy phương pháp điều chỉnh của
luật hành chính hoặc phương pháp điều chỉnh của luật dân sự đều
không thể tự điều chỉnh được các quan hệ kinh tế trong điều kiện,
mới mà cần có ngành luật mới là luật kinh tế vói tư cách là một
ngành luật độc lập điều chỉnh các quan hệ đó.
Trước đòi hỏi từ thực tiễn của cuộc cải cách kinh tế năm
1965 và những cuộc cải cách kinh tế sau này được khởi xướng từ
những năm 70, lý luận về luật kinh tế ở Liên Xô có điều kiện và
khả năng phát triển. Trên thực tế, luật kinh tế được cống nhận là
một ngành luật độc lập ở Liên Xô và ờ hầu hết các nước xã hội
chủ nghĩa vào thập kỷ 70.
• Ở Việt nam, luật kinh tế cũng ra đời và phát triển trong cơ chế
kế hoạch hoá tập trung. Nó chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của khoa
học pháp lý Xô Viết cũng như khoa học pháp lý của các nước
Đông Au. Sự tiếp nhận khoa học pháp lý trong lĩnh vực kinh tế
của Việt Nam mang tính hệ thống và hoàn toàn khách quan vì tất ;
cá các nước xã hội chủ nghĩa ỉúc đó đều xây dựng chủ nghĩa xã
hội dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Hơn nữa,
lý luận kinh tế được truyền bá vào Việt Nam khi mà toàn bộ hệ
thống khoa học pháp lý còn rất non trẻ. Trong khi đó, luật kinh tế

ứ Liẽn Xô và các nước Đông Âu đang thắng thế và trở thành một
ngành luật độc lộp. Sự tiếp thu một cách thụ động khoa học pháp
lý về luật kinh tế Xô Viết ở Việt Nam CÒ11 có nguồn gốc từ chính
lioàn cảnh kinh tẽ xã hội Việt nam. Trong điều kiện lịch sử, khi


Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa chưa hình thành. Việt Nam vẫn là một nước nửa
phong kiến, nửa thuộc địa, nền thưong mại còn kém cỏi, giao lưu
kinh tẽ so vói xã hội tư sản nói chung chưa có gì. Ngoài ra, tình
trạng chiến tranh kéo dài liên miên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
sự phát triển luật kinh tế. Việc tuân thủ mệnh lệnh trong chiến
tranh tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cơ chê kế
hoạch hoá tập trung nói chung và luật kinh tế của cơ chế đó nói
riêng. Chính vì vậy, việc du nhập lý luận luật kinh tế của Liên Xô
và các nước Đông âu vào Việt Nam rất dễ dàng và luật kinh tế ỏ'
Việt Nam đã được công nhộn một cách tự nhiên là một ngành luật
độc lập. Như vậy, có thể nói rằng luật kinh tế là một ngành luật
độc lập, nó ra đời dựa trên nền tảng của các quan hệ kinh tế , xã
hội, xã hội chủ nghĩa; nó bắt nguồn từ chế độ công hữu về tư liệu
sán xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Đổng thời, luât kinh tế
là ngành luât đươc tách ra từ luât dân sư truyền thống. Bởi theo lý
luận truyền thống luật dân sự là một ngành luật trong hệ thông
pháp luật có đổi tượng điều chỉnh là các quan hệ tài sản mang
tính chất hàng hoá tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản
dựa trên nguyên tắc tự định đoạt bình đẳng về mặt pháp lý và
chịu trách nhiệm vật chất của các bên tham gia quan hệ đó. Cá
tiên phương diện lý luận và thực tiễn các quan hệ tài sản do luật
dân sự điều chỉnh không có sự phân biệt quan hệ tài sản phát sinh
trong lĩnh vực tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế

kế hoạch hoá tập trung các quan hệ tài sản được phân thành hai
loại quan hệ tài sản phát sinh giữa công dân với nhau và giữa
công dân với tổ chức nhằm mục đích tiêu dùng, I1Ó phát sinh hoàn
toàn dựa trên ý chí của các bên, những quan hệ tài sản này được
coi là các quan hệ dân sự thuần tuý do luật dân sự điều chỉnh. Các
quan hệ hàng hoá tiền tệ phát sinh giữa các đơn vị kinh tế xã hội
chủ nghĩa với nhau trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ sán xuất
kinh doanh theo chí tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Các quan hệ tài
sán này hoàn toàn mang ý nghĩa kinh tê thường có giá trị lớn và .
phải đặt dưới sự chi phối, kiểm soát trực tiếp của Nhà nước. Các
quan hệ tài sản này do luật kinh tế điều chính. Như vậy, các quan


hệ tài sản trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung do hai ngành luật
độc lập điều chỉnh là luật dân sự và luật kinh tế.
• Xét về mặt lịch sử, luật dân sự có trước luật thương mại, luậtkinh tế. Điều đó thật dễ hiểu bởi con người không phải sau khi
xuất hiện đã biết kinh doanh. Kinh doanh với tư cách là một nghề
được thực hiện bởi các doanh gia với tư cách là một đẳng cấp xã
hội mãi sau này mới xuất hiện.
• Xét dưới góc độ luật thực định, luật thương mại thường được
ban hành sau luật dân sự. c ổ luật La Mã cách đây hơn 2000 năm
(Luật XII Bảng năm 449 TCN) đã có những định chế dân sự quy
định những vấn đề về hợp đồng, tài sản, thừa kế, hôn nhân gia
đình. Trong khi đó, mầm mông của luật điều chỉnh các quan hệ
kinh doanh (Luật thương mại), nếu lấy thời điểm sớm nhất cũng
mới xuất hiện ở thế kỷ 13. Nhưng về mật lộp pháp, luật thương
mại chí được khẳng định như một ngành luật kể từ khi một số
quốc gia bắt đầu thực hiện việc pháp điển hoá. Đặc biệt nhất là ỏ'
Pháp, dưới triều Vua Luýt- Víc XIV, ông vua này đã cho ra đòi
hai đạo dụ quan trọng là dụ về thương mại (1673) và dụ về hàng

hải (1681). Các Bộ luật thương mại lớn sau đó mói được xây
dựng.
ở một sô nước có nền kinh tế thị trưòng phát triển mà ở đó
vừa có Luật dãn sự vừa có Luật thương mại thì Luật dân sự bao
giờ cũng có trước. Chẳng hạn ở Pháp, Bộ luật dân sự được ban
hành vào năm 1804, còn Bộ luật thương mại được ban hành vào
năm 1807; ở Đức, Bộ luật dân sự được ban hành vào năm 1896,
Bộ luật thương mại được ban hành vào năm 1897.
Ớ nước ta, danh từ dân luật được dùng từ khi ban hành cúc
Bộ luật lớn như Dân luật giản yếu năm 1883 ở Nam Bộ, Dân 1uột
Bắc kỳ năm 1931 và Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936. Trong khi
dó, Bộ luật thương mại được ban hành sớm nhất ở Việt Nam là
Bộ luật thương mại Trung phần năm 1942.
Tóm lai, từ sự phân tích các khía cạnh lịch sử nêu trên,

24


×