Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

THUỐC VẬN MẠCH, ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 31 trang )

Các loại thuốc vận mạch
và tăng co bóp trong hồi sức
TS. BS. Lê Minh Khôi
Bộ môn Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc
Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh


CẤU TRÚC BÀI TRÌNH BÀY
1. Cơ sở sinh lý thuốc vận mạch
2. Các thuốc catecholamine
3. Các thuốc nhóm ức chế phosphodiesterase
4. Vasopresin
5. Thuốc tăng nhạy cảm với Ca++


Vị trí tác động của các thuốc
Sức co bóp
cơ tim

+
Tiền tải

+
Thể tích nhát bóp x Tần số tim = Cung lượng tim
_

Bù dịch

Thuốc tăng
co bóp cơ tim


Hậu tải

Thuốc co
giãn mạch


Kết nối kích thích-co bóp


CẤU TRÚC BÀI TRÌNH BÀY
1. Cơ sở sinh lý thuốc vận mạch
2. Các thuốc catecholamine
3. Các thuốc nhóm ức chế phosphodiesterase
4. Vasopresin
5. Thuốc tăng nhạy cảm với Ca++


Tổng quan về catecholamine


Phổ tác động
(+) β1-adrenergic  tăng co bóp cơ tim
(+) β2-adrenergic  giãn mạch  giảm SVR
(+) α1-adrenergic  co mạch  tăng SVR
(+) D1- và D2  giãn mạch máu thận và tạng

Phenylephrine
(α: co mạch)

Nore, Dopa, Dobu, Epine


Isoproterenol

(β: co bóp, tần số)


1. Dopamine
• Liều thấp ≤ 3mcg/kg/ph: kích thích thụ thể
dopaminergic ở thận và tạng làm tăng lưu
lượng máu, tăng thải natri.
• Liều trung bình 3-10 mcg/kg/ph: kích thích thụ
thể β làm tăng co bóp cơ tim, tăng tần số tim,
giãn mạch ngoại biên.
• Liều cao > 10 mcg/kg/ph: kích thích thụ thể α
làm co mạch hệ thống lẫn mạch phổi.


1. Dopamine: chỉ định
• Tăng co bóp cơ tim đồng thời co mạch trong
sốc do tim.
• Co mạch trong sốc NTH (< noradrenaline).
• Suy thận cấp: không còn chỉ định!


1. Dopamine: liều lượng
• Trình bày: ống 200mg/5ml (40 mg/ml).
• Cần phải pha loãng (100 lần) để tránh co mạch
• Cần phải truyền qua TM trung tâm.
• Liều 3-10 mcg/kg/ph: tăng cung lượng tim.
• Liều > 10 mcg/kg/ph: tăng huyết áp.



1. Dopamine: lưu ý
• Bất tương hợp với dung dịch kiềm tính.
• Truyền dopamine ngoại biên nếu thoát mạch
có thể gây hoại tử chi.


2. Noradrenaline
• Điều chỉnh hạ HA khi các biện pháp khác (bù
dịch, dopamine) thất bại.
• Là thuốc được ưa chuộng trong sốc NTH.
• Kích thích thụ thể α tuỳ thuộc liều làm tăng
kháng lực mạch máu đáng kể.
• Ít kích thích thụ thể β: tăng co bóp cơ tim ít.


2. Noradrenaline
• Trình bày: ống 1mg/ml
• Nên pha loãng với dung dịch chứa dextrose.
• Pha loãng 2mg/500ml (chuẩn) hoặc trong bơm
tiêm điện (20ml) với nồng độ khác nhau.
• Liều ban đầu thấp 0,02 tăng dần lên đến 1,5
mcg/kg/ph
• Liều trong sốc NTH thường từ 0,2 đến 1,3
mcg/kg/ph.


3. Dobutamine
• Dobutamine kích thích β1 mạnh và β2 yếu

• Kích thích β1: tăng co bóp và tăng tần số tim.
• Kích thích β2: giãn mạch ngoại vi.
• Tăng co bóp thường kèm giãn mạch do vậy HA
không thay đổi tuy nhiên lưu lượng máu tăng.
• Tăng công tim và tăng tiêu thụ ôxy cơ tim.


3. Dobutamine: chỉ định
• Chỉ định chủ yếu trong suy chức năng co bóp
cơ tim.
• Tác dụng cả trên tim phải lẫn tim trái.
• Không nên sử dụng đơn độc với mục đích làm
tăng huyết áp.


3. Dobutamine: chống chỉ định
• Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại.
• Có tiền sử loạn nhịp thất ác tính.


3. Dobutamine: liều lượng
• Trình bày: ống 250mg/20ml.
• Có thể hoà loãng với dung dịch muối đẳng
trương 250mg/50ml.
• Liều thường dùng 3-15 mcg/kg/ph
• Bất tương hợp với dung dịch kiềm.


4. Adrenaline
• Liều thấp chủ yếu kích thích thụ thể β1 và β2:

tăng tần số tim và co bóp cơ tim.
• Liều cao > 0,5 mcg/kg/ph kích thích α: tăng co
mạch ngoại biên làm tăng huyết áp.
• Adrenaline tăng AMP vòng mạnh nhất trong số
thuốc kích thích β1: tăng co bóp cơ tim mạnh
nhất.
• Chỉ định: hội chứng giảm cung lượng tim.


4. Adrenaline: liều lượng
• Pha chuẩn: 4mg/250 ml (16 mcg/ml).
• Có thể pha đậm đặc (đến 64 mcg/ml) hơn qua
bơm tiêm điện.
• Tăng co bóp: khởi đầu 0,02 mcg/kg/ph tăng
0,02 mcg/kg/ph mỗi 5 phút đến 0,2 mcg/kg/ph.
• Liều > 0,2 mcg/kg/ph: co mạch do kích thích α.


Tóm tắt các catecholamine

(Opie. Drugs for the heart. 2005)


CẤU TRÚC BÀI TRÌNH BÀY
1. Cơ sở sinh lý thuốc vận mạch
2. Các thuốc catecholamine
3. Các thuốc nhóm ức chế phosphodiesterase
4. Vasopresin
5. Thuốc tăng nhạy cảm với Ca++



Milrinone (Corotrop)
• Chất ức chế men phosphodiesterase-3.
• Có tác dụng tăng co bóp cơ tim, giãn nở cơ tim
trong thì tâm trương và giãn mạch (phổi, ngoại
biên)
• Chỉ định trong giảm cung lượng tim, tăng áp
phổi
• Chỉ định trong bệnh tay chân miệng?


CẤU TRÚC BÀI TRÌNH BÀY
1. Cơ sở sinh lý thuốc vận mạch
2. Các thuốc catecholamine
3. Các thuốc nhóm ức chế phosphodiesterase
4. Vasopresin
5. Thuốc tăng nhạy cảm với Ca++


Vasopressin
• Nonapeptide thùy sau tuyến yên.
• Phóng thích: tăng thẩm thấu máu, đau, buồn
nôn, hạ ôxy máu
• Ít co mạch máu não và vành hơn catecholamine
• Tăng nhạy cảm với catecholamine
• Bảo tồn tác dụng trong hạ ôxy máu, nhiễm toan


CẤU TRÚC BÀI TRÌNH BÀY
1. Cơ sở sinh lý thuốc vận mạch

2. Các thuốc catecholamine
3. Các thuốc nhóm ức chế phosphodiesterase
4. Vasopresin
5. Thuốc tăng nhạy cảm với Ca++


×