Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Mạnh Hùng- Tổng giám đốc tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn mang
tính toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã chứng
kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong kỹ
thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ người
– người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ
hết.
Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ
đợi khách hàng tới mua bán sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra sẵn mà phớt lờ
đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Và cũng không còn những nhà lãnh đạo
nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Như vậy, trong bối
cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra
yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy mới
trong công tác lãnh đạo – quản lý. Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai
phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ
quản lý. Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực,
trí tuệ, lòng nhiệt tình...) xung quanh họ. Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo –
quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là
phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người
lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát
huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức . Chính vì lẽ đó “phong cách
lãnh đạo” là đề tài mà em chọn.
Trong quá trình làm bài mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu,tham khảo tài liệu
nhưng cũng không tránh được những sai xót.Mong cô và các bạn góp ý để bài là
được hoàn chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!!!


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO
1.1.



Khái niệm phong cách lãnh đạo:

Lãnh đạo (Leadership) là năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để
thúc đẩy họ tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo (Leading) là tạo động lực, hướng dẫn và gây những ảnh hưởng khác tới con
người để họ tích cực làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo là hoạt động cần thiết thực hiện chức trách của nhà quản trị thường gây
ảnh hưởng (thúc đẩy) đến nhân viên để họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện mục tiêu
của tổ chức.
Có 2 loại lãnh đạo:
- Lãnh đạo chính thức: là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực
quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức,
được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một
công tác theo hoạch định.
- Lãnh đạo không chính thức: hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo
do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có quyền hạn
chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe
và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng
mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống
cá nhân cũng như xã hội.

1.2. Các mô hình phong cách lãnh đạo
1.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
1.2.1.1 Khái niệm:


Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền,
phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị,
phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các

nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền
lực vào tay của mình.
1.2.1.1. Đặc điểm
-

Chủ yếu sử dụng bằng mệnh lệnh

-

Áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ

-

Thường dựa vào năng lực,uy tín,chức vụ của nhà quản trị để tự đề ra các quyết
dịnh rồi bắt cấp dưới làm theo quyết định của mình

-

Ít quan tâm đến yếu tố con người,chủ yếu là hoàn thành công việc hay không
1.2.1.3. Ưu điểm
- Thứ nhất, được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành
lập, chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động hoặc trong các tập thể đang mất
phương hướng hoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn…
- Thứ hai, sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản
trị. Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức.
- Thứ ba, trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh
đạo đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ.
1.2.1.4. Nhược điểm:
- Thứ nhất, không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền.



- Thứ hai, quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới
chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới.
- Thứ ba, với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao
hơn khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.
- Thứ tư, không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
1.2.2.1. Khái niệm:
- Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền
lực của mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước
khi ra các quyết định.
1.2.2.2. Đặc điểm
- Sử dụng hình thức động viên,uốn nắn,hướng dẫn …đối với nhân viên cấp dưới ,
đặc biệt các nhân viên mới.
- Thường nghe ý kiến của tất cả mọi người thu hút mọi người cùng góp ý kiến ra
quyết định và cùng thực hiện nó
- Không ép buộc nhân viên phục tùng tuyệt đối giúp nhân viên có cơ hội phát huy
khả năng
1.2.2.3. Ưu điểm
- Thứ nhất, nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sáng
kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới sự
chủ động cần thiết.
- Thứ hai, với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực
trong quá trình quản lí, nhân viên thích lãnh đạo hơn, năng suất làm việc cao kể cả
khi không có mặt lãnh đạo, không khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn.
- Thứ ba,,các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm theo.
1.2.2.4. Nhược điểm
- Thứ nhất, nếu thiếu tính sắc sảo và kỹ năng phân tích, nhà lãnh đạo sẽ không thể
ra được quyết định đúng đắn.

- Thứ hai, hơn nữa, nếu thiếu tính quyết đoán, nhà lãnh đạo có thể trở thành người
theo đuôi cấp dưới.
- Thứ ba, quyết định chậm sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.


1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
1.2.3.1. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi sử dụng
quyền lực, cho cấp dưới được tự do. Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và giúp đỡ nhân
viên bằng cách cung cấp thông tin cho họ. Ở phong cách này, nhà lãnh đạo cho
phép các nhân viên ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với
những quyết định được đưa ra.
1.2.3.2. Đặc điểm
- Xem vai trò của các nhà lãnh đạo chỉ là người hướng dẫn,giúp đỡ các nhân viên
cấp dưới bằng cách cung cấp các thông tin bổ ít
- Dành cho họ mức độ tự do cao,không tập trung quyền vào 1 người mà phân tán
cho mọi người
- Nhà lãnh đạo cho phép nhân viên ra quyết định nhưng những quyết định đó các
nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm
1.2.3.3. Ưu điểm
- Thứ nhất, mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp
những ý tuởng, ý kiến giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
- Thứ hai, các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng
tạo được phát huy tối đa.
- Thứ ba, phong cách này tạo cho nhân viên sự thỏai mái, tự do, không bị gò bó
nên hiệu quả làm việc cao hơn.
1.2.3.4. Nhược điểm
Đôi khi tự do quá mức, mỗi người một ý kiến, dẫn đến không thống nhất được ý
kiến chung, và có thể dẫn đến mục tiêu chung không được hoàn thành.
1.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh
đạo:

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có các ưu điểm ,nhược điểm riêng và để lựa chọn
một phong cách lãnh đạo cho phù hợp là cực kì quan trọng.Để những người dưới


quyền tuân thủ và và thực hiện đúng nhằm hoàn thành mục tiêu nhà lãnh đạo phải
chọn được phong cách phù hợp với bản thân,phù hợp với hoàn cảnh để chọn phong
cách lãnh đạo cho phù hợp thì các nhà lãnh đạo phải chịu ảnh hưởng của chính bản
thân người đó và các yếu tố bên ngoài .
1.2.1.

Các yếu tố bản thân nhà lãnh đạo

- Việc lựa chọn phong cách có thể phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo: tuổi tác,
tính cách, kinh nghiệm, trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề nghiệp, vị trí
công tác, đặc điểm ngành nghề và mục tiêu của bản thân họ
 Thứ nhất là tùy thuộc vào cá tính của mỗi nhà lãnh đạo sẽ tạo ra những định

hướng riêng cho mình. Ví dụ như người tự tin, quyết đoán, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm với tập thể họ sẽ có phong cách độc đoán ra mệnh
lệnh. Còn người sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên tôn trọng và phát
huy những sáng tạo và ý kiến của họ thì sẽ thiên về hướng dân chủ, tự do.
 Thứ hai là phụ thuộc vào trình độ và năng lực của cá nhân của nhà lãnh đạo.

Năng lực ảnh hưởng đến việc đưa ra chiến lược, vạch ra mục tiêu, phương
pháp lãnh đạo và ảnh hưởng phong cách và uy tín của người lãnh đạo.
 Thứ ba là tâm lý người lãnh đạo, một yếu tố không kém phần quan trọng


trong lựa chon phong cách lãnh đạo. Với bất kì ai thì lúc mới bắt đầu họ sẽ
có phần nào đó e ngại, kiêng nể những người khác mà không bộc lộ hết
phong cách lãnh đạo của mình. Nhưng sau một thời gian khi mọi việc đi vào
quỹ đạo và tiến triển tốt đẹp thì phong cách lãnh đạo của họ sẽ thực sự được
thể hiện.

1.2.2.Bên cạnh các yếu tố từ bản thân nhà lãnh đạo, các yếu tố môi
trường cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành phong cách
lãnh đạo của nhà lãnh đạo:


 Đầu tiên là môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của họ.

Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của mình,
ngược lại nếu môi trường không tốt họ sẽ không có chỗ phát huy thế mạnh
của mình, sẽ không có hiệu quả công việc. Hơn nữa, môi trường hoạt động
còn tạo cho họ một thói quen nghề nghiệp khó mà thay đổi được.
 Môi trường đào tạo cũng ảnh hưởng không nhỏ nếu được học tập trong một

môi trường tốt, có kỉ luật cao, nhưng mọi việc đều mang tính dân chủ, tự do
hay độc đoán, thì người lãnh đạo sau này cũng sẽ làm việc theo phong cách
đó, do họ đã có một thời gian khá dài tiếp xúc với môi trường như thế nên nó
góp phần làm nên phong cách lãnh đạo của họ.
 Ngoài ra những yếu tố về mối quan hệ, đối tượng của hoạt động quản lý,

tình huống trong quá trình hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của người
lãnh đạo đi theo một chiều hướng nhất định.



Ngoài ra việc lựa chọn phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào các yếu tố
tác động từ bên ngoài: hoàn cảnh lãnh đạo, các tình huống quản trị, văn hóa
quản lí của đối tượng; dựa trên mối quan hệ với nhân viên và giữa các nhân



viên, mức độ sức ép công việc và năng lực làm việc của nhân viên.
Phong cách lãnh đạo thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được
biểu hiện bằng công thức:

Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
(trong đó cá tính là khó thay đổi nhất)


Chương 2 : Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn
Mạnh Hùng- Tổng giám đốc tập đoàn viễn thông quân
đội Viettel
2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Viễn thông Viettel
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tổng Công ty
Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05 tháng 4 năm 2007, trên cơ sở
sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di
động Viettel.
Viettel với Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” không chỉ đáp ứng quan điểm
hướng tới những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan
tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối với chính nội bộ của
Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý
tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của
mình.
Chặng đường phát triển



Năm 1989, thành lập Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin đây tiền thân của



Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
Năm 1995, đổi tên Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin thành Công ty Ðiện tử
Viễn thông Quân đội(tên giao dịch là Viettel) chính thức trở thành nhà cung



cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện
thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với



thương hiệu 178 và đã triển khai thành công
Năm 2003, Viettel bắc đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp
đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên


thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các


vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Ngày 15 tháng 10 năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động




đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel
Ngày 2 tháng 3, năm 2005, Tổng Công ty Viễn thông quân đội theo quyết
định của Thủ tướng Phan Văn Khải và ngày 6 tháng 4, năm 2004, theo quyết
định 45/2005/BQP của Bộ Quốc Phòng thành lập Tổng Công ty Viễn thông



quân đội.
Ngày 05 tháng 4 năm 2007 Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)
trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cở
sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện



thoại di động Viettel.
Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị
thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách



hàng thân thiết:
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp
64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ



trên thế giới.
Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng




lớp dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung
cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam

2.2. Giới thiệu về Ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1962) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội
Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Quân ủy Trung ương, và cũng là
Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.



Ông sinh ngày 24/7/1962 tại Phú Thọ.
Quê quán: Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.




Năm 1979, ông thi đỗ vào Đại học Kỹ thuật Quân sự, Khóa 14. Sau một năm
học tại Đại học Kỹ thuật Quân sự đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc



phòng tuyển chọn đi du học kỹ sư quân sự tại Liên Xô.
Ông tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc
sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc




dân.
Năm 1995, ông giữ các vị trí trợ lý kỹ thuật, Phó trưởng phòng rồi Trưởng



phòng Đầu tư Phát triển.
Năm 2000, ông giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội.
Năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn



thông Quân đội.
Năm 2014, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn



thông Quân đội.
Năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn



Mạnh Hùng đã trúng cử vào BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần



thứ XII.
Ông được thụ phong quân hàm Thiếu tướng vào năm 2012
Ngoài ra ông còn là Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch HĐQT
Ngân hàng TMCP Quân đội, là một trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu
biểu do giới truyền thông bình chọn, và đã tham gia buổi đàm thoại giữa ông

và Chủ tịch Vin group Phạm Nhật Vượng năm 2016

2.3. Phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Mạnh Hùng
Mỗi nhà quản trị lại có một phong cách lãnh đạo khác nhau để tạo ra một nét riêng
biệt cho bàn thân nhà quản trị và cả tổ chức. Nhưng phong cách lãnh đạo đó lại
quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi nhà quản trị đối với nhân viên của
mình.
Khi nói đến Tập đoàn viễn thông Viettel ta không thể phủ nhận sự thành công
trong việc lãnh đạo của ông Nguyễn Mạnh Hùng, với bao nhiêu năm xây dựng
hình thành và phát triển đến thời điểm hiện tại Viettel vẫn luôn là dịch vụ viễn


thông hàng đầu tại Việt Nam. Đó là nhờ vào cả một quá trình xây dựng và đào tạo
của người đứng đầu.
Và phong cách mà ông lựa chọn để áp dụng vào doanh nghiệp cũng như áp dụng
vào nhân viên của mình đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.

2.3.1.Những biểu hiện về phong cách lãnh đạo mà ông đang áp dụng
vào việc quản lý:


Nếu quan tâm đến quá trình đào tạo của tập đoàn viễn thông Viettel thì
chúng ta rễ ràng thấy được ông Nguyễn Mạnh Hùng luôn chú trọng tới hình
thức động viên, khuyến khích nhân viên. Đặc biệt Viettel luôn có chính sách
đó là đào tạo toàn bộ lại nhân viên mới tuyển để đảm bảo việc tất cả các
nhân viên có thể nắm bắt được công việc rễ ràng hơn, hoàn thành công việc
tốt hơn. Và ông luôn muốn truyền đạt cho nhân viên một thông điệp “khách
hàng là thượng đế”, chăm sóc khách hàng là trách nhiệm và bổn phận của




những người làm dịch vụ như chúng ta.
Đối với đội ngũ của toàn thể công ty ông không ép buộc nhân viên của mình
phải phục tùng tuyệt đối, ông luôn muốn mọi người đưa ra ý kiến của mình,
và đặc biệt là có thể phản đối ý kiến của cấp trên nếu họ thấy ý kiến đó
không phù hợp. Ông luôn tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải
mái nhất, giúp họ có thể phát huy được tất cả khả năng cũng như tính sáng
tạo của họ. Họ có thể tự nghĩ ra cách giải quyết của họ cho dù có khác ý
kiến của cấp trên, miễn sao họ cảm thấy nó phù hợp và tốt nhất trong trường
hợp mà họ gặp phải trong công việc. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở bộ
phận chăm sóc khách hàng của công ty, ở một cái khung cơ bản nhất nhưng
trong những tình huống khác nhau để xử lý phù hợp và hiệu quả nhất thì các



nhân viên có thể xử lý theo cách mà họ cảm thấy tốt nhất.
Cách lãnh đạo của ông Nguyễn Mạnh Hùng còn một điều đặc trưng nữa đó
là ông luôn tham khảo ý kiến của nhân viên trong công ty cho bất cứ quyết


định nào của công ty. Ông luôn tạo không khí sôi nổi, thu hút sự tham gia
của tất cả các nhân viên, điều đó vừa giúp công ty có thêm được nhiều giải
pháp phù hợp lại vừa giúp nhân viên trong công ty có tinh thần trách nhiệm
với công việc, cho họ cảm giác họ là một phần của công ty và mọi ký kiến
của họ đều là những ý kiến tốt. Đây là một cách rất tốt cho cả công ty lẫn
nguồn nhân lực trong công ty.

2.3.2.Những thành công mà ông đạt được khi ông áp dụng phong
cách lãnh đạo đó vào Tập đoàn viễn thông Viettel là:



Đầu tiên chúng ta có thể thấy được từ những lợi thế về phong cách lãnh đạo
của ông Nguyên Mạnh Hùng mà ông đã ngặt hái được không ít những thành
công về cho công ty. Không chỉ là một tập đoàn viễn thông Viettel lớn mạnh
và phát triển mà song song với đó còn là đội ngũ nhân viện làm việc hết



mình, nhiệt tình với công việc.
Ông luôn biết cách để phát huy được hết tính sáng tạo của cấp dưới, cũng
nhờ đó mà ông lấy được lòng tin tưởng của toàn bộ nhân viên trong công ty.
Họ coi công ty là một phần trong cuộc sống của họ, họ luôn cống hiến hết
mình cho công việc. Đó là một điều thành công mà tất cả các nhà lãnh đạo



muốn đạt được trong sự nghiệp của mình.
Với 28 năm hình thành và phát triển Viettel đã gặt hái về không ít thành
công. Cụ thể đến tại thời điểm này Viettel vẫn đang là thuê bao được nhiều
người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng nhất cả nước. Năm 2012, Viettel đạt
doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu. Và còn là đối
thủ đáng ngờm nhất về lĩnh vực dịch vụ viễn thông của tất cả các doanh



nghiệp trên nước.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, rồi rào năng lượng, nhiệt tình và hoạt bát.
Đem lại một dịch vụ tốt nhất cho người sử dụng.



Để đạt được điều đó ta phải công nhận rằng ông Nguyễn Mạnh Hùng đã có một
phong cách lãnh đạo rất phù hợp đối với nhân viên và đặc thù công việc của
doanh nghiệp. Có thể phong cách này áp dụng cho loại hình công việc khác sẽ
không đạt được hiệu quả tốt, nhưng quan trọng ở đây ông đã có một nghiên cứu, sự
thấu hiểu và nắm rõ tính chất công việc cũng như con người để có phong cách lãnh
đạo phù hợp nhất với công việc của ông.

2.3.3.Những chính sách chiến lược của ông Nguyễn Mạnh Hùng để
giúp công ty phát triển.


Mục tiêu của ông là đưa Viettel trở thành công ty số 1 Việt Nam về viễn
thông và công nghệ thông tin ở năm 2015, và cho đến nay vị trí đó vẫn đang
được duy trì. Ông luôn có chiến lược đó là duy trì vị thế đứng đầu trong thị
trường viễn thông, đẩy mạnh và ứng dung công nghệ thông tin vào mọi ngõ



ngách của cuộc sống.
Tập trung vào các dự án mà trong đó Viettel có lợi thế cạnh tranh và phù hợp
với chiến lược phát triển doanh nghiệp: Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông vì vậy thế mạnh của Viêttel là đối tượng khách hàng, hạ tầng đã
được triển khai bao gồm: gần 50 triệu thuê bao, hệ thống đường truyền, các



trung tâm dữ liệu,…
Xây dựng giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ
các khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, sắp xếp, đánh giá cho đến tiền lương,




chế độ đãi ngộ, thu hút và xây dựng hệ thống chuyên gia giỏi.
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Kết hợp hài hòa giữa dự án
chuyển giao công nghệ và tự nghiên cứu phát triển, trrong đó lấy tự nghiên



cứu phát triển làm trọng tâm.
Tạo cho khách hàng một giá trị tổng thể hướng tới dịch vụ trọn gói: để đảm
bảo cho một ứng dụng của khách hàng chạy được, cần rất nhiều yếu tố đảm
bảo: trang bị phần cứng, giải pháp phần mềm, thiết bị đầu cuối, đường
truyển kết nối, nội dung số, nhân lực khai thác,…




Lấy các dự án dân sự làm nền tảng phát triển cho các dự án phục vụ Quốc
Phòng. Với mảng sản xuất thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin: làm chủ
thiết kế, bắt đầu với các sản phẩm giúp phổ cạp dịch vụ và đóng vai trò nòng
cốt trong chiến lược đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển mạnh về
Viễn thông – Công nghệ thông tin như: 3G, 4G, máy tính all-in-one,…

Đó là một trong những chiến lược phát triển Viettel mà ông Nguyễn Mạnh Hùng
đã và đang sửa dụng để đưa Tập đoàn viễn thông Viettel phát triển một cách mạnh
mẽ và thành công. Ông đã đạt được không ít những thành công đáng ghi nhận cho
cả Tập đoàn cũng như nhà nước. Đặc biệt cách lãnh đạo của ông cũng rất sáng tạo
và phù hợp, ddieuf này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và thành
công của công ty hiện nay.


2.4.Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đó đến thái độ của
nhân viên và đến các vấn đề,chiến lược kinh doanh
2.4.1.Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến thái độ của nhân viên


Nhân viên luôn tích cực làm việc và sáng tạo hơn nữa trong công
việc

Trong những năm gần đây, khi Viettel đã phát triển lớn mạnh, bộ máy nhân sự có
sự cồng kềnh và bị ràng buộc bởi quá nhiều quy định. Đã có lúc nhiều cá nhân
trong Tập đoàn không dám sáng tạo vì lo sợ sai lầm dẫn đến thất bại. Điều này
khiến bộ máy tổ chức của Viettel bắt đầu vận hành ì ạch và thụ động bởi những
quy định bó cứng. Gần đây ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã ý thức được điều đó
nên ông đã khởi động chương trình “khuyến khích mắc lỗi, trải nghiệm…”.
“Mình yêu Viettel bởi vì mình đã sinh ra nó, nó là đứa con của mình. Với những
thế hệ tiếp sau tình yêu đó sẽ nhạt dần đi, do vậy, người lãnh đạo cần tạo ra những


công việc mới để thế hệ sau được chứng tỏ, được trải nghiệm như thể chính họ đã
sinh ra đứa con Viettel, để họ có thể yêu Viettel như chính mình. Trải qua thất bại
nhưng có sự định hướng sẽ dẫn đến thành công. Điều này đã giúp tạo dựng được
đội ngũ kế cận phát triển mạnh tại Tập đoàn như hiện nay”, ông Hùng nói. Nhờ có
chương trình này mà nhân viên công ty đã phát huy được hết sự sáng tạo của
mình. Cũng nhờ đó mà ông lấy được lòng tin tưởng của toàn bộ nhân viên trong
công ty. Họ coi công ty là một phần trong cuộc sống của họ, họ luôn cống hiến hết
mình cho công việc.


Nhân viên yêu quí công ty, coi công ty như nhà của mình


Ông Hùng cũng nhận ra một điều, từ tập tính đa dạng của con người Việt Nam dễ
thích ứng, ứng biến nhanh, do vậy, Tập đoàn giao việc cho nhân viên tự có cách
giải quyết riêng của mình với sự gợi ý nhất định. Đội ngũ của Viettel hoàn toàn
bình thường nhưng cái quan trọng nhất chính là tấm lòng, biết yêu và có trách
nhiệm với chính tổ chức của mình.


Nhân viên luôn được tự chủ động, thử thách chính bản thân mình

Ngoài ra, con người của Viettel phải có ý chí (của một người lính), biết chủ động
vượt qua những khó khăn, thách thức. Yếu tố tài năng phải được tôi luyện qua quá
trình thể hiện và trải nghiệm - làm nhiều để thành tài.


Nhân viên thoải mái khi được ở trong môi trường làm việc phù
hợp

Điều quan trọng hơn nữa theo quan điểm của Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng,
người đứng đầu một tổ chức phải luôn ý thức được người nhân viên của mình có
phù hợp với môi trường công việc hay không. Một tổ chức cần rất nhiều người
khác nhau nên việc tuyển chọn nhân sự hết sức quan trọng.


“Với những người phù hợp với tổ chức thì không cần dạy họ nhiều lắm, tự họ sẽ
giỏi nhưng nếu những người không phù hợp sẽ rất khó thay đổi. Nếu cố tình dùng
người không phù hợp thì vô tình mình đã giết chết chính con người đó”, ông
Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.


Nhân viên tự mình trải nghiệm công việc và cảm thấy hứng thú với



Anh kỹ sư trưởng của Viettel từng chia sẻ rằng anh thực sự yêu Viettel, thậm chí
hơi “nghiện” vì ở Viettel nhân viên được giao việc khó. Họ có không gian để thỏa
sức sáng tạo, họ thường xuyên phải đứng trước các thách thức mới sẽ tạo thêm
hứng khởi khi làm việc. Đó có thể là lý do khiến họ thấy “nghiện”.
Từ những quan điểm đúng đắn và rõ ràng của mình mà ông càng tạo thêm được
niềm tin với nhân viên nói chung và khách hàng nói riêng.

2.4.2.Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến các vấn đề chiến lược
kinh doanh
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel, người nổi tiếng với những quyết định táo bạo được giới truyền thông ví
như "linh hồn" hay "kiến trúc sư trưởng" cho những dự án kinh doanh của Viettel.
Nhưng ít ai biết rằng, những quyết định chiến lược tầm xa, mang lại thành công
cho mạng di động Viettel trong chặng đường 10 năm đầu tiên đều có ảnh hưởng từ
phong cách lãnh đạo của ông.


Một chiến lược mà không phù hợp về văn hóa thì rất khó triển khai

Tại Viettel có nhiều quan điểm, và ông Hùng có đặt câu hỏi liệu chiến lược thì có
học được không, và tự kết luận rằng chiến lược là không thể học nhau được. Vì thứ


nhất, chiến lược của mỗi công ty gắn rất nhiều vào văn hóa của công ty.Thứ hai,
chiến lược cũng liên quan tới tầm nhìn. Trong cuộc sống chúng ta không có tầm
nhìn đúng hay tầm nhìn sai, mà có rất nhiều tầm nhìn đúng, chỉ có điều khác nhau,
vì là từ các công ty khác nhau. Vì thế chiến lược cũng khác nhau.Thứ ba, khi bàn
chuyện chiến lược thì phải bàn về cái gốc của chiến lược. Chiến lược nếu sao chép

mà không hiểu cái gốc thì không thể triển khai được. Vì vậy, Viettel sẵn sàng chia
sẻ chiến lược của mình cho các đối thủ.



Chiến lược chỉ học được nhau về mặt tư tưởng, nhận thức chứ bắt
chước nhau là khó

Thời gian trước khoảng 2005, 2006 ông tìm được một câu “Nông thôn bao vây
thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông
thôn bao vây thành thị”. Từ đó ông quyết định bỏ thành phố, về đầu tư tại nông
thôn. Lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, đầu tư khó khăn dù cũng chưa
biết

liệu



thuê

bao

nào

không.

Tuy nhiên chiến lược này cuối cùng đã rất thành công vì thứ nhất, nhờ đó mà điện
thoại di động đã trở thành thứ bình dân. Mà ở nước mình, giới bình dân có tới 70%
ở nông thôn. Thứ hai, ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt
giữa các nhà mạng. Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà

mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một
năm rưỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại
không đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Khi đó thì câu
chuyện đã khác. Nhiều khi có những việc mình nghĩ là nó rất phức tạp thì hóa ra nó
lại không phức tạp như thế.




Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, khi thị trường bắt đầu bão
hòa thì nhận thức của người tiêu dùng là không thay đổi được.

Nếu tạo được nhận thức ngay từ đầu là mạng viễn thông số 1 thì mãi mãi sẽ là số
1, nếu tạo nhận thức là mạng viễn thông thành phố thì dù có phủ sóng toàn quốc thì
người dùng vẫn chỉ cho là mạng viễn thông thành phố. Như Sfone là một bài học,
dù hiện nay đã kinh doanh toàn quốc nhưng mọi người vẫn nghĩ là Sfone chỉ là
mạng tại thành phố, vì Sfone bắt đầu kinh doanh khi chỉ có mặt tại 10 tỉnh.

2.5.Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo của ông
Nguyễn Mạnh Hùng.
2.5.1. Những ưu điểm


Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc
quyết định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý



một cách nhanh chóng hơn, chính xác & hiệu quả hơn.
Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi

người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc



thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau.
Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có



được những quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế.
Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên



gắn bó làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.
Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát
huy được sức mạnh tập thể.

Tầm nhìn về phong cách lãnh đạo của ông Nguyên Mạnh Hùng




Phong cách lãnh đạo là xu thế tất yếu của phong cách lãnh đạo hiện đại.
Phong cách lãnh đạo cũng là trình độ lãnh đạo, tầm nhìn cả Nguyễn Mạnh
Hùng. Công việc điều hành doanh nghiệp vốn nhiều khó khăn.



Sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn sẽ tập hợp được nhân sự tài năng,

toàn tâm, toàn ý cùng Ông đưa doanh nghiệp phát triển.

2.5.2.Nhược điểm
Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn là không có
nhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi
cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người
điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán.
Không phải lúc nào ông cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tuỳ
vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của từng nhân viên
hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có đủ năng lực để có
thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra.

Chương 3:Giải pháp và bài học rút ra từ phong cách
lãnh đạo của ông Nguyễn Mạnh Hùng
3.1.Bài học và kinh nghiệm rút ra từ phong cách lãnh đạo của ông
Nguyễn Mạnh Hùng


Chiến lược chỉ học được nhau về mặt tư tưởng, nhận thức chứ bắt chước



nhau là khó
Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, khi thị trường bắt đầu bão hòa thì
nhận thức của người tiêu dùng là không thay đổi được.




Cuộc đời và thượng đế cũng chỉ mỉm cười với bạn một đôi lần thôi, nếu bạn




không nắm được đúng thời cơ thì có thể không bao giờ bạn có lại cơ hội đó.
Mình muốn mạnh thì luôn phải có một đối thủ cạnh tranh tương đương với
mình.Bởi con người có bản năng rất tự nhiên là nếu không bị đe dọa thì sẽ



nghỉ ngơi, chúng ta chỉ thành công khi lúc nào cũng có người đe dọa mình.
Đừng bao giờ cho không ai cái gì. Cho không là tự hạ mình, và còn làm
hỏng cả chính người sử dụng.

3.2 . Giải pháp
Một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh hợp lý, nhằm nâng cáo tính năng
động, tính sáng tạo đa dạng và phong phú. Làm việc có hiệu quả, chất lượng, thiết
thực với chức năng công việc của mình đảm nhiệm phụ trách, theo dõi, quản lý ở
từng cơ quan, đơn vị.


Người lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính kế thừa nhằm
tạo ra nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khích, hỗ
trợ trong công tác đào tạo. Người lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và



đủ tầm.
Người lãnh đạo phải luôn cải thiện thành tích của mình mỗi năm. Nếu
người lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người được kính trọng thì phải
là một người biết học tập suốt đời để xứng đáng với vị trí của mình. Trên

đây là một số giải pháp về tâm lý và phong cách lãnh đạo, bản thân hy vọng
sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý



tại đơn vị mình trong thời gian đến.
Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trông
rộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng,
hiệu quả, xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh



trên nền tảng thế giới quan khoa học.
Loại trừ tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, thực dụng, hẹp hòi, ích kỷ,
chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi. Con đường hiệu quả nhất


nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhân cách là tự mình nhận thức
và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học, kỹ năng lãnh
đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình. Việc áp
dụng các nhân tố trong tâm lý và phong cách lãnh đạo là một vấn đề mới và


quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với người lãnh đạo quản lý.
Người lãnh đạo, quản lý đều phải quan tâm và có nhiệm vụ nghiên cứu vận
dụng sáng tạo và bổ sung hoàn chỉnh thường xuyên phương pháp và nghệ
thuật lãnh đạo, quản lý trong tất cả các lĩnh vực, phải hiểu đặc điểm tâm lý
của từng nhân viên. Lãnh đạo quản lý là quá trình chỉ huy và điều khiển
trong một hệ thống xã hội nhất định. Chỉ huy là xác định mục tiêu và truyền
đạt mục tiêu, tìm ra biện pháp thực hiện mục tiêu, đánh giá kết quả thực

hiện mục tiêu.

Mục tiêu đó chính là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, lúc nào đặt quyền lợi của nhân dân lên hàng đầu.
Đó chính là cái “TÂM” của người lãnh đạo quản lý. Phong cách lãnh đạo liên quan
đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý.
Lựa chọn được phong cách quản lý đúng là rất quan trọng đối với người lãnh đạo,
nó ảnh hưởng ngay đến uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo là điều kiện, phương
tiện quan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Điều quan trọng đối với người lãnh
đạo là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với công việc hiện tại, với từng đối
tượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Do đó, tâm lý
và phong cách người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả quản lý của cơ
quan.

Kết luận
Như vậy,với bản lĩnh lãnh đạo tài ba,cách sử dụng nhân tài của Ông Nguyễn Mạnh
Hùng đã đưa Viettel có được sự thành công lớn như hiện nay,Viettel đã phủ sóng


khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước được người dân tin tưởng và sử dụng phổ
biến rộng rãi cùng với các dịch vụ ưu đãi , không những thế Ông còn được giới
truyền thông bình chọn là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu vì có nhiều
đóng góp quan trọng, thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành Công
nghệ-Thông tin Việt Nam trong một thập kỷ.
Thực tình, những người được đào tạo bài về chuyên môn như ông Hùng ở Việt
Nam là không hiếm, thậm chí không ít người còn được đào tạo và tu nghiệp ở các
trường đại học danh tiếng trên thế giới bài bản hơn ông nhiều. Tuy nhiên, “Kiến
trúc sư trưởng” của “Đế chế” Viettel Nguyễn Mạnh Hùng lại là người có tố chất
thủ lĩnh, lãnh đạo nổi trội. Nhìn ở khía cạnh này, ở Việt Nam hiện nay, người như
ông Hùng, chỉ đếm trên đầu ngón tay

Ông là người có nhiều ý tưởng, ;nhanh nhạy, sáng tạo nhiều khi hết sức độc đáo;
thậm chí dưới con mắt của một số người, đôi khi là “hoang đường”. Tuy nhiên
chính những ý tưởng phong phú (mà có người bảo là hoang đường ấy) kết hợp với
sự quyết liệt đã làm nên một nhà quản lý tài ba, đưa Viettel trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình quản trị học
Trang chủ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel



×