Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giao an 6 chuan - tuan 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.73 KB, 10 trang )

Tuần 07
(Từ tiết 25 đến tiết 28)
Tiết 25,26
Ngày dạy:
Văn bản:
EM BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông
minh.
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong
truyện cổ t1ich sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích
và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
1/ Tóm tắt truyện Thạch Sanh? Nêu ý nghĩa truyện?
2/ Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì có ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
Họat động dạy học Bài ghi
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Kho tàng truyện cổ tích VN và thế giới có một thể
loại truyện rất lí thú: truyện về các nhân vật tài
giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian VN sắc sảo và
vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua
những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu
đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống phức


tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm
phục của người nghe. Em bé thông minh là một
trong những truyện thuộc loại ấy.
Họat động 2: Tìm hiểu chung
GV giới thiệu
- Là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao
trí khôn dân gian, kinh nghiệm tạo tiếng cười vui
vẻ, chất phác mà thâm thúy của nhân dân trong đời
sống hằng ngày.
GV hướng dẫn HS đọc
GV đọc mẫu – HS đọc
I. Tìm hiểu chung:
- Là truyện cổ tích về nhân vật thông
minh.
HS đọc CT/73
[?] Tóm tắt các sự việc chính của truyện?
- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu
hỏi oái oăm. Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.
- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình
thức lệnh vua ban. Em bé đã tìm cách đối diện vua
và giải được câu đố.
- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa
một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn. Em bé
giải đó bằng cách đố lại.
- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò
la tìm người tài bằng một câu đố.Vua quan đều
không giải được phải nhờ đến em bé mới giải
được.
- Em bé được phong là trạng nguyên.

[?] Với văn bản này, theo em nên chia thành
bao nhiêu phần ? Và rút ra ý chính của mỗi
phần đó ?
Bố cục: 3 phần
a) Đoạn 1: Từ đầu → về tâu vua
⇒ Vua tìm kiếm người tài giúp nước.
b) Đoạn 2: Tiếp → láng giềng
⇒ Những thử thách thể hiện sự thông minh của em

c) Đoạn 3: Còn lại
⇒ Em bé được vua ban thưởng xứng đáng.
[?]Văn bản Em bé thông minh thuộc phương
thức biểu đạt nào?
- tự sự
Họat động 3: Đọc hiểu văn bản
[?] Để tìm người tài giỏi, vua và viên quan đã
làm cách nào?
- Vua ra lệnh tìm người trài giỏi giúp nước.
- Quan:
+ Đi khắp nơi ra câu đố oái oăm
[?] Viên quan và vua là người thế nào?
- Viên quan tận tuỵ, vua anh minh.
[?] Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ
biến trong truyện cổ tích không? tác dụng?
- phổ biến
+ Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng,
phẩm chất.
+ Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển.
+ Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.
[?] Sự mưu trí thông minh của em bé được thử

thách qua mấy lần? Đó là những thử thách nào?
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cách thử tài nhân vật:
- Dùng câu đố thử tài nhân vật
 Tạo ra tình huống thử thách để
nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
2. Sự thông minh của em bé qua
những lần thử thách:
- ý bên
Tiết 2
[?] Đọc lại câu đố của viên quan? Câu đố oái
oăm ở chỗ nào?
[?] Em bé giải đố như thế nào? Nhận xét về cách
giải đố của em bé?
- Hỏi vặn lại viên quan
⇒ Cách giải bất ngờ, lí thú
Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang
phía người ra câu đố.
[?] Thái độ của viên quan?
- bất ngờ, sửng sốt, phát hiện ra người tài.
[?] Lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố? Tính
chất lần thử thách này như thế nào?
- Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội"
[?] Em có nhận xét gì về câu đố của vua?
- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.
[?] Em bé đã giải đố như thế nào?
- Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần
thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí.
[?] Em nhận xét thế nào về cách giải đáp của em

bé?
[?] Lần thứ ba vua thử tài em bé với mục đích
gì?
- Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông
minh của em bé.
[?] Sự thông minh của em bé đã được khẳng
định bằng cách giải đố như thế nào?
- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim
cho vua rèn dao.
[?] Thái độ của vua?
- Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.
[?] Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của
câu đố thứ 4?
- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh
quốc gia.
a) Những lần thử thách:
- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan
- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối
với dân làng
- Lần 3: Đáp lại thử thách của vua đối
với hai cha con.
- Lần 4: Đáp lại thử thách của sứ giả
nước ngoài.
b) Cách giải quyết của em bé:
- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan
bằng một câu hỏi.
⇒ Thông minh, nhanh nhạy
- Lần 2: Đưa ra tình huống có nội
dung, yêu cầu tương tự để vua phải
giải thích .

⇒ Nhạy bén, cứng cỏi làm cho vua
phải thán phục
- Lần 3: Trả lời lại vua bằng một câu
đố khác. như là một lời thách thức
⇒ Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.
- Lần 4: giải đáp câu đố bằng một bài
toán đồng giao
- Triều đình nước Nam phải giải đố.
[?] Thái độ và cách giải đố của các quan đại
thần?
- Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực.
[?] Em bé đã giải đố bằng cách nào? Nhận xét?
- Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian
để giải đố.
- Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con.
⇒ Em bé là 1 đứa trẻ rất thông minh, có bản lĩnh,
biết ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo, hồn nhiên và rất
trẻ thơ.
[?] Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như
thế nào? Điều đó nhằm mục đích gì?
Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến.
Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều
đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và
tài trí của em bé.
[?] Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ
nào?
- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:
+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố
+ Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí
+ Dựa vào kiến thức đời sống

+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn
nhiên của người giải  tạo nên tiếng cười hài hước
⇒ Em bé có trí tuệ thông minh hơn người.
[?] Truyện kết thúc như thế nào? Có ý nghĩa gì?
Phần thưởng xứng đáng
- Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần
vua.
⇒ vừa thông minh vừa hồn nhiên, nhí
nhảnh
3. Kết thúc truyện
- Em bé được phong làm trạng
nguyên.
 Đề cao người có trí thông minh và
kinh nghiệm đời sống thực tế.
Hoạt động 4: Tổng kết
[?] Ngoài việc đề cao sự thông minh và trí khôn
dân gian truyện còn có tác dụng gì đối với đời
sống tinh thần của con người ?
HS đọc ghi nhớ S/74
III. Tổng kết:
Ghi nhớ S/74
4. Hướng dẫn tự học
- Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua.
- Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh (câu chuyện về Trạng Quỳnh,
Trạng Hiền, Lương Thế Vinh,…)
5. Dặn dò:
Học bài “Chữa lỗi dùng từ”
Chuẩn bị bài “Chữa lỗi dùng từ (tt)
- Phát hiện và chữa các lỗi dùng từ không đúng nghĩa trong các VD mục I
- Xem phần LT

Tiết 27
Ngày dạy:
Tiếng Việt:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
- Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Hỏi:
Chữa lỗi dùng từ cho đoạn văn sau và cho biết nguyên nhân mắc lỗi?
Hôm nay, sân trường lá bàng rụng nhiều. Thấy lá bàng rụng, chúng em ra quét lá bàng,
chẳng mấy chốc, sân trường đã sạch bóng lá bàng.
+ Dự kiến trả lời:
Sửa: Hôm nay, sân trường lá bàng rụng nhiều. Thấy lá bàng rụng chúng em ra quét.
Chẳng mấy chốc, sân trường đã sạch bóng.
Nguyên nhân: Mắc lỗi lặp từ là do người viết nghèo vốn từ.
3. Bài mới:
Họat động dạy học Bài ghi
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Lỗi dùng từ không chỉ là lỗi lặp từ hay lẫn lộn
những từ gần âm mà còn do người viết không
hiểu nghĩa hay hiểu sai nghĩa của từ. Vậy
hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài “Chữa
lỗi dùng từ” để tìm ra thêm các nguyên nhân
và cách khắc phục.

Họat động 2: Tìm hiểu lỗi dùng từ không
đúng nghĩa
GV treo bảng phụ
[?] Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3
VD?
[?] Vì sao dùng các từ đó là sai?
- Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này
không hợp trong văn cảnh:
a. Yếu điểm: điểm quan trọng
b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp
thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là
do bầu cử.
I. Dùng từ không đúng nghĩa:
VD mục I/75:
a) yếu điểm
b) đề bạt
c) chứng thực
 từ dùng sai, không phù hợp văn cảnh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×