Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

Vận dụng giá trị hợp lý để hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho công ty chứng khoán niêm yết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 220 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ VÂN

VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ HOÀN THIỆN
VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ VÂN


VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ HOÀN THIỆN
VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS,TS. Đoàn Vân Anh
2. TS. Lê Văn Liên

HÀ NỘI - 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1

PGS.TS Đoàn Vân Anh

Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2

TS. Lê Văn Liên


Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Vân


4

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ,
nghiêm túc của tác giả sau ba năm học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ cả về vật
chất và tinh thần, những lời động viên vô cùng đáng quý của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kế toán Học viện
Tài chính, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã luôn nhiệt tình cung cấp cho tôi tài
liệu chuyên môn bổ ích cũng như các ý kiến đóng góp vô cùng quý giá để tôi hoàn
thành Luận án này. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn hai thầy, cô hướng dẫn là PGS.TS
Đoàn Vân Anh và TS. Lê Văn Liên đã giúp tôi có định hướng nghiên cứu rõ ràng và tư
duy khoa học vững vàng trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư,
các kiểm toán viên, các thẩm định viên về giá, các nhà nghiên cứu đã dành thời gian
cho các cuộc phỏng vấn, hoặc trả lời phiếu khảo sát, quý vị đã góp phần đã tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi có được những dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của Luận án.
Trân trọng cảm ơn!


5


6


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt
AASB

Tiếng Việt
Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc

Tiếng Anh
Australia Accounting
Standard Board

BCTC

Báo cáo tài chính

Financial statement

CMKT

Chuẩn mực kế toán

Accounting Standard

CTCK

Công ty chứng khoán

Stock company

DN


Doanh nghiệp

Enterprise

GTHL

Giá trị hợp lý

Fair value

HCA

Kế toán theo giá gốc

History Cost Accounting

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

International Financial
Reporting Standards

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounting
Standard Board


IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounting
Standards

TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình

Tangible Asset

TTCK

Thị trường chứng khoán

Stock market

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Vietnam Accounting
Standards

US GAAT

Các nguyên tắc kế toán Mỹ được chấp


US. Generally Accepted

nhận

Accounting Principles


7

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO

1
24

CÁO TÀI CHÍNH THEO GIÁ TRỊ HỢP LÝ
1.1. Khái quát chung về hệ thống Báo cáo tài chính

24

1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính

24

1.1.2. Mục đích, tác dụng của hệ thống Báo cáo tài chính

25


1.1.3. Các yếu tố và nội dung của Báo cáo tài chính

28

1.2. Tổng quan về giá trị hợp lý và việc ghi nhận và trình bày thông tin

35

các yếu tố của Báo cáo tài chính
1.2.1. Sự hình thành và phát triển mô hình giá trị hợp lý trong kế toán

35

1.2.2. Các phương pháp xác định giá trị hợp lý

49

1.2.3. Ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý

53

1.3. Nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính theo giá

55

trị hợp lý
1.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý

55


1.3.2. Phương pháp lập và trình bày các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính

55

theo giá trị hợp lý
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lập và trình bày Báo cáo tài chính theo

61

giá trị hợp lý
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới khi vận dụng giá trị hợp

64

lý và bài học cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với vận dụng giá trị

64

hợp lý khi lập và trình bày Báo cáo tài chính
1.5.2. Bài học kinh ngiệm cho Việt Nam khi lập và trình bày Báo cáo tài

74

chính theo giá trị hợp lý
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ KHI
LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG

77


TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT CỦA VIỆC NAM
2.1. Khái quát chung về các công ty chứng khoán niêm yết của Việt
Nam

77


8

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển công ty chứng khoán niêm yết của

77

Việt Nam
2.1.2. Khái quát đặc điểm kinh doanh của các công ty chứng khoán chi

86

phối đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý
2.2. Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý khi lập và trình bày Báo cáo tài

93

chính của các công ty chứng khoán niêm yết của Việt Nam
2.2.1. Khái quát chung

93

2.2.2. Thực trạng lập và trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo


96

giá trị hợp lý tại các công ty chứng khoán niêm yết của Việt Nam
2.3. Đánh giá thực trạng

106

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý khi lập và

110

trình bày Báo cáo tài chính cho công ty chứng khoán tại Việt Nam
2.4.1. Về yếu tố thị trường hoạt động

110

2.4.2. Yếu tố văn hóa

111

2.4.3. Yếu tố nhân sự

112

2.4.4. Về trình độ quản lý

112

2.4.5. Về khả năng áp dụng


113

2.4.6. Về sức ép của các tổ chức quốc tế

113

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM

115

YẾT CỦA VIỆT NAM KHI VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ
3.1. Định hướng phát triển của các công ty chứng khoán niêm yết của

115

Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán

115

3.1.2. Định hướng phát triển công ty chứng khoán

115

3.2. Yêu cầu hoàn thiện về lập và trình bày Báo cáo tài chính cho các

118

công ty chứng khoán niêm yết của Việt Nam khi vận dụng giá trị hợp lý

3.3. Các giải pháp hoàn thiện lập và trình bày Báo cáo tài chính cho các

120

công ty chứng khoán niêm yết của Việt Nam khi vận dụng giá trị hợp lý
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp lý của Việt Nam về lập và

120

trình bày Báo cáo tài chính khi vận dụng giá trị hợp lý
3.3.2. Hoàn thiện về việc đo lường các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính

129


9

3.3.3. Hoàn thiện về việc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại các chỉ tiêu

132

trên Báo cáo tài chính sau khi xác định theo giá trị hợp lý tại các công ty
chứng khoán niêm yết
3.3.4. Hoàn thiện việc lập và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

133

3.4. Lộ trình áp dụng

139


3.5. Đánh giá tính khả thi và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam

140

3.5.1. Về khả năng áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam

140

3.5.2. Về khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc áp dụng giá trị hợp lý

141

3.6. Điều kiện thực hiện được giải pháp

144

3.6.1. Về thị trường

144

3.6.2. Về nguồn nhân lực, vật lực

146

3.6.3. Về sự hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp

148

3.6.4. Về công tác đào tạo, tuyên truyền


149

KẾT LUẬN

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

154


10

CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01Danh sách các công ty chứng khoán niêm yết

1

Phụ lục 02Danh sách các chuẩn mực kế toán Việt Nam

2

Phụ lục 03Danh mục các chuẩn mực kế toán

4


Phụ lục 04Danh mục các đối tượng khảo sát, phỏng vấn

5

Phụ lục 05Giới thiệu tóm tắt về Chuẩn mực báo cáo tài chính số 13 đo lường giá trị hợp

6


Phụ lục 06Phiếu khảo sát sử dụng để khảo sát các công ty chứng khoán niêm yết

9

Phụ lục 07Phiếu khảo sát sử dụng để khảo sát các kiểm toán viên và thẩm định giá viên

17

Phụ lục 08Phiếu khảo sát sử dụng để khảo sát các nhà đầu tư

23

Phụ lục 09Phiếu khảo sát sử dụng để khảo sát các nhà nghiên cứu, giảng viên

29

Phụ lục 10Kết quả khảo sát các công ty chứng khoán niêm yết

35


Phụ lục 11Kết quả khảo sát các kiểm toán viên và thẩm định viên về giá

40

Phụ lục 12

Kết quả khảo sát các nhà đầu tư

44

Phụ lục 13

Kết quả khảo sát các nghiên cứu viên và các chuyên gia Bộ Tài chính

49

Phụ lục 14

Hộp thông tin

53

Phụ lục 15

Trích dẫn báo cáo tài chính của công ty chứng khoán SSI


11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số thứ tự
Bảng 2.1

Tên bảng
Kết quả hoạt động kinh doanh chính của CTCK Việt Nam giai

Trang
82

đoạn 2014-2017
Bảng 2.2

Hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán

86


12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số thứ tự
Biểu đồ 2.1

Tên biểu đồ
Số lượng CTCK Việt Nam qua các năm

Biểu đồ 2.2

Số lượng CTCK niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt


Trang
78
80

Nam
Biểu đồ 2.3

So sánh số lượng CTCK niêm yết so với các công ty

80

chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Biểu đồ 2.4

Doanh thu, lợi nhuận của CTCK Việt Nam

82

Biểu đồ 2.5

Cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán trong năm

83

2017
Biểu đồ 2.6

Doanh thu từ các nghiệp vụ trong CTCK qua các năm

83


Biểu đồ 2.7

Doanh thu, lợi nhuận năm 2017 của một số CTCK niêm yết

85

hàng đầu ở Việt Nam
Biểu đồ 2.8

Việc ghi nhận và trình bày các chỉ tiêu tài sản liên quan đến

101

giá trị hợp lý trên BCTC
Biểu đồ 2.9

Việc ghi nhận và trình bày các chỉ tiêu nợ phải trả liên quan

103

đến giá trị hợp lý trên BCTC
Biểu đồ 2.10

Việc ghi nhận và trình bày các chỉ tiêu doanh thu liên quan

104

đến giá trị hợp lý trên BCTC
Biểu đồ 2.11


Việc ghi nhận và trình bày các chỉ tiêu chi phí liên quan

105

đến giá trị hợp lý trên BCTC
Biểu đồ 3.01

Khuôn mẫu xác định GTHL

131


13

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ
thống thông tin kế toán tài chính. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài
chính hữu ích về doanh nghiệp (DN) cho những người quan tâm và sử dụng BCTC.
BCTC là nguồn thông tin quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.
Theo xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu, hầu hết các nước đều áp
dụng thông lệ quốc tế về kế toán và được các nước sử dụng như một ngôn ngữ
chung để đo lường, ghi nhận và trình bày thông tin BCTC DN. Thông lệ quốc tế về
kế toán như chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)/chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS), giá trị hợp lý (GTHL) được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường, ghi
nhận và trình bày thông tin các yếu tố của BCTC như IAS 16 – TSCĐ hữu hình;
IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản; IAS 38 – Tài sản vô hình; IAS 40 - Bất động sản
đầu tư; IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu; IFRS 9 – Xác định giá trị công cụ
tài chính; IFRS 07 - Thuyết minh về công cụ tài chính; IFRS 05 - Tài sản nắm giữ

để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; … việc áp dụng GTHL trong kế
toán buộc các DN phải cập nhật thường xuyên sự thay đổi giá trị tài sản, nợ phải trả
dựa trên cơ sở thị trường, theo đó BCTC sẽ cung cấp thông tin về tình hình tài sản,
nợ phải trả thực có của DN trên BCTC phù hợp với thời điểm công bố thông tin.
Đây là những thông tin vô cùng quan trọng và hữu ích cho chính DN và các đối
tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài DN. Dựa theo các khuôn mẫu này, BCTC DN
sẽ cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và có tính so sánh về toàn bộ
tình hình tài chính DN, theo đó nhà đầu tư có đầy đủ hơn các thông tin tài chính của
DN nói riêng và thông tin về thị trường vốn nói chung, chất lượng thông tin cao
hơn, tính minh bạch rõ ràng hơn sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư trong việc
đưa ra quyết định kinh tế. Bên cạnh đó, các thông tin trên BCTC có tính so sánh sẽ
giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán.


ᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉuᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉ∲ᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉ

ᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉཱྀ

ᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉ ᡉᡉᡉᡉᡉᡉᡉ

Việt Nam hiện nay, nguyên tắc “GTHL” đã được đưa vào trong quy định của Luật
Kế toán (sửa đổi) số 88/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11
năm 2015, nhưng hiểu và vận hành kế toán theo GTHL vẫn là vấn đề rất


14

mới và khó đối với Việt Nam. Thực tế hiện nay, hầu hết các DN đều sử dụng giá
gốc cho việc ghi nhận và trình bày BCTC trên cơ sở tuân thủ quy định của 26
chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS) và hướng dẫn của Thông tư

200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.
Riêng đối với các công ty chứng khoán (CTCK), từ năm 2017 bắt đầu áp
dụng GTHL khi ghi nhận, đo lường và trình bày BCTC theo hướng dẫn của Thông
tư 210/2014/TT-BTC và Thông tư 334/2016/TT-BTC. Các thông tư này đã bước
đầu tiếp cận GTHL cho các tài sản tài chính, đã có quy định về việc ghi nhận
GTHL của tài sản tài chính tại thời điểm lập BCTC, tuy nhiên những quy định của
Việt nam về lập và trình bày BCTC DN nói chung và các CTCK niêm yết nói riêng
vẫn còn tồn tại khoảng cách đáng kể so với những quy định khuôn mẫu của quốc tế
do Việt Nam còn thiếu quá nhiều các quy định khuôn mẫu về GTHL áp dụng cho
các đối tượng đã phát sinh liên quan đến các loại giao dịch như thanh toán bằng cổ
phiếu, công cụ tài chính, tổn thất tài sản…Bên cạnh đó, những CMKT đã ban hành
và các thông tư hướng dẫn kế toán thì chưa có quy định cụ thể liên quan tới việc
đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo GTHL tại thời điểm lập báo cáo, đặc biệt vấn
đề hạ tầng thông tin cho việc xác định GTHL của tài sản và nợ phải trả ở Việt Nam
còn nhiều giới hạn bởi những yếu tố thuộc về thị trường hoạt động, các kỹ thuật
định giá chưa được nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp thông lệ quốc tế. Sự thiếu
đồng bộ trong các chính sách của nhà nước đã gây khó khăn cho DN trong các vấn
đề về kế toán. Do đó, việc xác định GTHL và ghi nhận, trình bày thông tin các yếu
tố trên BCTC theo GTHL ở các DN nói chung và tại các CTCK niêm yết của Việt
Nam nói riêng hiện nay còn nhiều điều bất cập, hệ quả làm suy giảm tính trung
thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với khuôn mẫu IAS/IFRS.
Để vận hành được nguyên tắc “GTHL” trong thực tiễn kế toán ở Việt Nam,
đảm bảo phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, qua đó triển khai được quy định
của Luật kế toán Việt Nam, đưa nguyên tắc “GTHL” vào thực tiễn cuộc sống thì
việc nghiên cứu cơ sở lý luận, điều kiện, phương pháp vận dụng “GTHL” khi lập và
trình bày BCTC trở thành một vấn đề cấp thiết. Đề tài lựa chọn khách thể nghiên
cứu là các CTCK niêm yết của Việt Nam bởi CTCK có danh mục tài sản và danh
mục đầu tư chủ yếu là các tài sản đang được niêm yết trên TTCK do đó việc yêu



15

cầu các CTCK phải lập và trình bày BCTC theo GTHL là tất yếu vì thông tin trên
BCTC cung cấp thông tin cho nhà đầu tư sát với thị trường. Đây là đối tượng đang
bắt buộc áp dụng GTHL trong ghi nhận và trình bày thông tin BCTC và hiện đang
gặp rất nhiều những khó khăn, bất cập trong các vấn đề của kế toán khi áp dụng
GTHL. Việc lập và trình bày BCTC của CTCK niêm yết của Việt Nam khi vận
dụng GTHL còn nhiều hạn chế do còn thiếu rất nhiều các quy định pháp luật liên
quan đến việc xác định GTHL, việc ghi nhận và trình bày các BCTC theo GTHL tại
Việt Nam. Ngoài ra, việc xác định GTHL và ghi nhận các yếu tố trên báo cáo theo
GTHL ở các công ty này còn nhiều điều bất cập cần hoàn thiện.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài "Vận dụng GTHL để
hoàn thiện việc lập và trình bày BCTC cho công ty chứng khoán niêm yết của
Việt Nam" để nghiên cứu, nhằm hoàn thiện việc lập và trình bày BCTC cho CTCK
niêm yết của Việt Nam trong điều kiện áp dụng GTHL, đảm bảo phù hợp với khuôn
mẫu chung của quốc tế về kế toán.

0 Tổng quan nghiên cứu về áp dụng giá trị hợp lý và việc lập và trình
bày Báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.1 Nghiên cứu về áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán
Vấn đề áp dụng GTHL trong kế toán được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
có nhiều bình luận đa chiều về vấn đề này.
Omiros Georgious (40) có một nghiên cứu về các đề xuất của nhà hoạch định
vào giữa thế kỷ 19 đến năm 2005 để thiết lập một cơ sở xác định giá trị cho việc lập
BCTC. Kế toán theo giá gốc áp dụng phổ biến cho giai đoạn những năm 1940 đến
những năm 70 và sau đó là việc xác định giá trị hỗn hợp kết hợp giá thị trường trở
nên phổ biến. Mặc dù nguyên tắc kế toán GTHL đã được hợp pháp hóa áp dụng
rộng rãi, mọi người cho rằng có được như vậy là do có cơ sở xác định giá trị hỗn
hợp trước đó.
Theo Peter William (41), nền tảng của CMKT là từ nguyên tắc giá gốc sang

nguyên tắc GTHL theo đó quyết định của nhà đầu tư dựa theo dòng tiền trong
tương lai. Báo cáo theo giá gốc đã được thay thế bằng báo cáo theo “giá trị hỗn
hợp”. Tác giả khẳng định rằng cơ sở giá trị hỗn hợp chứ không phải là cơ sở giá
gốc và cơ sở giá hiện hành sẽ trở thành phổ biến cho BCTC bắt đầu từ thế kỷ 19.


16

Christian Laux (22) khủng hoảng tài chính gần đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến một cuộc tranh luận mạnh mẽ về ưu điểm và nhược điểm của
kế toán GTHL (FVA). Cuộc tranh luận này đưa ra thách thức lớn đối với sự phát
triển FVA và mở rộng áp dụng kế toán theo GTHL ra các lĩnh vực khác. Tác giả
nhấn mạnh 4 vấn đề quan trọng cần xem xét từ các tranh luận này: Thứ nhất là có
hiểu nhầm về kế toán GTHL; Thứ hai là trong thời gian khủng hoảng tài chính,
không có quy định rõ ràng về việc áp dụng FVA trong CMKT IFRS hay US GAAP;
Thứ ba là kế toán theo giá gốc (HCA) không phải là cách để giải quyết các vấn đề
tồn tại; Thứ tư là các vấn đề áp dụng GTHL và các vấn đề tranh cãi.
FVA là yếu tố quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính và làm cho các
tổ chức tài chính ở Mỹ và toàn thế giới trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, những người ủng
hộ FVA cho rằng kế toán theo GTHL không phải chịu trách nhiệm của cuộc khủng
hoảng, nó không phải là cơ sở xác định giá trị duy nhất đối với giá trị tài sản.
Tác giả cho rằng việc giảm các thuyết minh về FVA theo bản chất của nó
không tuân thủ tuyệt đối như công bố của US GAAP hay IFRS đối với FVA. Cả hai
hệ thống chuẩn mực đều cho phép có sự khác biệt so với giá thị trường trong một
số trường hợp cụ thể. Tác giả khẳng định áp dụng FVA trong thực tế như việc ban
lãnh đạo DN có thể sử dụng loại giá khác so với giá trị thị trường một cách cố
0 để tránh khoản lỗ hoặc tổn thất. HCA có hàng loạt các vấn đề và đối với các tài
sản cụ thể, thiếu thông tin minh bạch dẫn đến các vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong
thời gian khủng hoảng. Tác giả nhấn mạnh cần nhiều nghiên cứu để trả lời câu hỏi
liệu giá thị trường bị chi phối bởi các thẩm định giá viên trong khủng hoảng này

không và nhiều bằng chứng về FVA có tác động bởi các định giá viên đối với tài
sản.
Vera Palea (43) cho rằng BCTC theo GTHL cung cấp thông tin hữu ích đối
với người sử dụng BCTC. Báo cáo theo GTHL được kỳ vọng để đảm bảo sự minh
bạch của BCTC theo đó sẽ tạo ra thông tin kế toán có giá trị cao hơn và khả năng
tốt hơn của thị trường tài chính để phản ánh giá trị thực tế của DN. Việc sử dụng
rộng rãi BCTC theo GTHL sẽ tăng số lượng thông tin cá nhân ra công chúng do đó
dẫn đến việc phân bổ nguồn lực và thông tin về vốn hiệu quả hơn.
Tác giả đã phác họa nền tảng mang tính lý thuyết cho việc thông qua, cung


17

cấp bằng chứng về tính hiệu quả đối với nhà đầu tư và nhấn mạnh các vấn đề còn
đang tranh cãi. Nó hữu ích đối với các tài liệu về BCTC theo GTHL bằng cách hệ
thống hóa các vấn đề lý thuyết và các bằng chứng thực tế do đó sẽ đưa ra bức tranh
toàn cảnh về vấn đề này. Trong hai thập kỷ gần đây, kế toán theo GTHL đang trong
xu thế được coi trọng hơn. Điều này đánh dấu một sự khởi đầu quan trọng so với kế
toán truyền thống của những thế kỷ trước trong việc ghi chép sổ sách theo giá gốc.
Kế toán giá gốc bị phản đối chủ yếu dựa trên cơ sở rằng kế toán giá gốc không
phản ánh giá trị thực tế hoặc không định giá được giá trị thuần một cách cập nhật
nhất. Kết quả là, hội đồng CMKT quốc tế (IASB) dù chậm nhưng đã liên tục
chuyển từ báo cáo theo giá gốc sang báo cáo theo GTHL.
Hiện nay, mô hình BCTC vẫn đang bao gồm sự hòa trộn giữa giá gốc và
GTHL. Tuy nhiên, hầu hết những nhà xây dựng chuẩn mực đã nhận ra rằng kế toán
theo GTHL cần được duy trì và dường như sẽ trở thành nền tảng báo cáo chủ chốt
cho kế toán tài chính trong tương lai. Theo như cách nhìn nhận này, một ví dụ là
Chuẩn mực IFRS số 9 - Công cụ tài chính đã đưa ra cách xác định GTHL của các
công cụ tài chính. Cơ sở khoa học cho việc lựa chọn này là nên sử dụng GTHL thì
các BCTC sẽ cung cấp thông tin hữu ích nhiều hơn cho các quyết định của nhà đầu

tư.
Theo IASB, những nhà đầu tư và những người cho vay cần các thông tin mà
sẽ giúp họ tính toán được số lượng, vòng quay và tình trạng thay đổi của các dòng
tiền thuần trong tương lai đối với DN (IASB, 2010 OB3). Trong bối cảnh như vậy,
sử dụng kế toán theo GTHL sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin hữu
ích để tiên đoán được khả năng của các công ty sản sinh ra các dòng tiền như thế
nào từ những nguồn lực chủ yếu đang có. GTHL cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc giảm thiểu sự mất cân đối trong việc cung cấp thông tin cho các DN và
các nhà đầu tư.
Cựu chủ tịch của IASB, ông Tweedie, lý giải lý do mở rộng GTHL như sau:
Trong một thời gian dài, các khoản thu nhập đã nỗ lực được “làm đẹp” để chỉ cho
các nhà đầu tư một xu hướng đi lên vững chắc của lợi nhuận. Trong khi cách tiếp
cận này cung cấp một mô hình đơn giản và dễ hiểu, nó dường như không đồng nhất
với thực tế. Các DN có lợi ích công chúng là các DN đa ngành nghề, vận hành


18

chuỗi các hoạt động rộng lớn và chịu các áp lực và sự thay đổi bất thường của thị
trường một cách đa dạng. Kế toán nên phản ánh những sự thay đổi bất thường và
những rủi ro này. Điều này cho thấy là sự tin tưởng GTHL đang gia tăng, khi mà
những giá trị này có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
Kế toán theo GTHL phản ảnh tình hình thị trường hiện tại của công ty, tạo
nên mối liên hệ của nó với sự hữu ích của các quyết định (Cheng, 2009). Tuy nhiên,
nhiều người khác cho rằng giá gốc vẫn tạo ra nền tảng đo lường logic nhất cho các
BCTC, vì vậy nó sẽ thận trọng và đáng tin cậy hơn (Godfrey et al, 2010).
GTHL có lợi thế là nó cung cấp một thước đo về hiệu quả của khoản đầu tư.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã đưa ra nghi ngờ về khả năng thật sự GTHL cung cấp
thông tin liên quan cho nhà đầu tư, những người phản đối GTHL thì ủng hộ các
BCTC theo giá gốc. Trên thực tế, giá gốc là hữu ích cho nhà đầu tư vì 2 lý do chính

sau: nó dựa trên giao dịch thực tế chứ không phải là có khả năng; và nó cung cấp
cho nhà đầu tư thước đo các nguồn lực thực sự chi ra để có được khoản đầu tư.
Do vậy, tranh luận về đo lường trong kế toán luôn luôn giằng co giữa việc
lựa chọn giữa GTHL và giá gốc, giữa cách cũ khi cung cấp thông tin trung thực hơn
về tình hình hoạt động thực tế cho dù nó không phải luôn đáng tin cậy với cách mới
theo quan điểm bảo thủ hơn, đáng tin cậy hơn và cũng theo ý đồ của ban quản lý
hơn.
Tác giả đề xuất những tranh luận trên cần phải điều chỉnh lại và không nên
cân nhắc việc lựa chọn giữa GTHL và giá gốc. Lựa chọn giữa giá gốc và giá hợp lý
là việc phải loại bỏ một trong 2 mục tiêu đã được quy định trong khuôn mẫu của
IASB.
Hệ thống báo cáo và xác định giá trị song song có thể giải pháp song song
cho các tranh luận này. Giá gốc và GTHL là cung cấp hai loại thông tin khác nhau
và đều có tác dụng cho nhà đầu tư. Tại thời điểm mua, GTHL và giá gốc trong hầu
hết các trường hợp là như nhau nhưng chúng thường khác nhau ở các kỳ sau. Sau
ngày mua, kế toán theo giá gốc và kế toán theo GTHL cung cấp các thông tin khác
nhau. GTHL rất cần khi xếp loại các lựa chọn đầu tư mang tính cạnh tranh nhau.
Báo cáo DN đã đầu tư để mua tài sản hết bao nhiêu thì không có đủ thông tin, vì nó
không có nhiều thông tin về chất lượng khoản đầu tư. Để đánh giá chất lượng


19

khoản đầu tư đó, người sử dụng cần biết khoản đầu tư đó sẽ mang lại lợi nhuận bao
nhiêu trong tương lai. Với suy nghĩ thận trọng về sự đáng tin cậy của các ước tính
về GTHL, báo cáo theo GTHL cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư về lợi
nhuận kỳ vọng từ các khoản đầu tư.
Mặt khác, chỉ có GTHL thì không thể giúp nhà đầu tư đánh giá được thỏa
đáng về ban giám đốc DN đối với số tiền vốn mà họ bỏ ra. Trên thực tế, người sử
dụng BCTC sẽ không biết ban giám đốc đã chi tiết hết bao nhiêu nguồn lực để có

được GTHL đó. Do đó, giá gốc sẽ hữu ích và kiểm soát được các quyết định vì nó
phản ánh số tiền đã phải chi ra. Trong cùng một khoảng thời gian xác định, hai đơn
vị khác nhau sở hữu một nguồn lực như nhau thì sẽ có cùng GTHL như nhau nhưng
GTHL không thể cung cấp thông tin cho nhà đầu tư biết DN đã thanh toán số tiền
khác nhau cho cùng một tài sản như nhau. Để đánh giá hiệu quả về ban giám đốc,
thông tin GTHL là không đủ. Người sử dụng cũng cần biết giá gốc của khoản đầu
tư.
Tóm lại, bài báo này cho rằng giá gốc và GTHL không nên coi là đối thủ của
nhau mà cả hai đều rất hữu ích. Nếu cố chọn chỉ một trong 2 thì rất khó cho người
sử dụng BCTC có được đầy đủ thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Vì lý do
này, hệ thống báo cáo và xác định giá song song sẽ là giải pháp tốt nhất khi đánh
giá hiệu quả đầu tư. So sánh các sự kiện trong tương lai (ví dụ GTHL) với các sự
kiện trong quá khứ (ví dụ là giá gốc) sẽ giúp người sử dụng BCTC đánh giá các
hoạt động kinh doanh đã đạt được và hoạch định các hoạt động trong tương lai và
các mục tiêu để ra quyết định.
Các nghiên cứu khoa học là nguồn thông tin rất tốt cho những người soạn
thảo chuẩn mực và làm chính sách vì việc lập BCTC thường rất phức tạp, rất khó
và rất rộng. Các nghiên cứu khoa học có thể cung cấp các giải pháp tốt, nó có thể
giúp những người soạn thảo chuẩn mực và những người hoạch định chính sách, tìm
ra các giải pháp tốt cho các vấn đề đang nghiên cứu và cung cấp thêm các bằng
chứng cho các vấn đề đang tranh cãi. Với quan điểm đó, mục đích của nghiên cứu
này nhằm thảo luận về tác dụng của GTHL đối với người sử dụng BCTC bằng cách
mô tả cơ sở lý thuyết cho việc áp dụng GTHL và cung cấp bằng chứng về tác dụng
của GTHL cho nhà đầu tư. Nghiên cứu này còn đưa ra các đề xuất cho những


20

người soạn thảo chuẩn mực và những người làm chính sách.
GTHL của tài sản và nợ phải trả phản ánh điều kiện thị trường hiện hành và

do đó, cung cấp thông tin kịp thời tăng tính minh bạch. Ngược lại, những người
phản đối cho rằng GTHL không đáng tin cậy và dễ gây hiểu sai lệch đối với những
tài sản nắm giữ lâu dài hoặc nắm giữ đến ngày đáo hạn. Giá đó có thể bị bóp méo
do thị trường hoạt động không hiệu quả, các vấn đề về tính thanh khoản; và giá hợp
lý dựa trên cơ sở không đáng tin cậy. Nhiều tình huống thực tế được phản ánh về
tính đáng tin cậy về các ước tính GTHL và do đó trong các cuộc tranh luận đề cập
trở lại kế toán theo giá gốc.
Nghiên cứu này đề xuất giá gốc và GTHL không nên trở nên đối thủ của
nhau vì chúng phục vụ các mục đích khác nhau. Giá gốc cung cấp cho nhà đầu tư
về thông tin về giá phí khoản đầu tư, trong khi GTHL đưa ra cách đo lường giá trị
mà ban giám đốc kỳ vọng thu được từ khoản đầu tư. Nghiên cứu này cho rằng cả
giá gốc và GTHL đều cần vì chúng cùng cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.
Kết luận chung là các nhà soạn thảo chuẩn mực nên xem xét và thảo luận về việc
áp dụng hệ thống báo cáo và đo lường song song.
Về các nghiên cứu trong nước, Mai Ngọc Anh (4) cho rằng việc sử dụng
GTHL trong các CMKT là một bước đi cần thiết trước sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp trong các quan hệ đầu tư, tài chính và nhu
cầu sử dụng thông tin tài chính. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng không nên sử
dụng là một cơ sở định giá duy nhất cho mọi tài sản và nợ phải trả mà nên duy trì
mô hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau. Trong đó giá trị hợp lý được khuyến
khích áp dụng trong những điều kiện tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản hoặc
nợ phải trả hoàn toàn giống về bản chất hoặc tương tự có thể so sánh. Đó là những
trường hợp mà giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy, đảm bảo được sự
cân bằng hợp lý giữa yêu cầu "đáng tin cậy" và "thích hợp" của thông tin tài chính.
Mai Ngọc Anh, Lưu Đức Tuyên (7) đã có nghiên cứu về việc áp dụng GTHL
trong hệ thống kế toán ở Việt Nam. Nghiên cứu đã trình bày tổng quan về GTHL
trong đó có khái quát lịch sử của GTHL; Các quan điểm về GTHL; Áp dụng GTHL
trong hệ thống kế toán DN; Kinh nghiệm áp dụng GTHL trong hệ thống kế toán tại



21

một số quốc gia trên thế giới. Đề tài đã phân tích về thực trạng các quy định hiện
hành về GTHL và áp dụng GTHL trong hệ thống kế toán DN ở Việt Nam. Ngoài ra,
đề tài đã đề xuất việc áp dụng GTHL trong hệ thống kế toán Việt Nam. Cụ thể đề
tài đã phân tích về bối cảnh chi phối đến khả năng áp dụng GTHL trong hệ thống
kế toán ở Việt Nam trong thời gian tới, đề xuất các quy định pháp lý về GTHL
trong hệ thống kế toán Việt Nam, đề xuất các giải pháp áp dụng GTHL ở DN Việt
Nam, khuyến nghị lộ trình và các điều kiện áp dụng GTHL trong hệ thống kế toán
Việt Nam.

2.2 Nghiên cứu về đo lường theo giá trị hợp lý trong kế toán
David Cairns (23) đã thực hiện điều tra việc xác định GTHL của 228 công ty
niêm yết trên TTCK Anh và Australia trong thời gian áp dụng IFRS năm 2005. Tác
giả đã so sánh giữa các công ty lựa chọn chính sách bắt buộc áp dụng GTHL hoặc
khuyến khích áp dụng GTHL. Yêu cầu bắt buộc áp dụng FVA liên quan đến các
công cụ tài chính (IAS 39) và thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2) đã tăng khả
năng so sánh. Lựa chọn khuyến khích áp dụng GTHL liên quan đến bất động sản
(IAS 16) dẫn đến có nhiều sự khác biệt do nhiều công ty không áp dụng GTHL.
Lựa chọn sử dụng GTHL đối với các tài sản vô hình, tài sản hữu hình, bất động sản
đầu tư không được thực hiện bắt buộc, hoặc phải xác định giá trị liên tục. Tác giả
chỉ ra do cách tiếp cận quá thận trọng và thiếu sự khuyến khích tất cả các DN áp
dụng GTHL.
Việc so sánh giữa các công ty là vấn đề cổ đông rất quan tâm vì khả năng có
thể so sánh để có thông tin tài chính chất lượng cao. Liên quan đến quy định bắt
buộc áp dụng FVA, tác giả thấy rằng có sự tăng lên trong việc sử dụng GTHL đối
với công cụ tài chính và thanh toán bằng cổ phiếu dẫn đến việc tăng khả năng so
sánh giữa các công ty. Tăng việc sử dụng xác định GTHL sẽ là hữu ích đối với nhà
đầu tư. Tác giả cung cấp thông tin về việc những người lập BCTC được lựa chọn
chính sách theo hướng dẫn của IFRS và liên quan đến việc thông tin cho những

người tham gia thị trường vốn về việc áp dụng IFRS. Theo tác giả, đối với việc
được lựa chọn áp dụng xác định GTHL có thể xảy ra sai sót cố ý hoặc không cố ý
trong BCTC điều này có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư và nhà phân tích. Mặt khác,
việc sử dụng giá gốc nhiều dẫn đến có ít thông tin cập nhật được cung cấp điều này


22

có thể không phù hợp với nhu cầu có thêm thông tin liên quan của người sử dụng
BCTC.
Cain, Alexandra (21) đã tổng hợp các nghiên cứu thực tế: (1) Simon, giám
đốc công ty định giá cho rằng một vấn đề đối với GTHL là mọi người sử dụng khái
niệm này theo các cách khác nhau; (2) Anne Lockwood FCA, chủ phần hùn kiểm
toán công ty Crowe Horwath, cho rằng một trong những vấn đề chính của GTHL là
quá nhiều xét đoán khi sử dụng “có rất nhiều ước tính khi xác định GTHL. Nền
kinh tế thế giới luôn biến động làm cho GTHL tiếp tục vận động” . Tác giả rút ra
kết luận là có sự không nhất quán trong cách thức áp dụng GTHL khi kế toán bất
động sản của các DN; (3) Lynda Tomkins CA, chủ phần hùn công ty Ernst&Young
cho rằng kế toán có rất nhiều xét đoán. Lynda cho rằng điều này tạo ra rất nhiều
hiểu lầm về GTHL. Tomkins cũng cho rằng GTHL ghi nhận rằng với một số tài
sản, giá trị của nó sẽ chỉ được thực hiện đầy đủ trong tương lai khi bán nó. Nhiều
phương pháp xác định giá trị khác không phản ánh rủi ro tiềm tàng và tác động
dòng tiền gắn với tài sản. Một vấn đề khác liên quan đến GTHL là khi đã lựa chọn
thì sẽ sử dụng để xác định giá trị tài sản, rất khó để thay đổi phương pháp khác
hoặc quay trở lại phương pháp giá gốc. Tác giả cho rằng "có thể áp dụng phương
pháp tiếp tục (continuing use) để xác định giá trị tài sản, nhưng DN khác áp dụng
phương pháp sử dụng cao nhất và tốt nhất (highest and best use). Thực tế áp dụng
các chính sách kế toán ở các DN khác nhau đang gây ra sự khác biệt khi so sánh
việc định giá các loại tài sản giống nhau." Đây là vấn đề lớn đối với bất động sản
không giống tài sản tài chính.

Tác giả cho rằng "Đối với nền kinh tế không ổn định việc định giá trở nên
phổ biến ở mọi nơi. Liệu việc định giá thực sự phản ánh cách thức các đơn vị có ý
định sử dụng các tài sản của họ như thế nào."
Trong nước, Mai Ngọc Anh (8) đã làm rõ các vấn đề về mô hình tính giá
gốc, mô hình tính giá hiện hành và mô hình tính giá đầu ra (GTHL).Trong đó tác
giả đề cập việc sử dụng GTHL trong kế toán là một xu hướng tất yếu song phải
thận trọng, tránh việc lạm dụng GTHL trong việc thổi phồng kết quả kinh doanh và
làm đẹp BCTC của DN. Tác giả khẳng định phải nghiên cứu sử dụng các cơ sở tính
giá khác ngoài giá gốc và phải được thực hiện theo một lộ trình thận trọng. Tác giả


23

đề xuất vận dụng kết hợp các mô hình tính giá trong hệ thống kế toán Việt Nam với
nền tảng cơ bản là mô hình giá gốc, kết hợp với mô hình GTHL cụ thể như sau:
Một là, ở Việt Nam, mô hình giá gốc đã được áp dụng như một mô hình tính
giá duy nhất, quen thuộc đối với những người làm kế toán và sử dụng thông tin kế
toán. Vì vậy, việc thay thế mô hình giá gốc bởi các mô hình tính giá khác, trong đó
có mô hình GTHL cần phải được thực hiện theo một lộ trình thận trọng. Mặt khác,
GTHL mới được đề cập trong khuôn khổ pháp lý và thực tiễn kế toán Việt Nam,
cách tiếp cận và các kỹ thuật cụ thể của mô hình này còn khá xa lạ với những người
làm công tác kế toán và sử dụng thông tin tài chính. Do vậy, tác giả khuyến nghị,
Luật Kế toán, CMKT nên cho phép các đơn vị lựa chọn mô hình giá gốc hoặc mô
hình GTHL.
Hai là, từ lý thuyết và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam đều khẳng định,
GTHL có nhiều ưu thế hơn so với giá gốc trong điều kiện thị trường vận hành một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, GTHL cũng có nguy cơ bị lạm dụng dẫn đến phản ánh
sai lệch tình trạng và kết quả tài chính của đơn vị. Do đó, trong điều kiện các loại
thị trường đang trong quá trình hoàn thiện như Việt Nam, việc sử dụng mô hình
GTHL cần rất thận trọng theo hướng quy định cụ thể điều kiện để mô hình GTHL

có thể được áp dụng.
Ba là, thông tin tài chính trên cơ sở GTHL đặc biệt hữu ích với các chủ thể
sử dụng thông tin khi ra các quyết định liên quan đến TTCK. Phần lớn là các DN
nhỏ và vừa thực hiện công tác kế toán một cách tương đối đơn giản, chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của chính sách thuế. Vì vậy, việc áp dụng mô hình GTHL trong kế
toán nên đặt ra trước hết với các DN niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán.
Về ngắn hạn, chưa nên đặt ra vấn đề áp dụng GTHL đối với các DN nhỏ và vừa.
Bốn là, vận dụng kết hợp mô hình giá gốc và GTHL đối với các tài sản, nợ
phải trả khác nhau theo nguyên tắc: Các tài sản dài hạn mà giá cả thị trường ít biến
động thì ưu tiên áp dụng mô hình giá gốc. Các tài sản này có thể được đánh giá lại
theo GTHL với mỗi chu kỳ từ 3 - 5 năm khi có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị
thị trường và giá gốc của tài sản. Các tài sản sẵn sàng để bán và giá cả thường
xuyên biến động có thể được đánh giá định kỳ hàng năm theo mô hình GTHL nếu
GTHL có thể được xác định một cách đáng tin cậy.


24

Năm là, một trong những hạn chế khi áp dụng mô hình GTHL là mức độ tin
cậy của thông tin kế toán có nguy cơ bị suy giảm. Do vậy, cùng với việc cho phép
áp dụng mô hình GTHL trong đánh giá tài sản và nợ phải trả để trình bày trên
BCTC, khuôn khổ pháp lý kế toán cần nhấn mạnh đến các thuyết minh, giải trình
về điều kiện thị trường, cơ sở và phương pháp xác định GTHL. Việc công bố một
cách minh bạch cơ sở và phương pháp xác định GTHL vừa đảm bảo người sử dụng
hiểu thông tin tài chính của DN một cách đầy đủ và toàn diện, vừa đảm bảo thông
tin đó được thu nhận, xử lý theo phương pháp phù hợp, đáng tin cậy. Theo tác giả,
việc lựa chọn mô hình tính giá trong hệ thống kế toán ở mỗi quốc gia là rất quan
trọng trên cơ sở phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội và đảm bảo hài hòa với hệ thống
kế toán các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguyễn Thế Lộc (9) có quan điểm về tính thích hợp và tính đáng tin cậy

trong các quy định đo lường giá trị tài sản, nợ phải trả theo chuẩn mực BCTC quốc
tế có liên quan đến GTHL. Tác giả cho rằng GTHL ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong việc xác định giá trị của các yếu tố trên BCTC trong những năm gần đây.
Việc sử dụng GTHL chỉ thích hợp và đáng tin cậy khi thông tin về GTHL của tài
sản hoặc nợ phải trả có thể đảm bảo cân đối được các đặc tính chất lượng của thông
tin cần có cũng như đáp ứng được yêu cầu thông tin hữu ích của các đối tượng sử
dụng BCTC.

2.3 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng khi áp dụng giá trị hợp lý
Một số nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng khi áp dụng GTHL trong số
đó có Nguyễn Ngọc Lan (8) đã hệ thống hóa lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN. Luận án đã xây dựng và kiểm định
hệ thống các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp
dụng GTHL trong kế toán, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với
nghiên cứu điển hình tại các DN Việt Nam. Ngoài ra, có một số nghiên cứu về nhân
tố ảnh hưởng khi áp dụng GTHL trong đó Trần Văn Tùng (11) khẳng định trong xu
thế hội nhập, quốc tế hóa hiện nay các DN Việt Nam cần cung cấp được BCTC
(BCTC) phù hợp với thông lệ quốc tế, mà ở đó thông tin của tài sản và nợ phải trả
được yêu cầu trình bày theo nguyên tắc GTHL nhiều hơn là giá gốc.Tuy nhiên, trên
thực tế, GTHL lại được rất ít các DN Việt Nam vận dụng, chính điều


×