Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 87 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
................................................

ĐỀ ÁN
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG
CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH
QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quảng Nam, năm 2018
1


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................3
PHẦN 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG
NAM................................................................................................................................... 7
PHẦN 3. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030...................................................................................37
Đơn vị tính: Ha................................................................................................................61
PHẦN 4. KIẾN NGHỊ....................................................................................................82
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 83

2


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc khu vực miền Trung của Việt Nam. Tỉnh
gồm 16 huyện và 02 thành phố, diện tích tự nhiên là 1.057,47 km 2, dân số là 1.487.721
người với 5 dân tộc. Tỉnh là đầu mối giao lưu quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế


lớn là thành phố Đà Nẵng, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây
Nguyên.
Quảng Nam có thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Tỉnh có những sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao như sâm Ngọc Linh, quế Trà My, cao su, tôm
thẻ… Ngành nông nghiệp của tỉnh mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng có
sự phát triển liên tục và giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cụ thể, ngành nông nghiệp đã đóng góp quan trọng việc đảm bảo an ninh lương thực cho
hơn 60% dân số thuộc khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho
người dân.
Hiện nay, quy mô nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam còn nhỏ, năng lực cạnh tranh
chưa cao nên nền nông nghiệp Quảng Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức như chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp; tốc độ tăng trưởng chưa
cao và có xu hướng chậm lại; chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm
chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu tăng nhanh của sản xuất và phục vụ đời sống của người
dân… Những khó khăn, thách thức này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc cần phải tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhằm vượt qua những giới hạn của mô hình tăng trưởng
hiện có, phát huy tối đa những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người của tỉnh, khắc
phục được những thách thức từ các biến động về kinh tế, môi trường trên phạm vi cả
nước và toàn cầu.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXI đã xác định “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chuyển đổi mô hình và
phương thức sản xuất nông nghiệp gắn liền với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Có chính
sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp để sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Ưu tiên thúc đẩy tăng trường nhanh trong
lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Tiếp tục hỗ trợ
đóng mới, cải hoán tàu thuyền để nâng cao năng lực, hiệu quả và an toàn trong khai thác
thủy sản xa bờ. Đầu tư phát triển hậu cần nghề cá. Rà soát quy hoạch, thu hút đầu tư các
vùng nuôi trồng tập trung ổn định lâu dài và công nghiệp chế biến thủy sản”.
Xuất phát từ những yêu cầu trên cho thấy, việc xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành

nông nghiệp tỉnh Quảng Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đề án được xây dựng sẽ là căn cứ khoa học để
phát triển một cách toàn diện ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền
vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp
phần thực hiện thành công Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 và Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

3


1.2. Căn cứ pháp lý để xây dựng đề án
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, số 26
NQ/TW ngày 05/08/2008 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII.
- Nghị quyết số 24/2010/NQ-CP ngày 24/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2010.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng
cánh đồng lớn.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐTTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

4


- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015
và giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi”.
- Thông báo số 4914/TB-BNN-VP ngày 23/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

về việc Thông báo kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị triển khai Đề án Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/09/2011 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn gắn với thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
- Chỉ thị số 21/CT-TU ngày 04/07/2012 về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Kết luận số 24-KL/TU ngày 27/04/2016 Kết luận hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư
(khóa XXI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của hội nghị Tỉnh ủy lần thứ sáu
(khóa XX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/08/2016 Nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy lần thứ
tư (khóa XXI) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số
dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2010.
- Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 4/07/2013 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Nghị quyết số 177/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Nam về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020.
- Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/04/2016 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020.
- Nghị quyết số 18/2016/NQ-HĐND ngày 19/07/2016 về việc điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh
Quảng Nam.
- Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.
- Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông

nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 6/8/2015 về việc phê duyệt đề án phát triển
giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.

5


- Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 về việc phê duyệt quy hoạch bảo
tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 23/05/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam
về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 22/07/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam
ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Kết luận số 24-KL/TU ngày
27/04/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam tại hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba ( Khóa XXI) về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của hội nghị Tỉnh ủy lần thứ sáu (khóa XX) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 12/08/2016 về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Nam.
- Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 16/05/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về

việc phê duyệt quy hoạch phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 17/5/2017của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030.
- Thông báo số 176/TB-UBND ngày 12/5/2017 về kết luận của Chủ tịch UBND
tỉnh Đinh Văn Thu tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT ngày 28/4/2017.
- Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030
- Căn cứ vào các quy hoạch và đề án trong lĩnh vực nông nghiệp đã được UBND
tỉnh phê duyệt.
- Căn cứ vào nhu cầu về phát triển của ngành nông nghiệp giai đoạn 2018-2030
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1.3. Tên gọi và tổ chức quản lý đề án
- Tên đề án: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan lập đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.

6


PHẦN 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam. Tỉnh có tọa
độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc và 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ

Đông. Toàn tỉnh có 2 thành phố và 16 huyện với 244 đơn vị hành chính cấp xã. Địa giới
hành chính của tỉnh được xác định bởi:
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.
Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kom Tum.
Phía Tây giáp nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.
Phía Đông giáp biển Đông.
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung. Trên địa bàn tỉnh có
sân bay, cảng biển, đường xuyên Á chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong vấn đề an ninh, quốc phòng.

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: quangnam.gov.vn)
2.1.1.2. Khí hậu

7


Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo
mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ không có sự cách biệt lớn giữa các
tháng trong năm. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Một số chỉ
tiêu khí hậu của tỉnh được thể hiện như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,30C.
- Lượng mưa trung bình năm: 2.580 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 82- 85%.
- Lượng bốc hơi trung bình năm: 800-1000 mm.
- Số giờ nắng bình quân trong năm gần 2000 giờ.
2.1.1.3. Địa hình
Địa hình của tỉnh Quảng Nam khá phức tạp với đầy đủ các dạng địa hình nhưng
phần lớn là đồi núi với mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Địa hình nghiêng dần từ Tây
sang Đông, hình thành ba kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao ở phía Tây, kiểu

trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển ở phía Đông. Trong đó, diện tích vùng núi của
tỉnh là 8.743,57 km2 (chiếm 84,01% diện tích tự nhiên); diện tích vùng trung du là 294,08
km2 (chiếm 2,83% diện tích tự nhiên) và diện tích vùng đồng bằng là 1.369,82 km2 (chiếm
13,16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).
2.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 941 km
bao gồm các hệ thống sông chính như sông Thu Bồn, sông Vu Gia và sông Tam Kỳ.
Trong đó, sông Thu Bồn có chiều dài 198 km, diện tích lưu vực 10.350 km 2, lưu lượng
bình quân là 232 m3/s. Sông Vu Gia dài 52 km, có lưu vực khoảng 5.500 km 2, lưu lượng
bình quân 400m3/s, mùa lũ đến 27.000 m 3/s. Sông Tam Kỳ bắt nguồn từ các dãy núi phía
Tây, chảy theo hướng Đông, có diện tích lưu vực là 1.040 km2.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tỉnh Quảng Nam có 10 nhóm đất chính bao gồm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ
trên núi, đất phù sa, đất xám, đất cồn cát và cát biển, đất mặn, đất thung lũng dốc tụ, đất
phèn, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất đen. Trong đó, nhóm đất phù sa là nhóm đất quan
trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả
dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Diện tích và cơ cấu các nhóm đất được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Diện tích, cơ cấu các nhóm đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
STT

Nhóm đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1


Đất đỏ vàng

796.504

76,31

2

Đất mùn vàng đỏ trên núi

93.299

8,94

3

Đất phù sa

50.738

4,86

4

Đất xám

40.057

3,84


8


5

Đất cồn cát và cát biển

33.655

3,22

6

Đất mặn

13.234

1,27

7

Đất thung lũng, đất tụ

9.153

0,88

8


Đất phèn

1.297

0,12

9

Đất xói mòn trơ sỏi đá

5.436

0,52

10

Đất đen

464

0,04

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020)
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của tỉnh Quảng Nam có chất lượng tốt, phần lớn chưa bị tác động
mạnh bởi các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng và các loại hóa chất độc hại.
Một số thời điểm có hiện tượng ô nhiễm cục bộ tại các đoạn sông chảy qua các khu đô thị,
khu dân cư tập trung, các khu, cụm công nghiệp như sông Trường Giang, đoạn chảy qua

huyện Thăng Bình và Núi Thành; sông Vĩnh Điện, đoạn chảy qua thị trấn và khu công
nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; hạ lưu sông Thu Bồn tại sông Hoài, sông Đế Võng và
sông Cổ Cò…với các chất gây ô nhiễm chính là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và vi sinh.
Các nguồn ô nhiễm chủ yếu như nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản, giết mổ động vật, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…chưa qua xử
lý hay mới được xử lý sơ bộ (lắng) xả vào các thủy vực. Ngoài ra, các hoạt động khai thác
khoáng sản tại các huyện miền núi phía Tây đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm tại các
dòng sông, trong đó tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước bởi các hóa chất dùng
để tuyển vàng. Với hệ thống sông phân bố tương đối đồng đều nên nguồn nước mặt cung
cấp đầy đủ nước tưới nhiều nhất là vào tháng 10,11; ít nhất là vào tháng 5,6,7. Tuy nhiên,
hiện nay chất lượng nguồn nước mặt bị suy giảm dần do sự xâm nhập sâu của thuỷ triều
vào các cửa sông. Sông Thu Bồn thường bị nhiễm mặn vùng gần cửa sông nhất là vào
tháng 5 và tháng 6, gây ảnh hưởng đến nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Sông Cổ
Cò là sông nối từ cửa sông Thu Bồn chạy dọc ven biển thông ra cửa sông Hàn, hiện nay
bị cát biển xâm chiếm, tình trạng nhiễm mặn trầm trọng khu vực hai bên dòng sông.
- Nguồn nước ngầm
Nước ngầm là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất
trên địa bàn tỉnh. Do cấu tạo địa chất và hiện tượng ngập úng trong mùa mưa và chất ô
nhiễm từ nguồn nước mặt xâm nhập nên nước ngầm ở vùng đồng bằng và ven biển của
tỉnh Quảng Nam đã có dấu hiệu bị suy giảm cả về chất lượng lẫn trữ lượng tại một số xã
như Tam Tiến, Tam Giang, Tam Hòa, Tam Hải (huyện Núi Thành); phường Hòa Thuận,
An Sơn, Trường Xuân, Tân Thạnh (thành phố Tam Kỳ); phường Sơn Phong, Minh An,
Cẩm Nam, Cửa Đại và Cẩm Hà (thành phố Hội An) và các xã ven biển Bình Nam, Bình
Dương (huyện Thăng Bình). Nguồn nước ngầm có độ sâu 5-10m ở các khu vực gò đồi và
có độ sâu từ 1,5-2m ở các khu vực khác.
c. Tài nguyên rừng

9



Tỉnh Quảng Nam có 667,39 ha rừng. Trong đó, rừng sản xuất có diện tích là
228,35 ha, rừng phòng hộ có diện tích là 309,19 ha và rừng đặc dụng có diện tích là
129,851 ha. Trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m 3. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có
có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao. Diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng
nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m 3/ha. Các khu bảo
tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh chủ yếu phân bố ở huyện Nam Giang.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam bước vào thời kỳ tăng
trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016, tỷ trọng khu
vực phi nông nghiệp của tỉnh chiếm 88,1%, trong khi đó tỷ trọng khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 11,9% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2016 đạt hơn 53 triệu đồng/người, tăng 6,7 triệu đồng/người so với năm 2015. Thực
trạng phát triển các ngành kinh tế được thể hiện như sau:
- Ngành công nghiệp
Năm 2016, giá trị sản xuất ngành công nghiệp thực hiện gần 75.700 tỷ đồng (giá
2010), tăng 15,5% so với năm 2015, chiếm 35,4% trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực, giá trị sản xuất chiếm
hơn 92% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Riêng ngành sản xuất và lắp
ráp ô tô đạt mức tăng kỷ lục với số lượng sản xuất hơn 94.000 xe, chỉ số sản xuất tăng
34,5% so với năm trước, sản lượng xe bán ra là 116.330 xe, vượt 3,5% kế hoạch.
- Ngành thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2016 đạt gần 36.060 tỷ đồng,
tăng hơn 13% so với năm 2015. Tổng lượt khách tham quan lưu trú đạt hơn 4.400 nghìn
lượt, tăng 9,6% so với năm 2015, trong đó, khách quốc tế đạt hơn 2.300 nghìn lượt, tăng
22,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, du lịch của tỉnh cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
như công tác quy hoạch, đầu tư, giải phóng mặt bằng các dự án du lịch còn chậm làm
giảm tốc độ thu hút đầu tư, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Ngoài
ra, hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao
thông tiếp cận đến các điểm du lịch miền núi và hải đảo. Môi trường du lịch bị tác động

tiêu cực, hiện tượng cò mồi, ăn xin, cướp giật, tranh giành khách vẫn còn xảy ra; vệ sinh,
môi trường nhiều điểm, nhiều nơi chưa đảm bảo.
- Ngành nông nghiệp
Năm 2016, khu vực nông, lâm, thủy sản của tỉnh Quảng Nam tiếp tục duy trì và
phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp thực hiện hơn 12.200 tỷ đồng,
tăng 2,9% so với năm 2015. Toàn tỉnh gieo trồng trên 152 nghìn ha cây hàng năm. Năng
suất lúa cả năm đạt 51 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt gần 500.000 tấn,
trong đó, sản lượng lúa cả năm đạt trên 442.000 tấn. Năng suất các loại cây hàng năm
khác ổn định có xu hướng tăng so năm 2015. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc đã
được kiểm soát, giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, nên tổng đàn gia
súc, gia cầm đều tăngso với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 đạt

10


102.640 tấn, tăng gần 5,7% so với năm 2015. Năng suất tôm năm 2016 đạt 45,1 tạ/ha,
tăng 0,4 tạ/ha so với năm 2015.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
a. Dân số
Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016, toàn tỉnh có tổng dân số là
1.487.721 người. Trong đó, nam có 729.713 người chiếm 49,04% và nữ có 758.008 người
chiếm 50,96% tổng dân số. Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở
khu vực đô thị và đồng bằng ven biển nhưng lại phân bố ít ở khu vực miền núi. Dân số ở
khu vực nông thôn là 1.128.088 người chiếm 75,83%, dân số ở khu vực đô thị là 359.633
người, chiếm 24,17% tổng dân số. Mật độ dân số là 141 người/ km 2. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 10,11‰.
b. Lao động và việc làm
Toàn tỉnh có khoảng 903.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,73% trong
tổng số dân. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 200.000
lao động, đạt 98,5% so với kế hoạch. Tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề theo Đề án

đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.018 người.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được phân bố đều
khắp với các tuyến chính được bố trí song song với quốc lộ 1A cùng các tuyến ngang
được bố trí từ Đông sang Tây kết hợp với hệ thống mạng lưới đường huyện, đường xã và
đường thôn xóm đã tạo được sự giao lưu thuận tiện cho hầu hết các địa phương trên địa
bàn tỉnh. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật và chất lượng đường của nhiều tuyến còn yếu kém,
đường đất còn nhiều, nhiều tuyến chưa được khớp nối, thông suốt, có nơi chưa có đường
ô tô đến trung tâm xã.
- Thủy lợi
Tỉnh Quảng Nam có 73 hồ chứa nước với tổng lượng nước trữ khoảng 500 triệu
3
m . Toàn tỉnh có 194 trạm bơm điện, 602 đập dâng kiên cố, 49 tuyến kè kiên cố chống sạt
lở với chiều dài trên 46 km, có 209 km đê sông và đê biển; 2.630 km kênh mương loại II
và III (trong đó 25% kiên cố) và 421 công trình cấp nước phân bố ở các huyện và thành
phố. Đến nay, các công trình thuỷ lợi đã chủ động nước tưới cho hơn 71.000 ha diện tích
gieo trồng và 12.000 ha hoa màu, cây công nghiệp (đạt trên 73% diện tích sản xuất nông
nghiệp của tỉnh).
- Mạng lưới điện
Mạng lưới điện trên toàn tỉnh được cải tạo, nâng cấp và mở rộng với 227/244 xã có
điện lưới quốc gia, đạt 93,03%. Tỉnh đã có 97% số xã, 93% số thôn và hơn 95% số hộ
nông thôn được sử dụng điện. Hiện tại, tỉnh Quảng Nam được cấp điện từ hệ thống lưới
điện quốc gia và từ các nguồn phát điện độc lập. Công trình đường dây 220 KV Hoà
Khánh (Đà Nẵng) - A Vương (Quảng Nam) đã hoàn tất và đóng điện thành công, đảm bảo
chuyển tải điện từ công trình thủy điện A Vương (210 MV) vào lưới điện quốc gia.
- Bưu chính viễn thông

11



Mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh. Toàn bộ các xã đã
có điện thoại nên đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của người dân nhất là tại khu
vực đô thị, khu công nghiệp. Mạng lưới điện thoại di động đã phủ sóng về tất cả các
huyện trên toàn tỉnh. Số lượng thuê bao điện thoại cố định đạt 10,90 máy/100 dân. Tỷ lệ
người dân sử dụng internet đạt khoảng 5,32 người/100 dân.
- Giáo dục
Đến nay, tỉnh đã có 11 trường đào tạo các bậc học đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp. Toàn tỉnh đã thành lập 149 trung tâm học tập cộng đồng, 42 cơ sở dạy
nghề, trong đó 03 trường cao đẳng có tham gia đào tạo nghề, 05 trường trung cấp nghề,
34 trung tâm, doanh nghiệp và các cơ sở khác.
Hầu hết, các xã đã có trường mầm non và trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi xã có
ít nhất 01 trường tiểu học. 100% xã, phường các huyện đồng bằng, thành phố và 85% xã
các huyện miền núi có trường hoặc lớp trung học cơ sở. Các huyện, thành phố đều có ít
nhất 01 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Y tế
Toàn tỉnh có 08 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa, trong đó có 01 trung tâm
chuyên khoa, 27 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa khu vực, 244 trạm y tế xã và một
số bệnh viện tư nhân. Toàn tỉnh hiện có 3.959 giường bệnh, đạt 27,81 giường/vạn dân.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc tái cơ
cấu ngành nông nghiệp
2.1.3.1. Thuận lợi
- Tỉnh Quảng Nam có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội.
- Địa hình tỉnh Quảng Nam hình thành nên nhiều tiểu vùng sinh thái đa dạng và
đặc trưng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hóa ngành nông nghiệp.
- Hệ thống sông ngòi có tiềm năng lớn về phát triển thủy lợi, thủy điện phục vụ
cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như phục vụ cho sản xuất của ngành
nông nghiệp.
- Tài nguyên đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng ngành nông nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tạo nên nền tảng phát triển kinh

tế - xã hội trong tương lai.
- Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao chất
lượng phúc lợi xã hội cho người dân và thu hút đầu tư.
- Nguồn nhân lực dồi dào và số lượng lao động chất lượng cao ngày càng nhiều tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới.
2.1.3.2. Khó khăn
- Địa hình đồi núi chiếm hơn 75% diện tích tự nhiên, gây khó khăn cho xây dựng
hạ tầng, khai thác đất đai cho sản xuất, cũng như việc quy hoạch phát triển dân sinh khu
vực miền núi.

12


- Quảng Nam nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hàng năm
thiên tai thường xảy ra nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của ngành
nông nghiệp cũng như đời sống và sinh hoạt của người dân.
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa thu hút được đầu tư.
- Thiếu vốn đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành
nông nghiệp nói riêng.
2.2. Những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
2.2.1.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp
Giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nông nghiệp tỉnh
Quảng Nam đạt 5,87%/năm và đạt cao nhất vào năm 2016 (8,39%). Có được kết quả này
là do tỉnh đã thực hiện tốt các chủ trương và chính sách mới của Chính phủ và của tỉnh đề
ra, do đó nền kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng đã có
những chuyển biến tích cực.

Hình 2. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2012-2016

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
a. Chuyển dịch giữa 3 nhóm ngành nông nghiệp thuần, lâm nghiệp và thủy sản
Cơ cấu ngành nông nghiệp theo giá trị sản xuất giữa ba nhóm ngành nông nghiệp
thuần, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2007 - 2016 được thể
hiện ở Bảng 2.

13


Bảng 2. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2016

Năm

Tổng giá
trị sản xuất
(tỷ đồng)

2007

Nông nghiệp thuần

Lâm nghiệp

Thủy sản

Giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

5.113

3.550

69,43

339

6,63

1.224

23,94


2008

6.774

4.743

70,02

388

5,73

1.643

24,25

2009

7.328

4.883

66,65

442

6,03

2.001


27,32

2010

9.282

6.306

67,95

494

5,32

2.480

26,73

2011

12.250

8.382

68,42

614

5,01


3.253

26,56

2012

13.377

8.746

65,39

728

5,44

3.901

29,17

2013

13.971

8.875

63,52

945


6,76

4.151

29,71

2014

16.274

10.312

63,36

1.159

7,13

4.802

29,51

2015

17.885

11.050

61,78


1.469

8,21

5.366

30,00

2016

19.067

11.807

61,92

1.629

8,54

5.630

29,53

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
Giai đoạn 2007– 2016, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
tăng 3,73 lần và đạt 19.067 tỷ đồng vào năm 2016. Giá trị sản xuất của các ngành nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng tăng dần qua từng năm. Trong đó, giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp thuần đã tăng 3,33 lần, ngành lâm nghiệp tăng 4,81 lần và ngành thủy
sản tăng 4,60 lần trong giai đoạn này.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, tỷ
trọng của nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (dao động từ 61,78% đến 70,02%)
nhưng đang có xu hướng giảm dần, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ (dao động
từ 5,01%-8,54%) trong khi đó ngành thủy sản chiếm tỷ trọng từ 23,94% đến 30,00% và
có xu hướng tăng dần qua các năm. Như vậy, ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn 2007 - 2016 vẫn còn chú trọng về nông nghiệp thuần, chưa tận dụng và
khai thác được các lợi thế tự nhiên về rừng, đất rừng, mặt nước sông, hồ, biển để phát
triển mạnh ngành lâm nghiệp và thủy sản.
b. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ chuyên ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ)
Trong giai đoạn 2007 - 2016, tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thuần có
xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên cơ cấu giá trị giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi
và dịch vụ nông nghiệp có sự thay đổi không nhiều. Trong đó, ngành trồng trọt vẫn chiếm
tỉ trọng cao hơn so với tiểu ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Số liệu cụ thể được
thể hiện tại Bảng 3.

14


Bảng 3. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp thuần
giai đoạn 2007 – 2016

Năm

Tổng giá
trị sản
xuất
(tỷ đồng)

2007


Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông
nghiệp

Giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

3.550


2.471

69,61

994

28,00

85

2,39

2008

4.743

3.302

69,62

1.339

28,23

102

2,15

2009


4.883

3.389

69,40

1.387

28,40

107

2,19

2010

6.306

4.503

71,41

1.659

26,31

14

2,28


2011

8.382

5.819

69,42

2.384

28,44

179

2,14

2012

8.746

6.090

69,63

2.316

26,48

340


3,89

2013

8.875

6.269

70,64

2.243

25,27

363

4,09

2014

10.312

7.135

69,19

2.789

27,05


388

3,76

2015

11.050

7.355

66,56

3.267

29,57

428

3,87

2016

11.807

7.688

65,11

3.670


31,08

449

3,80

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
Số liệu ở Bảng 3 cho thấy:
- Về giá trị sản xuất: Trong giai đoạn 2007-2016, giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó,
ngành trồng trọt có giá trị sản xuất cao nhất so với ngành chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cao hơn
so với ngành trồng trọt nhưng do giá trị sản phẩm thấp nên hai ngành này chưa thay đổi
được vị trí so với ngành trồng trọt.
- Về cơ cấu: Cơ cấu giá trị giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
trong giai đoạn 2007-2016 có sự thay đổi nhẹ. Ngành trồng trọt vẫn chiếm chủ yếu trong
cơ cấu của ngành nông nghiệp thuần nhưng đã giảm tỷ trọng từ 69,61% xuống còn
65,11%, tỷ trọng của ngành chăn nuôi từ tăng từ 28 % năm 2007 lên 31,08% và dịch vụ
nông nghiệp tăng nhẹ từ 2,39% lên 3,8% trong giai đoạn này. Tỷ trọng của ngành dịch vụ
nông nghiệp thấp đã phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao, chưa phát
triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ thuật, khuyến
nông, bảo vệ cây trồng, thú y, tiếp thị… để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá
trị gia tăng của sản phẩm làm ra. Thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp thuần của tỉnh
Quảng Nam vẫn tập trung chủ yếu về sản xuất lúa, cây hàng năm, cây công nghiệp và một
số cây ăn quả. Trong khi đó chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp
dụng khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất tiên tiến còn hạn chế nên chưa

15



khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các
vùng sản xuất.
c. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh Quảng Nam có xu hướng tăng dần
qua các năm, trong đó khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm ưu thế hơn so với các tiểu
ngành còn lại. Số liệu chi tiết được thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2016

Giá trị
sản
Năm xuất
(tỷ
đồng)

Trồng và
Khai thác gỗ và
chăm sóc rừng lâm sản khác

Thu nhặt sản
phẩm từ rừng
không phải gỗ
và lâm sản
khác

Giá trị
sản
xuất
(tỷ
đồng)



cấu
(%)

Giá trị
sản
xuất (tỷ
đồng)


cấu
(%)

Giá trị
sản
xuất (tỷ
đồng)


cấu
(%)

Giá trị
sản
xuất (tỷ
đồng)


cấu

(%)

Dịch vụ lâm
nghiệp

2008

388

79

20,36

257

66,24

14

3,61

38

9,79

2009

442

134


30,32

252

57,01

14

3,17

42

9,50

2010

494

148

29,96

296

59,92

16

3,24


34

6,88

2011

614

136

22,15

400

65,15

16

2,61

62

10,10

2012

728

178


24,45

468

64,29

21

2,88

61

8,38

2013

945

192

20,32

629

66,56

43

4,55


81

8,57

2014

1.159

176

15,19

892

76,96

30

2,59

61

5,26

2015 1.469

171

11,64


1.189

80,94

36

2,45

73

4,97

2016

221

13,57

1.284

78,82

43

2,64

81

4,97


1.629

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
Giai đoạn 2008 - 2016, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh Quảng Nam đã
tăng 4,20 lần, từ 388 tỷ đồng lên 1.629 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất của trồng và
chăm sóc rừng tăng 2,80 lần; khai thác gỗ và lâm sản khác tăng 5,00 lần; thu nhặt sản
phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác tăng 3,07 lần; dịch vụ lâm nghiệp tăng 2,13
lần. Như vậy, khai thác gỗ và lâm sản khác đang là tiểu ngành chiếm ưu thế và có giá trị
nhất trong tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Cũng trong giai đoạn này, cơ cấu
của ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng
đồng thời tăng tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản khác; tỷ trọng của tiểu ngành thu gom sản
phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác và tiểu ngành dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỉ lệ
tương đối nhỏ và có xu hướng giảm.

16


d. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản
Trong cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh Quảng Nam có hai lĩnh vực là khai thác thủy
sản và nuôi trồng thủy sản. Sự gia tăng giá trị sản xuất của hai lĩnh vực này đã làm gia
tăng tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2006 –
2016, kết quả được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2016
Năm

Tổng giá trị
sản xuất
(tỷ đồng)


Khai thác
Giá trị sản xuất
(tỷ đồng)

Nuôi trồng
Cơ cấu Giá trị sản xuất
(%)
(tỷ đồng)

Cơ cấu
(%)

2006

1.038

752

72,44

286

27,56

2007

1.224

907


74,10

317

25,90

2008

1.643

1.200

73,03

443

26,97

2009

2.001

1.264

63,17

737

36,83


2010

2.480

1.554

62,66

926

37,34

2011

3.253

2.020

62,09

1.233

37,91

2012

3.901

2.303


59,03

1.598

40,97

2013

4.151

2.568

61,86

1.583

38,14

2014

4.802

2.887

60,12

1.915

39,88


2015

5.366

3.670

68,39

1.696

31,61

2016

5.630

3.501

62,18

2.129

37,82

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
Số liệu ở Bảng 5 cho thấy:
- Về giá trị sản xuất: tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản đã tăng 5,42 lần trong
giai đoạn 2006 - 2016. Trong đó, giá trị nuôi trồng tăng 7,44 lần và giá trị khai thác tăng
4,66 lần. Như vậy, ngành thủy sản của tỉnh Quảng Nam đã có bước phát triển đáng kể, gia
tăng khối lượng và giá trị nuôi trồng, phát huy được các thế mạnh về mặt nước các sông,

hồ, đầm và ven biển.
- Về cơ cấu: Tỷ trọng của khai thác chiếm tỷ lệ cao hơn so nuôi trồng trong cơ cấu
của ngành thủy sản. Cụ thể, trong giai đoạn 2006 - 2016, tỷ trọng của khai thác dao động
từ 59,03%-74,10% trong cơ cấu của ngành thủy sản và có xu hướng giảm dần qua các
năm. Trong khi đó, tỷ trọng của nuôi trồng chỉ đạt từ 25,90%-40,97% trong cơ cấu của
ngành thủy sản nhưng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này.

17


2.2.2. Kết quả phát triển sản xuất theo lĩnh vực
2.2.2.1. Trồng trọt
Giai đoạn 2006 - 2016, ngành trồng trọt của tỉnh Quảng Nam đã đạt được một số
thành tựu nhất định. Phương thức sản xuất chuyển dịch theo hướng thâm canh cao, hình
thành một số khu vực tập trung, liên kết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Diện tích, năng
suất và sản lượng các loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần qua các
năm. Chuyển dịch cơ cấu giống và thời vụ sản xuất theo hướng tích cực, nhiều giống mới
có ưu thế hơn về năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, Quảng Nam
đã trở thành trung tâm sản xuất giống lúa hàng hoá với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp lớn trong cả nước. Các mô hình liên kết sản xuất được duy trì hàng năm, liên kết
sản xuất lúa giống 3.000 - 4.000 ha/năm, liên kết sản xuất hạt giống đậu xanh khoảng 300
ha/năm, giống ngô khoảng 30 ha/năm… Diện tích liên kết sản xuất giống cây trồng mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân địa phương. Ngoài ra, các mô hình liên kết sản
xuất cây lạc, dưa leo, bí đỏ, ngô, ớt… cho thu nhập cao hơn sản xuất bình thường. Tính
đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh có hơn 140 cánh đồng lớn với hơn 5.000 ha, hiệu quả
kinh tế tăng từ 20% - 30% so với sản xuất đại trà. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển
khai thí điểm mô hình tích tụ ruộng đất gắn với liên kết sản xuất tại huyện Thăng Bình và
bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt trong giai
đoạn 2006 - 2016 được thể hiện qua Bảng 6.


18


Bảng 6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2016
Đơn
Loại cây trồng
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
vị
1. Lúa
Diện tích cả năm
Ha
83.631 84.084
85.905
86.664 85.323
87.729
88.548 87.905
87.396
88.430
Năng suất
tạ/ha
46,05

46,99
44,30
44,30
48,37
47,64
50,52
50,09
53,42
52,15
Sản lượng
Tấn 385.159 395.095 380.528 394.412 412.736 417.900 447.315 440.300 466.900 461.193
1.1. Lúa Đông Xuân
Diện tích
Ha
40.826 40.826
40.780
41.940 42.274
42.932
43.277 43.095
43.565
43.470
Năng suất
tạ/ha
48,99
50,20
42,37
51,65
50,63
47,03
54,72

55,27
56,86
55,30
Sản lượng
Tấn 200.014 202.761 172.767 216.634 214.042 201.915 236.825 238.190 247.700 240.403
1.2. Lúa Hè Thu
42.805 43.691
45.125
44.724 43.049
44.797
45.271 44.809
43.831
44.959
Diện tích
Ha
Năng suất
tạ/ha
43,25
44,02
46,04
39,75
46,16
48,21
46,50
45,10
50,01
49,11
Sản lượng
Tấn 185.145 192.334 207.761 177.778 198.694 215.985 210.490 202.110 219.200 220.790
2. Ngô

Diện tích cả năm
Ha
13.117
13.108
13.370 12.693
13.439
13.069
Năng suất
tạ/ha
42,44
42,48
43,84
43,71
44,44
43,89
Sản lượng
Tấn
55.674
55.686
58.618 55.481
59.720
57.360
3. Sắn
Diện tích cả năm
Ha
13.856
15.089
14.341 13.307
12.600
12.812

Năng suất
tạ/ha
136,93
142,22
151,29 157,84
169,95
178,91
Sản lượng
Tấn
189.729 214.592 216970 210.040 214.141 229.219
4. Khoai lang
Diện tích cả năm
Ha
6.651
5.517
5.324
4.937
4.401
4.253
Năng suất
tạ/ha
58,60
58,35
59,53
59,63
66,05
66,36
Sản lượng
Tấn
38.977

32.191
31.696 29.441
29.068
28.224
5. Mía
Diện tích cả năm
Ha
469
346
351.00
363
298
292

19

2016
86.675
50,97
441.741
42.979
50,97
219.071
43.696
50,96
222.670
12.608
46,16
58.204
12.636

184,51
233.139
3.992
70,48
28.139
289


Loại cây trồng

Đơn
vị
tạ/ha
Tấn

Năng suất
Sản lượng
6. Lạc
Diện tích cả năm
Ha
Năng suất
tạ/ha
Sản lượng
Tấn
7. Rau, đậu các loại
Diện tích cả năm
Ha
Năng suất
tạ/ha
Sản lượng

Tấn
8. Cao su
Diện tích cả năm
Ha
Sản lượng
Tấn
9. Cây Tiêu
Diện tích cả năm
Ha
Sản lượng
Tấn

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014


2015

2016

-

-

-

-

368,46
17.281

385,12
13.325

361,71
12.696

361,46
13.121

375,97
11.204

390,86
11.413


405,16
11.709

-

-

-

-

9.882
16,97
16.774

9.979
14,38
14.353

9.932
18,23
18.105

10.758
19,89
21.399

10.159
18,50
18.791


9.745
19,59
19.094

10.266
19,63
20.157

-

-

-

-

19.896
107,13
213.151

20.359
110,95
225.876

20.361 19.222
112,67 120,69
229.415 231.989

18.675

136,01
253.994

18.252
139,38
254.400

17.805
147,59
262.794

-

-

-

-

5.977
980

7.793
1.715

9.361
2.150

11.145
2.581


12.939
3.198

12.999
2.990

12.904
3.472

-

-

-

-

-

472
370

350
310

285
254

245

247

250
266

255
271

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2010 và năm 2016 của các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)

20


Số liệu ở Bảng 6 cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2016, diện tích của một số loại
cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có sự biến động nhẹ, tuy nhiên, năng suất và
sản lượng có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó, lúa vẫn là cây trồng chính với
diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 86.675ha, năng suất bình quân đạt 48,62 tạ/ha. Các loại
cây trồng khác gồm ngô, sắn, khoai lang, mía, lạc, rau đậu các loại, cao su, tiêu vẫn được
duy trì và đạt được năng suất nhất định.
2.2.2.2. Chăn nuôi
Trong giai đoạn 2006 - 2016, số gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo số liệu thống kê tính đến tháng
6/2016, trên địa bàn tỉnh có 1.391 gia trại (797 gia trại lợn, 498 gia trại gia cầm và 96 gia
trại bò) và 130 trang trại chăn nuôi (61 trang trại lợn và 69 trang trại gia cầm), tăng 33
trang trại (09 trang trại lợn và 24 trang trại gia cầm) so với cùng kỳ năm 2013. Hình thức
liên kết liên doanh trong sản xuất giữa các hộ chăn nuôi với nhau và giữa hộ chăn nuôi
với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hình thành và phát triển, bước đầu mang lại
hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 60/130 trang trại chăn nuôi liên kết sản xuất với
doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (47 trang trại chăn nuôi lợn và 13 trang trại chăn
nuôi gia cầm) và 06 tổ hợp tác chăn nuôi (02 tổ hợp tác chăn nuôi bò, 01 tổ hợp tác chăn

nuôi lợn, 03 tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm). Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi trong giai
đoạn 2010 - 2016 được thể hiện qua Bảng 7.
Bảng 7. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn 2010 - 2016
Loại vật nuôi
Đơn vị
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
1. Trâu
Số lượng
nghìn con
79,40
70,97
70,37 69,59
70,80
72,27
69,08
Sản lượng
tấn
946
1.053
1.084
1.254
1.280
2. Bò

Số lượng
nghìn con 177,11 149,75 148,20 143,35 151,25 167,39 192,48
Sản lượng
tấn
6.946
7.074
7.228
7.900
9.150
3. Lợn
Số lượng
nghìn con 574,67 526,12 519,73 488,19 498,14 511,17 475,29
Sản lượng
tấn
33.904 31.041 32.410 35.060 36.100
4. Dê
Số lượng
nghìn con
11,58
8,62
6,97
6,97
6,26
Sản lượng
tấn
5. Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)
Số lượng
nghìn con
4.240
5.040

5.324
5.303
5.483
5.586
6.119
Sản lượng
tấn
7.143
7.964
8.032
8.840 10.400
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2010 và năm 2016 của các huyện, thị xã, thành
phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)

Số liệu ở Bảng 7 cho thấy, trong giai đoạn 2010-2016, ngành chăn nuôi gia súc, gia
cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển do giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn

21


ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được khống chế. Quy mô số lượng và sản lượng vật nuôi
có xu hướng tăng dần qua các năm, trong đó, ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung chính
vào các loại vật nuôi sau: trâu, bò, lợn, dê và gia cầm.
2.2.2.3. Thủy sản
Trong những năm qua, ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam phát triển khá ổn định và
đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2016, toàn tỉnh có tổng sản lượng thủy sản đạt
102.650 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 82.600 tấn, tăng 19.120 tấn và
sản lượng nuôi trồng đạt 20.050 tấn, tăng 1.210 tấn so với năm 2012. Tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản năm 2016 đạt 6.776 ha, trong đó nuôi cá nước ngọt chiếm diện tích lớn
nhất với 4.574 ha so với nuôi tôm và thủy sản khác. Năng suất nuôi tôm năm 2016 đạt

42,6 tạ/ha, sản lượng tôm nuôi đạt 16.194 tấn. Diện tích nuôi tôm giảm nhẹ từ 1.639 ha
năm 2012 xuống còn 1.506 ha vào năm 2016. Nguyên nhân chính là do trong những năm
gần đây, tình trạng dịch bệnh ở tôm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn nên người dân đã
giảm diện tích nuôi. Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Núi
Thành và huyện Phú Ninh với diện tích lần lượt là 1.632 ha và 3.527 ha.
Tỉnh Quảng Nam có sản lượng thủy sản khai thác chiếm ưu thế hơn so với sản
lượng thủy sản nuôi trồng. Sản lượng thủy sản khai thác có xu hướng tăng mạnh từ
63.480 tấn trong năm 2012 lên 82.600 tấn trong năm 2016. Trong khi đó, sản lượng thủy
sản nuôi trồng chỉ đạt 18.840 tấn trong năm 2012 và 20.050 tấn trong năm 2016. Tình
hình sản xuất ngành thủy sản trong giai đoạn 2012 - 2016 được thể hiện qua Bảng 8.
Bảng 8. Tình hình sản xuất ngành thủy sản trong tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2012-2016
Phân loại
Đơn vị
2012
1. Phân loại theo đối tượng
1.1 Tôm
Diện tích
Ha
1.639
Sản lượng
Tấn
15.561
1.2. Cá
Diện tích
Ha
4.804
Sản lượng
Tấn
47.192

1.3. Thủy sản khác
Diện tích
Ha
557
Sản lượng
Tấn
19.567
2. Phân loại theo phương thức nuôi
2.1. Nuôi thâm canh
Diện tích
Ha
1.705
Sản lượng
Tấn
2.2. Nuôi bán thâm canh
Diện tích
Ha
402
Sản lượng
Tấn
2.3. Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến
Diện tích
Ha
4.893

2013

2014

2015


2016

1.553
13.932

1.494
15.571

1.357
15.822

1.506
16.194

4.840
49.433

4.693
53.994

4.559
58.316

4.574
61.149

547
20.540


596
22.201

607
23.528

696
25.307

1.565
-

1.544
-

1.520
-

1.744
-

-

580
-

561
-

4.647


4.433

4.471

589
4.786

592

22


Sản lượng
Tấn
3. Phân loại theo nước nuôi
3.1. Nước ngọt
Diện tích
Ha
4.856
4.890
4.740
4.606
4.574
Sản lượng
Tấn
6.472
6.720
6.979
7.456

7.859
3.2. Nước lợ
Diện tích
Ha
2.144
2.050
2.043
1.927
2.202
Sản lượng
Tấn
14.748
13.075
14.597
14.926 15.261
3.3. Nước mặn
Diện tích
Ha
Sản lượng
Tấn
61.100
64.110
70.190
75.284 79.530
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
2.2.2.4. Lâm nghiệp
Giai đoạn 2006 - 2016, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam chú trọng phát triển theo
định hướng nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng thông qua viêc thực hiện một số đề
án như: Đề án phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; Đề án phát triển vùng nguyên liệu
gỗ lớn đáp ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ; Hỗ trợ chế biến sâu như ván

nhân tạo thay thế dần sản xuất nguyên liệu dăm giấy xuất khẩu. Ngoài rừng trồng nguyên
liệu gỗ, UBND tỉnh Quảng Nam cũng ưu tiên phát triển các dự án về dược liệu như: Đề
án bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu; Bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My; Quy
hoạch bảo tồn Sâm Ngọc Linh; Triển khai thí điểm quy hoạch phát triển mây, tre, keo bền
vững. Nâng cao giá trị của gỗ rừng trồng thông qua các tiêu chí của quản lý rừng bền
vững (FSC) của các dự án trồng rừng, công ty lâm nghiệp. Trong năm 2015, tỉnh đã phối
hợp với Tổ chức WWF xây dựng 500 - 700 ha rừng đạt điều kiện cấp chứng chỉ FSC tại
huyện Tiên Phước và Hiệp Đức. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện phát
triển các nguồn thu từ giá trị dịch vụ môi trường rừng; Triển khai thí điểm chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng (theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của
Chính phủ) từ năm 2011 tại hai thôn trên địa bàn xã Mà Cooih, huyện Đông Giang thuộc
lưu vực thuỷ điện A Vương với diện tích rừng giao khoán quản lý bảo vệ là 2.520,2 ha
cho 111 hộ. Độ che phủ rừng hàng năm tăng bình quân 0,4%. Diện tích rừng tự nhiên và
diện tích rừng trồng đều có xu hướng tăng dần qua các năm.
Bảng 9. Diện tích các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007-2016
Đơn vị tính:Ha
Phân
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
loại
Rừng
tự

394.140 392.686 392.349 387.947 387.947 386.225 440.735 440.735 440.328 439.040
nhiên
Rừng
84.340 90.049 100.786 118.313 126.317 130.475 109.771 285.898 245.648 228.350
trồng

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
Số liệu ở Bảng 9 cho thấy, tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Nam năm 2016 là
667.390 ha, tăng 188.910 ha so với năm 2007. Trong đó, diện tích đất rừng tự nhiên và

23


diện tích đất rừng trồng đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Diện tích đất rừng tự
nhiên và rừng trồng trong năm 2007 chỉ đạt lần lượt là 394.140 ha và 84.340 ha. Tuy
nhiên, đến năm 2016, diện tích đất rừng tự nhiên của tỉnh đã đạt 439.040 ha và diện tích
đất rừng trồng đạt 228.350 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở các khu vực
đồi núi như huyện Phước Sơn, huyện Nam Giang, huyện Tây Giang và huyện Đông
Giang.
Bảng 10. Sản lượng gỗ và một số lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2012-2016
Loại lâm sản

Đơn vị

2012

2013

2014


2015

2016

1.1. Gỗ rừng tự nhiên

m3

3.010

305

2.390

2.000

1.500

1.2. Gỗ rừng trồng

m3

223.890

410.210

621.798

700.000


749.500

2. Củi

Ste

680.800

700.900

725.000

800.000

840.000

3. Tre

1.000
cây

5.475

5.230

5.500

5.800


6.500

4. Song mây

tấn

6.500

456

510

550

1.200

5. Quế

tấn

820

550

450

450

170


6. Măng tươi

tấn

1.120

1.150

1.050

1.250

1.400

1. Gỗ

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2016)
Số liệu ở Bảng 10 cho thấy sản lượng gỗ khai thác của rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng
Nam có xu hướng giảm qua các năm. Trong khi đó, sản lượng gỗ khai thác của rừng trồng
có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân chính là do tại một số địa phương, các nhà máy sản
xuất sản phẩm từ gỗ đang thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết với các hộ gia đình để
trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu nhằm bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, giá gỗ
rừng trồng cao và ổn định, do đó người dân đã đầu tư trồng rừng nguyên liệu để cung cấp
cho các nhà máy băm dăm gỗ. Khu vực khai thác gỗ tập trung nhiều nhất ở các huyện
gồm Phú Ninh, Quế Sơn, Đại Lộc, Núi Thành, Bắc Trà My và Phước Sơn. Các sản phẩm
lâm sản ngoài gỗ cũng có sản lượng cao và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng
quế trong giai đoạn 2012 - 2016 giảm mạnh từ 820 tấn xuống 170 tấn, tức giảm 4,82 lần.
Nguyên nhân chính là do cây Quế Trà My có giá trị kinh tế cao, nhưng chu kỳ kinh doanh
tương đối dài hơn so với một số loài cây trồng kinh tế khác; thị trường tiêu thụ không ổn
định; diện tích vùng quy hoạch không được tập trung mà phân tán trên các địa hình cao,

dốc gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất
hàng hoá, áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm để nâng
cao giá trị sản phẩm; tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp.
2.2.2.5. Thủy lợi
Trong giai đoạn 2006 - 2016, UBND tỉnh Quảng Nam đã có những dự án đầu tư
vào xây dựng công trình thủy lợi, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu các nguy
cơ về lũ lụt, hạn hán, sạt lở. Các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

24


được phân cấp quản lý theo hai mô hình tổ chức: (i) Công ty TNHH MTV KTCTTL
Quảng Nam quản lý 17 hồ chứa, 25 trạm bơm, 03 đập dâng kiên cố, 800 km kênh mương
và được phân giao cho 7 chi nhánh thủy lợi trực thuộclà chi nhánh thủy lợi Điện Bàn, Đại
Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh và Tam Kỳ; (ii) Các hệ thống công
trình và kênh mương còn lại do địa phương quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đạt được vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết để đảm bảo cấp nước đầy đủ cho tất cả
các ngành cũng như giảm nhẹ và phòng tránh thiên tai, cụ thể:
- Các hệ thống công trình được đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung cho công
trình đầu mối, hệ thống kênh mương chủ yếu là kênh đất, thi công bằng thủ công nên
thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển tải nước.
- Các công trình thủy lợi nhỏ do địa phương quản lý còn nhiều bất cập: công nhân
quản lý vận hành năng lực còn hạn chế, chưa đầu tư đúng mức cho công tác quản lý, duy
tu bảo dưỡng và bảo vệ công trình.
- Biện pháp tưới chủ yếu là tưới ngập gây lãng phí nước.
- Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày càng tăng cao.
- Các vùng nuôi trồng thủy sản chưa có hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và các
kênh mương nội vùng được hình thành trong quá trình xây dựng ao nuôi do người dân tự
đào đắp. Nguồn nước cấp và thoát nước ở hầu hết các khu nuôi trồng thủy sản tập trung
đều có một kênh duy nhất đảm nhiệm, do đó, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cấp, lây lan

dịch bệnh là không tránh khỏi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và ô nhiễm môi trường.
2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2016, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Quảng
Nam là 891.295 ha, chiếm 84,29 % tổng diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp phân bố ở tất
cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó phân bố nhiều nhất ở các huyện
như Nam Giang, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và phân
bố ít nhất ở thành phố Hội An. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được của tỉnh được
thể hiện qua Bảng 11.
Bảng 11. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 của tỉnh Quảng Nam
TT
Loại đất

Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích
NNP
891.295
100
1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
219.950
24,68
1.1
Đất trồng cây hằng năm
CHN
103.919
11,66
1.1.1
Đất trồng lúa

LUA
60.791
6,82
1.1.2
Đất trồng cây hằng năm khác
HNK
43.128
4,83
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
116.031
13,01
2
Đất lâm nghiệp
LNP
667.390
74,88
2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
228,350
0,02
2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
309,190
0,03
2.3
Đất rừng đặc dụng

RDD
129,851
0,01
3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
3.654
0,40
4
Đất làm muối
LMU
9
0,001
5
Đất nông nghiệp khác
NKH
292
0,03

25


×