Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và bài học chớp thời cơ kịp thời
Bản in
Hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám,
Quốc khánh 2-9 và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự
thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đất
nước ta thực sự đạt được những thành tựu đáng kể,
đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt
trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và
đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững
chắc biên cương Tổ quốc. Đó là tiền đề, nền tảng và
điều kiện thuận lợi lớn để Việt Nam tiếp tục đổi mới và
phát triển, thực hiện thành công mục tiêu hội nhập sâu
rộng, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc
tế.
Để có được thành quả đó, chúng ta phải triệt để, đồng bộ, sáng tạo khi tận dụng thời cơ và các điều kiện
thuận lợi trong và ngoài nước để lựa chọn cho mình cách thức thực hiện hiệu quả, nhanh chóng, đúng đắn nhất.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của các quá trình phát triển khách
quan của đời sống xã hội. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Việt Nam là chặng đường gian khổ, phải đương đầu
với những thế lục hùng mạnh nhất thế giới, song trải qua quá trình đấu tranh đó chúng ta càng thấy bài học nhận
định thời cơ, chớp thời cơ lãnh đạo là nhân tố quyết định mọi thành công.
Thứ nhất là sự thành công của Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay
nhân dân
. Đây là bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất cả về lý luận và thực tiễn trong việc nắm bắt thời
cơ kịp thời. Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát
huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 làm nên cuộc Cách mạng
Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn.
Toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội,
ngày 2/9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản
Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 10-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi
nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh.
Đến ngày 12-3-1945, Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là một văn kiện lịch sử
có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa.
Trước đó, trong đêm 13-8-1945, khi Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập.
Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã
Toàn cảnh lễ đài tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, ngày
2/9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa
đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của
Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng do
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết
định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Người cũng khẳng định: “Chúng ta không thể chậm trễ”.
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã
thành công trong cả nước.
Ngày 02 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Để có được giờ phút huy hoàng đầy tự hào đó, bao nhiêu máu xương đồng bào yêu nước đã đổ vì một
tương lai rạng rỡ cho toàn dân tộc. Họ là những Anh hùng, Liệt sỹ, thương binh, bệnh binh mà chúng ta mãi mãi
nhớ ơn trên mỗi chặng đường phát triển của đất nước. Đó còn là sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của các bà, các mẹ,
những người vợ đã hiến dâng cho Tổ quốc bao người con, người chồng thân yêu của mình cho một ngày đất nước
nở hoa chiến thắng.
“…Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự
thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tình thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy…”.
Những triết lý đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay trong phần mở đầu Tuyên ngôn độc lập
vừa giản dị, mộc mạc nhưng là điều quyền tất yếu của con người trong xã hội loài người, không phân biệt quốc
tịch, màu da, nguồn gốc….. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời là lời tuyên bố chính thức với thế giới về sự ra đời của
một nhà nước mới - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự
do của một nước thuộc địa châu Á.
Thứ hai là sự ra đời của công cuộc đổi mới đất nước năm 1986.
Công cuộc đổi mới về
thực chất là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, tiến bộ, nhưng đồng thời cũng có nhiều
khó khăn, hạn chế, yếu kém. Những ưu điểm thành tựu đạt được bước đầu thực hiện đường lối đổi
mới là rất quan trọng, song khó khăn, yếu kém cũng rất lớn, đó là: đất nước ta vẫn chưa ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội
nóng bỏng vẫn chưa được giải quyết.
Giai đoạn 1975-1985, nền kinh tế Việt nam đã phải đối mặt với những tình thế hết sức éo le: Việt Nam
không chỉ thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế nói chung mà còn chịu sức ép hết sức phức tạp
về môi trường phát triển kinh tế: Các nguồn viện trợ cho ‘Việt Nam đánh Mỹ’ đã bị cắt, giảm đột ngột, các vụ bạo
loạn, kích động và quấy phá cách mạng nổi lên ở nhiều nơi, nhất là ở hai khu vực biên giới phía Tây Nam và phía
Bắc; Nhu cầu chi ngân sách đột ngột tăng lên - nhất là chi chính sách xã hội và chi xây dựng cơ bản; Đời sống của
nhân dân nói chung và của công chức nói riêng vốn đã khó khăn lại phải chi viện cả sức người, sức của giúp nhân
dân Campuchia chiến đấu thoát khỏi thảm hoạ “nồi da nấu thịt” của bọn diệt chủng Pônpốt... Kết quả là bội chi
ngân sách không ngừng gia tăng, bình quân trong những năm 1976 - 1985 ngân sách bội chi tới 30% một năm.
Mặt khác, cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp tồn tại quá lâu và không còn hợp với thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội trong thời bình nên về hình thức thì tập trung cao độ nhưng về nội dung thì Nhà nước ngày càng
không thể kiểm soát hết và càng không thể bao cấp hết. Trong hoàn cảnh đó, những mạch "kinh tế ngầm" vẫn
chảy dữ dội: hụi, họ, chợ đen, cho vay nặng lãi, “khoán chui”, "phá rào", "núp bóng" v.v. là những cụm từ và là
những hiện tượng nhức nhối đã từng xuất hiện phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội Việt nam từ những năm
trước lại tái diễn và có phần nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1985, đầu năm 1986. Vậy là cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp đã không còn phù hợp với điều kiện xây dựng kinh tế thời bình - Không thể làm xoay chuyển được
sức ỳ của nền kinh tế vốn đang chờ đợi một cách khách quan những động lực khác: Đó là tư duy mới, cơ chế mới,
tri thức mới và một kiểu dũng cảm mới - Dũng cảm nhận sự thật, đánh giá đúng sự thật và những giải pháp xử lý
tận gốc những sự thật bất cập đang hoành hành lúc đó. Nhờ tư duy đổi mới và một cơ chế vận hành thông thoáng
hơn, kể từ cuối năm 1986 trở đi, nền kinh tế nước ta đã dần thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn
ra trước đó (1975-1985).
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thế và lực của đất nước ta đang trên đà lớn mạnh, đất
nước thanh bình, ổn định về chính trị. Đặc biệt là chúng ta đã vượt qua cơn lốc suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ
tăng trưởng kinh tế liên tục 10 năm qua ở mức bình quân đạt gần 7,3%/năm và người dân ai cũng được hưởng
thành quả của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, hiện nay sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhiều nguồn lực
chưa được phát huy, tệ nạn lãng phí, tham nhũng chưa được ngăn chặn triệt để là nguyên nhân chính làm cản trở
công cuộc đổi mới, mất thời cơ phát triển đất nước. Với những thành tựu đã đạt được trong tiến trình hội nhập
quốc tế, thời cơ lớn đang đến gần với chúng ta thì bài học chớp thời cơ kịp thời là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định mức độ, khả năng phát triển của quốc gia.
Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy nâng cốc chúc mừng vị thế
thành viên thứ 150 của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Với 183/190 phiếu ủng hộ tại Đại hội đồng LHQ
Việt Nam được bầu làm Ủy viên Không thường trực HĐBA
Tuy nhiên, để nâng cao khả năng tận dung, nắm bắt thời cơ thì trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải ra
sức học tập, tu dưỡng để nâng cao trình độ tư duy lý luận, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan để biến
cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng thành phong trào cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân. Đẩy
mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là việc làm thiết thực để xây dựng
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đồng thời, phải tăng cường sức chiến đấu của Đảng, thông qua phê bình và tự
phê bình, kiên quyết loại ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa, biến chất. Mặt khác, chúng ta phải kiên định với
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục con đường độc lập dân tộc và CNXH; tiếp tục bổ sung, phát
triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CHXH; vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Lê-
nin, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Có như vậy, công cuộc đổi mới và
phát triển đất nước ta “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” sẽ là thắng lợi lớn trong trang sử vàng lịch sử đấu
tranh cách mạng của dân tộc ta.