Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

luận văn thạc sĩ phân tích sự tham gia của các chủ thể việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.63 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

--------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN TÍCH SỰ THAM GIA CỦA CÁC CHỦ THỂ VIỆT
NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG CÀ PHÊ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

THĂNG THỊ PHƯƠNG THẢO

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

--------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN TÍCH SỰ THAM GIA CỦA CÁC CHỦ THỂ VIỆT
NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG CÀ PHÊ

Ngành: Kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế


Mã số: 83.10.106

Họ và tên học viên: THĂNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Người hướng dẫn: TS. LƯƠNG THỊ NGỌC OANH

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Thăng Thị Phương Thảo
Mã học viên: 1706040022
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
thông tin, số liệu đã nêu trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của đề tài là
trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2019

Người cam đoan

Thăng Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................i
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................................... ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN..................................iii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU.........7

1.1 Khái quát về chuỗi giá trị toàn cầu..............................................................7
1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu............................................................7
1.1.2 Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu.............................................................8
1.2 Phân tích các yếu tố tác động tới sự tham gia của mỗi quốc gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu................................................................................................... 10
1.2.1 Mô tả mô hình chuỗi giá trị toàn cầu (Mapping).................................10
1.2.2 Quản trị trong chuỗi giá trị toàn cầu (Governance).............................11
1.2.3 Phân chia lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu (Economic Profit)15
1.2.4 Giải pháp nâng cấp các yếu tố trong chuỗi giá trị toàn cầu
(Upgrading).................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI
GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG CÀ PHÊ..................................................... 19
2.1 Xu hướng phát triển chuỗi giá trị cà phê toàn cầu...................................19
2.1.1 Mức độ tập trung cao............................................................................. 19
2.1.2 Vai trò điều phối của hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu
điều phối với mục đích nâng cao giá trị gia tăng của khâu phân phối và
marketing........................................................................................................ 20
2.1.3 Sự áp đặt tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu khi tham gia vào chuỗi giá
trị cà phê toàn cầu.......................................................................................... 21
2.2 Tổng quan về thị trường cà phê Việt Nam................................................. 22
2.2.1 Năng lực trồng cà phê của Việt Nam..................................................... 22
2.2.2 Tình hình chế biến và xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam..................26
2.2.3 Cơ hội và thách thức đối với sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá
trị cà phê toàn cầu.......................................................................................... 33


2.3 Phân tích sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu .. 36

2.3.1 Mô tả mô hình chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (Mapping)........................ 36
2.3.2 Quản trị trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (Governance)...................52

2.3.3 Phân chia lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (Economic
Profit)............................................................................................................. 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA VIỆT
NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG CÀ PHÊ.............59
3.1 Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng
cà phê.................................................................................................................. 59
3.1.1 Nhận thức và xác định đúng vị thế của mặt hàng cà phê Việt Nam trong
chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.......................................................................... 59
3.1.2 Đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững ngành cà phê...60
3.1.3 Tận dụng vai trò hỗ trợ, tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu......................................... 61
3.1.4 Đa dạng hóa mặt hàng cà phê............................................................... 61
3.1.5 Đa dạng hóa các phương thức tham gia của mặt hàng cà phê Việt Nam 61

3.2 Giải pháp cải thiện sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê
toàn cầu.............................................................................................................. 62
3.2.1 Giải pháp nâng cấp các yếu tố trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê
(Upgrading).................................................................................................... 62
3.2.2 Một số đề xuất đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy thị
phần tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu..............................70
KẾT LUẬN............................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 81


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh


Nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


GVC

Global Value Chain

Chuỗi giá trị toàn cầu

HACCP

Hazard Analysis and Critical

Phân tích mối nguy và điểm

Control Points

kiểm soát tới hạn

International Coffee

Tổ chức cà phê quốc tế

ICO

Organization
ISO

International Organization for

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế


Standardization
ITC

International Trade Center

Trung tâm thương mại quốc tế

MNCs

Multinational Corporations

Công ty đa quốc gia

TNCs

Transnational Corporations

Công ty xuyên quốc gia

R&D

Research & Development

Nghiên cứu và phát triển

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USDA


U.S Department of Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VICOFA

Vietnam Coffee – Cocoa

Hiệp hội cà phê ca cao Việt

Association

Nam

Western Highlands Agriculture

Viện Khoa học kỹ thuật Nông

& Forestry Science Institute

Lâm Nghiệp Tây Nguyên

Word Trade Organisation

Tổ chức thương mại thế giới

WASI
WTO



ii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
• BẢNG
Bảng 1.1: So sánh 2 mô hình chuỗi giá trị do người bán chi phối và chuỗi giá trị do
người mua chi phối....................................................................................................... 10
Bảng 1.2: Các nhân tố chính của quản trị chuỗi........................................................... 14
Bảng 1.3: Các cấp bậc nâng cấp chuỗi giá trị............................................................... 18
Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2018........................................ 28
Bảng 2.2: Các quốc gia trồng cà phê xuất khẩu phân theo mùa vụ thu hoạch..............40
Bảng 2.3: Một vài quốc gia trồng cà phê trên thế giới với sản lượng trên 5000 tấn ở
niên vụ 2016/2017........................................................................................................ 42
•SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị gia tăng đối với mặt hàng cà phê..............................11
Sơ đồ 1.2: Nâng cấp chức năng trong chuỗi giá trị....................................................... 17
Sơ đồ 2.1: Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu....................37
Sơ đồ 2.2: Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê toàn
cầu................................................................................................................................ 38
•BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % theo doanh thu bán lẻ của các doanh nghiệp cà phê năm 2017...23
Biểu đồ 2.2: Sản lượng cà phê chè và vối trên thế giới giai đoạn 2012-2017...............41
Biểu đồ 2.3: Nguồn cung và nhu cầu toàn cầu về cà phê theo năm..............................47
Biểu đồ 2.4: Sản lượng Arabica của Brazil cao kỷ luc, sản lượng Robusta tiếp tục
hồi phục........................................................................................................................ 50


iii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Chuỗi giá trị là tập hợp của một chuỗi các hoạt động để chuyển hóa nguồn lực
đầu vào thành các thành phẩm được tiêu thụ và mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo ra
thêm giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Trong điều kiện hội nhập, các mắt xích tạo nên
giá trị cuối cùng của một sản phẩm có thể vượt ra ngoài biên giới một quốc gia. Quá
trình này tạo nên chuỗi các khâu được chuyên môn hoá mang tính hai mặt, vừa độc
lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau trong sản xuất và tiêu dùng một sản phẩm hàng hoá.
Các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau sẽ trở thành những mắt xích quan
trọng và chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Theo mô hình chuỗi giá trị của
Kaplinsky và Morris (2003), các quốc gia sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở
các khâu theo 3 cấp độ: giá trị gia tăng thấp, giá trị gia tăng trung bình và giá trị gia
tăng cao.
Tiếp đó, luận văn nêu rõ những xu hướng phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu
như: mức độ tập trung cao; sự phát triển của hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên
toàn cầu nâng cao giá trị gia tăng của khâu phân phối và marketing; các nhà nhập
khẩu có quy định chung về cà phê thành phẩm khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu. Tiếp theo đó, luận văn phân tích tổng quan thị trường cà phê toàn cầu và những
khó khăn và thuận lợi mà Việt Nam sẽ đối mặt và thực trạng sự tham gia của Việt
Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu theo từng nhân tố.
Cuối cùng, từ những vấn đề đã chỉ ra trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn
nêu rõ phương hướng của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng
như các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm cả phê. Các giải pháp
này cần phải được thiện đồng bộ từ phía Nhà nước và doanh nghiệp.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của luận văn
Bất kỳ một sản phẩm nào tạo ra đều bao gồm một chuỗi các khâu liên kết chặt
chẽ với nhau. Tất cả các khâu sẽ tạo nên một chuỗi liên kết giữa người sản xuất và

người tiêu dùng, mối hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm cuối
cùng.
Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu là bao gồm một loạt các hoạt động tạo ra và hình
thành giá trị mặt hàng cà phê từ khâu nghiên cứu, trồng trọt, sản xuất, thu gom, chế
biến cho đến xuất khẩu. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của
Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới, chỉ
sau Brazil. Thương mại cà phê ngày nay đã được tự do hoá, hệ thống quản trị chuỗi
giá trị mặt hàng cà phê lại chủ yếu là việc nâng cao thương hiệu cho sản phẩm và
doanh nghiệp. Thị trường cà phê thế giới có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các
mặt hàng nông sản khác do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan về phía cung
và phía cầu. Các nguyên nhân này tạo nên nhiều khu vực thị trường. Trong khu vực
thịmtrường ổn định và giá trị cao, các giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa các tập
đoàn cà phê đa quốc gia và người tiêu dùng ở các nước phát triển. Trong khu vực thị
trường bất ổn định, giá trị thấp, các giao dịch chủ yếu được tiến hành giữa các nhà
xuất khẩu cà phê ở các nước đang phát triển với các tập đoàn cà phê đa quốc gia.
Mức độ tập trung cao dưới sự chi phối của các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng
lớn tới giá cà phê trên thị trường thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực thị trường
giá trị thấp và bất ổn định nên bất kỳ biến động xấu nào của thị trường cà phê thế
giới sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới tất cả các tác nhân trong ngành cà phê.
Giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chủ
yếu là ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu, là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất. Mặc
dù là một trong những cường quốc về xuất khẩu cà phê trên thế giới, Việt Nam vẫn
chưa thực sự đi sâu vào khâu chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng này.
Tỷ lệ cà phê chế biến sâu, giá trị gia tăng cao của Việt Nam chỉ mới chiếm 10%
trong tổng sản lượng cà phê nhân, trong khi xuất khẩu cà phê dạng thô chiếm


2

tới 90%. Trước thực trạng này, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu và tìm

giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê
toàn cầu. Việc nâng cao giá trị gia tăng không chỉ giúp cho cà phê Việt Nam cải
thiện được tỷ trọng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu mà còn đem lại lợi ích và
hiệu quả tác động tích cực nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng
của cà phê thành phẩm. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế so sánh để nâng cao
giá trị gia tăng ở khâu sản xuất cà phê nguyên liệu, Việt Nam còn nhiều tiềm năng
để tham gia sâu hơn trong các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao của sản phẩm này ở
quy mô toàn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối cà phê
thành phẩm toàn cầu, xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê Việt nam trên trường
quốc tế.
Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Phân tích sự tham gia của các chủ thể Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê” là luận văn Thạc sĩ có ý nghĩa
cả về mặt lý luận và thực tiễn trước thực trạng phát triển ngành hàng cà phê của Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Bài luận văn hướng tới mục đích tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham
gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Trong đó, vấn đề quan
trọng và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê cuối cùng của Việt
Nam
 Bài luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu, cũng
như các nhân tố tác động tới một chuỗi giá trị

-

Nêu rõ xu hướng phát triển của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, mô tả một
cách tổng quan thị trường cà phê thế giới và trong nước, chỉ ra những cơ

hội và thách thức đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường
quốc tế. Từ đó, luận văn phân tích rõ hơn sự tham gia của chủ thể Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê theo từng nhân tố của
chuỗi, chỉ ra những vấn đề cốt lõi cần khắc phục.


3

-

Chỉ ra phương hướng, cũng như các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia
tăng, thúc đẩy sự tham gia về thị phần của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà
phê toàn cầu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu mặt hàng cà phê

-

Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Thị trường cà phê toàn cầu
 Về thời gian: Chủ yếu phân tích thị trường cà phê toàn cầu trong
giai đoạn 2010-2019

4. Tình hình nghiên cứu
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Liên quan đến đề tài này, đã có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, luận

văn tốt nghiệp đại học hay những công trình nghiên cứu khoa học, bài báo đã tiếp
cận và nghiên cứu từ nhiều cách nhìn khác nhau:
-

Lê Huy Khôi với luận án Tiến sĩ năm 2013: “Giải pháp nâng cao giá trị
gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn
cầu”. Luận án phân tích thực trạng giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường
thế giới, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho
mặt hàng cà phê của Việt Nam.

-

Hoàng Thị Vân Anh với luận văn Thạc sĩ năm 2009: “Chuỗi giá trị toàn
cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam”. Luận văn xây
dựng khung lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị cà
phê toàn cầu. Từ đó, tác giả đánh giá thực trang sự tham gia của Việt
Nam và đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài để thúc đẩy quá trình tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng cà phê Việt Nam.

-

Phan Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2016) với bài viết “Mối
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê khu vực
Tây Nguyên” đăng tại Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
2016. Bài viết tập trung đánh giá mối liên kết ngang và dọc trong chuỗi


4

giá trị cà phê trên khu vực Tây Nguyên và chỉ ra các giải pháp nhằm gia

tăng lòng tin giữa các tác nhân, giúp giảm thiểu chi phí, tăng năng lực
cạnh tranh cho chuỗi.
- Phùng Thị Hồng Hà (2010) với bài viết: “Phát triển sản xuất cà phê
Huyện A Lưới” đăng tại Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 62/2010. Bài
viết phân tích tình hình sản xuất cà phê ở huyện A Lưới. Hình thức tổ
chức sản xuất cà phê ở đây khá đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, trang trại và hộ gia đình nông dân. Tuy nhiên, việc tổ chức sản
xuất vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, việc đánh giá khách quan sự
phát triển sản xuất cà phê trong thời gian vừa qua, phân tích rõ các nhân
tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư và sản xuất cà phê của các hình thức tổ
chức sản xuất để có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp là vấn đề hết sức
cần thiết đối với sự phát triển bền vững cây cà phê ở huyện A Lưới trong
thời gian tới.
• Tình hình nghiên cứu quốc tế
-

Raphael Kaplinsky and Mike Morris (2003): “A Handbook for Value
Chain”. Cuốn sách đã đưa ra những khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu,
cũng như phân tích rõ sự tác động của các nhân tố trong chuỗi như vấn đề
phân chia lợi ích kinh tế của các chủ thêm tham gia trong chuỗi.

-

John Humphrey (2004): “Upgrading in global value chains”. Tác giả của
cuốn sách này đã khái niệm về các loại hình quản trị trong mội chuỗi giá
trị và các giải phấp nhằm nâng cấp các yếu tố đó.

-

Nghiên cứu của John Humphrey và Schmitz với bài viết “Governance in

Global Value Chains” đăng tải trên tạp chí IDS Bulletin năm 2001. Bài
viết xây dựng một khung lý thuyết để giúp giải thích các mô hình quản trị
trong chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên ba yếu tố là tính kinh tế chi phí giao
dịch, mạng lưới sản xuất, khả năng công nghệ và nói lên bản chất của
quản trị chuỗi giá trị toàn cầu thông qua ví dụ cụ thể.

-

Gary Gerrefi (2005): “The governance of global value chains”. Cuốn sách
này xây dựng một khung lý thuyết giúp giải thích các mô hình quản


5

trị trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tác giả chỉ ra 3 nhân tố chính quyết định
mô hình chuỗi giá trị đó là: mức độ phức tạp của các giao dịch, khả năng
hệ thống hóa các giao dịch và khả năng cung ứng của các nhà sản xuất.
Theo đó, mô hình chuỗi được chia ra thành 5 loại: thị trường, chuỗi giá trị
mẫu, chuỗi giá trị quan hệ, chuỗi giá trị phụ thuộc, cấp bậc.
-

Denis Seudieu (2011): “Coffee value chain in selected importing
countries”. Bài viết đã nêu bật giá trị gia tăng toàn cầu của ngành công
nghiệp rang xay từ quá trình tiêu thụ cà phê ở 9 quốc gia nhập khẩu. Tác
giả chỉ ra rằng tổng giá trị gia tăng của 9 nước nhập khẩu này cao hơn rất
nhiều so với các quốc gia xuất khẩu, và cao hơn tất cả doanh thu của các
quốc gia xuất khẩu trong cùng giai đoạn.

5.


Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau đây:
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Luận văn tạo dựng khung
lý thuyết vững chắc làm cơ sở để phân tích thực trạng và tìm ra các vấn
đề cần giải quyết của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.

-

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Luận văn đã thu thập tài liệu, số
liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi
giá trị cà phê toàn cầu.

-

Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: Phương pháp phân tích
nhằm tìm ra những vấn đề cơ bản của chuỗi giá trị cà phê Việt Nam,
phương pháp so sánh thể hiện sự khác biệt trong sự tham gia của Việt
Nam và các quốc gia trên thế giới vào các khâu mang lại giá trị gia tăng
khác nhau trong một chuỗi, phương pháp tổng hợp trong việc đưa ra
những ra những giải pháp về phía Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc
đẩy giá trị gia tăng và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê
toàn cầu.

6. Đóng góp của nghiên cứu
Luận văn đã góp phần chỉ ra được những vấn đề Việt Nam đang gặp
phải trong bối cảnh gia nhập chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Trước thực trạng



6

đó. Luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể trước mắt và lâu dài giúp thúc
đẩy sự tham gia của Việt Nam về mặt thị phần và giá trị gia tăng vào chuỗi
giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê.
7. Cấu trúc của luận văn
Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
-

Chương 1: Khung lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu

-

Chương 2: Đánh giá sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn
cầu mặt hàng cà phê

-

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam trong
chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.


7

CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
1.1 Khái quát về chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Michael Porter là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ chuỗi giá trị (Porter, 1985).
Theo đó, “Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ

một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác
giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động
phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định.
Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của
chuỗi.”
Tiếp theo đó, hai nhà đồng tác giả Raphael Kaplinsky và Mike Morris vào năm
2003 đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị: “Chuỗi giá trị được hiểu là một chuỗi các
hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hay dịch vụ từ khi còn là ý tưởng thông
qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm sự kết hợp giữa những yếu tố
đầu vào và các biến đổi vật chất của các nhà dịch vụ và sản xuất) đến khi được phân
phối tới người tiêu dùng cuối cùng, kể cả việc xử lý sản phẩm đã qua sử dụng”.
Một chuỗi giá trị cho bất kỳ một sản phẩm nào sẽ bao gồm các công đoạn:
nghiên cứu và phát triển, trồng trọt và chế biến, phân phối, marketing. Tất cả những
hoạt động này tạo nên một chuỗi liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng,
hơn thế nữa mỗi hoạt động trong chuỗi sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Như vậy, chuỗi giá trị có thể được nhìn nhận theo góc độ rộng hơn, các khâu
và hoạt động được chi tiết hóa, chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động do nhiều
tham gia cùng thực hiện để biến một nguyên liệu thô trở thành thành phẩm được
tiêu thụ. Chuỗi giá trị cho thấy các hoạt động trong một chuỗi không phải do một
doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó thể hiện sự liên kết ngược xuôi giữa các yếu
tố tham gia chuỗi đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và kết nối với người tiêu
dùng cuối cùng. Một chuỗi giá trị sẽ tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi nỗ lực để tạo ra giá trị tối đa cho toàn chuỗi.


8

Khái quát lại, chuỗi giá trị là tập hợp của một chuỗi các hoạt động để chuyển
hóa nguồn lực đầu vào thành các thành phẩm được tiêu thụ và mỗi hoạt động trong
chuỗi sẽ tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm cuối cùng.

1.1.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
Như đã phân tích, mỗi sản phẩm đều phải trải qua một chu kỳ từ giai đoạn
nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm, sản xuất, marketing, hỗ trợ và mở rộng kỹ
thuật để cải tiến. Mỗi hoạt động này đều riêng biệt và có tính chuyên môn hóa. Hầu
hết các quốc gia đang phát triển sẽ không có đủ nguồn lực và năng lực để đảm
nhiệm tất cả các khâu trong chuỗi giá trị của một sản phẩm. Tuy nhiên, các nước
đang phát triển đang dần nâng cao năng lực của mình để đảm nhận nhiều hơn các
khâu trong một chu kỳ của sản phẩm.
Với chuỗi giá trị diễn ra trên phạm vi toàn cầu, các mắt xích tạo ra giá trị cuối
cùng của thành phẩm đã vượt qua ngoài biên giới quốc gia. Các doanh nghiệp đến
từ các quốc gia khác nhau sẽ trở thành những mắt xích quan trọng và chi phối sự
phát triển của chuỗi giá trị.
Từ đó, chuỗi giá trị toàn cầu (GVC – Global Value Chain) ra đời cho phép các
khâu trong chuỗi giá trị đặt tại các quốc gia khác nhau nhằm mang đến hiệu quả cao
nhất và chi phí thấp nhất.
1.1.2 Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu
Dựa vào nhân tố chi phối chuỗi, chuỗi giá trị toàn cầu được chia làm 3 loại:
chuỗi giá trị do người bán chi phối, chuỗi giá trị do người mua chi phối, và các liên
kết cụm với sự thống lĩnh của các tập đoàn lớn:
 Chuỗi giá trị do người bán chi phối
Trong chuỗi giá trị này, các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và
đa quốc gia (MNCs) có quy mô lớn đóng vai trò trung tâm và điều
phối mạng lưới sản xuất phối hợp (bao gồm cả liên kết xuôi chiều và
ngược chiều).
Đây là đặc điểm của các ngành có hàm lượng vốn lớn, đòi hỏi hàm lượng công
nghệ cao như sản xuất máy bay, ô tô, linh kiện điện tử, sản phẩm bán dẫn và máy
móc công nghiệp. Người dẫn dắt có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mô hình này


9


rất phổ biến ở các nước công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu, mạnh về sản
xuất sản phẩm tiêu dùng như dệt may, hàng thủ công, đồ điện dân dụng. Theo đó,
các nhà thầu phụ đặt tại các nước đang phát triển sẽ tham gia vào các khâu trong
quy trình như lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm cho nhà sản xuất chính ở nước ngoài.
 Chuỗi giá trị do người mua chi phối
Trong chuỗi giá trị này, các nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng
trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất phi tập trung tại các quốc gia
đang phát triển. Mô hình này phù hợp với các ngành công nghiệp
hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia
dụng. Quy trình sản xuất được thực hiện thông qua các nhà thầu phụ
thực hiện công việc hoàn thiện sản phẩm cho người mua nước ngoài.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế dịch vụ và
công nghệ điện tử, mô hình chuỗi giá trị do người mua chi phối ngày
càng trở nên phổ biến. Một vài ví dụ điển hình cho mô hình này là
Walmart, Nike, Gap, The Limited Inc,…


10

Bảng 0.1: So sánh 2 mô hình chuỗi giá trị do người bán chi phối và
chuỗi giá trị do người mua chi phối

Yếu tố

Chuỗi giá trị do người

Chuỗi giá trị do người mua

bán chi phối


chi phối

Chủ sở hữu các công ty

Các công ty xuyên quốc

Các công ty nội địa, thường

sản xuất

gia và đa quốc gia

đặt tại các nước đang phát
triển

Hoạt động chi phối

Sản xuất công nghiệp

Thương mại

Năng lực cốt lõi

Nghiên cứu và phát triển

Thiết kế, Marketing

(R&D) và sản xuất
Các ngành điển hình


Điện thoại, máy tính,

Hàng may mặc, giày dép,

máy bay

thủ công mỹ nghệ

Nguồn: Gary Gereffi, The governance of global value chains, 2005
 Các liên kết cụm với sự thống lĩnh của các tập đoàn lớn
Mô hình này là sự tập hợp của các hoạt động có liên quan hoặc
liên kết với nhau bao gồm các ngành công nghiệp, các nhà cung cấp,
cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ và các điều kiện cần thiết khác. Điển
hình cho các liên kết cụm là các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, khu
chế xuất,… Mô hình liên kết cụm thể hiện sự liên kết mang tính chất
mạng lưới,bao gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang.
1.2 Phân tích các yếu tố tác động tới sự tham gia của mỗi quốc gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu
1.2.1 Mô tả mô hình chuỗi giá trị toàn cầu (Mapping)
Về cơ bản, các quốc gia sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo 3 cấp
độ: giá trị gia tăng thấp, giá trị gia tăng trung bình và giá trị gia tăng cao. Morris
(2003) đã đưa ra sơ đồ các hoạt động trong một chuỗi giá trị và giá trị gia tăng
tương ứng với từng khâu.


11

3
1


4

5

2

Sơ đồ 0.1: Mô hình chuỗi giá trị gia tăng đối với mặt hàng cà phê
Nguồn: Kaplinsky and Morris, A Handbook for Value Chain, 2003
Trong đó:
1: R&D
2: Thiết kế
3: Sản xuất
4: Phân phối
5: Marketing
Theo đó, trong một chuỗi giá trị, hoạt động R&D và Marketing sẽ có giá trị gia
tăng cao nhất, sau đó là khâu thiết kế và phân phối, hoạt động sản xuất đem lại giá
trị gia tăng thấp nhất.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quy trình sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm sẽ diễn ra trên quy mô toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển hiện nay chủ
động các chính sách hỗ trợ để để doanh nghiệp trở thành một bộ phân của chuỗi giá
trị toàn cầu. Các nước đang phát triển có thể tận dụng điều kiện thuận lợi của địa
phương nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh quốc tế, giảm chi phí, phát triển khoa học
công nghệ để giúp các doanh nghiệp tham gia ngày càng sâu vào các hoạt động
mang lại giá trị gia tăng cao trong một chuỗi giá trị.
1.2.2 Quản trị trong chuỗi giá trị toàn cầu (Governance)


12


Theo Humphrey & Schmitz (2002), quản trị chuỗi thể hiện sự kiên kết của các
bên tham gia và cơ chế thực hiện của các hoạt động điều phối phi thị trường.
Gereffi (2005) đưa ra 5 mô hình quản trị chuỗi toàn cầu như sau:
 Thị trường
Thị trường được coi là hình thức đơn giản nhất trong các mô
hình quản trị chuỗi trong đó giá cả là cơ chế quản trị trung tâm. Sự kết
nối giữa các hoạt động quản trị chuỗi không thật sự chặt chẽ vì các
thông tin cần được trao đổi và các kiến thức cần chia sẻ tương đối đơn
giản. Vì vậy, chi phí để chuyển giao sang đối tác khác sẽ thấp đối với
các yếu tố trong chuỗi.
 Chuỗi giá trị mẫu
Một cách tổng quát theo chuỗi giá trị mẫu, nhà cung cấp trong
chuỗi giá trị sẽ tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ theo hướng dẫn
chi tiết của khách hàng. Các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về quy
trình công nghệ và dùng các máy móc, công cụ phổ biến để thu hút
đầu tư từ một lượng khách hàng lớn. Điều này giúp duy trì chi phí
chuyển đổi thấp và giới hạn đầu tư vào các giao dịch cụ thể, kể cả khi
tương tác giữa người cung cấp và người mua trở nên phức tạp.
Các sự liên kết trong mô hình quản trị chuỗi này sẽ chặt chẽ hơn
một cách cần thiết so với mô hình thị trường giản đơn vì khối lượng
thông tin luân chuyển trong sự kết nối của các doanh nghiệp là lớn
hơn.


Chuỗi giá trị quan hệ: Trong mô hình quản trị này, người bán và người
mua có những tương tác tương đối phức tạp và tạo ra các mối quan hệ
phụ thuốc chặt chẽ, đặc trưng hơn so với hai kiểu quản trị thị trường
và chuỗi giá trị mẫu. Những mối quan hệ đó chịu sự chi phối của danh
tiếng, yếu tố xã hội, gia đình và quan hệ dân tộc. Các nhà nghiên cứu
cho rằng danh tiếng và sự tin tưởng đóng vai trò chính trong việc kết

nối các yếu tố. Vì việc tạo dựng lòng tin và sự phụ thuộc lẫn nhau
thường mất nhiều thời gian nên chi phí chuyển đổi sang đối tác mới


13

thường cao. Các sự tương tác dày đặc và chia sẻ kiến thức được hỗ trợ
bởi các đối tác chuỗi giá trị có sự hiểu biết sâu sắc về nhau.


Chuỗi giá trị phụ thuộc: Trong phương thức quản trị chuỗi này, các nhà
cung cấp nhỏ phụ thuộc vào những người mua lớn và người mua sẽ chi
phối. Việc phụ thuộc vào công ty dẫn đầu sẽ làm tăng chi phí chuyển đổi
cho các nhà cung cấp. Mạng lưới này thường được đặc trưng bởi sự giám
sát và mức độ kiểm soát chặt chẽ của công ty đầu ngành. Mối quan hệ
quyền lực bất cân xứng khiến cho các nhà cung cấp phải liên kết với khách
hàng của họ một cách chặt chẽ, hướng tới những khách hàng cụ thể với chi
phí chuyển đổi cao hơn.

 Cấp bậc: Mô hình quản trị chuỗi này được đặc trưng bởi sự hội nhập theo
chiều dọc, nghĩa là các giao dịch diễn ra trong một công ty duy nhất. Hình
thức quản trị chi phối là sự kiểm soát việc quản lý.
Năm phương thức quản trị chuỗi được xác định bởi ba yếu tố: mức độ phức
tạp của các giao dịch giữa các doanh nghiệp, khả năng hệ thống hóa các giao dịch,
khả năng cung ứng của các nhà sản xuất để đáp ứng yêu cầu từ người mua. Mỗi
phương thức quản trị sẽ có sự đánh đổi khác nhau giữa lợi ích và rủi ro của việc
thuê ngoài. Yếu tố cuối trong Bảng 1.2 thể hiện mức độ phối hợp và sự bất cân xứng
quyền lực giữa người bán và người mua từ thấp tới cao.



14

Bảng 0.2: Các nhân tố chính của quản trị chuỗi

Phương thức Mức độ phức

Khả năng

Khả năng cung

Mức độ phối hợp

quản trị

tạp của các

hệ thống

ứng của các nhà

và sự bất cân

chuỗi

giao dịch giữa

hóa các

sản xuất để đáp


xứng quyền lực

các doanh

giao dịch

ứng yêu cầu từ

giữa người bán

người mua

và người mua

nghiệp
Thị trường

Thấp

Cao

Cao

Mẫu

Cao

Cao

Cao


Quan hệ

Cao

Thấp

Cao

Phụ thuộc

Cao

Cao

Thấp

Cấp bậc

Cao

Thấp

Thấp

Thấp

Cao

Nguồn: Gary Gereffi, The governance of global value chains, 2005

Thực tế rằng, các phương thức quản trị chuỗi mô tả cách thức phân bổ quyền
lực trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc, các công ty đầu ngành tác động trực
tiếp về quyền lực, kiểm soát trực tiếp tại trụ sở và tác động tới các công ty con ở
nước ngoài hoặc chi nhánh công ty tích hợp theo chiều dọc. Sự kiểm soát này cho
thấy mức độ bất cân xứng về quyền lực rõ rệt khi công ty đầu ngành chiếm ưu thế.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu quan hệ, quyền lực giữa các doanh nghiệp cân
bằng hơn, các bên đều có đóng góp quan trọng. Sự phối hợp trong phương thức này
đạt được giữa các đối tác tương xứng nhau, đối lập với luồng thông tin một chiều và
sự kiểm soát giữa các đối tác không tương xứng trong chuỗi giá trị toàn cầu phụ
thuộc và cấp bậc.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu mẫu và thị trường, sự chuyển đổi giữa nhà cung
cấp và người mua là tương đối dễ dàng. Sự bất cân xứng về quyền lực là thấp vì cả
nhà cung cấp và người mua đều làm việc với nhiều đối tác.


15

1.2.3 Phân chia lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu (Economic Profit)
Mục đích trọng tâm trong phần này là chỉ ra những rào cản gia nhập giúp hạn
chế áp lực cạnh tranh. Quá trình phân bổ thu nhập tập trung vào lợi nhuận, rào cản
gia nhập càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Một trong những ví dụ điển hình trong
nhiều năm qua là Công ty Kính Pilkington. Công ty này kiểm soát công nghệ kính
nổi đã thống trị toàn ngành trong nhiều năm và đạt lợi nhuận cao. Do đó, lợi nhuận
là một yếu tố quan trọng để tìm hiểu về mô hình doanh thu trong mạng lưới sản xuất
toàn cầu. Tuy nhiên, những điểm hạn chế của việc chỉ căn cứ vào lợi nhuận được
chỉ ra trong chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng rau quả. Trong cả 2 trường hợp, áp lực
cạnh tranh trong ngành đều cao, trong đó có cả ngành bán lẻ Châu Âu khi báo cáo
Chính phủ gần đây chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận ở dưới định mức ngành. Thặng dư
là thặng dư người tiêu dùng chứ không phải thặng dư nhà cung cấp, tích lũy cho các

nhà tư bản dưới dạng lợi nhuận. Các quốc gia cần tập trung không chỉ vào tỷ suất
lợi nhuận mà còn cả các yếu tố khác. Như vậy, sự phân phối đầu ra trong chuỗi giá
trị toàn cầu phụ thuộc vào đầu vào phát sinh vốn (phục vụ kinh doanh, chấp nhận
rủi ro và quyền sở hữu công nghệ), nhân lực và chủ sở hữu các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong từng chuỗi giá trị.
Yếu tố để hiểu được sự phân bổ đầu ra tập trung vào đầu vào trong từng khâu
của chuỗi giá trị thay vì tập trung vào lợi nhuận. Hai yếu tố quan trọng các quốc gia
cần lưu ý là:


Thu nhập bền vững, điều này có thể được nhìn thấy từ tỷ lệ đầu ra lớn
về việc làm. Tuy nhiên trong trường hợp này, các chủ thể cần chú ý
vào giá trị gia tăng thay vì giá trị tổng của hoạt động kinh doanh hay
xuất khẩu trong mỗi liên kết của chuỗi giá trị. Ví dụ, một người mua ở
phần gần cuối của chuỗi giá trị có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong
tổng giá trị gia tăng của chuỗi, nhưng chiếm phần lớn trong tổng
doanh thu.



Tuy nhiên, mặc dù thu nhập trung bình duy trì trong từng liên kết của
chuỗi giá trị có thể giúp phản ánh phân bổ doanh thu, chúng ta vẫn
chưa hiểu được nhiều về sự phân bổ lợi nhuận của từng liên kết trong


16

chuỗi. Theo đó, thu nhập cần được phân tách, điều mà các nhà kinh tế
vẫn thường gọi là sự phân tách chức năng, hoặc là sự phản ánh thu
nhập theo độ tuổi, dân tộc, hay giữa những công nhân có kỹ năng và

không có kỹ năng.
Theo Raphael Kaplinsky and Mike Morris (2003), trong quá trình toàn cầu
hóa, khoảng cách giữa các nước sẽ tăng lên. Việc phân tích chuỗi giá trị sẽ giúp giải
thích điều này:


Thứ nhất, chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động, quá trình phân
tích chuỗi giá trị giúp phân chia tổng thu nhập của chuỗi thành các
khoản mà các bên nhận được.

 Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị giúp giải thích rõ cách thức các quốc
gia, vùng và công ty kết nối với nền kinh tế toàn cầu. Các phân tích
lồng ghép xác định sự phân phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu
và năng suất mà các nhà sản xuất phải đẩy mạnh và hướng tới tăng
trưởng thu nhập bền vững.
Thông qua quá trình phân tích chuỗi giá trị, người nghiên cứu sẽ xác định
được cách thức phân bổ thu nhập giữa các cấp và các mắt xích trong một chuỗi.
Ngoài ra, người nghiên cứu còn nắm bắt được mỗi quan hệ giữa các mắt xích trong
chuỗi và tác động của hệ thống quản trị chuỗi tới sự phân bỏ thu nhập. Từ đây đưa
ra những giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố yếu thế và đảm bảo tính cân bằng
giữa các nhân tố trong chuỗi.
Quản trị chuỗi giá trị, các vấn đề thể chế, giải pháp nâng cấp, và áp lực cạnh
tranh là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến phân phối thu nhập. Sự phân bổ thu
nhập góp phần cải thiện quản trị chuỗi, tìm ra các giải pháp nâng cấp và loại bỏ các
yếu kém trong vấn đề thể chế tại quốc gia mà chuỗi thực hiện giá trị
1.2.4Giải pháp nâng cấp các yếu tố trong chuỗi giá trị toàn cầu (Upgrading) Nâng
cấp chuỗi giá trị là hình thức chuyển từ các hoạt động tạo ra giá trị thấp
sang những hoạt động có giá trị cao hơn của các chủ thể kinh tế, quốc gia và người
lao động trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.



17

Vấn đề quan trọng nhất trong nâng cấp chuỗi giá trị là khả năng sáng tạo, đối
mới trong quy trình sản xuất cũng như sản phẩm. Điều này nhằm giáp duy trì thị
phần và giá trị gia tăng thu về so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần
tập trung vào giá trị cốt lõi và tự đánh giá năng lực của mình để quyết định sẽ tạo ra
giá trị gì cho người tiêu dùng cuối cùng và thu lại được những gì.
Nâng cấp chuỗi giá trị được chia làm 4 loại:
-

Nâng cấp quy trình: là các hoạt động nâng cao hiệu quả của quy trình nội
bộ để có được giá trị tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, tăng cường sự liên
kết chặt chẽ giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị và các yếu tố bên trong
một mắt xích.

-

Nâng cấp sản phẩm: là các hoạt động cải tiến sản phẩm cũ nhanh hơn so
với đối thủ cạnh tranh, ra mắt sản phẩm mới. Điều này sẽ bao hàm cả sự
thay đổi trong quy trình để phát triển sản phẩm mới giữa các yếu tố liên
kết bên trong một doanh nghiệp và trong mối quan hệ giữa nhiều doanh
nghiệp đóng vai trò khác nhau trong một chuỗi giá trị.

-

Nâng cấp chức năng: là các hoạt động làm tăng giá trị gia tăng thông qua
việc thay đổi các hoạt động được quản lý bên trong một doanh nghiệp
hoặc chuyển các hoạt động sang các liên kết khác trong chuỗi giá trị.
Sản xuất

Logistic

Thiết kế

Chuyển đổi đầu

vào

Xây dựng
thương hiệu

Marketing

Chất lượng
Bao bì

Sơ đồ 0.2: Nâng cấp chức năng trong chuỗi giá trị
Nguồn: Kaplinsky and Morris, A Handbook for Value Chain, 2003
-

Nâng cấp toàn chuỗi: là hoạt động chuyển sang một chuỗi giá trị mới dựa
trên những kinh nghiệm, kiến thức học hỏi từ trước do tham gia một
chuỗi giá trị có liên quan.


×