Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI đề CƯƠNG CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.5 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
LỚP: QH1012

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI: Thành tựu văn học Ai Cập, Lưỡng Hà
Nhóm thực hiện: 04
STT HỌ VÀ TÊN

MSSV

LIÊN LẠC
Email:

1

1257060093



Nguyễn Võ Minh Ngọc

Điện thoại: 01249578581
Email:
2

Phan Thị Hồng Liên

1257060063



Điện thoại: 01649224031
Email:

3

Lê Đình Thi

1257060131


Điện thoại: 0972180750

Ngày nộp đề cương: 06/02/2013
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
I.

Đặt vấn đề:
Giới thiệu sơ lược văn minh Ai Cập – Lưỡng Hà.
II.
Thành tựu văn học:
1. Những nét tương đồng:
a. Văn bia:
 Ai Cập:
 Những văn bản kim tự tháp: những văn bia được khắc trên những bức
tường trong các căn phòng trong các kim tự tháp của năm vị pharaoh thuộc
vương triều V và VI, có niên đại khoảng cuối thế kỷ XXV – giữa thế kỷ
XXIII trước công nguyên. B.A.Turaev đã gọi Những văn bản kim tự tháp
là: “mắt xích đầu tiên của chuỗi mắt xích liên tục những tác phẩm kinh cầu
hồn mang tính ma thuật đã được tạo nên trong suốt quá trình phát triển văn

minh đa thần giáo (và một phần Thiên Chúa giáo) của Ai Cập…”. Công
dụng chính của chúng là được chôn cùng với người chết như các tác phẩm


kinh cầu hồn. Ngoài ra, trong nội dung Những văn bản kim tự tháp còn hàm
chứa quan niệm của người Ai Cập về thiên nhiên và con người, cái nhìn của
họ đối với cái chết và cuộc sống sau khi chết, phản ánh ước muốn người
chết trở thành bất tử, niềm tin ngây thơ của con người thời bấy giờ vào khả
năng thắng được cái chết và trở thành giống như các thần linh bất tử.
 Văn bia tiểu sử/ tự truyện của các quan đại thần: xuất phát từ mong muốn
trở nên bất tử của các quan đại thần, tên họ được lưu lại trên các văn bia
trong các hầm mộ, vì theo quan niệm của người Ai Cập cổ “sự vật không có
tên thì không tồn tại”, cái tên được xem như một thực thể cố hữu của người
mang nó, là phần quý báu trong bản chất của người đó, được mẹ sinh ra
cùng với đứa trẻ. Vì vậy, việc khắc ghi vĩnh cửu tên của người chết trên bia
mộ làm cho sự sống thành vĩnh cửu, và ngược lại, tiêu hủy tên đồng nghĩa
với việc tiêu hủy người mang tên đó. Từ đó, dần dần xuất hiện các câu
chuyện tự sự mang nội dung đặc sắc và phẩm chất nghệ thuật rõ nét.
 Văn bia lịch sử
 Biên niên sử của Pharaoh Tuthmosis III: được khắc trên các bức
tường đền Karnak thờ thần Amon ở Thebes, là trích đoạn trong từ
toàn văn biên niên sử thời bấy giờ do viên thư lại Chanini soạn.
 Trường ca Pentaur: mô tả trận đánh Kandesh nổi tiếng giữa Ramses
II với những người Hitti diễn ra vào đầu thế kỷ XIII trước công
nguyên, ca ngợi pharaoh như một anh hùng, người cứu đất nước và
nhân dân thoát khỏi kẻ thù khủng khiếp là những người Hitti.
 Văn bia Israel: ca ngợi chiến thắng của pharaoh Merenptah - người
kế vị Ramses II - trước những đội quân Libia hùng mạnh xâm lược
Ai Cập.
 Lưỡng Hà:

 Văn bia chiến công của các vị vua: xuất hiện ở Sumer vào phần tư thứ hai
của thiên niên kỷ III trước công nguyên, đầu tiên gắn với việc xây dựng các
ngôi đền và các con kênh, về sau các văn bia trở nên lớn hơn, nhắc đến vài
công trình, các cuộc chiến tranh. Đến giữa thiên niên kỷ III trước công
nguyên, văn bia trở nên dài hơn đồng thời bắt đầu hình thành những cơ sở
của một phong cách ngày càng trở nên giàu hình tượng và biểu cảm.
 “Ngụy văn bia”: mô phỏng phong cách của các văn bia cổ và dòng tự sự
được kể từ ngôi thứ nhất, thường được viết để tưởng nhớ các sự kiện chiến
tranh, trong đó rõ ràng là cả những sự kiện đang diễn ra
 Lịch sử thánh đường Tummal: liệt kê tên các vị vua trị vì các thành
bang khác nhau từng xây dựng và tái thiết thánh đường Tummal.


 Danh mục các vua: liệt kê các vua, thường theo mẫu chung vị vua trị
vì bao nhiêu năm, các thành bang bị ngài đánh bại, và bổ sung cả
những chuyện khác, thường là mang tính huyền thoại, được chia
thành “trước đại hồng thủy” và “sau đại hồng thủy”.
 Liệt kê tên các năm: được tạo lập dưới thời vương triều III Ur, có thể
được xem như một tác phẩm sử ký hay biên niên sử sơ khai.
 Văn bia Assyria: niên đại vào khoảng thế kỷ VIII – VII TCN, có thể chia
thành ba loại
 Văn bia long trọng: sự liệt kê các chiến công của nhà vua nhưng
không có thông tin lịch sử hay địa lý nào.
 Biên niên sử: ghi lại chi tiết hơn những cuộc viễn chinh và những
chiến công của nhà vua, cung cấp những tư liệu hết sức quý giá về
lịch sử và địa lý. Mục đích của những văn bia này là tôn vinh sức
mạnh và lòng dũng cảm của vua, dẫn đến việc vận dụng những phép
tu từ cố định: vua – người đàn ông hùng dũng, vĩ đại, quả cảm, đối
thủ của vua – kẻ hèn nhát, nhỏ mọn và giọng điệu trình bày trang
trọng, hơi khoa trương, dòng tự sự rõ ràng và sinh động.

 “Thư tín”: của các vị vua gửi thần linh dưới dạng bản báo cáo chi
tiết về một cuộc viễn chinh.
b. Văn giáo huấn, tư tưởng triết lí:
 Ai Cập:
 Châm ngôn:
 Châm ngôn của Ptahotep: Ptahotep là tể tướng của vua Izezi thuộc
vương triều V (khoảng 2500 năm TCN), châm ngôn của ông là lời
giảng dạy cho con trai, đồng thời cũng là người kế vị ông, dẫn dắt nó
đến một cuộc sống tốt đẹp, lối hành xử khôn ngoan. Trong tác phẩm,
những lời giáo huấn mang tính đạo đức cao cả được xen lẫn với
những lời khuyên bảo về sinh hoạt đời thường, xuất phát từ những
tính toán mang tính thực dụng rõ rệt.
 Châm ngôn của vua thành Heracleopolis: được viết cho con trai ông
là Merikare, là tập hợp những kinh nghiệm trị vì đất nước, những
phương pháp đấu tranh chống lại những kẻ mưu phản và nổi loạn.
 Châm ngôn của Ani, Amenepome: được các tác giả viết cho các con
trai mình theo truyền thống cổ đại, bao gồm những lời khuyên răn đủ
loại hết sức khác nhau được xếp không theo một trật tự nào. Đáng
chú ý là trình độ triết lý đạo đức của những châm ngôn thời Tân
Vương quốc cao này hơn rõ rệt so với thời cổ đại.


 Châm ngôn của Ankhsheshonk, Châm ngôn Insinger: châm ngôn
thời kì Demotic, không có nhiều khác biệt so với châm ngôn truyền
thống.
 Truyện về anh dân quê hùng biện: bổi cảnh là vương triều thứ X, gồm chín
bài nói hết sức cầu kỳ bóng bẩy mà người nông dân nói với viên quan đại
thần, bày tỏ sự nổi giận vì anh ta bị thuộc hạ của viên quan ăn cướp. Tác
phẩm được coi là khuôn mẫu cho mỹ từ học của thời bấy giờ, đồng thời
thấm nhuần tư tưởng củng cố tình hình trong nước, thiết lập công lý và tòa

án công minh.
 Bài ca của người chơi đàn hạc: tập hợp khoảng 15 văn bản được truyền lại
một phần từ thời Trung Vương quốc, một phần từ đầu thời Tân Vương
quốc, được lưu trên papyrus Harris 500 vào thời Tân Vương quốc. Đặc biệt,
tác phẩm là phản đề cho giáo lý về sự bất tử, không chỉ đơn thuần đề cao
cuộc sống trần gian, mà còn bộc lộ rõ ràng thái độ ngờ vực đối với những
tín điều về thế giới bên kia, cho thấy ở Ai Cập thời Trung Vương quốc có
sự hiện diện những tư tưởng tôn giáo xã hội khác nhau, đôi khi đối lập nhau
 Bi ca một linh hồn tuyệt vọng: thuộc thời Trung Vương quốc, là đối thoại
giữa một con người thất vọng với cuộc sống và muốn tự vẫn, với linh hồn
của anh ta phản đối việc tự vẫn và chứng minh sự cần thiết phải sống. Kết
thúc cuộc đối thoại, vấn đề chân lý thuộc về bên nào vẫn chưa được làm
sáng tỏ.
 Lưỡng Hà:
 Văn bản Eduba: từ “Eduba” nghĩa là “ngôi nhà của những tấm bảng”, là
tên gọi của các trường học Sumer. Các tác phẩm eduba văn chương có
thể chia thành 3 nhóm:
 Tác phẩm mô tả cuộc sống trong trường học: đại diện là Người
cha và đứa con phóng đãng, chứa đựng lời khuyên răn của người
cha, vốn là một thư lại, dành cho cậu con trai học kém và bướng
bỉnh. Người cha trách mắng con và nêu các bạn bè đã mang về
nhà bổng lộc ra làm gương cho con.
 Văn bản giáo huấn: gắn với hoạt động của các trường học của
Sumer, nhằm mục đích giáo dục và là những bài hoặc răn dạy
đạo đức (Châm ngôn của thần Shuruppak Ziusudra), khuyên bảo
thực tiễn để hoàn thành một việc nào đó (Biên niên sử người làm
nông).
 Cách ngôn dân gian: gắn với cuộc sống đời thường nhiều hơn cả,
sử dụng ngôn ngữ nói và lối chơi chữ mà ý nghĩa của chúng



thường các nhà nghiên cứu hiện đại không nắm bắt được, bao
gồm tục ngữ, châm ngôn, truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, v.v… Và
một bản truyện cổ tích Chàng chăng cừu thành Adab, sau đó là
truyện Anh nghèo thành Nippur thời kì văn học Babylon. Truyện
kể về một người nghèo khổ bị tên quan thị trưởng xử tệ một cách
bất công, và là một dị bản của loại truyện phổ biến trong văn học
dân gian thế giới kể về người nghèo khổ trả thù, ba lần xuất hiện
trong nhà của kẻ đã xúc phạm mình với những khuôn mặt khác
nhau.
 Tranh luận – đối thoại: những hình thức sơ khai của việc phê phán xã
hội, mỗi người tham gia tranh luận đều ra sức bảo vệ quan điểm của
mình. Tác phẩm tiêu biểu là Tam thiên bi quan, trong mỗi cặp tranh luận
của bộ ba đối thoại này, một người khẳng định rằng mọi thứ đều tốt, còn
người kia bảo mọi thứ đều tồi. Kết thúc các cuộc tranh luận, phần thắng
thường thuộc về người lạc quan. Ngoài ra còn có tác phẩm nổi tiếng của
văn học Babylon Cuộc đối thoại bi quan. Xuất hiện vào cuối thiên niên
kỷ II – đầu thiên niên kỷ I TCN, cuộc đối thoại diễn ra giữa một ông chủ
với người đầy tớ của mình, trong đó người đầy tớ răm rắp tuân theo
những ý muốn đầy mâu thuẫn của chủ. Nội dung chính là những chuyện
đi săn, cưới vợ, kiện tụng, nổi dậy chống chính quyền, tình yêu, tôn
giáo, làm giàu và cuối cùng là làm việc thiện.
 Truyện về người vô tội bị nạn: được xác định niên đại vào thời Kassit
(thế kỷ XV - XII TCN) chịu ảnh hưởng lớn của các bài tụng ca và đặc
biệt của các bài thơ sám hối, nội dung là khát vọng tìm ra nguyên nhân
những tai ương, mong muốn hiểu được tại sao con người trở nên bất
hạnh, mô tả thần linh “xa lạ với con người, đỏng đảnh và khó hiểu”.
 Châm ngôn của Akhikar: được sáng tác vào khoảng thế kỷ VII – VI
TCN, đánh dấu ưu thế của tiếng Arame đối với tiếng Akkad, là một
tuyển tập những câu cách ngôn được đặt vào miệng viên quan tể tướng

của vua Sinakhsrib.
c. Văn xuôi:
 Ai Cập:
 Huyền thoại, truyền thuyết:
 Người bị đắm tàu: câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất về những
chuyến phiêu lưu huyền thoại trên biển. Nhân vật chính lên
đường để đi đến các mỏ của pharaoh trên chiếc tàu với một đội
thủy thủ dày dặn kinh nghiệm. Nhưng rồi khi bão nổi lên, con tàu


cùng cả đội thủy thủ đều chết. Chỉ mỗi người kể chuyện sống sót
và bị trôi dạt tới một hoàn đảo xa lạ, trên đảo này chàng đã có
những cuộ phiêu lưu kì thú và sau đó là cuộc hành trình hồi
hương của chàng.
 Papyrus Westcar: bao gồm những câu chuyện kể trên một cốt
truyện chung pharaoh Khufu của vương triều IV, buồn chán và
nói với các con trai rằng ngài muốn được nghe họ kể những câu
chuyện đời xưa.
 Truyện về Neferkar và viên tướng Sisin: chuyện kể về thời kỳ trị
vì của pharaoh Peni II vương triều VI, cuối thời Cổ Vương quốc,
phê phán gay gắt sự bất công, bất bình đẳng bao trùm trong triều
đình.
 Huyền thoại về công chúa xứ Bakhtan: kể về những sự kiện xảy
ra vào thời kỳ của Ramses II (thế kỷ XIII TCN), bức tượng
Honsu kì diệu đã chữa được căn bệnh nan y của công chúa xứ
Bakhtan và trở vể kinh thành Thebes trong vinh quanh.
 Cuộc phiêu lưu của Un-Amon: là tác phẩm văn học thời kỳ Tân
Vương quốc, một câu chuyện nổi tiếng của chàng trai Un-Amon
về chuyến phiêu lưu của mình đến Bible, chứa đựng nhiều thông
tin thú vị về những xứ sở mà Un-Amon đã đến, về quan hệ của

họ đối với Ai Cập, về tình hình chính trị ở bản thân Ai Cập, và
một số vấn đề khác.
 Những truyền thuyết về Petubast: những huyền thoại được lịch
sử hóa với nhiều tình tiết có thực về Petubast, vị vua trong thời
kỳ bị người Assyria xâm lược.
 Truyện về Haemuas (hay Truyện về những quan tư tế Memphis):
Haemuas là một nhân vật lịch sử, con trai trưởng của Ramses II.
Trong tác phẩm, haemuas hiện diện như một quan tư tế được tôn
vinh nhờ học bác uyên thâm.
 Cổ tích thần thoại:
 Thần thoại về Osiris Và Isis, Thần thoại về Seth và Horus
 Truyện hai anh em: hai anh em là nông dân, hơn nữa người em
trai lao động vất vả ngoài đồng và ở nhà để nuôi anh và chị dâu.
Truyện nói về người vợ không chung thủy của người anh, định
quyến rũ em chồng nhưng không thành công. Sau đó mụ vu
khống người em với chồng, tuyên bố rằng người em định làm
nhục mụ. Người em bị xúc phạm và sỉ nhục nhờ sự giúp đỡ của
thần linh đã thoát khỏi tay người anh. Chàng chạy sang xứ


Lebian đến “thung lũng Tuyết tùng”, nơi chàng trải qua những
chuyến phiêu lưu thần kỳ không thể tưởng tượng nổi. Cuối
truyện, người anh trai lo lắng cho số phận của em đã giúp chàng
trở về lại Ai Cập. Người vợ phản trắc bị giết chết, người em trở
thành pharaoh của Ai Cập.
 Nói thật và nói dối: truyện là cuộc xung đột giữa hai anh em tên
Chân và Giả. Kết quả của cuộc xung đột là người em tên Giả ra
lệnh bắt giữ người anh tên Chân, chọc mù mắt chàng và bắt làm
gác cổng cho ngôi nhà của mình. Sau đó hắn còn định vứt nạn
nhân cho sư tử xé xác nhưng không thành. Trong khi đó chàng

mù trẻ tuổi đẹp trai lại được một phụ nữ yêu mến, và mối tình
thoáng chốc của họ đã cho ra đời một cậu con trai. Cậu bé được
mẹ cho biết ai là cha của mình và đến gặp cha, biết được ai là kẻ
làm cho cha bị mù. Cuối cùng, cậu con trai nhờ sự giúp đỡ của
các thần linh đã trả thù Giả vì tội làm mù mắt cha cậu.
 Truyện về hoàng tử phải chết: câu chuyện về chàng hoàng tử đã
bị các thần linh định trước sẽ phải chết bởi cá sấu, rắn hay chó.
Pharaoh cha chàng nuôi dưỡng con trai ở một nơi riêng được bảo
vệ đặc biệt. Nhưng cậu bé lớn lên và một lần trèo lên mái nhà
trông thấy một người có con chó. Chàng cũng muốn tậu được
một con chó, và yêu cầu của chàng được thực hiện. Sau đó
chàng lên một cỗ xe cùng với con chó đi đến xứ Nakharina. Vua
xứ đó có con gái sống trong tòa tháp cao ba mươi sáu mét. Nhiều
người là con trai các quý tộc địa phương cầu hôn với nàng, và vị
vua hứa gả con gái cho ai có thể nhảy lên tới cửa sổ phòng nàng.
Không ai làm được điều đó. Thế là xuất hiện chàng hoàng tử Ai
Cập, mặc dù còn rất mệt vì đi đường xa, nhưng chàng đã đạt
được điều mà những người khác không thể. Trở thành phò mã
của vua xứ Nakharina, chàng kể cho người vợ trẻ rằng chàng bị
định trước phải chết vì cá sấu, rắn hoặc chó. Sự cảnh giác của
người vợ đã cứu chàng thoát khỏi rắn, và nàng thuyết phục chàng
giết chết con chó, nhưng chàng từ chối. Sau đó hoàng tử gặp cá
sấu và trò chuyện với nó, kết truyện bị thất truyền.
 Papyrus Rylands IX: bản papyrus có chiều dài 45 mét được viết trên cả
hai mặt, trong đó kể lại chuyện gia đình một viên quan tư tế ở thành phố
Tayudji. Câu chuyện chứa đầy những chi tiết đời sống chân thực, tương
tự như truyện về Sinuhe hay truyện về Un-Amon, và không hề mang bất
kỳ yếu tố huyền thoại hay siêu nhiên nào.



 Ký lục Demotic: thuộc thế kỷ III TCN, nội dung của tác phẩm là những
câu cách của một nhà tiên tri, mỗi câu đều có kèm theo một lời giải
thích.
 Lưỡng Hà:
 Thần thoại
 Enuma Elish: trường ca bằng ngôn ngữ Akkad, đề tài là chiến
tranh của các chư thần và công cuộc sáng tạo ra thế gian, là tác
phẩm lớn thứ hai sau sử thi về Gilgamesh, gồm bảy bảng chữ
dạng nêm, mỗi bảng chứa từ 125 đến 165 dòng. Mục đích của
trường ca rất rõ ràng: nó phải giải thích, biện hộ cho việc đề cao
một thành phố mà trước thế kỷ XIX – XVIII TCN còn vô danh
tiểu tốt là Babylon, và vị thần bảo hộ của thành phố đó là
Marduk. Trường ca tiêu biểu cho kiểu truyện phục vụ việc cúng
tế: nó là một phần của nghi lễ đón năm mới.
 Thần thoại về Enki, về hành trình của thần Nanna đến Nippur,
về việc tạo nên con người, về trận đại hồng thủy, về âm phủ, về
những chiến công anh hùng, v.v...
 Truyện Adapa, Truyện Etana: cùng với Sử thi Gilgamesh tiêu biểu cho
các tác phẩm văn học về người trần trong văn học Babylon, trong đó
con người được khắc họa như những nhân vật sử thi anh hùng.
 Trường ca tự sự: mang nội dung lịch sử, kể về cuộc đời của các nhân vật
lịch sử khác nhau, trong đó có các vị vua Sumer. Tiêu biểu là tác phẩm
Trường ca về Sargon kể về sự ra đời của Sargon (có nhiều điểm tương
đồng với câu chuyện về thánh Moses) và sự lên ngôi của Sargon nhờ sự
giúp đỡ của nữ thần Ishtar.
 Biên niên sử Babylon: bắt đầu từ năm 745 TCN và được viết đến thời
Ashshurbanipal (thế kỷ VII TCN), bao gồm nhiều tác phẩm nhỏ: Biên
niên sử Gedda kể về sự sụp đổ của Assyria (626 – 605 TCN), Biên niên
sử Uaizman tiếp nối Biên niên sử Gedda và được viết đến giữa thế kỷ
VI TCN, Biên niên sử Nabonid-Kir mô tả cuộc chinh phục Babylon của

người Iran và một đoạn của Biên niên sử thời đại Selevkid.
d. Tụng ca và ai ca:
 Ai Cập:
 Tụng ca thần linh :
 Tụng ca dâng Hapi (thần sông Nile) : Một số dị bản của tụng ca
này còn truyền đến nay thuộc thời đại Tân Vương quốc, nhưng
đó chỉ là các bản thời sau chép lại. Bài tụng ca gây sự chú ý ở hai


phương diện: thứ nhất, trong đó phản ánh rất sinh động thái độ
của người Ai Cập đối với con sông vĩ đại không chỉ đã sinh ra đất
nước Ai Cập, mà còn hàng ngàn năm nuôi dưỡng dân cư trên đất
nước đó; thứ hai, những cảm xúc đó được thể hiện trong tác
phẩm dưới hình thức mang tính nghệ thuật rõ rệt. Tụng ca không
phải là bài cầu nguyện tập hợp các lời thỉnh cầu, mà là sự thể
hiện niềm vui sướng và biết ơn đối với thiên nhiên vĩ đại đã ban
tặng sự sống cho đất nước và dân chúng. Tụng ca mô tả một cách
thi vị sức mạnh hồi sinh của nước và của lũ sông Nile, niềm hân
hoan của dân chúng trong thời gian nước lũ, những mối nguy
hiểm đe dọa đất nước nếu như nước lũ đến chậm, v.v...
 Tụng ca thần Osiris: dược khắc trên các bia mộ thời kì Trung
Vương quốc, thời đại thần Osiris bắt đầu được thờ cúng rộng rãi.
Việc thờ cúng thần Osiris đã “bình đẳng hóa” quyền được sống
bất tử sau khi sang thế giới bên kia của người Ai Cập, chỉ cần
một tấm bia mộ được khắc những lời cầu nguyện tới thần Osiris
có thể đảm bảo một cuộc sống vĩnh hằng sau khi qua đời.
 Tụng ca Aton – Amon: Tụng ca thần Aton của pharaoh Akhnaton
(khoảng giữa thế kỉ XIV TCN, ông đã thực hiện một cuộc cải
cách tôn giáo nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập, thay thế vị trí thần
chủ của Amon bằng Aton) được xem như một tác phẩm thi ca tôn

giáo đích thực. Tụng ca không nhắc đến những thần linh khác, đề
cao vị trí độc tôn của Aton. Theo tụng ca, Aton là thần của người
Ai Cập và của các dân tộc khác, một vị thần ân nhân, cội nguồn
của ánh sáng thể chất và ánh sáng tinh thần. Sau khi Akhnaton và
người kế vị của ông qua đời, việc thờ cúng Aton cũng bị bãi bỏ
và Amon trở lại với vai trò thần tối cao của Ai Cập, các tụng ca
thần Amon thường có nhiều nét tương đồng, có thể xem như kế
thừa tụng ca về thần Aton.
 Lưỡng Hà:
 Tụng ca (ca ngợi thần Enlil, ca ngợi các thành phố và các ngôi đền, Bài
câu nguyện vươn tay lên thần Ishtar): tụng ca của người Sumer là
những tác phẩm phục vụ việc tế lễ, trong đó ca tụng vị thần này nay vị
thần khác, kể lể tên tuổi và những công lao của thần; chúng được sáng
tác cho việc biểu diễn tập thể, đồng ca. Đó là lời hướng tới thần linh
không phải của một cá nhân, mà là của cả một tập thể, bởi vậy những
cảm xúc nảy sinh trong khi trình diễn bài tụng ca là những cảm xúc tập
thể. Nhiều thông tin lịch sử quý giá chứa trong các tác phẩm này. Đôi


khi trong các tụng ca ca ngợi những công lao nào đó của thần linh, khi
đó các tụng ca có liên quan chặt chẽ với các tác phẩm tự sự, trong đó có
các truyền thuyết.
 Ai ca: những bài khóc cho các tai họa của dân chúng, cũng là những tác
phẩm cúng tế, mang tính nghi lễ.
 Thành Lagash bị tàn phá: là bài ai ca cổ nhất được tìm thấy, tác
phẩm kể ra những lần thành Lagash bị tàn phá và nguyền rủa
những người Ummu.
 Lời nguyền cho Akkad: kể chuyện nữ thần Ishtar đem lòng yêu
một người bình thường là Sargon và biến chàng thành một vị vua
vĩ đại. Đất nước dưới sự trị vì của Sargon trở nên thịnh vượng.

Nhưng sau đó cháu của chàng là Naram-Suen đã làm ô uế đền
thờ Enlil và xúc phạm thần linh, vì vậy đất nước phải chịu một
cuộc xâm lăng tàn khốc của bộ lạc người miền núi.
 Người đàn ông và vị thần của riêng mình: kể về một người đàn
ông hiền lành, tử tế và thông minh, bỗng nhiên bị tai hoạ giáng
xuống. Người này cầu xin và than thở với vị thần hộ mệnh của
mình. Đó là một trong những tác phẩm triết lý tôn giáo sớm nhất,
trong đó đặt ra những vấn đề về nguyên nhân của những đau khổ,
về sự bất công trên đời và về sự mù quáng của số phận khi bắt
người có phẩm giá phải chịu thử thách.
e. Thơ tình yêu:
 Ai Cập: xuất hiện các bản ghi chép từ thời Tân Vương quốc, dù thơ tình yêu
được khẳng định là đã tồn tại trước đó, sự ghi chép này được giải thích là do
trình độ văn hóa của những người chép sách được nâng cao, đồng thời số
lượng người chép sách cũng trở nên đông đảo hơn. Có thể chia thành hai loại
chính, một loại được chỉnh lý chau truốt, manh hơi hướng hàn lâm, thính
phòng và loại thứ hai giản dị, gần gũi với phong cách sáng tác dân gian hơn.
 Lưỡng Hà:
 Bài hát trong các nghi thức kết hôn: kết hôn là nghi lễ trung tâm trong
văn hóa Lưỡng Hà, vì vậy những nghi thức kết hôn đặc biệt được chú
trọng. Mặc dù có liên quan với nghi lễ, tính chất của những bài ca này
khiến ta có thể đưa chúng vào nhóm thơ ca dân gian. Điều này thể hiện
ở cả hình thức: thấy rõ nhịp điệu và các điệp từ, các vần đơn giản nhất
thường được vận dụng. Trong các buổi lễ kết hôn, các bài ca này được
diễn xướng dưới hình thức hội thoại trong các vở kịch ngắn, trong đó


các nhân vật vua chúa đảm nhận vai trò thần bảo trợ và các quan tư tế
đóng vai bạn đời của thần.
 Cuộc đối thoại tình yêu: tác phẩm dài hơn 50 dòng, mô tả cuộc cãi cọ

của một đôi tình nhân, chàng buộc tội và nàng biện hộ. Cuộc cãi cọ đó
kết thúc bằng sự hòa giải.
2. Dị biệt và đặc trưng:
 Ai Cập:
 Tử thư: Tử thư là tên của một tuyển tập lớn các tác phẩm thời kì
Tân Vương quốc dành cho những người chết với những nội dung
khác nhau, sáng tác nhằm mục đích bảo đảm cho sự bất tử không
chỉ cho vua như Những văn bản kim tự tháp, mà còn cho bất kỳ
người trần gian nào. Đặc biệt nổi bật trong đó là chương 125 của
tác phẩm, mô tả cảnh tòa án dưới âm phủ của thần Osiris phán
xét linh hồn người chết. Theo những nguyên tắc của toà án âm
phủ này, nếu linh hồn của người được phán xét khi còn ở trần
gian có những hành động, hành vi đúng đắn phù hợp với đạo lý
được bảo đảm bất tử, linh hồn của kẻ có tội sẽ bị chết cái chết lần
hai và là vĩnh viễn. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử tôn giáo
và văn học, trong Tử thư đã thể hiện tư tưởng thưởng phạt sau
khi chết tùy thuộc vào phẩm hạnh của con người trên dương thế.
Ở đây liệt kê những lỗi lầm và tội ác mà người chết không được
phạm phải.
 Tác phẩm chính luận: các tác phẩm này đặc biệt xuất hiện vào
thời kỳ lịch sử chuyển giao giữa hai thời đại Cổ Vương quốc và
Trung Vương quốc, thời đại đầy những cuộc biến động chính trị
dẫn đến những biến động xã hội nghiêm trọng, làm uy tín của
chính quyền nhà vua bị giảm sút đáng kể. Để nắm lại được chính
quyền, các vua của vương triều XII phải dựa vào không chỉ sức
mạnh vũ khí, mà còn sức mạnh lòng tin, chứng tỏ cho dân chúng
rằng họ không phải là những kẻ cướp đoạt ngai vàng, mà là
những người đã cứu đất nước khỏi tình trạng bạo loạn, tái lập trật
tự, quan tâm đến phúc lợi của nhân dân.
 Tiên tri của Nerferty: tác phẩm là tuyển tập những lời tiên

tri của nhà thông thái Nerferty theo yêu cầu của pharaoh
Snofru vương triều IV, người kế vị Khufu.Theo đó, Ai Cập
sẽ bước vào thời kì khủng hoảng chưa từng thấy, sẽ có
những năm khủng khiếp khi nước sông Nile cạn và trở


thành đất khô, sau đó đến nạn đói, bắt đầu thời kỳ loạn
lạc, mọi người trở nên thù hằn và sợ hãi nhau, từ phía
đông bọn người du mục châu Á xâm lược, chúng sẽ áp
bức dân chúng, v.v.. Thế là ở miền nam xuất hiện một
người tên Ameni từ Thượng Ai Cập tới. Ông sẽ lên ngôi,
sự mạnh mẽ và công minh của ông sẽ tái lập trật tự trong
nước, trừng trị kẻ nổi loạn, đuổi bọn xâm lược châu Á, và
đất nước sẽ bừng dậy. Ameni chính là tên rút gọn của
Amenemkhat I, người lập ra vương triều XII. Để củng cố
uy tín của vương triều mới, người sáng lập vương triều
phải được xem không như một trong số nhiều kẻ tiếm đoạt
ngai vàng trước đó, mà như một vị ân nhân cứu tinh với
sự xuất hiện đã được tiên tri từ thời xưa.
 Châm ngôn Amenemkhat I: là lời của pharaoh
Amenemkhat I để lại cho con trai Senusert - người đồng
cai trị và kế vị. Tuy là mộ tác phẩm châ ngôn, nhưng nội
dung giáo huấn trong đó rất ít, và thực chất nó là tự truyện
của nhà vua được nhà thông thái nổi tiếng Ahtoy trình bày
sau khi vua chết. Tác phẩm được viết ra nhằm hướng tới
độc giả quảng đại khi dựng lên hình tượng vị vua đầy
nhân tính, quan tâm đến nhân dân và bị rơi vào tay những
triều thần phản bội. Hình tượng như vậy không thể không
làm người Ai Cập có thiện cảm với vị vua đã lập nên
vương triều XII và truyền ngôi cho con trai mình là

Senusert I.
 Truyện Sinuhe:là một trong những kiệt tác của văn học Ai
Cập cổ đại. Về hình thức, tác phẩm là một văn bia tự
truyện thông thường, nhưng khuôn khổ lớn hơn rất nhiều
và nổi bật những phẩm chất nghệ thuật cao. Những trang
mô tả sống động, hồn nhiên nhưng cũng không kém phần
tinh tế. Truyện mang tính tâm lý sâu sắc ở nhiều đoạn, đôi
khi lại rất mộc mạc và trữ tình. Nội dung của tác phẩm là
cuộc đời của nhân vật Sinuhe – người vốn là một triều
thần dưới thời pharaoh Amenemkhat I, từ khi Sinuhe hộ
tống con trai của Amenemkhat I, người đồng cai trị và là
vua Senusert I tương lai, trong cuộc chinh phạt chống lại
bộ lạc người Libi Tjehenu, sau đó ông phải tha hương do


hàng loạt biến cố và hiểu lầm, đến tận khi ông hồi hương
với tư cách là một người giàu có và được trọng vọng.
 Hùng biện của Ipuwer: trong tác phẩm, nhà thông thái
Ipuwer mô tả tình cảnh khốn khổ của đất nước cho vị vua
khuyết danh và triều thần của ông nghe, khắp nơi là tình
trạng vô chính phủ, lộng quyền của giới quý tộc, dân đen
phá hoại lăng mộ của nhà vua, chiếm lĩnh kinh đô, gây
bạo loạn chống lại chính quyền nhà vua, người có của trở
nên trắng tay, kẻ cơ hàn thành ông chủ v.v.. Ipuer buộc tội
nhà vua để xảy ra mọi chuyện như vậy, trách vua yếu hèn,
không cương quyết. Tác phẩm là một bức tranh mô tả bạo
lực đảo lộn xã hội từ quan điểm của giới quý tộc và phản
ánh hiện thực lịch sử.
 Lưỡng Hà:
 Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng: các tác phẩm thuộc thể loại

này còn lại của văn học Sumer lần lượt kể về ba vị vua của thành
Uruk: Enmerkar, con trai của Meskiangarsher, người tạo nên
triều đại thứ nhất của Uruk; Lugalbanda, vị vua thứ tư của triều
đại này, cha của Gilgamesh và cuối cùng là bản thân Gilgamesh.
Thực tế thì các tác phẩm này có đặc trưng nội dung và phong
cách giống những hình thức cổ của truyện cổ tích anh hùng hay
cổ tích thần kỳ hơn là sử thi. Truyền thuyết anh hùng của người
Sumer không phải là sử thi trong nghĩa đầy đủ của nó, mà là
những hình thức sơ khai, từ đó phát triển thành sử thi đích thực.
 Sử thi Gilgamesh:
 Emmerkar và vị tư tế thành Arrata, Enmerker và
Epsukhenshdanna: Cả hai tác phẩm đều kể về cuộc tranh
cãi giữa vua thành Uruk là Enmerkar và quan tư tế Aratta,
trong đó Enmerkar và vị tư tế thành Arrata là một trong
những tác phẩm lớn nhất của văn học Sumer còn lưu được
đến nay, kể chuyện chúa tể của Uruk là Enmerkar muốn
xây đền thờ nữ thần Inanna bèn thu gom của dân thành
Aratta xa xôi qua “bảy dãy núi” (có lẽ là trên cao nguyên
Iran) một lượng đồ cống nộp rất lớn, và theo lời khuyên
của Inanna đã cử người chạy tin đến Aratta yêu cầu Aratta
phải quy phục Uruk.
 Loạt 8 tác phẩm Inanna và quái vật trên núi Ebekh,
Ninpurta và quái vật Asag, Gilgamesh và con bò của trời,


Lugalbanda và núi Khurrum, Gilgamesh và cây Khurupiu,
Gilgamesh và núi Bất tử, Lugalbanda và đại bàng Anzud,
Enkidu và âm phủ: tất cả các tác phẩm đều có liên quan
chặt chẽ với thần thoại. Trong tất cả các tác phẩm đều hiện
diện một lượng lớn các mô típ tiêu biểu cho truyện cổ tích

thần kỳ trên thế giới, chúng đều có chung kiểu mô hình
cốt truyện, trong đó những yếu tố chủ yếu nhất là cuộc
phiêu lưu của nhân vật đến một xứ sở khác hay xuống âm
phủ, những thử thách đối với nhân vật, nhân vật thường
phải chiến đấu với quái vật hay phải chặt một cây thần.
Trong đó nổi bật là Truyền thuyết về Lugalbanda và đại
bàng Anzud. Lugalbanda chính làngười cha huyền thoại
của Gilgamesh, truyền thuyết thuật lại hành trình
Lugalbanda đi tìm đại bàng Anzud để sở hữu sức mạnh
thần kỳ và sau đó trở về chinh phục được thành Aratta.
 Điềm triệu (Omina): đây là một thể loại chỉ có thể tìm thấy trong
văn học Lưỡng Hà. Thực chất các tác phẩm thuộc thể loại điềm
triệu là những bản ghi chép các hiện tượng được cho là điềm báo
trước của các quan tư tế Akkad. Đó có thể là các hiện tượng tự
nhiên (từ hiện tượng nhật thực, nguyệt thực đến những hoạt động
của kiến đỏ, kiến đen), những quan sát hình dáng lá gan của con
cừu hiến sinh, những giấc mơ, hoặc thậm chí những sự kiện của
cuộc sống hàng ngày của con người. Những ghi chép như vậy
được thu thập thành tập bài giảng cho các thầy bói tương lai, để
họ có thể tiên đoán tương lai khi các hiện tượng tương tự lặp lại.
Đáng chú ý là tập omina Nếu như thành phố nằm trên cao bao
gồm những điềm báo liên quan đến đời sống cá nhân (như việc ly
dị vợ là báo trước sự bất hạnh của người chồng, v.v..), cho phép
làm sáng tỏ một số quan niệm đạo đức của người Babylon không
được phản ánh trong các văn bản pháp luật chính thức, thậm chí
có khi còn mâu thuẫn với các văn bản đó. Nhưng bên cạnh những
điềm báo cho những cá nhân, trong các tập này có thể gặp những
điềm báo mang tính chính trị dành cho các vị vua. Bởi vậy trong
omina có những sự kiện xã hội có thực được nhắc đến, trong
chừng mực nào đó chúng có thể được xem như những tư liệu lịch

sử.
III.

Nhận định, đánh giá:


1. Những khó khăn trong việc phân chia thể loại các tác phẩm văn học Ai Cập
– Lưỡng Hà: Tất cả sự phân chia theo thể loại trong nghiên cứu này hoàn
toàn là ước lệ và dựa trên những quan niệm của văn học hiện đại về thể
loại. Người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại có cách phân loại riêng của mình –
hầu như trong mỗi tác phẩm văn học, “thể loại” của nó đã được nói đến ở
hàng cuối cùng: tụng ca, đối thoại, bài khóc, v,v.. Những nguyên tắc phân
loại đó không phải lúc nào cũng được biết rõ bởi các nhà nghiên cứu hiện
đại: những tác phẩm cùng loại theo quan niệm hiện đại lại được đưa vào
các phạm trù khác nhau theo những quy ước của người cổ đại, và ngược lại,
tác phẩm cùng một phạm trù lại được đưa vào những tác phẩm thuộc các
thể loại khác nhau như tụng ca và sử thi. Trong hàng loạt trường hợp, các
phân loại chỉ rõ cách thể hiện tác phẩm hay loại âm nhạc đệm theo, ví dụ
như bài khóc có sáo đệm, bài hát có trống đệm, v.v..
Điều khó khăn nhất trong việc thử phân loại văn học cổ đại Ai Cập – Lưỡng
Hà là phân ranh giới rõ ràng giữa tác phẩm văn chương đích thực với
những tác phẩm thành văn khác, phân biệt văn chương nghệ thuật với văn
công vụ, giữa nghệ thuật dân gian với văn chương thành văn, và hơn tất cả
là văn chương tôn giáo với văn chương thế tục, bởi toàn bộ hệ tư tưởng thời
cổ đại gắn với tôn giáo. Những câu hỏi nảy sinh trong quá trình này là:
những tác phẩm nào là văn học nghệ thuật? Bởi bên cạnh những tác phẩm
văn học đích thực, chúng ta còn có một số lượng lớn những văn bản loại
khác, ví dụ như văn bản lịch sử nhưng nhiều khi có những phẩm chất nghệ
thuật và nội dung nổi bật. Có thể xem chúng là một phần văn học cổ đại
trong nghĩa chính xác của thuật ngữ này hay không? Các nhà nghiên cứu

thế giới cho rằng khái niệm “văn học cổ đại” là một tập hợp không chỉ
những tác phẩm văn chương, mà là tất cả những văn bản hay những đoạn
văn bản không phụ thuộc vào chức năng của chúng được dùng làm gì, miễn
là có những giá trị thẩm mỹ và quan tâm đến cá nhân con người.
Quá trình này đã dẫn đến kết luận là việc phân chia các tác phẩm thành các
nhóm lớn thì tiện hơn và khách quan hơn là phân loại tỉ mỉ thành nhóm
nhỏ, tuyhạn chế về mặt hiểu biết có thể dẫn đến việc sai sót trong quá trình
phân loại.
2. Vấn đề tôn giáo trong văn học Ai Cập – Lưỡng Hà:
Văn học cổ đại Ai Cập – Lưỡng Hà, cũng như mọi nền văn học khác, gắn
liền với đời sống xã hội và với hệ tư tưởng của xã hội. Như đã nói ở trên,
trong thời kì cổ đại, tôn giáo là hình thức tư tưởng chủ đạo, nên không có gì


lạ rằng văn học cổ đại Ai Cập – Lưỡng Hà chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn
giáo, và nhiều tác phẩm của nền văn học này đã thấm nhuần thế giới quan
tôn giáo, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên không nên từ
đó mà cho rằng văn học cổ đại chỉ là những văn bản tôn giáo hay thần
thoại. Ngược lại, nó rất phong phú đa dạng về thể loại.
3. Ảnh hưởng của văn học Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại đối với văn học thế giới:
Không thể phủ nhận văn học cổ đại Ai Cập – Lưỡng Hà là những nền văn
học cổ nhất thế giới cũng như vai trò tiên phong của chúng trong quá trình
phát triển của văn học.
Văn học Lưỡng Hà với một lượng lớn các tác phẩm đồ sộ và có giá trị nghệ
thuật cao có ảnh hưởng rõ rệt đến văn học thế giới. Ta có thể tìm thấy trong
các tác phẩm còn lại của văn học Lưỡng Hà mô típ tiểu biểu cho các tác
phẩm văn học sau này, đặc biệt là trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ.
Nhiều thủ pháp nghệ thuật khác của văn học Lưỡng Hà cũng đã được hậu
nhân kế thừa như các hình thức sơ khai của việc phê phán xã hội thông qua
các cuộc đối thoại, thủ pháp lặp lại, hình tượng nhân vật, v.v...

Văn học Ai Cập là một trong những nền văn học đầu tiên trên thế giới đạt
tới trình độ thẩm mỹ cao và cho ra đời không ít những kiệt tác. Ảnh hưởng
của Phương Đông cổ đại đối với văn hóa thế giới là không có gì phải tranh
luận. Đặc biệt, Ai Cập nói chung và văn học của nó nói riêng có ảnh hưởng
rõ ràng đối với Kinh Thánh. Một số chỗ trong Ngụ ngôn của Solomon trong
Cựu ước, theo một số nghiên cứu văn bản học, là sự kể lại nguyên bản Ai
Cập, mà chính là từ Châm ngôn Amenemope, tác phẩm văn giáo huấn nổi
tiếng được viết vào thời kỳ các vương triều từ XXII đến XXVI (thế kỷ X VII TCN). Các bài thánh thi 104 và 110 và một số chỗ khác trong Kinh
Thánh cũng chứa đựng dấu vết ảnh hưởng Ai Cập không thể phủ nhận.
Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng câu chuyện nổi tiếng trong Kinh Thánh về
Joseph và Pot cũng chịu ảnh hưởng của Truyện về hai anh em của Ai Cập.
Chắc chắn rằng ảnh hưởng của văn học Ai Cập đối với văn học cổ đại Hy
Lạp là rất đặc biệt. Văn hóa Ai Cập, văn học Ai Cập đã có tác động đáng kể
đối với những người Hy Lạp sống ở Ai Cập trước. Trong thời Hy Lạp hóa ở
Ai Cập xuất hiện thứ văn học bao gồm những bản dịch hay những phỏng
thuật sang tiếng Hy Lạp các tác phẩm của văn học Ai Cập. Nền văn học Hy
Lạp - Ai Cập đó chắc chắn là rất phong phú. Còn truyền lại những đoạn của
ba bản tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp có tên Lời sấm của người thợ gốm, mà


nguyên gốc của nó là một tác phẩm Ai Cập. Trong bản papyrus số 274 của
Bảo tàng Britania có chứa dị bản thần thoại về nữ thần Tethnut. Trong bản
papyrus Oksirin số 1381 được viết bằng tiếng Hy Lạp có bản phóng tác
truyền thuyết về pharaoh Nektanebe của Ai Cập.
Văn học Hy Lạp – Ai Cập có tác động đối với văn học cổ đại Hy Lạp – La
Mã. Các nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, rằng nhờ văn học Hy Lạp-Ai
Cập mà các tác giả Hy Lạp cổ đại, chẳng hạn như Plutarch, Seneca-con và
những người khác, dù không biết tiếng Ai Cập vẫn làm quen được và chịu
ảnh hưởng ở một chừng mực nào đó với văn học Ai Cập. Bài ca ngợi viên
tướng La Mã Stilicon do nhà thơ La Mã thế kỷ IV Claudien sáng tác mang

những dấu ấn hết sức rõ rệt của những quan niệm tôn giáo và thần thoại Ai
Cập. Cần phải nói đến mối quan hệ đã được các nhà nghiên cứu phát hiện
giữa thơ tình yêu của Ai Cập với thơ tình yêu của Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Loại bài hát tình yêu bên những cánh cửa đóng kín của người yêu, trong đó
không hiếm khi cánh cửa được giải thích như một thực thể sống thường
quen được xem là thể loại xuất phát từ La Mã cổ đại. Tuy nhiên chúng ta có
thể tìm thấy những mô típ hệt như vậy với cách lý giải cũng hệt như vậy
trong thơ tình yêu của Ai Cập rất lâu trước khi các nhà thơ cổ đại Hy- La
xuất hiện. Những dẫn chứng nêu trên được chọn hú họa trong số rất nhiều
những trường hợp tương tự, chúng chỉ là minh họa nhỏ cho sự ảnh hưởng
lớn không thể hồ nghi của văn học cổ đại Ai Cập đối với văn học cổ đại
Hy- La. Văn học Ai Cập không chỉ có ảnh hưởng đối với văn học cổ đại
Hy-La hay đối với văn học cổ đại Do Thái, mà còn qua trung gian văn học
Coptic ảnh hưởng đến văn học Arập. Nói cách khác, văn học thế giới phải
mang ơn nhiều đối với một trong những nền văn học cổ nhất – văn học Ai
Cập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Câu chuyện văn chương phương Đông – Nhật Chiêu – NXB Giáo dục.
2. Văn học cổ đại Ai Cập – M. A. Korostovtsev, Trần Thị Phương Phương dịch –
Website khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
3. Văn học Lưỡng Hà – V.K. Afanasyeva, Trần Thị Phương Phương dịch – Website
khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
4. Lịch sử các nền văn minh – Hoàng Lê Minh – NXB Văn hóa thông tin


5. Lịch sử văn minh nhân loại – GS. Vũ Dương Ninh – Tủ sách ĐH KHXH & NV
TP.HCM 1998.
6. Nguồn gốc văn minh – Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch – NXB Văn hóa thông
tin.

7. Almanach: những nền văn minh thế giới – Nhiều tác giả - NXB Văn hóa thông tin.



×