Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nghiên cứu về fdi vào việt nam giai đoạn 2000-2010.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.65 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

ĐỀ TÀI MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU VỀ FDI VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2010
Giảng viên hướng dẫn:
Tiến sĩ Hoàng Vĩnh Long
Nhóm thực hiện:
Nhóm 5 - K08402A
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2010
2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
MSSV Họ và tên Nhiệm vụ
1 K084020119 Hồ Thị Trà Dung Chương 1: Cơ sở lý luận
2 K084020171 Lê Thị Quỳnh Như Chương 1: Cơ sở lý luận
3 K084020191 Nguyễn Thị Phương Thu
2.1 Sơ lược về thực trạng và
tác động của FDI tại Việt Nam
vào giai đoạn 1990 – trước
năm 2000
4 K084020168 Nguyễn Thùy Yến Nhi
2.2 Thực trạng và tác động của
FDI tại Việt Nam giai đoạn
2000 – hết năm 2001
5 K084020147 Ngô Nguyễn Phương Lan
2.3 Thực trạng và tác động của
FDI tại Việt Nam giai đoạn
2002 – 2003
6 K084020225 Trần Thị Yến
2.4 Thực trạng và tác động của


FDI tại Việt Nam giai đoạn
2004 – 2006
7 K084020198 Nguyễn Văn Tính
2.5 Thực trạng và tác động của
FDI tại Việt Nam giai đoạn
2006 – 2007
8 K084020114 Phạm Ngọc Bảo Châu
2.6 Thực trạng và tác động của
FDI tại Việt Nam giai đoạn
2008 – hiện nay
9 K084020132 Lê Thị Mỹ Hiền 3.1 Hiệu quả kinh tế
10 K084020172 Lê Thị Quỳnh Như 3.2 Mặt trái tồn tại
11 K084020130 Huỳnh Thị Ngọc Hân 3.3 Biện pháp khắc phục
12
K084020148
Chung Linh Tổng kết

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ………………………………………………….1
1.1 Khái niệm …………………………………….……………………………….1
1.2 Đặc điểm …………………………………….………………………………...1
1.3 Các hình thức FDI …………………………………….…………..…………1
1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư.…………………………………….………………1
1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn……………………………….…….…………...1
1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư…………………………………….………2
1.3.4. Phân theo hình thức tồn tại…………………………………….……………...3
1.4 Ưu điểm và nhược điểm của FDI……………………………………..……4
1.4.1 Ưu điểm…………………………………….………………………………….4
1.4.2 Nhược điểm…………………………………….……………………...………8
1.5 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài………………..…9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 -2010…………………………………….………………….....12
2.1 Sơ lược về thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn
1990 – trước năm 2000…………………………………….
……………………12
2.1.1 Thực trạng …………………………………….…………………………..…
12
2.1.2 Tác động…………………………………….…………………………….….17
2.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000–hết năm
2001…………………………………….………………………................……….20
2.2.1 Thực trạng…………………………………….……………...………………20
2.2.2 Tác động…………………………………….………………….……………
22
2.3 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2002-2003
2.3.1 Thực trạng…………………………………….……………………...………23
2.3.2 Tác động …………………………………….……………………….....……27
2.4 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006
2
2.4.1 Thực trạng…………………………………….………………...……………32
2.4.2 Tác động…………………………………….……………….....……………33
2.5 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2007
2.5.1 Thực trạng…………………………………….………………………...……37
2.5.2 Tác động …………………………………….………………………….……39
2.6 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 2008 –
hiện nay…………………………………….……………………………………..39
2.6.1 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2008……….………39
2.6.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2009………….……47
2.6.3 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2010………….……54
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG MẶT TRÁI ĐANG TỒN TẠI……....59
3.1 Hiệu quả kinh tế…………………………………….………………………59

3.1.1 Mặt tích cực…………………………………….……………………………59
3.1.2 Mặt tiêu cực…………………………………….……………………………61
3.2 Mặt trái tồn tại…………………………………….…………………..….…63
3.3 Biện pháp khắc phục…………………………………….…………………67
TỔNG KẾT…………………………………….…………………………………70

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu
tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ
sở sản xuất, kinh doanh.
1.2 Đặc điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
 Tỷ lệ góp vốn đầu tư trực tiếp được quy định theo Luật Đầu Tư của quốc gia
đó.
Ví dụ: Tại Việt Nam, theo Luật Đầu Tư Nước Ngoài quy định chủ đầu tư
nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
 Quyền quản lý, điều hành đối tượng được đầu tư tùy thuộc mức độ góp vốn.
 Lợi nhuận từ việc đầu tư được phân chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định.
1.3 Các hình thức FDI
1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư
 Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư
mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
 Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có
thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh
nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới

tăng khối lượng đầu tư vào.
1.3.2. Phân theo tính chất dòng vốn
1
 Vốn chứng khoá
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do
một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào
các quyết định quản lý của công ty.
 Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
 Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh, công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể
cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
 Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi
dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng
giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này
còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận
(như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng nhằm khai thác các tài sản trí tuệ
của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các
nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
 Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước
tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như
điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất
kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
 Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận

dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu
2
vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường
khu vực và toàn cầu.
1.3.4. Phân theo hình thức tồn tại
 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và và một
chủ đầu tư trong nước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
nhận đầu tư trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh
doanh mà không thành lập nên một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư
cách pháp nhân mới nào.
Đặc điểm:
 Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết
giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
 Không thành lập một pháp nhân mới.
 Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp
với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu
của hợp đồng.
 Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh
Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành
viên của nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia.
Một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh.
Đặc điểm:
 Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới
và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
 Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh
được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
 Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng
thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỉ lệ góp vốn.
 Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

3
Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của
tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Đặc điểm:
 Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp
nhân mới của nước nhận đầu tư.
 Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư.
Ngoài ra còn có các hình thức khác như đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát
triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao
(BOT). Những dự án BOT thường được Chính Phủ các nước đang phát triển tạo
mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
1.4 Ưu điểm và nhược điểm của FDI
1.4.1 Ưu điểm
1.4.1.1 Đối với nước nhận đầu tư
 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu
công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy
và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước
có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công
lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia
mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
 Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế
do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách
quan trọng.
4

Ví dụ: Ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50
phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
 Phát triển thị trường lao động
 Giải quyết việc làm cho người lao động
• Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc
làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Song song đó,
doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều
kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ
tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này.
• Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực
tiếp vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ
công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước
tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tác động của FDI đến thị trường lao
động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hướng phát triển
cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp
nhận đầu tư.
 Phát triển của hàng hoá sức lao động
• Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích
cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở
nước tiếp nhận đầu tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao
động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá
trình làm việc của lao động. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi
hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu cao
về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:
 Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với
cường độ cao.
 Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang
thiết bị và kỹ thuật công nghệ hiện đại.
5

 Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả
lao động của cá nhân và tập thể.
• Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực
không ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng
cao đối với công việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy,
trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của
người lao động tương đối cao so với mặt bằng chung.
• Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về
thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các
yêu cầu của công việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển
chọn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành
nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến
khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vừa
trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
• Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động
địa phương, các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao
động địa phương. Để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị
và công nghệ hiện đại các doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo.
Thế nên, trong chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn hay các công
ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địa phương nhằm
từng bước thay thế lao động người nước ngoài.
 Phát triển thị trường lao động
• Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho
người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các
hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển
của thị trường lao động.
• Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người lao
động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh
đó, lao động có trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các
6

kênh lao động chính thức cao hơn lao động trình độ thấp. Đây là tiền
đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ tư vấn – giới thiệu việc
làm và thị trường lao động.
• Bên cạnh đó, khi nhận thức của người lao động được nâng lên, họ sẽ
quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy
định cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đây là
nhân tố quan trọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của thị
trường lao động.
• Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích
doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển. Trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, vốn đầu tư tăng sẽ làm tăng cầu về lao động. Cạnh
tranh thu hút lao động cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của
thị trường lao động.
• Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ
góp phần làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động. Với những
ưu điểm về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…thành
phần kinh tế này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người lao động. Do
vậy, để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh tế khác phải
cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động.
Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm đa
dạng hoá các nguồn cung cầu lao động trên thị trường, yếu tố thuận lợi
sự hình thành và phát triển của thị trường lao động.
• Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI – trực tiếp hay gián tiếp - tạo
ra những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị
trường lao động. Sự phát triển của thành phần kinh tế này không chỉ
tạo ra những ngoại tác tích cực cho sự phát triển thị trường lao động mà
còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường
lao động.
7

1.4.1.2 Đối với nước đầu tư
 Tăng quy mô GNP.
 Do đặc điểm của FDI nên quyền sở hữu, quyền điều hành và quản lý vốn
gắn liền với nhau nên vốn được sử dụng hợp lý, hiệu quả, giảm thiểu bất
đồng trong việc điều hành quản lý nguồn vốn.
 Chủ đầu tư nước ngoài đưa cơ sở sản xuất gần vùng nguyên, nhiên liệu,
lao động, thị trường tiêu thụ và có được những lợi thế về giá cả yếu tố sản
xuất nên giảm được chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được cao hơn so với
vốn đầu tư trong nước.
 Tránh được hàng rào mậu dịch của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
 Tận dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của quốc gia
tiếp nhận đầu tư, điều này dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cao.
1.4.2 Nhược điểm
1.4.2.1 Đối với nước đi đầu tư
Rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận đầu
tư không ổn định.
1.4.2.2 Đối với nước nhận đầu tư
 Vì mục đích của nhà đầu tư là hiệu suất của vốn cao và thời gian thu hồi
vốn nhanh nên chủ đầu tư chỉ tập trung vào các ngành và vùng có điều
kiện thuận lợi nhất phục vụ cho mục đích đó. Điều này dẫn đến hậu quả là
cơ cấu ngành và vũng của nước nhận đầu tư phát triển không đồng đều,
mất cân đối. Ví dụ: tại nước ta, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
thường đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao như công nghiệp (công
nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp chế biến), dịch vụ tại
Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai…
 Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, ảnh hưởng đến môi trường.
 Nếu nước tiếp nhận đầu tư không kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì sẽ dễ
dàng rơi vào trường hợp tiếp nhận những máy móc, thiết bị, công nghệ lạc
hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp mà giá thành lại cao.
8

1.5 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước: Helpman và
Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên
của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên
thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi
khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
 Chu kỳ sản phẩm: Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu
được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu
cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản
xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn,
kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị
trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này
diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản
phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải
tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá, do
đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung
cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất
thấp hơn.
 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Stephen H. Hymes (1960, công
bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số
người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng
hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở
nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa
điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện
9
(lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói

trên.
 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ,
Nhật Bản bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư
thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song
phương. Đối phó, Nhật Bản tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường
đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất
khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các
nước thứ ba, từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
 Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ
nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí
còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để
khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã
mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các
công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào
Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự.
Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có
đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo
mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc
tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ
sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp
nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National
Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua
lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều
công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên
phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật
10
Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay
cũng có mục đích tương tự.

 Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tại Việt Nam, luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam được ban hành tháng 12/1987 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho
các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam.
Trước đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật
đã được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi vào năm 1996 và 2002
nhằm tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích
các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và những
lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng
vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng có
hiệu lực từ 1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến dài trong việc
điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm,
thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cho phép. Nguyên tắc
này được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước từ năm 2000, nay
được áp dụng chung cho cả khu vực nước ngoài.
Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà
đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức
thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông
xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được
đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo
hiểm, kinh doanh siêu thị… do vậy đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp
dẫn hơn.
Như vậy hành lang pháp lý càng thông thoáng càng khuyến khích và
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

2.1 Sơ lược về thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 1990
– trước năm 2000
2.1.2 Thực trạng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1990 đến năm 2000
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số
Trong đó: Vốn pháp định
Tổng số
Chia ra
Nước
ngoài
góp
Việt Nam
góp
Tổng số
vốn thực
hiện (triệu
USD)
Tổng số 3240 21057 22401 17943 4458 19462
1990 107 735 720.1 623.3 96.8
1991- 1995 1409 17663 10759 8605.5 2153.5 6517.8
1991 152 1291.5 1072.4 883.4 189 328.8
1992 196 2208.5 1599.3 1343.7 255.6 574.9
1993 274 3037.4 1842.5 1491.1 351.4 1017.5
1994 372 4188.4 2539.7 2030.3 509.4 2040.6
1995 415 6937.2 3705.1 2857 848.1 2556
1996-2000 1724 26259 10921.8 8714.5 2207.3 12944.8
1996 372 10164.1 3511.4 2906.3 605.1 2714
1997 349 5590.7 2649.1 2046 603.1 3115

1998 285 5099.9 2474.2 1939.9 534.3 2367.4
1999 327 2565.4 975.1 870.5 104.6 2334.9
2000 391 2838.9 1312 951.8 360.2 2413.5
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
12
 Trong 3 năm khởi đầu từ 1988 đến 1990, FDI chưa có tác động rõ rệt đến tình
hình kinh tế - xã hội, do mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam nên kết quả thu hút FDI còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới
1,6 tỷ USD)
 Trong thời kỳ 1991-1996, FDI đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký
cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội
đất nước. FDI thực hiện có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế nhưng chủ yếu
vẫn tập trung vào ngành công nghiệp. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ
“bùng nổ” FDI tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng FDI” đầu tiên vào
Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn
cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư -
kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nước
ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển
đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các
nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác
như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao. Bên
cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc
gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi
trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông
Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu
hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn
nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi
mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba,
là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Malayxia, Singapore, Thái Lan,…) đã
bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông

Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này. Vì vậy, FDI tăng trưởng
nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp
tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 1995
thu hút được 6,9 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ
13
USD). Năm 1996 thu hút được 10,1 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với
năm trước. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7,153 tỷ USD, bằng 32% tổng
vốn đầu tư của cả nước.
 Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký
hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998
chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là
các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Vốn thực hiện tập trung vào ngành công
nghiệp, đặc biệt là khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị văn phòng,
hàng điện tử. Các doanh nghiệp FDI chiếm tới 35% giá trị sản xuất toàn ngành
công nghiệp.
Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là
49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng
hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (Đài Loan,
Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông) đều từ khu vực châu Á và phải
đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho
hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ
hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc
các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng
hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá.
Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung
vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự
kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc
kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
14
Phụ lục: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong thời kỳ

1990 – 2000 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Lĩnh vực Luật sửa đổi năm 1992 đến 1995 Luật sửa đổi năm 1996 đến hết
1999
Trình tự
đăng ký
+ Dự án FDI được nhận giấy
phép đầu tư trong vòng 45 ngày
+ Sau khi có giấy phép, doanh
nghiệp FDI vẫn phải xin đăng ký
hoạt động
+ Doanh nghiệp FDI được lựa
chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ góp
vốn, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư
+ Doanh nghiệp xuất khẩu sản
phẩm trên 80% được ưu tiên nhận
giấy phép sớm.
Lĩnh vực
đầu tư
+ Khuyến khích các dự án liên
doanh với doanh nghiệp trong
nước; hạn chế dự án 100% vốn
nước ngoài
+ Khuyến khích doanh nghiệp FDI
đầu tư vào những lĩnh vực định
hướng xuất khẩu, công nghệ cao.
Đất đai + Phía Việt Nam chịu trách
nhiệm đền bù giải phóng mặt
bằng cho các dự án có vốn FDI;
+ Dự án có vốn FDI được thuê
đất để hoạt động, nhưng không

được cho các doanh nghiệp khác
thuê lại.
+ UBND địa phương tạo điều kiện
mặt bằng kinh doanh khi dự án
được duyệt; doanh nghiệp thanh
toán tiền giải phóng mặt bằng cho
UBND
+ Được quyền cho thuê lại đất đã
thuê tại các khu CN, khu chế xuất.
Tỷ giá ngoại tệ + Các dự án FDI đầu tư hạ tầng
và thay thế nhập khẩu được Nhà
nước bảo đảm cân đối ngoại tệ;
+ Các doanh nghiệp FDI thuộc
các lĩnh vực khác phải tự lo cân
đối ngoại tệ; Nhà nước không
chịu trách nhiệm về cân đối
+ Dự án phải bảo đảm cân đối nhu
cầu về ngoại tệ cho các hoạt động
của mình;
+ Áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ do
tác động khủng hoảng tài chính
khu vực (80%), sau đó nới dần tỷ
lệ này.
15
ngoại tệ đối với các dự án này + Doanh nghiệp có thể mua ngoại
tệ với sự cho phép của NHNN
Xuất nhập
khẩu
+ Doanh nghiệp phải bảo đảm tỷ
lệ xuất khẩu theo đã ghi trong

giấy phép đầu tư
+ Sản phẩm của doanh nghiệp
FDI không được bán ở thị
trường Việt Nam qua đại lý
+ Doanh nghiệp FDI không
được làm đại lý XNK
+ Bãi bỏ hoàn toàn việc duyệt kế
hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp
FDI
+ Cải tiến thủ tục XNK hàng hoá
đối với xét xuất xứ hàng hoá XNK
Thuế + Áp dụng thuế ưu đãi cho các
dự án đầu tư vào các lĩnh vực
đặc biệt ưu tiên với mức thuế
thu nhập 10% trong vòng 15
năm kể từ khi hoạt động;
+ Mức thuế thu nhập của doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài
không bao gồm phần bù trừ lợi
nhuận của năm sau để bù lỗ cho
các năm trước;
+ Không tính vào chi phí sản
xuất một số khoản chi nhất định
+ Thuế nhập khẩu được áp với
mức giá thấp trong khung giá do
Bộ Tài chính quy định
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với
thiết bị , máy móc, vận tải chuyên
dùng, nguyên liệu vật tư...
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với

doanh nghiệp đầu tư vào những
lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên
trong 5 năm đầu hoạt động
+ Doanh nghiệp xuất khẩu được
miễn thuế nhập khẩu nguyên vật
liệu để xuất khẩu sản phẩm
+ Doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm đầu vào cho doanh nghiệp
xuất khẩu cũng được miễn thuế
nhập khẩu nguyên vật liệu trung
gian với tỷ lệ tương ứng.
2.1.2 Tác động
Trong 10 năm từ 1990 đến 2000, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng
kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá
16
trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực
vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời,
tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày
càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
 FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu
tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của FDI trong tổng
vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990
đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai
đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm
2000 chiếm 18,6%). Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với
tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: 5 năm 1991-1995: tăng
8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ
tăng 7,2%); 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công
nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000

tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990.
 Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD
(trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30%
tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt
27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ
USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI cũng gia tăng
nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ
USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8
lần so với 5 năm trước.
 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng
lực sản xuất công nghiệp. Trong 10 năm FDI đóng một vai trò quan trọng
cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói
riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia,
17

×