Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác hoạch định nhu cầu NVL tại xưởng đóng khung tranh Duy Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.6 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN
VẬT LIỆU (Material Requirements Planning- MRP).........................................3
1. Khái niệm và mục tiêu hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.............................3
2. Các yếu tố cơ bản của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu..............................3
3. Các bước hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu..................................................4
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NVL TẠI
XƯỞNG ĐÓNG KHUNG TRANH DUY KHÁNH .............................................6
1. Thực trạng của công ty CP nội thất Hòa Phát....................................................6
1.1 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp............................................................6
1.2 Giới thiệu chung về công ty CP nội thất Hòa Phát......................................7
1.3 Thành tựu nổi bật.......................................................................................10
1.4 Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp....................................................10
2. Hoạch định nhu cầu NVL cho sản phẩm tủ tài liệu AT880 của công ty CP nội
thất Hòa Phát........................................................................................................12
2.1 Phân tích kết cấu sản phẩm tủ tài liệu........................................................12
2.2 Tính nhu cầu...............................................................................................14
2.3 Xác định thời gian đặt hàng.......................................................................15
2.4 Lập biều kế hoạch (lịch trình lắp đặt)........................................................17
PHẦN III: GIẢI PHÁP.........................................................................................18
1.

Giải pháp chung..........................................................................................18

2. Giải pháp cho những rủi ro thường gặp...........................................................18
KẾT LUẬN............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22


MỞ ĐẦU


Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng thì
tính cạnh tranh của nền kinh tế cũng ngày một tăng. Đối với bất kì doanh nghiệp
nào trong nền kinh tế, yếu tố cạnh tranh là một yếu tố mang tính quyết định đến vị
trí của doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất. Để có
thể trở thành nhà cung ứng hàng hóa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp , các
doanh nghiệp sản xuất không chỉ đơn giản là tìm kiếm khách hàng hay tùy ý sản
xuất một số lượng hàng hóa nhất định .Việc xác định rõ ràng nhu cầu nguyên vật
liệu không chỉ giúp cho doanh nghiệp xác định được việc phải làm mà còn xác
định được năng lực của mình. Bằng việc hoạch định rõ ràng nhu cầu nguyên vật
liệu cần thiết cho việc sản xuất, Doanh nghiệp không chỉ thuận lợi trong việc sản
xuất mà còn giúp cho doanh nghiệp tránh được tổn thất với những chi phí không
cần thiết. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải có công tác hoạch định nhu cầu
nguyên vật liệu sản xuất một cách chi tiết, rõ ràng và phù hợp với điều kiện kinh
tế của doanh nghiệp.
Để làm rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc hoạch định nhu cầu nguyên vật
liệu sản xuất, thông qua nội dung lý thuyết xoay quanh công tác hoạch định nhu
cầu nguyên vật liệu sản xuất, từ đó nhóm 5 đã tìm hiểu và thảo luận về đề tài:
“Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại xưởng khung tranh ”. Để làm rõ hơn đề tài
nhóm đã tìm hiểu về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại xưởng sản xuất khung
tranh, ảnh..


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN
VẬT LIỆU (Material Requirements Planning- MRP)
1. Khái niệm và mục tiêu hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một
doanh nghiệp. Việc hoạch định chính xác và quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu sẽ
góp phần đảm bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng, ổn định,
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm và là biện pháp quan trọng
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất,

đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm thì việc xác định
nhu cầu và dự trữ nguyên vật liệu ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất. Để sản
xuất mỗi loại sản phẩm lại đòi hỏi phải có
một số lượng các chi tiết, bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại
khác nhau. Thêm vào đó, lượng nguyên vật liệu cần sử dụng vào những thời điểm
khác nhau và không cố định. Vì vậy, việc lập kế hoạch chính xác nhu cầu nguyên
liệu, đúng khối lượng và thời điểm là một vấn đề không hề đơn giản, đòi hỏi nhà
quản trị phải tính toán sao cho nguyên vật liệu phải đầy đủ, kịp thời với chi phí nhỏ
nhất.
Trong quản trị hàng dự trữ người ta thường hay nói đến 2 dạng nhu cầu đó là nhu
cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc, nhu cầu độc lập là nhu cầu về những sản phẩm
cuối cùng hoặc các chi tiết, bộ phận khách hàng đặt, nó được xác định thông qua
công tác dự báo hoặc dựa trên những đơn hàng. Trong khi đó, nhu cầu phụ thuộc là
những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc lập, nó được tính toán từ quá trình phân
tích sản phẩm thành các bộ phận, chi tiết và nguyên vật liệu. Vì vậy việc hoạch
định nhu cầu nguyên vật liệu chính là việc lập kế hoạch đối với nhu cầu phụ thuộc.
2. Các yếu tố cơ bản của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu đem lại lợi ích rất lớn trong việc giảm mức dự
trữ trong quá trình chế biến, mặt khác nó duy trì, đảm bảo đầy đủ nhu cầu nguyên
vật liệu đúng thời điểm. Để MRP có hiệu quả cần thực hiện những yêu cầu và điều
kiện sau:
 Có chương trình phần mềm MRP và đủ hệ thống máy tính và để tính toán và lưu
trữ thông tin.


 Đào tạo cho đội ngũ cán bộ hiểu rõ về MRP và có khả năng ứng dụng được nó.
 Nắm vững lịch trình sản xuất và đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật về lịch
trình sản xuất. Lịch trình sản xuất cho biết thời điểm, khối lượng và chủng loại sản
phẩm hoặc chi tiết cuối cùng cần có. Số liệu này có thể lấy từ các đơn đặt hàng, dự
báo hoặc yêu cầu của kho hàng để dự trữ theo mùa vụ.

 Có hệ thống danh mục nguyên vật liệu. Bảng danh mục nguyên vật liệu là danh
sách của tất cả các bộ phận, chi tiết, nguyên vật liệu để tạo ra một sản phẩm hoặc
chi tiết cuối cùng. Mỗi loại sản phẩm sẽ có bảng danh mục nguyên vật liệu riêng.
 Có hệ thống hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu hoàn chỉnh. Đây là hồ sơ lưu trữ những
thông tin về tình hình chi tiết, bộ phận, nguyên vật liệu như tổng nhu cầu, lượng
tiếp nhận theo tiến độ và dự trữ sẵn có. Ngoài ra còn có những thông tin về nhà
cung ứng, thời gian thực hiện đơn hàng và kích cỡ lô hàng, những đơn hàng bị huỷ
và những sự cố khác… Cũng giống như danh mục nguyên vật liệu, hồ sơ dự trữ
nguyên vật liệu luôn được điều chỉnh và cập nhật chẳng hạn như những thay đổi về
dự trữ sẵn có, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành.
 Phải đảm bảo chính xác về báo cáo hàng tồn kho. Doanh nghiệp cần đảm bảo
các báo cáo tồn kho phải chính xác vì đó là yếu tố quyết định việc hoạch định
lượng vật liệu chính xác.
 Biết thời gian cần thiết để cung ứng hoặc sản xuất nguyên vật liệu và phân bổ
thời gian cho mỗi bộ phận cấu thành. Các nhà quản trị cần nắm vững thời điểm
người tiêu dùng cần sản phẩm. Từ thời điểm đó nhà quản trị phải xác định được
thời gian chờ đợi, di chuyển, sắp xếp, chuẩn bị và thực hiện cho mỗi bộ phận cấu
thành sản phẩm. Sau đó tính toán và phân bổ thời gian phát lệnh sản xuất hoặc
cung ứng để kịp trả hàng đúng tiến độ.
3. Các bước hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Xây dựng MRP bắt đầu đi từ lịch trình sản xuất đối với nhu cầu độc lập (sản phẩm
cuối cùng) sau đó chuyển đổi thành nhu cầu về các bộ phận, chi tiết và nguyên liệu
cần thiết trong những giai đoạn khác nhau. MRP tính số lượng chi tiết, bộ phận
trong từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với lượng
dự trữ hiện có và xác định chính xác thời điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản
xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận đó. MRP tìm cách xác định mối liên hệ giữa
lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng tiếp nhận và nhu cầu sản phẩm. Mối quan
hệ này được phân tích trong khoảng thời gian từ khi một sản phẩm được đưa vào
phân xưởng cho tới khi rời phân xưởng đó để chuyển sang bộ phận khác. Để xuất



xưởng một sản phẩm trong một ngày ấn định nào đó, cần phải sản xuất các chi tiết,
bộ phận hoặc đặt mua nguyên vật liệu, linh kiện bên ngoài trước một thời hạn nhất
định. Quá trình xác định MRP được tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1. Phân tích cấu trúc sản phẩm
Như trên đã đề cập, phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được tiến
hành dựa trên việc phân loại nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách
hàng đặt. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo hoặc dựa trên
những đơn hàng. Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc
lập, nó được tính toán từ các quá trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận, chi
tiết và nguyên vật liệu. Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu
trúc của sản phẩm. Cách phân tích dùng trong MRP là sử dụng kết cấu hình cây
của sản phẩm. Mỗi hạng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết bộ
phận cấu thành sản phẩm. Sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm sau:
o Cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành phần cấu
tạo của bộ phận là ta lại chuyển từ cấp i sang cấp i+1.
o Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa hai bộ phận
trong sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận
dưới là bộ phận thành phần. Mối liên hệ có ghi kèm theo khoảng thời gian (chu kỳ
sản xuất, mua sắm...) và hệ số nhân. Số lượng các loại chi tiết và mối liên hệ trong
sơ đồ thể hiện tính phức tạp của cấu trúc sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì số
chi tiết bộ phận càng nhiều và mối quan hệ giữa chúng càng lớn. Để quản lý theo
dõi và tính toán chính xác từng loại nguyên vật liệu, cần phải sử dụng máy tính để
hệ thống hóa, mã hóa chúng theo sơ đồ cấu trúc thiết kế sản phẩm.
 Bước 2. Xác định tổng nhu cầu và nhu cầu thực tế
Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với loại chi tiết hoặc nguyên vật
liệu trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có. Tổng nhu cầu hạng
mục cấp 0 được lấy ở lịch trình sản xuất. Đối với hạng mục cấp thấp hơn thì tổng
nhu cầu được tính bằng lượng đơn hàng phát ra theo kế hoạch của cấp trước đó

nhân với hệ số nhân của nó (nếu có).
Nhu cầu thực tế là lượng nguyên vật liệu cần thiết trong từng khoảng thời gian nhất
định và được xác định như sau:


Nhu cầu thực tế = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có +dự trữ an toàn + Hệ số phế
phẩm cho phép
Trong đó:
Dự trữ sẵn có = Lượng tiếp nhận theo tiến độ + Dự trữ còn lại của kì trước
Dự trữ sẵn có là tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ. Dự trữ
sẵn có theo kế hoạch là số lượng dự trữ dự kiến, có thể được sử dụng để thỏa mãn
nhu cầu của sản xuất.
Lượng tiếp nhận là tổng số bộ phận, chi tiết đã đưa vào sản xuất nhưng chưa hoàn
thành hoặc là số lượng đặt hàng mong đợi sẽ nhận được tại điểm bắt đầu của mỗi
giai đoạn.
Đơn hàng phát ra theo kế hoạch là tổng khối lượng dự kiến kế hoạch đặt hàng
trong từng giai đoạn.
Lệnh đề nghị phản ánh số lượng cần cung cấp hay sản xuất để thỏa mãn nhu cầu
thực. Lệnh đề nghị có thể là đơn đặt hàng đối với các chi tiết, bộ phận mua ngoài
và là lệnh sản xuất nếu chúng được sản xuất tại doanh nghiệp. Khối lượng hàng
hóa và thời gian của lệnh đề nghị được xác định trong đơn hàng kế hoạch. Tùy theo
chính sách đặt hàng có thể đặt theo lô hoặc theo kích cỡ.
Đặt hàng theo lô là số lượng hàng đặt bằng với nhu cầu thực tế.
Đặt hàng theo kích cỡ là số lượng hàng đặt có thể vượt nhu cầu thực bằng cách
nhân với một lượng cụ thể hoặc bằng đúng lượng yêu cầu trong thời điểm đó. Bất
kỳ lượng vượt nào đều được bổ sung vào dự trữ hiện có của giai đoạn tiếp theo.
 Bước 3. Xác định thời gian phát lệnh sản xuất hoặc đơn hàng theo nguyên tắc
trừ lùi từ thời điểm sản xuất
Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi,
chuẩn bị, bốc dỡ, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay

thời gian cung cấp, sản xuất của mỗi bộ phận. Do đó, từ thời điểm cần có sản phẩm
để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ phải tính ngược lại để xác định khoảng thời gian
cần thiết cho từng chi tiết bộ phận. Thời gian phải đặt hàng hoặc tự sản xuất được
tính bằng cách lấy thời điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất
cần
thiết
đủ
để
cung
cấp
đúng
lượng
hàng
yêu
cầu.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NVL TẠI


XƯỞNG
ĐÓNG
KHUNG
TRANH
2.1 Giới thiệu về xưởng đóng khung tranh Duy Khánh

DUY

KHÁNH

2.1.1 Giới thiệu chung
Xưởng đóng khung tranh Duy Khánh bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ

tháng 8/ 2016. Xưởng được đặt tại phố 6, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích 120m2. Số công nhân làm việc trong xưởng hiện
nay là 6 người. Xưởng Duy Khánh chủ yếu phân phối khung tranh cho một số cửa
hàng tranh lân cận, nhận đóng khung tranh, ảnh các loại theo yêu cầu của từng đơn
đặt hàng về số lượng, kích cỡ, màu sắc và mẫu khung ảnh. Ngoài ra, xưởng còn
bán các loại tranh thêu chữ thập, tranh đính đá nghệ thuật…theo mẫu có sẵn. Do
xưởng có quy mô nhỏ nên khách hàng lớn nhất hiện tại của xưởng chủ yếu vẫn là
của hàng tranh nhỏ và dân cư xung quanh xưởng.
2.1.2 Tình hình kinh doanh của xưởng
Doanh thu và lợi nhuận của xưởng phần lớn là từ hoạt động phân phối khung
tranh cho các của hàng tranh và nhận đóng khung tranh, ảnh theo yêu cầu, ước tính
khoảng 70% trên tổng lợi nhuận.
Sau hơn 2 năm hoạt động, xưởng Duy Khánh đã khẳng định được chất
lượng và uy tín của mình tại khu vực dân cư quanh xưởng, từ đó được nhiều người
biết đến và tin tưởng hơn. Điều này được thể hiện qua việc doanh thu và lợi nhận
mà xưởng thu được tăng dần qua các quý.
Nếu như quý IV năm 2016 khi xưởng mới đi vào hoạt động lợi nhuận là 90
trđ thì quý ngay sau đó tức quý I năm 2017 lợi nhuận đã tăng lên 120 trđ. Và theo
tính toán mới nhất của xưởng, quý I năm 2019 thì lợi nhuận mà xưởng đạt được đã
lên đến 185 trđ, gấp đôi so với giai đoạn xưởng mới đi vào hoạt động.
2.2. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm bằng khen A4


2.2.1. Phân tích kết cấu sản phẩm bằng khen A4
Thông số sản phẩm
Khi trao tặng bằng khen, giấy chứng nhận không thể nào thiếu đi khung bằng
khen. Việc sử dụng nhưng khung bằng khen dù là đơn giản, giá rẻ nhưng vẫn rất
lịch sự. Giấy khen là một hình thức trao tặng, tuyên dương thành tích, hiệu quả của
một cá nhân, đơn vị, tập thể. Để thể hiện tính trang trọng và giá trị của sự tuyên
dương đó thì bằng khen đẹp là một yếu tố quyết định. Tấm giấy khen, bằng khen

giá trị vật chất không lớn nhưng đó là vật chứng cho sự cần mẫn, cho những cố
gắng của mọi người. Những tấm giấy khen vừa mang lại động viên tinh thần cho
những ai biết cố gắng, phấn đấu và thúc đẩy những người bên cạnh phấn đấu để
vinh dự có được những tấm giấy khen, bằng khen đó.
Rộng

Dài

Kích thước

210 mm

300 mm

Chất liệu

Nhựa đúc giả gỗ

Màu sắc

Nâu

Mô tả chung về sản phẩm:
Bằng khen A4 có mặt hình chữ nhật với khung bo có bản rộng 3cm, có tác
dụng bảo vệ và chịu lực cho toán bộ bằng khen. Với chất lượng bằng nhựa đúc,
chất lượng khung mang đến màu sắc sắc nét về bền đẹp hơn, nhẹm hơn so với loại
khung bằng gỗ thông thường vì không sợ mối mọt và cong vênh do thời tiết.
Kính mà cửa hàng sử dụng để chế tác bắt buộc phải là loại kính dày 3mm (thay
vì 2mm như đại đa số trên thị trường vẫn dùng) và có chỉ số xuyên sáng và độ
phẳng lý tưởng, cho hình ảnh trung thực nhất.

Tấm nhựa lót được làm bằng những tấm alu dày 3mm, một mặt là nhựa, 1 mặt
được tráng một lớp nhôm mỏng có hoa văn giả gỗ.


- Sơ đồ hình cây của cấu trúc sản phẩm bằng khen A4

Bằng khen A4

1 bộ khung bo
210x300

2 thanh dài
300mm

Tấm kính 3mm

2 thanh ngắn
210mm

1 tấm lót

Phân tích kết cấu sản phẩm:
Theo nguyên tắc chung, cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng của quá trình
sản xuất ( bằng khen A4).
Để lắp ráp bằng khen hoàn chỉnh cần có 1 bộ khung bo 210mm x 300mm với
bản rộng 3cm và một tấm kính dày 3mm được gọi là cấp 1.
Tiếp theo, để có 1 bộ khung bo thì cần phải có 2 thanh dài 300mm, 2 thành
ngắn 210mm và một tấm lót alu phía sau được gọi là cấp 3.



2.2.2 Tính nhu cầu
Thông tin về nhu cầu đơn hàng: (dự báo quý 2/2019)
Xưởng Duy Khánh nhận tồng số đơn đặt hàng bằng khen A4 là 800 đơn.
Biết rằng: Dự trữ lưu kho của công ty chỉ còn 200 chiếc, và dự trữ bảo hiểm là 50
chiếc.
Dựa theo thông tin đặt hàng và từ kết quả phân tích cấu trúc sơ đồ của bằng khen
A4 ta sẽ tính được tổng nhu cầu và nhu cầu thực tế của từng bộ phận, chi tiết.
 Tổng nhu cầu cho các bộ phận chi tiết cấu thành tủ tài liệu AT880 cho việc
sản xuất đơn hàng.
Cấp
Cấp
0
Cấp
1

Cấp
2

Số lượng sản xuất
Tên sản phẩm, bộ
Đơn vị đo
1
chiếc 800
chiếc lường
phận, chi tiết
bằng khen A4
bằng khen A4
Bằng khen A4
Bộ
210x300mm


800

Chiếc

khung 1

800

Tấm kính 3mm

1

800

Tấm

Thanh dài 300mm

2

1600

Thanh

Thanh ngắn 210mm

2

1600


Thanh

Tấm lót

1

800

Tấm

Bộ


BẢNG 2.2.1: Tổng nhu cầu cho từng bộ phận, chi tiết cấu thành bằng khen A4
(800 chiếc )
 Tổng nhu cầu thực cho các bộ phận chi tiết cấu thành bằng khen A4 cho việc
sản xuất đơn hàng.
Cấ
p
Cấ
p0
Cấ
p1

Cấ
p2

Tổng
Nhu cầu Nhu cầu

Tên sản phẩm, bộ nhu
dụ trữ bảo
phận, chi tiết
cầu (1) (2)
hiểm
(3)
Bằng khen A4

Nhu cầu Đơn vị
thực
đo
(1)lường
(2)+(3)

800

200

50

650

Chiếc

800

200

50


650

Bộ

Tấm kính 3mm

800

200

50

650

Tấm

Thanh dài 300m

1600

400

100

1300

Thanh

Thanh ngắn 210m


1600

400

100

1300

Thanh

Tấm lót

800

200

50

650

Tấm

Bộ
210x300mm

khung

2.3 Xác định thời gian đặt hàng
Thời gian cung cấp/sản xuất các chi tiết/bộ phận:



STT Tên bộ phận (chi tiết)

Thời gian cung cấp (sản Đơn vị đo
xuất)

1

Bằng khen A4

3 tuần

Chiếc

2

Bộ khung 210x300mm

4 tuần

Bộ

3

Tấm kính 3mm

2 tuần

Tấm


4

Thanh dài 300mm

2 tuần

Thanh

5

Thanh ngắn 210mm

1 tuần

Thanh

6

Tấm lót

1 tuần

Tấm

 Tính thời gian đặt hàng
Xác định thời gian phát lệnh sản xuất hoặc đơn hàng theo nguyên tắc trừ lùi từ thời
điểm sản xuất
Khi cung cấp sản xuất các chi tiết hoặc sản phẩm , doanh nghiệp sẽ mất thời gian
cho việc chờ đợi, chuẩn bị, bốc dỡ, sản xuất. Do đó để biết thời điểm cần có sản
phẩm đáp ứng nhu cầu khác hàng, doanh nghiệp phải tính ngược lại để xác định

khoảng thời gian cần thiết hoàn thành chi tiết sản phẩm
Thời gian đặt hàng sản xuất được tính bằng cách lấy thời điểm cần có chi tiết sản
phẩm trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất cần thiết đủ cung cấp đúng
lượng hàng yêu cầu đó.
Chi tiết
( đơn
mm)

Kí hiệu
vị

Cấp sản Tổng cầu
phẩm

(=
thời
điiểm đặt
hàng cần
có-thời
gian cung
ứng)

Bằng khen X
A4

0

Bộ

1


khung A

Tổng cầu Tuần( đơn Thời gian
thực
vị tuần)
đặt hàng

800

650

800

650

3

9 tuần

4

8 tuần


210x300m
m
Tấm
3mm


kính B

1

Thanh
300m

dài C

2

Thanh ngắn D
210m

2

Tấm lót

1

E

800

650

1600

1300


1600

1300

800

650

2

10 tuần

2

10 tuần

1

11 tuần

1

11 tuần

Giải thích: trong quý 2/2019 sẽ có 3 tháng tương đương 13 tuần.
2.2.4 Lập biều kế hoạch (lịch trình lắp đặt) Trần Quang Hưng
PHẦN III: GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp phát triển xưởng trong tương lai
Xưởng đóng khung tranh Duy Khánh luôn tự tin với các kế hoạch và chỉ tiêu của
năm, phát triển toàn diện thương hiệu, sản phẩm và thị phần vẫn luôn là ưu tiên số

1 để đạt mục tiêu kinh doanh.
- Liên tục phát triển và sáng tạo sản phẩm bằng những ý tưởng độc đáo. Thu hút
lượng khách hàng tiềm năng, duy trì lượng khách hàng trung thành sẵn có của
xưởng.
- Khi đã tạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp mắt thì xưởng có thể
quảng bá, marketing qua các kênh thông tin như website, facebook… để mở rộng
phạm vi bán hàng ra các tỉnh thành lân cận.
- Đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để thu hút nguồn khách hàng tiềm năng cho mình.
Người thiết kế đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ mong muốn của họ và
phục vụ họ một cách tận tâm nhất. Không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng
khung tranh để khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng.
- Làm tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, hướng dẫn họ cách bảo quản và vệ sinh
khung tranh, giúp họ thuận tiện và hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm
của xưởng.


- Tiếp nhận những phản hồi của khách hàng và giải đáp kịp thời những thắc mắc,
góp ý cho sản phẩm và cách phục vụ của xưởng.
3.2 Giải pháp cho những rủi ro thường gặp
- Trong công tác thu mua nguyên vật liệu xưởng cần quản lý chặt chẽ ngay từ khâu
giá , số lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu trước khi nhập nguyên vật
liệu đồng thời cần có quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu để kịp thời
cung ứng nguyên vật liệu đồng thời nhận được chiết khấu tốt từ các nhà cung cấp
và chọn ra được những nhà cung cấp đáng tin cậy có khả năng đáp ứng nhu cầu
nguồn nguyên vật liệu cho xưởng nhanh nhất hiệu quả và giá cả hợp lý nhất
- Thường xuyên cập nhật xu hướng phát triển của thị trường, nắm bắt xu hướng
người dùng để có thể điều phối kịp thời nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản
phẩm.
- Xưởng cần thường xuyên kiểm tra số liệu, báo cáo tình hình nguyên vật liệu một
cách kịp thời, đầy đủ giúp công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu diễn ra dễ

dàng chính xác nhất và nhà hoạch định của xưởng có thể nắm rõ ràng, cụ thể tình
hình hoạt động của xí nghiệp mọi mặt.
- Chủ động tạo nguồn cung ứng trên cơ sở luôn luôn hoạch định trước một bước
nhu cầu nguyên vật liệu. Đây là hoạt động cần thiết, không thể thiếu mà bất kỳ
doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải chủ động thực hiện, tuy nhiên cách thực hiện
và khả năng thực hiện lại khác nhau. Đối với xí nghiệp, nhu cầu sản xuất cung ứng
diễn ra hàng ngày
- Hoàn thiện công tác kho bãi, nhằm đẩy mạnh khả năng cung ứng. Như vậy cần
tập trung hoàn thiện kho của xưởng, tăng sức chứa điều kiện tốt hơn … mới đáp
ứng được yêu cầu sản xuất cung ứng ngày càng nhiều của xí nghiệp.
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho việc quản lý hàng hoá nguyên vật liệu
và kho để tăng năng suất của công tác hoạch định , giảm thời gian chi phí trong
việc quản lý kho góp phần phục vụ tốt trong việc đặt hàng tránh tình trạng thiếu
hàng tồn kho diễn ra trong doanh nghiệp
- Đặc biệt, tổ chức tốt công tác hoạch định không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng cho sản xuất.


Kết bài
Từ những phân tích lý thuyết và ví dụ cụ thể trên. Nhóm mình đã làm rõ ràng tầm
quan trọng của việc hoạch định nhu cầu NVL. Kết quả là hệ thống kế hoạch chi tiết
về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung
ứng đúng thời điểm cần thiết. Hệ thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật
những dữ liệu cần thiết cho thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và sự biến động của môi trường bên ngoài. Bằng cách xác định chính sách
Đc nhu cầu nguyên vật liệu thì hệ thống sản xuất của xưởng sẽ
- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. Xác định mức dự trữ hợp lý đúng
thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
- Tạo sự thoả mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng

- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát huy
tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cảm ơn cô và các bạn.



×