Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.38 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT HƯƠNG THỦY
----------

BÁO CÁO
TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM
NĂM HỌC: 2018 - 2019

Sinh viên: LÊ THỊ LÂM PHƯƠNG
Khoa: Sinh học

Huế, tháng 3 năm 2019


BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2018 – 2019

Họ và tên sinh viên

:

Lê Thị Lâm Phương

Khoa

:

Sinh học

Thực tập giảng dạy tại lớp


:

10B1, 10B2, 11B6, 11B12

Thực tập chủ nhiệm tại lớp

:

10B2

Các công tác được phân công

:

Thực tập giảng dạy và chủ nhiệm

PHẦN I: TỰ ĐÁNH GIÁ QUA CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Thâm nhập tìm hiểu thực tế giáo dục
a. Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế:

Trong vai trò của một giáo sinh thực tập, ngay từ những ngày đầu làm quen, tìm
hiểu về trường, bản thân em đã ý thức được trách nhiệm cũng như xác định nhiệm vụ
của mình trong 7 tuần thực tập sư phạm tại trường. Môi trường thực tế mới, tuy khiến
bản thân không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, thế nhưng xuất phát từ ý thức rõ ràng và cụ
thể về nhiệm vụ của mình nên trước hết, bản thân em đã chú ý nắm bắt thông tin về
trường thông qua buổi nghe báo cáo tình hình thực tế giáo dục của Thầy hiệu phó Cổ
Kim Hùng và Thầy Bí thư Võ Minh Trí. Ngoài ra còn tìm hiểu thêm thông tin qua thầy
cô giáo hướng dẫn cũng như qua các thầy cô trong trường, các em học sinh, đặc biệt là
những thông tin cụ thể thông qua trang website của trường THPT Hương Thủy. Bên
cạnh đó, việc tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động do Đoàn trường tổ chức cũng

giúp em phần nào thoát khỏi sự bỡ ngỡ để hòa nhập với môi trường mới.
b. Những thành tích cụ thể
Trên cơ sở của quá trình thâm nhập thực tế nói trên, bản thân đã tích góp được
nhiều thông tin về trường trên nhiều lĩnh vực. Trường THPT Hương Thủy là một ngôi
trường tự lực, tự cường khắc phục những khó khăn, thử thách. Trường có đội ngũ giáo


viên có có tri thức, tâm huyết với nghề và có lòng yêu thương học sinh. Đặc biệt em
thấy được tinh thần, ý thức tham gia các phong trào và hoạt động của giáo viên và học
sinh của nhà trường rất cao.
- Hiểu được tâm lý của học sinh nói chung và nắm rõ tình hình của học sinh lớp
mình chủ nhiệm về hoàn cảnh, tính tình, sở thích, năng khiếu … của mỗi em.
- Củng cố những kiến thức đã được học ở trường Sư phạm thông qua việc nắm
vững nội dung, phương pháp, cách thức lên lớp, tổ chức dạy học và hoạt động chủ
nhiệm.
- Hoàn thành tốt việc thực tập giảng dạy với đủ 6 tiết dạy theo đúng quy định.
Để có một bài dạy thành công, bản thân em đã cố gắng tìm tòi tài liệu, tìm ra phương
pháp phù hợp, chuẩn bị giáo án cẩn thận, thường xuyên học hỏi, nhờ giáo viên hướng
dẫn chỉnh sửa và duyệt trước khi đứng lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng.
- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với học
sinh, tạo không khí sôi nổi và hứng thú cho học sinh. Tích cực theo sát lớp chủ nhiệm
để dặn dò, phổ biến tình hình hoạt động do nhà trường tổ chức và nhắc nhở, động viên
các em thường xuyên. Tăng cường giao lưu nhằm thắt chặt tình cảm giữa giáo sinh
thực tập với tập thể lớp.
- Đoàn kết, tôn trọng ý kiến và biết lắng nghe, học hỏi từ những giáo sinh cùng
thực tập giảng dạy bộ môn Sinh học và những giáo sinh cùng chủ nhiệm.
c. Thu hoạch và tác dụng của công tác này

- Biết được cách thức tổ chức làm việc của nhà trường THPT để từ đó sắp xếp
cho mình một thời gian biểu và kế hoạch thực tập hợp lý.

- Việc nắm vững tình hình lớp, đặc điểm tâm lý của học sinh giúp em kịp thời
đề ra những biện pháp và yêu cầu phù hợp với các em hướng tới xây dựng tập thể
vững mạnh, giúp các em cùng tiến bộ.
- Nhờ sự tận tình chỉ bảo của BGH nhà trường, giáo viên hướng dẫn, các thầy
cô trong nhà trường cùng ban chỉ đạo thực tập sư phạm, đã giúp bản thân em có thêm
nhiều kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục học sinh nói chung và vấn đề giảng dạy cũng
như công tác chủ nhiệm nói riêng.


- Nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể với lớp giúp em có cơ hội gần gũi
với học sinh hơn, hiểu được các em và từ đó thắt chặt tình cảm giữa giáo sinh thực tập
với học sinh.
2. Thực tập giảng dạy

Trên tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tốt nhiệm vụ trách nhiệm của bản thân
nên trong quá trình thực tập, em rất chú ý đến những thiếu sót phải khắc phục, bổ sung.
Điều đó thể hiện qua việc dự giờ các bạn cùng thực tập một cách nghiêm túc, nhận xét,
đánh giá khách quan và góp ý một cách cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết, tham gia lắng nghe nhận
xét của thầy cô hướng dẫn sau mỗi tiết dự giờ. Trong công tác chuẩn bị bài, giáo án chu
đáo, luyện tập nhiều, việc lên lớp nghiêm túc, đúng giờ giấc thể hiện sự nhiệt tình trong
giảng dạy. Không chỉ thế mà còn sử dụng mọi phương pháp để sửa chữa sai lầm cho
học sinh trong quá trình tập luyện.
Trong quá trình lên lớp giảng dạy nội dung, hướng dẫn và tổ chức luyện tập
cho học sinh một cách cụ thể, cuối buổi học đều tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để
nắm bắt được kết quả giảng dạy như thế nào. Giáo viên sử dụng phương pháp giảng
dạy theo đúng nguyên tắc, có khoa học. Trình bày, phân tích cũng như làm mẫu cho
học sinh quan sát khá tốt. Tổ chức khá hợp lý và thực hiện nề nếp học tập nghiêm túc
đúng đủ thời gian, không làm ảnh hướng đến môi trường, lớp học xung quanh khu vực
học tập, lập cho mình kế hoạch giảng dạy cũng như thực tập giáo dục cẩn thận, chu
đáo.

a. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với công tác thực tập giảng dạy

Công tác thực tập giảng dạy trong đợt thực tập sư phạm năm thứ tư đóng vai trò
rất quan trọng. Nhận thức được điều đó, em đã làm công tác này với sự cố gắng nỗ lực
hết mình, nghiêm túc, với thái độ học hỏi, lắng nghe và học tập những chỉ bảo đúng
đắn của giáo viên hướng dẫn. Điều đó được thể hiện qua các bước cụ thể sau:
- Việc chuẩn bị bài, soạn giáo án:
Để có một bài giảng hay, một bài giảng chất lượng, em đã nghiên cứu bài học
thật kĩ lưỡng, soạn bài nhờ các thành viên trong nhóm góp ý, tìm hiểu học lực, tình
hình lớp sẽ giảng dạy từ giáo viên hướng dẫn. Sau đó thông qua giáo viên hướng dẫn
và được phê duyệt của thầy cô để có bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời qua


những bài giảng đó em cũng được giáo viên hướng dẫn cùng các giáo sinh thực tập
(GSTT) khác dự giờ rút kinh nghiệm để những bài giảng sau đạt chất lượng cao.
Không những vậy, em còn đi dự giờ những GSTT để học hỏi kinh nghiệm, đúc kết cho
bản thân nhằm chuẩn bị tốt hơn cho bài thi giảng của mình. Qua đó, em ngày càng đúc
rút được nhiều kinh nghiệm, có tiến bộ hơn trong quá trình soạn bài, tự tin hơn khi
đứng trên bục giảng, xử lý các tình huống sư phạm khá hợp lý và cảm thấy yêu quý
cũng như gắn bó với nghề nghiệp hơn.
-

Về chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Theo yêu cầu của bài học và sự góp ý của giáo viên hướng dẫn,em đã chuẩn bị

và chủ động sử dụng đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ đảm bảo giờ học như máy tính,
máy chiếu, công nghệ thông tin, hoạt động nhóm...
-

Việc thực tập giảng dạy:

Đang là GSTT còn chưa có nhiều kinh nghiệm, em đã tự tập giảng ở trường

đại học, tập giảng với giáo sinh nhóm chuyên môn, chuẩn bị chu đáo giáo án. Sau giờ
tập giảng dưới sự dự giờ của giáo viên hướng dẫn em luôn lắng nghe những góp ý, chỉ
bảo của các cô để rút kinh nghiệm, hoàn thiện giờ dạy của mình.
-

Lên lớp:
Khi lên lớp, em luôn có ý thức hoàn thiện tốt bài dạy, khắc phục những hạn

chế về kinh nghiệm, về kiến thức, về phương pháp để hoàn thành bài dạy đạt yêu cầu,
cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh.
b. Những công tác đã làm và kết quả cụ thể
i. Hoạt động dự giờ:

Em đã dự giờ theo đúng sự phân công của Ban chỉ đạo, tham gia dự giờ đầy đủ
các tiết dạy của các bạn trong nhóm thực tập giảng dạy, trước khi dự giờ đã soạn đề
cương dự giờ để nộp cho giáo viên hướng dẫn của sinh viên thực tập giảng dạy tiết
đó..
Qua từng tiết dạy bản thân đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, bồi dưỡng
thêm khả năng giảng dạy và tác phong đứng lớp. Học được kỹ năng soạn giáo án hợp
lý, khoa học, các hoạt động của giáo viên và học sinh. Sau mỗi tiết dạy, em tự rút kinh


nghiệm, lắng nghe ý kiến của giáo viên cũng như sinh viên trong đoàn để bổ sung thêm
cho bản thân về kinh nghiệm giảng dạy.
ii. Về soạn giáo án:

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Cô Võ Thị Bảo Ý, em đã soạn
giáo án gồm 6 tiết dạy và được phê duyệt trước khi giảng dạy. Trước khi soạn giáo án,

bản thân em đã tìm hiểu tình hình lớp cũng như nắm đối tượng trong lớp, đặc điểm của
học sinh. Để soạn giáo án tốt, em dành nhiều thời gian nghiên cứu SGK, các tài liệu
tham khảo, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn trong tổ để bài soạn của mình
hoàn chỉnh và đầy đủ, kiến thức đảm bảo chính xác, khoa học.
iii. Về giảng dạy:

Trong 7 tuần về thực tập được sự phân công của Ban chỉ đạo, giáo viên hướng
dẫn, em đã giảng dạy 6 tiết ở lớp 10B1, 10B2, 11B6, 11B12. Với sự tận tình của giáo
viên hướng dẫn cùng với sự nổ lực học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô trong trường,
bản thân em đã được bồi dưỡng thêm nội dung bài giảng, các thao tác khi đứng lớp,
cách phân phối thời gian hợp lý cho tiết dạy của mình. Đó là những điều cần thiết của
người giáo viên. Bên cạnh đó còn học được các kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm
trong các tình huống giáo dục.
c. Thu hoạch và tác dụng của công tác này:
Trong quá trình dự giờ và thực hiện giảng dạy, bản thân em đã tiếp thu được
nhiều kinh nghiệm như về phương pháp giảng dạy, soạn giáo án, tác phong đứng lớp
và ứng xử sư phạm trong tiết học. Em tự nhận thấy để giảng dạy tốt, người giáo sinh
cần:
- Biết cách tổ chức buổi học thật hợp lý.
- Nắm vững hơn nguyên tắc và phương pháp giảng dạy, nắm chắc giáo án và

các bước tiến hành bài dạy.
- Biết cách quản lý lớp, giáo dục học sinh khi đứng lớp.
- Nắm bắt được tình hình học tập và nề nếp của lớp đó, đề ra phương án giảng
dạy phù hợp nhất.
- Phát huy được khả năng và rút kinh nghiệm cho những sai sót, khuyết điểm.
- Được học hỏi những cái hay của bạn, tránh những sai lầm thường mắc trong
giảng dạy.
- Được tiếp thu kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện mình hơn.
- Lên lớp đúng giờ, đúng tác phong.



- Chuẩn bị giáo án đầy đủ, thâm nhập giáo án kĩ.
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, hợp lý.
- Tranh thủ ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong

trường và các giáo sinh thực tập khác.
- Tìm hiểu tập thể học sinh lớp mà mình giảng dạy về đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi.
- Phát huy vai trò chủ đạo của học sinh.
- Kết hợp các phương pháp giảng dạy.
- Bên cạnh đó cần phải tin yêu học sinh.
3. Thực tập chủ nhiệm
a. Ý thức, tinh thần, thái độ đối với công tác chủ nhiệm và các công tác khác

có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của giáo viên
Với tinh thần tuổi trẻ là cống hiến tất cả vì học sinh thân yêu, em đã chủ động
nắm bắt tình hình học tập và hoàn cảnh của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh
cá biệt trong lớp. Được sự phân công của nhà trường, em đã thực tập công tác chủ
nhiệm tại lớp 10B2 do Cô Lê Thị Minh Hương chủ nhiệm, là một lớp có tinh thần
đoàn kết, ngoan ngoãn, năng động. Xác định được vai trò của người giáo viên chủ
nhiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh, em ý thức được
mình phải có tinh thần, trách nhiệm cao khi tiến hành công tác chủ nhiệm. Tất cả các
ngày trong tuần, em đều đến lớp sớm đôn đốc, điểm danh nắm tình hình vắng trễ, nhắc
nhở các em trực nhật, vệ sinh lớp học sạch sẽ, đúng giờ, kiểm tra trang phục, kiểm tra
sổ đầu bài của lớp để nắm tình hình học tập và nề nếp của lớp. Bên cạnh đó, mỗi giờ ra
chơi, em cũng lên lớp nhắc nhở học sinh thực hiện nề nếp, giao lưu trao đổi tình cảm
với học sinh.
Tất cả các cuộc họp của hội đồng nhà trường và tổ chuyên môn, các công việc
được giao em đều tham gia và cố gắng thực hiện tốt.

Ngoài công việc được giao, khi tiến hành công tác chủ nhiệm, em luôn cố
gắng quan sát, học hỏi, khắc phục những thiếu sót. Đồng thời em luôn có ý thức xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết, gần gũi với học sinh bằng những hành động thiết
thực thông qua cử chỉ, sự quan tâm, biết tiếp thu, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của
học sinh.


Với giáo viên chủ nhiệm bằng thái độ cầu thị, ham học hỏi, biết lắng nghe sự
khuyên bảo, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm, gần gũi với học sinh, với
ban cán sự lớp để theo dõi tình hình của lớp.
b. Khả năng, phương pháp công tác chủ nhiệm; năng lực thực hiện nhiệm vụ

của giáo viên và kết quả cụ thể
Công tác chủ nhiệm có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau: nhắc
nhở, khuyên bảo, trách phạt, biểu dương, phê bình… nhưng điều cốt lõi là sự quan tâm
tới học sinh, là lòng yêu thương các em bằng tình cảm chân thành, tấm lòng bao dung,
lắng nghe và hiểu được tâm tư cũng như nguyện vọng của các em.
Khi em thực tập chủ nhiệm tại lớp 10B2 do Cô Lê Thị Minh Hương chủ
nhiệm em nhận thấy nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, có ý thức tốt trong việc rèn
luyện. Tuy nhiên vẫn còn học sinh vi phạm khuyết điểm, đặc biệt là các em đi trễ và
vắng học khá nhiều, thường xuyên, chất lượng học tập của lớp vẫn còn chưa được cao.
Vì vậy, em chủ yếu bảo ban, nhắc nhở, động viên, trò chuyện để hiểu rõ các em hơn
trong công tác chủ nhiệm.
Với kết quả trên, theo em, để làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải hiểu được
tâm lí học sinh, hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, phải yêu quý,
tôn trọng các em. Lần đầu tiên làm công tác chủ nhiệm nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và
thiếu sót. Tuy nhiên với nhiệt huyết và lòng yêu nghề, mến trò em thực hiện hết tấm
lòng của người giáo viên đối với công tác chủ nhiệm. Được trao đổi kinh nghiệm, sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, em cảm thấy công tác chủ nhiệm rất có ý
nghĩa đối với các mặt của giáo dục.

c. Thu hoạch và tác dụng của công tác này

Qua công tác chủ nhiệm bản thân em càng thấy rõ vai trò quan trọng của công tác
chủ nhiệm. Em nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo sinh cần:
- Phải tìm hiểu, thu thập thông tin qua sổ sách, giáo viên chủ nhiệm, học sinh

trong lớp.
- Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để có sự lựa chọn, sử dụng
phương pháp giáo dục hiệu quả.
- Phải nắm được hoàn cảnh sống của từng học sinh để có kế hoạch giáo dục phù
hợp.


- Tôn trọng nhân cách học sinh, coi các em như những người bạn, luôn tôn

trọng giúp đỡ các em, cùng tham gia đầy đủ các hoat động với các em.
- Quan tâm xây dựng ban cán sự lớp vững mạnh, tự quản, là nồng cốt của giáo
viên. Xây dựng tập thể vững mạnh.
- GVCN phải là tấm gương sáng, người có uy tín, được học sinh tin yêu và tôn

trọng, đạo đức, tư cách mẫu mực.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, tuần, đợt thi đua hay tháng.
Phải có theo dõi, đôn đốc đánh giá cụ thể.
- Cần tuyên dương khen thưởng động viên những mặt mạnh, tốt của HS và xử
lý kịp thời.
Qua quá trình thực tập chủ nhiệm cho em cái nhìn thực tế về công tác giáo dục
lớp chủ nhiệm, giúp em hiểu được hoàn cảnh của các em để kịp thời động viên nhắc
nhở các em trong học tập cũng như trong cuộc sống. Sau đợt thực tập này, em đã học
được nhiều kinh nghiệm từ thực tế, có thêm kiến thức về công tác chủ nhiệm, hiểu
được những việc phải làm của người giáo viên chủ nhiệm, biết cách tổ chức sinh hoạt

lớp (sinh hoạt 15 phút cũng như sinh hoạt cuối tuần).
4. Ý thức thực hiện nội quy về thực tập sư phạm
a. Chấp hành nội quy
Bản thân xác định vấn đề thực hiện tổ chức kỷ luật, nội quy thực tập là rất
quan trọng để đạt được kết quả thực tập tốt. Do vậy trong thời gian thực tập tại Trường
THPT Hương Thủy, em luôn cố gắng thực hiện tốt các vấn đế sau:
- Thực hiện tốt nội quy, quy chế mà ban chỉ đạo đã quy định.
- Thường xuyên lắng nghe và nghiên cứu quy định về nế nếp của nhà trường để

thực hiện cho đúng.
- Chấp hành nghiêm sự phân công điều động của nhà trường, của tổ giao phó.

b. Tinh thần thái độ
- Lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn chỉ đạo của Ban chỉ đạo
và giáo viên hướng dẫn.
- Giữ gìn tốt mối quan hệ với các thầy cô trong trường, học sinh và phụ huynh

học sinh.
- Luôn thể hiện ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phối hợp công tác.
Trong đợt thực tập này, em tuyệt đối chấp hành đúng nội quy thực tập, quy định
của trường thực tập cũng như các quy định khác của ban chỉ đạo thực tập sư phạm.


PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ HƯỚNG PHẤN ĐẤU
1. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập
Được thâm nhập vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Hương Thủy, em đã rút
ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Từ sử dụng và đổi mới phương pháp dạy
học, các bước soạn giáo án dạy học khoa học, từ hình thức lên lớp đến tác phong đứng
lớp của người giáo viên, từ công tác chủ nhiệm đến việc tham gia các hoạt động ngoại
khoá của nhà trường. Có kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo, hấp dẫn, thu hút được

sự theo dõi, chú ý của các em. Trong quá trình thực hiện, dù đã có nhiều cố gắng song
vì đang chập chững những ngày đầu bước vào nghiệp giáo nên không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Em sẽ lấy đó làm động lực cho sự cố gắng rèn luyện hơn nữa
để có thể trở thành một nhà giáo và sẽ trưởng thành hơn trong tương lai.
2. Những mặt mạnh, mặt yếu
a) Trong công tác giảng dạy:

+ Trong quá trình giảng dạy phải lấy học sinh làm trọng tâm, để học sinh tham
gia tối đa vào quá trình giảng dạy và học tập, đối với từng đối tượng lớp học với học
sinh khác nhau cần có phương pháp giảng dạy khác nhau, đòi hỏi giáo viên có trình độ
chuyên môn vững vàng, hiểu rõ mức độ bài học, linh hoạt trong cách sử dụng các
phương pháp khác nhau.
+ Cần phải động viên học sinh trong các câu trả lời của các em để kích thích tinh
thần hăng hái tham gia xây dựng bài của học sinh.

* Ưu điểm:
+ Tác phong nghiêm túc, chững chạc và tự tin trong các tiết dạy.
+ Tìm hiểu và đọc các sách, tài liệu liên quan đến kiến thức bài dạy để cập nhật
và phục vụ cho bài dạy tốt hơn.
+ Đảm bảo đủ nội dung chương trình sách giáo khoa, bám sát sách chuẩn kiến
thức kỹ năng.
+ Soạn giáo án kĩ và đầy đủ trước khi dạy.


+ Chuẩn bị tốt các phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học, đổi mới phương
pháp dạy học.
* Nhược điểm:
+ Chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm.
+ Do thiếu kinh nghiệm trong quá trình lên lớp nên còn vấp phải một vài thiếu
sót: có tiết còn chưa điều tiết đúng thời gian, một số câu hỏi còn chưa sát với trình độ

của nhiều đối tượng học sinh.
b) Trong công tác chủ nhiệm:

+ Muốn chủ nhiệm tốt thì phải nắm rõ tình hình, đặc điểm tính cách của mỗi
học sinh trong lớp chủ nhiệm. Biết lắng nghe những tâm sự, nguyện vọng của các em.
Đặc biệt đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt cần phải chú ý quan tâm giúp đỡ các em
nhiều hơn. Phải theo sát lớp tạo sự hòa đồng đối với học sinh lớp mình chủ nhiệm.
+ Trong quan hệ với đồng nghiệp, với gia đình học sinh và xã hội phải tốt.
Người giáo viên có quan hệ rộng và tốt với các đồng nghiệp có điều kiện để từ đó
thông qua giáo viên bộ môn để nắm kĩ hơn về tình hình của học sinh. Liên hệ chặt chẽ
với gia đình học sinh nhằm có sự liên kết giáo dục giữa gia đình và nhà trường để giáo
dục toàn diện hơn.
+ Qua đợt thực tập này em đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học để
làm một giáo viên chủ nhiệm giỏi.
* Ưu điểm:
+ Nắm bắt các hoạt động, kế hoạch của Đoàn trường kịp thời.
+ Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các hoạt động của lớp.
+ Nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp.
+ Hòa đồng với học sinh, thường xuyên đến lớp, theo dõi bám sát quản lý động
viên, nhắc nhở học sinh.
* Nhược điểm:
+ Thời gian thực tập còn ngắn nên chưa thể đi sâu, đi sát hết tình hình lớp chủ
nhiệm.


+ Còn thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm, đối việc xử phạt học sinh sai
phạm còn nhiều lúng túng.
3. Tự đánh giá, xếp loại về thực tập giảng dạy và chủ nhiệm
+ Qua đợt thực tập đã giúp em có nhiều tiến bộ, học tập được nhiều điều bổ ích, để
lại những kỉ niệm đáng nhớ về học sinh, thầy cô ở mái trường THPT Hương Thủy.

+ Tự đánh giá bản thân đã cố gắng hết sức mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao cả về công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy.
Tự xếp loại:
+ Thực tập giảng dạy: Tốt
+ Thực tập chủ nhiệm: Tốt
4. Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập:
Sau đợt thực tập, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, bản thân em sẽ cố
gắng không ngừng trau dồi chuyên môn, rèn luyện năng lực sư phạm để sớm trưởng
thành hơn trên con đường mình đã chọn.
Luôn phấn đấu xây dựng cơ quan công tác, hoàn thành xuất sắc mục tiêu giáo dục
do đơn vị cơ sở và Bộ GD - ĐT đề ra. Luôn có ý thức học hỏi với đồng nghiệp, hòa
đồng, vui vẻ với tập thể, năng động hơn trong mọi hoạt động, không ngừng sáng tạo để
cống hiến sức trẻ trong xây dựng tập thể vững mạnh.
Lời cuối cùng, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám
hiệu nhà trường, tất cả các thầy cô giáo cũng như học sinh lớp chủ nhiệm và toàn thể
các em học sinh trường THPT Hương Thủy đã tạo điều kiện giúp bản thân em hoàn
thành tốt đợt thực tập sư phạm với những kỉ niệm đẹp nhất về những ngày đầu đứng
lớp không thể nào quên.


PHẦN III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Huế, ngày 25 tháng 03 năm 2019

GVHD giảng dạy

Võ Thị Bảo Ý

GVHD chủ nhiệm

Lê Thị Minh Hương

SV thực tập

Lê Thị Lâm Phương



×