Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.28 KB, 16 trang )

Thế kỉ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được
hình thành quanh các bờ kênh, con sông ngoại ô thành phố. Người dân
tập trung ở những khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống. Đô thị hoá
nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự
tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước
có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là
gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường nước hiện nay.
Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi
trường nước theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu
chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con người.
Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam đang ở mức báo động đỏ, .
Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã
hội hiện nay. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự
phát triện nền kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, sự phát triển của các
thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay không chỉ là
đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là
trách nhiệm của các hệ thống chinh trị và của toàn xã hội. Vì thế việc
điều tra sự ô nhiễm môi trường được đề ra bức thiết để hiểu rõ mức độ ô
nhiễm môi trường để đề ra giải pháp hợp lí, giúp nước Việt Nam phát
triển vững mạnh và có môi trường sống tốt cho người dân.
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước cũng vì lẽ đó trở
thành một vấn đề rất quen thuộc với nhiều bài báo và các tạp chí
chuyên ngành Đề tài tiểu luận được viêt với chủ đề “ Ô nhiễm môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay”, trong bài tiểu luận này, chúng
em mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm
môi trường nước ở nước ta hiện nay và nêu ra những nguyên nhân và
hậu quả, làm rõ bản chất và hiện tượng của vấn đề ô nhiễm môi trường
nhằm khơi dậy sự quan tâm của mọi người về vấn đề được xem là cấp



thiết nhất hiện nay. Để từ đó mọi người có thể nhận thức được những
hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước sẽ gây ra cho môi trường
sống của chúng ta, thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ
môi trường sống xung quanh chúng ta. Để mọi người có thể đưa ra
những ý kiễn và cùng nhau bàn luận tìm ra những giải pháp hiệu quả
thiết thực hơn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta
ngày càng trong lành và sạch đẹp hơn.

PHẦN I: LÝ THUYẾT
I.

KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành
phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất
phóng xạ… ở bất kì thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi
trường vượt quá mức độ cho phép đã được xác định.
CÁC LOẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Ô nhiễm không khí
+khái niệm ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của
không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không
trong sạch, có mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây
bệnh cho con người và sinh vật
+tác nhân gây nên ô nhiễm không khí bao gồm các loại oxit, các hợp
chất khí halogen, các hợp chất hữu cơ tổng hợp, các khí quang hóa, các
chất lơ lửng, nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ…
+tác hại : ô nhiễm môi trường khí quyển tạo ra các cơn mưa axít làm
hủy diệt các khu rừng và các cánh đòng ,hiện tương thủng tầng ozôn

II.

2.

Ô nhiễm nước


+khái niệm: ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi , giải trí.. cho
động vật và các loại hoang dã
+nguyên nhân từ các loại nước chất thải công nghiệp được thải ra lưu
vực các con song mà chưa qua xử lý đúng mức, các loại phân bón hóa
học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ, nước
thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm
trầm trọng
+tác hại : ảnh hưởng đến sức khỏe của con người sinh hoạt trong khu
vực
Ô nhiễm đất
+khái niệm: ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng
làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm
+nguyên nhân: ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các châtt hóa học
đọc hại do các hoaạt động chủ động củ con người như khai thác khai
thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc
thuốc trừ sâu quá nhiều… hoặc do bị rò rỉ từ các thùng nước ngầm.
+Tác hại : ô nhiễm đất có những tác hại vô cùng nguy hiểm làm cho
diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị
suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với Việt
Nam thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm
trọng và đang cần nhiều biện pháp bảo vệ môi trường

3.

4.

Ô nhiễm phóng xạ

+khái niệm là việcchất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong
chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự
hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá
trình gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy.
Sự ô nhiễm phóng xạ cũng được sử dụng ít chính thức để chỉ một số


lượng, cụ thể là các hoạt động phóng xạ trên một bề mặt (hoặc trên một
đơn vị diện tích bề mặt).Ô nhiễm phóng xạ chỉ đề cập đến sự hiện diện
của phóng xạ không mong muốn hoặc mong muốn, và không đưa ra
dấu hiệu cho thấy mức độ nguy hiểm có liên quan.
5.

Ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất
định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn
gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện
giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa. Tiếng ồn ngoài
trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường.
6.

Ô nhiễm sóng, ô nhiễm điện từ trường


Ô nhiễm môi trường điện từ là những bức xạ vô hình phát sinh từ kỹ
thuật vô tuyến điện và việc truyền tải điện năng. Đó là: Hệ thống lưới
điện 50Hz ngoài trời và trong nhà, điện thoại không dây, điện thoại di
động, các cột, các trạm thu phát điện thoại di động, các thiết bị báo
động vô tuyến, lưới thông tin không dây, màn hình máy tính, ti vi, thậm
chí cả đèn tiết kiệm điện... Đặc biệt, các biến thế công suất dùng biến
điện cao áp thành điện áp 220V gây ra nhiễu điện từ trường rất mạnh.
7.

Ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sàn là việc chiếu sang quá mức hoặc ánh sang nhân tạo
gây khó chịu. theo định nghĩa của hiệp hội bầu trời đêm quốc tế IDA
xác định ô nhiễm ánh sáng là : bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng
nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập
ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm và lãng phí
năng lượng.


PHẦN II: NỘI DUNG
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

I.

Nguyên nhân khách quan

1.

Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là
nguyên

nhân
gây
ô
nhiễm
nước.
- Nước là môi trương sống của nhiều loài sinh vật. các hoạt động
sống của chúng và kể cả xác chết của chúng bị vi sinh vật phân hủy
thanh các chất hữu cơ, một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu
vào
nước
ngàm
gây
ô
nhiễm.
- Mưa lụt có thể làm mất sự trong sach của nước vì nó khuấy động
những chat bẩn trong hệ thống cống rãnh, đồng thời cuốn theo các
loại
chat
thải
,
nước
thải
chưa
qua
xử
lí.
- Suy giảm chất lượng nước do đặc tính địa chất của nguồn nước.
VD : nước trên đất phèn thừng chứa nhiều Fe, Al,…
Nguyên nhân chủ quan


2.
2.1

Do
nước
thải
từ
sinh
hoạt,
y
tế
Mỗi ngày có 1 lượng lớn nức thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn,... dân số Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng trong
50 năm gần đây ( từ 1960 là 30,172 triệu người đến năm 2013 là 90
triệu người ). Từ đó làm tăng lượng nước thải và đồng nghĩa với sự
tăng
lên
của
việc
ô
nhiễm
nguồn
nước.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải không qua xử lí mà quay
lại ngay vòng tuần hoàn của nước. Đâ là nguyên nhân nghiêm trọng
dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước.
2.2

Sử dụng các chất trong nông nghiệp


Do việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu không đúng cách.
Các chất hóa học tồn dư ngấm xuống đất sau đó lâu ngày sẽ ngấm
xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm


Trong quá trình sản xuất nông nghiệp đa số nông dân đều sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật,rất nhiều lần khuyến cáo.Không những thế
nông
dân
còn
sử
dụng
nhiều
chất
cấm
như
Monitor,aldrin,thiodol,...trong quá trình bón phân,phun xịt
thuốc.Hiện nay sử dụng phân bón hóa học và các hóa chất lan tràn
trong nông nghiệp làm nguồn nức bị ảnh hưởng nặng nề.
Các hoạt động chăn nuôi gia súc,phân,nước tiểu gia súc,thức ăn
thừa không qua xử lý được đưa vào môi trường và các hoạt động
nông nghiệp khác:thuốc trừ sâu,diệt cỏ,phân bón...và các hóa chất
độc hại có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguồn nước
mặn
2.3 Do chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và có
sự gia tăng dân số rất là nhanh,đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến ô nhiễm nguồn nước.
Ví dụ như ở các ngành công nghiệp giấy,bột giấy,ngành công
nghiệp dệt may thì nước thải thông thường có đọ pH trung bình từ

9-11,chỉ số nhu cầu ôxy hóa học(COD) có thể lên đến700mg/1 và
2500mg/1,chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD),hàm lượng chất rắn
lơ lửng ...cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hơn thế, hàm lượng
nước thải của các ngành này có chứa xyanua vượt đến 84 lần,hàm
lựng NH3 vựt 84 lần và H2S vượt 4,2 lần so với tiêu chuẩn cho
phép nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các đô thị ngày càng trở
nên nghiêm trọng bởi nước thải,rác thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý mà trực tiếp xả ra các ao,hồ,sông
suối,kênh,mương...Bên cạnh đó phần lớn các bệnh viện và các cơ
sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải.Tất cả tạo nên một
lượng rác thải lớn trong thành phố đến nỗi không thể thu gom hết
được.


II.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng
dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong
vùng lãnh thổ.Môi trường nươc ở nhiều khu đô thị, khu công
nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải,khí thải và
chất thải rắn.Ở các thành phố lớn , hàng trăm cơ sở sản xuất công
nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình
và thết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là
rất nặng.
Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may,ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu
cầu oxi hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD) có thể lên đến

700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt
đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3vượt 84 lần tiêu
chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề của nguồn nước mặt
trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp,khu chế xuất,cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh,nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước
thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy,bột
giặt,nhuộm,dệt ở thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu
lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm
lượng NH4 là 4mg/ngày, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có
màu nâu mùi khó chịu...
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Ở các thành pố này nước thải


sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra
sông, hồ,kênh,mương,... Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất
không xử lý nước thải,phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải.Ở thành phố Hà Nội tổng lượng
nước thải của thành phố lên tới 300.000-400.000m3/ngày; hiện mới
chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải ,chiếm khoảng
25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý
nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chư được thu gom khoảng
1,200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven hồ,kênh ,mương trong
nội thành; chỉ số BOD,oxy hòa tan ,các chất NH4,NO2,NO3 ở các
sông,hồ,mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép.Ở thành

phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4000 tấn/ngày; chỉ
có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3000 cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các đô thị
khác như Hải Phòng,Huế,Đà Nẵng,Nam Định,Hải Dương... nước
thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp cận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP),các
thông số chất lơ lửng (SS),BOD,COD,Oxy hòa tan(DO) đều vượt
từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Thống kê và đánh giá của Bộ tài nguyên và Môi trường trung bình
mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước là điều
kiện vệ sinh kém, có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mới
phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm
nguồn nước.
Theo khảo sát của trung tâm Quan trắc môi trường quốc gia-tổng
cục môi trường (Bộ tài nguyên và môi trường) hiện tượng môi
trường mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc
tập trung đông dân (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng) lượng nước


thải của các thành phố,đô thị lớn hầu hết chưa qua xử lí đã đổ trực
tiếp xuống kênh mương rồi chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một
lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng chảy ra sông hồ.
Một số sông ở vùng núi Đông Bắc cũng bị tình trạng tương tự
như:Chất lượng của sông Kỳ Cùng và các sông nhánh gần đây đã
xuống loại A2. sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu
nguồn(Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai...) vài năm gần đây mùa khô
xuất hiện hiện tượng ô nhiễm thất thường trong thời gian ngắn 3-5
ngày.Sông Hồng chảy qua Phú Thọ,Vĩnh Phúc hầu hết các thông
số đều vượt QCVN 08-2008-A1 một số địa phương gần các nhà

máy thậm chí xuống mức B1,đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt
phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam thành phố Việt Trì
các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác
trong vùng thì sông Hồng có mức độ ô nhiễm ít hơn
Việt Nam với hơn 2.360 con sông suối dài hơn 10km và hàng
nghìn hồ ao. Đây là nơi cư trú và nguồn sống của các loài
động,thực vật và hàng triệu con người. Tuy nhiên nguồn nước này
đang bị ô nhiễm trầm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm
với nhiều mức độ khác nhau. Không những thế nhiều ao, hồ,sông,
suối đang trong trang thái “chết “. Mức độ ô nhiễm ngày càng gia
tăng do không kiểm soát được nguồn ô nhiễm. Điều này là một
trong những lí do gây ra các bệnh ưng thu, dị tật bẩm sinh... Theo
thống kê tại một số địa phương ở Việt Nam nghiên cứu về bệnh
ung thư và viêm nhiễm ở phụ nữ thì có khoảng 40-50% là do ô
nhiễm nguồn nước.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nong
nghiệp,hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở
nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải
của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất


hoặc bị rửa trôi,làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu
cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến
đổi từ 1.500-3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông
Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuộc bảo vệ
thực vật,các nguồn nước ở sông,hồ,kênh,mương bị ô nhiễm, ảnh
hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân.
Theo bộ thống kê thủy sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho

nuôi trồng thủy sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do
nuôi trông thủy sản ồ ạt,thiếu quy hoạch không tuân theo quy trình
kĩ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất
trong nuôi trồng thủy sản đã làm phát triển một số loài sinh vật gây
bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất
hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.

III.
1.

HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ảnh hưởng đến môi trường
- Ảnh hưởng tới nguồn nước :
+ Khi con người xả các chất thải , chất độc hại xuống nguồn
nước , các chất thải nặng sẽ lắng xuống đáy sông , một phần sẽ
bị ngấm xuống mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm . Bên cạnh đó thì chất lượng của nguồn nước bề mặt cũng
bị suy giảm nghiêm trọng do các chất thải không phân hủy
- Ảnh hưởng tới sinh vật sống dưới nước :
+ Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
sống của các loài sinh vật dưới nước . Nhiều loài do hấp thụ phải


các chất độc hại trong nước gây ra đột biến gen tạo ra loài mới ,
một số trường hợp gây chết.
Ảnh hưởng tới đất và sinh vật đất
2.1 : Đất
+ Nước bị ô nhiễm sẽ đưa nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm
vào đất gây ô nhiễm đất . Hậu quả là làm cho các liên kết hạt

keo trong đất bị bẻ gãy , cấu trúc đất bị phá vỡ , thành phần
chất hữu cơ bị giảm nhanh làm khả năng giữ nước và hút
nước của đất bị thay đổi.
2.2 Sinh vật đất :
+ Ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng tới cả những sinh vật
đất . Các ion và ở nồng độ cao là các chất gây hại đối với
thực vật
+ Các chất độc hại trong nước làm giảm quá trình hoạt động
phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất.
3. Ảnh hưởng tới không khí
Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng
tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn
trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là
giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại
khác.
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh
liên quan đến đường hô hấp như: niêmmạc đường hô hấp trên, viêm
phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở
những người mắc bệnh hen,…
2.

-

-

Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Do kim loại trong nước : Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết
cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà

4.


sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây
độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột
biến.
+Điển hình gần đây nhất là vụ việc nước C2 bị nhiễm chì . Chì có
tính độc cao đối với con người và động vật. Chì gây độc cả cơ quan
thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên
+ Trong nước nhiễm thủy ngân: Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng
đến thận, trong khi đó methyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ thần
kinh trung ương. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể tử vong
5.

Ảnh hưởng tới đời sống của con người

Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm
xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Ở những vùng nông thôn ,
người dân phải sống chung với nước bẩn , đối mặt với những căn
bệnh lạ và nguy cơ ung thư rất cao . Còn ở thành thị, nguồn nước sinh
hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên chất lượng nguồn nước này lại
không được đảm bảo . Khi nguồn nước này bị ô nhiễm người dân
không còn cách nào khác là phải mua nước khoáng về dùng trong khi
đó vẫn trả tiền hàng
IV.

HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô

nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu
sau
đây:
-Một là :Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử
lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi
phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường
trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế,


đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường
tốt
đẹp
cho
con
người.
-Hai là:Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám
sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ
trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện
đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.nhất là giữa lực
lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các
cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành
vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để
phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
-Ba là:Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm
công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao,
trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có

chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng
bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó
khăn cho công tác quản lí môi trường . Tại các khu du lịch, khu
đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và
các nhà vệ sinh công cộng và đặc biệt tránh tình trạng vứt rác trên các
mặt sông hồ,ao, suối làm mất cảnh quan sinh thái. Đối với các khu
công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng
phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi
trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời
thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác
thải tại đó.Phân lọai xử lý rác thải hữu cơ có thể làm phân bón cho
nông nghệp còn rác vô cơ có thể tái chế sử dụng. Tổ chức giám sát
chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn-Cần hạn chế tối
đa việc sử dụng các hóa chất ở các vùng nông thôn hay các lọai rác
thải y tế cần được thu gom và xử lý theo quy trình công nghệ.
-Bốn là:Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh
giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan


chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết
định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án
đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với
những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công
khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi
tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi
trường
của
những
quy
hoạch


dự
án
đó.
-Năm là:Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong
toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân,
doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường ; xây dựng ý
thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí,
vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội. Người
dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định,
không xả rác bừa bãi. Đặc biệt ,giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé
nhỏ độ tuổi mẫu giáo,tiểu học về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn
chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như
thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời
cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử
lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh


PHẦN III: KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam là một vấn đề đáng báo động, người ta ví như là một hồi
chuông cảnh báo cho vấn đề môi trường sinh thái bị xâm hại mà hậu quả
của nó mang tính huỷ hoại đối với môi trường sống. Trên cơ sở thực
tiễn, chúng ta cần phải xây dựng những chính sách quản lý phù hợp,
mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong vấn đề chống ô nhiễm và bảo vệ
môi trường. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp
của nhiều cơ quan, đoàn thể trong xã hội và trong đó yếu tố không thể
thiếu là ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Do vậy Chính Phủ cần
tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và

môi trường đô thị nói riêng. Vậy nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ
môi trường song Chính Phủ không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy
để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của mọi công dân. Hợp sức
cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết . Bởi vì tất cả
chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng nước , lao
động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà nước


cần tiếp tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá
chủ trương của Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng
toàn dân " làm tốt nhiệm vụ hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây
dựng chương trình bảo vệ môi trường để phát triểnbền vững từ cộng
đồng là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển bền vững môi trường
đất nước Thế kỷ 21.



×