Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Việt Nam Pharusa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.45 KB, 17 trang )

Lời mở đầu
Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị lớn
trong tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp
thương mại. Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn
sản xuất - dự trữ - tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khi mà hoạt động của các
bộ phận này chưa đạt tới sự đồng bộ. Do đó, công tác quản lý hàng tồn kho giữ vai
trò then chốt và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung
và lợi nhuận nói riêng. Công tác quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp cắt
giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn kho (chi phí nhân công, chi phí cơ hội của
khoản tiền đầu tư vào hoạt động quản lý tồn kho, chi phí thiệt hại do sản phẩm lỗi
thời, hỏng hóc, mất mát,…). Ngược lại, chất lượng công tác quản lý tồn kho yếu
kém làm phát sinh các khoản chi phí liên quan đến tồn kho, ảnh hưởng xấu đến
hoạt động kinh doanh thương mại của công ty. Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
là công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối tân dược từ các nhà sản xuất trong
và ngoài nước. Tuy nhiên hoạt đông này chưa được công ty quan tâm coi trọng
đúng mức. Vì vậy nhóm 2 quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu công tác quản trị
hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Việt Nam Pharusa”


PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.

Khái niệm hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể

cân, đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng
chưa đưa vào sử dụng, bán thành phẩm, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa
bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất
dở dang.
2.


Sự cần thiết của công tác quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp
Quản lý hàng tồn kho – một bộ phận của tài sản lưu động – có ý nghĩa kinh

tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động nói riêng và tài
sản nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các tài
sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ,
mục tiêu chung đặt ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu
quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các công ty gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý hàng tồn kho là một
trong những vấn đề cần được các cấp lãnh đạo cần chú trọng. Bản thân vấn đề
quản lý hàng tồn kho có hai mặt trái ngược nhau là:
 Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản
xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu người tiêu dùng
trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng lượng hàng
tồn kho.
 Ngược lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp tốn thêm các khoản
chi phí phát sinh có liên quan đến dự trữ chung.


Do đó, doanh nghiệp cần tím cách xác định mức độ cân b ằng giữa mức đầu tư cho
hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất với việc đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí phát sinh.
3.

Nội dung quản trị hàng tồn kho

3.1 Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ
để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp sản xuất tài sản tồn kho
dự trữ thường ở 3 dạng: Nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, các sản phẩm

dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ; Hàng tồn kho của doanh
nghiệp thương mại thường là hàng hóa,...
Đối với trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, mức tồn kho dự thường phụ thuộc vào:
 Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh
nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3
loại: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các
doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ).
 Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
 Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật
liệu với doanh nghiệp.
 Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
 Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh
hưởng gồm:
 Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản
phẩm.
 Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
 Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.


Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng các nhân tố:
 Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
 Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
3.2 Chi phí tồn kho
Chi phí tồn trữ: là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa và có
thể chia thành 2 loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính.
Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm
hàng tồn kho, chi phí hao hụt, mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng bà chi phí bảo

quản hàng hóa.
Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh
phí vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao,…
Chi phí đặt hàng gồm: chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa.
Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường rất ổn định, không phụ thuộc vào số
lượng hàng được mua. Trong nhiều trường hợp, chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận
với số lần đặt hàng trong năm. Khi số lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số
lần đặt hàng tăng và chi phí đặt hàng cao. Khi khối lượng mỗi lần đặt hàng lớn, số
lần đặt hàng giảm và chi phí đặt hàng cũng thấp hơn.
Chi phí cơ hội: nếu 1 doanh nghiệp không thực hiện được đơn hàng khi có
nhu cầu, công ty sẽ bị đình đốn sản xuất và có thể không kịp giao hàng. Sự thiệt
hại do để lỡ cơ hội này gọi là chi phí cơ hội.


Chi phí khác: các chi phí khác được quan tâm trong quản trị tồn kho là các
chi phí thành lập kho (chi phí lắp đặt thiết bị kho và các chi phí hoạt động) chi phí
trả lương làm thêm giờ, chi phí huấn luyện…
Hàng tồn kho được coi là 1 trong những tài sản quan trọng đối với nhiều công ty.
Nó là 1 trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty hàng tồn khi chiếm
tới 40% tổng kinh phí đầu tư.
3.3 Phương pháp phân loại ABC trong kiểm soát tồn kho
ABC analysis là một kỹ thuật phân loại trong quản trị kho hàng & hàng tồn
kho. Theo đó, hàng hóa/nguyên vật liệu tồn kho được phân làm 3 nhóm gồm A, B
và C. Nhóm A bao gồm các hàng hóa/nguyên vật liệu cần phải kiểm soát chặt chẽ
và quản lý hồ sơ ở mức chính xác nhất, B thì cần kiểm soát và quản lý hồ sơ ở mức
tốt, C là nhóm chỉ cần kiểm soát ở mức độ đơn giản và quản lý ở mức độ thấp nhất.
Nhóm A: giá trị tương đương 70-80% tổng giá trị hàng hóa dự trữ, nhưng về mặt
số lượng, chủng loại số lượng chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng hàng dự trữ.
Nhóm B: giá trị tương đương 15-20% tổng giá trị hàng hóa dự trữ, nhưng về số
lượng, chủng loại chỉ chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ.

Nhóm C: giá trị tương đương 5% tổng giá trị hàng hóa dự trữ, nhưng tổng số lượng
chiếm khoảng 50-55% tổng số lượng hàng dự trữ.
ABC analysis cung cấp một cơ chế giúp phân loại hàng hóa/nguyên vật liệu nhằm
tối ưu chi phí tồn kho, đồng thời giúp xác định các phương án quản lý và kiểm soát
cho từng loại hàng tồn kho khác nhau.
3.4. Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Odering Quantity –
EOQ)


Mô hình EOQ là 1 mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử
dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử
(D/EOQ)*P
dụng các loại hàng hóa trong kỳ nghiên cứu
– thường là 1 năm và khối lượng hàng
ô
hóa trong mỗi lần đặt hàng. Những doanh nghiệp
có nhu cầu hàng hóa mang tính

mùa vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng hàng năm, trên cơ sở đó
có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần
đặt hàng. Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi
phí năm ở mức tối thiểu.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi số lần
đặt hàng nhiều, khối lượng hàng tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn kho
thấp, song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại khi số lần đặt hàng giảm thì khối lượng
hàng trong mỗi lần đặt cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn trữ hàn hóa
cao hơn và chi phí đặt hàng giảm.
Giả thiết của mô hình EOQ:

- Lượng đặt hàng mua mỗi lần như nhau
- Nhu cầu chi phí đặt hàng, chi phí bảo quản và thời gian mua hàng là xác
định
- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được
đặt
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng

Trong đó
- EOQ: số lượng đặt hàng có hiệu quả
- D: tổng nhu cầu 1 loại sp/ thời gian nhất định

(EOQ/2)*C


- P: chi phí mỗi lần đặt hàng
- C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
EOQ =
Điểm đặt hàng lại (Reorder Point ROP)
Là lượng hàng đặt trước khi lượng sử dụng = 0 căn cứ vào thời gian vận chuyển
đơn hàng để đảm bảo không gián đoạn trong quá trình sản xuất.
ROP= d*LT=
Trong đó:
- ROP: Điểm đặt hàng lại (sản phẩm);
- d: Nhu cầu hàng tháng, hàng tuần hoặc hàng ngày của hàng dự trữ;
- LT : Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được bình quân (đơn vị thời
gian);
- D: Nhu cầu hàng năm của hàng dự trữ (sản phẩm);
- N: Thời gian trong năm (ngày, tuần hoặc tháng).
3.5 Kiểm soát hàng tồn kho
Thiết lập một quy trình đồng nhất, chi tiết, rõ ràng cho việc quản lý hàng tồn

kho, đảm bảo hoạt động trơn tru từ việc nhập hàng, xếp dỡ, lưu kho, bảo quản cho
đến việc xuất hàng.
 Tất cả các hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu cần được dán nhãn mác đảm bảo
đầy đủ các thông tin về: mã hàng, màu, kích thước,….trước khi nhập kho.
Việc dán nhãn này sẽ thuận tiện rất nhiều cho việc phân loại, sắp xếp và tìm
kiếm hàng hóa trong kho.Tùy thuộc vào loại hàng và tính chất kho để lựa
chọn cách sắp xếp hàng hóa phù hợp nhất. Có thể theo quy tắc FIFO – nhập
trước xuất trước hoặc quy tắc LIFO – nhập sau xuất trước về sau việc quản
lý vật tư sẽ đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.


 Có thể lập thẻ kho cho từng sản phẩm, cập nhật thông tin nhập vào xuất ra,
tồn kho của hàng hóa.
 Đừng để bị lạc và biến kho của mình trở thành mê cung. Có những doanh
nghiệp số lượng hàng tồn kho rất lớn, điều đó đồng nghĩa với diện tích kho
sẽ rất rộng với hàng trăm hàng nghìn mặt hàng khác nhau. Nếu không có sơ
đồ quy định vị trí cố định của từng mặt hàng sẽ rơi vào tình trạng hàng hóa
trong kho bị loạn lạc. Mỗi kệ phải được đánh số hiệu, tên mặt hàng rõ ràng,
bên cạnh đó cần có các biển chỉ dẫn để cả nhân viên mới cũng có thể dễ
dàng tự tìm hiểu hàng hóa trong kho.
 Hạn chế sự ra vào kho đối với người lạ. Việc thất thoát hàng hóa trong kho
là một điều thường xuyên xảy ra nguyên nhân có thể là do sự nhầm lẫn trong
quá trình nhập, xuất, tồn; hoặc trộm cắp, cháy nổ, hư hỏng,…. Để đảm bảo
an ninh và hạn chế được tối đa tình trạng thất thoát này, bạn cần hạn chế tối
đa những người không liên quan, không phận sự vào kho. Nếu kho có quy
mô lớn, số lượng nhân viên đông, thì cần cung cấp thẻ ra vào và đồng phục
cho nhân viên để việc kiểm soát được chặt chẽ hơn.
 Quản lý chặt chẽ hoạt động nhập – xuất – tồn; thường xuyên kiểm kho.
Kiểm kê kho định kỳ là một hoạt động quan trọng trong việc kiểm soát hàng
tồn kho hiệu quả. Giúp doanh nghiệp xác nhận được số lượng hàng tồn kho

thực tế so với số liệu trên báo cáo. Ngoài ra hoạt động kiểm kê cũng là dịp
để rà soát, phân loại các loại hàng hóa bị hỏng hóc, suy giảm chất lượng.
PHẦN II. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty Công ty Cổ phần Việt
Nam Pharusa
1.

Giới thiệu về công ty Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
- Tên công ty: Công ty cổ phần Việt Nam Pharusa
- Tên tiếng Anh: VietNam Phurasa Join Stock Company
- Tên viết tắt: PHURASA.,JSC


- Địa chỉ: Phòng 808 khu đô thị Pháp Vân- Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt,
-

quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84)043.681.4971
Mã số thuế: 0102369678
Ngày đăng kí kinh doanh: 16/04/2009
Giám đốc điều hành: Đỗ Đình Huy
Lịch

sử

hình

thành

công


ty

Được thành lập và đi vào hoạt động từ quý II năm 2009, công ty cổ phần
Việt Nam Pharusa là một trong những doanh nghiệp đầu tiên về lĩnh cự kinh
doanh và phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng.
Những ngày đầu thành lập công ty chỉ với 20 cán bộ công nhân viên, văn
phòng được thuê trên diên tích 45m2 tại huyện thanh trì nay chuyển về văn phòng
thuộc phường Hoàng Liệt.
Từ các năm 2009 cho đến nay, doanh nghiệp kí hợp đồng hợp tác với nhiều
nhà sản xuất dược phẩm như công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam, công ty
dược phẩm TCPharma, công ty Cổ phần dược Hà Tĩnh HADIPHAR, công ty Cổ
phần dược DANAPHAR, công ty Chế Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt
Nam VNPOFOOD, công ty Cổ phần Dược phẩm OPC và công ty Golden Health.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa: Công ty Cổ
phần Việt Nam Pharusa buôn bán, phân phối dược phẩm theo 2 hình thức:
-

Bán

theo

hợp

đồng

số

lượng

lớn


cho

các

nhà

thuốc

- Bán lẻ cho khách hàng đặt mua sản phẩm tại các cửa hàng trực thuộc Công
ty.
Công ty mua và phân phối thuốc chủ yếu theo 3 loại chính:
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa: Thực phẩm chức năng
FUCOIDAN FucoGastro - nhập khẩu bởi Công ty Cổ phần FUCOIDAN Việt Nam


(trụ sở chính tại tỉnh Khánh Hòa); Thực phẩm chức năng Bio Thymin - sản xuất và
phân phối bởi Công ty Dược phẩm TC Pharma (trụ sở chính ở tỉnh Bắc Ninh).
- Dược phẩm chăm sóc da và tóc: gồm 2 dòng sản phẩm: Sữa ong chúa
Golden Health - Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Golden Health (Australia);
Viên uống HairTonic - sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh HADIPHAR.
- Vitamin và khoáng chất gồm 3 dòng sản phẩm: Vitrasom - Sản phẩm cung
cấp các khoáng chất, vitamin, được sản xuất tại Công ty Cổ phần dược DANAPHA
– Nanosome; Dầu gấc viên nang Vinaga - Sản phẩm được sản xuất tại công ty Chế
Biến Dầu Thực Vật Và Thực Phẩm Việt Nam VNPOFOOD. Vitamin C - viên sủi Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm OPC.
2.

Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty Công ty Cổ phần Việt Nam
Pharusa
2.2.1 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam


Pharusa
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn và áp
dụng 1 trong 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho (theo phương pháp năm
tài chính): phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định
kì. Việc lựa chọn phải thích hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và phải được thực hiện nhất quán trong năm tài chính đó. Công ty cổ
phần PHARUSA lựa chọn hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp kê khai thường xuyên: sử dụng các phiếu nhập và xuất kho,
biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa để hạch toán sự biến động của hàng tồn kho.
Nội dung của phương pháp như sau:
- Theo dõi thường xuyên, liên tục và có hệ thống


-

Phản ánh tình hình nhập xuất, tồn đầu và cuối kì của hàng hóa
Công thức tính tổng giá trị hàng hóa HTK cuối kỳ:

Tổng trị giá hàng tồn kho cuối kì = Trị giá HTK đầu kì+ Trị giá hàng nhập kho
trong kì+ Trị giá hàng xuất trong kì
2.2.2 Phân loại hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Hàng tồn kho của công ty cổ phần Việt Nam PHARUSA được phân loại theo
tiêu chí mục đích sử dụng và công dụng sản phẩm. theo đó công ty chia hàng
tồn kho ra làm 3 nhóm chính:

HÀNG TỒN KHO

Bảo vệ và tiêu hóa


FucoGastro

BioThymin

Chăm sóc da và tóc

Sữa ong chúa

Vitamin và khoáng chất

Trà VITRASOM

Dầu gấc VANIGA
Hair Tonic

c
vaniga

Vitamin C
2.2.3 Đặc điểm hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa là thuốc và thực phẩm
chức năng . Đặc điểm chung của loại hàng này là :
- Bảo quản trong môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sang trực tiếp.


- Thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 2 năm tùy loại sản phẩm.
- Sản phẩm có thể giảm chất lượng, bị biến đổi tích chất nếu bao bì bị rách,
hở trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ …
- Công ty có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu người cho người sử

dụng sản phẩm của công ty gặp vấn đề về sức khỏe có liên quan đến
phản ứng của thuốc.
- Nếu sản phẩm bị phát hiện ó một bộ phận bị hỏng, giảm chất lượng thì
toàn bộ đơn vị sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ.
2.2.4 Quy trình quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Quy trình quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời điểm cung cấp giao hàng đến
kho của công ty cho đến thời điểm sản phẩm được suất bán. Quy trình quản lý
hàng tôn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa gồm 3 quy trình:
 Quy trình nhập kho: khi công ty nhập hàng của các nhà sản xuất thuốc mà
công ty hợp tác, quy tình như sau :
Bộ phận mua hàng và bộ phận kiểm nghiệm sẽ lập biên bản kiểm nghiệm,
chuyển hàng về lưu kho
vào ngày nhập vào PNK

Tiếp đó thủ khoa sẽ ghi lượng hàng nhập về
Chuyển PNK cho kế toán

Hoàn

chỉnh đơn giá thanh tiền của PNK và nhập sổ kế toán
Quy cách mẫu mã, chất lượng của hàng hóa ghi trên chứng từ phải trùng hợp
với thực tế, nếu có sai lệch thì thủ kho yêu cầu lập biên bản và có thể từ chối
nhập hàng khi có những sai lệch lớn.

 Quy trình sản xuất kho: Bộ phận kinh doanh lập PXK và lưu liên 1 PXK sau
đó sẽ chuyển cho thủ kho và bộ phận bán hàng cuối cùng là xuất hàng phục
vụ cho khách hàng. Thủ kho kiểm tra tính hợp lý của chứng từ (lệnh xuất
hàng, phiếu xuất…) và phải có chữ kí của giám đốc, kế toán, người nhận
hàng. Kiểm tra quy cách hàng mẫu mã hàng hóa đúng với phiếu xuất thì mới



kí và xuất hàng ra khỏi kho. Đồng thời căn cứ phiếu nhập xuất hàng, thủ
kho phải ghi ngay vào thẻ kho để theo dõi và báo cáo vè kế toán.
 Quy trình kiểm kê và điều chình hàng tồn kho: hàng tháng công ty tiến hành
kiểm kê và điều chỉnh hàng tồn kho. Quy trình diễn ra như sau:
- Liệt kê các hàng hóa tồn kho trong kho tại thời điểm kiểm kê
- Nhập dữ liệu thực tế sau khi kiểm tra xong
- Tiến hành lập các biên bản, chứng từ điều chỉnh số liệu kế toán cho đúng
với thực tế. Nếu xuất hiện tình trạng thừa hoặc thiếu có nguyên nhân do
người gây ra, người kiểm kê lập biên bản xin ý kiến của Giám đốc hoặc
người quản lý trực tiếp.
2.2.5 Yếu tố tác động đến quản lý tồn kho hàng hoá tại công ty
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu
- Doanh nghiệp không có khả năng dự đoán trước về lượng đặt hàng của
khách
- Thời gian vận chuyển từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của công ty còn
nhiều hạn chế
3.

Nhận xét và đánh giá hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty Công
ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
1. Ưu điểm
- Nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đến công tác quản trị hàng tồn kho


- Quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp được phân cho các cá nhân, mỗi cá

nhân phụ trách một công việc khác nhau, thuận lợi cho việc phân công công
việc và truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
- Các cá nhân phụ trách quản lý kho có tinh thần trách nhiệm, làm việc hiệu
quả
- Tổ trưởng quản lý kho luôn tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên
2. Nhược điểm
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật kho còn hạn chế nên một số ít hàng hóa bị rách vỏ bao
bì, biến tính sản phẩm trong quá trình bốc dỡ, bảo quản
- Doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động do không có khả năng dự đoán
trước về lượng đặt hàng của khách do đó khả năng phản ứng kịp thời với sự
thay đổi của môi trường còn thấp
- Trình độ nghiệp vụ và khả năng đánh giá đối với chất lượng hàng lưu kho
của nhân viên còn ở mức trung bình, dẫn tới xảy ra sai sót trong một số báo
cáo tồn kho
- Chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn tới phát sinh chi phí không
đáng có (lượng đặt hàng quá lớn so với mức hàng lưu kho làm trì hoãn thời
gian giao hàng hoặc đơn hàng bị hủy do công ty không có khả năng cung
ứng; lượng đặt hàng qua thấp so với mức hàng tồn kho làm phát sinh rủi ro
biến tính, giảm chất lượng, thiếu hụt, mất mát trong quá trình bốc dỡ, bảo
quản)

PHẦN III. Đề xuất, giải pháp và phương hướng nâng cao chất lượng và hoàn
thiện hiệu quả quá trình quản trị hàng tồn kho tại công ty
3.1. Đề xuất, giải pháp và phương hướng
Một số biện pháp nhóm đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp là:
- Mở các khóa đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty về nghiệp vụ quản
lý kho nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng phản ứng nhanh với các



tình huống có thể xảy ra liên quan đến tồn kho như thiết bị phục vụ tồn kho
(máy làm lạnh, quạt thông gió…) gặp sự cố, khu vực xung quanh bị thiên
tai, phát hiện người đi vào kho với mục đích không đúng đắn như làm hỏng
hang hóa hoặc bất kỳ thiết bị nào trong kho, trộm cắp hàng hóa, trà trộn
hàng kém chất lượng vào nhằm làm giảm uy tín công ty…
- Thường xuyên cử giám sát xuống kho để kiểm tra tình hình kho.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên ở kho nói riêng để
nâng cao sự trung thành của họ với công ty, tăng tinh thần tự giác làm việc
của nhân viên trong công ty.
- Áp dụng các mô hình kinh tế khả dụng như mô hình EOQ, ABC,… để xác
định lượng đặt hàng tối ưu nhằm làm giảm các chi phí không cần thiết như
chi phí lưu kho, chi phí đặt hàng…
3.2. Áp dụng các mô hình tồn kho để tính lượng đặt hàng tối ưu của Công
ty
Khi áp dụng các mô hình này, nhà quản trị chấp nhận một số giải thiết:
- Nhu cầu trong một năm là ổn định, có thể dự đoán trước.
- Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước.
- Toàn bộ số hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc.
Áp dụng thực tế với sản phẩm Sữa ong chúa Golden Health:
Thông tin về sản phẩm Sữa ong chúa Golden Health
Tên sản phẩm
Loại
Nơi sản xuất
Dòng sản phẩm
Năm khảo sát
Nhu cầu về sản phẩm (D)
Chi phí đặt 1 đơn hàng (P)
Chi phí quản lý 1 đơn vị

Sữa ong chúa Golden Health

1600 mg x 100 viên
Australia
Chăm sóc da và tóc
2017
2016
2015
3000
2800
2500
2,15 triệu
2,05 triệu
1,95 triệu

25%
hàng trong kho (H)
Giá trị trung bình của 1 đơn 0,25

27%

30%

0,26

0,23


vị hàng trong kho (V)
triệu/hộp
Chi phí lưu kho của 1 đơn vị 0,065


triệu/hộp
0,075

triệu/hộp
0,069

dự trữ (C)
triệu/hộp
Số ngày sản xuất trong năm 340 ngày
Thời gian từ khi đặt hàng
15 ngày
đến khi đặt hàng (LT)

triệu/hộp
340 ngày

triệu/hộp
340 ngày

20 ngày

20 ngày

3.2.1. Áp dụng mô hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu
Giả thiết bổ sung áp dụng cho mô hình EOQ:
- Sự thiếu hụt dự trữ không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện.
- Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng.
Từ số liệu, ta rút ra lượng đặt hàng tối ưu là:
EOQ*2017= = 445,49
EOQ*2016= = 391,24

EOQ*2015= = 375,90
Suy ra tổng chi phí quản lý tồn kho tối thiểu của sản phẩm là :
TC2017= = 28,96 (Triệu đồng)
TC2016= = 29,34 (Triệu đồng)
TC2015= = 25,94 (Triệu đồng)
Trong điều kiện thực tế, thời điểm đặt hàng lại của 3 năm được xác định khi
lượng tồn kho của sản phẩm lần lượt là:
ROP2017= 15 = 132,35 132 (Sản phẩm)
ROP2016 20 = 164,71 165 (Sản phẩm)
ROP2015 20 = 147,06 147 (Sản phẩm)
Thời gian từ khi nhận đủ hàng đến khi hết hàng của 3 năm lần lượt :
T2017 50,48 50 (Ngày)
T2016 47,51 48 (Ngày)
T2017 = 51,12 51 (Ngày)
Thời điểm công ty nên đặt đơn hàng mới tính từ khi nhập kho đủ hàng về
kho của 3 năm được xác định:
Năm 2017: (Ngày)
Năm 2016: (Ngày)
Năm 2015: (Ngày)
Nhận xét :
Áp dụng mô hình EOQ dễ xác định lượng đặt hàng, từ đó tính ra tổng chi
phí nhỏ nhất phải bỏ ra cho hoạt động quản lý tồn kho, giúp công ty có thể
hoạt động ổn định, không bị gián đoạn kinh doanh. Đồng thời tính được thời


điểm đặt lại hàng, đảm bảo cho hàng mới nhập về đúng lúc lương hàng tồn
kho của sản phẩm vừa được tiêu thụ hết.

KẾT LUẬN
Mỗi cách phân loại hàng tồn kho đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị

doanh nghiệp. Do đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp
mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hàng tồn kho
theo những cách thức nhất định.



×