Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 99 trang )

ANTỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN

KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Đã chỉnh sửa, bổ sung theo nội dung tham gia góp ý
của Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp tỉnh
họp ngày 23/3/2016)

Quảng Ninh, năm 2016
1


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 03 tháng 6 năm 2016

Số: 488 /KH- UBND

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(Sau đây gọi tắt là Kế hoạch UPSC) quy định trách nhiệm, quyền hạn của các tổ
chức, cá nhân tham gia chuẩn bị và ứng phó sự cố, cách thức tổ chức và điều


hành khi sự cố xảy ra.
1.2. Đối tượng áp dụng
Kế hoạch ƯPSC được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước cư trú và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh.
Kế hoạch ƯPSC được áp dụng cho việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố
và triển khai ứng phó khi sự cố xảy ra ở nhóm tình huống 3 nhưng vượt quá khả
năng ứng phó của cơ sở, nhóm tình huống 4 và 5 quy định tại khoản 2 Điều 82
Luật Năng lượng Nguyên tử hoặc đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm
soát, mất an ninh.
1.3. Các thuật ngữ và định nghĩa
- Sự cố bức xạ (sau đây gọi tắt là sự cố): là tình trạng mất an toàn bức xạ
và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ.
- Sự cố hạt nhân (sau đây gọi tắt là sự cố): là tình trạng mất an toàn hạt
nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, cơ sở hạt nhân.
- Nhóm nguy cơ gây ra sự cố (sau đây gọi tắt là nhóm nguy cơ): là tập hợp
các cơ sở, các hoạt động có khả năng gây sự cố bức xạ, hạt nhân với mức độ
nghiêm trọng tương đương nhau. Các nguy cơ gây ra sự cố được chia thành 5
nhóm như định nghĩa trong Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 8/10/2014
của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự
cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.
2


- Ứng phó sự cố: là việc áp dụng mọi biện pháp ứng phó nhanh chóng, kịp
thời các hành động cần thiết nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ, hạt
nhân gây ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của con người, gây thiệt hại về tài
sản và môi trường. Ứng phó sự cố có thể đưa ra các luận cứ cho việc lập kế
hoạch khôi phục lại các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Kế hoạch ứng phó sự cố: là văn bản quy định về các nguyên tắc hoạt
động, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ chức, cá

nhân tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân; đánh giá các nguy cơ; đưa ra các
quy trình ứng phó chung; việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố nhằm giảm thiểu
các hậu quả do sự cố gây ra.
- Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân: Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Quảng Ninh.
- Mức báo động: là chỉ thị mức độ trầm trọng của tình huống sự cố đang
xảy ra nhằm xác định các biện pháp ứng phó phù hợp. Mức báo động được xác
định bằng các tiêu chí liên quan tới loại cơ sở bức xạ, loại nguồn phóng xạ, mức
suất liều bức xạ, mức nhiễm bẩn phóng xạ và phạm vi ảnh hưởng.
- Nhóm nguồn phóng xạ: là nhóm các nguồn phóng xạ có cùng mức độ
nguy hiểm tương đương nhau. Nguồn được phân thành 5 nhóm 1, 2, 3, 4, 5 theo
mức độ nguy hiểm giảm dần và được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 06:2010/BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo Thông
tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010.
- Hành động can thiệp: là bất kỳ hành động nào được áp dụng nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu chiếu xạ hoặc khả năng bị chiếu xạ từ các sự cố bức xạ, hạt
nhân hoặc từ các nguồn bức xạ nằm ngoài sự kiểm soát.
- Mức can thiệp: là mức liều có thể tránh được nếu áp dụng hành động
bảo vệ cụ thể đối với một sự cố hoặc một tình huống chiếu xạ trường diễn.
- Hiệu ứng tất định: là hiệu ứng chắc chắn xảy ra nếu liều chiếu xạ vượt
quá một mức ngưỡng nào đó. Chiếu xạ liều cao có thể gây các triệu chứng cấp
như nôn mửa, mẩn đỏ da. Trong trường hợp nghiêm trọng các triệu chứng bệnh
lý nguy cấp hơn có thể xuất hiện chỉ trong một thời gian ngắn sau khi bị chiếu xạ.
- Hiệu ứng ngẫu nhiên: là hiệu ứng có thể xảy ra trong một khoảng thời
gian dài sau khi bị chiếu xạ và biểu hiện bệnh lý có thể phát hiện trong cộng
đồng dân cư. Hiệu ứng này có thể xảy ra trong toàn bộ dải liều và không có
ngưỡng.

3



1.4. Danh sách tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân
hỗ trợ
STT

TÊN TỔ CHỨC

I

Ủy ban Nhân dân tỉnh

II

Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

III

SỞ BAN NGÀNH

3.1

Sở Khoa học và Công nghệ

3.2

Công an tỉnh

3.3

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy


3.4

Sở Y tế

3.5

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

3.6

Sở Tài nguyên và Môi trường

3.7

Sở Thông tin và Truyền thông

3.8

Sở Tài chính

3.9

Sở Công thương

3.10 Sở Lao động, thương binh- Xã hội
3.11 Sở Giao thông vận tải
3.12 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.13 Sở Nội vụ
3.14 Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng

3.15 Cục Hải quan Quảng Ninh
IV

UBND huyện, thị xã, thành phố

4.1

Huyện Ba Chẽ

4.2

Huyện Bình Liêu

4.3

Huyện Cô Tô

4.4

Huyện Đầm Hà

4.5

Thị xã Đông Triều

4.6

Huyện Hải Hà

4.7


Huyện Hoành Bồ
4


4.8

Huyện Tiên Yên

4.9

Huyện Vân Đồn

4.10 Thị xã Quảng Yên
4.11 Thành phố Cẩm Phả
4.12 Thành phố Uông Bí
4.13 Thành phố Hạ Long
4.14 Thành phố Móng Cái
V

TỔ CHỨC KỸ THUẬT, HỖ TRỢ

5.1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

5.2

Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ, hạt nhân và ứng phó sự cố


5.3

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

5.4

Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

1.5. Các kế hoạch ứng phó sự cố khác có liên quan
- Kế hoạch ứng phó sự cố đối với thiên tai, phòng cháy chữa cháy trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định số 1274/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.
- Quyết định số 1450/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

5


Chương II
CĂN CỨ PHÁP LÝ
2.1. Danh mục văn bản quy định pháp luật
2.1.1. Các văn bản chính
- Luật Năng lượng nguyên tử
+ Khoản 5, Điều 83, quy định “Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh xây dựng kế
hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh; Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc lập
kế hoạch và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh”.
+ Khoản 3, Điều 83, quy định “ Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh
bao gồm dự kiến các tình huống sự cố có thể xảy ra; phương án huy động nhân

lực, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó ban đầu, tổ chức cấp cứu
người bị nạn, hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, cô lập khu vực nguy
hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố định kỳ hằng năm”.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
+ Điều 109. Ứng phó sự cố môi trường quy định “Sự cố môi trường xảy
ra tại cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách
nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó
sự cố”, “trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, địa phương
thì người đứng đầu phải khẩn cấp báo cho cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời
huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường”,
“nhân lực, vật tư, phương tiện sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi
hoàn và thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật”, “nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do sự cố môi trường gây ra được thực hiện theo quy định của Luật này
và quy định của pháp luật có liên quan”
- Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức
xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;
- Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về việc kiểm soát và bảo đảm an toàn trong
chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;
+ Điều 21. Kiểm soát chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân
+ Điều 22. Kiểm soát chiếu xạ đối với nhân viên ứng phó sự cố bức xạ,
hạt nhân
+ Điều 23. Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ,
hạt nhân
6


+ Điều 24. Kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn
phóng xạ

2.1.2. Các văn bản liên quan khác
- Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng
xạ đã qua sử dụng.
+ Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn búc xạ
và hạt nhân “Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
thu gom chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ được phát hiện trên địa bàn quản
lý mà không xác định được chủ”.
- Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Thông tư
số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/7/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN hướng dẫn đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ.
- Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2010
về an toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”.
- Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.
- Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
- Thông tư số 27/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
107/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn đến năm 2020.
- Chỉ thị số 4050/CT-BKHCN ngày 04 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tăng cường công tác quản lý an toàn, an ninh

nguồn phóng xạ.
- Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ.
7


2.2. Căn cứ pháp lý cho việc huy động, trợ giúp về nhân lực, tài sản,
phương tiện và bồi hoàn hao tổn phục vụ cho công tác ứng phó sự cố
- Luật Trưng mua, Trưng dụng tài sản, số 15/2008/QH12 ngày 03 tháng 8
năm 2010;
+ Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản “Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ
Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định
tại Điều 23 của Luật này”.
+ Điều 33. Hoàn trả tài sản trưng dụng, “Tài sản trưng dụng được hoàn
trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản”.
+ Điều 34. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
+ Điều 35. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất.
+ Điều 36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị
hư hỏng
- Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong
trường hợp có thảm hoạ, dịch bệnh nguy hiểm;
+ Điều 16. Huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản để cứu hộ và
khắc phục hậu quả thảm hoạ
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp huy
động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản sau đây để cứu hộ và khắc phục hậu
quả thảm hoạ:

a) Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ để cứu người,
sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn
chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ. Việc điều động lực lượng vũ trang ngoài địa
bàn có tình trạng khẩn cấp trong trường hợp cần thiết được thực hiện theo quyết
định của Chủ tịch nước;
b) Huy động cán bộ, công chức và nhân dân để cứu người, sơ tán nhân
dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục
hậu quả thảm hoạ;
c) Huy động vật tư, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu
người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân,
8


ngăn chặn và khắc phục hậu quả thảm họa. Trong trường hợp cần thiết thì
trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Việc huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng vật tư, phương
tiện, tài sản được thực hiện tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; nếu vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu, thì có thể huy động hoặc trưng dụng thêm từ các cơ
quan, tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp.
3. Việc trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân
phải được cơ quan trưng dụng xác nhận theo quy định của Bộ Tài chính.
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng dụng theo
quy định tại Điều này được hoàn trả ngay cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc
sử dụng hợp pháp khi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc khi tình trạng khẩn
cấp đã được bãi bỏ; nếu mất mát hoặc hư hỏng thì giải quyết bồi thường theo
quy định của pháp luật.

9



Chương 3: PHÂN TÍCH NGUY CƠ GÂY RA SỰ CỐ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH
Mỗi địa phương có đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc thù ứng
dụng bức xạ, hạt nhân khác nhau, do đó có những nguy cơ sự cố tiềm ẩn khác
nhau. Vì vậy, mỗi tỉnh, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạnh ứng phó sự
cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh phù hợp để sẵn sàng ứng phó trong các trường hợp
sự cố xảy ra trên địa bàn.
Quảng Ninh có tổng diện tích tự nhiên 6110 km2, đường biên giới trên bộ
118,825 km tiếp giáp với Trung Quốc. Dân số 1,2 triệu người, với 22 dân tộc
sinh sống. Mật độ sân số là 188 người/km2. Tổ chức đơn vị hành chính gồm 14
huyện, thị xã, thành phố với 186 xã, phường, thị trấn. Địa hình chủ yếu là rừng
núi, trung du và biển đảo, là tỉnh nằm trong vùng độc lực kinh tế phía Bắc của cả
nước. Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ yếu công
nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, dịch vụ du lịch trọng tâm
trên địa bàn thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, thị xã Đông Triều.

3.1. Đánh giá nguy cơ từ các ứng dụng bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh
Theo thống kê cơ sở phóng xạ và nguồn phóng xạ: 10 cơ sở tiến hành
công việc bức xạ có nguồn phóng xạ và 34 nguồn phóng xạ đang có tại Quảng Ninh.
Thống kê
Số lượng nguồn

Lưu kho

Sử dụng
31

3

Chuyển nhượng/Thuê

lưu giữ
2

10


Bảng 1: Phân bố nguồn phóng xạ theo cơ sở và phân nhóm (tháng12/2015)

STT

1

2

3

Tên cơ sở

Địa chỉ

Số lượng

Mục đích/Vị
trí

Công
ty Số 65, Trần
1 nguồn Am-241
TNHH
Hưng Đạo,

(Chuyển nhượng Xác định tuổi
vàng bạc tp Hạ Long,
cho cơ sở tại Lào vàng/Cố định
đá quý Hạ QN;
0333
Cai)
Long
625079

Thôn Đè E,
Lợi, 4 nguồn Cs-137
Công ty CP Lê
xi
măng Hoành Bồ;
0333
Thăng
691.325
Long
5 nguồn Cf-252

Đo mức điều
khiển tự động
Clinker./Cố
định

Phân tích trực
tuyến thành
phần vật liệu
thô trong dây
truyền

sản
xuất xi măng;

Cửa
Ông,
Công
ty
Cẩm
Phả,
tuyển than
7 nguồn Cs-137 (1
Quảng Ninh;
Đo độ tro, độ
Cửa Ông nguồn lưu kho)
0333
865
ẩm của than;
Vinacomin
6 nguồn Am-241
054

11

Phân
nhóm
Phân
theo
mức
QCVN
an

06:201
ninh
0/BKH
CN

4

D

3

C

4

D

4

D

4

D


4

Công ty Cổ
phần

Xi
măng

Xây dựng
Quảng
Ninh

Khu Công
nghiệp Cái
Lân, Giếng
Đáy,
Hạ
Long, QN

1 nguồn Cs-137
sử dụng tại nhà Đo mức điều
máy xi măng Lam khiển tự động
Thạch 1 (2 nguồn Clinker.
lưu
kho
NMXMLam
Thạch 2)

4

D

5

46, Đoàn Thị

Điểm, Bạch
Công
ty Đằng,
Hạ
Tuyển than Long, QN;
1 nguồn Cs-137
Hòn Gai - ĐT
Vinacomin 0333825323;
Fax:
0333
825324

Đo tỷ trọng
huyền phù

4

D

6

Công
ty
TNHH
MTV Nhiệt
điện Uông


Đo mật độ sữa
đá vôi trong

hệ thống khử
lưu huỳnh

4

D

Đo mật độ lỗ
khoan/
Di
động

3

C

5

D

Đo địa vật
lý/Di động

4

D

Bệnh viện
1 nguồn Cs-137
Việt Nam Thanh Sơn, (hở, lỏng)

Chuẩn thiết bị
Thụy Điển Uông Bí, QN
y tế/Cố định
- Uông Bí

5

D

7

8

Công
ty
TNHH
MTV Địa
chất mỏ Vinacomin

Uông
Bí,
Quảng Ninh; 1 nguồn Cs-137
ĐT
0333 (Lưu giữ tại Viện
854284; Fax: NCHN)
0333 854181

Số 304, Trần
Phú,
Cẩm

Thành, Cẩm 3 nguồn Cs-137
Phả, QN; ĐT 1 nguồn Ra-226
0333
1 nguồn Co-60
715066; Fax:
0333 715067

12

Chuẩn
thiết
bị/Di động


Tổng Công
Hông Hải,
ty
Đông
Hạ
Long, 1 nguồn Cs-137
Bắc (Đắc
QN
Lắc)

9

Công ty Cổ
phần dịch
vụ Kỹ thuật
PHATECO


10

Số 308 Văn
Cao, Hải An,
Hải Phòng
(Công
Ir -192
trường dự án
Nhà
máy
đóng tàu Hạ
Long)

Đo địa vật lý
giếng
khoan/Di
động

3

C

Chụp
ảnh
phóng xạ công
nghiệp

2


B

Theo thống kê, các nguồn phóng xạ được cấp phép tập trung tại 4
huyện/thành phố: Hoành Bồ, Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long. Vị trí các nguồn
không cách xa trung tâm tỉnh Quảng Ninh (trong phạm vi 50 km).
Theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 28 Thông tư 25/2014/TTBKHCN thì có thể xác định một số sự cố có thể xảy ra với cơ sở và tiêu chí để
triển khai kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh như sau:
Bảng 3: Các sự cố có khả năng xảy ra tại các cơ sở có nguồn phóng xạ

STT

Tên cơ sở

1

Công ty
TNHH vàng
bạc đá quý
Hạ Long

2

Công ty CP
xi măng
Thăng Long

Số lượng

1 nguồn
Am-241


4 nguồn
Cs-137
4 nguồn
Cf-252

Kế hoạch ứng phó
sự cố cấp cơ sở

Kế hoạch ứng phó
sự cố cấp địa
phương

-

-

-

-

Đã
chuyển
nhượng cho cơ sở ở
Lào Cai

Loại sự
cố

Sự cố rơi Cơ sở huy động Không khởi động

nguồn,
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
kẹt nguồn tiện chủ động để sự cố
cứu kẹt, thu hồi
nguồn
Liên hệ với đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật thu
hồi nguồn
13


Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố

Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn
Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu

bị ảnh hưởng

Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố

Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố

Chiếu xạ
quá liều

3

Công ty
tuyển than
Cửa Ông Vinacomin

7 nguồn
Cs-137
(1 nguồn
lưu kho)

Sở KHCN và Sở Y

tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng
xạ

Điều tra nguyên
nhân sự cố

Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn
Chiếu xạ
quá liều

6 nguồn
Am-241

Sự cố kẹt
nguồn,
rơi nguồn
14

Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu
bị ảnh hưởng


Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố
Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động để sự cố
cứu kẹt, thu hồi


nguồn
Liên hệ với đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật thu
hồi nguồn

4

Công ty Cổ
phần Xi
măng và Xây
dựng Quảng
Ninh

3 nguồn
Cs-137

(1 nguồn
lưu kho)

Cơ sở huy động
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
Sự cố mất kiếm
nguồn
Thực hiện chỉ đạo
của BCH ứng phó
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố

Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố

Chiếu xạ
quá liều

Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu
bị ảnh hưởng

Sự cố rơi

nguồn

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động để sự cố
cứu kẹt, thu hồi
nguồn

Điều tra nguyên
nhân sự cố
Hỗ trợ tìm kiếm
nguồn phóng xạ

Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ

Liên hệ với đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật thu
hồi nguồn

5

Công ty
Tuyển than
Hòn Gai Vinacomin

1 nguồn

Cs-137

Cơ sở huy động
Sự cố mất nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
nguồn
kiếm

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố

Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn
15


Chiếu xạ
quá liều

Sự cố rơi
nguồn

Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu

bị ảnh hưởng

Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố
Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động để sự cố
cứu kẹt, thu hồi
nguồn
Liên hệ với đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật thu
hồi nguồn

Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố


Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn

6

Công ty
TNHH MTV
Nhiệt điện
Uông Bí

1 nguồn
Cs-137

Chiếu xạ
quá liều

Sự cố rơi
nguồn

16

Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu
bị ảnh hưởng


Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố
Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động để cứu sự cố
kẹt, thu hồi nguồn


Liên hệ với đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật thu
hồi nguồn
Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố

Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm

của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn
Chiếu xạ
quá liều

7

3 nguồn
Công ty
Cs-137
TNHH MTV
Địa chất mỏ - 1 nguồn
Ra-226
Vinacomin
1 nguồn
Co-60

Sự cố rơi
nguồn

Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu
bị ảnh hưởng

Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố

Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động để sự cố
cứu kẹt, thu hồi
nguồn
Liên hệ với đơn vị
hỗ trợ kỹ thuật thu
hồi nguồn

Sự cố
trong vận
chuyển
nguồn

17

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động để sự cố
ứng phó khi sự cố
xảy ra trong phạm
vi cơ sở.



Khi sự cố bên ngoài Khởi động kế hoạch
phạm vi cơ sở
ứng phó sự cố cấp
tỉnh
Khoanh vùng đảm
bảo an toàn, an ninh
khu vực xảy ra sự
cố, phân luồng giao
thông, phòng cháy
và cứu nạn, cấp
cứu,...

8

Bệnh viện
Việt Nam
Thụy Điển Uông Bí

1 nguồn
Cs-137
(hở,
lỏng)

Sự cố
tràn đổ
nguồn
phóng xạ
gây
nhiễm xạ


Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động ứng sự cố
phó

Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố

Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn
Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

9

Tổng Công
ty Đông Bắc

(Đắc Lắc)

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố

Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn

1 nguồn
Cs-137
Chiếu xạ
quá liều

18

Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu
bị ảnh hưởng

Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố
Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu



cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ
Sự cố rơi
nguồn

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động thu sự cố
hồi nguồn

Sự cố
trong vận
chuyển
nguồn

Cơ sở huy động
nguồn lực, phương
tiện chủ động thu
hồi nguồn

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố

Khoanh vùng đảm
bảo an toàn, an ninh
Thực hiện chỉ đạo khu vực xảy ra sự
của BCH ứng phó cố, phân luồng giao

cấp tỉnh trong việc thông, phòng cháy
thu hồi nguồn
và cứu nạn.
Hỗ trợ cấp cứu y tế
Hỗ trợ thu hồi
nguồn trong trường
hợp khẩn cấp

Sự cố mất Cơ sở huy động
nguồn
nguồn lực, phương
tiện chủ động tìm
kiếm

10

Công ty Cổ
phần dịch vụ 1 nguồn
Kỹ
thuật Ir -192
Chiếu xạ
PHATECO
quá liều

19

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố
Điều tra nguyên
nhân sự cố


Thực hiện chỉ đạo Hỗ trợ tìm kiếm
của BCH ứng phó nguồn phóng xạ
cấp tỉnh trong việc
tìm kiếm nguồn
Cơ sở chủ động đưa
nạn nhân đến cơ sở
y tế để kiểm tra sức
khỏe và điều trị nếu
bị ảnh hưởng

Không khởi động
kế hoạch ứng phó
sự cố
Sở KHCN và Sở Y
tế có thể giới thiệu
cơ sở chuyên ngành
về chẩn đoán và
điều trị bệnh phóng xạ


Sự cố rơi
nguồn

Cơ sở huy động Không khởi động
nguồn lực, phương kế hoạch ứng phó
tiện chủ động thu sự cố
hồi nguồn

Sự cố

trong vận
chuyển
nguồn

Cơ sở huy động
nguồn lực, phương
tiện chủ động thu
hồi nguồn

Khởi động kế hoạch
ứng phó sự cố

Khoanh vùng đảm
bảo an toàn, an ninh
Thực hiện chỉ đạo khu vực xảy ra sự
của BCH ứng phó cố, phân luồng giao
cấp tỉnh trong việc thông, phòng cháy
thu hồi nguồn
và cứu nạn.
Hỗ trợ cấp cứu y tế
Hỗ trợ thu hồi
nguồn trong trường
hợp khẩn cấp

* Kết luận về tiêu chí khi cần trợ giúp của kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh
đối với sự cố xảy ra tại các cơ sở tiến hành công việc bức xạ (có nguồn
phóng xạ trên địa bàn tỉnh):
- Trên cơ sở phân tích khả năng xảy ra sự cố và kế hoạch ứng phó sự cố
bức xạ cấp cơ sở được phê duyệt, các tình huống cơ bản đều nằm trong khả năng
ứng phó sự cố của cơ sở và cơ sở chịu trách nhiệm ứng phó sự cố đối với sự cố

xảy ra tại cơ sở.
- Có 2 tình huống cần sự hỗ trợ của kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt
nhân cấp tỉnh là sự cố mất nguồn và sự cố tai nạn trong vận chuyển nguồn
phóng xạ bên ngoài cơ sở.
3.2. Đánh giá nguy cơ mất an ninh nguồn phóng xạ
Tình huống mất an ninh nguồn phóng xạ xảy ra khi nguồn phóng xạ bị lấy
cắp và phá hoại nhằm mục đích xấu đối với con người và môi trường.
- Địa bàn trọng điểm là các địa bàn mà thế lực phản động, khủng bố có
thể dùng thiết bị phát tán chất phóng xạ gây rối loạn trật tự, trị an, tạo dựng tình
trạng hoảng loạn tâm lý trong xã hội, gây thiệt hại về sức khoẻ con người và tác
động kinh tế - xã hội:
- Khu tập trung cơ quan hành chính nhà nước: Toà nhà Ủy ban nhân dân
tỉnh, Tỉnh ủy Quảng Ninh; khu vực các Sở, Ban, Ngành tập trung của tỉnh.
20


- Cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu Móng Cái, Cảng Cái Lân, cửa khẩu Hoành Mô.
- Các địa điểm công cộng tập trung đông người, nơi tổ chức các sự kiện
văn hóa xã hội lớn.
3.3. Đánh giá nguy cơ nguồn phóng xạ nằm ngoài kiểm soát
- Do có việc vận chuyển và sử dụng nguồn phóng xạ từ các địa phương
khác chuyển đến (nhập nguồn mới, sử dụng nguồn ở địa phương mà không
thông báo) nên có nguy cơ xảy ra sự cố do mất cắp, thất lạc, tai nạn trên đường
vận chuyển.
- Các sự cố nguồn vô chủ xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố. Thông
thường các nguồn, thiết bị chứa nguồn là kim loại và có thể di chuyển đến các
cơ sở thu gom phế liệu kim loại, các cơ sở tái chế, sản xuất kim loại trong tỉnh.
- Nguy cơ buôn lậu nguồn phóng xạ qua biên giới, các cửa khẩu đường
bộ, đường biển, cảng hàng không (điển hình như sự cố quân bài chứa chất phóng
xạ vừa qua).

3.4. Đánh giá nguy cơ sự cố từ nhà máy điện hạt nhân ngoài biên giới
Nguy cơ sự cố nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc được phân tích ở phần
Phụ lục 1.
Tuy nhiên nguy cơ được xếp ở nguy cơ nhóm 5 và công tác chuẩn bị, ứng
phó sự cố được thực hiện theo Kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia.
3.5. Xác định nhóm nguy cơ trên địa bàn tỉnh
Theo phân tích nguy cơ ở trên, áp dụng Thông tư 25/2014/TTBKHCN
tỉnh Quảng Ninh hiện tại có nguy cơ IV và V. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ,
hạt nhân của tỉnh Quảng Ninh đảm bảo việc chuẩn bị và ứng phó với nguy cơ nhóm IV.
Đối với nguy cơ nhóm V, tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm phối hợp với
Ban chi huy ứng phó sự cố cấp quốc gia chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với nhóm
nguy cơ này.

21


Chương IV
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
THAM GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ
4.1. Yêu cầu về hệ thống tổ chức ứng phó sự cố
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 29, Thông tư 25/2014/TTBKHCN, hệ thống tổ chức chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân bao gồm
các tổ chức, cá nhân sau:
- Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các
thành viên.
- Người Chỉ huy ứng phó sự cố hiện trường (được phân công cụ thể khi sự
cố xảy ra).
- Các tổ chức tham gia ứng phó sự cố.
- Các tổ chức hỗ trợ.
Bên cạnh Ban Chỉ huy đã được quy định cụ thể theo Thông tư 25, theo
thực tế chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức tại Quảng Ninh và tình

huống sự cố có thể xảy ra được phân tích tại Chương III có thể xác định các cơ
quan, tổ chức tham gia ứng phó sự cố như sau:
Tình huống sự cố

Tổ chức, cá nhân tham gia
Sở KH&CN

Tiếp nhận và xử lý thông tin
Cơ quan thường trực, điều phối

Mất nguồn (hoặc bị
Công an
trộm cắp nguồn)

Chiếu xạ quá liều

Nhiệm vụ chính

Điều tra

Chính quyền địa phương

Phối hợp thông báo, tìm kiếm

Sở KH&CN

Tiếp nhận và xử lý thông tin

Cơ quan Y tế


Khám bệnh, chữa bệnh

Sở KH&CN

Tiếp nhận và xử lý thông tin
Cơ quan thường trực, điều phối

Công an

Khoanh vùng an toàn

Sự cố trên đường
vận chuyển
Cơ quan Phòng cháy chữa cháy

Phân luồng giao thông
Chữa cháy
Cứu hộ, cứu nạn

Cơ quan y tế

Sơ cứu, phân loại nạn nhân
Chẩn đoán, điều trị
22


Các cơ quan tham gia, hỗ trợ Hỗ trợ ứng phó sự cố theo tình
khác
huống thực tế trong kế hoạch
ứng phó đã phê duyệt

Sở KH&CN

Tiếp nhận và xử lý thông tin
Cơ quan thường trực, điều phối

Công an
Sự cố mất an ninh
(phá hoại nguồn,
gây sự cố tại các địa Chính quyền địa phương
bàn trọng điểm,…) Giao thông vận tải

Khoanh vùng an toàn
Phân luồng giao thông
Sơ tán
Vận chuyển

Các cơ quan tham gia, hỗ trợ Hỗ trợ ứng phó sự cố theo tình
khác
huống thực tế trong kế hoạch
ứng phó đã phê duyệt
Sở KH&CN

Tiếp nhận và xử lý thông tin
Cơ quan thường trực, điều phối

Sự cố nguồn phóng Công an
Khoanh vùng an toàn
xạ nằm ngoài kiểm
Phân luồng giao thông
soát

Các cơ quan tham gia, hỗ trợ Hỗ trợ ứng phó sự cố theo tình
khác
huống thực tế trong kế hoạch
ứng phó đã phê duyệt
Sự cố nhà máy điện Tất cả các cơ quan trong bản kế Hỗ trợ ứng phó sự cố theo kế
hạt nhân ngoài biên hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh
hoạch ứng phó sự cố cấp quốc
giới
gia

Trên cơ sở phân tích về yêu cầu của hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, có
thể xác định cơ cấu tổ chức chuẩn bị và ứng phó sự cố của tỉnh Quảng Ninh như
ở Phần 4.2.

23


4.2. Cơ cấu tổ chức

HỆ THỐNG ỨNG PHÓ QUỐC GIA

UBND TỈNH QUẢNG NINH
BAN CHỈ HUY ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
KỸ THUẬT

SỞ, BAN, NGÀNH
HÕ TRỢ

TỔ CHỨC THAM

GIA ỨNG PHÓ

TỔ CHỨC QUẦN
CHÚNG KHÁC

UBND CÁC CẤP
SỞ KHCN – Cơ
quan thường trực

BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH

SỞ TÀI CHÍNH

CÁC CƠ SỞ CÓ
NGUỒN
PHÓNG XẠ

CÔNG AN TỈNH

SỞ KH - ĐT

CẢNH SÁT PCCC

SỞ CÔNG THƯƠNG

TỔ CHỨC TÌNH
NGUYỆN
CÁC HIỆP HỘI


SỞ GTVT

SỞ Y TẾ

SỞ LĐ-TB-XH

Chỉ đạo

BỘ CHQS

TRUNG TÂM
ỨNG DỤNG
TIẾN BỘ
KH&CN

SỞ NỘI VỤ

Hỗ trợ

BCH BĐ BIÊN PHÒNG

Phối hợp
SỞ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
ATBXHN

SỞ NN &PTNT
CỤC HẢI QUAN

QUẢNG NINH

TRUNG TÂM HTKT
ATBX & UPSC
VIỆN NĂNG LƯỢNG
NGUYÊN TỬ

SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

UBND CÁC CẤP NƠI XẢY RA SỰ CỐ

4.2.2 Thành phần
a. Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh.
Theo kế hoạch, Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân của tỉnh sẽ tích
hợp trong Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Tỉnh.
Trong đó:
- Chủ tịch UBND Tỉnh là Trưởng ban, chỉ đạo điều hành chung
24


- Phó Chủ tịch UBND Tỉnh là Phó Trưởng ban thường trực được ủy quyền
trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
trên địa bàn tỉnh.
- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ là Phó Trưởng ban, phụ trách công
tác ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
Các Phó Trưởng ban và ủy viên khác phân công theo quyết định kiện toàn
hàng năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh (năm 2015 tại Quyết định số

1274/QĐ-UBND ngày 12/5/2015).
UBND tỉnh sẽ ra quyết định kiện toàn mới thay thế Quyết định số
1274/QĐ-UBND trong đó phân công Lãnh đạo Sở KHCN trong Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn sau khi bản kế hoạch này được phê duyệt.
b. Tổ chức tham gia ứng phó
-

Sở Khoa học và Công nghệ
Công an tỉnh
Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy
Sở Y tế
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở Thông tin và Truyền thông
Cục Hải quan Quảng Ninh
Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/ thành phố nơi sự cố xảy ra

c. Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
- Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN
- Các cơ sở có nguồn phóng xạ
d. Sở, ban, ngành hỗ trợ
- Sở Tài chính
- Sở Kế hoạch - Đầu tư
- Sở Nội Vụ
- Sở Lao động - Thương binh - Xã hội
- Sở Giao thông vận tải
- Ủy ban nhân dân các cấp ở khu vực khác

25


×