Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐỖ THỊ LINH TRANG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SỐNG BỆNH NHÂN BẠCH cầu mạn DÕNG tủy tại VIỆN HUYẾT học – TRUYỀN máu TRUNG ƢƠNG KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dƣợc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ LINH TRANG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SỐNG
BỆNH NHÂN BẠCH CẦU MẠN DÕNG TỦY
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG ƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ LINH TRANG
MÃ SINH VIÊN: 1401618

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG SỐNG
BỆNH NHÂN BẠCH CẦU MẠN DÕNG TỦY
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
TRUNG ƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. GS.TS. Nguyễn Thanh Bình.
2. NCS. Nguyễn Thị Thu Cúc.

Nơi thực hiện:


1. Bộ môn Quản Lý Kinh Tế Dƣợc
2. Viện Huyết học-Truyền máu Trung ƣơng

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận này, với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc
trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, NCS. Nguyễn
Thị Thu Cúc là những người thầy ln hết lịng quan tâm, sẵn sàng dạy bảo và hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các bác sĩ và điều dưỡng
cũng như các Bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy tại Khoa Khám bệnh, Khoa H7 Viện
Huyết Học - Truyền Máu Trung Ương đã hết lòng giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu.
Tôi cũng xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo,
Bộ mơn Quản lý kinh tế dược và các thầy cô trường Đại Học Dược Hà Nội đã ln tận
tình chỉ dạy tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn ở
bên động viên và là nguồn động lực to lớn giúp tơi vượt qua khó khăn và hồn thiện đề
tài.

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2019

Đỗ Thị Linh Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Bệnh học .................................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ............................................................................................................. 3
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị ............................................................................................ 4
1.1.4. Tiên lượng của bệnh .............................................................................................. 6
1.1.5. Tổng quan về các thuốc ức chế tyrosin kinase ...................................................... 7
1.2. Tổng quan về chất lƣợng sống ............................................................................... 8
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 8
1.2.2. Các phương pháp đánh giá CLS ......................................................................... 10
1.3. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống bằng bộ công cụ EQ – 5D-5L và QLQ – C3012
1.3.1. Bộ câu hỏi European Quality of Life – 5 Dimensions – 5 Levels (EQ – 5D – 5L)
.......................................................................................................................................12
1.3.2. Bộ câu hỏi QLQ C30 ...........................................................................................14
1.4. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá CLS BCMDT trên thế giới ..................... 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................................ 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................................. 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 18
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 18
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 19
2.2.4. Cách xác định biến số .......................................................................................... 20
2.2.5. Cơng thức tính tốn và xử lý số liệu .................................................................... 22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 25

3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................ 25
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học................................................................................. 25
3.1.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh nhân. ..................................................................... 26


3.2. Đánh giá chất lƣợng sống của bệnh nhân BCMDT theo bộ cơng cụ EQ-5D-5L
.......................................................................................................................................27
3.2.1. Đánh giá 5 khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ-5D-5L .......... 27
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLS bệnh nhân theo bộ câu hỏi EQ-5D ................... 29
3.3. Đánh giá chất lƣợng sống của bệnh nhân theo bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30
.......................................................................................................................................32
3.3.1. Điểm chất lượng sống của bệnh nhân theo bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30......... 32
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLS của bệnh nhân BCMDT theo bộ câu hỏi EORTC
QLQ-C30 ....................................................................................................................... 34
BÀN LUẬN .................................................................................................................. 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

BCMDT

Bạch cầu mạn dòng tủy


CLS

Chất lượng sống

EORTC

European Organization for

Bộ công cụ đo lường chất lượng

QLQ-C30

Research and Treatment of

sống dành cho bệnh nhân ung thư.

Cancer
EQ-5D-5L

HRQOL

European Quality of Life – 5

Bộ công cụ đo lường chất lượng

Dimensions – 5 Levels

sống Châu Âu EQ-5D.


Health-related quality of life

Chất lượng sống liên quan đến
sức khỏe.

QoL

Quality of life

Chất lượng sống toàn diện.

VAS

Visual Analog Scale

Thang đo trực quan

TKI

Tyrosine Kinase Inhibitors

Thuốc ức chế enzyme tyrosine
kinase

TTO

Time Trade off

Thời gian đánh đổi


WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

WHOQOL

World health organization

Bộ công cụ đánh giá CLS do

quality of life questionnaire

WHO phát triển

Standard Gamble

Đặt cược chuẩn

SG


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu CLS của bệnh nhân BCMDT ...................... 15
Bảng 2.1. Cách xác định biến số .................................................................................. 20
Bảng 2.2. Các câu hỏi thuộc các vấn đề QLQ- C30 ...................................................... 23

Bảng 2.3. Cách xử lý số liệu .......................................................................................... 24
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học ........................................................................... 25

Bảng 3.2. Một số đặc điểm về tình trạng bệnh nhân ....................................................... 26
Bảng 3.3. Điểm CLS trung bình của bệnh nhân BCMDT .............................................. 28
Bảng 3.4. Sự khác biệt về giá trị CLS giữa các nhóm .................................................... 30
Bảng 3.5. Điểm CLS của bệnh nhân theo bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 ...................... 32
Bảng 3.6. Sự khác biệt về điểm QoL giữa các nhóm ..................................................... 34
Bảng 3.7. Sự khác biệt về điểm chức năng và triệu chứng gữa các nhóm… ................... 36
Bảng 3.8. Sự tương quan giữa hai thang đo EQ-5D và QLQ-C30 ................................ 37


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Số ca mắc mới trên 100.000 người theo chủng tộc / sắc tộc và giới tính: Bệnh
BCMDT .......................................................................................................................... 3
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 20
Hình 3.1. Đánh giá khía cạnh CLS theo bộ cơng cụ EQ-5D ........................................... 27
Hình 3.2. Điểm số QLQ-C30 ở hai nhóm bệnh nhân dùng imatinib và nilotinib………33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh lý ác tính chiếm khoảng 510 % trong số các bệnh thuộc hệ tạo máu, chiếm tỷ lệ từ 70-80 % trong số các bệnh
thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính. Ở Châu Á, BCMDT là một trong những bệnh
bạch cầu phổ biến, thường xảy ra ở những bệnh nhân trên tuổi 40 [14]. Tại Mỹ, tỷ lệ
mắc bệnh và tuổi trung bình có thể cao hơn, theo thống kê của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ,
năm 2018, BCMDT được ước tính chiếm tỉ lệ là 14% với 8.430 ca trong tổng số 60,3
nghìn ca mới mắc bệnh bạch cầu [12].
Năm 2001 với sự ra đời của các thuốc ức chế Tyrosin kinase (TKI) đã cải thiện
tiên lượng và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân đồng thời giảm bớt được độc
tính so với các phương pháp điều trị khác [26]. Tuy nhiên với liệu pháp điều trị kéo dài,
chất lượng sống (CLS) của bệnh nhân vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng do tác dụng khơng
mong muốn của thuốc, sự thiếu tuân thủ, kiên trì điều trị và sự tác động của các yếu tố
tâm lý, xã hội khác [26]. Nếu trước đây, việc đánh giá hiệu quả điều trị chỉ dựa trên

những cải thiện về chỉ số lâm sàng, sự kéo dài thời gian sống thêm dưới góc nhìn y học
chun mơn; thì ngày nay với sự định nghĩa mới về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), khỏe mạnh không chỉ là tình trạng có bệnh hay khơng mà cịn là tình trạng thoải
mái về cả thể chất lẫn tinh thần từ góc nhìn của chính người bệnh đã trở nên quan trọng
trong việc đánh giá các chính sách y tế. Vì vậy ngày nay, ngoài mục tiêu nâng cao sức
khỏe thể chất thì việc nâng cao CLS cho bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân
BCMDT nói riêng đã và đang trở thành mục tiêu ngày càng được quan tâm [24] [45]
[54] [59] [60]. CLS liên quan đến sức khỏe (HRQOL) là kết quả quan trọng từ cả hai
khía cạnh lâm sàng và kinh tế. Đối với bệnh nhân ung thư, nó có thể được coi là thước
đo của sự đánh đổi giữa lợi ích sống cịn, độc tính từ các phương pháp điều trị và sức
khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân [19]. Trên thế giới, CLS đã trở thành mục tiêu
sức khỏe hàng đầu của nhiều quốc gia từ những năm 2000 [60], do đó đã có rất nhiều
nghiên cứu đánh giá, ước tính CLS của bệnh nhân BCMDT, tuy nhiên ở Việt Nam số
lượng các nghiên cứu này cịn rất hạn chế. Vì vậy, Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng
sống của bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy” được thực hiện nhằm làm rõ các mục
tiêu sau:

1


1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân BCMDT tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung
Ương.
2. Đánh giá CLS bệnh nhân BCMDT và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLS
theo bộ công cụ EQ-5D-5L.
3. Đánh giá CLS bệnh nhân BCMDT và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLS
theo bộ công cụ QLQ-C30.
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách y tế Việt Nam có
cái nhìn bao qt để đánh giá hiệu quả của các can thiệp y tế và tình trạng tâm lý xã hội
đối với bệnh nhân BCMDT. Từ đó có thể đưa ra các quyết định y tế phù hợp và phân bổ
nguồn lực y tế hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu cịn cung cấp thơng tin, bổ sung dữ liệu đầu

vào cho các nghiên cứu chi phí-hiệu quả các phác đồ điều trị BCMDT.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh học
1.1.1. Khái niệm
BCMDT là bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính, đặc trưng bởi sự tăng
sinh của các tế bào dòng bạch cầu hạt có biệt hóa trưởng thành, hậu quả là số lượng bạch
cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ tuổi của dòng bạch cầu hạt.
1.1.2. Dịch tễ học
Ung thư là nguyên nhân lớn thứ hai gây tử vong cho hàng triệu người trên thế
giới. Ước tính có khoảng 18,1 triệu ca mới mắc và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư vào
năm 2018. Gánh nặng toàn cầu về ung thư được dự báo là sẽ vẫn tiếp tục gia tăng [63].
Trong số đó, BCMDT là một bệnh hiếm gặp, sẽ ảnh hưởng đến khoảng 100.000 bệnh
nhân trên toàn thế giới mỗi năm và là một gánh nặng sức khỏe toàn cầu đáng kể.
BCMDT chiếm tỷ lệ 15-20 % trong số các bệnh bạch cầu với tỷ lệ mắc bệnh là 10-12 /
100.000 người trên thế giới, với mức tăng ổn định [61]. Ở châu Âu với tỷ lệ mắc mới
hàng năm là 0,4-1,6 / 100.000 dân/năm và tỷ lệ mắc bệnh bệnh là 11/100.000 dân năm
2017 [33] [51], [53] . Tại Mỹ, theo số liệu thống kê của hiệp hội ung thư Mỹ năm 2018,
tỷ lệ mới mắc bệnh ở 2 giới nam và nữ trên 100.000 dân theo chủng tộc và giới tính
được thể hiện trên Hình 1.1.
3

Ca mới mắc trên 100.000 dân

2.5

2.4


2.4

2.3
2

1.9

2

Nam
1.6
1.5

1.4

1.4

1.4

Nữ
1.1

1

1

0.8

0.5


0
Trên thế giới

Da Trắng

Da Đen

Châu Á

Người Mỹ da đỏTây Ban Nha

Hình 1.1. Số ca mắc mới BCMDT trên 100.000 ngƣời theo chủng tộc và giới tính.
3


Bệnh chủ yếu diễn ra ở người lớn, nguy cơ cao ở người 60 tuổi trở lên. Bệnh
được phát hiện thường xuyên nhất ở lứa tuổi 65 đến 75. Tỉ lệ sống còn sau 5 năm (2007
– 2013) của bệnh nhân đạt 68,2%, giai đoạn (2008 – 2014) đạt 67,6%. Năm 2018, tỉ lệ
bệnh nhân chết vì BCMDT chiếm 1.090 ca (trên tổng số 24.370 ca chết vì bệnh bạch
cầu), trong đó tỷ lệ nam chết vì BCMDT cao gấp 2 lần so với nữ [62].
Dữ liệu thống kê về dịch tễ học của Châu Á ghi nhận tỷ lệ mới mắc bệnh là 0,71,2 /100.000 người/năm, tỷ lệ mắc bệnh năm 2017 là 6-10 /100.000 người. Một số nước
Châu Á ở một số nước như: Ấn Độ, tần suất mắc bệnh hằng năm ở nam giới là 0,82,2/100.000 dân và ở nữ giới là 0,6–1,6/100.000 dân, ở Trung Quốc tỷ lệ này là 0,36 /
100.000 dân (khoảng 5.470 ca mới mắc mỗi năm)[52] [58]. độ tuổi trung bình mắc
BCMDT ở Châu Á trẻ hơn so với các nước Châu Âu hay Mỹ, độ tuổi mắc bệnh nhiều
nhất là từ 30-40 tuổi [52]. Tuổi mắc bệnh trung bình được báo cáo trong các nghiên cứu
tại Việt Nam và trong khu vực là từ 38-55 tuổi [1], [17], [47]. Tỷ lệ nam: nữ dao động
từ 1,3-1,6:1 [14] . Tại Việt Nam, các nghiên cứu về BCMDT đều cho thấy BCMDT là
bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính thường gặp nhất. Chiếm tỉ lệ 5,73% trong
tổng số các bệnh về máu và 82,63% trong các bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác

tính [2]. Kết quả tương tự từ các nghiên cứu của các tác giả: Trần Thị Minh Hương và
cộng sự năm 2002, BCMDT chiếm 71,4% trong các bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy
ác tính, tác giả Nguyễn Thị Minh An và cộng sự BCMDT chiếm 23,91% trong số các
bệnh bạch cầu và 5,36% các bệnh tạo máu [1].
1.1.3. Chẩn đoán và điều trị
1.1.3.1. Chẩn đoán
Bệnh BCMDT được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu theo WHO là: Giai đoạn mạn
tính, tăng tốc và giai đoạn chuyển cấp.
Giai đoạn mạn tính:
Bệnh thường bắt đầu từ từ, âm ỉ nên khó xác định thời điểm bắt đầu bị bệnh.
Thường phát hiện ra bệnh khi gặp các triệu chứng như lách to (gặp ở 85 – 90% người
bệnh), gan to (trên 50% người bệnh).
- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại biên tăng 25 x 109/L, có thể kiểm sốt tốt
bằng điều trị chuẩn.
- Tỷ lệ tế bào non <10% trong máu ngoại biên hoặc trong tủy xương.
4


- Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm <20%.
- Số lượng tiểu cầu ≥100 x 109/L.
Giai đoạn tăng tốc
Có thể rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bạch cầu cấp, một số có thể quay
trở lại giai đoạn mạn tính. Biểu hiện lâm sàng nặng lên (thiếu máu, xuất huyết, nhiễm
trùng), lách to không đáp ứng với điều trị. Các triệu chứng cận lâm sàng khác gồm:
- Máu ngoại vi: (1) Tăng tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào
nhưng dưới 20%; (2) Giảm số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin; (3) Số lượng
tiểu cầu có thể tăng hoặc giảm.
- Tuỷ xương: (1) Giảm sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu; (2) Xu hướng
tăng tế bào non ác tính (tế bào blast), trong đó tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và
tiền tuỷ bào nhưng dưới 20%.

Giai đoạn chuyển bạch cầu cấp
Trong giai đoạn này thường gặp biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho bạch cầu cấp
như triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, hội chứng thâm nhiễm. Có các triệu
chứng cận lâm sàng sau:
- Máu ngoại vi: (1) Tăng tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và tiền tuỷ bào
≥ 20%; (2) Giảm số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin; (3) Giảm tiểu cầu.
- Tuỷ xương: (1) Giảm sinh dòng hồng cầu và dòng mẫu tiểu cầu; (2) Tăng sinh
các tế bào non ác tính (tế bào blast), trong đó tỷ lệ tế bào blast hoặc nguyên tuỷ bào và
tiền tuỷ bào ≥ 20%.
1.1.3.2. Điều trị.
 Điều trị giai đoạn mạn tính và tăng tốc
 Điều trị nhắm đích bằng thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase
- Lựa chọn đầu tay là các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1 và 2, cụ
thể là: Các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 1: imatinib. Liều dùng ban đầu:
400 mg/ngày (4 viên hàm lượng 100 mg/ngày) ở giai đoạn mạn tính; 600-800 mg/ngày
ở giai đoạn tăng tốc, 800 mg/ngày ở giai đoạn chuyển bạch cầu cấp. Thuốc ức chế hoạt
tính tyrosin kinase thế hệ 2 như nilotinib và dasatinib. Liều khởi đầu nilotinib được
khuyến cáo là 300 mg x 2 lần/ngày.
- Trong trường hợp bệnh nhân kháng với imatinib, có thể sử dụng các thuốc ức
chế hoạt tính tyrosin kinase thế hệ 2, hoặc ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại. Nếu sử
5


dụng nilotinib là lựa chọn điều trị bậc 2, hoặc điều trị trong giai đoạn tăng tốc hoặc
chuyển cấp, liều khởi đầu có thể tăng lên 400 mg x 2 lần/ ngày.
 Các phương pháp điều trị khác.
- Điều trị bằng thuốc: Hydroxyurea: Liều khởi đầu 30-60 mg/kg cân nặng cơ
thể/ngày. Giảm liều tuỳ theo số lượng bạch cầu rồi chuyển sang điều trị duy trì liều thấp
(10-20 mg/ngày) khi số lượng bạch cầu trở về giá trị bình thường.
+ Interferon – α: Liều khởi đầu 5 MU/m2/ngày. Điều trị trong vòng 3 năm sau

khi đạt lui bệnh về tế bào di truyền. Sau đó có thể giảm liều Interferon – D rồi dừng
thuốc và xét nghiệm NST Ph mỗi 6 tháng.
- Ghép tế bào gốc tạo máu: Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại với người cho
phù hợp HLA là phương pháp cho phép đạt tới tình trạng lui bệnh lâu dài với khả năng
tiến tới khỏi bệnh.
- Điều trị hỗ trợ: Truyền máu trong trường hợp thiếu máu rõ (nồng độ HG dưới
70 G/L) Cần hạn chế chỉ định truyền máu khi người bệnh có số lượng bạch cầu máu
ngoại vi cao trên 10 g/l để tránh nguy cơ làm tắc mạch. Bổ sung dịch bằng đường uống
(2-3 lít nước/m2 hàng ngày), kiềm hóa nước tiểu, lợi niệu cưỡng bức phòng ngừa hội
chứng tiêu khối u, allopurinol đường uống 300 mg/ngày phòng ngừa và điều trị tăng axit
uric máu. Gạn bạch cầu khi số lượng bạch cầu cao trên 100G/L.
 Điều trị trong giai đoạn chuyển cấp
- Trong giai đoạn chuyển cấp của BCMDT, cần điều trị như đối với bạch cầu cấp (đa
hoá trị liệu và ghép tuỷ đồng loại) phối hợp với điều trị nhắm đìch bằng các thuốc ức
chế hoạt tính tyrosin kynase.
1.1.4. Tiên lượng của bệnh
Trước kia, giai đoạn mạn tính của BCMDT thường kéo dài 3-5 năm, sau đó nhanh
chóng chuyển thành bạch cầu cấp (có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm thường không
quá 1 năm). Ngày nay, với việc ứng dụng ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại và điều trị
nhắm đích bằng các thuốc ức chế hoạt tính tyrosin kinase, tiên lượng người bệnh
BCMDT được cải thiện [10]. Thuốc điều trị nhắm đích giúp bệnh nhân có thể đạt đáp
ứng sâu mức độ phân tử giúp bệnh nhân kéo dài một cách cơ bản sự sống và cải thiện
CLS, tăng tỉ lệ sống sau 5 năm lên gấp 2 lần từ 30% đến 60% [5].

6


1.1.5. Tổng quan về các thuốc ức chế tyrosin kinase
Các thuốc TKI là các thuốc nhắm đích vào protein kinase. Protein kinase là một
loại enzyme có khả năng kích hoạt các thành phần protein khác bằng phản ứng

phosphoryl hóa (gắn liên kết phosphate cao năng từ ATP). Trong đó Tyrosine protein
kinase có vai trị quan trọng trong phân chia, biệt hóa và hình thái của tế bào và là đích
nhắm của rất nhiều thuốc trúng đích.
Dựa vào cơ chế đó, các TKI được ra đời và có hiệu quả đáng kể trên các bệnh
nhân ung thư BCMDT. Nghiên cứu này tập trung vào ước tính CLS của bệnh nhân sử
dụng TKI thế hệ 1 (imatinib) và thế hệ 2 (nilotinib).
1.1.5.1. Imatinib
Imatinib được cấp phép bởi Cục Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) năm
2001. Đây là thuốc đầu tiên trong nhóm ức chế enzym Tyrosine Kinase được dùng cho
điều trị BCMDT. Thuốc có khả năng ức chế một cách chọn lọc enzym BCR-ABL
Tyrosine Kinase bằng cách cạnh tranh với phân tử ATP trong việc liên kết với enzym
này. Theo nghiên cứu của Schiffer CA (2007) thì Imatinib đã hồn toàn tiêu diệt được
tế bào bạch cầu ung thư trong tuỷ sau 18 tháng điều trị ở khoảng 76% trong số 1.106
bệnh nhân thử nghiệm dùng, đồng thời bệnh đã không tiến triển nặng thêm trên 97% số
bệnh nhân trong quá trình theo dõi thử nghiệm lâm sàng [50]. Rất nhiều các nghiên cứu
đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả điều trị BCMDT bằng phác đồ imatinib và cho
ra các kết quả tương đồng [5]. Imatinib đã làm thay đổi tích cực thời gian sống cịn của
bệnh nhân BCMDT, ước lượng thời gian sống trung vị của giai đoạn mạn tính được điều
trị với imatinib là 25 đến 30 năm. Đối với bệnh nhân giai đoạn chuyển cấp với phác đồ
imatinib cũng cho tiên lượng tốt hơn so với các phương pháp khác [30].
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của imatinib trên
bệnh nhân BCMDT đều cho ra kết quả chứng minh điều trị bằng imatinib có thể đạt đáo
ứng sâu mức độ phân tử. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trường Sơn và cộng sự trên
16 bệnh nhân sử dụng imatinib trong vòng 3 tháng cho kết quả 100% đáp ứng huyết học
hoàn toàn, đáp ứng di truyền học tế bào kém và tối thiểu chiếm 56,25%, có 1 trường hợp
đáp ứng di truyền học tế bào hoàn toàn. Các tác dụng phụ như phù, đau nhức cơ, vọp bẻ
là các tác dụng phụ thường gặp nhưng tất cả đều được khắc phục, giảm bạch cầu chiếm
25%, giảm tiểu cầu chiếm 31,25%, bệnh nhân phải ngưng điều trị trong 1 thời gian ngắn
7



và sau đó điều trị trở lại kết quả tốt, khơng có bệnh nhân nào giảm bạch cầu, tiểu cầu lần
2. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hà Thanh và cộng sự trên 118 bệnh nhân sử dụng
imatinib và đánh giá đáp ứng sau 12, 24, 36, 48 tháng cho thấy thời gian sống thêm
không tiến triển bệnh đạt lần lượt 98,3 %; 97,5%; 93,6%; 93,4%. Thời gian sống thêm
toàn bộ (OS) đạt lần lượt 100%; 99,1%; 98,1% và 96,9% [3].
1.1.5.2. Nilotinib
Nilotinib là một TKI thế hệ 2-một trong những lựa chọn điều trị bậc 1 hoặc bậc
2 cho bệnh nhân BCMDT sau khi thất bại hoặc không thể sử dụng imatinib. Liều khởi
đầu nilotinib được khuyến cáo là 300 mg x 2 lần/ngày với điều trị bậc 1 và có thể lên tới
400mg x 2 lần/ngày với điều trị bậc 2 hoặc giai đoạn chuyển cấp.
Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 3 để đánh giá hiệu quả và an toàn của
nilotinib trên các bệnh nhân được chẩn đoán mới (ENESTnd), cho thấy tỉ lệ đáp ứng
sớm hơn, cao hơn đồng thời có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn cấp tính thấp hơn so
với các bệnh nhân sử dụng imatinib [32]. Trên cơ sở theo dõi 5 năm của nhóm bệnh
nhân Nhật Bản cho kết quả đáp ứng phân tử phân tử ở các nhóm bệnh nhân sử dụng
nilotinib 300mg; nilotinib 400mg; imatinib cho đáp ứng phân tử lần lượt là 86,2%;
78,3% và 60% [42]. Ước tính tỷ lệ sống sót của bệnh nhân BCMDT sau 6 năm là 91,6%
với liều nilotinib 300 mg hai lần hàng ngày (p = 0,7085 so với imatinib), 95,8% với liều
nilotinib 400 mg hai lần mỗi ngày (p = 0,0314 so với imatinib) và 91,4% với phác đồ
imatinib. Nilotinib đã được chứng minh là hiệu quả mạnh hơn và chọn lọc hơn imatinib.
So với imatinib các triệu chứng như: buồn nơn, nơn, tiêu chảy, co thắt cơ và phù ít gặp
hơn khi dùng nilotinib, trong khi phát ban, đau đầu và ngứa thì ngược lại.
1.2. Tổng quan về chất lƣợng sống
1.2.1. Định nghĩa
1.2.1.1. Chất lượng sống
Mặc dù CLS đã được quan tâm từ rất lâu tuy nhiên cho tới nay nó cũng một khái
niệm khó xác định và đo lường. Một giả thuyết được đề xuất cho thấy rằng CLS đo
lường sự khác biệt, khoảng cách trong một khoảng thời gian cụ thể giữa hy vọng, kỳ
vọng của cá nhân và sự trải nghiệm hiện tại của cá nhân đó. CLS chỉ có thể được mơ tả

bởi cá nhân, bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, sự trải nghiệm, tác động của
bệnh tật và quá trình điều trị [16] .

8


Đến năm 1995, nhóm nghiên cứu về CLS thuộc WHO đã đưa ra định nghĩa về
CLS là nhận thức của con người về tình trạng cuộc sống của mình trong ngữ cảnh văn
hóa và hệ thống giá trị mà họ đang sống, trong mối quan hệ với những mục đích, hy
vọng, quy tắc và quan tâm của họ. Đó là khái niệm tổng hợp chịu ảnh hưởng phức tạp
của tình trạng thể chất, tình trạng tâm lý, các mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội,
niềm tin cá nhân và mối quan hệ đối với các đặc trưng nổi bật trong môi trường xung
quanh [53].
1.2.1.2. CLS liên quan đến sức khỏe
 Khái niệm sức khỏe
Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa về sức khỏe là một tình trạng hồn tồn thoải
mái kể cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh. Vì vậy
với sự tiến bộ của y học kĩ thuật ngày nay, người ta không chỉ quan tâm tới nâng cao
sức khỏe thể chất đơn thuần hoặc kéo dài tuổi thọ mà còn quan tâm tới hiệu quả cải
thiện CLS của bệnh nhân.
 Khái niệm CLS liên quan đến sức khỏe (HRQOL)
Khái niệm CLS liên quan đến sức khỏe (HRQOL) và các yếu tố tác động đã được
phát triển từ những năm 1980 bao gồm những khía cạnh của CLS nói chung có ảnh
hưởng đến sức khỏe về thể chất hoặc tinh thần. Ở cấp độ cá nhân, HRQOL bao gồm các
nhận thức về sức khỏe thể chất và tinh thần (ví dụ: mức năng lượng, tâm trạng) và các
yếu tố tác động như các rủi ro, điều kiện sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội
và tình trạng kinh tế xã hội. Ở cấp độ cộng đồng, HRQOL bao gồm các nguồn lực, điều
kiện, chính sách và thực tiễn ở cấp cộng đồng có ảnh hưởng đến nhận thức về sức khỏe
và tình trạng chức năng của người dân. Vì vậy trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, Trung
tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Mỹ đã đưa ra định nghĩa HRQOL là “sức khỏe

thể chất và tinh thần nhận thức của một cá nhân hoặc nhóm theo thời gian” [41]. Tình
trạng sức khỏe tự đánh giá cũng là một yếu tố dự báo mạnh mẽ hơn về tỷ lệ tử vong và
tỷ lệ mắc bệnh so với nhiều biện pháp khách quan về sức khỏe khác.
Nhìn chung HRQOL là một phần của CLS nó phản ánh ảnh hưởng của bệnh tật
và những liệu pháp điều trị lên bệnh nhân do chính họ cảm nhận, đánh giá HRQOL là
một trong những phần quan trọng trong việc đo lường kết quả đầu ra của bệnh nhân về
nhu cầu chưa được đáp ứng và kết quả can thiệp [41]. HRQOL cung cấp cho bệnh nhân
9


và cán bộ y tế cái nhìn tổng quát về tác động của bệnh tật cũng như các can thiệp y tế
đến sức khỏe của bệnh nhân từ đó đưa ra những quyết định chính sách và phân bổ nguồn
lực y tế. Mặt khác HRQOL cung cấp các thông tin chủ quan về các bệnh tự miễn và các
yếu tố nguy cơ của chúng. Đo lường HRQOL có thể giúp xác định gánh nặng của bệnh
tật, thương tích, khuyết tật có thể phịng ngừa. Từ đó có thể cung cấp những hiểu biết
mới có giá trị về mối quan hệ giữa HRQOL và các yếu tố rủi ro. Đo lường HRQOL cũng
sẽ giúp theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu y tế của quốc gia.
1.2.2. Các phương pháp đánh giá CLS
CLS được coi là một công cụ để lượng giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp
y tế. Vì vậy CLS đang dần trở thành mục tiêu y tế quan trọng. Cùng với sự phát triển
của y học, các bộ công cụ để lượng giá CLS ngày càng phong phú đa dạng về đối tượng
cũng như phương pháp. Nhưng nhìn chung, để ước tính hiệu quả ta có 2 phương pháp
ước tính chính là phương pháp ước tính trực tiếp và phương pháp ước tính gián tiếp.
 Phƣơng pháp ƣớc tính hiệu quả trực tiếp
Phương pháp ước tính trực tiếp là yêu cầu người trả lời đánh giá một tình trạng
giả định dựa trên tình trạng của bệnh nhân đó với các đáp án của câu hỏi. Các phương
pháp trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp đặt cược chuẩn,
phương pháp đánh đổi thời gian và thang đo trực quan.
- Đặt cƣợc chuẩn (Standard Gamble - SG) là phương pháp đánh giá CLS của
bệnh nhân dựa vào việc xác định tỉ suất nguy cơ tử vong tối đa mà đối tượng có thể chấp

nhận được. Sẽ có 3 tình huống có thể xảy ra cho BN lựa chọn: sống cùng bệnh tật, khỏe
mạnh hoặc tử vong [28].
- Đánh đổi thời gian (Time Trade Off - TTO): là phương pháp tiến hành phỏng
vấn đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu bệnh nhân có sẵn lịng đánh đổi bao
nhiêu thời gian sống với tình trạng bệnh tật để có được trạng thái sức khỏe tốt. Cụ thể:
Giả định với tình trạng bệnh BCMDT như hiện nay bệnh nhân sống được 10 năm, khi được
hỏi: “Nếu có một phương pháp có thể điều trị dứt điểm bệnh, thì bệnh nhân sẵn sàng đánh đổi
bao nhiêu thời gian sống với bệnh để có được trạng thái sức khỏe tốt nhất”. Nếu bệnh nhân trả
lời “5 năm” tương ứng với bệnh nhân đã đánh đổi 1/2 thời gian sống với bệnh tật của mình để
có trạng thái sức khỏe tốt nhất [27].

- Thang đo trực quan (Visual Analog Scale –VAS), sử dụng thang trực quan
bệnh nhân sẽ lựa chọn tình trạng sức khỏe của bản thân dựa trên thang điểm từ 0 đến
10


100. Trong đó 100 điểm tương ứng với sức khỏe tốt nhất mà đối tượng phỏng vấn có
thể hình dung được. 0 điểm tương ứng với sức khỏe xấu nhất. Đối tượng phỏng vấn sẽ
đánh dấu x lên thang VAS để thể hiện sức khỏe của mình và sau đó ghi lại con số tương
ứng. Khi so sánh tính khả thi của 2 phương pháp VAS và TTO người ta nhận thấy rằng
VAS khả thi hơn và đáng tin cậy hơn một chút so với TTO [15].
Vì các phương pháp ước tính trực tiếp khá tốn thời gian khi nghiên cứu và người
nghiên cứu phải là một người được đào tạo cơ bản để giải thích rõ ràng các câu hỏi mà
khơng dẫn dắt hoặc gây khó hiểu cho bệnh nhân. Đồng thời cũng đòi hỏi người được
phỏng vấn phải có một trình độ cơ bản. Do đó phương pháp này ít được ưa chuộng hơn
so với các phương pháp ước tính gián tiếp [13].
 Phƣơng pháp ƣớc tính hiệu quả gián tiếp
Phương pháp ước tính hiệu quả gián tiếp là yêu cầu bệnh nhân trả lời các câu hỏi
nghiên cứu trong bộ câu hỏi. Hiện nay có rất nhiều các bộ công cụ đã được triển khai để
đo lường CLS, trong đó nhìn chung chia thành 2 loại: Bộ công cụ chuyên biệt và bộ

công cụ đo lường CLS tổng hợp. Bộ công cụ đo lường chuyên biệt dùng để đo lường
CLS cho người bệnh mắc một tình trạng sức khỏe cụ thể hoặc một bệnh:
Ví dụ:
- Cơng cụ KDQOL (Kidney Disease Quality of Life) sử dụng cho người mắc bệnh thận.
- QoL–AD (Quality of Life Alzheimer Disease) cho bệnh nhân Alzheimer
- AQLQ (Asthma Quality of Life Questionnaire) cho bệnh nhân hen suyễn.
- EORTC QLQ – C30 (European Organization for Research and Treatment of Cancer)
cho bệnh nhân ung thư.
Nhìn chung các bộ công cụ đo lường CLS tổng quát và bộ cơng cụ chun biệt
đều cho ta cái nhìn tổng quan về CLS của BN tuy nhiên nếu như các bộ công cụ chuyên
biệt đi sâu và đặc điểm, triệu chứng hoặc đặc trưng cho bệnh đó, thì các bộ công cụ đo
lường CLS tổng quát lại cho ta cái nhìn tổng quan giữa mọi loại đối tượng và vì vậy có
thể so sánh các bệnh với nhau, so sánh các phương pháp điều trị khác nhau từ đó có thể
giúp ích trong việc đưa ra các quyết định định hướng y tế.

11


Một số bộ công cụ đo lường CLS tổng hợp có thể kể đến như: bộ câu hỏi Short
form – 36 (SF-36) được thiết kế gồm 36 mục kết hợp trong 8 khía cạnh thuộc 2 nhóm
thể chất và tinh thần; bộ công cụ European Quality of Life – 5 Dimensions (EQ5D) do
tập đoan EuroQoL group phát triển, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được áp dụng rộng
rãi ở nhiều quốc gia. Nó được thiết kế để đánh giá CLS liên quan đến 5 khía cạnh sức
khỏe: vận động, tự chăm sóc, các hoạt động hằng ngày, tình trạng đau/khó chịu và lo
âu/trầm cảm. Ngồi ra bộ cơng cụ WHOQOL (World health organization quality of life
questionnaire) do WHO đề xuất để đánh giá CLS, có độ tin cậy cao được áp dụng rộng
rãi ở nhiều quốc gia, được dịch ra nhiều thứ tiếng với 2 phiên bản đầy đủ và tóm tắt.
Khơng thể đưa ra kết luận chính xác bộ công cụ nào không tốt hoặc tốt nhất. Mà
tùy và mục đích cũng như đối tượng nghiên cứu mà người nghiên cứu chọn ra bộ công
cụ phù hợp nhất hoặc kết hợp hai hay nhiều bộ công cụ để đánh giá [18]. Ngoài ra, sự

lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của dân số (ví dụ: tuổi, tình
trạng sức khỏe, ngơn ngữ / văn hóa) và mơi trường thực hiện phép đo (ví dụ thử nghiệm
lâm sàng, thăm khám bác sĩ định kỳ). Để đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân
BCMDT, nghiên cứu này đã sử dụng hai bộ câu hỏi là EQ-5D – thang trực quan VAS
và bộ công cụ QLQ – C30.
1.3. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống bằng bộ công cụ EQ – 5D-5L và QLQ – C30
1.3.1. Bộ câu hỏi European Quality of Life – 5 Dimensions – 5 Levels (EQ – 5D – 5L)
Bộ công cụ đã được chứng minh có hiệu quả trong đánh giá một số bệnh tự miễn,
mạn tính trong đó có BCMDT. Cũng là bộ công cụ đo lường hệ số (mức độ) chất lượng
sống phổ biến nhất hiện nay trên thế giới do nhóm các nhà khoa học Châu Âu (The
EuroQol Group) xây dựng. Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên 5 khía cạnh gồm sự đi lại,
tự chăm sóc, hoạt động hằng ngày, đau và tình trạng cảm xúc. Có 5 mức độ được đưa ra
bao gồm từ không ảnh hưởng, ít/hơi ảnh hưởng, ảnh hưởng nhiều, khá nhiều và rất nhiều.
Đây là phiên bản mới của EQ5D, mở rộng phạm vi lựa chọn từ ba đến năm cấp độ trong
mỗi lĩnh vực. Điều này giúp cải thiện độ nhạy của bộ cơng cụ và giảm hiệu ứng trần của
nó [56]. Bộ câu hỏi được chứng minh có hiệu quả hơn khi khảo sát chất lượng sống của
bệnh nhân ung thư đó so với EQ – 5D – 3L [35].
Đi kèm cùng bộ công cụ này là thang đo trực quan EQVAS. VAS được sử dụng
rộng rãi như một bộ công cụ đo lường cảm xúc vào những năm 1960, sau nghiên cứu
12


của Aitken và các cộng sự [12]. Ông cho rằng từ ngữ có thể thất bại trong việc diễn tả
trải nghiệm chủ quan do đó nên sử dụng VAS để đo lường cảm xúc. Sau đó, VAS được
sử dụng trong nhiều nghiên cứu và lâm sàng, bao gồm tâm trạng, ý định tự tử, trầm
cảm, lo âu, khó thở, thèm thuốc lá, chất lượng giấc ngủ, khả năng chức năng, đau cấp
tính, đau mãn tính, buồn nơn, khuyết tật… Từ những năm 1970, VAS đã được sử dụng
như một thước đo HRQOL, sau nghiên cứu của Priestman và Baum về bệnh nhân ung
thư [46] [25].
EQ VAS là dụng cụ đo tâm lý được thiết kế để ghi lại các đặc điểm của mức độ

triệu chứng liên quan đến bệnh ở từng bệnh nhân và sử dụng nó để đo lường mức độ
nghiêm trọng của triệu chứng và kiểm soát bệnh. VAS cũng có thể được sử dụng để theo
dõi quá trình của một bệnh mạn tính [37]. Sau khi hồn thành bộ câu hỏi EQ – 5D, BN
được yêu cầu chỉ ra sức khỏe tổng thể của họ theo thang điểm trực quan tương ứng theo
chiều dọc, từ mức độ xấu nhất tới tốt nhất. Trong lịch sử, EQ-VAS được sử dụng để
định giá VAS của EQ-5D, nhưng hiện tại nó đã phát triển thành một phần khơng thể
thiếu của bộ công cụ này [25]. Người ta nhận thấy rằng bất kỳ khía cạnh nào của HRQOL
quan trọng đối với người trả lời, khơng chỉ những khía cạnh có trong năm khía cạnh của
EQ-5D, sẽ ảnh hưởng đến cách mơ tả sức khỏe tổng thể trên EQ-VAS [57] . EQ VAS
có ưu điểm là đơn giản, thời gian để hồn thành rất ngắn (chỉ vài phút). VAS nhạy cảm
hơn với những thay đổi nhỏ so với các thang điểm miêu tả đơn giản khác vì khoảng giá
trị của EQ VAS rộng. Phương pháp này không yêu cầu đào tạo với người phỏng vấn và
người được phỏng vấn mà chỉ cần họ có khả năng sử dụng thước đo để đo khoảng cách
và xác định điểm số [37]. Tuy nhiên thang đo này cũng có nhược điểm là có tính chủ
quan cao do dựa trên cảm nhận cá nhân của người đánh giá. Do đó khó để giải thích
điểm số và mỗi người sẽ có một cảm nhận về mức điểm CLS riêng. BN khó có thể tìm
được một điểm số phù hợp với chất lượng sống của mình.
Hiện nay bộ câu hỏi EQ-5D đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có phiên
bản tiếng Việt và được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Đã có rất
nhiều nghiên cứu chứng tỏ độ nhạy, tính hợp lệ và phù hợp của EQ-5D với bệnh nhân
ung thư như nghiên cứu của Kim S.H và cộng sự năm 2012 [36] đã chỉ ra rằng EQ-5D
thích hợp để khảo sát CLS của bệnh nhân ung thư Hàn Quốc, nghiên cứu của Longworth

13


L. và cộng sự năm 2014: EQ-5D thể hiện tốt trong các nghiên cứu về CLS của bệnh
nhân ung thư [39].
1.3.2. Bộ câu hỏi QLQ C30
Trong suốt những thập kỷ qua, tác động của bệnh tật và điều trị đối với cuộc sống

và hoạt động của bệnh nhân ngày càng được quan tâm đặc biệt là đối với bệnh nhân ung
thư. Việc đánh giá có hệ thống về HRQOL có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng xác định
nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý xã hội của bệnh nhân từ đó có thể bắt đầu các chiến
lược can thiệp thích hợp khi cần thiết. Vì vậy năm 1986, nhóm nghiên cứu của Tổ chức
Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu (EORTC) đã khởi xướng một chương trình
nghiên cứu với mục tiêu dài hạn là phát triển một hệ thống đo lường tích hợp để đánh
giá CLS của bệnh nhân tham gia các thử nghiệm lâm sàng quốc tế. Đến năm 1987, bộ
câu hỏi đánh giá CLS thế hệ thứ nhất của tổ chức EORTC đã ra đời có tên là EORTC
QLQ-C36. Thế hệ hai được phát hành năm 1993 là EORTC QLQ-C30 đã được sử dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu lâm sàng. Bản sử dụng trong nghiên cứu là EORTC QLQC30 thế hệ 3. Khác với thế hệ 2 là có thêm mức độ thứ 4 cho các câu trả lời từ 1 đến 28,
câu hỏi số 4 được thay đổi thành “Bạn có cần nghỉ ngơi trên giường/ghế suốt ngày
khơng?”.
Phiên bản EORTC QLQ-C30 version 3. Đây là bảng câu hỏi chung cho tất cả các
loại ung thư gồm 30 câu hỏi nhằm đánh giá các điểm chức năng (hoạt động, làm việc,
nhận thức, xã hội, cảm xúc), Điểm triệu chứng (nôn/buồn nôn, đau, mệt mỏi), các chỉ số
đơn (thở nhanh, mất ngủ, mất ngon miêng, táo bón, tiêu chảy) và điểm về vấn đề tài
chính. Các nghiên cứu trên thế giới được tiến hành để đo tính tin cậy và hợp lệ đều cho
thấy EORTC QLQ – C30 là bộ câu hỏi có tính tin cậy và hợp lệ cao để đánh giá chất
lượng sống của bệnh nhân ung thư [38] [11] .
1.4. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá CLS BCMDT trên thế giới
Nghiên cứu về CLS đã và đang là lĩnh vực được quan tâm trong nghiên cứu kinh
tế y tế. Nghiên cứu về CLS của bệnh nhân BCMDT cũng là một trong những mối quan
tâm đó. Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu đánh giá CLS của bệnh nhân
BCMDT so sánh giữa các liệu pháp điều trị hoặc so sánh với nhóm dân số nói chung,
để từ đó có cái nhìn tồn diện về CLS của bệnh nhân cũng như những gánh nặng triệu
chứng mà bệnh tật hoặc quá trình điều trị mang lại. Bảng 1.1 bày tổng quan một số
nghiên cứu về CLS của bệnh nhân BCMDT.
14



Bảng 1.1. Tổng quan các nghiên cứu CLS của bệnh nhân BCMDT
Tác giả (năm xuất
bản)/Quốc gia/ Bộ

Kết quả

công cụ.
Uğur (2017), Thổ

- Thử nghiệm trên dạng mới của thuốc TKI

Nhĩ Kì, QLQ-C30

- Điểm CLS của bệnh nhân dùng TKI trung bình là 52.1±24.8thế

[54]

hệ 1 và 2 (Nilotinib) lần lượt là 57.2 ± 22.1 và 39,6±22,6.
- Khơng thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLS
của thế hệ 1 và 2.

Yu L (2016),

Phù, mệt mỏi, vấn đề về đường tiêu hóa, phát ban và bất thường

Trung Quốc, Tự xây

chức năng gan là những phản ứng bất lợi phổ biến nhất ảnh hưởng

dựng bộ công cụ


đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Phụ nữ, độ tuổi 40 tuổi,

[58]

trình độ học vấn thấp, thời gian điều trị TKI ngắn hơn cũng có
liên quan đến giảm CLS.

Philips (2013), Mỹ,

Bệnh nhân BCMDT dùng imatinib, nilotinib hoặc dasatinib bị

SF –36[45]

trầm cảm nhiều hơn, mệt mỏi hơn, gánh nặng triệu chứng lớn hơn
và CLS thể chất thấp hơn so với những người bình thường.

Hahn, E.A (2003),

Bệnh nhân mới sử dụng imatinib và sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm

Mỹ, Euro QoL-5D

có điểm CLS lần lượt là: 82,0; 84,1; 84,0; 85,5. Điểm CLS cao

FACT-BRM [29]

hơn so với nhóm dùng IFN +LDAC.

Saussele (2015),


- Phụ nữ nhận thấy sự giảm đáng kể về CLS, hoạt động, cảm xúc

Đức,

và hoạt động thể chất khi so sánh với nam giới.

QLQ-C30,[49]

- So với dân số chung, bệnh nhân BCMDT có điểm số thấp hơn
đáng kể về tình trạng sức khỏe tổng qt, vai trị, xã hội, tình cảm,
vật lý và chức năng nhận thức

Efficace, Ý, SF-36

-Nhóm tuổi 18-39 và 40-59 có điểm lâm sàng thấp hơn. Các bệnh

[23]

nhân từ 60 trở đi có điểm CLS tương tự nhóm chứng. CLS ở nữ
thấp hơn so với nam giới ở nhóm BCMDT.
-Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến (82%) gặp phải ở hầu hết bệnh
nhân BCMDT. Sự khác biệt về mặt triệu chứng giữa nhóm đối
chứng và nhóm BCMDT là có ý nghĩa thống kê.
15


Tổng hợp từ các nghiên cứu trên thế giới, nhận thấy bệnh nhân dùng TKI có sự
cải thiện hơn về CLS tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng từ các triệu chứng như mệt mỏi, đau
cơ ở các mức độ từ khơng ảnh hưởng tới ảnh hưởng nặng nề. CLS có liên quan tới nhóm

tuổi, giới tính và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Cụ thể như, nghiên cứu của nhóm tác
giả đến đến từ Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017 trên 56 bệnh nhân mắc BCMDT được theo dõi từ
năm 2005 đến 2015 với tuổi trung bình sử dụng TKI là 53.3±1,4 (các TKI ở dạng thuốc
generic). Kết quả đánh giá CLS của bệnh nhân bằng bộ câu hỏi QLQ -C30 cho thấy
điểm số CLS của bệnh nhân dùng imatinib và nilotinib lần lượt là 57.2 ± 22.1 và
39.6±22.6, TKI nói chung là 52.1±24.8, nghiên cứu cho thấy khơng sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về CLS chung giữa bệnh nhân dùng thế hệ 1 và 2 của TKI [54]. Ngoài
ra, một nghiên cứu cắt ngang của Đức năm 2015 được nghiên cứu trên 858 bệnh nhân
cho thấy phụ nữ (352, 41%) nhận thấy sự giảm đáng kể về điểm QoL (trung bình: 62,7,
p <0,001), vai trị (65,4, p = 0,0016), cảm xúc (60,3, p = 0,0002) và hoạt động thể chất
(74,9, p <0,0001) khi so sánh với nam giới (lần lượt là 68,9, 71,5, 67,6 và 82,7). So với
dân số Đức, 858 bệnh nhân BCMDT có điểm số thấp hơn đáng kể về điểm QoL (trung
bình: 67,9, p <0,0001), vai trò (70,8, p <0,0001), xã hội (69,2, p <0,0001), cảm xúc
(64,6, p <0,0001), vật lý (81,0, p <0,0001) và chức năng nhận thức (77,3, p <0,0001).
Ngoài ra, nghiên cứu trên 177 bệnh nhân tại 23 trung tâm y tế tại Ba Lan đã cho thấy
kết quả QoL trung bình ở những bệnh nhân hồn thành nghiên cứu cao hơn đáng kể
(69,4 ± 17,4) so với khi bắt đầu nghiên cứu (59,1 ± 18,8; p <0,001) [49]. Nghiên cứu
của Trung Quốc về các ảnh hưởng của TKI đến bệnh nhân cho thấy trong 731 BN được
hỏi có 407 BN (56%) là nam giới. Độ tuổi trung bình là 41 tuổi (từ 18 đến 88 tuổi), 560
BN (77%) bắt đầu điều trị TKI trong vòng 1 năm sau khi chẩn đốn. Với thời gian điều
trị trung bình là 3 năm, 549 (75%) BN đạt được đáp ứng tế bào hoàn toàn (CCyR) và
301 (41%) đạt được phản ứng phân tử hoàn toàn (CMR). Các tác dụng phụ phổ biến
nhất liên quan đến TKI là phù (44%), mệt mỏi (38%), rối loạn tiêu hóa (32%). Các phân
tích đa biến cho thấy thời gian điều trị TKI <4 năm là yếu tố liên quan đến các triệu
chứng được quan sát nhiều hơn ở nữ ≥40 tuổi và sử dụng TKI thế hệ 1. Ngoài ra bất
thường chức năng gan và phát ban khi sử dụng TKI thế hệ 2. Tác dụng khơng mong
muốn của TKI khơng có tác động đến cuộc sống hàng ngày ở 218 (30%) người được
hỏi (1 điểm), 375 (51%) bị giảm nhẹ hoặc vừa phải (2 hoặc 3 điểm), trong khi 138 (19%)
giảm đáng kể (4 hoặc 5 điểm) [58].
16



Tại Việt Nam, nghiên cứu CLS của BN ung thư tại Đại học Y Hà Nội (2016) trên
cỡ mẫu 175 bệnh nhân cho kết quả điểm CLS chung của bệnh nhân là 47.03 ± 13.84 [3],
điểm số cao hơn thu được trên nghiên cứu về CLS của bệnh nhân BCMDT tại Viện
huyết học truyền máu thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 trên 284 bệnh nhân sử dụng
TKI, cho kết quả điểm số CLS trung bình là 52.9 ± 16.54. Khơng tìm thấy sự khác biệt
giữa nhóm sử dụng TKI thế hệ 1 và 2 [4].

17


×