Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Một số vấn đề an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa tại phường lộc vượng, nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------

LƯƠNG THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CHO NÔNG
DÂN MẤT ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
TẠI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
------------Chuyên ngành: Xã hội học

Hà Nội, 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------

LƯƠNG THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CHO NÔNG
DÂN MẤT ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
TẠI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG, NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
-------------Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Quỳnh Nam

Hà Nội, 2013


2


Lời cảm ơn
Để hoàn thành chương trình Thạc sĩ và thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, đồng nghiệp và gia
đình.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS. TS. Mai Quỳnh Nam,
người thầy đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này cũng như giữ lửa để tôi
kiên trì với công việc nghiên cứu khoa học
Tôi xin chân thành cảm ơn, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, TS. Hoàng
Thu Hương cùng các thầy cô Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong thời gian được đào tạo tại trường, khoa.
Để hoàn thành chương trình đào tạo này, tôi đã được sự tạo điều kiện
của cơ quan. Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ về mặt khoa học và tinh thần từ
các đồng nghiệp trong cơ quan.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ UBND phường Lộc Vượng
cùng những người dân trên địa bàn phường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành công việc thu thập số liệu, tư liệu, điều tra khảo sát trên địa bàn
phường.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn với tâm huyết và sự
nhiệt tình nhưng cũng không thế tránh khỏi thiếu sót rất mong sự đóng góp
chân thành của quý thầy cô và bạn đọc.

Hà Nội, 12/2013

Lương Thùy Dương

1



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................8
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................8
2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn................................................................................10
2.1.Ý nghĩa lý luận .............................................................................................10
2.2.Ý nghĩa thực tiễn: .........................................................................................10
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................10
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................11
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.........................................................11
5.Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................12
5.1.Nghiên cứu về an sinh xã hội và an sinh xã hội cho nông dân ....................12
5.2.Nghiên cứu về nông dân mất đất..................................................................25
5.3.Nghiên cứu về “đô thị hóa” và “vấn đề đất đai trong quá trình Đô thị hóa”28
6.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37
6.1. Phương pháp định lượng.................................................................................37
6.2. Phương pháp định tính....................................................................................37
6.3. Tiêu chí chọn mẫu ..........................................................................................38
6.4. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp ..........................................................38
7. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................38
8. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................38
9. Khung phân tích.................................................................................................39
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................41
1.1. Lý thuyết .........................................................................................................41

2


1.1.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội ............................................................................41

1.1.2. Lý thuyết an sinh xã hội ...........................................................................46
1.1.3.Lý thuyết đô thị hóa...................................................................................49
1.2. Các khái niệm .................................................................................................52
1.2.1.An sinh xã hội............................................................................................52
1.2.2.Đô thị hoá ..................................................................................................54
1.2.3. Nhu cầu.....................................................................................................55
1.3.Về địa bàn nghiên cứu .....................................................................................56
1.3.1. Giới thiệu chung về phường Lộc Vượng .................................................56
1.3.2. Về các dự án thu hồi đất trên địa bàn phường Lộc Vượng từ năm 2000
đến nay ...............................................................................................................57
1.4. Về Chương trình - chính sách an sinh xã hội nông dân mất đất có thể tiếp cận
phường Lộc Vượng................................................................................................58
1.4.1. Chương trình, chính sách về Bảo hiểm xã hội .........................................58
1.4.2. Chương trình, chính sách về Bảo hiểm y tế .............................................59
1.4.3. Chương trình và chính sách hỗ trợ nông dân mất đất tham gia thị trường
lao động ..............................................................................................................61
1.4.4. Trợ cấp, trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất..................................62
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG AN SINH XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN MẤT
ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI PHƯỜNG LỘC VƯỢNG.64
2.1. Những khó khăn để ổn định cuộc sống sau mất đất của nông dân.................66
2.1.1. Lao động - việc làm..................................................................................67
2.1.2. Giáo dục - đào tạo nghề............................................................................71
2.1.3. Biến đổi lối sống.......................................................................................75
2.1.4. Vấn đề môi trường...................................................................................81

3


2.1.5. Biến đổi an ninh trật tự.............................................................................82
2.2. Yếu tố tác động đến Chính sách an sinh xã hội cho nông dân mất đất trong

quá trình đô thị hóa ................................................................................................86
2.2.1. Văn bản, chính sách liên quan đến đô thị hóa..........................................86
2.2.2. Nhận thức của nông dân về quyền lợi và quan điểm về việc tham gia
chương trình bảo hiểm........................................................................................88
2.3. Nhu cầu về an sinh xã hội của nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa..92
2.3.1.

Nhu cầu về hỗ trợ giải quyết việc làm ..................................................92

2.3.2. Nhu cầu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ............................................97
2.3.3.Nhu cầu về các dịch vụ xã hội...................................................................98
2.4. Giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội cho nông dân mất đất tại phường Lộc Vượng
.............................................................................................................................101
2.4.1. Vai trò của chủ đầu tư các dự án tại địa phương....................................101
2.4.2. Vai trò của chính quyền địa phương ......................................................103
2.4.3. Vai trò tổ chức hội, đoàn thể ..................................................................105
2.4.4. Vai trò của cộng đồng dân cư.................................................................107
2.4.5. Vai trò của người nông dân mất đất .......................................................109
KẾT LUẬN .........................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................114
Tài liệu trong nước...............................................................................................114
Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................120
PHỤ LỤC I - CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU..........................................................123
BẢNG HỎI A1 - DÀNH CHO HỘ MẤT ĐẤT..................................................123
BẢNG A2 – BẢNG HỎI DÀNH CHO HỘ KHÔNG MẤT ĐẤT .....................132

4


B1- NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG PHỎNG VẤN SÂU NÔNG DÂN MẤT ĐẤT

.............................................................................................................................140
B2 - NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG PHỎNG VẤN CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN/HỘI
ĐOÀN THỂ .........................................................................................................142
C1 - NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN NHÓM NÔNG DÂN MẤT
ĐẤT .....................................................................................................................143
PHỤ LỤC II - BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ PHƯỜNG LỘC
VƯỢNG...............................................................................................................144
PHỤ LỤC III - THÔNG TIN CÁC DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG LỘC VƯỢNG TỪ NĂM 2000 – 2013..............................................147

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

: An sinh xã hội

BAH

: Bị ảnh hưởng

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội


ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐH

: Đại học

ĐTH

: Đô thị hóa

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

HTX

: Hợp tác xã

EU

: Châu Âu

SWOT

: Phương pháp đánh giá mạnh – yếu

UN-HABITAT


: Chương trình định cư con người Liên hiệp quốc

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban Nhân dân

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
HÌNH
Hình 1.1. Mô hình “Lưới an sinh xã hội”...............................................................1
BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống an sinh sã hội theo mô hình và khả năng tiếp cận ................49
Bảng 2.1. Những khó khăn của hộ nông dân mất đất............................................69
Bảng 2.2. Thống kê nhập cư trên địa bàn phường Lộc Vượng .............................76
Bảng 2.3. Biến đổi mức sống của người dân so với trước năm 2005 ...................78
Bảng 2.4. Biến đổi tâm lý cộng đồng sau mất đất ................................................80
Bảng 2.5. Thống kê số vụ tranh chấp giữa các hộ dân liên quan đến đất đai……80
Bảng 2.6. Quan điểm của người dân về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm............90
Bảng 2.7. Quan điểm của người dân về việc tham gia bảo hiểm ..........................90
Bảng 2.8. Đánh giá mức sống hộ gia đình.............................................................93
Bảng 2.9. Hỗ trợ vốn vay của Hội nông dân, Hội phụ nữ đối với hộ nông dân mất
đất ........................................................................................................................106
BIỂU
Biểu 2.1. Tỷ lệ hộ theo mức độ đất nông nghiệp bị thu hồi ..................................68

Biểu 2.2. Số vụ tranh chấp, vụ án được UBND phường Lộc Vượng giải quyết..84
Biểu 2.3. Những khó khăn lao động 15-35 tuổi sau mất đất .................................94
Biểu 2.4. Những khó khăn của lao động 35 - 55 với nữ, 35 - 60 tuổi với nam.....96

7


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đô thị Việt Nam những năm qua đang phát triển theo chiều rộng, tính
từ năm năm 2000 cả nước có từ 645 đô thị đến năm 2010 đã tăng lên 721 đô
thị [48, tr. 15, 49, 15]. Trong 10 năm kể từ 2000 đến 2010 số lượng đô thị loại
IV (thị trấn trực thuộc huyện) tăng lên là chủ yếu, tăng 11,7%. Điều này cho
thấy làn sóng đô thị hóa đang lan tỏa đến các làng quê và cùng với nó là việc
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất mà điển hình nhất là chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất chuyên dùng (xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, cơ sở hạ
tầng đô thị...). Theo Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2006-2010 của cả nước thì chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được phê duyệt là
645.200 ha. “Nếu tính trung bình 1 ha đất nông nghiệp liên quan đến 1-2 lao
động nông nghiệp thì số nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc thu hồi đất
nông nghiệp từ năm 2006-2010 không dưới 1 triệu người” [37, tr. 1].
Đất đai hay ruộng đất gắn liền với sinh kế của người nông dân và qua
đó vị thế xã hội của họ được xác lập. Tác giả Nguyễn Danh Sơn trong nghiên
cứu về “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát
triển đất nước theo hướng hiện đại” đã nhận định:“Đất đai đối với nông dân
là nhu cầu tối quan trọng mà việc đảm bảo thỏa mãn nhu cầu này như là điều
kiện cơ bản cho lợi ích của nông dân” [40, tr.189]. Mọi hoạt động sản xuất
nông nghiệp của người nông dân đều gắn với đất đai, thậm chí để sản xuất

nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao cần diện tích đất lớn để có thể thâm
canh, chuyên môn hóa, áp dụng máy móc vào sản xuất nâng cao năng suất và
sản lượng. Nhưng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam thời gian vừa qua đã khiến

8


một diện tích đáng kể đất nông nghiệp bị mất đi do chuyển đổi sang đất
chuyên dùng (xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhà máy, doanh nghiệp).
Như vậy, vị thế xã hội của người nông dân bị biến đổi trong cấu trúc xã
hội nghề nghiệp và cấu trúc xã hội vùng khi mất đất trong quá trình đô thị
hóa. Vị thế xã hội trong cấu trúc xã hội nghề nghiệp của người nông dân
chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp và vị thế
xã hội trong cấu trúc xã hội vùng chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực
thành thị. Trong thời kỳ chuyển đổi này, người nông dân đã gặp những khó
khăn, nhu cầu nào để xác lập vị thế xã hội mới trong cấu trúc xã hội đô thị?
Chương trình và chính sách an sinh xã hội sẽ là một trong những giải pháp cơ
bản cho người nông dân mất đất trong quá trình đô thị hóa. Đồng bằng sông
Hồng cùng với đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có
tốc độ đô thị hóa cao của cả nước. Không những vậy đồng bằng sông Hồng
lại là vùng có mật độ dân số cao nhất của cả nước. Mật độ dân số của vùng
đồng bằng sông Hồng là 949 người/km2 trong khi vùng Đông Nam Bộ là 631
người/km2 (Tổng cục Thống kê, 2012). Bởi vậy, luận văn này lựa chọn
nghiên cứu trường hợp tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định, đây là một địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có
tốc độ đô thị hóa cao và có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh quanh vấn đề thu hồi,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Luận văn đi vào nghiên cứu một số vấn đề
về an sinh xã hội dành cho nông dân mất đất nhằm giúp họ thích ứng với quá
trình xã hội hóa cá nhân và tạo lập địa vị xã hội của người đô thị qua nghiên
cứu tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.


9


2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn sử dụng lý thuyết cơ cấu xã hội trong việc phân tích sự biến
đổi cơ cấu xã hội nghề nghiệp diễn ra tại phường Lộc Vượng trong quá trình
đô thị hóa, lý thuyết an sinh xã hội được vận dung trong phân tích về vai trò
của các chương trình – chính sách an sinh xã hội đối với nông dân mất đất,
cuối cùng lý thuyết đô thị hóa được sử dụng trong phân tích tác động của quá
trình quá đô thị hóa đến đời sống của nông dân mất đất.
2.2.Ý nghĩa thực tiễn:
Tại Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu về vấn đề an sinh xã hội
cho người nông dân mất đất. Do đó cần có nghiên cứu khám phá tìm hiểu
vấn đề về an sinh xã hội cho người nông dân mất đất trong quá trình đô thị
hóa ở phường Lộc Vượng, Nam Định. Trong giới hạn về nguồn lực luận văn
nghiên cứu trường hợp tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định, đây là địa phương đang diễn ra quá trình đô thị hóa với những
đặc điểm khá điển hình cho vùng đồng bằng sông Hồng.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm nhận diện tình trạng an sinh xã hội đối với nông dân
mất đất từ đó xác định nhu cầu an sinh xã hội cho người nông dân mất đất
trong quá trình đô thị hóa tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định.
- Đưa ra những khuyến nghị về hỗ trợ cho người nông dân mất đất để họ
ổn định cuộc sống sau mất đất trong quá trình đô thị hóa.

10



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm an sinh xã hội, nông dân mất đất, đô thị hóa.
- Phân loại đối tượng nông dân mất đất, các loại hình an sinh xã hội.
- Xác định nhu cầu và giải pháp về an sinh xã hội để nông dân mất đất ổn
định cuộc sống
- Đề xuất một số khuyến nghị để áp dụng các loại hình an sinh xã hội để
hỗ trợ người nông dân mất đất, giúp họ thích ứng với sự biến đổi về đời
sống kinh tế - xã hội của bản thân và của xã hội.
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: An sinh xã hội cho nông dân mất đất và hậu quả
của nó.
- Khách thể: Người nông dân bị mất đất trong quá trình đô thị hóa ở
phường Lộc Vượng, cán bộ chính quyền, hội, đoàn thể địa phương.
- Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn không gian nghiên cứu: Phường Lộc Vượng, thành phố
Nam Định, tỉnh Nam Định;
Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến 2011, mốc đối chiếu
là năm 2005 khi có quyết định chuyển từ xã Lộc Vượng sang phường
Lộc Vượng.
Luận văn này hướng đến tìm hiểu vấn đề mất đất nông nghiệp vì đây
chính là tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Mất đất nông
nghiệp có tác động sâu sắc đến đời sống của người nông dân khi phải tổ
chức lại hoạt động sản xuất, lối sống từ đó dẫn đến những nhu cầu để
ổn định cuộc sống sau mất đất.

11



5.Tổng quan tình hình nghiên cứu
5.1.Nghiên cứu về an sinh xã hội và an sinh xã hội cho nông dân
Nghiên cứu trên thế giới về an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội
Sau cách mạng công nghiệp, hệ thống an sinh xã hội có những cơ sở để
hình thành và phát triển. Đó là vì lực lượng công nhân tăng lên và cuộc sống
của họ phụ thuộc chủ yếu hoặc hoàn toàn vào tiền làm công nên sự hụt hẫng
về tiền lương sẽ trở thành mối đe dọa với cuộc sống của người không có thu
nhập ngoài lương. Hoàn cảnh này khiến những người làm công cần được hỗ
trợ. Xét về truyền thống, hệ thống an sinh xã hội của châu Âu được hình
thành từ trước đó, trên cơ sở Luật cứu trợ người nghèo ra đời ở Anh từ thế kỷ
XVI và lan dần sang các nước châu Âu. Theo luật này nghèo khổ là khuyết
điểm của người nghèo, chính vì vậy xã hội cần phải trợ giúp họ để chọ có
điều kiện làm việc tốt hơn [45].
Cũng theo nghiên cứu về an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực,
năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu
cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật.
Thời gian đầu những người làm công đóng góp, thời gian sau đó đến năm
1880, giới chủ và Nhà nước cũng tham gia đóng góp bắt buộc cùng người lao
động [44].
Mô hình của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó lan sang các nước Mỹ
Latinh, rồi đến Bắc Mỹ và Canada những năm 1930. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, an sinh xã hội đã lan rộng sang các nước giành độc lập ở châu Á,
châu Phi và vùng Ca-ri-bê. Ngoài BHXH, các hình thức truyền thống về
tương tế, cứu trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển.
Đạo luật đầu tiên về an sinh xã hội trên thế giới là Đạo luật năm 1935 ở
Mỹ, quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất
nghiệp. Thuật ngữ an sinh xã hội chính thức được sử dụng.

12



Đến năm 1941, trong Hiến chương Đại Tây Dương và sau đó Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) chính thức dung thuật ngữ này trong các công ước
quốc tế. An sinh xã hội được thế giới thừa nhận là một trong những quyền của
con người.
Tuyên ngôn nhân quyền do đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày
10/12/1948 có viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có
quyền hưởng an sinh xã hội”.
Hội nghị toàn thể của ILO ngày 25/6/1952 thông qua công ước số 102
gọi tắt là Công ước về An sinh xã hội trên cơ sở tập hợp các chế độ về an sinh
xã hội đã có trên toàn thế giới thành chín bộ phận nhưng đến nay do tính chất
phức tạp của an sinh xã hội nên vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề
này.
Sự ra đời của những văn kiện quốc tế về an sinh xã hội cho thấy tầm
quan trọng và sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước đối
với vấn đề này. Trong dòng chảy đó, những nghiên cứu về an sinh xã hội đã
ngày càng được quan tâm hơn, đó không chỉ là mối quan tâm của kinh tế học,
chính trị học, tâm lý học và tất nhiên bao gồm xã hội học.
Tác giả Vũ Mạnh Lợi và cộng sự đã có một sự khái lược về những
tranh luận, thai nghén đầu tiên của các học giả trên thế giới, những tranh luận
của các trường phái Xã hội học nổi tiếng thế giới. Nhóm tác giả đã khái lược
quá trình phát triển, tranh luận của các học giả trên thế giới về an sinh xã hội
và gia đình. Từ khái niệm “nhà nước phúc lợi”, Tác giả đã dẫn dắt đến những
tranh luận xoay quanh khái niệm này. Xuất phát điểm đầu tiên là quan điểm
phản đối sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động, thị trường sản
xuất làm phá hỏng hoạt động của “bàn tay vô hình” [25].
Như vậy, những tranh luận đầu tiên về an sinh xã hội chính là tranh
luận về chủ thể thực hiện an sinh xã hội nào được ủng hộ và khái niệm trung

13



tâm của những cuộc tranh luận này chính là “nhà nước phúc lợi” và “gia
đình”. Có thể nói hai chủ thể tranh luận chính là 2 trường phái xã hội học
danh tiếng thế giới, đó là trường phái Chicago và trường phái Frankfurt,
phong trào nữ quyền cũng tham gia vào tranh luận này. Các nhà xã hội học
Mỹ hiện đại (trường phái Chicago) ủng hộ sự tham gia của nhà nước về phúc
lợi xã hội vì sự tham gia này sẽ gánh bớt những chức năng vốn là nặng nề với
gia đình, sự san sẻ chức năng cho nhà nước sẽ giúp gia đình thực hiện tốt hơn
những chức năng còn lại. Ngược lại, các học giả trường phái Frankfurt đưa ra
quan điểm phản biện:
1. Ngợi ca chức năng gia đình là nơi nương náu cuối cùng của những mối
quan hệ con người bị xói mòn bởi nhà nước.
2. Sự can thiệp của nhà nước vào đời sống của người nghèo là thiết chế
“kiểm soát xã hội” hơn là sự giúp đỡ nhân từ.
3. sự mở rộng của nhà nước phúc lợi là sự xâm phạm vào lĩnh vực riêng tư
của quan hệ con người và những căn nguyên bản năng của cá nhân.
Cùng chung với phê phán của trường phái Frankfurt là Phong trào nữ
quyền phê phán nhà nước phúc lợi vì tiền đề của nhà nước phúc lợi đặt ra
trách nhiệm đặc biệt của phụ nữ đối với gia định, cô lập người phụ nữ trong
gia đình và có địa vị phụ thuộc trong lực lượng lao động.
Cho đến nay, chính sách an sinh xã hội đã được các quốc gia quan tâm
đến nhiều hơn, tùy thuộc vào điều kiện và tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia.
Những nội dung tiếp theo về mô hình an sinh xã hội của các nước EU
được tác giả tham khảo từ cuốn Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam (Đinh Công Tuấn chủ biên) [45]. Cuốn sách này
đã giới thiệu, phân loại và so sánh về các loại mô hình an sinh xã hội của EU,
vì vậy có thể nói đây là tài liệu tham khảo khá toàn diện để tìm hiểu về mô
hình an sinh xã hội của EU.


14


Mô hình an sinh xã hội kiểu Scandivani (Đan Mạch, Thụy Điển, Phần
Lan) có đặc trưng: 1. Mọi người dân đều được hưởng hệ thống an sinh xã hội;
2. An sinh xã hội chủ yếu dựa vào thuế; 3. Hệ thống công ty chịu trách nhiệm
chủ yếu về phân phối lợi ích an sinh xã hội; 4. Nhà nước chỉ đảm nhận thanh
toán bảo hiểm thất nghiệp; 4. Lợi ích an sinh xã hội mà người dân được
hưởng rất cao.
Mô hình nhà nước phúc lợi xã hội dân chủ gắn với mô hình an sinh xã
hội kiểu Scandivani với đặc trưng: 1.Phân phối phúc lợi bình đẳng giữa các
giai cấp, các thành viên xã hội; 2.Nhà nước là lực lượng chủ yếu đảm bảo
phân phối phúc lợi; 3.Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là việc làm đầy đủ cho
người dân.
Mô hình an sinh xã hội kiểu châu Âu lục địa (Đức, Áo, Pháp) có đặc
trưng là: 1. Bảo hiểm xã hội là hạt nhân của hệ thống an sinh xã hội; 2. An
sinh xã hội dựa chủ yếu vào sự đóng góp thu nhập của các thành viên trong xã
hội; 3. An sinh xã hội được thanh toán không đều cho các giai cấp, các thành
viên trong xã hội.
Mô hình nhà nước phúc lợi bảo thủ gắn với mô hình an sinh xã hội này,
đặc trưng là: 1. Phúc lợi phân phối không đều giữa các giai cấp, các thành
viên trong xã hội. 2. Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong phân phối phúc lợi.
Mô hình an sinh xã hội kiểu Anglo-Saxon (Anh, Ai len) có đặc trưng:
1. Thực hiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện; 2.An sinh xã hội được thanh
toán sau khi đã qua thẩm tra tài sản, ở mức thấp; 3. Dịch vụ sức khỏe được
chú trọng.
Mô hình nhà nước phúc lợi Thị trường tự do gắn với mô hình an sinh
xã hội này có đặc trưng: 1. Phân phối phúc lợi chủ yếu giành cho người
nghèo, người yếu thế trong xã hội; 2. Nhà nước chỉ can thiệp khi các thành
viên trong xã hội gặp rủi ro.


15


Trên cơ sở Luật cứu trợ người nghèo, cuối thế kỷ XIX châu Âu đã phát
triển hệ thống bảo hiểm xã hội, đến nay hệ thống bảo hiểm xã hội châu Âu
được xây dựng theo một trong hai mô hình Bismarck và Beveridge.
Hệ thống bảo hiểm theo mô hình Bismarck với nguyên tắc bảo thủ và
gia trưởng được áp dụng ở nước Đức từ những năm 1880 để giải quyết các
vấn đề của người công nhân vốn đang đe dọa trật tự xã hội thời kỳ đó. Hệ
thống bảo hiểm xã hội của mô hình này gắn với nhóm người có nghề nghiệp
trong xã hội hay được gọi là hệ thống định hướng nghề nghiệp, được thực
hiện trên cơ sở “hợp đồng của các thế hệ”. Thông qua bảo hiểm “các thế hệ
công nhân trẻ cung cấp một sự bảo lãnh tài chính cho tuổi già của cha mẹ và
ông bà ” (thuật ngữ pay as you go) thực hiện trên nguyên tắc phụ thuộc: thứ
nhất là cá nhân, sau đó là gia đình và cộng đồng, sau cùng là nhà nước.
Hệ thống bảo hiểm theo mô hình Beveridge được áp dụng cho tất cả
thành viên của xã hội, được phát triển theo nguyên tắc tự do cải cách, được
nước Anh áp dụng đầu tiên năm 1942. Đặc trưng của mô hình này là nó nhấn
mạnh đến tính toàn diện về phạm vi, lĩnh vực, lợi ích của nhứng người tham
gia bảo hiểm, nhà nước chịu trách nhiệm chính về mặt tài chính.
Sự khác biệt cơ bản giữa hai mô hình này là mô hình Bismarck dựa trên
quan điểm về sự đóng góp và thụ hưởng theo nguyên tắc đoàn kết trong khi
mô hình Beveridge nhằm đảm bảo mức sống và nhu cầu tối thiểu cho trẻ em
và người không có khả năng tự lo cho bản thân trên nguyên tắc tự chịu trách
nhiệm, ngân sách chủ yếu từ chính phủ.
Nhật Bản là một trong những nền kinh tế mạnh nhất châu Á hiện nay
nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 đất nước này đã gặp rất nhiều khó khăn
do bị tàn phá nặng nề kết hợp với những vấn đề kinh tế - xã hội: siêu lạm
phát, thất nghiệp trầm trọng, số lượng lớn trẻ mồ côi, vấn đề nạn nhân chiến

tranh. Tình trạng này đã làm rất nhiều người rơi vào cảnh khốn cùng. Trong

16


hoàn cảnh đó, Luật trợ giúp quốc gia (1946-1950) được ban hành để cung cấp
sự trợ trợ giúp công cộng và thay thế những Luật trước chiến tranh nhằm xóa
bỏ sự nghèo đói và cung cấp phúc lợi công cộng, và tiêu chuẩn nhận trợ cấp
được nới lỏng rất nhiều. Những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra sau chiến tranh
đã có được trợ cấp tương ứng bởi các luật sau: Luật Phúc lợi trẻ em (1947),
Luật Phúc lợi dành cho người tàn tật (1948), Luật Liên đoàn lao động (1945),
Luật Bảo hiểm việc làm (1947), Luật Bảo hiểm đền bù cho người lao động
(1947). Từ cuối những năm 1950-1973, chế độ đảm bảo xã hội (an sinh xã
hội) không ngừng được mở rộng. Đến cuối thập kỷ 1950, nền kinh tế Nhật
Bản đã được phục hồi ở mức trước chiến tranh. Chính vì vậy, cùng với ý
tưởng xây dựng nhà nước phúc lợi, chính phủ Nhật Bản bắt đầu chú trọng hơn
tới việc mở rộng các chính sách xóa bỏ đói nghèo. Nhưng nông dân và những
người làm trong khu vực tư nhân không được hưởng bất kỳ chế độ hưu trí nào
và tùy ý tham gia hay không bảo hiểm y tế ở địa phương. Vì vậy có rất nhiều
người không báo bảo hiểm y tế, đặc biệt ở các khu vực đô thị lớn. Luật Bảo
hiểm y tế quốc gia đã được thông qua năm 1958 và Luật Hưu trí quốc gia
được thông qua 1959 được thực hiện năm 1961 đã cung cấp bảo hiểm CSSK
và bảo hiểm hưu trí cho mọi công dân Nhật Bản [32].
Nghiên cứu trong nước về an sinh xã hội và an sinh xã hội cho nông dân
Khi chính sách Đổi mới được thực hiện từ năm 1986, nền kinh tế Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể cũng là lúc các vấn đề xã hội phát
sinh với những vấn đề như bất bình đẳng xã hội, chênh lệch giàu – nghèo, thất
nghiệp, thiếu việc làm… Nếu như trước đó chính sách an sinh xã hội của Nhà
nước chủ yếu gói gọn trong chính sách với Người có công, đối tượng chính
sách, và chương trình bảo hiểm xã hội đối với lao động khu vực chính thức

thì đến thời kỳ Đổi mới, cần có nhiều hơn thế những chính sách an sinh xã
hội, đối tượng thụ hưởng an sinh xã hội cần được mở rộng. Những năm 1990,

17


những nghiên cứu về an sinh xã hội thực sự trở thành mối quan tâm lớn đối
với lĩnh vực xã hội học nói riêng và khoa học xã hội nói chung (tâm lý học,
khoa học lao động, kinh tế học…).
Tác giả Nicolas Prescott trong cuốn “Proverty, social services and
Safety Nets in Viet Nam” đã đưa ra đánh giá chung về việc thực hiện dịch vụ
xã hội của Việt Nam, đã chỉ ra rằng: mặc dù Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong việc cung cấp rộng rãi các dịch vụ xã hội cơ bản,
nhưng số lượng và chất lượng các nội dung dịch vụ xã hội của quốc gia trong
sau thời kỳ Đổi mới vẫn còn nhiều tồn tại [63].
Đi sâu vào đối tượng thụ hưởng an sinh xã hội, tác giả Bùi Thế Cường
trong cuốn sách Trong miền an sinh xã hội, nghiên cứu về tuổi già Việt Nam
[9] đã chỉ ra những nguồn lực vật chất của người già là: tự lập, giúp đỡ của
con cái, bảo trợ xã hội. Như vậy, sự tự lập, giúp đỡ của con cái và bảo trợ xã
hội là ba nguồn lực hỗ trợ người già, do đó để tăng cường cơ sở vật chất cho
người già cần có những biện pháp kích thích các nguồn lực này, trong đó cần
có sự tác động của chính sách công. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh,
Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach trong cuốn sách: “Bảo
trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” [12] đã chỉ ra rằng: người
nghèo ở nông thôn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nhìn chung nông
dân không tham gia vào các kế hoạch bảo hiểm xã hội hiện hành mà chỉ
những người làm công ăn lương có hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên
trong các tổ chức,... Mặc dù người nông dân được thụ hưởng một số chính
sách về Y tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp và đất đai ưu đãi cho người nghèo
nhưng vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết.

Những vấn đề tồn tại trong chính sách chăm sóc sức khỏe: 1. Chậm trễ
trong việc công nhận các gia đình được hưởng hỗ trợ, chậm phát thẻ BHYT
hoặc giấy tờ chăm sóc sức khỏe miễn phí. 2. Thủ tục rắc rối, mất thời gian; 3.

18


Trợ cấp tài chính thấp; 4. Chất lượng khám chữa bệnh ở cấp huyện và cấp xã
còn thấp; 5. Thiếu thông tin về các chính sách của chính phủ và những
chương trình dành cho người nghèo; 6. Thói quen CSSK của người dân. Đối
với chính sách giáo dục, ở nhiều vùng nghèo thách thức về giáo dục vẫn còn:
tỉ lệ đi học thực sự thấp và tỉ lệ bỏ học/lưu ban cao. Rào cản với nông dân vừa
do chi phí lớn lẫn chi phí cơ hội cho con em đến trường [26, tr. 35-37].
Tác giả Trịnh Duy Luân trong báo cáo Góp phần xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tổng thể ở nước ta hiện nay, đã cho rằng: Hệ thống ASXH được
nhìn nhận như một thiết chế xã hội cơ bản quan trọng với 2 chức năng chính:
phân phối lại và quản lý các rủi ro đối với các thành viên của xã hội. Cấu trúc
nội dung các hợp phần của hệ thống ASXH gồm ba trụ cột chính: 1.Bảo hiểm
xã hội; 2.Hệ thống bảo trợ/cứu trợ xã hội, dành cho những nhóm yếu thế;
3.Hệ thống ưu đãi xã hội. BHXH và các chương trình mục tiêu được cho là đã
không hoàn toàn thành công trong việc tiếp cận dung tới các nhóm ưu tiên là
những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất [27, tr.10]. Các chương
trình hỗ trợ xã hội thường thiếu công cụ tin cậy giám sát việc lựa chọn đối
tượng thụ hưởng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Hệ thống ASXH của Việt nam
cần mở rộng tầm bao phủ và tăng cường tính hiệu quả của việc tiếp cận các
nhóm mục tiêu.
Tác giả Vũ Mạnh Lợi và cộng sự trong nghiên cứu về “Vai trò và nhu
cầu của gia đình về an sinh xã hội” đã phác họa về gia đình và hệ thống an
sinh. Hạn chế của nghiên cứu này là nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu một
mẫu nhỏ với nội dung thu hẹp ở nhận thức về nhu cầu của người dân. Nhóm

tác giả cho rằng: Việc nghiên cứu kỹ lưỡng cách gia đình chăm sóc các thành
viên dễ bị tổn thương và mối quan hệ giữa các thành viên dễ bị tổn thương
với thành viên khác trong gia đình có hàm ý quan trọng đối với việc xây dựng
một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả và bền vững. Kết quả nghiên cứu cho

19


thấy: “Những biến số quan trọng giúp giải thích khuôn mẫu để phòng rủi ro
có liên quan chặt chẽ tới các quy định của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc…
Người dân vẫn dựa nhiều vào các quan hệ truyền thống, nhất là mạng lưới các
quan hệ gia đình và dòng họ để tìm sự trợ giúp khi rủi ro. Các tổ chức xã hội
đóng vai trò mờ nhạt trong bức tranh phòng ngừa và đương đầu với rủi ro.
Nhưng với những người di cư thì việc ứng phó với rủi ro như vậy tỏ ra không
hiệu quả. Đề xuất của nhóm tác giả là cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về vấn
đề còn bỏ ngỏ này”.
Tác giả Tô Duy Hợp trong nghiên cứu về “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cơ bản của việc kiến tạo hệ thống an sinh xã hội Tam nông ở Việt
Nam – tầm nhìn 2020” đã cho rằng hệ thống an sinh xã hội tam nông (an sinh
xã hội cho nông nghiệp – nông dân và nông thông) là một bộ phận của hệ
thống an sinh xã hội [20, tr. 10] và phải hướng đến bền vững. Mô hình hệ
thống tam nông Việt Nam – tầm nhìn 2020 mà tác giả đưa ra là: 1. Cần chính
thức hóa và chuyên nghiệp; 2. Chuyển từ dựa trên phúc lợi xã hội là chính
sang dựa trên bảo hiểm xã hội là chính; 3. Dựa trên nguyên tắc nhà nước và
nhân dân ùng làm, lấy tự nguyện của người dân là chính.
Tác giả Magaret Gosh, Carlo del Ninno, Emil Tesliuc & Azedin
Ouerghi, trong cuốn bảo trợ và thúc đẩy xã hội (thiết kế triển khai các mạng
lưới an sinh xã hội hiệu quả) (2008) đã nghiên cứu về mạng lưới an sinh xã
hội và các nguồn lực tài chính cho các mạng lưới này và trình bày các quy
trình then chốt của mọi mạng lưới an sinh xã hội. Có thể nói công trình đã

cung cấp những thông tin giúp cho quá trình đánh giá và lựa chọn các phương
án dựa trên những nguyên tắc nên sử dụng khi “đan kết” mạng lưới an sinh xã
hội và lắp ghép nó vào chính sách xã hội rộng lớn hơn. Công trình đã đưa ra
những phân tích, dẫn chứng minh họa khá phong phú và đa dạng từ kinh
nghiệm làm việc và thực thi an sinh xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới.

20


Đây là một công trình nghiên cứu phát triển, sử dụng một cách chừng mực lý
luận, học thuật (sử dụng lý thuyết về phân bổ chi tiêu) và chú trọng đến
những kinh nghiệm thực tiễn. Ý nghĩa lớn nhất của công trình là đưa ra công
cụ hỗ trợ những người làm chính sách về bảo trợ và thúc đẩy xã hội [14].
Nghiên cứu về an sinh xã hội cho nông dân
Những năm 2000, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp diễn ra mạnh mẽ trên cả nước và hệ quả của nó là việc làm, nghề
nghiệp, đời sống của người nông dân sau mất đất dần được báo chí và dư luận
xã hội quan tâm. Nghiên cứu xã hội học, kinh tế học đã có quan tâm hơn về
vấn đề này.
Tác giả Bế Quỳnh Nga và cộng sự đã có nghiên cứu nghiên cứu “Các
mạng lưới xã hội ở nông thôn trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi”, qua
nghiên cứu định tính tại một xã vùng ĐBSH. Nội dung nghiên cứu: (i) Nhận
diện về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc trợ giúp xã hội tại xã
Tân Lập; (ii) Nhận diện vai trò của các tổ chức xã hội tự nguyện trong hệ
thống trợ giúp xã hội tại xã Tân Lập; (iii) Nhận diện các kiểu kết nối nào
(mạng lưới xã hội) làm cơ sở cho các tổ chức xã hội nêu trên. Phát hiện của
nghiên cứu này là các tổ chức xã hội tự nguyện đã góp phần mở rộng các loại
hình và phương thức cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực,
nghiên cứu vẫn chưa định lượng các mức độ đóng góp của các tổ chức xã hội
tự nguyện [30].

Đến nay, những nghiên cứu xã hội học về an sinh xã hội đã có khá nhiều
nhưng những nghiên cứu về an sinh xã hội cho nông dân nói chung và nông
dân mất đất nói riêng còn ít.
Tác giả Mai Ngọc Anh trong cuốn sách “An sinh xã hội đối với nông
dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” [1]. Đây là công trình nghiên
cứu khá đầy đủ và công phu trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đây là

21


nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận khá bao quát về hệ thống an sinh xã hội
đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường: bản chất và vai trò của an sinh
xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thì trường; Nội dung, điều kiện xây
dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế
thị trường; kinh nghiệm một số nước trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống
an sinh xã hội đối với nông dân. Nghiên cứu này chỉ ra những đặc trưng cơ
bản của an sinh xã hội đối nông dân Việt Nam. Đặc trưng thứ nhất là an sinh
xã hội đối với nông dân Việt Nam được thực hiện dưới sự giúp đỡ của Nhà
nước, cộng đồng và sự tự nguyện tham gia đóng góp của người nông dân. Đặc
trưng thứ hai là an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam thuộc lĩnh vực an
sinh xã hội cho khu vực phi chính thức. Hệ thống luật pháp cho việc thực thi
an sinh xã hội đối với nông dân vì thế còn nhiều bất cập và tính nhất quán
chưa cao. Đặc trưng thứ ba là người nông dân là những người có thu nhập
thấp và không ổn định, vì vậy tính bền vững và ổn định về tài chính cho việc
thực hiện an sinh xã hội không cao.
Nghiên cứu này đánh giá hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân dựa
trên mức độ tác động của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân, mức độ
bao phủ của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân, mức độ bền vững về tài
chính của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân.
Đóng góp của công trình này là việc đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ

thống an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam gồm: 1. Bảo hiểm y tế; 2.
Bảo hiểm xã hội; 3. Trợ giúp xã hội cho nông dân và quỹ dự phòng; 4.
Chương trình xóa đói giảm nghèo; 5. Cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản cho
nông dân.
Một nghiên cứu kinh tế khác về an sinh xã hội cho nông dân mất đất là
Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Nhường: “Chính sách an sinh
xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công

22


nghiệp” (Nghiên cứu tại Bắc Ninh) [33]. Nghiên cứu sử dụng phương pháp:
1. Phân tích tài liệu về thực trạng ASXH đối với người nông dân bị thu hồi
đất (số liệu thứ cấp của cơ quan thống kê, Sở Lao động –Thương binh và Xã
hội); 2. Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và
phân tích theo mô hình SWOT; 3. Sử dụng tài liệu và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các đề tài, dự án và các nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến
đề tài. Tác giả cho rằng: việc ban hành chính sách an sinh xã hội đối với nông
dân thuộc diện thu hồi đất còn khá mới và chưa nhiều tỉnh triển khai thực
hiện, đồng thời Nhà nước vẫn chưa có khung mẫu về an sinh xã hội đối với
nông dân thuộc đối tượng bị thu hồi đất. “Vấn đề mấu chốt mang tính quyết
định để thực hiện chính sách an sinh xã hội với nông dân bị thu hồi đất để
phát triển các khu công nghiệp là nguồn lực tài chính, cộng với cơ chế, chính
sách mang tính chất khung từ Chính phủ làm cơ sở để các tỉnh thành phố triển
khai thực hiện thuận lợi hơn” [33, tr. 170]. Đây là một nghiên cứu có được tư
liệu khá phong phú, thuận tiện để sử dụng vào làm các luận cứ khoa học. Tuy
nhiên, luận án sẽ thu hút hơn nếu chỉ ra được với tương ứng với mỗi loại tác
động của việc mất đất với nông dân sẽ là những chính sách an sinh xã hội
tương ứng nào.
Tiểu kết: những nghiên cứu về an sinh xã hội trên thế giới cho thấy

mặc dù Cách mạng công nghiệp đã tạo những cơ sở, tiền đề cho sự phát triển
của hệ thống an sinh xã hội tại châu Âu. Nhưng nền tảng hệ thống an sinh xã
hội của châu Âu được hình thành từ trước đó, trên cơ sở Luật Cứu trợ người
nghèo ra đời ở Anh từ thế kỷ XVI và lan dần sang các nước châu Âu. Với
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã bị tàn phá nặng nề cùng với
những khó khăn, khủng hoảng về kinh tế - xã hội đã đặt ra nhu cầu về chính
sách bảo trợ xã hội. Sau khoảng 10 năm thực hiện các chính sách bảo trợ xã
hội, các vấn đề xã hội được giải quyết cùng với nền kinh tế được hồi phục các

23


×