Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nv 7 tuần 4 theo chuẩn ktkn 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.26 KB, 12 trang )

Tuần : 4 Ngày soạn: 30/08/2010
Tiết PPCT: 13 Ngày dạy: / 09/2010
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được giá trị tư tưởng , nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca
dao than thân
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao than thân
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ
của các bài ca dao than thân
3. Thái độ:
- Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh , số phận không may mắn
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, giảng bình…
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 …………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc có diễn cảm 4 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước?
- Phân tích bài ca dao số 4? Phát biểu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của người Việt
Nam?
3.Bài mới: Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo cực, đằng đẵng hết ngày này sang tháng
khác, hết năm này qua năm khác, nhiều khi cất lên tiếng hát lời ca cũng giúp người lao động phần nào
vơi đi nỗi buồn sầu, lo lắng đang chất chữa trong lòng. Chùm ca dao - dân ca than thân chiếm vị trí khá
đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt nam. Càng đọc nó, con cháu thời nay càng thương kính ông bà cha mẹ
mình hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV giảng về hiện thực đời sống của người lao


động nghèo dưới chế độ phong kiến
GV: Những bài ca dao trên viết theo phương thức
biểu đạt nào?
HS trả lời, GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú
thích
GV: Giải nghĩa chú thích Gọi HS đọc. Yêu cầu
HS nhận xét .GV đọc một lượt. Gọi HS đọc lại.
Gọi HS nhận xét.
* HS đọc bài ca thứ nhất:
GV: Đối tượng mà bài ca dao này hướng tới là
gì?
GV: Tác giả dân gian đã dùng những từ ngữ hình
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Hiện thực về đời sống của người lao động dưới
chế độ cũ luôn vất vả, nghèo khó, bị áp bức…
- Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm
sự của tầng lớp bình dân
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Chú thích 2,5,6
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Phân tích
a1. Bài ca thứ nhất:
- Cuộc đời của con cò:...lận đận...lên thác xuống
ghềnh. Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
ảnh nào để nói về con cò?

GV: Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật được
sử dụng trong bài ca dao?
- Con cò khó nhọc vất vả vì gặp quá nhiều khó
khăn trắc trở, ngang trái: một mình phải lận đận
giữa nước non, thân cò gầy guộc mà phải lên thác
xuống ghềnh. Nó gặp nhiều cảnh bể đầy ao cạn
ngang trái khó nhọc và kiếm sống một cách vất
vả.
GV: Bài ca dao có phải chỉ nói về hình ảnh con
cò?
GV: Ngoài nội dung than thân bài ca dao còn có
nội dung nào khác không? Em hãy đọc một bài ca
dao khác mà em biết nói về hình ảnh con cò?
HS: Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn
nhằm phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến trước
đây.
Ví dụ: Con cò mà đi ăn đêm....
Con cò lặn lội bờ ao...
Con cò đi đón cơn mưa...
* HS đọc bài ca thứ hai:
GV: Bài ca dao là lời của ai? Nói về điều gì?
GV: Từ ngữ nào được lặp lại trong bài ca dao?
Cách lặp như vậy có tác dụng gì?
GV: Những nỗi thương thân của người lao động
được diễn tả qua hình ảnh cụ thể nào?
GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì? Hãy phân tích?
GV: Có thể hình dung như thế nào về nỗi khổ
của con cuốc trong câu ca?
- Liên hệ Qua đèo Ngang ( Bà huyện Thanh

Quan)
GV: Bài ca dao muốn diễn tả điều gì?
* HS đọc bài ca thứ ba:
GV: Bài ca dao này mở đầu bằng từ thân em, hãy
đọc một bài ca dao khác cũng mở đầu bằng thân
em? Nêu nhận xét?
( Thân em như giếng giữa đàng...
Thân em như miếng cau khô...)
GV: Bài ca dao này dùng hình ảnh trái bần trôi.
Hình dung về trái bần trong lời ca Gió dập sóng

Dùng từ láy, phép đối, hình ảnh, thành ngữ….:
Cuộc đời lận đận vất vả, cay đắng của con cò với
bao nhiêu khó nhọc gieo neo, ngang trái

Con cò trong bài ca dao chính là biểu tượng
chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời
vất vả đầy gian khổ của người nông dân trong xã
hội cũ.
a2 .Bài ca thứ hai:
- Điệp từ ngữ thương thay (lặp đi lặp lại 4 lần)

Diễn tả và tô đậm thêm những nỗi thương cảm
- Những hình ảnh ẩn dụ :
+ Con tằm - nhả tơ: thân phận suốt đời bị kẻ khác
bòn rút sức lực.
+ Con kiến - tìm mồi: thân phận nhỏ nhoi suốt đời
làm lụng mà vẫn nghèo khó.
+ Con hạc - bay mỏi cánh: thân phận phiêu bạt và
những cố gắng vô vọng.

+ Con cuốc - kêu ra máu: thân phận thấp cổ bé
họng, nỗi khổ đau oan trái không tìm được lẽ công
bằng.

Bài ca dao biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của
nhiều phận người lao động trong xã hội cũ đồng
thời bày tỏ nỗi niềm thương cảm với những người
bất hạnh, buồn đau
a3. Bài ca thứ ba:
- Thân em là một lối mở đầu quen thuộc trong
nhiều bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ
trong xã hội phong kiến.
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

So sánh, liên tưởng : Thân phận người phụ nữ
dồi biết tấp vào đâu?
GV: Từ hình ảnh trái bần, em hiểu gì về thân
phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
( GV liên hệ thơ Hồ Xuân Hương ...)
GV: Theo em, còn tình cảm nào khác đối với chế
độ trong tiếng than thân này?
GV: Nêu ý nghĩa của văn bản?
GV: Ba bài ca dao trên có chung đặc điểm gì về
nghệ thuật? Nêu ý nghĩa của văn bản?
GV đọc yêu cầu của đề.
- HS chuẩn bị lập dàn ý.
- Trình bày trong nhóm để thống nhất dàn ý.
- Gv nhận xét, yêu cầu về nhà làm vào vở.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

GV gợi ý: - Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày…
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân…
bé mọn, chìm nổi , trôi dạt vô định giữa sóng gió
cuộc đời. Mặt khác, bài ca dao còn lên tiếng oán
trách xã hội đã rẻ rúng , coi thường người phụ nữ,
không cho họ có cơ hội hạnh phúc.
3, Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Sử dụng các cách nói: thân cò, thân em , con cò,
thân phận…
- Sử dụng các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh,
gió dập sóng dồi…
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng
trưng, phóng đại, điệp từ ngữ…
* Ý nghĩa văn bản:
Một khía cạnh khác làm nên giá trị của ca dao là
thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ
với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ
cực
4. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 50
- Đặc điểm chung về nghệ thuật của ba bài ca dao:
+ Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm, buồn rầu.
+ Hình thức so sánh, ẩn dụ truyền thống.
- Đặc điểm chung về nội dung: Đều là tiếng hát
thân thân cho số phận của nhiều kiếp người trong
xã hội cũ.
Bài tập 2:

Hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ
của em về thân phận người nông dân dưới chế độ
phong kiến?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc các bài ca dao trên, nắm nội dung – ý
nghĩa mỗi bài
- Sưu tầm , phân loại và học thuộc lòng một số bài
ca dao có nội dung than thân
- Viết cảm nhận của em về bài ca dao than thân
khiến em cảm động nhất
- Chuẩn bị “ Những câu hát châm biếm”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Tuần : 4 Ngày soạn: 30/08/2010
Tiết PPCT: 14 Ngày dạy: / 09/2010
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được giá trị tư tưởng , nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm
- Biết cách đọc diễn cảm và phâm tích ca dao châm biếm
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao châm biếm
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học
3. Thái độ:
- Cảm thông với số phận những người có hoàn cảnh , số phận không may mắn

C.PHƯƠNG PHÁP:
- Đọc diễn cảm, phương pháp nêu và phân tích vấn đề, thảo luận nhóm, giảng bình, kĩ thuật khăn trải
bàn
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 …………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng các bài ca dao than thân đã học?
- Hãy phân tích và nêu ý nghĩa một bài ca dao than thân mà em yêu thích?
3.Bài mới: Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình,
ca dao cổ truyền Việt Nam còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui vẻ,
khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người Việt Nam. Tiếng cười lạc quan
ấy có nhiều cung bậc, nhiều vẻ và thật hấp dẫn người đọc, người nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV giảng về thái độ của người bình dân xưa trong
ca dao châm biếm
GV: Những bài ca dao trên viết theo phương thức
biểu đạt nào?
HS trả lời, GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú
thích
GV: Giải nghĩa chú thích Gọi HS đọc. Yêu cầu
HS nhận xét .GV đọc một lượt. Gọi HS đọc lại.
Gọi HS nhận xét.
* GV gọi HS đọc diễn cảm bài ca thứ nhất
GV: Hình ảnh cái cò trong câu mở đầu bài ca dao
có gì giống và khác hình ảnh con cò trong các bài
ca dao mà em đã học hoặc đã biết?
HS: Cái cò: hình ảnh quen thuộc trong ca dao
nói về thân phận lận đận cơ cực của người phụ

nữ thời xưa.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Ca dao than thân, châm biếm thể hiện hai thái độ
ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà
thống nhất của người bình dân Việt Nam trong
hiện thực cuộc sống:
+ Than thở, trữ tình
+ Cười cợt, châm biếm
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý chú thích: 1,4,5,8.
2. Tìm hiểu văn bản:
a.Phân tích:
a1.Bài ca thứ nhất
- Cái cò: hình ảnh quen thuộc thân phận lận đận
cơ cực của người phụ nữ thời xưa.
- Hai dòng đầu:
+ Có thể hiểu là câu hỏi của cái cò khi gặp cô yếm
GV: Theo em, hai dòng đầu của bài ca dao có ý
nghĩa gì?
GV giảng thêm: Ca dao Việt Nam thường dùng
lối hứng mở đầu: Ví dụ: Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân....
GV:Chân dung chú tôi được giới thiệu qua những
chi tiết nào?
HS: Hoạt động độc lập.
GV: Em hiểu như thế nào về từ hay? Vậy, từ
hay trong bài ca dao này có hàm nghĩa đó không?
Vì sao?

HS: Hay = giỏi giang
GV: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong bài ca dao?
GV: Bài ca dao nhằm mục đích chế giễu ai? Chế
giễu điều gì? HS tự bộc lộ
GV: Trong xã hội ngày nay, hạng người lười
nhác như vậy có còn không?
HS:Thảo luận nhóm- 4phút.Các nhóm trình bày.
* GV gọi HS đọc diễn cảm bài ca thứ hai
GV: Bài ca dao nhại lời của ai nói với ai? Thầy
bói đã phán những gì?
GV: Em có nhận xét gì về những vấn đề mà thầy
bói nói đến? ( số phận, gia đình, tình duyên, con
cái)
GV: Nhận xét về những lời phán của thầy bói?
GV: Em có biết một câu thành ngữ nào về hiện
tượng này?
HS: ( Thầy bói nói dựa, Xem bói ra ma..)
GV: Bài ca dao nhằm mục đích gì?
GV: Ngoài mục đích phê phán, châm biếm thầy
bói, theo em bài ca dao này còn nhằm mục đích
nào khác không?
GV: Ngày nay, hiện tượng này có còn không?
Tìm thêm những bài ca dao chế giễu thầy bói?
* GV gọi HS đọc diễn cảm bài ca thứ ba
GV: Bài ca dao nói về sự việc gì? Những con vật
nào tham dự vào sự việc đó?
đào ( ướm hỏi cho ông chú).
+ Có thể hiểu đó chỉ là lời đưa đẩy theo lói hứng
quen thuộc của ca dao, dân ca

- Chân dung ông chú:
....hay tửu hay tăm: nghiện rượu, nát rượu.
....hay nước chè đặc: nghiện chè...
...hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa
trống canh..: lười làm, nghiện ngủ.
- Hay : dùng với nghĩa mỉa mai, giễu cợt.

Dùng điệp từ và lối nói ngược: Bài ca nhằm
chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười
biếng. Thái độ mỉa mai, giễu cợt đối với những
người có thói hư, tật xấu.
a2.Bài ca thứ hai:
- Bài ca nhại lời của ông thầy bói nói với người đi
xem bói.
- Những lời phán của thầy bói:
+ Số phận: chẳng giàu thì nghèo.
+ Gia đình: có mẹ có cha..
+ Tình duyên: có vợ có chồng
+ Con cái: sinh không gái thì trai

Đều nói về những vấn đề hệ trọng trong cuộc
đời mỗi con người.

Phóng đại cách nói nước đôi : Bài ca dao nhằm
chế giễu, châm biếm những kẻ hành nghề bói toán
dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác
để kiếm tiền. Ngoài ra, bài ca dao còn châm biếm
thói mê tín dị đoan
a3.Bài ca thứ ba:
- Đám ma con cò.

- Những con vật tham dự:
+ Con cò: người dân thường.
+ Cà cuống: những kẻ tai to mặt lớn có chức có
quyền.
+ Chim ri, chào mào: như bọn cai lệ, lính lệ..

×